KHÔNG

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Hí hí...Trong mơ có mớ đó mà..!!
Này bạn tôi ơi... Trong mơ là nói trong vô minh chấp thật - không chấp có thì cũng chấp không hoặc chấp vào tứ cú chiều thuận nghịch. Cuối cùng thì chấp vào trung đạo, rồi kết luận tương đối - cũng là chấp..!!

Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt. Tất cả lời nói của Phật của tổ là để giúp chúng sanh hết tất cả chấp mà ra khỏi vô minh - tỉnh mộng - tỉnh thức..!!

Mong cho tất cả chúng sanh tỉnh mộng nhận ra cái chân thật chính mình...

"..Trong mộng lao xao bày sáu nẻo
Tỉnh ra bàng bạc chẳng ba ngàn.."

Cung kính.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

ờ nhỉ .. .[smile] ... các bộ kinh nguyên thủy, đại thừa nói rất nhiều cụ thể về chân tâm [smile] .. và tâm vật [smile]

sao hỏng thấy ai ở đây nói về những cụ thể về chân tâm nhỉ ?

ờ mà đúng hông? [smile] x x x x
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
KHÔNG, cứ hiểu theo đúng nghĩa đen và đơn giản nhất là KHÔNG CÓ GÌ CẢ.

Tất nhiên khi nói như vậy thì chắc ai cũng liên tưởng và hình dung đến Hư không (Hư vô) nhưng Hư không thật ra cũng chỉ là 'Không tương đối' chứ không phải 'Không tuyệt đối'. Sở dĩ tôi tạm gọi là 'Không tương đối' vì nó chỉ là ý niệm 'Không' đối đãi với 'Có' (tương đối) mà ra. Xét cho cùng thì cái hư không đó cũng là CÓ theo nghĩa nào đó rồi (có thứ không có gì cả), tức là do có ý niệm về CÓ mới phát sinh ra ý niệm về KHÔNG, theo nghĩa 'cái này có do cái kia có'. Nói khác đi, do có cái gì đó nên mới có cái 'không có gì cả'. Để phân biệt, trong Phật giáo dùng từ Ngoan không ám chỉ cho cái 'không có gì cả' tương đối này, và dùng từ Chân không ám chỉ cho cái 'không có gì cả' tuyệt đối, trống rỗng, vắng bặt tất cả, không có đối đãi.

Theo Phật giáo, Chân không chính là nguồn gốc tạo ra vũ trụ. Trong các đạo giáo phương Đông, có đạo Lão và Kinh Dịch cũng cùng chung quan điểm này.

Theo lý lẽ thường tình thì mọi người cho rằng có một cái gì đó là nguyên nhân đầu tiên cho vạn vật. Bởi vì phải có thứ này mới sinh ra thứ kia, chứ không thể từ hư vô sinh ra được cái gì, bởi cái lẽ đơn giản dễ hiểu rằng từ Không (hư không) thì không thể sinh ra Có (vạn vật) và ngược lại, vạn vật thì không thể tự dưng biến mất thành hư không. Tuy nhiên, với Chân không thì lại khác. Chính vì tuyệt đối trống rỗng mới là nền tảng khởi sinh Có và Không (vạn vật và hư vô) đối đãi nhau.

Khoa học hiện đại đã làm sáng tỏ sự minh triết của các thánh nhân phương Đông. Khi loại bỏ gần như tất cả mọi thứ, tưởng như chỉ còn là hư không, bỗng nhiên các nhà khoa học lại phát hiện ra một điều kỳ lạ. Có hằng hà sa số những hạt 'ảo' sinh ra và mất đi liên tục ở nơi 'không có gì cả' đó. Tại sao lại có hiện tượng này? Trong thế giới lượng tử thì theo nguyên lý bất định Heisenberg, không thể xác định vị trí và vận tốc của một hạt cùng một lúc. Nếu là hư không thì sẽ xác định tại một vị trí nhất định có năng lượng bằng không, như vậy sẽ sai trái với nguyên lý bất định. Do đó ở bất kỳ nơi nào trong chân không, luôn xuất hiện những cặp hạt ảo có điện tích trái ngược nhau, sau đó chúng hủy diệt nhau. Sự thăng giáng lượng tử này luôn tạo sinh ra các hạt ảo. Sở dĩ gọi là hạt ảo vì chúng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn, chúng từ chân không xuất hiện và ngay sau đó biến mất, trở lại với chân không. Có giả thuyết cho rằng hạt ảo có thể là một vũ trụ. Gamov từng đưa ra giả thuyết về một đa vũ trụ, xuất hiện từ hư vô, khi cho rằng mỗi vũ trụ trong đó có năng lượng dương nhưng năng lượng liên kết giữa chúng là âm với giá trị bằng nhau. Do đó xét về tổng thể thì đa vũ trụ có năng lượng bằng không, tức là từ chỗ không có gì mà thành ra có tất cả, đây là bữa tiệc không mất tiền tối hậu. Tương truyền rằng khi Gamov trình bày giả thuyết của mình cho Einstein nghe, ông ta đang đi qua đường bỗng đứng sững lại vì ý tưởng quá độc đáo này, đến nỗi suýt bị xe tông.

Người đời vốn dĩ hay thắc mắc, trong số đó có thắc mắc rằng tại sao lại có mọi thứ trên đời mà không phải là không có gì cả. Đó là quan điểm chấp có cố hữu của con người. Họ không biết rằng mọi thứ tưởng rằng có thật ra là không (không có thật, vì là giả có) và ý niệm 'không có gì cả' hư vô thật ra là do ý niệm có kia mà thành. Giống như con gà và quả trứng: con gà đẻ ra quả trứng, quả trứng nở ra con gà.

Kinh dịch cho rằng Vô cực sinh ra Thái cực, tức là từ nơi không có đối đãi phát sinh ra đối đãi. Lão Tử cũng có nói: "Khi thiên hạ cho rằng Lành tức là Lành thì đã có cái chẳng Lành rồi", tức là khi xác định có Thiện thì đó là do có cái Ác sinh ra nó.

Trong phim Kungfu Panda có nói đến sự minh triết của phương Đông theo cách vừa hài hước vừa thâm thúy. Chú gấu trúc sau này có thú nhận rằng bí quyết gia truyền của món mì nhà làm là...không có bí quyết gì cả. Còn tinh hoa võ học khi được mở bọc ra thì thấy...không có gì trong đó.

Bồ tát Long Thọ (Nagarjuna), luận sư vĩ đại nhất của Phật giáo, có tóm gọn lại Chân lý tuyệt đối bằng một câu: "Tất cả đều là không, ngay cả không cũng là không nốt!"

Như thế đó, chính vì không có cả hư vô, chỉ là sự trống không tuyệt đối mới là nền tảng phát sinh và dung chứa cho hết thảy mọi thứ.
1. Đây là quan điểm sai lầm, không đúng theo tinh thần Phật giáo.
Vì ngay trong cái "không tuyệt đối" đó thì làm sao tự nó sanh ra vật!? Nếu bảo nó sanh ra vật thì cái không ấy giờ bỗng thành có rồi, có cái kỳ dị rồi.

Luận thuyết này của bạn tương đồng với luận thuyết của Chúa sáng thế: chúa tự có, chúa là tuyệt đối, rồi sanh ra vạn vật. Thay vì gọi là đấng sáng thế, bây giờ bạn gọi là "không tuyệt đối".

Bạn nên biết, trong cái "không tuyệt đối" ấy thì tự nó không thể sanh vật. Cho nên không thể dựa vào nó để giải thích vũ trụ vạn vật.

2. Nguồn gốc sanh ra vũ trụ chính là tất cả Chân Tâm hay tất cả bản ngã vốn có, còn gọi là"Vạn Pháp duy tâm tạo".
Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật đã chỉ rõ sự xuất hiện thế giới và các chủng loài chúng sanh.

VŨ TRỤ do cộng đồng chân tâm tạo ra và hằng chuyển không ngừng nghỉ.

Bạn nên biết, chân tâm của bạn nó luôn luôn thuần khiết, do vô minh (không biết rõ về chính nó và các chân tâm còn lại) mà hóa ra hiện tượng vật chất và tinh thần, bạn là một thành phần của vũ trụ. Nếu bạn giác ngộ thì toàn thể vũ trụ này đâu đâu cũng là bạn.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Bản thân doccoden, sau bao nhiêu năm tháng trầm tư mặc tưởng về nguồn gốc của vạn vật, đến khi đọc thấy câu nói của Trang Tử: "Đó có do đây có, đây có do đó có" thì chợt nhận thấy Chân không chính là nguyên cớ cho mọi sự.
Học đạo ngoài Tâm biết chừng nào toàn giác!
Bạn thấy như thế là rơi vào Duyên giác thừa.
Sao bạn chẳng thấy ở nơi tâm bạn? Chẳng lẻ bạn chửi bới nguyên cớ là tại bởi Chân không sao!

Bạn sanh tử luân hồi là do chân không sao? Một mình chân không của bạn tạo ra tất cả sao?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

VŨ TRỤ do cộng đồng chân tâm tạo ra và hằng chuyển không ngừng nghỉ. - CON BÒ CƯỜI

mỗi cái tôi chân thật là một chất bất hoại --> không do bất kì cái làm thành - CON BÒ CƯỜI

VNBN không hề nói nó ở trong con người, lại cũng khong nói là ở ngoài con người. - CON BÒ CƯỜI


và tất cả các cái tôi chân thật --> nương nhau thể hiện sự tồn tại của mình: từ vô minh đến giác ngộ. Đó là sự thật tối hậu vậy. - CON BÒ CƯỜI


rùi mai CON BÒ CƯỜI lại nói : ... tôi hông hề nói CỘNG ĐỒNG CHÂN TÂM là chất bất hoại nhé [smile]

có phải rùi sẽ trườn uốn như con lươn nữa hông ? [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
1. Đây là quan điểm sai lầm, không đúng theo tinh thần Phật giáo.
Vì ngay trong cái "không tuyệt đối" đó thì làm sao tự nó sanh ra vật!? Nếu bảo nó sanh ra vật thì cái không ấy giờ bỗng thành có rồi, có cái kỳ dị rồi.

Luận thuyết này của bạn tương đồng với luận thuyết của Chúa sáng thế: chúa tự có, chúa là tuyệt đối, rồi sanh ra vạn vật. Thay vì gọi là đấng sáng thế, bây giờ bạn gọi là "không tuyệt đối".

Bạn nên biết, trong cái "không tuyệt đối" ấy thì tự nó không thể sanh vật. Cho nên không thể dựa vào nó để giải thích vũ trụ vạn vật.

2. Nguồn gốc sanh ra vũ trụ chính là tất cả Chân Tâm hay tất cả bản ngã vốn có, còn gọi là"Vạn Pháp duy tâm tạo".
Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật đã chỉ rõ sự xuất hiện thế giới và các chủng loài chúng sanh.

VŨ TRỤ do cộng đồng chân tâm tạo ra và hằng chuyển không ngừng nghỉ.


Bạn nên biết, chân tâm của bạn nó luôn luôn thuần khiết, do vô minh (không biết rõ về chính nó và các chân tâm còn lại) mà hóa ra hiện tượng vật chất và tinh thần, bạn là một thành phần của vũ trụ. Nếu bạn giác ngộ thì toàn thể vũ trụ này đâu đâu cũng là bạn.

Cu Nhí có vấn đề về đọc hiểu, dù anh đã giải thích là Chân không khác Hư không. Chúa thì khác với Chân không và Hư không, vì Đấng sáng tạo là một Thực thể có đặc tính toàn năng.

Trong khi quan điểm của cu thì về mấy cái Tôi nó đần độn còn hơn đứa con nít, với cu thì anh nói vũ trụ do một ông Kẹ tạo ra nghe còn có lý hơn 'những cái Tôi chân thật' của cu. Hí hí.
 

Phúc Đăng

New Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 11 2021
Bài viết
17
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Địa chỉ
Hà Nội
KHÔNG, cứ hiểu theo đúng nghĩa đen và đơn giản nhất là KHÔNG CÓ GÌ CẢ.

Tất nhiên khi nói như vậy thì chắc ai cũng liên tưởng và hình dung đến Hư không (Hư vô) nhưng Hư không thật ra cũng chỉ là 'Không tương đối' chứ không phải 'Không tuyệt đối'. Sở dĩ tôi tạm gọi là 'Không tương đối' vì nó chỉ là ý niệm 'Không' đối đãi với 'Có' (tương đối) mà ra. Xét cho cùng thì cái hư không đó cũng là CÓ theo nghĩa nào đó rồi (có thứ không có gì cả), tức là do có ý niệm về CÓ mới phát sinh ra ý niệm về KHÔNG, theo nghĩa 'cái này có do cái kia có'. Nói khác đi, do có cái gì đó nên mới có cái 'không có gì cả'. Để phân biệt, trong Phật giáo dùng từ Ngoan không ám chỉ cho cái 'không có gì cả' tương đối này, và dùng từ Chân không ám chỉ cho cái 'không có gì cả' tuyệt đối, trống rỗng, vắng bặt tất cả, không có đối đãi.

Theo Phật giáo, Chân không chính là nguồn gốc tạo ra vũ trụ. Trong các đạo giáo phương Đông, có đạo Lão và Kinh Dịch cũng cùng chung quan điểm này.

Theo lý lẽ thường tình thì mọi người cho rằng có một cái gì đó là nguyên nhân đầu tiên cho vạn vật. Bởi vì phải có thứ này mới sinh ra thứ kia, chứ không thể từ hư vô sinh ra được cái gì, bởi cái lẽ đơn giản dễ hiểu rằng từ Không (hư không) thì không thể sinh ra Có (vạn vật) và ngược lại, vạn vật thì không thể tự dưng biến mất thành hư không. Tuy nhiên, với Chân không thì lại khác. Chính vì tuyệt đối trống rỗng mới là nền tảng khởi sinh Có và Không (vạn vật và hư vô) đối đãi nhau.

Khoa học hiện đại đã làm sáng tỏ sự minh triết của các thánh nhân phương Đông. Khi loại bỏ gần như tất cả mọi thứ, tưởng như chỉ còn là hư không, bỗng nhiên các nhà khoa học lại phát hiện ra một điều kỳ lạ. Có hằng hà sa số những hạt 'ảo' sinh ra và mất đi liên tục ở nơi 'không có gì cả' đó. Tại sao lại có hiện tượng này? Trong thế giới lượng tử thì theo nguyên lý bất định Heisenberg, không thể xác định vị trí và vận tốc của một hạt cùng một lúc. Nếu là hư không thì sẽ xác định tại một vị trí nhất định có năng lượng bằng không, như vậy sẽ sai trái với nguyên lý bất định. Do đó ở bất kỳ nơi nào trong chân không, luôn xuất hiện những cặp hạt ảo có điện tích trái ngược nhau, sau đó chúng hủy diệt nhau. Sự thăng giáng lượng tử này luôn tạo sinh ra các hạt ảo. Sở dĩ gọi là hạt ảo vì chúng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn, chúng từ chân không xuất hiện và ngay sau đó biến mất, trở lại với chân không. Có giả thuyết cho rằng hạt ảo có thể là một vũ trụ. Gamov từng đưa ra giả thuyết về một đa vũ trụ, xuất hiện từ hư vô, khi cho rằng mỗi vũ trụ trong đó có năng lượng dương nhưng năng lượng liên kết giữa chúng là âm với giá trị bằng nhau. Do đó xét về tổng thể thì đa vũ trụ có năng lượng bằng không, tức là từ chỗ không có gì mà thành ra có tất cả, đây là bữa tiệc không mất tiền tối hậu. Tương truyền rằng khi Gamov trình bày giả thuyết của mình cho Einstein nghe, ông ta đang đi qua đường bỗng đứng sững lại vì ý tưởng quá độc đáo này, đến nỗi suýt bị xe tông.

Người đời vốn dĩ hay thắc mắc, trong số đó có thắc mắc rằng tại sao lại có mọi thứ trên đời mà không phải là không có gì cả. Đó là quan điểm chấp có cố hữu của con người. Họ không biết rằng mọi thứ tưởng rằng có thật ra là không (không có thật, vì là giả có) và ý niệm 'không có gì cả' hư vô thật ra là do ý niệm có kia mà thành. Giống như con gà và quả trứng: con gà đẻ ra quả trứng, quả trứng nở ra con gà.

Kinh dịch cho rằng Vô cực sinh ra Thái cực, tức là từ nơi không có đối đãi phát sinh ra đối đãi. Lão Tử cũng có nói: "Khi thiên hạ cho rằng Lành tức là Lành thì đã có cái chẳng Lành rồi", tức là khi xác định có Thiện thì đó là do có cái Ác sinh ra nó.

Trong phim Kungfu Panda có nói đến sự minh triết của phương Đông theo cách vừa hài hước vừa thâm thúy. Chú gấu trúc sau này có thú nhận rằng bí quyết gia truyền của món mì nhà làm là...không có bí quyết gì cả. Còn tinh hoa võ học khi được mở bọc ra thì thấy...không có gì trong đó.

Bồ tát Long Thọ (Nagarjuna), luận sư vĩ đại nhất của Phật giáo, có tóm gọn lại Chân lý tuyệt đối bằng một câu: "Tất cả đều là không, ngay cả không cũng là không nốt!"

Như thế đó, chính vì không có cả hư vô, chỉ là sự trống không tuyệt đối mới là nền tảng phát sinh và dung chứa cho hết thảy mọi thứ.
Xin hỏi doccoden. Bạn từng nói "nếu tự tánh của con người mà là minh (sáng suốt) thì sẽ mãi như thế. Nếu tự tánh của con người mà là vô minh (không sáng suốt) thì sẽ mãi là kẻ ngu si. Vì nhờ có không nên người ngu dốt, vô minh mới có thể chuyển hóa thành người giác ngộ...". Vậy, theo ý này, vô minh có thể chuyển thành giác ngộ thì giác ngộ có biến đổi tiếp thành vô minh hay một cái gì khác không?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Cu Nhí có vấn đề về đọc hiểu, dù anh đã giải thích là Chân không khác Hư không. Chúa thì khác với Chân không và Hư không, vì Đấng sáng tạo là một Thực thể có đặc tính toàn năng.

Trong khi quan điểm của cu thì về mấy cái Tôi nó đần độn còn hơn đứa con nít, với cu thì anh nói vũ trụ do một ông Kẹ tạo ra nghe còn có lý hơn 'những cái Tôi chân thật' của cu. Hí hí.
Quan điểm của bạn với đấng sáng tạo không khác gì mấy đâu. Thay vì bên đấng sáng tạo là một thựch thể sáng tạo tất cả. Còn quan điểm của bạn, thay cho đấng sáng tạo là chân không, tuy không phải là thực thể nào nhưng bạn đã quy về có một cái chân không bao trùm vũ trụ, một mình nó tạo ra tất cả. Như vậy cũng thuộc luận thuyết một chủ thể (một cái gì đó) tạo ra tất cả, đó là quan điểm sai lầm, trước hết là mâu thuẩn với duyên khởi.

Nếu không có nhân duyên thì một mình chân không không thể tạo ra gì cả.

Quan điểm của VNBN thì VNBN đánh giá là bạn chưa hiểu được, do vậy bạn không thể đánh giá về quan điểm mà bản thân bạn chưa lĩnh hội, bạn có nói gì thì cũng chỉ là một kẻ dốt đòi đánh giá một giáo sư.

Đại thừa Phật giáo đã tuyên thuyết "Vạn pháp duy tâm tạo", là chân lí tối hậu mà Phật đã chứng nghiệm. Tâm = những cái tôi chân thật mà tôi đã nói.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ha ha ha [smile]

VŨ TRỤ do cộng đồng chân tâm tạo ra và hằng chuyển không ngừng nghỉ. - CON BÒ CƯỜI

mỗi cái tôi chân thật là một chất bất hoại --> không do bất kì cái làm thành - CON BÒ CƯỜI

VNBN không hề nói nó ở trong con người, lại cũng khong nói là ở ngoài con người. - CON BÒ CƯỜI


và tất cả các cái tôi chân thật --> nương nhau thể hiện sự tồn tại của mình: từ vô minh đến giác ngộ. Đó là sự thật tối hậu vậy. - CON BÒ CƯỜI


rùi mai CON BÒ CƯỜI lại nói : ... tôi hông hề nói CỘNG ĐỒNG CHÂN TÂM là chất bất hoại nhé [smile]

có phải rùi sẽ trườn uốn như con lươn nữa hông ? [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
kakakaka, chất bất hoại chứ không phải "VẬT CHẤT bất hoại". Ở các bài khác bạn không hiểu VNBN nói gì, lúc thì bạn đoán là VẬT CHẤT, lúc thì đoán là trong ngũ uẩn, lúc thì ngoài ngũ uẫn. Bản thân bạn không hiểu VNBN nói gì thì mọi phát ngôn của bạn, theo kiểu "khẳng định" thì mất hết chánh tư duy rồi.

KHÔNG HIỂU NGƯỜI KHÁC NÓI MÀ PHÁN THÌ KHÔNG PHẢI BẬC TRÍ. Cho nên, bạn chưa đủ điều kiện để thảo luận với VNBN. Bạn doccoden thì khá hơn một chút về thái độ thảo luận nhưng rất tiếc tri kiến cá nhân bạn ấy còn ở chỗ Duyên giác chưa chịu tiếp nhận đại thừa, vì chưa chịu buông xả nên cũng không dung thông được.

MUỐN THẢO LUẬN THÌ PHẢI NÊU RA Ý KIẾN PHẢN BIỆN. CÒN NẾU KHÔNG VÀ CHỈ DÈM PHA CƯỜI CỢT THÌ KHÔNG PHẢI BẬC TRÍ, KHÔNG ĐÁNG ĐỂ TRÂN TRỌNG.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) CON BÒ CƯỜI VNBN MỞ MIỆNG là nói chuyện NGU NHƯ BÒ [smile] xxxx x .... luôn đúng nhỉ ? [smile]

A ahhahahahaha ...

VŨ TRỤ do cộng đồng chân tâm ---> tạo ra và hằng chuyển không ngừng nghỉ. - CON BÒ CƯỜI

mỗi cái tôi chân thật là một chất bất hoại --> không do bất kì cái làm thành - CON BÒ CƯỜI

VNBN không hề nói nó ở trong con người, lại cũng khong nói là ở ngoài con người. - CON BÒ CƯỜI


và tất cả các cái tôi chân thật --> nương nhau thể hiện sự tồn tại của mình: từ vô minh đến giác ngộ. Đó là sự thật tối hậu vậy. - CON BÒ CƯỜI


rùi mai CON BÒ CƯỜI lại nói : ... tôi hông hề nói CỘNG ĐỒNG CHÂN TÂM là chất bất hoại nhé [smile]

có phải rùi sẽ trườn uốn như con lươn nữa hông ? [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Xin hỏi doccoden. Bạn từng nói "nếu tự tánh của con người mà là minh (sáng suốt) thì sẽ mãi như thế. Nếu tự tánh của con người mà là vô minh (không sáng suốt) thì sẽ mãi là kẻ ngu si. Vì nhờ có không nên người ngu dốt, vô minh mới có thể chuyển hóa thành người giác ngộ...". Vậy, theo ý này, vô minh có thể chuyển thành giác ngộ thì giác ngộ có biến đổi tiếp thành vô minh hay một cái gì khác không?

Vô minh và giác ngộ thật ra cũng chỉ là cách nói khác của 'ngu' và 'khôn' khi bàn đến sự hiểu biết về chân tướng của vạn vật. Nó cũng chỉ là những trạng thái của tâm thức mà thôi. Nói vậy thì bạn đã có câu trả lời rồi. Chẳng hạn bạn học ngoại ngữ, lúc đầu không biết gì ráo, sau đó thông thạo. Sự u mê hay sáng suốt có thể bị ảnh hưởng khi về già, có thể đãng trí hay lú lẫn.


Quan điểm của bạn với đấng sáng tạo không khác gì mấy đâu. Thay vì bên đấng sáng tạo là một thựch thể sáng tạo tất cả. Còn quan điểm của bạn, thay cho đấng sáng tạo là chân không, tuy không phải là thực thể nào nhưng bạn đã quy về có một cái chân không bao trùm vũ trụ, một mình nó tạo ra tất cả. Như vậy cũng thuộc luận thuyết một chủ thể (một cái gì đó) tạo ra tất cả, đó là quan điểm sai lầm, trước hết là mâu thuẩn với duyên khởi.

Nếu không có nhân duyên thì một mình chân không không thể tạo ra gì cả.

Quan điểm của VNBN thì VNBN đánh giá là bạn chưa hiểu được, do vậy bạn không thể đánh giá về quan điểm mà bản thân bạn chưa lĩnh hội, bạn có nói gì thì cũng chỉ là một kẻ dốt đòi đánh giá một giáo sư.

Đại thừa Phật giáo đã tuyên thuyết "Vạn pháp duy tâm tạo", là chân lí tối hậu mà Phật đã chứng nghiệm. Tâm = những cái tôi chân thật mà tôi đã nói.

Quan điểm của cu Nhí mới là giống với đấng sáng tạo nhé. Chúa tạo ra mọi thứ từ hư không, còn cu thì cho rằng những cái tâm chân thật tạo ra mọi thứ từ hư không. Khác nhau chỉ ở chỗ, thay vì chỉ cần một Chúa, cu đẻ ra vô số Chúa chỉ để làm ra một việc giống nhau. Đúng là rách việc, hí hí.

Do cu hiểu sai về duy tâm, nên khi nghe nói 'vạn pháp duy tâm tạo' lại tưởng tượng đến mấy cái tâm tào lao không có thật. Thương thay. Phật giáo đại thừa hay tiểu thừa gì cũng nói như nhau, đều thuyết giảng duy tâm tạo hết nhé cu Nhí. Cu đã nghe câu kinh của tiểu thừa 'Ý dẫn đầu các pháp' chưa? Rồi còn thập nhị nhân duyên nữa, v.v...Còn chân lý tối hậu thì Phật đã từng nói là 'bất khả thuyết, bất khả tư nghì'. Anh cũng đã phân tích rồi, vì nó nằm ngoài tứ cú.

Cu chỉ cần nhớ một điều là tất cả mọi thứ Phật thuyết giảng đều là chân lý tương đối, cốt là để phá chấp. Vì toàn là chân lý tương đối nên Phật giáo mới luôn cảnh báo nó giống như chiếc bè dùng để qua sông, khi qua sông rồi thì quên chiếc bè đi. Hoặc ví nó giống như ngón tay chỉ trăng, thấy trăng (chân lý tối hậu) rồi thì quên ngón tay (chân lý tương đối) đi. Phật giáo có câu 'Chánh pháp còn phải bỏ huống gì là phi pháp' cũng là ý như thế: Chánh pháp là những chân lý tương đối dùng như phương tiện để phá chấp, diệt trừ Tà pháp (phi pháp), khi diệt hết rồi thì 'thanh gươm chánh pháp' cũng phải buông bỏ vì đã hoàn thành công việc.
 
Last edited:

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Hí hí... Vô Ngã là Niết Bàn..!!

Screenshot_20230706-080319~2.png
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Hí hí... Vô Ngã là Niết Bàn..!!

View attachment 8243
Này bạn tôi ơi... Trong mơ là nói trong vô minh chấp thật - không chấp có thì cũng chấp không hoặc chấp vào tứ cú chiều thuận nghịch. Cuối cùng thì chấp vào trung đạo, rồi kết luận tương đối - cũng là chấp..!!

Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt. Tất cả lời nói của Phật của tổ là để giúp chúng sanh hết tất cả chấp mà ra khỏi vô minh - tỉnh mộng - tỉnh thức..!!

Mong cho tất cả chúng sanh tỉnh mộng nhận ra cái chân thật chính mình...

"..Trong mộng lao xao bày sáu nẻo
Tỉnh ra bàng bạc chẳng ba ngàn.."

Cung kính.

Thì bạn cũng đang chấp vào Vô Ngã và Niết Bàn đấy thôi.

'Không có Phật, Niết Bàn
Không có Niết Bàn, Phật
Lìa có và không có
Tất cả thảy đều lìa'

Kinh Lăng Già
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Hí hí... Bạn đã nói: Lời nói của Phật là để giúp chúng sanh phá chấp...

Vậy, mục đích chúng sanh phá chấp để làm gì? Là để chứng diệt đế - tâm bắt cảnh niết bàn... Là để nhận lại bản lai diện mục - tự tánh niết bàn...

Thế thì cũng một lời nói, mà với người này là chấp thật, với người khác là dụng - chẳng chấp thật...

Chúc bạn tôi ơi... Hoan hỉ cho người - vì trong mơ nói mớ..!!

Cung kính.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Cái gì là doccoden???
Cục đất (tứ đại)

Từ đâu cục đất BIẾT CHẤP được cái gì là KHÔNG???
Từ đâu cục đất BIẾT CHẤP được cái gì là CÓ???



 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Hí hí... Bạn đã nói: Lời nói của Phật là để giúp chúng sanh phá chấp...

Vậy, mục đích chúng sanh phá chấp để làm gì? Là để chứng diệt đế - tâm bắt cảnh niết bàn... Là để nhận lại bản lai diện mục - tự tánh niết bàn...

Thế thì cũng một lời nói, mà với người này là chấp thật, với người khác là dụng - chẳng chấp thật...

Chúc bạn tôi ơi... Hoan hỉ cho người - vì trong mơ nói mớ..!!

Cung kính.
Có lý nào ông Phật CHẤP CÓ cái gì là CHÚNG SANH???

Cái gì là Đức-Phật??? Cục đất.
Lời cục đất nói giúp được cái gì???


 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Có lý nào ông Phật CHẤP CÓ cái gì là CHÚNG SANH???

Cái gì là Đức-Phật??? Cục đất.
Lời cục đất nói giúp được cái gì???

Chúng-sanh, thật không phải chúng-sanh, chỉ giả gọi là 'chúng-sanh''.

Phật dạy :
'Tu-Bồ-Đề ! ông chớ lầm tưởng :
Như-Lai nghĩ rằng : 'Ta độ chúng-sanh'.

Tại sao vậy ?
Nếu Như-Lai có nghĩ :
'Ta độ chúng-sanh', thì Như-Lai còn CHẤP bốn tướng : ngã, nhơn, chúng-sanh, và thọ-giả, tức nhiên không phải Như-Lai.

Bởi thế nên, Như-Lai thật không có độ chúng-sanh nào cả.
Kinh Kim-Cang bát nhã
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Hí hí... Bạn đã nói: Lời nói của Phật là để giúp chúng sanh phá chấp...

Vậy, mục đích chúng sanh phá chấp để làm gì? Là để chứng diệt đế - tâm bắt cảnh niết bàn... Là để nhận lại bản lai diện mục - tự tánh niết bàn...

Thế thì cũng một lời nói, mà với người này là chấp thật, với người khác là dụng - chẳng chấp thật...

Chúc bạn tôi ơi... Hoan hỉ cho người - vì trong mơ nói mớ..!!

Cung kính.

Không phải phá chấp là để chứng đắc cái khỉ khô gì cả, cũng chẳng phải là có cõi Niết Bàn nào. Bát nhã tâm kinh có nói thẳng là 'Không chứng cũng không đắc. Vì không có gì để đắc'. Kinh Lăng Già cũng nói lời thật là 'Không có Phật, Niết Bàn'. Dù gọi tên là Niết Bàn, Phật tánh hay gì gì thì cần phải biết rằng chân tướng và giả tướng như hai mặt của một đồng tiền.

Như ví dụ về cuốn sách mà tôi từng nói, những tờ giấy của cuốn sách là vạn pháp, nội dung của cuốn sách là Niết Bàn. Do đó có thể thấy khi đọc sách thì hiểu ra nội dung, người ta làm ra cuốn sách là để truyền tải nội dung cho độc giả chứ không có cái 'nội dung kiểu bằng xương bằng thịt' như mấy tờ giấy của cuốn sách. Nếu đốt hết cuốn sách thì nội dung cũng không còn. Đó là sự khác biệt giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo, dù cách giảng giải giống nhau, nhất là Phật giáo đại thừa.

Vậy, mục đích chúng sanh phá chấp để làm gì?

Để không còn u mê ôm chấp tà kiến nữa. Cũng giống như khi xưa người ta cho rằng có đường chân trời, vì quan niệm rằng trái đất như cái mâm, bầu trời như cái lồng bàn úp xuống. Đến nay thì biết quan điểm đó là sai lầm. Tất nhiên chúng ta vẫn thấy như thể có đường chân trời, nhưng giờ đây biết rằng nó chỉ là giả ảo.

Tưởng cũng nên nhắc lại là khi tìm hiểu phật pháp thì phải 'y nghĩa bất y ngữ'. Chẳng hạn nói 'duy tâm tạo', khi thì nói 'do chân tâm biến hiện' khi thì nói 'do vọng tâm mộng tưởng'...tuy có vẻ trái ngược nhưng đều đúng cả, vì tùy theo ngữ cảnh mà nói.
 
Last edited:

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Hí hí.. ok bạn, y nghĩa bất y ngữ...
Vì mê nên nói ngộ...
Vì không nên nói có...
Vì khổ đau nên nói hạnh phúc tối thượng...
Vì tâm thức bất an vô thường khổ vô ngã nên mới nói đắc thường lạc ngã Tịnh...

Bạn nói chí phải...
Bạn xong việc rồi thì lời trên cho người khác...

Cung kính.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Hí hí.. ok bạn, y nghĩa bất y ngữ...
Vì mê nên nói ngộ...
Vì không nên nói có...
Vì khổ đau nên nói hạnh phúc tối thượng...
Vì tâm thức bất an vô thường khổ vô ngã nên mới nói đắc thường lạc ngã Tịnh...

Bạn nói chí phải...
Bạn xong việc rồi thì lời trên cho người khác...

Cung kính.

Giống như người uống rượu thì say và khuyên là 'đừng say rượu nữa, hãy tỉnh lại', còn không uống thì không thể nói 'tôi tỉnh' được. Do đó hễ nói 'tỉnh táo' chẳng qua để bác bỏ sự 'say xỉn' chứ thật ra không phải là say hay tỉnh.

Cũng vậy, trong Chân tâm thì làm gì có vô ngã. Do người đời chấp ngã nên mới nói là 'vô ngã' để bác bỏ sự chấp nhất rằng bản ngã là có thật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên