Học mãi mà chẳng thành cái gì vì không hỏi , nên nay xin được hỏi

Minh Triết

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 2 2020
Bài viết
10
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Tào Tháo băn khoan bấy lâu vì câu nói trong kinh điển . là tại sao người giác ngộ phải bỏ cái hiểu biết của chính mình, vậy giác ngộ là hiểu biết mà lại phải bỏ đi nghĩa là sao?(Tri kiến lập tri tức vô minh bổn).
Nghĩa là giác ngộ rồi, thấy biết hết thảy mọi điều như thật rồi, rồi bỏ luôn cái biết đó, thì giác ngộ làm cái quái gì, có phải vô ích không?
Mà nếu không thì tại sao lại phải bỏ cái biết đó đi mới gọi là thật giác ngộ?
Nếu giác ngộ rồi mà không bỏ cái biết đó thì sao?
Có ai thấu hiểu tận tường âm diệu ngữ ngôn trong lời dạy này bằng sự thực hành và đã sống với cái điều đó trong các mối quan hệ gia đình , cộng đồng và xã hội và chứng minh lời đó là rất đáng tin cậy
( xin đừng giải thích theo lối mòn trong sách vở )
Em cũng đang cùng cảnh ngộ như vậy :(
 

trungnguyen

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2020
Bài viết
27
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Em cũng đang cùng cảnh ngộ như vậy :(
Nếu nói ngộ thì trước hết phải biết Ngộ là thế nào và Ngộ cái gì?
Theo tôi: Ngộ là tìm được phương hướng giải quyết những gút mắt trong tâm. Cũng còn gọi là thấy đường đi.
Vậy những gút mắt trong tâm của người học và tự theo Phật là gì? Là đoạn trừ phiền não và giải phóng khổ đau.
Ngộ rồi thì phải dẹp cái ngộ ấy đi là đúng rồi! Ngộ rồi mà cho rằng “tôi là người ngộ đạo” thì có khác gì tạo cho mình cái tôi mới “tôi là người ngộ đạo”? Và khi ai đó phản bác lại “ông ngộ cái cức gì”. lúc đó nổi xung thiên lên thì có phải là vô minh không?
Nếu đã Ngộ đã biết đường đi thì cứ như vậy mà đi. Bạn chẳng cần phải bỏ cái gì cả vì đó là con đường giải phóng khổ đau mà?
 

trungnguyen

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2020
Bài viết
27
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Kho
Em cũng đang cùng cảnh ngộ như vậy :(
Khi ngộ rồi việc gì phải bỏ đi hết những thấy biết? Nếu sống mà bỏ đi hết những thấy biết thì khác nào tự đưa mình vào hàng cây cỏ cát đá?
thấy biết vẫn là thấy biết nhưng thấy được và biết được đâu là khổ và đâu là nguyên nhân gây khổ và biết luôn cách diệt khổ...
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Dạ kính chư đạo hữu còn ở đây không?
Cái Tôi này xin vài lời.!!!

Thật thật khó...
Nhân loại mang đại bệnh Bản Ngã chi phối... Người mê thì tự dối, nếu người ngộ tí ít đem nói cho người mê biết mong phá mê, thì bị cho là... lời ngã mạn, khoát lác... hahaha......... Rồi Mê Cả Chùm Chìm Trong Mê.

Đáng tiếc thay...
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Em cũng đang cùng cảnh ngộ như vậy :(
kakakaka, cả nhân loại này ngoại trừ Đức Phật thì chưa ai thấy đúng y như thật cả bạn ạ. Hễ trong tâm bạn còn có một quan niệm nào đó gọi là tâm đắc hay thế nào đó thì đó cũng vẫn là vọng, chẳng phải chân. Cái gì được giữ hay bỏ thì đều là vọng. Cho nên thấy có giữ, có bỏ thì đều chưa thấy đúng như thật. Bạn hẳng cũng đã nghe: tâm vốn không một vật, người như vậy thì ngay cả cái câu này còn chẳng có chỗ lấy-bỏ. Bạn lấy chỗ lấy-bỏ ra mà luận nghĩa chân thật thì đó là lầm lẩn rất lớn rồi đó (nhưng cũng đừng cho rằng cái thật bên ngoài các sự việc lấy bỏ, nếu không có cái thật thì không có cái gì xuất hiện cả). Người chưa tường nghĩ chân thật này, nói có thì chấp có, nói không lại chấp không, nói chặng giữa cũng chấp, nói không lấy không bỏ thì cũng chấp không lấy không bỏ,....
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Kinh Lăng Nghiêm nói:
"Nói vọng hiển bày chơn, nếu chấp có chơn thì vọng chơn là hai vọng".

Và thiền sư Tử Thuần nói:
"NGỘ vô sanh chẳng bằng KHẾ vô sanh, KHẾ vô sanh chẳng bằng NHẬP vô sanh, NHẬP vô sanh chẳng bằng DỤNG vô sanh".

Vậy xin hỏi:
Là một người trên hành trình tu tập, đang ở đâu với kinh Lăng Nghiêm và đang ở đâu với Tổ Tử Thuần???

Mong Thiện Tri Thức trả lời giúp cho người hậu học.

Cung kính.
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Cái gì được giữ hay bỏ thì đều là vọng. Cho nên thấy có giữ, có bỏ thì đều chưa thấy đúng như thật

He he....

Chào tiểu đệ lâu lâu mới nỗi làm huynh ngóng chờ người tâm sự he he...

Theo tiểu đệ thấy như thế nào mới được gọi là thấy đúng như thật? Lão huynh thấy giữ lại cái tốt, bỏ đi cái xấu là việc nên làm. Tiểu đệ thấy thế nào?

:D
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Xin hỏi:
Người Giác Ngộ thấy biết gì mà liễu thoát sanh tử, trong khi người phàm thì không.???
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Xin hỏi:
Người Giác Ngộ thấy biết gì mà liễu thoát sanh tử, trong khi người phàm thì không.???

Hi hi...

Huynh hỏi rất hay!

Tiểu đệ xin nhanh chân trả lời trước có gì sai xin lão huynh chỉ dạy.

Theo tiểu đệ thì người giác ngộ thấy sanh tử không tránh được nên cứ ở nơi sanh tử mà tự tại sống vui. Hi hi....
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Xin hỏi:
1@. Phật dạy rằng "Mỗi mỗi chúng sanh đều có Phật Tánh". Hãy chỉ ra biểu hiện của Phật Tánh qua cái Tôi này.???

2@. Phật Tánh là gì.???
Phật Tánh của Tôi là gì? Phật Tánh của bạn là gì? Vậy khác hay đồng.???

3@. Khi luân hồi qua từng kiếp sống, Phật Tánh và Tạng Thức A lại da có mối liên hệ gì qua nghiệp thức mỗi loài.???

Cung kính.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Xin hỏi:
1@. Mỗi mỗi chúng sanh đều có Phật Tánh, vậy Người Giác Ngộ có Phật Tánh không.???

2@. Làm sao để người Chúng Sanh trở thành (hoặc là bước nhảy lượng tử) người Giác Ngộ? Nguyên lý chung.???

Cung kính.
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Chuyện này nó nan giải rối rắm lắm lão huynh ạ!

Lục tổ bảo Phàm phu tức Phật nhưng ứ tin là do khách trần nó mách bảo cứ nhận linh tinh loạn cả lên. Nên chỉ có 1 con đường Phản Quan Tự kỷ.

Trên đường Phản Quan Tự kỷ khi nào gặp được ngài Văn thù, Quán Âm, Phổ Hiền họ gõ vào đầu thì lúc ấy mới khóc rống lên sao lâu nay mình chơi ngu thế. Mình chính là mình mà

:D
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Chuyện này nó nan giải rối rắm lắm lão huynh ạ!

Lục tổ bảo Phàm phu tức Phật nhưng ứ tin là do khách trần nó mách bảo cứ nhận linh tinh loạn cả lên. Nên chỉ có 1 con đường Phản Quan Tự kỷ.

Trên đường Phản Quan Tự kỷ khi nào gặp được ngài Văn thù, Quán Âm, Phổ Hiền họ gõ vào đầu thì lúc ấy mới khóc rống lên sao lâu nay mình chơi ngu thế. Mình chính là mình mà

:D

Dạ kính đạo hữu HVT.
MÌNH chính là mình mà,,, vui quá.!!!

Đạo hữu à, sao đơn giản vậy mà chỉ chẳng ai nhận ra vậy nhỉ.
Đau đầu thiệt.!!!

MÌNH LÀ CHÂN TÂM.!!!
MÌNH LÀ PHẬT TÁNH.!!!
MÌNH LÀ MÌNH, thấy nghe biết này.!!!

Mà này, lời nói của Tổ Tử Thuần, đạo hữu đang chỗ nào vậy?

Đạo hữu kể hành trạng cho mọi người nghe với.

Cung kính.
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Dạ em chẳng biết em ở chổ nào nhưng ngày nào cũng có bạn lành đến thuyết pháp cho em nghe. Em thấy vui!

Đề phòng mấy thằng khách trần nó hay mách bảo em thành linh tinh nên em chỉ niệm mỗi câu: nhảy ra là khách bố mày không ra được. Khách tốt thì nhà bố sang. Khách hèn thì bố xong đời! hi hi...

:D
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
He he....

Chào tiểu đệ lâu lâu mới nỗi làm huynh ngóng chờ người tâm sự he he...

Theo tiểu đệ thấy như thế nào mới được gọi là thấy đúng như thật? Lão huynh thấy giữ lại cái tốt, bỏ đi cái xấu là việc nên làm. Tiểu đệ thấy thế nào?

:D
Nếu tôi đây nói rằng đã thấy như thật thì là nói dốc rồi, thấy như thật là mình đã hết vô minh triệt để rồi, là toàn giác. Tuy nhiên để có thể có kết quả thành tựu thấy như thật thì cần phải biết những nhận thức là sai lầm để không mắc phải. Từ nhận thức đúng đắng rồi điều chỉnh các hành vi của mình.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Dạ kính đạo hữu HVT.
MÌNH chính là mình mà,,, vui quá.!!!

Đạo hữu à, sao đơn giản vậy mà chỉ chẳng ai nhận ra vậy nhỉ.
Đau đầu thiệt.!!!

MÌNH LÀ CHÂN TÂM.!!!
MÌNH LÀ PHẬT TÁNH.!!!
MÌNH LÀ MÌNH, thấy nghe biết này.!!!

Mà này, lời nói của Tổ Tử Thuần, đạo hữu đang chỗ nào vậy?

Đạo hữu kể hành trạng cho mọi người nghe với.

Cung kính.
Mình không nhất thiết phải là cái gì, mình là gì cũng được cả. Chính vì vậy, mình đã vô minh hóa thân thành đủ thứ hình tướng. Mình trong hữu vi chán rồi thì mình chuyển thành vô vi, .... Mình tùy theo nhân duyên mà hiện hóa, hoặc là sanh tử, hoặc bất sanh bất tử. Nhân là nơi nhận thức, ý niệm, duyên là sự tương tác với bên ngoài.

Mình lại chẳng ở nơi tâm, chẳng ở nên sắc, chẳng ở cái thấy, cái biết,.... mà làm cho tất cả thấy biết, tất cả nhân chủng đều có thành quả. Chẳng phải thành Phật mới là mình, chẳng phải chúng sanh là không phải mình. Khi là Phật hay là chúng sanh thì đều là mình cả. Chỉ là chúng sanh thì sanh diệt, còn Phật thì bất sanh bất diệt. Sanh diệt thì khổ, bất sanh bất diệt thì an lạc thường trụ. Khi là chúng sanh thì còn có sự mơ hồ che lấp. Khi là Phật thì không còn sự mờ tối nào, rõ biết tất cả nhân duyên đến-đi mà không động tâm lý luận, Phật ở nơi một pháp mà thấu tỏ tận cùng, không ngụy, không chân, không hai pháp đối đãi..... Phật không thọ thân vào bất kì thế giới nào nữa. Chúng ta không thể khởi niệm mà biết chỗ của chư Phật, chỉ khi ta thành Phật sẽ niếm trãi hương vị ngọt ngào đó, chúng ta sẽ thấy lại toàn bộ hành trình của chính mình đi từ vô thỉ đến lúc thành Phật như là xem một bộ phim với kết thúc hết sức mỹ mãn, những tập cuối là quá trình thực hành định hướng TÂM VÔ SỞ ĐẮC mà được kết thúc như vậy.
 
Last edited:

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Mình không nhất thiết phải là cái gì, mình là gì cũng được cả. Chính vì vậy, mình đã vô minh hóa thân thành đủ thứ hình tướng. Mình trong hữu vi chán rồi thì mình chuyển thành vô vi, .... Mình tùy theo nhân duyên mà hiện hóa, hoặc là sanh tử, hoặc bất sanh bất tử. Nhân là nơi nhận thức, ý niệm, duyên là sự tương tác với bên ngoài.

Mình lại chẳng ở nơi tâm, chẳng ở nên sắc, chẳng ở cái thấy, cái biết,.... mà làm cho tất cả thấy biết, tất cả nhân chủng đều có thành quả. Chẳng phải thành Phật mới là mình, chẳng phải chúng sanh là không phải mình. Khi là Phật hay là chúng sanh thì đều là mình cả. Chỉ là chúng sanh thì sanh diệt, còn Phật thì bất sanh bất diệt. Sanh diệt thì khổ, bất sanh bất diệt thì an lạc thường trụ. Khi là chúng sanh thì còn có sự mơ hồ che lấp. Khi là Phật thì không còn sự mờ tối nào, rõ biết tất cả nhân duyên đến-đi mà không động tâm lý luận, Phật ở nơi một pháp mà thấu tỏ tận cùng, không ngụy, không chân, không hai pháp đối đãi..... Phật không thọ thân vào bất kì thế giới nào nữa. Chúng ta không thể khởi niệm mà biết chỗ của chư Phật, chỉ khi ta thành Phật sẽ niếm trãi hương vị ngọt ngào đó, chúng ta sẽ thấy lại toàn bộ hành trình của chính mình đi từ vô thỉ đến lúc thành Phật như là xem một bộ phim với kết thúc hết sức mỹ mãn, những tập cuối là quá trình thực hành định hướng TÂM VÔ SỞ ĐẮC mà được kết thúc như vậy.

Chúc đạo hữu an ổn.
Hoan hỷ hoan hỷ.

Cung kính.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Xin hỏi:
1@. Phật dạy rằng "Mỗi mỗi chúng sanh đều có Phật Tánh". Hãy chỉ ra biểu hiện của Phật Tánh qua cái Tôi này.???

2@. Phật Tánh là gì.???
Phật Tánh của Tôi là gì? Phật Tánh của bạn là gì? Vậy khác hay đồng.???

3@. Khi luân hồi qua từng kiếp sống, Phật Tánh và Tạng Thức A lại da có mối liên hệ gì qua nghiệp thức mỗi loài.???

Cung kính.
1. Tất cả biểu hiện mà các ông thấy biết, không có cái nào là Phật Tánh cả. Những cái bị thấy, chủ thể thấy đều không phải thật.
2. Không tất cả tánh (Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, trời, người, a tu la, súc sanh, ngạ quỹ, địa ngục, cây cỏ, đất đá,...) là Phật Tánh. Không khác, không đồng, .... không đinh hình một nghĩa cụ thể nào, không trong sự đối đãi nào.
3. Phật Tánh như chất kết dính, làm cho tất cả các pháp theo thứ lớp giáo tiếp với nhau và chuyển hóa. Nghiệp thức cũng chỉ là pháp nhân duyên. Tánh tương tác cũng là cố hữu đi cùng với Phật Tánh trong một cá nhân. Tánh tương tác làm phát sanh ra các thứ hạt giống (chủng tử). Phật Tánh giúp lưu giữ tất cả hạt giống và chuyển hoá chúng theo như chỗ các nhân duyên.
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên