Ghuyển hóa cảm xúc

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Đã là con người thì có tình và có tưởng
Tình là tình cảm , lòng yêu thương, sự giận hờn , hỉ,nộ , ái,ố
Tưởng là trí suy nghĩ , tư duy
Tưởng - một cách đơn giản hóa cho dễ hiểu- thường được xem là lý trí . Và đối với thế gian thì lý trí là điều hướng thượng cao quý
Nhưng ở trong đạo thì Tưởng là một UẨN trong 5 UẨN : Sắc- Thọ -Tưởng - Hành- Thức .
Theo đạo Phật, Tưởng Uẩn có , là do cái vốn là Thọ Uẩn đưa đến .
Thọ Uẩn là sự dồn chứa và kết đọng của các cảm xúc . Các cảm xúc được phân làm ba nhóm : cảm xúc vui , cảm xúc buồn, cảm xúc trung tính.Các cảm xúc dẫn đến Thọ với ba nhóm : thọ tốt, thọ xấu , thọ vô ký .

Thọ nhận cảm giác từ đâu đến ?
Từ Trần ( Vật ) và trần cảnh (sự việc )
Trần và trần cảnh được con người tiếp xúc qua các giác quan , đạo Phật gọi là 6 căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý .
Khi nhận biết bằng các căn là có 6 thức .Đối với người thường thì sự nhận biết luôn luôn đi kèm với cảm xúc .
Vì tâm vọng động nên 6 THỨC luôn có 6 XÚC đi kèm
Như nhìn một bông hoa , từ nhãn thức liền có nhãn xúc : đẹp quá và cảm xúc là thoải mái. Nhìn một con sâu thì cảm xúc đi với nhãn thức là : ô ! thật gớm !
Vì vọng động nên cảm xúc chi phối con người .
Nhưng có thể nói đối với người xuất gia thì cảm xúc ít hơn
Còn cư sĩ tại gia thì vì có một gia đình để yêu thương và một công ăn việc làm để để tâm lo lắng , cho nên người cư sĩ dễ dàng bị chi phối bởi cảm xúc , dù muốn hay không muốn .
Đó là do trong đời có được/ mất, khen/ chê, thành / bại, hạnh phúc/ bất hạnh .Khi được liền cảm xúc vui , khi mất liền cảm xúc buồn . Vì không phải gỗ đá vô tri nên ít nhiều chúng ta thường có cảm xúc .Thường chúng ta mến thích và đói khát những cảm xúc vui. Và chúng ta bị cảm xúc lôi cuốn.
Cảm xúc cũng có khi tốt .Như khi người cư sĩ xem kinh có cảm xúc thì sẽ hiểu Phật pháp nhiều hơn và tu tốt hơn .


Nhưng nếu quá nhiều cảm xúc thì có tốt không ?
Cảm xúc được nhận định như là một loại thức ăn nuôi dưỡng. Đã là thức ăn thì người dùng phải biết tiết độ trong việc ăn uống , chớ để trúng thực vì ăn thức ăn độc , chớ để bội thực vì ăn quá .

Biết chuyển hóa cảm xúc là một nghệ thuật sống đạo

thobat2 119.jpg


( Kính tặng bác Chỉ Chờ Chết để thay cho Quà Tặng Âm Nhạc, huynh CP , tác giả bài đăng Bốn Thực )
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
( Kính tặng bác Chỉ Chờ Chết để thay cho Quà Tặng Âm Nhạc, huynh CP , tác giả bài đăng Bốn Thực )

Chào Thiện tri thức Phithuydu,

Bài viết khá lắm, thực tế, viết từ cảm hứng cá nhân trực nhận chân thật. Không cầu kỳ.

Huynh rất thích đọc những bài như vậy hơn là copy nguyên văn của người khác làm bài của mình. Thì chỉ làm quảng cáo miển phí cho tác giả hoặc là người giữ tiền nhà bank thôi. Bài Bốn Thực không phải Huynh là tác giả, chỉ là người sưu tập và trích dẫn lại những đoạn hay và quan trọng trong việc học giáo lý cho cá nhân. Chớ thực chất không bằng bài viết tự cảm hứng như bài này.

Bội thực là một chứng bệnh tham ăn và có thể chết người.
Vì lòng ưa thích của vị giác mà con người phải tạo nghiệp ác.
Những người nghèo chỉ ăn để cầu sống thì ít tạo nghiệp hơn...!?

Muốn giải thoát ít nhiều về nghiệp lưỡi, trong nhà Phật mới khuyên Phật tử nên ăn chay, cũng gì lẽ này!

Riêng về "thị dục'' của mắt, tai, mũi, thân thế nào, có thể chết người không?
Huynh thấy có người xem đá banh cũng chết, người nghe ca sĩ hát cũng chết mê chết mệt theo.

Tóm lại hể mê là chết người.

Thân,
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính hiền huynh
Cám ơn hiền huynh nhưng xin đừng quá khen !Hì hì!
Chào các đạo hữu
ptd thấy cần góp ý lại cho rõ :
Kinh Niệm Phật Ba La Mật nói rằng :
Chúng sanh nào sống thuần bằng tư tưởng , thì bay lên hóa sanh nơi các cõi trời .Nếu trong sự thuần tưởng , lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo Nguyên lực của mình mà sanh về tịnh độ .
Chúng sinh nào tình ít , tưởng nhiều , thì vào hàng phi tiên , bay đi nhẹ nhàng nhưng không được xa bằng hạng thuần tưởng
Chúng sinh nào tình và tưởng bằng nhau thì sẽ sanh vào cõi người . Bởi vì tưởng là thông sáng , Tình là mê tối . Nếu Tình và Tưởng bằng nhau thì không bay lên và cũng không đi xuống
Chúng sinh nào tình nhiều tưởng ít thì sẽ lạc vào Bàng sanh ,nhẹ làm chim bay, nặng làm thú chạy
Chúng sinh nào có bảy phần tình và ba phần tưởng...... đọa ngạ quỷ
Chúng sinh nào có chín phần Tình và một phần Tưởng.... đọa địa ngục

TƯỞNG có nhiều thì sanh lên Trời , đây cũng là còn ý thức vọng tưởng.Có thể nói Tưởng là phần thanh tịnh của ý thức vọng tưởng
TÌNH có nhiều mà thiếu Tưởng , đọa lạc.TÌNH là nghĩa tham ái vô minh hỉ , nộ , ái , ố... hay phần bất tịnh của Ý thức vọng tưởng

Có nhiều người nói : việc gì phải chuyển hóa cảm xúc , tôi thấy cứ sống thật với cảm xúc của mình là được rồi đó là tự nhiên .
Sự thật cãm xúc vui của hạnh phúc là nhu cầu của đời sống
Nhưng nếu đam mê vào thì đoa lạc
Cảm xúc buồn mà không giải tỏa được thì sẽ rất khổ .
Cảm xúc có nhiều loại trong mỗi nhóm .
Đối với người tu thì :

Trong tình huống chúng ta bị hôn mê ,dòng cảm xúc của chúng ta mới tạm thời vắng mặt ,vì lúc ấy ý thức của thần kinh trung khu không hoạt động , sự cảm giác của hạnh phúc , khổ đau , hay trung tính mặc nhiên bị vô hiệu hóa . Tình huống thứ hai là bất tỉnh , một hình thức khác của hôn mê , nên cũng tương tự như thứ nhất . Trong tình huống thứ ba , đức Phật nói , khi chúng ta chứng được đạo quả A la hán, thì dòng cảm xúc không còn chi phối chúng ta nữa.Lúc đó con người sống một cách thong dong tự tại, và hiểu được đặc tính duyên khởi của vạn pháp ,của cuộc đời
( theo TT Thích Nhật Từ -Chuyển Hóa Cảm Xúc )

KÍNH CHÀO
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
TƯỞNG có nhiều thì sanh lên Trời , đây cũng là còn ý thức vọng tưởng.Có thể nói Tưởng là phần thanh tịnh của ý thức vọng tưởng
TÌNH có nhiều mà thiếu Tưởng , đọa lạc.TÌNH là nghĩa tham ái vô minh hỉ , nộ , ái , ố... hay phần bất tịnh của Ý thức vọng tưởng
Chào đ/h Phithuydu,
Tình và tưởng trong Niệm Phật Ba La Mật thì chúng ta chỉ hiểu trên hiện tượng sáng và tối, xấu và đẹp, thiện và ác... Là các pháp đối đải.
Nếu khi đứng riêng rẽ một mình thì lại là việc khác. Do đó chúng ta không nên đi xa vấn đề các phạm trù trong Phật học thì tốt hơn là bàn cho ra lẽ. Hit...., đừng giận Huynh nhe.

Có nhiều người nói : việc gì phải chuyển hóa cảm xúc , tôi thấy cứ sống thật với cảm xúc của mình là được rồi đó là tự nhiên .
Sự thật cãm xúc vui của hạnh phúc là nhu cầu của đời sống
Nhưng nếu đam mê vào thì đoa lạc
Cảm xúc buồn mà không giải tỏa được thì sẽ rất khổ .
Cảm xúc có nhiều loại trong mỗi nhóm .
Đối với người tu thì :
Đoạn trích dẫn này cũng không đi ra phạm vi của tình và tưởng. (tức sống không tự nhiên và tự nhiên).
Huynh nghĩ rất đơn giản:
Tình là vọng tưởng.
Tưởng là chơn tưởng. Nếu bàn xa thì sẽ không còn là pháp đối đải nữa.

Trong tình huống chúng ta bị hôn mê ,dòng cảm xúc của chúng ta mới tạm thời vắng mặt ,vì lúc ấy ý thức của thần kinh trung khu không hoạt động , sự cảm giác của hạnh phúc , khổ đau , hay trung tính mặc nhiên bị vô hiệu hóa .
Tình huống thứ hai là bất tỉnh , một hình thức khác của hôn mê , nên cũng tương tự như thứ nhất .

Trong tình huống thứ ba , đức Phật nói , khi chúng ta chứng được đạo quả A la hán, thì dòng cảm xúc không còn chi phối chúng ta nữa.Lúc đó con người sống một cách thong dong tự tại, và hiểu được đặc tính duyên khởi của vạn pháp ,của cuộc đời
( theo TT Thích Nhật Từ -Chuyển Hóa Cảm Xúc )

Cũng là nói pháp đối đải. Chưa có phải là Pháp tu, pháp thực hành.
Hôm mê, bất tỉnh cùng một nghĩa.

Chuyển hóa cảm xúc rất là trừu tượng nghĩa, không rõ nghĩa hơn trong kinh Chánh Tri Kiến.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính hiền huynh và các hiền muội , hiền tỷ, hiền đệ , hiền hữu
Kính các hiền giả , tiền bối, hành giả
Câu hỏi của hiền huynh được xem như của bất kỳ ai
chúng ta không nên đi xa vấn đề các phạm trù trong Phật học thì tốt hơn là bàn cho ra lẽ

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P><FONT face=Tahoma><FONT size=4>
chơn lúc ban đầu<o:p></o:p>
Tiến xa hơn , khi chơn ở trạng thái chứng ngộ , thì Chơn không còn là đối đãi của vọng nữa , đó là chơn tánh , chơn như , hay chơn giác ... mà huynh thì lại gọi là "chơn tưởng"! Hihi<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Đoạn trích dẫn này cũng không đi ra phạm vi của tình và tưởng. (tức sống không tự nhiên và tự nhiên)
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
có phải H/huynh định nói :<o:p></o:p>
Tình : sống tự nhiên theo bản năng<o:p></o:p>
Tưởng : Sống với lý trí của thế gian<o:p></o:p>
Người sống với lý trí là sống đao đức( Thập Thiện ) nên hóa sanh Thiên.Người sống tự nhiên buông thả theo dục vọng , thi nguoc lai…<o:p></o:p>
Đây vẫn là trong vòng suy nghĩ của bộ não . Nhưng nếu chúng ta không tư tưởng thì lấy gì hiểu biết để tu .Hiểu biết ở đây là hiểu biết về sự nguy hại của cảm xúc ,.vui cung nhu buon.
Đây chỉ là tư tưởng của một người Phật tử , không phải là bài viết về Phật học hay luận giải kinh . Nhân học về Bốn Thực _ Đoàn thực , Xúc thực,
Tư niệm thực , Thức thực -
Về chuyển hóa cảm xúc , khi trong trần cảnh có chuyện buồn , chúng ta ý thức được đây là cái quả báo theo luật nhân quả thì không còn cảm xúc buồn nhiều và lo tu sửa hành vi .Đó cũng là một cách chuyển hóa cảm xúc.
<o:p></o:p>
Về đoạn trích lời của Thầy Nhật Từ mang ý nghĩa
Đạo quả A la hán không phải là quả rốt ráo của đạo Phật nhưng tại đây dòng cảm xúc không còn chi phối .
Vô Hiệu Hóa Cảm Xúc và Ý Niệm
Nhà Phật giới thiệu một pháp môn thiền định đặc biêt thường gọi là Diệt Thọ Tưởng Định . Hành giả khi rơi vào trạng thái định này thì dòng cảm xúc và ý niệm hóa không còn hoạt động nữa .Các hoạt động của thân ( thân hành ),của lời nói (khẩu hành ) của ý thức ( ý hành )đã lắng dịu hoàn toàn.Mặc dù các giác quan vẫn rất sáng suốt trong trầm mặc mà con người vẫn điềm nhiên trước mọi biến cố trong đời không hề bị bất cứ cái gì làm cho lay động

Thiền Diệt Thọ Tưởng Định chỉ có gía trị an lạc tạm thời ,bởi nó chỉ có gía trị tĩnh tại trong suốt thời gian mà con người đạt được trạng thái không còn ý niệm và cảm giác, nên mọi khổ đau cũng trở thành không
Khi buông trạng thái đó ra thì nỗi khổ đau của cảm xúc vẫn tiếp tục xuất hiện

Đức Phật Thích Ca tiếp tục dạy rằng , đến đây hành giả phải biết cách chuyển tâm về Tam Minh và Tứ Trí , mới có thể chứng đắc sự giác ngộ và giải thoát . Các hành giả Ấn Độ giáo cho đó là trạng thái an lạc cuối cùng, nên họ tu hoài mà không đươc an vui

Chính vì vậy đức Phật đã dạy thiền minh sát(*** )giúp cho hanh giả nhìn thẩm thấu mọi sự vật đang diễn ra như chúng đang là không để cho dòng cảm xúc thương ghét sai sử ...Quán tưởng rằng dòng cảm xúc vốn không có môt thực thể cảm xúc nào và không có Thọ Giả để nhận chịu ,thì nỗi khổ niềm đau dễ dàng tan biến [/QUOTE]
ptd xin dứt lời nơi đây và xin các vị Tiền Bối ,Hiền giả ,Đạo hữu ,,, chỉ dẫn .
<o:p></o:p>
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Chào các bạn và đ/h Phithuydu,

Đúng ra chủ đề ở đâu thì tham khảo trả lời ngay nơi đó. Nhưng vì bài viết của Huynh có liên quan đến chủ đề Tịnh Độ: Tình và tưởng. Viết ra bài này trước là mình giải bài ý nghĩ cá nhân. Sau đó dùng làm tài liệu tham khảo học. Chỉ có vậy.

Nhân đây các bạn có thể trực tiếp chia sẽ thì rất cảm ơn.

Thân kính. Và cũng chúc mừng các tân ban thành viên ứng cử điều hành diễn đàn, kết quả tốt đẹp.

Cầu Pháp.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Đã là con người thì có tình và có tưởng
Tình là tình cảm , lòng yêu thương, sự giận hờn , hỉ,nộ , ái,ố
Tưởng là trí suy nghĩ , tư duy
Tưởng - một cách đơn giản hóa cho dễ hiểu- thường được xem là lý trí . Và đối với thế gian thì lý trí là điều hướng thượng cao quý
Nhưng ở trong đạo thì Tưởng là một UẨN trong 5 UẨN : Sắc- Thọ -Tưởng - Hành- Thức .
Theo đạo Phật, Tưởng Uẩn có , là do cái vốn là Thọ Uẩn đưa đến .
Thọ Uẩn là sự dồn chứa và kết đọng của các cảm xúc . Các cảm xúc được phân làm ba nhóm : cảm xúc vui , cảm xúc buồn, cảm xúc trung tính.Các cảm xúc dẫn đến Thọ với ba nhóm : thọ tốt, thọ xấu , thọ vô ký .

Thọ nhận cảm giác từ đâu đến ?
Từ Trần ( Vật ) và trần cảnh (sự việc )
Trần và trần cảnh được con người tiếp xúc qua các giác quan , đạo Phật gọi là 6 căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý .
Khi nhận biết bằng các căn là có 6 thức .Đối với người thường thì sự nhận biết luôn luôn đi kèm với cảm xúc .
Vì tâm vọng động nên 6 THỨC luôn có 6 XÚC đi kèm
Như nhìn một bông hoa , từ nhãn thức liền có nhãn xúc : đẹp quá và cảm xúc là thoải mái. Nhìn một con sâu thì cảm xúc đi với nhãn thức là : ô ! thật gớm !
Vì vọng động nên cảm xúc chi phối con người .
Nhưng có thể nói đối với người xuất gia thì cảm xúc ít hơn
Còn cư sĩ tại gia thì vì có một gia đình để yêu thương và một công ăn việc làm để để tâm lo lắng , cho nên người cư sĩ dễ dàng bị chi phối bởi cảm xúc , dù muốn hay không muốn .
Đó là do trong đời có được/ mất, khen/ chê, thành / bại, hạnh phúc/ bất hạnh .Khi được liền cảm xúc vui , khi mất liền cảm xúc buồn . Vì không phải gỗ đá vô tri nên ít nhiều chúng ta thường có cảm xúc .Thường chúng ta mến thích và đói khát những cảm xúc vui. Và chúng ta bị cảm xúc lôi cuốn.Cảm xúc cũng có khi tốt .Như khi người cư sĩ xem kinh có cảm xúc thì sẽ hiểu Phật pháp nhiều
hơn và tu tốt hơn .



Nhưng nếu quá nhiều cảm xúc thì có tốt không ?
Cảm xúc được nhận định như là một loại thức ăn nuôi dưỡng. Đã là thức ăn thì người dùng phải biết tiết độ trong việc ăn uống , chớ để trúng thực vì ăn thức ăn độc , chớ để bội thực vì ăn quá .

Biết chuyển hóa cảm xúc



( Kính tặng bác Chỉ Chờ Chết để thay cho Quà Tặng Âm Nhạc, huynh CP , tác giả bài đăng Bốn Thực )
Cái muốn nghe thì ko thấy.
Chào bạn Phithuydu!
Lẽ thường tôi ko trêu chọc ai, nhưng đọc xong trêu bạn tí vậy, tên của bạn làm tôi ko thấy an tâm, bạn như lục bình trôi.
Vấn đề bạn nêu ra trong phạm vi Cảm xúc, vậy ta hãy bàn trong phạm vi cảm xúc.
Bạn chia cảm cảm làm 3 loại: vui, buồn, và trong tính, vậy ta hãy bàn về định tính của cảm xúc.
Bạn hỏi có quá nhiều cảm xúc thì có tốt ko, vậy ta hãy bàn về định lượng cảm xúc.
Bạn đề cập đến: tưởng, thọ trần, vậy ta hãy bàn về cơ duyên hình thành cảm xúc.
Bạn nhận định cảm xúc là 1 loại thức ăn nuôi dưỡng, vậy ta hãy bàn cảm xúc có chức năng gì, có lợi ích gì.
Và câu kết của bạn''Biết chuyển hóa cảm xúc là một nghệ thuật sống đạo'' và cũng là tiêu đề của bạn: CHUYỂN HÓA CẢM XÚC. VẬY MỤC ĐÍCH CHÍNH CỦA TA LÀ BÀN VỀ CHUYỂN HÓA CẢM XÚC, hay cách nào, pháp nào giúp ta chuyển hóa cảm xúc.
Vậy mà chỉ 1 vài lời khen, bạn đã quên sạch mục đích của mình.
Trớ triêu hơn, người ta khen bạn hỏi câu hỏi thiết thực chứ ko copy sách vở, nhưng sau đó là gì.
Phải có Chính kiến bạn phithuydu nhé!
Thân.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên