Không Sanh Về Tịnh Độ Tất Phải Đọa Ác Đạo

  • Thread starter imported_gioidinhhue
  • Ngày bắt đầu
I

imported_gioidinhhue

Guest
Trong mười phương, số thế giới tuy nhiều vô tận, nhưng xét về phương diện tịnh uế thì chỉ có thể chia làm hai loại mà thôi: Một là Tịnh Ðộ của chư Phật, hai là tam giới (uế độ) của chúng sanh; không sanh về bên nọ tất phải sanh về bên kia. Sanh về Tịnh Ðộ tức là thoát ly sanh tử, sanh trong tam giới tức là còn sống chết luân hồi.

Người đời, nếu chỉ làm việc thiện thế gian hoặc chỉ tin phép ngũ giới, thập thiện mà không niệm Phật, tức là chưa kết duyên với Phật. Đã cùng với Phật vô duyên thì chủng tử thanh tịnh vô lậu xuất thế gian sẵn có trong đệ bát thức không có trợ duyên để phát sanh; nếu chủng tử thanh tịnh không phát sanh thì dù cho có tu điều thiện nhiều đến đâu cũng chỉ sanh về cõi trời là cùng, chứ tuyệt đối không sanh về cõi Phật được. Ở cõi trời, phước báu tuy nhiều, nhưng vẫn có hạn và sai khác nhau, nên cuối cùng sẽ có ngày phước hết, báo cùng, thọ mạng tất phải chấm dứt, để rồi tùy nghiệp mới mà thác sanh qua cõi khác, quanh quẩn trong tam giới. Sự thác sanh hoàn toàn tùy thuộc các nghiệp nhơn, thiện hay ác, đã từng gây thêm trong thời gian sanh ở cõi trời ấy. Nếu nghiệp nhơn ấy là thượng phẩm thập thiện thì vẫn sẽ sanh ở cõi trời; nếu trung phẩm thập thiện thì sanh về cõi người; nếu là hạ phẩm thập thiện thì sanh về cõi A-tu-la; nếu là thượng phẩm thập ác thì đọa vào địa ngục, nếu là trung phẩm thập ác thì đọa vào ngạ quỷ; nếu là hạ phẩm thập ác thì đọa vào bàng sanh.

Chỉ vì các chủng tử thiện, ác trong sáu đường đều là những chủng tử hữu lậu, có công năng hỗ trợ cho nhau thuần thục, nên đều có tánh chất luân hồi. Vì thế mà chúng sanh cứ mãi luẩn quẩn vô ra trong tam giới, lên xuống trong sáu đường không bao giờ ngừng nghỉ. Lại thêm, tư tưởng và hành động của hết thảy trong sáu đường đều xuất phát bởi khởi điểm thân kiến, ngã chấp, cho nên dữ nhiều lành ít và do đó, thiện nghiệp ít thua ác nghiệp. Kết quả là số chúng sanh sanh vào ba đường dữ nhiều hơn số chúng sanh sanh vào ba đường thiện, thời gian ở trong ba đường dữ cũng lâu hơn. Vì lẽ ấy, Phật dạy: "Chúng sanh lấy ba đường dữ làm cố hương".

Bởi các lẽ trên, ta có thể kết luận một cách quả quyết rằng: Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.

http://www.thuvienhoasen.org/phapmontinhdo-thichtrithu-07.htm

Tiết Thứ 2
Tông Tịnh Độ Là Thuyền Từ Duy Nhất Của Thời Mạt Pháp



Trong thời kỳ Chánh Pháp (thời kỳ đức Phật mới nhập diệt), chúng sanh nhờ phước đức dày mà nghiệp chướng nhẹ, cho nên bất cứ tu theo pháp môn nào cũng đều được thành tựu. Bước qua thời kỳ Tượng Pháp (thời kỳ cách Phật niết bàn 1.000 năm), vì cách Phật hơi xa, nhơn tâm lần lần đi xuống, tư lự lần lần phức tạp thêm, trong mười người tu hành may ra được năm, ba người thành tựu. Đến ngày nay, gặp buổi mạt pháp, nhân tâm càng suy đốn thêm, tư lự càng nhiễu tạp hơn và phong tục thì đồi bại đến cực điểm. Nhơn tâm như thế, hoàn cảnh như thế, người phát tâm tu hành chân chính đã là hãn hữu rồi, nói chi đến việc đắc đạo chứng quả nữa! Lại thêm, pháp môn nào cũng đòi hỏi sự cố gắng của tư lự quá nhiều, nên kết quả thu lượm được lại càng hẹp nhỏ!

Muốn chống đỡ với những khó khăn chướng ngại của thời mạt pháp không còn có pháp môn nào hơn pháp môn Niệm Phật. pháp môn này tự nó đã đơn giản dễ theo, ngoài ra nó lại dồn được cả hai sức: tự, tha, để hỗ trợ cho nhau nên dễ thành tựu. Trong kinh Đại Tập dạy: "Đời mạt pháp, trong số ức triệu người tu hành, chưa có được một người đắc đạo; duy chỉ có nương vào pháp môn niệm Phật mới được độ thoát sanh tử". Vì thế nên biết, sau khi các tông phái khác suy tàn, duy chỉ có một Tông Tịnh Ðộ là còn tồn tại để nối dài pháp vận, cứu độ chúng sanh mà thôi; các Tông khác như Thiền tông, Giáo tông, Luật tông v.v... đều phụ thuộc làm trợ duyên cho Tông Tịnh Ðộ, chứ không có thể đơn độc tồn tại riêng được.

Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật đã dạy: "Trong đời vị lai, khi kinh đạo diệt hết ta dùng lòng từ bi, đặc biệt lưu lại kinh nầy tồn tại trong một trăm năm, chúng sanh nào gặp được kinh nầy, đều có thể được độ thoát như ý sở nguyện".

Nên nhớ rằng cuối đời mạt pháp, sau khi kinh đạo diệt hết, do lòng từ bi của đức Phật đặc biệt lưu lại một pháp môn mà thôi, ấy là pháp môn Tịnh Ðộ. Nhờ sự đặc biệt ấy, đạo pháp sẽ kéo dài thêm một trăm năm nữa để độ cho hết những chúng sanh còn chút nhơn duyên với Phật. Với một trí huệ sâu xa vi diệu như Ngài, vì sao Ngài không lưu lại pháp môn khác mà chỉ riêng lưu pháp môn Tịnh Ðộ?

Ngài biết rằng với chúng sanh cuối đời mạt pháp chỉ có một pháp môn ấy là có thể độ thoát sanh tử mà thôi. Xem thế đủ biết pháp môn Tịnh Ðộ là pháp môn thích ứng bậc nhất cho đời nầy và về sau. Đó là con thuyền Từ duy nhất đưa chúng sanh lên bờ giải thoát cho đời mạt pháp nầy vậy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

I

imported_gioidinhhue

Guest
Chưa Đoạn Trừ Hết Hoặc Nghiệp Mà Vẫn Được Dự Vào Hàng Thánh

Chưa Đoạn Trừ Hết Hoặc Nghiệp Mà Vẫn Được Dự Vào Hàng Thánh

Tiết Thứ 3

Chưa Đoạn Trừ Hết Hoặc Nghiệp Mà Vẫn Được Dự Vào Hàng Thánh

Tất cả chúng sanh sở dĩ bị đọa vào con đường sanh tử luân hồi là vì hoặc nghiệp (nghiệp mê lầm) gây nên từ đời vô thỉ. Hoặc nghiệp cũng tức là vô minh gồm có căn bản vô minh và chi mạt vô minh. Chính hai thứ vô minh ấy xua đuổi chúng sanh vào trong ba cõi và quanh quẩn mãi trong sáu đường, khiến chịu không biết bao nhiêu là khổ sở. Vì vô minh có công năng xô đẩy chúng sanh trôi nổi mãi, nên gọi là lưu chuyển môn (cửa lưu chuyển).

Căn cứ vào lẽ thường tu hành thì trước hết cần phải đoạn hoặc (dứt mê lầm) mới chứng đuợc chơn lý. Nếu chỉ mới phá được một phần vô minh tức là chỉ mới chứng được một phần Pháp Thân. Chứng được một phần Pháp Thân thì gọi là hoàn diệt môn (cửa đưa về đạo Tịch Diệt). Từ khi bắt đầu tu tập đoạn hoặc cho đến khi rốt ráo chứng được chơn lý, trong giai đoạn trung gian ấy, hành giả cần phải có con mắt trạch pháp tinh vi, có trình độ trí huệ minh xác, mới tránh khỏi lầm lẫn. Hơn nữa, phải trải qua ba A-tăng-kỳ kiếp (vô số kiếp) rồi sau đó mới chứng được Vô Thượng Chánh Giác. Cho dù chỉ cần chứng quả A La Hán thôi, cũng cần phải vận hết tự lực của mình để phá trừ hết 112 phẩm kiến hoặc (mê lầm về kiến thức) và 81 phẩm tư hoặc (mê lầm về tư tưởng) ở trong ba cõi nầy, rồi mới thành tựu được công phu tu chứng. Xem đó thì biết những bước khó khăn mà hành giả phải trải qua lớn lao biết là dường nào!

Trái lại, với pháp môn Tịnh Ðộ thì không cần kể sanh tiền hành động như thế nào, miễn có chuyên tâm niệm Phật là nhất định vãng sanh. Khi đã được vãng sanh, tức thời bước lên địa vị bất thoái. Như vậy là chưa đoạn hoặc nghiệp mà đã được dự vào hàng Thánh. Sau khi vãng sanh rồi, nhờ hoàn cảnh thuận tiện, tự nhiên nghiệp chướng tiêu trừ, trí huệ phát triển, công quả thành tựu viên mãn một cách dễ dàng, khác nào như thả một bè gỗ từ trên dòng nước; bè gỗ tự nhiên trôi xuôi về biển, không cần phải phí nhiều công sức. Được như vậy là nhờ tha lực hỗ trợ một cách rất đắc lực vậy. Đặc điểm ấy của pháp môn Tịnh Ðộ, ai là bậc trí giả đều có thể nhận rõ ràng và y cứ mà thực hành chín chắn, khỏi phải giới thiệu dông dài.

Tiết Thứ 4

Học Phật, Niệm Phật Không Phải Là Yếm Thế, Tiêu Cực

Có lắm người muốn học Phật, niệm Phật mà trong lòng lại ngại dư luận gán cho là tiêu cực, yếm thế hoặc mê tín dị đoan. Họ lầm nghĩ rằng việc tu niệm là việc dành riêng cho ông già bà lão gần đất xa trời; còn đối với những người như họ là phải có những việc khác tích cực hơn, trí thức hơn. Vì vậy, mặc dầu trong lòng họ vẫn thầm mong muốn, nhưng khi ra giữa công chúng, họ không dám công khai lễ Phật, niệm Phật. Thật là một điều sai lầm tai hại!

Đạo Phật là một tôn giáo, nhưng đó cũng là một triết học rất cao thâm vi diệu. Đã là học giả thì cần nghiên cứu môn triết học nầy, và khi đã nghiên cứu rồi, lại còn phải đem ra thực hành. Vì Phật học là một môn học gồm đủ cả lý lẫn sự, phần lý cốt để hướng dẫn cho phần sự và phần sự cốt để làm sáng tỏ thêm phần lý, lý và sự vốn dung thông nhau, nên nếu thật hành được sự thì có thể đạt được cảnh giới tối cao thâm và càng viên mãn hóa phần lý vi diệu. Phật học khác với các môn triết lý thế gian là tại chỗ đó và cũng chính điều đó mà Phật học khác với các tôn giáo khác: Lý do nào có sự ấy và sự nào có lý nấy, lý thì đều có thể thật hành được, sự thì đều có thể lý giải được. Vì vậy, tùy từng sở cầu, ai muốn riêng nghiên cứu về phần lý giải cũng được, mà ai muốn y lý thực hành để cho sáng tỏ hơn thì cũng lại càng tốt. Sở nguyện nào cũng đều trọn thỏa mãn được cả. Nói một cách đơn giản hơn là từ những sự lý thiển cận áp dụng hằng ngày đến những cảnh giới thâm diệu siêu tuyệt, không một điều gì mà Phật học không giải quyết một cách viên mãn.

Một môn học vấn cao thâm như thế mà có kẻ nông nổi cho là mê tín hay tiêu cực v.v... thì thật là không khác gì người mù phê bình tranh đẹp, dương cặp mắt... đui lên chẳng thấy gì cả mà cũng nói càn! Không hiểu một chút gì về Phật pháp, chưa từng vô tư tham cứu Phật pháp, chỉ mới thấy một khía cạnh bên ngoài là sự niệm Phật của ông già bà lão mà đã vội cho là mê tín, là thiển cận v.v... đó là hành vi nông nổi của hạng môn ngoại hán (người đứng ngoài cửa). Hạng người như thế thật ra cũng chưa đáng trách lắm. Có đáng trách chăng là như tín đồ Phật giáo chúng ta, vì thiếu duyên không tìm hiểu cho thấu đáo, khiến cho có những tư tưởng lệch lạc như họ!

Chúng ta nên hiểu rằng, pháp môn Niệm Phật không riêng gì ông già bà cả tu theo mà ngay đến các đức Đại Bồ Tát, như các Ngài Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân v.v... và các nhà đại văn hào cư sĩ như Bạch Cư Dị, Văn Ngạn Bác, Vương Nhật Hưu v.v... cũng đã từng áp dụng có hiệu quả. Như thế, pháp môn Niệm Phật là một pháp môn rất phổ thông từ hạng phàm phu cho đến các đấng Thánh hiền, từ hàng cùng đinh tục tử cho đến các bậc văn nhân học giả. Một phép tu rộng rãi thích hợp cho từ dưới phàm phu lên trên Thánh giả, bao trùm hết các giáo, thâu nhiếp cả mười Tông, tại sao lại không dám tuyên dương cho mọi người đều biết, lại còn sợ dư luận châm biếm? Âu cũng chỉ là những kẻ nhấp nhem để rồi bắt chước mù theo.

Hạng mù kia làm sao hiểu được cách thờ cúng của người Phật tử, bất luận là đốt hương, lễ bái, niệm kinh, tụng sám cho đến tuyên dương Phật hiệu, nhất nhất đều bao hàm một tác dụng vô cùng sâu xa nhiệm mầu ở trong đó. Hằng ngày hành trì như trên là cốt muợn cảnh giới thanh tịnh, vận dụng tâm niệm thanh tịnh để gột tẩy hoặc nghiệp ô nhiễm chất chứa vô thỉ kiếp đến nay trong tâm và đang hiện ra ngoài thân, đồng thời cũng để vun xới cho hột giống thanh tịnh xuất thế mỗi ngày một tăng trưởng. Vì thế tôi dám khuyên các bậc thiện trí thức Phật tử trong khi làm Phật sự, không những không nên sợ dư luận mà đồng thời lại còn phải tinh tấn khuyến khích mọi người làm theo. Phật dạy: "Nhơn thân nan đắc, Phật pháp nan văn" (Thân người khó được, Phật pháp khó gặp). Nay đã được làm thân người mà lại được gặp Phật pháp, nếu chẳng cố công học hỏi thì nào có khác gì người nghèo được đến non vàng mà lại đành cam phận khó và chịu bỏ về không, há chẳng uổng lắm sao!

http://www.thuvienhoasen.org/phapmontinhdo-thichtrithu-07.htm
 
I

imported_gioidinhhue

Guest
Tán Tâm Niệm Phật Vẫn Có Công Hiệu

Tán Tâm Niệm Phật Vẫn Có Công Hiệu

Tiết Thứ 5

Tán Tâm Niệm Phật Vẫn Có Công Hiệu

Miệng niệm Phật, tâm chuyên nhất tưởng nghĩ đến Phật gọi là định tâm niệm Phật. Miệng niệm Phật, tâm không tưởng nghĩ đến Phật mà lại suy nghĩ vẩn vơ gọi là “tán tâm niệm Phật”. Tán tâm niệm Phật so với định tâm niệm Phật, công hiệu hai bên vốn cách nhau rất xa. Vì thế, xưa nay các bậc đại đức đều khuyên hành giả định tâm niệm Phật, chứ không bao giờ khuyên tán tâm niệm Phật. Nhưng, sự thật thì nhất cử nhất động gì bên ngoài đều ảnh hưởng đến nội tâm nên dù là tán tâm niệm Phật, sự niệm Phật ấy không phải hoàn toàn vô công hiệu. Vả lại, trong khi miệng ta niệm lục tự Di Đà, đó há không phải là phát xuất tự trong tâm ta mà ra hay sao? Cho nên, trong khi miệng ta niệm, bắt đầu là sáu chữ ấy phải từ ý muốn do trong tâm ta phát ra, thứ lại, khi sáu chữ đã phát thành tiếng, âm thanh phát ra nhứt định phải trở lui huân tập tâm ta; như thế không thể nói rằng nó hoàn toàn không có hiệu lực, chẳng qua công hiệu của nó so với công hiệu của định tâm niệm Phật có kém thua mà thôi. Chỉ vì công hiệu kém thua nên Cổ Đức không đề xướng, kỳ thực sức hàm ẩn và công hiệu của nó không thể tuyệt đối vô công.

Người xưa có bài kệ rằng:

"Di Đà nhất cú pháp trung vương,

Tạp niệm phân vân giả bất phương,

Vạn lý phù vân già xích nhật,

Nhơn gian xứ xứ hữu dư quang".

Tạm dịch là:

"Di Đà sáu chữ lớn lao thay,

Tạp niệm lăng nhăng chẳng ngại bày,

Muôn dặm mây mờ che mặt nhựt,

Nhơn gian ánh sáng vẫn còn đây."

Bài kệ nói rất xác đáng. Tịnh chủng (chủng tử thanh tịnh) ở trong đệ bát thức, một khi đã thuần thục, trở ra huân tập đệ lục ý thức phát sanh tịnh niệm; rồi đệ lục ý thức lại dắt dẫn năm thức trước (từ nhãn thức đến thân thức) sanh khởi hiện hạnh. Nhưng khi đi ngang qua ý thức, có lúc bị trần cấu ô nhiễm quá dày, sóng lòng bị kích động quá mạnh đến nỗi lấn át tịnh niệm. Ý thức tuy tán loạn nhưng tịnh niệm vẫn liên tục phát khởi và vẫn xuyên qua được, khác nào ánh sáng mặt trời xuyên qua đám mây dày đặc; tuy mây che phủ cùng khắp, nhưng ở giữa nhơn gian vẫn còn có chỗ lập loè ánh sáng, chứ không tối hẳn như ban đêm. Mây mù chưa tan, song ánh sáng lập lòe kia của mặt trời vẫn có công dụng.

Riêng kinh nghiệm bản thân, bình nhật lắm lúc tôi cũng gặp phải tán niệm quấy rối. Gặp phải trường hợp như thế, tôi vẫn cứ niệm, không cần kể tánh chất tạp niệm ấy là như thế nào, miễn giữ cho niệm niệm đừng xen hở; niệm một lúc lâu rồi tự nhiên lần hồi tỉnh định trở lại, không cần phải dụng tâm điều nhiếp, lâu ngày định niệm trở nên thuần thục. Vì thế, cận lai, bất cứ ngày đêm, lúc nào tôi cũng niệm Phật, không cần nghĩ đến tán tâm hay định tâm.

Người xưa trong bốn uy nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, không lúc nào là không niệm. Nếu bảo rằng phải định tâm mới nên niệm Phật, thì trong lúc đi đường vấp ngã hoặc khi mặc áo, viết chữ v.v... làm sao thành tựu được sự niệm Phật? Vì thế cho nên biết rằng tán tâm niệm Phật vẫn có lợi.

Chủ trương như trên đây, không có nghĩa rằng tôi nhất thiết cổ xúy cho sự tán tâm niệm Phật. Cố nhiên nếu định tâm niệm Phật được thì rất quý, nhưng rủi có bị tán tâm cũng đừng lo ngại. Lý do thứ nhất là: Dù định tâm hay tán tâm, đã có niệm Phật tức nhiên có chủng tử sanh hiện hạnh và ngược lại hiện hạnh ấy sẽ huân tập trở lại đệ bát thức tạo thành chủng tử; đằng nào cũng vẫn có sanh khởi và huân tập cả, chẳng qua sức huân tập của tán tâm thì không mạnh bằng sức huân tập của định tâm mà thôi. Lý do thứ hai là: Dù bị tán tâm, cũng cứ nên niệm và phải niệm cho chuyên thì tự nhiên tán tâm sẽ được chuyển thành định tâm. Vì hai lý do ấy nên ở đây vẫn tùy hỷ sự tán tâm niệm Phật vậy.



Tiết Thứ 6

Chữ Y (Đọc Là: A) Nếu Tồn Tại, Các Chữ Khác Tồn Tại

Trong khi niệm Lục Tự Di Đà: "Nam Mô A Di Đà Phật", nếu hành giả sợ tâm niệm mình rong ruổi lăng nhăng thời có thể thực hành theo phương pháp "Thập niệm" như đã nói ở chương IV, tiết 2 để đối trị lại. Mỗi khi miệng niệm xong mười hiệu Phật thì tay lần một hột; như vậy, một đằng vừa phải nhớ số, tâm lực tập trung hết vào đó, tự nhiên vọng niệm không thể nào sanh khởi.

Nếu phương pháp thập niệm ấy lại cũng không theo được thì trong mỗi câu niệm chỉ nên nhớ tưởng riêng một chữ A cho rõ ràng, chớ để xao lãng. Miệng niệm, tâm tưởng nhớ, thì các chữ kế tiếp cũng nhớ được. Điều cốt yếu là hành giả phải làm thế nào khiến được tâm tư tập trung duy nhất rồi thì dễ đi đến cảnh "nhất tâm bất loạn", chứng được niệm Phật tam muội và chắc chắn vãng sanh.

http://www.thuvienhoasen.org/phapmontinhdo-thichtrithu-07.htm
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Re: Chưa Đoạn Trừ Hết Hoặc Nghiệp Mà Vẫn Được Dự Vào Hàng Thánh

gioidinhhue đã viết:
Chưa Đoạn Trừ Hết Hoặc Nghiệp Mà Vẫn Được Dự Vào Hàng Thánh

Tiết Thứ 3

Chưa Đoạn Trừ Hết Hoặc Nghiệp Mà Vẫn Được Dự Vào Hàng Thánh

Tất cả chúng sanh sở dĩ bị đọa vào con đường sanh tử luân hồi là vì hoặc nghiệp (nghiệp mê lầm) gây nên từ đời vô thỉ. Hoặc nghiệp cũng tức là vô minh gồm có căn bản vô minh và chi mạt vô minh. Chính hai thứ vô minh ấy xua đuổi chúng sanh vào trong ba cõi và quanh quẩn mãi trong sáu đường, khiến chịu không biết bao nhiêu là khổ sở. Vì vô minh có công năng xô đẩy chúng sanh trôi nổi mãi, nên gọi là lưu chuyển môn (cửa lưu chuyển).

Căn cứ vào lẽ thường tu hành thì trước hết cần phải đoạn hoặc (dứt mê lầm) mới chứng đuợc chơn lý. Nếu chỉ mới phá được một phần vô minh tức là chỉ mới chứng được một phần Pháp Thân. Chứng được một phần Pháp Thân thì gọi là hoàn diệt môn (cửa đưa về đạo Tịch Diệt). Từ khi bắt đầu tu tập đoạn hoặc cho đến khi rốt ráo chứng được chơn lý, trong giai đoạn trung gian ấy, hành giả cần phải có con mắt trạch pháp tinh vi, có trình độ trí huệ minh xác, mới tránh khỏi lầm lẫn. Hơn nữa, phải trải qua ba A-tăng-kỳ kiếp (vô số kiếp) rồi sau đó mới chứng được Vô Thượng Chánh Giác. Cho dù chỉ cần chứng quả A La Hán thôi, cũng cần phải vận hết tự lực của mình để phá trừ hết 112 phẩm kiến hoặc (mê lầm về kiến thức) và 81 phẩm tư hoặc (mê lầm về tư tưởng) ở trong ba cõi nầy, rồi mới thành tựu được công phu tu chứng. Xem đó thì biết những bước khó khăn mà hành giả phải trải qua lớn lao biết là dường nào!

Trái lại, với pháp môn Tịnh Ðộ thì không cần kể sanh tiền hành động như thế nào, miễn có chuyên tâm niệm Phật là nhất định vãng sanh. Khi đã được vãng sanh, tức thời bước lên địa vị bất thoái. Như vậy là chưa đoạn hoặc nghiệp mà đã được dự vào hàng Thánh. Sau khi vãng sanh rồi, nhờ hoàn cảnh thuận tiện, tự nhiên nghiệp chướng tiêu trừ, trí huệ phát triển, công quả thành tựu viên mãn một cách dễ dàng, khác nào như thả một bè gỗ từ trên dòng nước; bè gỗ tự nhiên trôi xuôi về biển, không cần phải phí nhiều công sức. Được như vậy là nhờ tha lực hỗ trợ một cách rất đắc lực vậy. Đặc điểm ấy của pháp môn Tịnh Ðộ, ai là bậc trí giả đều có thể nhận rõ ràng và y cứ mà thực hành chín chắn, khỏi phải giới thiệu dông dài.

Tiết Thứ 4

Học Phật, Niệm Phật Không Phải Là Yếm Thế, Tiêu Cực

Có lắm người muốn học Phật, niệm Phật mà trong lòng lại ngại dư luận gán cho là tiêu cực, yếm thế hoặc mê tín dị đoan. Họ lầm nghĩ rằng việc tu niệm là việc dành riêng cho ông già bà lão gần đất xa trời; còn đối với những người như họ là phải có những việc khác tích cực hơn, trí thức hơn. Vì vậy, mặc dầu trong lòng họ vẫn thầm mong muốn, nhưng khi ra giữa công chúng, họ không dám công khai lễ Phật, niệm Phật. Thật là một điều sai lầm tai hại!

Đạo Phật là một tôn giáo, nhưng đó cũng là một triết học rất cao thâm vi diệu. Đã là học giả thì cần nghiên cứu môn triết học nầy, và khi đã nghiên cứu rồi, lại còn phải đem ra thực hành. Vì Phật học là một môn học gồm đủ cả lý lẫn sự, phần lý cốt để hướng dẫn cho phần sự và phần sự cốt để làm sáng tỏ thêm phần lý, lý và sự vốn dung thông nhau, nên nếu thật hành được sự thì có thể đạt được cảnh giới tối cao thâm và càng viên mãn hóa phần lý vi diệu. Phật học khác với các môn triết lý thế gian là tại chỗ đó và cũng chính điều đó mà Phật học khác với các tôn giáo khác: Lý do nào có sự ấy và sự nào có lý nấy, lý thì đều có thể thật hành được, sự thì đều có thể lý giải được. Vì vậy, tùy từng sở cầu, ai muốn riêng nghiên cứu về phần lý giải cũng được, mà ai muốn y lý thực hành để cho sáng tỏ hơn thì cũng lại càng tốt. Sở nguyện nào cũng đều trọn thỏa mãn được cả. Nói một cách đơn giản hơn là từ những sự lý thiển cận áp dụng hằng ngày đến những cảnh giới thâm diệu siêu tuyệt, không một điều gì mà Phật học không giải quyết một cách viên mãn.

Một môn học vấn cao thâm như thế mà có kẻ nông nổi cho là mê tín hay tiêu cực v.v... thì thật là không khác gì người mù phê bình tranh đẹp, dương cặp mắt... đui lên chẳng thấy gì cả mà cũng nói càn! Không hiểu một chút gì về Phật pháp, chưa từng vô tư tham cứu Phật pháp, chỉ mới thấy một khía cạnh bên ngoài là sự niệm Phật của ông già bà lão mà đã vội cho là mê tín, là thiển cận v.v... đó là hành vi nông nổi của hạng môn ngoại hán (người đứng ngoài cửa). Hạng người như thế thật ra cũng chưa đáng trách lắm. Có đáng trách chăng là như tín đồ Phật giáo chúng ta, vì thiếu duyên không tìm hiểu cho thấu đáo, khiến cho có những tư tưởng lệch lạc như họ!

Chúng ta nên hiểu rằng, pháp môn Niệm Phật không riêng gì ông già bà cả tu theo mà ngay đến các đức Đại Bồ Tát, như các Ngài Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân v.v... và các nhà đại văn hào cư sĩ như Bạch Cư Dị, Văn Ngạn Bác, Vương Nhật Hưu v.v... cũng đã từng áp dụng có hiệu quả. Như thế, pháp môn Niệm Phật là một pháp môn rất phổ thông từ hạng phàm phu cho đến các đấng Thánh hiền, từ hàng cùng đinh tục tử cho đến các bậc văn nhân học giả. Một phép tu rộng rãi thích hợp cho từ dưới phàm phu lên trên Thánh giả, bao trùm hết các giáo, thâu nhiếp cả mười Tông, tại sao lại không dám tuyên dương cho mọi người đều biết, lại còn sợ dư luận châm biếm? Âu cũng chỉ là những kẻ nhấp nhem để rồi bắt chước mù theo.

Hạng mù kia làm sao hiểu được cách thờ cúng của người Phật tử, bất luận là đốt hương, lễ bái, niệm kinh, tụng sám cho đến tuyên dương Phật hiệu, nhất nhất đều bao hàm một tác dụng vô cùng sâu xa nhiệm mầu ở trong đó. Hằng ngày hành trì như trên là cốt muợn cảnh giới thanh tịnh, vận dụng tâm niệm thanh tịnh để gột tẩy hoặc nghiệp ô nhiễm chất chứa vô thỉ kiếp đến nay trong tâm và đang hiện ra ngoài thân, đồng thời cũng để vun xới cho hột giống thanh tịnh xuất thế mỗi ngày một tăng trưởng. Vì thế tôi dám khuyên các bậc thiện trí thức Phật tử trong khi làm Phật sự, không những không nên sợ dư luận mà đồng thời lại còn phải tinh tấn khuyến khích mọi người làm theo. Phật dạy: "Nhơn thân nan đắc, Phật pháp nan văn" (Thân người khó được, Phật pháp khó gặp). Nay đã được làm thân người mà lại được gặp Phật pháp, nếu chẳng cố công học hỏi thì nào có khác gì người nghèo được đến non vàng mà lại đành cam phận khó và chịu bỏ về không, há chẳng uổng lắm sao!

http://www.thuvienhoasen.org/phapmontinhdo-thichtrithu-07.htm

Đọc mà hiễu là hàng thánh.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

I
Trả lời
0
Xem
3K
imported_gioidinhhue
I
I
Trả lời
0
Xem
2K
imported_gioidinhhue
I
I
Trả lời
1
Xem
3K
imported_gioidinhhue
I
I
Trả lời
0
Xem
3K
imported_gioidinhhue
I
I
Trả lời
2
Xem
4K
imported_gioidinhhue
I
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên