Khi cơn đau lên đầy

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
KHI CƠN ĐAU LÊN ĐẦY

"Có khổ mới biết tu "
Đó là câu mà giới Phật Tử thường nói
Nhưng chữ KHỔ trong câu ấy nghĩa là thế nào ?

Nói đến chữ "Khổ" , có nhiều loại "Khổ".

Như trong Kinh Phật nói về "Khổ" : Sanh , Già, Bệnh , Chết, Cầu Bất Đắc, Ái Biệt Ly , Oán
Tắng Hội, Ngũ Ấm xí thịnh .

Nói một cách vắn tắt ngoài cái khổ Chết , người ta khổ vì Nghèo ,vì Bệnh , vì Cô Đơn
vì bị thất vọng , bị bạc đãi ...Và khi đối diện với những khổ đau này trong đời sống một cách thấm thía, thì đó là lúc chúng ta hướng tâm mạnh mẽ và dứt khoát trong việc cầu
Giải Thoát . Trái lại , nếu có một cuộc sống sung sướng như giàu có , mạnh khỏe, có
danh tiếng, cầu toại nguyện , có gia đình hạnh phúc quyến thuộc sum vầy ...hoặc tuy không đầy đủ về các mặt nhưng có một sự mãn nguyện về một phương diện nào đó, thời
chúng ta thường bằng lòng và muốn hưởng thụ đời sống . Từ sự thỏa mãn và khuynh hướng muốn hưởng thụ đó , mặc nhiên chúng ta trở thành rất lơ là việc tu giải thoát ,
hành trì thưa thớt và yếu ớt . Ý của câu trên muốn diễn tả là vậy

Như tôi có một người quen , thường hay kể về đời mình . Trong nhiều năm dài cô làm nghề bỏ mối hàng cho các bạn hàng ở các chợ . Công việc làm ăn rất phát đạt và cô được nhiều lợi nhuận trong công việc , mua tậu được nhiều nhà đất. Rồi đột nhiên sau đó công việc làm ăn không trôi chảy nữa: bị ế hàng , người ta thiếu nợ không trả, cô dần dần hụt vốn ... Nói chung là cô gặp Đổi Đời .Rồi sau đó cô còn bị bệnh liên miên . Là
người đã từng đi chùa và biết về Phật Pháp , cô tuyên bố :Đó là Nhân Duyên để biết
đã đến lúc tìm về quê . Cô bỏ công việc không làm nữa , ở không để lo tu hành ( chưa rõ
cô tu thế nào). Nói tóm lại cô này xem việc thất bại đột nhiên trong công việc làm ăn là
do nhân duyên tu đến , và sự thất bại đó chính là cái thắng để cô ngừng lại tất cả chuyện đời ! Cô tự thú rằng , nếu tiếp tục làm ăn trôi chảy và không bị bệnh , chắc
cô chưa nghĩ đến việc tu hành ( giải thoát , hay cầu phước ? ). Vì thế cô tuyên bố :
"" Có Khổ Mới Biết Tu ""

Tôi không đồng ý với lối suy nghĩ này lắm .Thiết nghĩ , công việc của cô ấy nhẹ nhàng
và cho cô nghiều thì giờ rảnh để tu tập nếu cô thật sự muốn tu , chứ không làm cản trở việc tu của cô . Còn như khi cô làm ăn phất lên rồi lấy đó làm tự cao , và làm mục đích
đời sống thì là chợt nhầm đường , nên cô đã không thể tu ..Kiếp trước cô có tu phước nên được phước báo làm ăn thành công , có tiền mua nhà , nhưng phước chỉ có chừng đó thôin . Bây giờ cô sống nhàn hạ qua ngày bằng tài sản còn lại , và chắc là tu phước để kiếp sau hưởng .

Thái Tử Tất Đạt Đa sống trong nhung lụa và cao sang , uy quyền , lại có vợ đẹp , con khôn, nghĩa là hoàn toàn mãn nguyện trong kiếp sống , nhưng Ngài vẫn bỏ hết để vào rừng hành trì thiền định ...Bởi vì cái trí tuệ nhìn xa để thấy cái tạm bợ và phù du của kiếp sống , và hơn thế nữa là cái tâm muốn cứu vớt cho Nhân Loại Chúng Sanh mà Ngài bỏ hêtsự sung sướng hiện tại cho riêng mình để vào rừng kham khổ tu hành

Còn chúng ta , chúng ta nếu được sung sướng ở đời là chẳng chịu tu . Như vậy có đúng
không ? Tại vì tầm nhìn hạn hẹp trong một kiếp , không thấy góc độ kiếp lai sinh , nên
không làm chủ được thân , tâm , đành để cho cái tâm ham mê Ngũ Dục ( Danh , Tài ,
Sắc , Thực, Thùy )khống chế thân tâm mình. Nếu chúng ta nhận diện được cái tâm ham mê ngũ dục của mình thì tâm ta sẽ giảm bớt sự lệ thuộc tâm này, hoặc khống chế được
tâm ham mê ngũ dục , thì cho dù có giàu có , sung sướng cũng vẫn tu .Ấy mới đúng là Phật tử chân chính vậy .

"Những người nằm bệnh thật may mắn vì họ có cơ hôi không phả làm gì ngoài việc quán sát cái đau , nỗi bứt rứt .Tâm họ không vướng bận gì khác , không cần phải
đi đâu làm gì . Họ có cơ hội để luôn quán sát cái đau , và để luôn buông cái đau đó "
" Vì thế khi đau bệnh bạn hãy tự coi mình là may mắn . Nằm đó , đối mặt với căn
bệnh , bạn có cơ hôi để thực tâp thiền minh sát . Không quan trọng là bạn đang ở nhà hay nằm viện. Đừng để tâm bạn phải quan tâm đến việc bạn đang ở đâu . Bạn
không cần gán mình vào một nơi chốn nào , chỉ cần nắm lấy cơ hội để quán sát các
hiện tượng đến rồi đi . Ta không thể ngăn cản nỗi đau hay niềm vui. Ta không thể cấm tâm phán đoán sự việc , hình thành tư duy, nhưng ta có thể sử dụng chúng theo một hướng khác "

" Có những người đang khỏe mạnh , an nhiên , bỗng đột ngột qua đời mà không biết điều gì đã xảy ra cho họ . Tâm họ hoàn toàn mù mịt về chuyện gì đang xảy ra . Điều đó còn tệ hơn người nằm bịnh trên giường có thể dùng cái đau của mình như là một phương tiên để tu tập và phát triển tâm nhàm chán , không bám víu.
Bạn không cần phải sợ hãi cái đau"
( NGHỆ THUẬT SỐNG ĐẠO"Có Khổ Mới Biết Tu ")

Ý nghỉa của đoạn trích này có phải là :
Dù có tu tập pháp môn , chúng ta ( ngoài những vị siêu nhiên ) làm sao biết trước được
về cuối cuộc đời chúng ta có thể có :

1- Cái chết đột tử trong giây phút : không quán niệm gì được , vô cùng bất lực trước con đường chết

2- Cái chết sau khi nằm trên giường bệnh và đau đớn vì căn bệnh: Có thể lợ dụng lúc đau để quán niệm vô ngã ở thân và tâm mình

3-Cái chết khác cao cấp hơn , hay sáng sủa hơn ( con đường có thể nói là khá rõ ràng sau khi chết) . Mặc dù trong bài không đề cập đến nhưng chúng ta nên đưa ra cho đủ


Và , nếu ở trường hợp 3- có nghĩa là bạn đã tu tập tốt
Ở trường hợp 2- thì còn tốt cho chúng ta hơn trường hợp 1- , vì chúng ta còn được
những thời gian cuối để vớt vát cho những gì chúng ta đã chưa làm đàng hoàng


Như vậy ,không nên ỷ rằng mình còn khỏe mạnh mình còn xa cái chết nên chẳng tu .
Cái chết đâu phải đợi đến già , đủ bao nhiêu tuổi mới chết, ở tuổi nào cũng có thể chết.
Mạnh khỏe đó nhưng biết đâu đột quỵ một ngày. Trái lại khi chúng ta còn trẻ còn khỏe
là lúc chúng ta tu tập có hiệu quả nhất chớ không đợi đến bệnh khổ .. Nếu chúng ta giàu
có dư ăn dư mặc , không nên buông lung theo ngũ dục . Trái lại khi chúng có được một
hoàn cảnh sung túc phải ý thức là chúng ta có điều kiện rất dễ tu, ví dụ đơn giản là
chúng ta có thể bố thí làm phúc như ý muốn ( làm phúc nhưng hồi hướng Bồ Đề Tâm )
Những người nghèo khổ lấy đâu tiền bạc bố thí . Vâng tôi biết bạn sẽ nói , thì họ bố thí
cái khác .

Cổ nhân có câu : " Phú quý sinh lễ nghĩa , Bần cùng sinh đạo tặc "

Chúng ta không chú trọng về " lễ nghĩa" nếu đó là lễ nghĩa bên ngoài mà không có thật
bên trong . Nhưng từ " lễ nghĩa " trong câu của cổ nhân ẩn chỉ đến cái gì thuần lương
mà con người ta có thể đạt đến , nếu người ta có một cuộc sống tương đối , không là
cuộc sống KHỔ vì bần cùng

Kết luận , Mạnh Khỏe , Giàu Có mà không BIẾT ĐẠO, hoặc còn bị ngũ dục chi phối nên
xa rời Đạo là KHỔ , chỗ này chúng ta có thể tự sửa đổi được
Nghèo và lo tất bật sinh kế , tâm không an định , chẳng có thì giờ tu , đó chính là KHỔ


Các bạn có đồng ý không ?
Và nếu có , thì còn gì là KHỔ nữa xin các bạn nói dùm nhé

Mến Chào
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên