Khuyến phát bồ đề đề tâm văn

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
BÀI VĂN
KHUYẾN PHÁT BỒ ÐỀ TÂM

Đại Sư Thật Hiền Soạn
Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng

Văn Khuyến Phát Bồ Ðề Tâm: Khuyến phát, là chúng ta vốn chưa phát tâm, nay Ðại sư Tỉnh Am dùng ngôn ngữ vô cùng hợp lý, hợp pháp, để khuyên nhắc khuyến khích chúng ta, khiến chúng ta phát tâm. Phát tâm gì ? Chính là phát tâm Bồ đề.


Thế nào là tâm Bồ đề ? Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm. Trong chân tâm, không có các tướng ủy khúc quanh co, cũng chẳng có các hành vi bất chánh. Tâm Bồ đề cũng có thể nói rằng là tâm lợi người, tâm tự giác giác tha, tâm tự lợi lợi tha. "Bồ đề" là tiếng Phạn, dịch là "giác đạo". Giác đạo có nghĩa là hiểu rõ đạo, khiến chúng ta hiểu rõ đạo này, hiểu rõ con đường này. Hiểu rõ đạo mới có thể tu hành ; nếu không hiểu đạo thì không thể tu hành, thường hay điên đảo, cho phải là trái, cho trái là phải, trắng đen không rõ, nón giày lẫn lộn, vị trí đảo ngược. Hiểu rõ đạo thì có thể đi trên con đường chân chánh ; không hiểu rõ đạo thì sẽ bước vào đường tà. Tóm lại, không làm các việc ác, làm các điều lành, đó chính là tâm Bồ đề. Cho nên cũng chính là giữ gìn giới luật, chúng ta giữ gìn giới luật quy củ, đó chính là tâm Bồ đề ; không giữ gìn quy củ tức là làm mất đi tâm Bồ đề. Ðó chính là ý nghĩa khái quát của tâm Bồ đề.


"Văn", là văn chương. Vì nó là từng thiên từng thiên, từng chương từng chương, nên gọi là văn chương. Nó có các loại văn pháp như khai hợp chuyển tích, có "chi hồ giả dã hỹ yên tai", lại có khởi thừa chuyển hợp, và lời văn viết ra mạch lạc, gọn gàng, trong đó bao gồm nhiều ý nghĩa. Bài "Văn Khuyên Phát Tâm Bồ đề" này, cũng giống như kinh điển vậy. Tuy chữ không nhiều, nhưng lý luận của bài văn rất viên mãn, vì thế trong Phật giáo, bài văn này chiếm địa vị vô cùng quan trọng.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn

Giảng:
Cổ Hàng : Từ xưa đến nay đều có một chỗ như thế, là chỗ nào ? Chính là Hàng Châu. Hàng Châu là nơi Phật pháp phát triển hưng thạnh, có Tây Thiên Mục, Ðông Thiên Mục, Nam Thiên Mục, Bắc Thiên Mục, lại có Thiên Thai Sơn, bảy đời chư Phật quá khứ đều xuất thế tại đây. Tại sao Trung Quốc có nhiều chúng sanh có căn tánh Ðại thừa như thế ? Chính là vì chư Phật trước kia thường chọn Trung Quốc làm nơi xuất thế, vì thế chủng tử Ðại thừa vốn đã gieo trồng tại đây.

Chùa Phạm Thiên : Phạm có nghĩa là thanh tịnh, chính là ngôi tự viện "Thanh Tịnh Thiên" này.

Sa môn : Sa môn là tiếng Phạn, là tiếng gọi chung của người xuất gia, dịch là "cần tu giới định huệ, tức diệt tham sân si". Siêng tu giới định huệ có nghĩa là không điên đảo ; dứt trừ tham sân si, có nghĩa là không hồ đồ, không có vô minh. Vì thế danh hiệu chung của người xuất gia gọi là cần tức – cần tu giới định huệ, tức diệt tham sân si. Vậy thì vị xuất gia này pháp hiệu là chi ? Chính là Thật Hiền. Ngài vốn gọi là Tư Tề, chính là "Kiến hiền tư tề yên", thấy người hiền có đức hạnh thanh cao, muốn cố gắng làm cho được bằng người; lại có một tên riêng gọi là Tỉnh Am. Vì thế người ta thường gọi "Tỉnh Am Ðại sư khuyến phát Bồ đề tâm văn".

Soạn : là soạn thuật, thuật là nói ra; soạn là đỗ soạn, chính là viết ra. Vậy thì bài văn này do ai soạn? Chính là do Ðại sư Tỉnh Am biên soạn. Sau khi Ngài biên soạn ra, không biết đúng hay sai, vì thế nên khách khí, chỉ nói là soạn, không nói là do Ngài trước tác. Lại nữa Ngài cho rằng ý nghĩa mà Ngài viết ra, trước kia chưa có ; vậy thì sau này có không ? Không biết được, vì thế gọi là đỗ soạn. Ðỗ soạn chính là chỉ có một, không giống với người khác ; cũng chính là sáng tạo ra hình thức độc đáo mới mẻ khác người.

Phần Tựa (Tự phần)

Thật Hiền tôi là kẻ phàm phu Tăng bất tiếu ngu hèn, khóc ra lệ máu cúi đầu kính lạy, đau buồn khẩn thiết thưa với chư đại chúng hiện tiền, cùng với chư thiện nam tín nữ có đức tin trong sạch trong hiện đời. Cúi mong quý vị thương xót, lưu ý một chút mà nghe và xét cho.
Từng nghe, cửa chính yếu để vào đạo thì sự phát tâm làm đầu, việc khẩn cấp tu hành thì sự lập nguyện đứng trước. Nguyện lập thì có thể độ chúng sanh, tâm phát thì Phật đạo có thể thành. Nếu không phát tâm rộng lớn, không lập cái nguyện vững bền kiên cố, thì dù trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng vẫn y nhiên ở trong vòng luân hồi. Dù có tu hành cũng chỉ là uổng công lao nhọc, khổ sở một cách vô ích. Nên kinh Hoa nghiêm nói: "Nếu quên mất tâm Bồ đề mà tu các pháp lành, gọi đó là nghiệp ma". Quên mất mà còn như thế, huống chi chưa phát ư? Cho nên muốn học Như lai thừa thì trước phải phát Bồ tát nguyện, không thể chậm trễ vậy.

Giảng:
Bất tiếu: là không giống. Không giống cái chi ? không giống trí huệ của chư Phật Bồ tát, Cao Tăng Ðại Ðức từ xưa. Vì các Ngài có trí huệ, vì thế bất luận viết ra cái gì, đều rất đáng tin cậy. Bất tiếu còn có cách giải thích khác. Ví dụ, cha là quan lớn, còn mình chỉ là một kẻ nông phu, vì thế gọi là bất tiếu; hoặc cha là người giàu có sang trọng, mình lại là người nghèo hèn cực khổ, đó cũng gọi là bất tiếu. Tóm lại, không bằng tiền nhân, gọi đó là bất tiếu. Giống như Ðế Nghiêu nhường thiên hạ cho Ðế Thuấn, không truyền cho con mình là Ðan Chu, vì Ðan Chu bất tiếu, vì thế Ngài truyền thiên hạ cho người khác. "Bất tiếu" cũng chính là không giống với cha, không giống với tổ tiên. Mà Ðại sư Tỉnh Am "bất tiếu" ý là nói tư tưởng tâm lý của Ngài không giống với chư Phật, chư Bồ tát. Tại sao không giống? Vì Ngài không có trí huệ của Phật và Bồ tát.

Thật Hiền tôi là kẻ phàm phu Tăng : Tôi là kẻ phàm phu, không phải là bậc thánh nhân; kẻ phàm phu Tăng này là ai? là Thật Hiền.
Tuy Ngài là phàm phu Tăng ngu hèn, rất ngu si, rất hạ liệt, là kẻ phàm phu hạ bạc, nhưng Ngài có tấm lòng thành, có chân tâm, nói ra lời chân thành phát xuất từ chân tâm. Chân thành đến mức độ nào ? Chính là khóc ra lệ máu: khóc đến nỗi ra máu. Quý vị thử tưởng tượng nếu không phải chân thành đến cực điểm, khóc đến cực điểm, thì làm sao khóc ra lệ máu ? không bao giờ! Tuy đây là từ hình dung, nhưng cũng chính là sự biểu lộ tâm chân thành tha thiết của Ngài. Cúi đầu kính lạy chính là dập đầu xuống đất.

Đau buồn khẩn thiết thưa với chư đại chúng hiện tiền: Tôi a ! Khóc không ra tiếng, đau buồn khẩn thiết thưa với đại chúng hiện tiền. Ðại chúng này bao gồm xuất gia, tại gia và tất cả chúng sanh; không những người mà tất cả chúng sanh khác đều bao gồm bên trong. Ðại là quảng đại rộng lớn ; chúng là chúng sanh ; vì thế ở đây không những nói về người mà bao gồm tất cả chúng sanh. Cùng với chư thiện nam tín nữ có đức tin trong sạch trong hiện đời: đây cũng có thể nói là hiện tại, cũng chính là đương thời, cũng giống như "hiện tiền" vậy, nhưng về mặt văn pháp thì Ngài dùng như thế. Thiện nam tín nữ v.v… cũng chính bao gồm tất cả người tại gia ở trong.

Cúi mong quý vị thương xót, lưu ý một chút mà nghe và xét cho : Tôi hôm nay chỉ mong quý vị mỗi người từ bi thương xót để ra một chút ít thời gian, nghe lời tôi nói và xem xét, suy nghĩ. Chữ "xét" này chính là xem xét, suy nghĩ ; tiếng Anh gọi là think it over.

Từng nghe, cửa chính yếu để vào đạo thì sự phát tâm làm đầu : Tôi thường nghe người ta nói rằng. Nói cái gì ? Nói nếu muốn tu hành học đạo, thì con đường chính yếu quan trọng của nó là gì ? Nhất định trước cần phải phát tâm Bồ đề, đây mới là điều quan trọng nhất. Việc khẩn cấp tu hành thì sự lập nguyện đứng trước : Tu hành thì điều quan trọng nhất cần phải hiểu là gì ? Ðó là cần phải phát nguyện, nếu không phát nguyện thì không thể tu hành ; dù nói nói rất nỗ lực tu hành, cũng đều là giả. Vì ngay cả nguyện chúng ta còn không dám phát, thì còn tu đạo gì ? Bạn nói tu đạo chính là đang gạt người vậy ! Nếu chân chánh muốn tu hành, tại sao không dám phát nguyện ? Vì thế nói, tu hành thì sự lập nguyện đứng trước, trước cần phải lập một nguyện.

Nguyện lập thì có thể độ chúng sanh : chúng ta đã có nguyện lực, có nghĩa là đã có thuyền bè, mới có thể độ người. Nếu không có thuyền, thì làm sao có thể độ người, đưa người đến bờ bên kia ? Nguyện giống như chiếc thuyền vậy. Nếu chúng ta không có nguyện, thì dù nói : "Tôi tu hành, tôi tu hành" A ! Nhưng đến lúc đó thì quên mất không còn nhớ nữa. Vì thế lập nguyện đứng trước, đã có nguyện hộ trì, mới có thể hóa độ chúng sanh. Tâm phát thì Phật đạo có thể thành : Nếu ông đã phát tâm Bồ đề thì mới có đủ tư cách thành Phật ; nếu không phát tâm Bồ đề, thì không có cơ hội thành Phật. Cho nên, điều này rất vô cùng khẩn thiết, vô cùng quan trọng.

Nếu không phát tâm rộng lớn, không lập cái nguyện vững bền kiên cố : Nếu như ông không phát tâm rộng lớn, mà cứ hẹp hòi, nhỏ mọn. một chút thiệt thòi cũng không chịu, cũng không thể xả bỏ. Còn phải lập nguyện kiên cố vững bền nhất ; nguyện này tôi đã trình bày, thì nhất định cần phải làm như thế, không thể thay đổi, đó gọi là nguyện kiên cố vững bền, nếu không phát tâm rộng lớn, không lập nguyện kiên cố vững bền, thì dù trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng vẫn y nhiên ở trong vòng luân hồi : thì dù có trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng không thể thoát ra vòng luân hồi. Luân hồi, chính là lục đạo luân hồi – thiên đạo, nhân đạo, a tu la là tam thiện đạo; và địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh là tam ác đạo. Vẫn phải xoay chuyển trong vòng luân hồi ; dù cho là làm việc lành nào, hoặc là sanh thiên, hoặc làm người hưởng phước báu cũng không có ý nghĩa gì, vẫn y nguyên ở trong vòng luân hồi ! Dù có tu hành cũng chỉ là uổng công lao nhọc : Tuy ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, nhưng bất luận chúng ta cố gắng bỏ ra bao nhiêu công phu, đều là uổng công lao nhọc một cách vô ích, rất cực khổ ; chúng ta tu pháp môn gì, cũng không phải cứu cánh.

Nên kinh Hoa nghiêm nói: "Nếu quên mất tâm Bồ đề mà tu các pháp lành, gọi đó là nghiệp ma" : Vì thế Kinh Hoa Nghiêm nói : Nếu như quên mất tâm Bồ đề, dù có tu các pháp lành, cũng là tu các nghiệp thiên ma ở sáu cõi trời Dục giới". Vì vô minh của mình chưa đoạn, tâm dâm dục chưa đoạn, tu các pháp này đều là tạo nghiệp thiên ma. Quên mất tâm Bồ đề chính là niệm không thanh tịnh. Nếu niệm thanh tịnh chính là tâm Bồ đề, tâm niệm không thanh tịnh chính là ma nghiệp. Quên mất mà còn như thế, huống chi chưa phát ư? : Quên mất tâm Bồ đề, dù tu các pháp lành, cũng đều là ma nghiệp, huống hồ là chưa phát ư ! Nếu không phát tâm Bồ đề, thì chúng ta có thể tu cái gì ? Tu cái gì cũng đều là ma nghiệp.

Cho nên muốn học Như lai thừa thì trước phải phát Bồ tát nguyện, không thể chậm trễ vậy : Vì thế cho nên chúng ta muốn học Phật pháp, muốn học Phật thừa, nhất định trước phải phát nguyện lực Bồ tát. Nếu chúng ta không phát nguyện lực này, thì thường xoay chuyển trong hang động của ma, cứ lui tới trong hang động của ma. Vì thế tâm Bồ đề này, chúng ta không thể chờ đợi, không thể nói rằng : "Chúng ta sau này sẽ phát Tâm Bồ đề, lập nguyện Bồ tát!". Không thể như thế được ! Chúng ta nhất định phải ngay hiện tiền lập tức phát tâm Bồ đề, hành Bồ tát đạo, mới có thể vượt ra vòng luân hồi, liễu thoát sanh tử !

 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Nhưng tâm nguyện vốn có nhiều tướng trạng khác nhau, nếu không chỉ ra thì làm sao biết mà xu hướng đến. Nay xin vì đại chúng mà trình bày sơ lược . Sự phát tâm lập nguyện gồm tám tướng là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên. Như thế nào là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên? Ðời có kẻ tu hành mà từ trước đến nay chỉ một bề hành theo sự tướng, không biết tham cứu tự tâm, chỉ lo những việc ở ngoài, hoặc mong cầu lợi dưỡng, hoặc ưa thích hư danh, hoặc ham dục lạc hiện đời, hoặc mong cầu phước báo mai sau, phát tâm như vậy gọi là tà. Ðã không mong cầu hư danh lợi dưỡng, lại không ham quả báu dục lạc đời sau, chỉ vì mong liễu thoát sinh tử, vì chứng đắc Bồ đề, phát tâm như vậy gọi là chánh.

Giảng:
Nhưng tâm nguyện vốn có nhiều : Ðã là như thế, chúng ta nhất định phải phát tâm Bồ đề, lập nguyện kiên cố vững bền. Nếu không phát tâm Bồ đề, thì không bao giờ có thể thành tựu Phật đạo ; không lập nguyện kiên cố bền vững sẽ không đạt đến mục đích, không đạt đến chỗ cứu cánh. Nhưng tâm nguyện phát ra có rất nhiều loại không giống nhau, vì thế nên nói tướng trạng khác nhau: phát tâm chính là tư tưởng của người, mục đích của người, chí nguyện của người, mục tiêu của người; căn tướng này rất nhiều, có thể nói nhiều đến tám vạn bốn ngàn.

Nếu không chỉ ra thì làm sao biết mà xu hướng đến. Nếu tôi không chỉ ra rõ ràng điều này, không trình bày cặn kẽ, thì làm sao quý vị biết mà tiến lên phía trước ? Xu, là tiến lên phía trước, đến chỗ đó. Hướng, là hướng đến chỗ đó ; đối diện với chỗ đó, gọi là đối hướng. Xu hướng, chính là ta làm sao để có được mục tiêu ? Ta làm sao để có phương châm, tông chỉ ? Nay xin vì đại chúng mà trình bày sơ lược: Ðại sư Tỉnh Am nói, tôi nay vì đại chúng trình bày sơ lược những điều quan trọng. Lược, là giản lược, không thể nói hết ; nói đơn giản một chút, nói ít một chút.

Sự phát tâm lập nguyện gồm tám tướng : Tướng trạng này tổng quát thì có tám loại. Tám loại là gì ? là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên: Có tà, có chánh,có chân có ngụy, có đại có tiểu, có thiên có viên.
Thế nào gọi là tà ? Chính là lòng ích kỷ, chỉ biết lợi ích riêng mình. Thế nào gọi là chánh ? Chính là không ích kỷ. Thế nào gọi là chân ? Chính là lợi người không lợi mình. Còn ngụy chính là lợi mình không lợi người. Quý vị dùng sáu đại tông chỉ (1)<sup> </sup>để xem thì có thể hiểu rõ.
Thế nào gọi là tiểu, thế nào gọi là đại ? Tiểu chính là vì mình, đại là vì đại chúng. Nên nói "Vì người không vì mình, cuối cùng là Phật thể, vì mình không vì đại chúng, rốt cuộc uổng phí cuộc đời". Dù có bỏ cả sanh mạng mình, cũng không có ích dụng gì. Ðại là phát tâm quảng đại, cũng chính là hành Bồ tát đạo. Vậy nếu không phát đại tâm mà phát tiểu tâm thì sao ? Chính là không hành Bồ tát đạo, ích kỷ tự lợi, tranh giành, tham lam, ham cầu, chỉ tính toán cho mình, đó đều là tiểu. Nếu lo toan cho đại chúng, chí công vô tư, chánh trực không thiên vị, khắp cùng cúng dường, lấy pháp giới làm thể, lấy hư không làm dụng, đó gọi là đại.
Thiên là thiên về một bên, vào một chỗ nhỏ, không có viên dung. Viên là bao la vạn hữu, chính là viên mãn Bồ đề, không có chỗ nào mà không bao bọc, chẳng có chỗ nào mà không dung chứa. Tôi có một bài kệ tụng có thể dùng để hình dung cái "viên" này :
"Pháp giới vi thể hữu hà ngoại,
Hư không thị dụng vô bất dung.
Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt,
Nhất niệm bất sanh tuyệt ngôn tông".
Dịch :
Pháp giới là thể có chi ngoài,
Hư không là dụng đều dung chứa.
Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt,
Một niệm không sanh bặt ngữ ngôn.
Viên, chính là "Pháp giới là thể có chi ngoài", lấy pháp giới làm thể, thì có cái gì ở bên ngoài pháp giới đâu ? "Hư không là dụng đều dung chứa", hư không là một đại dụng thì không có gì không bao bọc bên trong. "Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt", đối với vạn sự vạn vật đều xem bình đẳng. "Một niệm không sanh bặt ngữ ngôn", một niệm không sanh đường ngôn ngữ tuyệt, đây có thể nói là "viên" ! Ở đoạn văn sau Ðại sư Tỉnh Am sẽ giải thích "thiên viên", ở đây tôi chiếu theo ý nghĩa đại khái của chữ để giải thích mà thôi. Bài "Văn khuyên phát tâm Bồ đề" của Ðại sư Tỉnh Am, nếu kết hợp với sáu đại tông chỉ của chúng ta, thì như áo trời không thấy vết chỉ may, thật là hoàn hảo toàn mỹ!

Như thế nào là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên?
Ðời có kẻ tu hành mà từ trước đến nay chỉ một bề hành theo sự tướng, không biết tham cứu tự tâm : Thế gian có người tu hành, là người xuất gia. Người ấy tu hành thì tu hành, nhưng cứ mãi chấp trước, chuyên làm những việc bên ngoài. Ví dụ, hàng ngày bái sám, lễ Phật, tụng kinh, chỉ để cho người ta xem, còn mình thì không biết hồi quang phản chiếu : Trong tâm mình có bái sám không ? Có niệm Phật chăng ? Có lễ Phật chăng ? Có tụng kinh chăng ? Niệm ở trong tâm mới gọi là chân ! Nếu cứ làm những việc ngoài mặt màu mè, làm điệu bộ như mình là lão tu hành, bất luận dụng công phu gì, đều muốn cho người ta xem : Ví dụ quét nhà, quét sân cũng đợi có người đến mới quét, cho người ta biết mình đang làm việc cực khổ ! Cứ làm những việc bên ngoài, chẳng những không có công đức, mà còn là tà ! Ðó chính là không chánh đáng, chỉ để khoe công ! Ðối với người có chút việc lành, việc tốt nào, bèn nói : "Bạn biết không ? Vì bạn mà tôi như thế, như thế ...", khiến người ta cảm kích mình, đó gọi là tà. Quý vị nên triệt để hiểu rằng, thi ân không cầu báo ; giúp người không hối hận, mình đối với ai có làm điều tốt gì, đều nên quên đi, không nên thường nhớ đến, mở miệng là nhắc đến, một ngày từ sáng đến tối, cứ dùng cái này làm quảng cáo, làm bảng hiệu : "A ! Tôi đã làm việc tốt đó, bạn có biết không ? ngôi chùa ở đó là do tôi tu bổ, bạn có nhìn thấy trên tấm biểu có tên của tôi chăng ?". Sợ người khác không biết đến mình, kêu người ta nhìn trên tấm biển có tên mình không, cứ ở chỗ đó tham danh vọng lợi dưỡng đó chính là tà. Nếu không phải người như thế thì chính là chánh. Vì thế, tà chánh thì trái ngược nhau, tà thì thuộc về âm, chánh thì thuộc về dương. Tà thì nhìn không thấy trời, nhìn không thấy ánh sáng. Chánh thì chánh đại quang minh, bất luận chỗ nào đều cũng có thể làm được. Nhất hướng tu hành chính là từ trước đến nay tu hành. Nay là nói có người tu hành từ trước đến nay không ở tự tâm dụng công phu, chuyên môn hướng bên ngoài dong ruổi tìm cầu.



Chỉ lo những việc ở ngoài : Chỉ biết làm những việc bề mặt bên ngoài, như tụng kinh cho người, bái sám cho người…… Bạn xem, rất náo nhiệt, từ sáng đến tối mệt muốn chết, vô cùng cực khổ. "A ! Ta thật là vì pháp quên mình ! Các ông có biết tôi không ?". Ðó là cứ mãi khoe công với người, biểu thị đức hạnh của mình, tuyên dương thanh thế, không thể giấu kín tài năng, không có tu dưỡng, không có hàm dưỡng. Tại sao người này chỉ giong ruổi đeo đuổi theo những việc bên ngoài ?

Hoặc mong cầu lợi dưỡng : Chính là vì lợi ích cho chính mình, dạy người cúng dường mình, tin tưởng mình, bảo người hoặc là chưng nhân sâm, hoặc là nấu nấm mèo cho mình ăn v.v… Vì thế, các ông nếu là đệ tử chân chánh của tôi, không ai được làm thức ăn cho tôi dùng. Dù sao đi nữa hiện nay tôi vẫn chưa chết đói mà ! Ông nay nấu nồi canh, ngày mai lại làm món khác, rườm rà, thật đáng ghét ! Quý vị cho rằng đó là thành tâm chăng ? Ông không nghĩ đến rằng đó là giúp kẻ xấu làm điều ác ! Chính là làm một người tu hành không còn tu hành nữa. Quý vị hiểu chưa ? Vì thế không nên riêng cúng dường cho người nào.

Hoặc ưa thích hư danh : Hoặc là mong muốn kẻ khác đi khắp nơi thay mình tuyên truyền : "Thầy đó thật là lão tu hành ! Thật là vị đại tu hành a ! Thật là tốt a ! Như thế a ! ……". Phái rất nhiều thủ hạ, rất nhiều nhân viên đi khắp nơi tuyên truyền. Giống như "Phật giáo thương mại hóa" chăng? Ðây chính là tội nhân trong Phật giáo, kẻ bại loại trong Phật giáo ! Phật giáo làm sao thương mại hóa được ? Muốn thương mại hóa thì ra khỏi nhà (xuất gia) gì ? Ở nhà cũng có thể làm thương mại, ai cũng đều có thể buôn bán kiếm tiền, tại sao người xuất gia, Phật giáo đồ lại làm thương mại? Người thường còn nói : "Ai da ! Phật giáo thương mại hóa, hay a ! được a !…..". Ði về hướng địa ngục mà còn không biết ! lại còn cho rằng hay, rằng tốt ! Ðó chính là cầu mong lợi dưỡng, cứ mãi kêu người đưa tiền cho mình, Ô ! Ta làm cái gì, làm cái gì …… Thật là tham cái danh vọng hão huyền.

Hoặc ham dục lạc hiện đời : Loại người xuất gia này, không phải tham hiện tại dục lạc thì làm việc gì ? Suốt ngày ăn ăn uống uống, lại ăn thịt, uống rượu, lộn xộn bừa bãi, cái gì cũng đều làm, đó chính là tham dục lạc hiện tại, đó không phải là gieo giống địa ngục thì là cái chi ?

Hoặc mong cầu phước báo mai sau : Hoặc là nay làm các thứ công đức, là vì mong muốn tương lai làm quốc vương, hoặc như thế như thế, tương lai có quả báu tốt như thế. Ðó đều là tà ! Khi tôi nói, thì nói hết những gì tôi biết, tôi biết thì không gì không nói, đã nói thì không gì không nói cho hết.

Phát tâm như vậy gọi là tà : Quý vị đã không nhận thức, lại a dua phụ họa theo "A ! chỗ đó xây dựng rất hay a, rất đẹp, giống như hoàng cung vậy". Hoàng cung thì làm sao ? Vua trong hoàng cung vẫn đọa lạc như thường có gì hay ho đâu ? Các ông không hiểu đạo lý, cứ mãi chạy theo tà tri tà kiến, tham sự náo nhiệt nhất thời thì không nên !



Cái gì gọi là chánh ? Ðã không mong cầu hư danh lợi dưỡng : Ðã không tham danh vọng lợi dưỡng, cũng không muốn làm cho thanh danh của mình rộng lớn, cũng không muốn mọi người cúng dường cho mình. Lại không ham quả báu dục lạc đời sau : Cũng không tham dục lạc, cũng không nghĩ đến việc hưởng thụ. Tôi không thể nói tôi chánh, nhưng tôi bảo với các ông, tôi đến nước Mỹ hơn 20 năm, chưa bao giờ đi đến Disney Land. Các ông thử nghĩ xem, các ông đến nước Mỹ phần đông đều đi tham quan Disney Land? Thậm chí không ít người xuất gia đến nước Mỹ cũng đều muốn tham quan Disney Land. Còn tôi là người quê mùa, nên không tham quan, tôi cũng không muốn biết cái đó.


Vậy không tham vọng dục lạc, cũng không tham hưởng thụ, quả báo ; chỉ vì mong liễu thoát sinh tử, vì chứng đắc Bồ đề : chỉ là vì mong liễu thoát sanh tử, vì mong giác ngộ, mong cầu trí huệ chân chánh.

Phát tâm như vậy gọi là chánh : Phát tâm như thế gọi là chánh. Nếu không phải vì liễu thoát sanh tử, không phải vì phát tâm Bồ đề, đó chính là tà. Vì thế, mọi người nên nhận rõ điều này; không nhận rõ điều này, tu hoài tu mãi đều là ma nghiệp, đều làm quyến thuộc của ma vương.
 
Last edited by a moderator:

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Niệm niệm trên cầu Phật đạo, tâm tâm dưới độ chúng sanh, nghe con đường thành Phật lâu xa cũng không sanh tâm thối chí khiếp sợ, thấy chúng sanh khó độ mà không chán nản mệt mỏi, như leo núi cao vạn trượng cũng quyết trèo lên tận đỉnh, như lên tháp lớn chín tầng cũng cố lên đến tột nóc, phát tâm như vậy gọi là chân. Có tội không sám hối, có lỗi không trừ bỏ, trong trược ngoài thanh, trước siêng năng sau biếng lười, dù có tâm tốt phần lớn cũng bị danh lợi xen lẫn, dù tu thiện pháp phần nhiều cũng bị nghiệp tội làm ô nhiễm, phát tâm như vậy gọi là ngụy. Chúng sanh độ hết nguyện ta mới hết, đạo Bồ đề thành nguyện ta mới thành, phát tâm như vậy gọi là đại. Xét xem ba cõi như lao ngục, nhìn sanh tử như oan gia, chỉ mong tự độ, không muốn độ người, phát tâm như vậy gọi là tiểu.

Giảng:
Ðại sư Tỉnh Am ở trên đã giảng về "tà chánh", nay giảng về "chân ngụy". Niệm niệm trên cầu Phật đạo : Ðây là nói niệm niệm không quên, tâm tâm niệm niệm, không nghĩ điều gì khác, chỉ nghĩ đến việc trên cầu Phật đạo, mong cầu thành Phật. Tâm tâm dưới độ chúng sanh : thành Phật cần phải lập công, chớ nên nói không có một chút công lao cũng có thể thành Phật. Vậy thì như thế nào mới có thể thành Phật ? Chính là cần phải lập công đức. Ở chỗ nào lập công đức ? Chính là giáo hóa chúng sanh, khiến chúng sanh bỏ tà quy chánh, bỏ vọng quy chân, bỏ ngụy quy chân. Nếu khiến chúng sanh giác ngộ, thì chính chúng ta đã lập được công đức ở trong Phật giáo.

Nghe con đường thành Phật lâu xa cũng không sanh tâm thối chí khiếp sợ : Nhưng mà thành Phật không phải chuyện dễ dàng, Phật đạo là con đường rất dài lâu ; Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni phải trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp mới thành Phật. A tăng kỳ là Phạn ngữ, dịch là "Vô lượng số". Ba A tăng kỳ kiếp là ba vô lượng số ; không những là ba vô lượng số, mà còn là ba vô lượng số lớn, nên gọi là ba đại tăng kỳ kiếp. Vậy thì khi nhìn thấy thời gian lâu dài như thế, thì"vọng dương hưng thán", nhìn biển cả thấy mình nhỏ bé, sanh lòng thối chí sợ hãi lên, nói : "Ôi ! Thời gian lâu dài như thế, ta làm sao có thể tu hành được !". Như chúng ta tụng kinh, nói : "A ! Bộ kinh này dài như thế ! Ta phải tụng đến lúc nào tụng xong, đến lúc nào mới có thể thuộc lòng ?". Ðây đều là tâm thối chí khiếp sợ. Phật đạo tuy dài lâu, quý vị cũng không nên sanh tâm thối chí khiếp sợ, mà nên dõng mãnh tinh tấn, hướng lên phía trước, trên cầu Phật đạo, dưới hạ hóa chúng sanh, không quên bổn phận tu hành học đạo của mình.

Thấy chúng sanh khó độ mà không chán nản mệt mỏi : chúng sanh thì rất khó độ, quý vị kêu nó bỏ đi tật xấu, nó chẳng những không bỏ mà còn tăng thêm những tật khác. Quý vị xem ! chúng sanh thì lạ kỳ như thế. Quý vị muốn độ nó, thì nó cứ không nhận sự hóa độ của quý vị, thật không dễ dàng chút nào ; nhưng nếu quý vị sanh tâm chán nản mệt mỏi, thì đó không phải là chân tâm !
Nếu không sanh tâm chán nản mệt mỏi, thì giống như cái gì ? Như leo núi cao vạn trượng cũng quyết trèo lên tận đỉnh : giống như leo núi cao vạn trượng cũng nhất quyết trèo lên tận đỉnh. Vạn nhẫn, có thể nói là vạn dặm, cũng có thể nói là một vạn miles, cao như thế, lại có thể nói là vạn trượng ; tóm lại là leo lên ngọn núi rất cao. Như lên tháp lớn chín tầng cũng cố lên đến tột nóc : cũng giống như bảo tháp chín tầng, cũng quyết chí lên tột nóc.

Phát tâm như vậy gọi là chân : Phát tâm như thế, không dẫm chân tại chỗ, không nửa đường bỏ phế, có thủy có chung, đó gọi là chân chánh phát tâm Bồ đề.
Sao gọi là ngụy ? Có tội không sám hối : Người ấy vốn có tội, lại giấu giếm, không hướng đại chúng phát lồ sám hối, không nói thật với mọi người. Có lỗi không trừ bỏ : Rõ ràng biết mình có sai lầm, có tật xấu, lại nói : "Ai da ! Tôi làm sao được, đây là tật khí khi sanh ra đã có". Không muốn trừ đi tội lỗi sai lầm. Trong trược ngoài thanh : bên trong đều là tật đố chướng ngại, si tâm vọng tưởng, tham sân si mạn nghi v.v… Bên ngoài thì "sắc trang giả hồ", giả bộ làm ra dáng thanh cao. Trước siêng năng sau biếng lười : Khi xuất gia tu hành lúc ban đầu thì rất siêng năng, rất tinh tấn; rốt cuộc có thủy không có chung, sau cùng lại lơ là lơi lỏng.

Dù có tâm tốt phần lớn cũng bị danh lợi xen lẫn : Tuy có tâm tốt, nhưng phần đông lại bị danh lợi xen lẫn. Tại sao người ấy muốn làm việc tốt ? Vì mong muốn được tiếng tốt, muốn có cái tên ngụy thiện, làm những việc gạt người, cho nên nhứt cử nhứt động đều là vì lợi vì danh mà làm, không phải chân chánh vì Phật giáo mà làm.

Dù tu thiện pháp phần nhiều cũng bị nghiệp tội làm ô nhiễm : Tuy Phật pháp thì rất thiện, người lại ở trong thiện pháp làm những việc dâm dục, làm những việc không dám công khai với người. Như nay trong một tôn phái nọ, bừa bãi buông thả theo dục lạc, khắp nơi lộn xộn lăng nhăng, lại còn nói với người : "Tôn phái của chúng tôi phải là như thế", thật là hại chết người không ! vậy mà có một số người vô tri lại nghe theo mà nói : "Ðây thật là pháp môn bí mật nhất", thằng mù dẫn thằng đui, đó chính là nhiễm ô !

Phát tâm như vậy gọi là ngụy : Người phát tâm như thế chính là ngụy.
Thế nào gọi là đại ? Chúng sanh độ hết nguyện ta mới hết : Chúng sanh giới tận có nghĩa là chúng sanh đã độ hết, như Bồ tát Ðịa Tạng Vương : "Ðịa ngục vị không thệ bất thành Phật ; chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề", đó chính là chúng sanh giới hết, phiền não nghiệp hết, nguyện của ta mới hết ; độ hết chúng sanh nguyện lực của ta mới là hết. Đạo Bồ đề thành nguyện ta mới thành : Bồ đề giác đạo – Phật đạo, tu thành công, thì nguyện lực của ta mới thành tựu.

Phát tâm như vậy gọi là đại : Phát tâm Bồ đề như thế thì không có gì lớn hơn nữa.
Chúng sanh độ hết, nguyện ta mới hết, là Bồ tát phát tâm ; Xét xem ba cõi như lao ngục, nhìn sanh tử như oan gia : Ðây chính là tiểu thừa. Nhị thừa thì tự độ mình, nhìn thấy ba cõi – dục giới, sắc giới, vô sắc giới, thì thấy khổ như lao tù ; nhìn thấy sanh rồi lại sanh, chết rồi lại chết, sanh sanh tử tử, thì giống như oan gia đối đầu. Chỉ mong tự độ, không muốn độ người : Vì thế chỉ biết độ mình, không muốn độ kẻ khác.

Phát tâm như vậy gọi là tiểu : Phát Tâm Bồ đề như thế gọi là tiểu. Tiểu nghĩa là tâm lượng quá nhỏ hẹp. Ðại nghĩa là vô cùng rộng lớn, hết sức tinh vi. Bài "Pháp giới tụng" tôi viết trước kia cũng chính là biểu hiện cho đại :
"Pháp giới vi thể hữu hà ngoại,
Hư không thị dụng vô bất dung.
Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt,
Nhất niệm bất sanh tuyệt ngôn tông"


Dịch :
Pháp giới là thể có chi ngoài,
Hư không là dụng đều dung chứa.
Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt,
Một niệm không sanh bặt ngữ ngôn.
Ðó chính là tâm lớn ! Lại nữa :
"Tánh tận nhân kỷ tham thiên địa,
Tâm đồng nhật nguyệt diệu dương xuân".
Dịch :
"Tánh hết mình người trùm trời đất,
Tâm như nhật nguyệt sáng trời xuân"
Xem tất cả vạn sự vạn vật đều là một, thì không còn gì phân biệt.

 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Nếu ngoài tâm thấy có chúng sanh mình nguyện độ, có Phật đạo nguyện thành, công phu không xả, thấy biết không tiêu mất, phát tâm như vậy gọi là thiên. Nếu biết tự tánh là chúng sanh nên nguyện độ thoát, tự tánh là Phật đạo nên nguyện viên thành, không thấy một pháp nào lìa tâm mà riêng có, lấy cái tâm hư không phát cái nguyện như hư không, làm cái hạnh như hư không, chứng cái quả hư không, cũng không có cái tướng hư không có thể đắc được, phát tâm như vậy gọi là viên.
Biết tám tướng trạng khác nhau trên đây là biết quán xét kỹ càng, biết quán xét kỹ càng thì biết lấy bỏ, biết lấy bỏ thì có thể phát tâm. Quán xét như thế nào? Là xem sự phát tâm của ta, trong tám tướng trạng trên đây, là tà hay chánh, chân hay ngụy, đại hay tiểu, thiên hay viên. Lấy bỏ như thế nào? Là bỏ tà, bỏ ngụy, bỏ tiểu, bỏ thiên, lấy chánh, lấy chân, lấy đại, lấy viên. Phát tâm như vậy mới được gọi là chân chánh phát Tâm Bồ đề.

Giảng:
Nếu ngoài tâm thấy có chúng sanh mình nguyện độ, có Phật đạo nguyện thành : Giả như ở bên ngoài tâm của mình thấy có chúng sanh có thể độ, thấy Phật đạo có thể thành, bèn nguyện độ thoát chúng sanh ở ngoài tâm, nguyện thành tựu Phật ở ngoài tâm. Công phu không xả : Cho rằng độ chúng sanh thành Phật thì có công đức, thường không quên ; liền mong muốn thành Phật, sanh ra tâm chấp trước. Thấy biết không tiêu mất: Không thể diệt trừ tà tri tà kiến, chính là không có trừ bỏ đi.

Phát tâm như vậy gọi là thiên : Phát tâm như thế, trong tâm thường chấp trước vào một vật, đó gọi là thiên. Vì ông không hiểu rõ đạo lý, vẫn còn thiên kiến.

Nếu biết tự tánh là chúng sanh nên nguyện độ thoát : nếu biết tự tánh chính là chúng sanh, chúng sanh không lìa tự tánh, tất cả chúng sanh đều ở trong tự tánh. Nếu có thể nhìn thấu suốt như thế, thì tự tánh chúng sanh thệ nguyện độ, tự tánh phiền não thệ nguyện đoạn, tự tánh pháp môn thệ nguyện học, tự tánh Phật đạo thệ nguyện thành. Tự tánh là Phật đạo nên nguyện viên thành : Vì thành tựu tự tánh Phật đạo, không lìa tự tánh, nên mong muốn thành Phật. Không thấy một pháp nào lìa tâm mà riêng có : không có pháp nào mà có thể chấp trước, bạn không nên sanh ra pháp chấp nào. Nếu cảm thấy có pháp để học, thì đó là bạn ở ngoài tâm học pháp, ngoài tâm cầu pháp, đó là ngoại đạo. Vậy thì phải như thế nào ? Lấy cái tâm hư không : giống như hư không vậy. Phát cái nguyện như hư không : Nguyện của ông cần rộng lớn như hư không. Làm cái hạnh như hư không : Các hạnh nguyện của mình cũng phải giống như hư không vậy. Chứng cái quả hư không : Chứng đắc quả vị rộng lớn như hư không. Cũng không có cái tướng hư không có thể đắc được : nhưng vẫn không chấp trước, không chấp trước hư không có tướng gì ; nếu chấp trước có một tướng tồn tại thì đã là chấp trước. Vì thế phát tâm như vậy gọi là viên: phát tâm như thế gọi là viên.

Biết tám tướng trạng khác nhau trên đây là biết quán xét kỹ càng : đã biết tám tướng trạng khác nhau này, thì nên cẩn thận quán xét kỹ càng. Biết quán xét kỹ càng thì biết lấy bỏ, biết lấy bỏ thì có thể phát tâm : Biết quán xét kỹ càng thì biết bỏ cái gì, lấy cái gì ; như thế mới có thể phát tâm.

Quán xét như thế nào? Quán xét như thế nào ? Là xem sự phát tâm của ta, trong tám tướng trạng trên đây : chính là xem sự phát tâm của ta, trong tám loại phát tâm này, là tà hay chánh, chân hay ngụy, đại hay tiểu, thiên hay viên : là tà, hay là chánh ? là chân hay là ngụy ? là lớn hay là nhỏ ? là thiên hay là viên ? Tự hỏi lấy mình. Lấy bỏ như thế nào? Sau khi quán sát kỹ càng, đã biết rồi, thì nên bỏ cái gì, lấy cái gì ? chính là Là bỏ tà, bỏ ngụy, bỏ tiểu, bỏ thiên : cái tà, cái ngụy thì cần phải bỏ đi ; cái nhỏ, cái thiên cũng cần phải bỏ đi. lấy chân, lấy đại, lấy viên ; cần phải lấy chánh, lấy chân, lấy đại, lấy viên. Phát tâm như vậy mới được gọi là chân chánh phát Tâm Bồ đề : Phát tâm như thế, mới có thể gọi là chân chánh hiểu rõ phát Tâm Bồ đề, sau này mới có thể viên mãn Bồ đề rộng lớn như hư không.

 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48

Chánh tông phần


Nguyên văn:


此菩提心,諸善中王,必有因緣,方得發起。今言因緣,略有十種。何等為十?一者念佛重恩故;二者念父母恩故;三者念師長恩故;四者念施主恩故,五者念眾生恩故,六者念生死苦故,七者尊重己靈故,八者懺悔業障故,九者求生淨土故,十者為念正法得久住故。


Âm Hán Việt:
Thử Bồ đề tâm, chư thiện trung vương, tất hữu nhân duyên, phương đắc phát khởi. Kim ngôn nhân duyên, lược hữu thập chủng. Hà đẳng vi thập? Nhất giả niệm Phật trọng ân cố, nhị giả niệm phụ mẫu ân cố, tam giả niệm sư trưởng ân cố, tứ giả niệm thí chủ ân cố, ngũ giả niệm chúng sanh ân cố, lục giả niệm sanh tử khổ cố, thất giả tôn trọng kỷ linh cố, bát giả sám hối nghiệp chướng cố, cửu giả cầu sanh Tịnh độ cố, thập giả vị niệm chánh pháp đắc cửu trụ cố.


Dịch:
Tâm Bồ đề này là vua trong các pháp lành, phải có nhân duyên mới phát khởi được. Nhân duyên ấy, nay nói tóm lược thì có mười thứ là :
1 là nhớ ơn sâu nặng của Ðức Phật,
2 nhớ ơn cha mẹ,
3 nhớ ơn sư trưởng,
4 nhớ ơn thí chủ,
5 nhớ ơn chúng sanh,
6 nhớ khổ sanh tử,
7 vì tôn trọng linh tánh của mình,
8 sám hối nghiệp chướng,
9 cầu sanh Tịnh độ,
10 vì mong muốn làm cho Phật pháp tồn tại lâu dài.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Giảng:



Thử Bồ đề tâm, chư thiện trung vương : Tâm Bồ đề này, là tâm trí huệ mà mọi người chúng ta đang tìm cầu. Bồ đề là giác đạo, giác đạo thì trái ngược với không giác đạo. Chúng ta là chúng sanh thì không giác, nếu giác rồi thì sẽ phát tâm Bồ đề ; không giác thì sẽ không biết phát tâm Bồ đề. Tâm Bồ đề này là Vua trong các pháp lành, bất luận chúng ta làm bất cứ việc lành nào cũng không quan trọng bằng việc phát tâm Bồ đề. Vậy thì phát tâm Bồ đề, nhất định phải có nhân duyên mới phát khởi được, cho nên nói tất hữu nhân duyên, phương đắc phát khởi : nhân là nhân của hột giống, duyên là trợ duyên giúp đỡ tâm Bồ đề. Nhân là chánh nhân quan trọng, duyên là trợ duyên giúp đỡ cho chánh nhân này phát triển.
Tại sao cần phải phát tâm Bồ đề ? Kim ngôn nhân duyên, lược hữu thập chủng : Nay nói nhân duyên ấy có mười thứ. Hà đẳng vi thập : Mười thứ nhân duyên ấy là gì ?

Nhất giả niệm Phật trọng ân cố : Chúng sanh không biết ân đức từ bi hỷ xả của Ðức Phật đối với chúng ta, ân này không thể nào hình dung được, không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả được, vì thế ân này "trọng" nhất, sâu nặng nhất. Bạn xem, Ðức Phật tu phước huệ trong ba tăng kỳ kiếp, trăm kiếp vun trồng các tướng tốt, chỉ là muốn cứu độ chúng ta là những chúng sanh hiện tiền lìa khổ được vui, cho nên trước tự mình phải lấy thân làm gương tu hành, trải qua các thứ khổ cực gian nan, đủ thứ cảnh giới không thể nhẫn, khó chịu đựng, cho nên ân đức của Phật là sâu nặng nhất.

Nhị giả niệm phụ mẫu ân cố : Ân đức của Phật không dễ đáp đền, chúng ta cần phải phát tâm Bồ đề để đền đáp ân đức của Phật ; còn cha mẹ đối với chúng ta cũng có ân đức sâu dày, cha mẹ sanh ta ra, mười tháng mang thai, ba năm bú mớm, sau đó lại nuôi dưỡng chúng ta lớn lên thành người, đó cũng là ân trọng không dễ dàng báo đáp.

Tam giả niệm sư trưởng ân cố : Ân đức thứ ba chính là phải nhớ ơn Sư trưởng. Sư là những bậc Thầy mà chúng ta theo học pháp, học trí huệ. Thầy từ từ dẫn dắt, dạy dỗ chỉ bảo chúng ta, ân này chúng ta cũng cần phải báo đáp.

Tứ giả niệm thí chủ ân cố : Thí chủ là những người hộ pháp ; chúng ta xuất gia tu hành học đạo, thí chủ hộ pháp hộ trì chúng ta tu hành học đạo, ân này cũng rất nặng. Nếu chúng ta không phát tâm Bồ đề, thì "tam tâm bất liễu thủy nan tiêu", nếu không quét sạch ba tâm, thì dù có uống một miếng nước của thí chủ cúng dường cho, thì cũng không dễ tiêu được, nên nhân duyên thứ bốn là phải nhớ ân thí chủ.

Ngũ giả niệm chúng sanh ân cố : Chúng sanh đối với ta cũng đều có ân, tất cả chúng sanh hoặc là có mối quan hệ tương đương với chúng ta, cho nên chúng ta cũng cần phải báo ân.

Lục giả niệm sanh tử khổ cố : Thứ sáu là nhớ khổ sanh tử chúng ta cũng cần phải phát tâm Bồ đề.

Thất giả tôn trọng kỷ linh cố : Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể làm Phật. Chúng ta đã có Phật tánh thì nên phát tâm Bồ đề, viên mãn thành tựu Phật tánh của chúng ta, cho nên cần phải tôn trọng giác tánh linh minh vốn có của mình.

Bát giả sám hối nghiệp chướng cố : Nhân duyên thứ tám phát Tâm Bồ đề là phải sám hối nghiệp chướng của mình, khiến cho nghiệp chướng tiêu trừ.

Cửu giả cầu sanh Tịnh độ cố : Cầu sanh thế giới Tây phương Cực Lạc, được gặp Ðức Phật A Di Ðà.

Thập giả vị niệm chánh pháp đắc cửu trụ cố : Chúng ta phát tâm Bồ đề tu hành học đạo, lại có thể chân chánh tu đạo, đó chính là chánh pháp tồn tại lâu dài ; nếu không phát Tâm Bồ đề tu hành học đạo, thì chánh pháp không thể trụ thế lâu dài.


Có mười loại nhân duyên như thế, cho nên bất luận là người nào cũng nên phát tâm Bồ đề, khiến cho tâm Bồ đề sanh ra. Không nên cho rằng chúng ta tu hay không tu, không có quan hệ gì đến người khác ; chúng ta cùng với khắp cả thế giới đều có mối quan hệ lẫn nhau. Cho nên nếu chúng ta phát tâm Bồ đề, thì Phật pháp sẽ tồn tại lâu dài ở thế gian này ; không phát tâm Bồ đề thì Phật pháp sẽ mất đi.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
I. NIỆM PHẬT TRỌNG ÂN

Nguyên văn:
云 何念佛重恩?謂我釋迦如來最初發心,為我等故,行菩薩道,經無量劫,備受諸苦。我造業時,佛則哀憐,方便教化;而我愚癡,不知信受。我墮地獄,佛復悲痛, 欲代我苦;而我業重,不能救拔。我生人道,佛以方便,令種善根;世世生生,隨逐於我,心無暫捨。佛初出世,我尚沈淪;今得人身,佛已滅度。何罪而生末法? 何福而預出家?何障而不見金身?何幸而躬逢舍利?如是思惟,向使不種善根,何以得聞佛法!不聞佛法,焉知常受佛恩!此恩此德,丘山難喻。自非發廣大心,行 菩薩道,建立佛法,救度眾生,縱使粉骨碎身,豈能酬答?是為發菩提心第一因緣也。


Âm Hán Việt:
Vân hà niệm Phật trọng ân? Vị ngã Thích Ca Như Lai tối sơ phát tâm, vị ngã đẳng cố, hành Bồ Tát đạo, kinh vô lượng kiếp, bị thọ chư khổ. Ngã tạo nghiệp thời, Phật tắc ai lân, phương tiện giáo hóa, nhi ngã ngu si, bất tri tín thọ. Ngã đọa địa ngục, Phật phục bi thống, dục đại ngã khổ, nhi ngã nghiệp trọng, bất năng cứu bạt. Ngã sanh nhân đạo, Phật dĩ phương tiện, linh chủng thiện căn. Thế thế sanh sanh, tùy trục ư ngã, tâm vô tạm xả. Phật sơ xuất thế, ngã thượng trầm luân, kim đắc nhân thân, Phật dĩ diệt độ. Hà tội nhi sanh mạt pháp? Hà phước nhi dự xuất gia? Hà chướng nhi bất kiến kim thân? Hà hạnh nhi cung phùng Xá lợi? Như thị tư duy, hướng sử bất chủng thiện căn, hà dĩ đắc văn Phật pháp! Bất văn Phật pháp, yên tri thường thọ Phật ân! Thử ân thử đức, khâu sơn nan dụ! Tự phi phát quảng đại tâm, hành Bồ Tát đạo, kiến lập Phật pháp, cứu độ chúng sanh, túng sử phấn cốt toái thân, khởi năng thù đáp! Thị vi phát Bồ đề tâm đệ nhất nhân duyên dã.


Dịch:
Thế nào là nhớ ơn nặng của Phật? Ðức Phật Thích Ca Như Lai của ta, lúc mới phát tâm, đã vì chúng ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Ðức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo. Ta đọa địa ngục, Phật càng thương xót, muốn thay ta chịu lấy khổ sở, nhưng vì nghiệp ta quá nặng, không thể cứu vớt. Ta sinh làm người, Phật dùng phương tiện khiến cho ta gieo trồng căn lành.


Ðời đời kiếp kiếp, Phật luôn theo ta, lòng không tạm bỏ chốc lát. Khi Phật xuất thế ta còn trầm luân, nay được thân người Phật đã diệt độ. Tội lỗi gì mà sinh vào thời mạt pháp, phước đức nào lại được dự vào hàng ngũ xuất gia, nghiệp chướng gì mà không thấy được thân vàng của Phật, may mắn nào lại được cung nghinh xá lợi của Ngài. Suy nghĩ như vậy mới thấy, nếu đời quá khứ không gieo trồng căn lành thì làm sao được nghe Phật pháp, không nghe Phật pháp thì làm sao được biết thường thọ ân đức của Phật. Ân đức này, núi non cũng khó sánh bằng. Nếu không phát tâm quảng đại, hành Bồ tát đạo, xây dựng hộ trì Phật pháp, cứu độ chúng sanh, thì dù cho tan xương nát thịt cũng không thể đền đáp được. Ðó là nhân duyên thứ nhất của sự phát Tâm Bồ đề.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Giảng:
Vân hà niệm Phật trọng ân? Nhân duyên thứ nhất, ở trên đã nói sơ lược về ý nghĩa nhớ ơn sâu nặng của Phật. Sao gọi là nhớ ơn sâu nặng của Phật ? Dưới đây sẽ trình bày rõ ràng. Vị ngã Thích Ca Như Lai tối sơ phát tâm, vị ngã đẳng cố, hành Bồ Tát đạo : Vị là nói, là những điều được nói. Nói cái chi ? Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni của chúng ta, nguyên nhân ban đầu phát Tâm Bồ đề là gì ? Chính là muốn cứu độ chúng ta là những chúng sanh hiện đời, Ngài mới hành Bồ tát đạo ; hành Bồ tát đạo chính là muốn lợi người, đời đời kiếp kiếp đều vì làm lợi ích cho người. Kinh vô lượng kiếp, bị thọ chư khổ : trải qua thời gian dài đăng đẳng vô lượng kiếp, nhiều kiếp đếm khôn xiết, trong thời gian ba tăng kỳ kiếp tu phước tu huệ, chịu đựng các thứ khổ cực đắng cay.

Ngã tạo nghiệp thời : khi chúng ta tạo nghiệp, Phật tắc ai lân, phương tiện giáo hóa : Ðức Phật thương xót chúng ta, cho nên Phật muốn thay chúng sanh chịu khổ, Phật muốn đem cái khổ của chúng sanh làm cái khổ của mình. Ðối với nghiệp mà chúng ta đã tạo, Phật đều thương xót tha thứ cho chúng ta, Ngài dùng các thứ phương tiện quyền xảo, thí dụ thuyết minh để giáo hóa chúng ta, khiến chúng ta sửa ác làm lành, sửa lỗi làm mới cuộc đời, phát Tâm Bồ đề. Nhi ngã ngu si, bất tri tín thọ : Phật từ bi đối với chúng ta như thế, mà chúng ta quá ngu si, rất dại khờ, không hiểu rõ ân đức của Phật đối với chúng ta, vì thế không tiếp nhận sự giáo hóa của Ngài.

Ngã đọa địa ngục : Khi ta mới đọa địa ngục, Phật phục bi thống, dục đại ngã khổ : Phật nhìn thấy chúng sanh đọa địa ngục, đau khổ bi thương giống như chính mình đọa địa ngục vậy ; cho nên Phật nguyện xuống địa ngục để thay chúng ta chịu khổ. Nhi ngã nghiệp trọng, bất năng cứu bạt : Nhưng vì nghiệp chướng của chúng ta quá nặng nề, thậm chí ngay cả Ðức Phật cũng không cách nào cứu vớt.

Ngã sanh nhân đạo : Ðức Phật dùng đủ cách cứu chúng ta ra khỏi địa ngục, chúng ta nay lại được sanh vào cõi người. Phật dĩ phương tiện, linh chủng thiện căn : Bấy giờ Phật lại dùng đủ thứ pháp môn phương tiện quyền xảo dạy chúng ta gieo trồng thiện căn. Thế thế sanh sanh, tùy trục ư ngã, tâm vô tạm xả : trong kinh Hoa Nghiêm, Bồ tát vì giáo hóa một chúng sanh, chúng sanh đọa vào địa ngục, Bồ tát cũng theo đó mà vào địa ngục ; chúng sanh vào cõi súc sanh, Bồ tát cũng theo đó mà làm súc sanh, chúng sanh chuyển vào đường ngạ quỷ, Bồ tát cũng theo đó mà làm ngạ quỷ, ảnh hưởng Bồ tát phát Tâm Bồ đề, ảnh hưởng Bồ tát tu hành ; chúng sanh làm người, Bồ tát cũng theo chúng sanh làm người. Cứ như thế đi theo chúng sanh mà chịu khổ, theo chúng ta, trong tâm một giờ một khắc cũng không bỏ chúng ta.

Phật sơ xuất thế, ngã thượng trầm luân : Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni khi mới xuất thế, ta còn trầm luân ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Thượng có nghĩa là vẫn còn. Kim đắc nhân thân, Phật dĩ diệt độ : Nay ta nương nhờ oai đức của Phật được làm người, thì Phật đã vào Niết bàn.

Hà tội nhi sanh mạt pháp? Chúng ta nhất định có tội rất lớn, nên mới sanh vào thời mạt pháp ; nếu không phải tội lỗi lớn như thế, thì chúng ta lẽ ra đã được gặp Phật nghe pháp. Hà phước nhi dự xuất gia? Nhưng nay chúng ta lại được xuất gia – Bài "Văn phát Tâm Bồ đề" này là nói cho người xuất gia, cho nên chúng ta cũng rất là có phước. Tuy có tội nhưng cũng là có phước ; vì có phước, nên hôm nay chúng ta mới được xuất gia.

Hà chướng nhi bất kiến kim thân? Chúng ta nay nay có nghiệp chướng gì mà không nhìn thấy thân vàng của Phật ? Hà hạnh nhi cung phùng Xá lợi? Chúng ta lại có may mắn nào, ở trong thời mạt pháp này lại có thể nhìn thấy Xá lợi của Phật.

Như thị tư duy, hướng sử bất chủng thiện căn, hà dĩ đắc văn Phật pháp! Hướng là xưa kia. Có sự suy nghĩ như thế này, nếu như xưa kia, trong kiếp quá khứ không gieo trồng căn lành, ngày nay chúng ta nhất định không thể nghe được Phật pháp.

Bất văn Phật pháp, yên tri thường thọ Phật ân! Nếu chúng ta không nghe được Phật pháp, không hiểu được Phật pháp, thì chúng ta cũng không biết được ân đức lớn lao của Phật đối với chúng ta. Thử ân thử đức, khâu sơn nan dụ! Ðức lớn ân sâu của Phật đối với chúng ta, núi cao cũng không thể sánh nổi ; biển cả cũng không sâu rộng bằng.

Tự phi phát quảng đại tâm, hành Bồ Tát đạo : Vì ân đức của Phật đối với ta lớn lao như thế, nếu chúng ta không phát tâm quảng đại, hành Bồ tát đạo, kiến lập Phật pháp, cứu độ chúng sanh : kiến lập Phật pháp, cứu độ chúng sanh. Túng sử phấn cốt toái thân, khởi năng thù đáp! Nếu không hoằng dương Phật pháp, không xây dựng Phật pháp, không hộ trì Phật pháp, thì dù có tan xương nát thịt cũng không đền đáp được ân đức của Phật.

Thị vi phát Bồ đề tâm đệ nhất nhân duyên dã : Vì thế nhân duyên thứ nhất trong mười nhân duyên chính là nhớ ân sâu của Ðức Phật mà cần phải phát Tâm Bồ đề.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
II. NIỆM PHỤ MẪU ÂN

Nguyên văn:
云 何念父母恩?哀哀父母,生我劬勞,十月三年,懷胎乳哺;推幹去溼,咽苦吐甘,才得成人,指望紹繼門風,供承祭祀。今我等既已出家,濫稱釋子,忝號沙門。甘 旨不供,祭掃不給。生不能養其口體,死不能導其神靈。於世間則為大損,於出世又無實益,兩途既失,重罪難逃。如是思惟,惟有百劫千生,常行佛道,十方三 世,普度眾生。則不惟一生父母,乃至生生父母,俱蒙拔濟。不惟一人父母,乃至人人父母,盡可超升。是為發菩提心第二因緣也。


Vân hà niệm phụ mẫu ân? Ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao, thập nguyệt tam niên, hoài thai nhũ bộ; thôi can khứ thấp, yến khổ thổ cam, tài đắc thành nhân, chỉ vọng thiệu kế môn phong, cung thừa tế tự. Kim ngã đẳng ký dĩ xuất gia, lạm xưng Thích tử, thiểm hiệu Sa môn. Cam chỉ bất cung, tế tảo bất cấp, sanh bất năng dưỡng kỳ khẩu thể, tử bất năng đạo kỳ thần linh. Ư thế gian tắc vi đại tổn, ư xuất thế hựu vô thật ích, lưỡng đồ ký thất, trọng tội nan đào. Như thị tư duy, duy hữu bách kiếp thiên sanh, thường hành Phật đạo, thập phương tam thế, phổ độ chúng sanh. Tắc bất duy nhất sanh phụ mẫu, nãi chí sanh sanh phụ mẫu, câu mông bạt tế. Bất duy nhất nhân phụ mẫu, nãi chí nhân nhân phụ mẫu, tận khả siêu thăng. Thị vi phát Bồ đề tâm đệ nhị nhân duyên dã.


Dịch:
Thế nào là nhớ ơn cha mẹ? Thương thay cha mẹ sinh ta khó nhọc, mười tháng mang thai ba năm bú mớm, nhường khô nằm ướt, nuốt đắng nhả ngọt, mới được nên người. Mong ta tiếp nối gia phong, lo phần tế tự. Mà nay ta đã xuất gia, lạm xưng Thích tử, nhục hiệu Sa môn, đồ ngon vật ngọt đã không phụng dưỡng, cúng tế chạp tảo càng không chu tất. Cha mẹ còn sống, ta đã không thể nuôi dưỡng, khi cha mẹ qua đời, ta lại không thể hướng dẫn thần thức. Ðối với phương diện thế gian là sự có lỗi lớn, đối với phương tiện xuất thế lại không có ích chi. Hai đường đều lỗi thì tội nặng khó thoát. Suy nghĩ như thế, chỉ có có cách trong trăm đời ngàn kiếp thường hành Phật đạo, mười phương ba đời khắp độ chúng sanh. Ðược như thế thì không phải chỉ cha mẹ một đời, mà song thân nhiều đời nhiều kiếp đều được độ thoát; không phải chỉ cha mẹ một người, mà song thân tất cả mọi người cùng được siêu thăng. Ðó là nhân duyên thứ hai của sự phát Tâm Bồ đề.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
III. NIỆM SƯ TRƯỞNG ÂN

Nguyên văn:
云何念師長恩?父母雖能生育我身,若無世間師長,則不知禮義;若無出世師長,則不解佛法。


Âm Hán Việt:


Vân hà niệm sư trưởng ân? Phụ mẫu tuy năng sanh dục ngã thân, nhược vô thế gian sư trưởng, tắc bất tri lễ nghĩa; nhược vô xuất thế sư trưởng, tắc bất giải Phật pháp.


Dịch:



Thế nào là nhớ ơn sư trưởng? Cha mẹ tuy sinh dưỡng sắc thân ta, nhưng nếu không có sư trưởng thế gian thì không hiểu biết lễ nghĩa; không có sư trưởng xuất thế thì không hiểu Phật pháp.


Nguyên văn:
不知禮義,則同於異類;不解佛法,則何異俗人。今我等粗知禮義,略解佛法,袈裟被體,戒品沾身,此之重恩,從師長得。若求小果,僅能自利;今為大乘,普願利人。則世出世間二種師長,俱蒙利益。是為發菩提心第三因緣也。


Âm Hán Việt:
Bất tri lễ nghĩa, tắc đồng ư dị loại. Bất giải Phật pháp, tắc hà dị tục nhân. Kim ngã đẳng thô tri lễ nghĩa, lược giải Phật pháp, ca sa bị thể, giới phẩm triêm thân, thử chi trọng ân, tùng sư trưởng đắc. Nhược cầu tiểu quả, cẩn năng tự lợi, kim vị đại thừa, phổ nguyện lợi nhân. Tắc thế, xuất thế gian nhị chủng sư trưởng, câu mông lợi ích. Thị vi phát Bồ đề tâm đệ tam nhân duyên dã.


Dịch:
Không hiểu biết lễ nghĩa thì chẳng khác gì cầm thú, Phật pháp không hiểu thì cũng như người phàm tục. Nay ta được biết chút ít về lễ nghĩa, được hiểu sơ lược về Phật pháp, ca sa trang nghiêm đắp thân, giới pháp nhuận thấm thân mình, được như thế là nhờ ân đức sâu nặng của sư trưởng. Nếu chỉ cầu quả nhỏ thì chỉ có lợi riêng cho bản thân mình mà thôi. Nay phải phát tâm đại thừa, phổ nguyện lợi ích hết thảy chúng sanh. Như thế thì sư trưởng thế gian và sư trưởng xuất thế đều được lợi ích. Ðó là nhân duyên thứ ba của sự phát Tâm Bồ đề.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
IV. NIỆM THÍ CHỦ ÂN

Nguyên văn:


云 何念施主恩?謂我等今者日用所資,並非己有。二時粥飯,四季衣裳,疾病所需,身口所費,此皆出自他力,將為我用。彼則竭力躬耕,尚難糊口;我則安坐受食, 猶不稱心。彼則紡織不已,猶自艱難;我則安服有餘,寧知愛惜。彼則蓽門蓬戶,擾攘終身;我則廣宇閑庭,優悠卒歲。以彼勞而供我逸,於心安乎?將他利而潤己 身,於理順乎?自非悲智雙運,福慧二嚴,檀信沾恩,眾生受賜,則粒米寸絲,酬償有分,惡報難逃。是為發菩提心第四因緣也


Âm Hán Việt:

Vân hà niệm thí chủ ân? Vị ngã đẳng kim giả nhật dụng sở tư, tịnh phi kỷ hữu. Nhị thời chúc phạn, tứ quý y thường, tật bệnh sở nhu, thân khẩu sở phí, thử giai xuất tự tha lực, tương vi ngã dụng. Bỉ tắc kiệt lực cung canh, thượng nan hồ khẩu, ngã tắc an tọa thọ thực, do bất xứng tâm. Bỉ tắc phưởng chức bất dĩ, do tự gian nan, ngã ư an phục hữu dư, ninh tri ái tích. Bỉ tắc tất môn bồng hộ, nhiễu nhương chung thân, ngã tắc quảng vũ nhàn đình, ưu du tuất tuế. Dĩ bỉ lao nhi cung ngã dật, ư tâm an hồ? Tương tha lợi nhi nhuận kỷ thân, ư lý thuận hồ? Tự phi bi trí song vận, phước huệ nhị nghiêm, đàn tín triêm ân, chúng sanh thọ tứ, tắc lạp mễ thốn ti, thù thường hữu phận, ác báo nan đào. Thị vi phát Bồ đề tâm đệ tứ nhân duyên dã.


Dịch:
Nhớ ơn thí chủ là thế nào? Chúng ta ngày nay, mọi thứ cần dùng hàng ngày đâu phải của mình. Cơm cháo hai buổi, quần áo bốn mùa, tật bịnh cần dùng, thân miệng tiêu xài, đều xuất từ sức lực của kẻ khác mà đem đến cho ta sử dụng. Người nhọc sức cày cấy, còn khó nuôi miệng, ta ngồi không mà ăn, vẫn chưa vừa ý. Kẻ dệt đan mãi hoài mà vẫn gian nan cực khổ, còn ta an nhàn y phục thừa thãi, há không thương tiếc? Họ nhà tranh cửa lá, cực nhọc suốt đời, còn ta phòng lớn sân rộng, thong thả cả năm. Ðem cái cực nhọc của họ cung phụng cái an nhàn cho ta, làm sao an lòng. Ðem cái lợi ích của người để cung cấp sự no ấm cho thân xác mình, có hợp lý chăng? Do đó, phải vận dụng cả hai thứ bi trí, trang nghiêm cả hai mặt phước huệ, để thí chủ nhờ ơn, chúng sanh được phước, nếu không thì dù chỉ là một hạt gạo, một tấc vải, vẫn phải có phần trả nợ. Ðó là nhân duyên thứ tư của sự phát Tâm Bồ đề.

 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
V. NIỆM CHÚNG SINH ÂN

Nguyên văn:
云 何念眾生恩?謂我與眾生,從曠劫來,世世生生,互為父母,彼此有恩。今雖隔世昏迷,互不相識。以理推之,豈無報效。今之披毛戴角,安知非昔為其子乎?今之 蝡動蜎飛,安知不曾為我父乎?每見幼離父母,長而容貌都忘;何況宿世親緣,今則張王難記。彼其號呼於地獄之下,宛轉於餓鬼之中,苦痛誰知,饑虛安訴。我雖 不見不聞,彼必求拯求濟。非經不能陳此事,非佛不能道此言。彼邪見人,何足以知此。是故菩薩觀於螻蟻,皆是過去父母,未來諸佛。常思利益,念報其恩。是為 發菩提心第五因緣也


Âm Hán Việt:
Vân hà niệm chúng sanh ân? Vị ngã dữ chúng sanh, tùng khoáng kiếp lai, thế thế sanh sanh, hỗ vi phụ mẫu, bỉ thử hữu ân. Kim tuy cách thế hôn mê, hỗ bất tương thức. Dĩ lý thôi chi, khởi vô báo hiệu! Kim chi phi mao đái giác, an tri phi tích vi kỳ tử hồ? Kim chi nhuyễn động quyên phi, an tri bất tằng vi ngã phụ hồ! Mỗi kiến ấu ly phụ mẫu, trưởng nhi dung mạo đô vong, hà huống túc thế thân duyên, kim tắc Trương Vương nan ký. Bỉ kỳ hào hô ư địa ngục chi hạ, uyển chuyển ư ngạ quỷ chi trung, khổ thống thùy tri, cơ hư an tố. Ngã tuy bất kiến bất văn, bỉ tất cầu chửng cầu tế. Phi kinh bất năng trần thử sự, phi Phật bất năng đạo thử ngôn. Bỉ tà kiến nhân, hà túc dĩ tri thử. Thị cố Bồ Tát quán ư lâu nghị, giai thị quá khứ phụ mẫu, vị lai chư Phật. Thường tư lợi ích, niệm báo kỳ ân. Thị vi phát Bồ đề tâm đệ ngũ nhân duyên dã.


Dịch:
Thế nào là nhớ ơn chúng sanh? Ta cùng với chúng sanh, từ vô lượng kiếp đến nay, đời đời kiếp kiếp thay đổi làm cha mẹ, kia đây đều có ơn với nhau. Nay tuy cách đời hôn mê, không nhớ biết nhau, nhưng lấy lý mà suy ra thì làm sao không đem sức báo đáp! Ngày nay đội lông mang sừng, nhưng biết đâu kiếp trước ta không phải là con cái của chúng. Hiện tại là các loài bò bay máy chạy, nhưng biết đâu quá khứ chúng đã không phải là cha của ta. Thường thường nhìn thấy thơ ấu mà lìa xa cha mẹ thì lớn lên đã quên hết hình dáng song thân, huống chi cha mẹ con cái đời trước, kiếp trước là họ Trương hay là họ Vương, ngày nay khó mà nhớ rõ. Họ gào thét trong địa ngục, ngất ngư trong ngạ quỉ, thống khổ ai biết, đói khát kêu ai. Tuy ta không thấy không nghe, nhưng họ tất cầu cứu độ. Ngoài Kinh ra nơi đâu bày tỏ được việc này, không Phật chẳng ai chỉ rõ cảnh ấy. Còn kẻ tà kiến làm sao có đủ sức mà biết được. Cho nên Bồ tát quán sát sâu kiến thấy toàn là cha mẹ quá khứ và chư Phật vị lai, thường nghĩ cách lợi ích cho chúng và thường nhớ trả ơn cho chúng. Ðó là nhân duyên thứ năm của sự phát Tâm Bồ đề.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
VI. NIỆM SANH TỬ KHỔ

Nguyên văn:


云 何念生死苦?謂我與眾生,從曠劫來,常在生死,未得解脫。人間天上,此界他方,出沒萬端,升沈片刻,俄焉而天,俄焉而人,俄焉而地獄、畜生、餓鬼。黑門朝 出而暮還,鐵窟暫離而又入。登刀山也,則舉體無完膚;攀劍樹也,則方寸皆割裂。熱鐵不除饑,吞之則肝腸盡爛,烊銅難療渴,飲之則骨肉都糜。利鋸解之,則斷 而復續;巧風吹之,則死已還生;猛火城中,忍聽叫嗥之慘;煎熬盤裏,但聞苦痛之聲;冰凍始凝,則狀似青蓮蕊結;血肉既裂,則身如紅藕華開。一夜死生,地下 每經萬遍;一朝苦痛,人間已過百年。頻煩獄卒疲勞,誰信閻翁教誡!受時知苦,雖悔恨以何追;脫已還忘,其作業也如故。鞭驢出血,誰知吾母之悲;牽豕就屠, 焉識乃翁之痛。


Âm Hán Việt:
Vân hà niệm sanh tử khổ? Vị ngã dữ chúng sanh, tùng khoáng kiếp lai, thường tại sanh tử, vị đắc giải thoát. Nhân gian thiên thượng, thử giới tha phương, xuất một vạn đoan, thăng trầm phiến khắc, nga yên nhi thiên, nga yên nhi nhân, nga yên nhi địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ; hắc môn triêu xuất nhi mộ hoàn, thiết quật tạm ly nhi hựu nhập. Ðăng đao sơn dã, tắc cử thể vô hoàn phu. Phan kiếm thọ dã, tắc phương thốn giai cát liệt. Nhiệt thiết bất trừ cơ, thôn chi tắc can trường tận lạn, dương đồng nan liệu khát, ẩm chi tắc cốt nhục đô mi. Lợi cứ giải chi, tắc đoạn nhi phục tục; xảo phong xuy chi, tắc tử dĩ hoàn sanh; mãnh hỏa thành trung, nhẫn thính khiếu hào chi thảm; tiên ngao bàn lý, đãn văn khổ thống chi thanh; băng đống thủy ngưng, tắc trạng tự thanh liên nhụy kết; huyết nhục ký liệt, tắc thân như hồng ngẫu hoa khai. Nhất dạ tử sanh, địa hạ mỗi kinh vạn biến; nhất triêu khổ thống, nhân gian dĩ quá bách niên. Tần phiền ngục tốt bì lao, thùy tín Diêm ông giáo giới! Thọ thời tri khổ, tuy hối hận dĩ hà truy; thoát dĩ hoàn vong, kỳ tác nghiệp dã như cố. Tiên lư xuất huyết, thùy tri ngô mẫu chi bi; khiên thỉ tựu đồ, yên thức nãi ông chi thống.
Dịch:
Thế nào là nhớ khổ sinh tử? Ta cùng với chúng sanh, từ vô lượng kiếp đến nay, cứ ở mãi trong vòng luân hồi sinh tử, chưa được giải thoát. Khi sanh trong loài người, lúc ở trên thiên cảnh, khi ở thế giới này, lúc ở phương khác, ra vào đủ cách, lên xuống liền liền. Thoáng chốc làm trời, thoáng chốc làm người, thoáng chốc sanh vào cõi địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Cửa đen sáng ra chiều về, hang sắt mới tạm lìa khỏi lại bước vào. Lên núi đao thì thân thể không còn mảnh da nguyên vẹn, vào rừng kiếm thì tim gan cũng bị cắt xả. Sắt nóng không hết đói, mà nuốt vào thì ruột gan cháy nát, đồng sôi đâu khỏi khát, mà uống vào thì xương tan thịt nát. Cưa bén cắt thân, cắt đứt ra là liền lại, gió lạ thổi vào thì chết rồi lại sống ngay. Trong thành lửa dữ chỉ nghe tiếng thét gào thảm thiết, trên bàn chưng nướng toàn nghe âm thanh đau khổ thống thiết. Băng tuyết đông lại thì như sen xanh kết nhụy, máu thịt rã ra thì như sen đỏ mới nở. Ở trong địa ngục, một đêm chết sống thường đến cả vạn lần, một buổi thống khổ mà như trăm năm ở nhân gian. Mãi hoài làm cho ngục tốt mệt nhọc, nhưng có ai chịu nghe lời Diêm vương khuyên bảo. Khi thọ quả báo mới biết đau khổ, dẫu hối hận cũng đâu có kịp; lúc thoát khỏi cảnh khổ thì lại quên ngay, vẫn tạo nghiệp y như cũ. Ðánh con lừa đến đổ máu, đâu biết đó là cái bi thảm của mẹ mình; lôi con heo đến lò thịt, nào hay chính là cái đau thương của cha ta.

Nguyên văn:


心 無常主,類商賈而處處奔馳;身無定形,似房屋而頻頻遷徙。大千塵點,難窮往返之身;四海波濤,孰計別離之淚。峨峨積骨,過彼崇山;莽莽橫屍,多於大地。向 使不聞佛語,此事誰見誰聞!未睹佛經,此理焉知焉覺!其或依前貪戀,仍舊癡迷;只恐萬劫千生,一錯百錯。人身難得而易失,良時易往而難追。道路冥冥,別離 長久;三途惡報,還自受之。痛不可言,誰當相代?興言及此,能不寒心?是故宜應斷生死流,出愛欲海;自他兼濟,彼岸同登。曠劫殊勛,在此一舉。是為發菩提心第六因緣也。


Âm Hán Việt:
Tâm vô thường chủ, loại thương cổ nhi xứ xứ bôn trì, thân vô định hình, tự phòng ốc nhi tần tần thiên tỷ. Ðại thiên trần điểm, nan cùng vãng phản chi thân, tứ hải ba đào, thục kế biệt ly chi lệ. Nga nga tích cốt, quá bỉ sùng sơn. Mãng mãng hoành thi, đa ư đại địa. Hướng sử bất văn Phật ngữ, thử sự thùy kiến thùy văn! Vị đổ Phật kinh, thử lý yên tri yên giác! Kỳ hoặc y tiền tham luyến, nhưng cựu si mê; chỉ khủng vạn kiếp thiên sanh, nhất thác bách thác. Nhân thân nan đắc nhi dị thất, lương thời dị vãng nhi nan truy. Ðạo lộ minh minh, biệt ly trường cửu, tam đồ ác báo, hoàn tự thọ chi. Thống bất khả ngôn, thùy đương tương đại? Hưng ngôn cập thử, năng bất hàn tâm? Thị cố nghi ưng đoạn sanh tử lưu, xuất ái dục hải; tự tha kiêm tế, bỉ ngạn đồng đăng. Khoáng kiếp thù huân, tại thử nhất cử. Thị vi phát Bồ đề tâm đệ lục nhân duyên dã.


Dịch:
Tâm không phải thường trụ nên giống như thương khách bôn ba giong ruổi mọi nơi, thân không có hình dáng cố định nên khác nào phòng ốc thường dời đổi. Bụi nhỏ của cả đại thiên thế giới cũng khó sánh thân luân hồi, nước đầy trong bốn biển vẫn không bằng lệ biệt ly. Xương mà chất thì hơn núi cao, thây nằm ngang dọc thì nhiều hơn đại địa. Giả sử không được nghe lời Phật thì việc ấy ai thấy ai nghe, chưa được đọc văn Kinh thì lý này ai hay ai biết. Vậy mà có kẻ vẫn tham luyến như xưa, si mê như cũ, chỉ e rằng muôn kiếp ngàn đời một lần sai lầm là trăm lần sai lầm. Thân người khó được mà dễ mất, giờ tốt dễ trôi mà khó kéo. Rồi đường hướng mịt mờ, biệt ly dài dặc, ác báo tam đồ tự mình phải chịu, thống khổ không nói hết được, mà ai chịu thay. Trình bày đến đây, há chẳng lo sợ sao! Cho nên hãy dứt nguồn sinh tử, vượt bể ái dục, mình người cùng siêu thoát, đồng lên bờ giác. Từ vô lượng kiếp cho đến nay quan trọng là ở chỗ này. Ðó là nhân duyên thứ sáu của sự phát Tâm Bồ đề.

 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
VII. TÔN TRỌNG KỶ LINH
Thế nào là trọng linh tánh của mình? Tâm hiện tiền của chúng ta cùng với đức Thích Ca Như Lai không hai không khác. Vậy mà tại sao Thế Tôn từ vô lượng kiếp đã sớm thành chánh giác, còn chúng ta thì vẫn còn là phàm phu hôn mê điên đảo. Lại nữa Ðức Phật Thế Tôn thì có vô lượng thần thông, trí huệ, công đức trang nghiêm, còn chúng ta chỉ có vô biên nghiệp chướng phiền não, sinh tử buộc ràng. Tâm tánh là một mà vì mê ngộ nên cách xa một trời một vực. Lặng đi mà nghĩ mới thấy hổ thẹn. Ví như ngọc báu vô giá vùi xuống bùn dơ mà xem như ngói gạch, không chút thương tiếc quí trọng. Vì thế hãy dùng vô lượng thiện pháp mà đối trị vô biên phiền não. Tu đức có công, thì tánh đức mới lộ. Bấy giờ thì như ngọc báu được rửa, treo trên phướn cao, ánh sáng rực rỡ, chói lấp tất cả. Thế mới gọi là không uổng công Ðức Phật giáo hóa, không phụ tánh linh của mình. Ðó là nhân duyên thứ bảy của sự phát Tâm Bồ đề.

VIII. SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG
Thế nào là sám hối nghiệp chướng? Kinh dạy: "Phạm một tội kiết la cũng phải đọa địa ngục bằng năm trăm tuổi thọ của bốn Thiên vương. Kiết la là tội nhỏ mà còn bị quả báo đến thế, huống chi tội nặng, quả báo thật khó tả. Nay chúng ta, mỗi cử chỉ động tác hằng ngày, hằng trái với giới luật, lúc ăn lúc uống thường phạm vào thi la. Một ngày tội lỗi đã phạm, cũng đã vô lượng, huống chi trọn đời nhiều kiếp, tội lỗi đã phạm khó mà nói hết. Cứ lấy ngũ giới mà xét, thì mười người đã có đến chín người phạm, phát lộ thì ít mà che giấu lại nhiều. Ngũ giới là giới của Ưu bà tắc mà còn không giữ gìn đầy đủ, huống chi các giới Sa di, Tỳ kheo, Bồ tát, thì không cần nói đến vậy.
Hỏi cái tên thì nói "Tôi là Tỳ kheo", hỏi cái thật thì hãy còn chưa đủ làm Ưu bà tắc, như thế mà không xấu hổ sao! Phải biết, giới luật của Phật không thọ thì thôi, thọ thì không được hủy phạm, vì không phạm thì thôi, phạm thì cuối cùng nhất định bị đọa lạc. Trừ phi cảm thương thân mình, thân người, lại xót xa cho mình và kẻ khác, thân và khẩu cùng tha thiết, lệ rơi theo tiếng, khắp cùng với chúng sanh khẩn cầu sám hối, nếu chẳng thế thì quả báo ác ngàn đời muôn kiếp cũng khó tránh khỏi. Ðó là nhân duyên thứ tám của sự phát Tâm Bồ đề.
IX. CẦU SANH TỊNH ÐỘ
Thế nào là cầu sinh Tịnh độ? Ở cõi này tu hành thì sự tiến đạo rất khó khăn, vãng sinh cõi kia thì sự thành Phật cũng rất dễ dàng. Dễ dàng nên một đời đã có thể đạt đến, khó nên nhiều kiếp vẫn chưa thành tựu. Do đó mà thánh ngày xưa, hiền ngày trước, người người xu hướng; kinh cả ngàn, luận cả vạn, chỗ chỗ chỉ qui. Sự tu hành trong thời kỳ mạt pháp này, không có pháp nào vượt qua pháp môn này. Nhưng kinh đã nói : " Căn lành nhỏ thì khó được vãng sanh, phước đức nhiều mới chắc chắn đến được". Nói phước đức nhiều thì không chi bằng sự chấp trì danh hiệu, nói căn lành lớn thì không chi bằng sự phát tâm quảng đại. Vì thế tạm trì danh hiệu Phật hơn cả trăm năm bố thí, một niệm phát tâm Bồ đề rộng lớn vượt hơn cả sự tu hành trong nhiều kiếp. Vì niệm Phật vốn mong thành Phật, vậy tâm lớn không phát thì niệm Phật để làm chi; còn phát tâm vốn để tu hành, vậy Tịnh độ không sanh thì có phát cũng dễ thối chuyển. Cho nên gieo hạt giống Bồ đề, cày bằng lưỡi cày niệm Phật, thì đạo quả tự nhiên lớn lên; ngồi chiếc thuyền đại nguyện, vào trong bể cả Tịnh độ, thì Tây phương Cực Lạc quyết định vãng sanh. Ðó là nhân duyên thứ chín của sự phát Tâm Bồ đề.

X. LINH CHÁNH PHÁP CỬU TRỤ
Thế nào là làm cho Phật pháp tồn tại lâu dài? Ðức Thế Tôn của ta, từ vô lượng kiếp đến nay, vì chúng ta mà tu đạo Bồ đề, Ngài đã làm việc khó làm, nhẫn sự khó nhẫn, nhân tròn, quả mãn, mới được thành Phật. Sau khi thành Phật, giáo hóa tròn đầy, nhập vào Niết bàn. Nay thì thời kỳ Chánh pháp tượng pháp đã diệt tận, chỉ còn tồn tại thời kỳ mạt pháp. Giáo pháp còn đó mà không người hành trì, tà chánh không phân, đúng sai lẫn lộn, tranh giành nhân ngã, mãi chạy theo danh lợi. Mở mắt ra là thấy đầy dẫy thiên hạ đều là như vậy. Chẳng ai biết Phật là bực nào, Pháp là nghĩa gì, Tăng là người chi. Suy tàn đến thế, bất nhẫn thốt ra lời. Mỗi khi nghĩ đến, bất giác rơi lệ. Ta là con Phật mà ta không thể báo đáp ân đức của ngài. Trong vô ích cho mình, ngoài vô ích cho người, sống vô ích đương thời, chết vô ích mai sau. Trời tuy cao cũng không che nổi ta, đất tuy dày cũng khó chở ta. Tội nhân cực trọng, không phải ta thì là ai?
Vì thế mà đau lòng không thể nhẫn nổi, nhưng suy nghĩ thì lại không thấy có cách nào khác hơn, nên quên ngay tư cách quê mùa, liền phát tâm rộng lớn. Tuy không thể vãn hồi mạt vận ngay lúc này, nhưng quyết có thể hộ trì chánh pháp trong mai sau. Vì thế nên cùng với chư thiện hữu, cùng đến đạo tràng, soạn thuật sám pháp, lập pháp hội này, phát bốn mươi tám điều đại nguyện, nguyện nguyện hóa độ chúng sanh, mong thâm tâm suốt trăm ngàn đời kiếp, tâm tâm thành Phật, từ ngày hôm nay cho đến cùng tận đời vị lai, hết một đời này nguyện sanh Cực Lạc, lên chín phẩm xong thì trở lại Ta bà. Khiến cho mặt trời Phật pháp rạng soi, pháp môn rộng mở, để tăng giới được trong lặng ở cõi này, dân chúng được tiếp hóa ngay cõi phương Ðông, vận Chánh pháp nhờ đó mà kéo dài thêm nữa, Phật pháp do đó được tồn tại lâu dài. Ðây là tấm lòng khổ tâm chân thành, tha thiết nhỏ mọn của tôi. Ðó là nhân duyên thứ mười của sự phát Tâm Bồ đề.
Phần Lưu Thông
Như trên vậy mười nhân duyên đã hiểu rõ, tám tướng trạng đã biết, thì xu hướng có lối, phát tâm có chỗ. Chúng ta nay được thân người, ở xứ Hoa Hạ, sáu căn khỏe mạnh đầy đủ, tứ đại nhẹ nhàng an lạc, tín tâm đầy đủ, may mắn lại không có chướng. Huống chi chúng ta ngày nay còn được xuất gia, được thọ cụ túc giới, được gặp đạo tràng, được nghe Phật pháp, được chiêm bái xá lợi, được tu tập sám pháp, được gặp bạn lành, được nhân duyên thù thắng tốt đẹp. Nếu ngày nay không phát tâm rộng lớn, thì còn chờ đến ngày nào.
Cúi xin đại chúng thương cho tâm thành ngu muội của tôi, xót cho chí nguyện khổ sở của tôi, mà cùng lập nguyện ấy, đồng phát tâm này. Nếu chưa phát thì nay phát, phát rồi thì tăng trưởng, tăng trưởng rồi thì tương tục không gián đoạn. Chớ sợ gian nan mà khiếp sợ thối lui, đừng cho dễ mà khinh thường, hời hợt, đừng ham mau mà chẳng lâu bền, đừng biếng nhác giải đãi mà thiếu dũng mãnh, đừng uể oải mà không phấn khởi, đừng chần chờ mà kỳ hẹn mãi, đừng vì tối dốt mà cứ mãi vô tâm, đừng vì căn cơ cạn cợt mà tự khinh không có phần. Như trồng cây, trồng lâu thì rễ cạn ngày càng sâu; như mài dao, mài mãi thì dao đùi cũng thành sắc bén; chẳng nên vì rễ cạn mà không trồng, mặc cây khô héo, vì dao đùi mà không mài, để dao vô dụng.

Lại nữa, nếu cho tu hành là cực khổ mà không biết biếng nhác lại còn khổ hơn. Tu thì khó nhọc tạm thời mà an vui vĩnh kiếp, còn biếng nhác thì một đời tạm nhàn nhưng lắm kiếp chịu sự khổ đau. Huống chi lấy pháp môn Tịnh độ làm thuyền tàu thì lo gì thối chuyển, lại được vô sanh làm sức nhẫn thì sợ gì khó khăn. Nên biết, kẻ tội nhân trong cõi địa ngục mà còn phát Tâm Bồ đề từ bao kiếp trước, huống chi đã làm người, lại làm con Phật, mà không lập đại nguyện ngay trong đời này. Từ vô thỉ đến nay hôn mê mờ mịt, việc gì đã qua rồi đã không thể cản ngăn, mà ngày nay tỉnh ngộ, những việc trong tương lai còn có thể theo. Mê mà chưa ngộ, cố nhiên đáng thương; còn biết mà không làm, mới càng đáng tiếc. Nếu sợ cái khổ địa ngục thì sự tinh tấn tự sinh, nhớ cái vô thường tấn tốc thì tính biếng nhác không khởi. Lại nữa cần lấy Phật pháp làm roi dục, lấy thiện hữu làm tay dắt, trong khoảnh khắc cũng không tách rời, suốt cả một đời vẫn cố nương theo, thì không lo lắng còn có sự thối chuyển nữa. Chớ bảo một niệm phát nguyện là nhỏ nhặt, đừng cho nguyện suông là vô ích. Tâm chân thì sự thật, nguyện rộng thì hạnh sâu. Hư không chẳng rộng lớn, tâm vương mới lớn. Kim cương đâu có cứng chắc, nguyện lực mới chắc. Đại chúng nếu không chê bỏ lời tôi, thì quyến thuộc Bồ đề từ đây kết hợp, bạn hữu Liên xã từ đây kết giao, sở nguyện đồng sanh Tịnh độ, đồng thấy Di đà, đồng hóa chúng sanh, đồng thành Chánh giác. Như vậy thì biết đâu ba mươi hai tướng tốt và trăm phước trang nghiêm sau này chẳng bắt đầu từ sự phát tâm lập nguyện trong ngày hôm nay. Nguyện cùng đại chúng chung nhau nỗ lực, như thế thật vô cùng may mắn!

Phụ Lục : Ðại sư Tỉnh Am
Thật Hiền Ðại sư tự Tư Tề, hiệu Tĩnh Am, người đời Thanh, con nhà họ Thời ở Thường Thục. Xuất gia từ thuở bé, sau khi xuất gia, nghiêm trì giới luật, giảng kinh thuyết pháp, nghiên cứu pháp môn tánh tướng. Bốn tháng tham cứu câu "Niệm Phật Là Ai", hoát nhiên khai ngộ, và nói: "Tôi đã tỉnh giấc mơ!". Từ đó cơ phong lanh lẹ sắc bén, biện tài tung hoành, ngày duyệt Tam tạng kinh, đêm chuyên trì Phật hiệu. Ngài đốt ngón tay ở tháp A Dục Vương, rồi trước Phật phát bốn mươi tám điều đại nguyện, lúc ấy cảm ứng xá lợi phóng hào quang rực rỡ. Ngài làm bài văn "Khuyên phát tâm Bồ đề", khích lệ tứ chúng, nhiều người đọc bài văn này đều rơi lệ.
Ngày mười bốn tháng tư, niên hiệu Ung Chánh thứ mười hai, Ðại sư hướng về Tây ngồi viên tịch. Hàng đạo tục các nơi nghe tin hội về đưa tiễn rất đông. Ðại sư bỗng mở mắt nói: "Tôi đi không bao lâu sẽ trở lại, sanh tử là việc lớn, mỗi người nên tự thanh tịnh tâm, niệm Phật thì có thể giải quyết được việc sanh tử!". Dặn dò xong, chắp tay niệm danh hiệu Phật rồi thị tịch.
Bài tán rằng:
Tâm từ rộng lớn,
Làm bài văn "Khuyến phát Tâm Bồ đề "
Bốn tám nguyện lớn,
Nguyện lực rộng sâu
Hành nguyện chân thật,
Ðiềm lành cảm ứng vô biên
Liên tông mạng mạch,
Nhờ Ngài trường tồn.
Hoặc nói kệ rằng:
Kiến hiền tư tề tinh tấn tu hành
Nghiệp Nho đọc sách như núi đồi
Học Phật tu hành nghiêm trì giới luật
Tham thiền triệt ngộ ai tự do
Lớn thay khuyên phát tâm Bồ đề
Cao thay lời thệ nguyện như trời đất
Xá lợi phóng quang chiếu soi thiên cổ
Tôn giả ân đức lưu ngàn đời.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên