Duyên sơ tìm hiểu Đại thừa

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Tuy chúng ta không thể dùng trí mê lầm của người thế gian để đọc hiểu lời giảng về pháp Đại thừa - trong các kinh điển Đại thừa. Nhưng vì trong phẩm Danh Tự Công Đức - kinh Đại Bát Niết Bàn - Phật nói :

“Nầy Ca-Diếp ! Nay ông nên khéo thọ trì danh tự chương cú cùng công đức của kinh nầy. Nếu có ai được nghe tên kinh nầy, thời không còn phải sanh vào bốn đường ác. Vì kinh nầy là chỗ tu tập của vô-lượng vô-biên chư Phật. Nay Như-Lai sẽ nói về chỗ được công đức”.

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Kinh nầy tên gì ? Đại Bồ-Tát phụng trì thế nào ?”

Phật dạy : “Kinh nầy tên là Đại-Bát-Niết-Bàn”. Tất cả lời
hoặc thượng, hoặc trung, hoặc hạ đều lành cả…”


http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-62_5-50_6-1_17-125_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Thì vì chúng sanh còn sanh vào bốn đường ác - tức là còn đang mê lầm. Và lời kinh mà có thượng, có trung, có hạ - tức là có giảng cho tất cả mọi căn cơ. Do đó, đối với người căn cơ thấp hay mới bắt đầu tu học Phật đạo - đều có thể - từ kinh Đại Bát Niết Bàn nghe biết về pháp Đại thừa.
Nhưng nếu là căn cơ thấp hay mới bắt đầu tu học Phật đạo - thì chỉ có thể hiểu theo nghĩa :)đen) của Văn tự.
Do đó, với duyên sơ - chúng ta chỉ tìm đọc những đoạn kinh có thể hiểu theo nghĩa của Văn tự.



Ví dụ như trong phẩm Trường Thọ - kinh Đại Bát Niết Bàn - đức Phật nói với ngài Ca Diếp Bồ tát :

Ông phải biết Như-Lai là vị ban bố sự vô úy cho chúng sanh ác. Nếu Như-Lai phóng ra một tia sáng, hoặc hai, năm tia sáng, kẻ nào gặp được thời đều xa lìa tất cả các điều ác. Nay Như lai đầy đủ vô lượng thế lực như vậy.

Pháp chưa được thấy, nếu ông muốn thấy, nay sẽ vì ông nói tướng mạo đó.


http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-60_5-50_6-1_17-118_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Thì nghĩa đen - chúng ta có thể hiểu theo nghĩa Văn tự - là :

Trước khi nhập Niết Bàn - đức Phật Thích Ca có cho chúng ta biết - Như Lai có pháp :)d/đ tạm gọi - là…) “pháp chưa được thấy” ; để giúp chúng sanh xa lìa các điều ác.
Pháp này của Như lai là dùng tia sáng của hào quang - giúp chúng sanh xa lìa tất cả các điều ác. Nhưng lúc bấy giờ - đức Phật Thích Ca chưa thực hiện ; mặc dầu Ngài đã có đầy đủ thế lực.


Nhưng điểm chính của đoạn kinh này - là đức Phật Thích Ca gián tiếp cho chúng ta biết : THẾ LỰC CỦA NHƯ LAI chính là HÀO QUANG PHẬT.


Và pháp của Như Lai - thì sử dụng thế lực của hào quang để cứu độ chúng sanh. Nghĩa là, nếu chúng ta căn cứ vào điểm này - để tìm sự nương nhờ nơi Như Lai - sẽ không bị nhầm lẫn.
Với duyên sơ - chúng ta chỉ hiểu được ý của đoạn kinh bấy nhiêu thôi. Và chúng ta sẽ tìm hiểu Phật Pháp với những hành trang này.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
kinh Đại Bát Niết Bàn- Phẩm Trường Thọ:

Phàm phu cũng vậy, dầu có pháp lành nhưng đều là pháp thừa của Như-Lai. Sau khi Thế-Tôn nhập Niết-bàn, họ trộm pháp lành thừa của Như-Lai hoặc, giới, định, hoặc huệ. Như bọn cướp đoạt bầy bò. Hạng phàm phu dầu lại đặng giới, định, trí huệ, nhưng không có phương tiện nên chẳng giải thuyết được. Vì nghĩa nầy nên họ không thể đặng thường giới, thường định, thường huệ giải thoát. Như bọn cướp kia chẳng biết phương tiện không được đề-hồ, rồi vì đề-hồ mà đổ nước vào sữa. Cũng vậy, hạng phàm phu vì giải thoát mà nói Ngã hoặc Phạm-Thiên, Tự-Tại-Thiên, nhẫn đến Phi-Tưởng, Phi-Phi-Tưởng-Thiên chính là Niết-bàn kỳ thiệt họ chẳng được giải thoát Niết-bàn. Như bọn cướp kia không được đề-hồ.

Giải thích:

Người tu có đặng giới, định, tuệ, mà không đặng thường giới, thường định, thường huệ giải thoát. Thì cũng như người học pháp Như Lai, nhưng không hiểu được Như Lai. Như đứa con, không hiểu được ý cha mình.
Đáng lẽ pháp Như Lai, nếu khéo phương tiện thì sẽ bày ra được diệu nghĩa chân thật. Tất là khéo biến sữa thành đề hồ ( là loại quý nhất ). Nhưng do không biết phương tiện, nên cũng giống như trộm pháp Như Lai ( trộm lấy sữa ). Thay vì biến sữa thành đề hồ. Họ lại đổ nước thêm vào. Đề hồ chẳng những không có, mà cả sữa cũng mất đi. Cũng như phàm phu, ngoại đạo, nói Ngã hoặc Phạm-Thiên, Tự-Tại-Thiên, nhẫn đến Phi-Tưởng, Phi-Phi-Tưởng-Thiên chính là Niết-bàn. Vì sai lầm như vậy, nên chúng chẳng có đề hồ như mong muốn, chẳng đặng được pháp giải thoát của Như Lai.


kinh Đại Bát Niết Bàn- Phẩm Trường Thọ:

Hạng phàm phu ấy có chút ít phạm hạnh, cúng dường cha mẹ, nhờ đây được sanh lên trời hưởng một ít an lạc, như bọn cứop kia được sữa pha với nước. Mà hạng phàm phu ấy thiệt chẳng biết là do tu ít phạm hạnh, cúng dường cha mẹ đặng sanh lên cõi trời, họ lại chẳng biết được giới, định, trí huệ, quy-y Tam-bảo, rồi do chẳng biết mà nói thường, lạc, ngã, tịnh. Dầu lại nói thường, lạc, ngã, tịnh, mà thiệt ra thời họ chẳng biết. Vì thế nên sau khi ra đời, Như-Lai vì chúng sanh mà diễn nói thường, lạc, ngã, tịnh.

Giải thích:

Nhờ phước báo chúng sanh được sanh làm chư thiên, làm người tốt đẹp trong loài người, được hưởng phước báo cõi trời, cõi người. Chính là giống như được cái phần sữa hòa với nước. Tuy không được đề hồ. Nhưng cũng tạm được chút hương vị của sửa hòa nước

Những phàm phu ấy, họ chẳng biết là do tu ít phúc, hoặc cúng dường cha mẹ mà đặng sanh lên cõi trời. Đức Phật dạy tiếp, họ lại chẳng biết được giới, định, trí huệ,cũng chẳng biết quy-y Tam-bảo. Chẳng biết đến thường, lạc, ngã, tịnh là gì huống chi nói về nó. Đến có nói về thường, lạc, ngã, tịnh thì cũng chỉ như bọn ngoại đạo mê mờ kia cho rằng Ngã hoặc Phạm-Thiên, hoặc Tự-Tại-Thiên, hoặc nhẫn đến Phi-Tưởng, hoặc Phi-Phi-Tưởng-Thiên chính là Niết-bàn, chính là thường, lạc, ngã, tịnh.

Người tu mà có được giới, định, tuệ như có được sữa chính thống nhưng cũng không phải là đề hồ. Không phải là giải thoát.

Người mà khéo lấy sữa làm thành đề hồ, cũng như người tu biết được
thường giới, thường định, thường huệ giải thoát.

Vì thế Như Lai ra đời cũng chính là diễn bày Chân lý, diễn bày diệu nghĩa Phật tánh, diễn bày diệu nghĩa của thường, lạc, ngã, tịnh.


kinh Đại Bát Niết Bàn- Phẩm Trường Thọ:

Lúc đấng Pháp-Vương ra đời, hạng phàm phu không thể diễn thuyết giới, định, trí huệ kia liền tan rã như bọn cướp. Bấy giờ Như-Lai khéo giảng thế-pháp và xuất-thế-pháp. Vì chúng sanh mà khiến các vị Bồ-tát theo đó để diễn thuyết. Chư đại Bồ-tát đã được đề-hồ, lại làm cho vô số chúng sanh được pháp-vị cam-lộ vô-thượng, tức là thường, lạc, ngã, tịnh, của Như-lai.


Giải Thích :

Khi Như Lai chưa có mặt để giáo hóa chúng sanh. Con người nào biết đến Chân lý. Đạo pháp, tôn giáo khắp nơi, mà chỉ toàn là mê hoặc, đưa chúng sanh vào tâm tối của nhận thức. Sai lầm về Chân lý, chính là không biết Chánh pháp. Bọn chúng có nói, có diễn thuyết thì chỉ phỉ nhổ vào Chân lý. Chứ không nói được Chân lý ( Phật tánh ). Rồi cũng tan rã như bọn cướp kia.

Đức Phật ra đời, khéo chỉ bày cái thật tướng của Chân lý. Chỉ bày cho chúng sanh khéo nhận lại cái thể tánh bất sanh bất diệt của mình ( Phật tánh ). Chỉ cho chúng sanh phương tiện lấy sữa làm ra đề hồ. Nếu người nào nhận được, biết được phương tiện. Tất biết cách biến sữa thành đề hồ, người đó sẽ có thường giới, thường định, thường huệ giải thoát, có được đề hồ. Người đó là Đại Bồ Tát vì sứ mạng Như Lai mà chỉ dạy chúng sanh đạt được Thường Lạc Ngã Tịnh của Chân Như. Khiến cho vô số chúng sanh đạt được pháp-vị cam-lộ vô-thượng của Như Lai.

Người diễn thuyết pháp Như Lai nhưng không chỉ ra được cái Chân thật ( Phật tánh ). Không chỉ ra được cái thường giới, thường định, thường huệ giải thoát. Thì cũng như người lấy sữa ban cho người khác, chỉ được vị nguyên chất của sữa ( nếu không pha loãng đi ). Tức là chỉ tu học đạt được phước báo để sanh làm chư thiên, làm người tốt đẹp trong loài người, được hưởng phước báo cõi trời, cõi người.



kinh Đại Bát Niết Bàn- Phẩm Trường Thọ:

Pháp chưa được thấy, nếu ông muốn thấy, nay sẽ vì ông nói tướng mạo đó

Giải thích :

Pháp chưa được thấy, chính là nghĩa Chân thật, là Phật tánh mà Đức Phật muốn nói. Pháp chưa được thấy này, chính là đề hồ. Những lời nói của Đức Phật chỉ là phương tiện mô tả tướng mạo của Pháp chưa được thấy đó. Những lời nói của Đức Phật chỉ là sữa, không phải là đề hồ. Chỉ người biết được, theo đó nhận ra Phật tánh bất sanh bất diệt của mình. Nhận ra thường giới, thường định, thường huệ giải thoát. Nhận ra rằng sữa kia nếu khéo phương tiện sẽ tạo thành đề hồ. Chính là Đại Bồ Tát.



Chú thích : Đề hồ là một loại thực phẩm thượng hạng ( thức uống ) được làm từ sữa, trong truyền thống người Ấn thời xưa.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào thầy Tấn Hạnh,
d/đ cám ơn Thầy đã giải thích thêm về khía cạnh của người trí hiểu lời đức Phật giảng về “pháp chưa được thấy”. Điều này sẽ giúp cho người duyên sơ thấy được trí huệ chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật Thích Ca.


Và d/đ cũng sẽ giải thích đoạn kinh Thầy trích dẫn - hiểu theo nghĩa đen của Văn tự.

Vì đoạn kinh Thầy trích dẫn là trong ẩn dụ đức Phật dùng để giải thích lời ngài Ca Diếp Bồ tát hỏi :

“ Bạch Thế-Tôn ! Có sự sai khác gì giữa xuất-thế-pháp cùng thế pháp ? Như lời Phật dạy : Phật là pháp thường trụ, là pháp không biến đổi. Người đời cũng nói Phạm-Thiên là thường, Tự-Tại-Thiên là thường, không biến đổi, họ cũng nói Ngã là thường, Tánh là thường, Vi-Trần cũng thường.

Nếu nói Như-Lai là pháp thường trụ, cớ sao Như-lai chẳng thường hiện nơi đời ? Nếu không thường hiện nơi đời thời có khác gì nghĩa thường của thế gian . Vì Phạm-Thiên nhẫn đếùn vi trần cũng chẳng hiện”.

Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : Ví như nhà trưởng giả kia có nuôi nhiều bò, màu lông khác nhau, đồng chung một bầy. Trưởng giả giao bầy bò cho người chăn thả đi ăn cỏ uống nước, chỉ vì vị đề-hồ chớ chẳng cầu sữa bơ. Người chăn ấy vắt sữa rồi tự uống. Trưởng giả chết, bao nhiêu bò đều bị bọn cướp đoạt cả. Bọn cướp tự vắt sữa ra uống, rồi bàn với nhau rằng ông Trưởng giả nuôi bầy bò nầy chỉ muốn đặng vị đề-hồ chớ không cầu sữa bơ. Chúng ta làm cách gì để đặng đề-hồ. Đề-hồ là phẩm vật quý nhứt trong đời. Chúng ta không có gì đựng, dầu vắt được sữa cũng không chỗ chứa. Chúng lại bàn đựng sữa trong túi da. Dầu có đồ đựng nhưng vì không biết cách làm, nên bơ còn không được thành, huống là đề-hồ . Vì muốn được đề-hồ, bọn cướp đổ thêm nước vào túi sữa, vì quá nhiều nước nên chẳng những không được đề-hồ, bơ, mà cả sữa cũng mất.

Phàm phu cũng vậy, dầu có pháp lành nhưng đều là pháp thừa của Như-Lai...
Cho nên, đoạn kinh Thầy trích dẫn :

...Phàm phu cũng vậy, dầu có pháp lành nhưng đều là pháp thừa của Như-Lai. Sau khi Thế-Tôn nhập Niết-bàn, họ trộm pháp lành thừa của Như-Lai hoặc, giới, định, hoặc huệ. Như bọn cướp đoạt bầy bò. Hạng phàm phu dầu lại đặng giới, định, trí huệ, nhưng không có phương tiện nên chẳng giải thuyết được. Vì nghĩa nầy nên họ không thể đặng thường giới, thường định, thường huệ giải thoát. Như bọn cướp kia chẳng biết phương tiện không được đề-hồ, rồi vì đề-hồ mà đổ nước vào sữa. Cũng vậy, hạng phàm phu vì giải thoát mà nói Ngã hoặc Phạm-Thiên, Tự-Tại-Thiên, nhẫn đến Phi-Tưởng, Phi-Phi-Tưởng-Thiên chính là Niết-bàn kỳ thiệt họ :)mà phàm phu nói) chẳng được giải thoát Niết-bàn. Như bọn cướp kia không được đề-hồ.
Nếu hiểu theo nghĩa Văn tự - thì phàm phu là chỉ người chăn và bọn cướp. Và ý của Phật là nói - người chăn và bọn cướp dầu có trộm được pháp lành của Như Lai. Nhưng vì đó chỉ là pháp thừa - phần dư của pháp Như Lai. Cho nên, người chăn và bọn cướp tuy cũng đã tu tập theo pháp của Như Lai. Nhưng chỉ đạt được giới, định, huệ - chớ không thể đạt được thường giới, thường định, thường huệ giải thoát.
Vì muốn đạt được thường giới, thường định, thường huệ giải thoát - thì cần phải có phương tiện.


Còn hạng phàm phu vì giải thoát mà nói Ngã hoặc Phạm Thiên, Tự Tại thiên, nhẫn đến Phi Tưởng - Phi Phi Tưởng Thiên chính là Niết Bàn ; là chỉ nhóm đi theo :)đệ tử của) người chăn và bọn cướp.
Nhưng kỳ thiệt các vị trời đó :)đức Phật gọi là “họ”) chẳng được giải thoát Niết Bàn. Lời giảng dụ qua dụ lại này của đức Phật - cho chúng ta biết - Niết Bàn của các vị trời Phạm Thiên, Tự Tại Thiên, nhẫn đến Phi Tưởng - Phi Phi Tưởng Thiên chưa đạt được thường giới, thường định, thường huệ giải thoát.

Và vì đức Phật dụ các vị trời Phạm Thiên, Tự Tại Thiên, nhẫn đến Phi Tưởng - Phi Phi Tưởng Thiên như bọn cướp kia. Cho nên, đức Phật Thích Ca đã gián tiếp cho chúng ta biết các vị trời Phạm Thiên, Tự Tại Thiên, Phi Tưởng - Phi Phi Tưởng Thiên là người chăn và bọn cướp - trộm pháp lành thừa của Như Lai.



Khi nghe lời giải thích này của d/đ - chắc chắn Thầy và các Bạn cho là d/đ hiểu sai ý của Phật một cách trầm trọng - và lo ngại d/đ sẽ bị sa vào địa ngục. Nhưng nếu các Bạn bình tâm suy nghĩ - thì sẽ thấy lời thích giải của d/đ hoàn toàn hợp nhất với chủ đề đức Phật đang giảng. Đó là nói về sự sai khác giữa xuất thế pháp :)pháp của Như Lai) và thế pháp :)pháp của thế gian).

Và sự sai khác giữa pháp của Như lai và pháp thế gian - là pháp thế gian cũng gốc từ pháp Như Lai. Nhưng vì tu không đúng cách - nên mới không được thường giới, thường định, thường huệ giải thoát như Như Lai.

Nhưng sự tu tập sai lầm này là do từ lòng tham và ích kỹ của các vị trời Phạm Thiên, Tự Tại Thiên… Và vì các vị trời tu tập sai lầm này cũng là đệ tử của Phật - giúp Ngài trong việc giáo hóa chúng sanh cõi Ta Bà. Cho nên, đức Phật mới dùng danh từ “ngoại đạo” để chỉ các vị trời này. Vì Thầy và các Bạn nghĩ - với tứ tâm vô lượng của đức Phật - có khi nào đức Phật lại như người thế gian - dùng danh từ “ngoại đạo” để chỉ người không tu tập theo pháp của mình (!?) Rồi lại cấm người quy y Phật không được quy y THIÊN THẦN nào khác.



Vì lời giải thích này của d/đ sẽ làm cho Thầy và các Bạn phẩn nộ. Cho nên, d/đ dừng lại đây - để giải đáp sự chất vấn của Thầy và các Bạn. Chừng nào có được sự đồng thuận rồi - d/đ sẽ giải thích tiếp. Tuy nhiên, Thầy và các Bạn cho d/đ giải đáp từ từ. Vì d/đ không có được nhiều thời gian rỗi rãnh nhất định - và thường thì cũng ít có ở nhà. Cho nên, việc lục soạn tài liệu cũng bị trở ngại. Nhưng d/đ hứa sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi của Thầy và các Bạn về lời giải thích này của d/đ. Còn nếu không thể giải đáp được - d/đ cũng sẽ nói để Thầy và các Bạn biết.

Thật ra, d/đ không muốn đụng đến vấn đề tế nhị này. Nhưng trước sau gì rồi cũng phải có ngày này. Cám ơn thầy Tấn Hạnh đã tạo duyên cho d/đ.

Kính
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kinh Đại Bát Niết Bàn chúng ta trích dẫn là bản dịch tiếng Việt của Hòa thượng Thích Trí Tịnh. Còn phần giải thích là của dieuduc.


TÀI LIU 1 : THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH



Trong phẩm Ai Thán - kinh Đại Bát Niết Bàn - đức Phật nói với các thầy Tỳ kheo :

“Các thầy sao lại nói người có ngã thời kiêu-mạn cống-cao lưu chuyển sanh tử. Nếu các thầy nói rằng, tôi cũng tu tập pháp quán vô thường, khổ, vô ngã. Ba môn tu tập này không có thiệt nghĩa”.

Như-Lai sẽ nói ba pháp tu đặc thắng.

Khổ cho là vui, vui cho là khổ, là pháp điên đảo. Vô thường cho là thường, thường cho là vô thường, là pháp điên đảo. Vô-ngã cho là ngã, ngã cho là vô ngã, là pháp điên đảo. Bất tịnh cho là tịnh, tịnh cho là bất tịnh, là pháp điên đảo. Có bốn pháp điên đảo như vậy thời là người chẳng rõ pháp tu chơn chánh.

Các thầy ở trong pháp khổ tướng cho là vui, ở trong vô thường tưởng cho là thường, ở trong vô-ngã tưởng cho là ngã, ở trong bất tịnh tưởng cho là tịnh.

Thế gian cũng có thường, lạc, ngã, tịnh. Xuất thế cũng có thường, lạc, ngã tịnh. Pháp thế gian có văn tự mà không thật nghĩa. Xuất thế có văn tự có thật nghĩa. Tại sao vậy ? Vì pháp thế gian có bốn sự điên đảo nên chẳng biết thật nghĩa. Lại có tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Vì có ba sự điên đảo nầy nên người thế gian ở trong lạc thấy là khổ, trong thường thấy vô thường, trong ngã thấy vô ngã, trong tịnh thấy bất tịnh, đây gọi là điên đảo. Vì điên đảo nên thế gian biết văn tự mà chẳng biết thật nghĩa.

Gì là thật nghĩa? Vô ngã gọi là sanh tử, còn ngã gọi là Như-Lai. Vô thường là Thanh-văn Duyên- giác, còn thường là Như-Lai pháp thân. Khổ là tất cả ngoại đạo, còn lạc là Niết-bàn. Bất tịnh là pháp hữu vi, còn tịnh là chánh pháp của chư Phật và Bồ-Tát. Đây gọi là chẳng điên đảo. Vì chẳng điên đảo nên biết văn tự biết thật nghĩa.
Nếu muốn lìa khỏi bốn sự điên đảo thời phải rõ biết thường, lạc, ngã, tịnh như vậy.


http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-59_5-50_6-1_17-125_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Cho nên, đức Phật đã cho chúng ta biết - ba môn tu tập quán vô thường, khổ, vô ngã không có thiệt nghĩa. Còn muốn hiểu thiệt nghĩa - thì chúng ta phải lìa bốn sự điên đảo. Và muốn lìa bốn sự điên đảo - thì chúng ta phải rõ biết :

Như Lai pháp thân là pháp thường,
Niết Bàn là lạc,
Như Lai là ngã,
chánh pháp của Phật và Bồ tát là pháp tịnh.

Nghĩa là đức Phật cho chúng ta biết : muốn tu pháp thường - thì tu - pháp thân của Như Lai. Còn muốn tu pháp tịnh - thì tu - theo pháp tu của Phật và Bồ tát.


Và trong lời giảng này - chúng ta cần nên ghi nhớ ; không phải chỉ có pháp của Như Lai - mới có thường, lạc, ngã, tịnh ; mà pháp của thế gian - cũng có thường, lạc, ngã, tịnh.
Do đó, khi giảng về pháp thế gian - đức Phật cũng có nói về thường, lạc, ngã, tịnh. Nhưng thường, lạc, ngã, tịnh của pháp thế gian chỉ có danh tự - không có thiệt nghĩa.


Cho nên, khi nghe giảng về thường, lạc, ngã, tịnh - chúng ta hãy lưu ý đức Phật đang giảng về pháp thế gian hay pháp của Như Lai.

Nếu là lời giảng về thường, lạc, ngã, tịnh của pháp thế gian - thì đó chưa phải là nghĩa rốt ráo.



Và nơi cuối phẩm - một lần nữa - đức Phật căn dặn chúng ta :

Bốn bộ đệ tử của Như-Lai - đều phải tu pháp quán chơn ngã như vậy.
Cho nên, là đệ tử Phật - dầu chúng ta tu theo pháp môn nào ; thì cuối cùng cũng đều phải tu chung - PHÁP QUÁN CHƠN NGÃ.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
TÀI LIỆU 2 :

Trong phẩm Trường Thọ - kinh Đại Bát Niết Bàn - đức Phật nói với các thầy Tỳ kheo :


“Lành thay ! Lành thay ! Các thầy khéo được tâm vô lậu, tâm A-La-Hán. Như-Lai cũng đã suy xét hai duyên cớ mà các thầy vừa trình bày, nên đem pháp đại thừa giao phó cho hàng Bồ-Tát, khiến diệu pháp nầy được còn lâu nơi đời”.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-60_5-50_6-1_17-125_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Cho nên, đức Phật đã gián tiếp cho chúng ta biết - kinh Đại thừa được sự gìn giữ của các vị Bồ tát. Cho nên, dầu có chuyển dịch nhiều lần từ tiếng nước này sang tiếng nước khác - thì ý nghĩa của lời giảng trong các kinh Đại thừa cũng không bị sai lạc. Vì khi có vị nào phát tâm chuyển dịch lời kinh - thì chắc chắn các vị Bồ tát gìn giữ kinh sẽ tiếp đở. Do đó, chúng ta đừng nên lo ngại về việc chuyển dịch.



TÀI LIỆU 3 :

Trong phẩm Kim Cang - kinh Đại Bát Niết Bàn - đức Phật nói :

Như Lai độ thoát tất cả chúng sanh vì không ai độ thoát cho. Như Lai có thể làm cho chúng sanh được hiểu biết được giác ngộ, vì không ai giác ngộ cho.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-61_5-50_6-1_17-125_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Cho nên, đức Phật đã xác định với chúng ta. Ngoài Như Lai ra - không ai có thể làm cho chúng ta - được hiểu biết, được giác ngộ. Và cũng không ai độ chúng sanh _ thoát. Nhưng vì ai cũng biết đạo Phật - là đạo thoát sanh tử. Cho nên, độ thoát đức Phật Thích Ca nói trong lời giảng này - là độ ra khỏi vòng sanh tử, chấm dứt luân hồi.

Do đó, ý của đức Phật là cho chúng ta biết - chỉ có Như Lai mới cứu độ chúng ta thoát khỏi sanh tử - và làm cho chúng ta được hiểu biết, được giác ngộ. Vì vậy, chúng ta có thể căn cứ vào đặc điểm này - để nhận ra pháp của Như Lai. Nghĩa là, pháp của Như Lai sẽ - DẠY MỌI NGƯỜI CÁCH THOÁT SANH TỬ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên