- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,883
- Điểm tương tác
- 774
- Điểm
- 113
Hữu tình luân hồi nhiều đời nhiều kiếp, ắt hẳn có những quan điểm nhan sinh quan và các thứ thói quen tập tành. Kiến hoặc, tư hoặc là những chướng ngại nơi ta, cần phải thanh trừ mới mong đem lại an lạc.
- Kiến là kiến thức, hiểu biết. Kiến hoặc là thứ chướng ngại thuộc về quan điểm tư tưởng (LÝ) gồm có: thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ. Những thứ này dễ trừ, chỉ cần học chánh pháp giải thoát thì tẩy trừ được.
- Tư là riêng tư, nơi cá nhân, đời tư. Tư hoặc là những thứ chướng ngại thuộc về các pháp hành động (SỰ) gồm có: tham, sân, si, mạn, nghi. Chúng như thói quen khó dứt trừ, phải tu tập công phu lâu dài mới dứt trừ được.
Thí dụ như một người nghiện ma túy. Nghe lời dụ dỗ mà sa chân vào nghiện ngập. Tư tưởng của họ không đúng, chỉ cần có người phân tích tác hại của ma túy và đạo lý làm người thì họ biết họ sai, cái đó ví như kiến hoặc. Nhưng để hết nghiện ma túy thì phải cai nghiện, phải thật sự kiên trì, có người thành công, có người thất bại, ... không phải ai cũng được thoát khỏi vĩnh viễn. Tư hoặc cũng chính là như vậy, là những bám chắc nơi tâm như là mồi lửa đang chờ đợi sẵn, hễ gặp cũi là bốc cháy ngay, cháy nhỏ hoặc cháy lớn.
Người tu tập không phải được khai thông kiến hoặc là giải thoát mà phải qua quá trình cai nghiện tham sân si mạn nghi bền bỉ, không phải một ngày hai ngày mà làm xong. Do đó, trong tu tập chưa trừ hết cũng đừng nản lòng, khi liều lượng đủ rồi thì tự nhiên sẽ hết. Trong quá trình đó, luôn phải nương tựa vào chánh pháp giải thoát. Bởi vậy, các bậc đi trước có câu: Tu mà không học là tu mù, học mà không tu là đẫy sách.
Đây là pháp căn bản, bất luận người tu tập nào cũng phải thấu rõ trên đường tu của mình. Trong kinh tạng Nam Truyền chuyên dạy về các pháp để dứt trừ kiến tư hoặc, nắm được chánh pháp rồi (trừ được kiến hoặc) thì có Thiền Tứ Niệm Xứ là một phương pháp trực tiếp tẩy trừ tư hoặc, lợi ích ngay trong đời sống này! Phải hiểu rằng đó là phương tiện chấm dứt lậu hoặc chớ nên cho rằng nó thuộc Tông này, Phái kia mà sa vào tà kiến sai lầm.
- Kiến là kiến thức, hiểu biết. Kiến hoặc là thứ chướng ngại thuộc về quan điểm tư tưởng (LÝ) gồm có: thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ. Những thứ này dễ trừ, chỉ cần học chánh pháp giải thoát thì tẩy trừ được.
- Tư là riêng tư, nơi cá nhân, đời tư. Tư hoặc là những thứ chướng ngại thuộc về các pháp hành động (SỰ) gồm có: tham, sân, si, mạn, nghi. Chúng như thói quen khó dứt trừ, phải tu tập công phu lâu dài mới dứt trừ được.
Thí dụ như một người nghiện ma túy. Nghe lời dụ dỗ mà sa chân vào nghiện ngập. Tư tưởng của họ không đúng, chỉ cần có người phân tích tác hại của ma túy và đạo lý làm người thì họ biết họ sai, cái đó ví như kiến hoặc. Nhưng để hết nghiện ma túy thì phải cai nghiện, phải thật sự kiên trì, có người thành công, có người thất bại, ... không phải ai cũng được thoát khỏi vĩnh viễn. Tư hoặc cũng chính là như vậy, là những bám chắc nơi tâm như là mồi lửa đang chờ đợi sẵn, hễ gặp cũi là bốc cháy ngay, cháy nhỏ hoặc cháy lớn.
Người tu tập không phải được khai thông kiến hoặc là giải thoát mà phải qua quá trình cai nghiện tham sân si mạn nghi bền bỉ, không phải một ngày hai ngày mà làm xong. Do đó, trong tu tập chưa trừ hết cũng đừng nản lòng, khi liều lượng đủ rồi thì tự nhiên sẽ hết. Trong quá trình đó, luôn phải nương tựa vào chánh pháp giải thoát. Bởi vậy, các bậc đi trước có câu: Tu mà không học là tu mù, học mà không tu là đẫy sách.
Đây là pháp căn bản, bất luận người tu tập nào cũng phải thấu rõ trên đường tu của mình. Trong kinh tạng Nam Truyền chuyên dạy về các pháp để dứt trừ kiến tư hoặc, nắm được chánh pháp rồi (trừ được kiến hoặc) thì có Thiền Tứ Niệm Xứ là một phương pháp trực tiếp tẩy trừ tư hoặc, lợi ích ngay trong đời sống này! Phải hiểu rằng đó là phương tiện chấm dứt lậu hoặc chớ nên cho rằng nó thuộc Tông này, Phái kia mà sa vào tà kiến sai lầm.