Kinh Bát Đại Nhân Giác

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC
Thái Hư đại sư giảng
Hòa Thượng Thích Thanh Cát Việt dịch
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
PHẦN DUYÊN KHỞI :

Vi Phật đệ tử ,
thường ư trú dạ
Chí tâm tụng niệm
Bát đại nhân giác
<o:p> </o:p>
Nghĩa
<o:p> </o:p>
Là đệ tử Phật
Ngày đêm thường phải
Dốc lòng tụng niệm
Tám điều giác ngộ
<o:p> </o:p>
GIẢNG NGHĨA
Mấy câu này có ý nghĩa bao trùm toàn bộ kinh Bát Đại Nhân Giác .
Câu “là đệ tử Phật” là chỉ những người qui y Tam Bảo , tu theo Phật pháp.
Câu “ngày đêm thường phải dốc lòng tụng niệm” : Trung Quốc xưa chia ngày đêm thành 12 giờ . Ấn Độ chia ngày đêm thành sáu thời. Phật dạy các đệ tử chỉ nên ngủ bốn, năm giờ (giờ hiện tại) vào khoảng giữa đêm. Cần phải tu học chính pháp để cầu giải thoát .
Chữ “dốc lòng” nghĩa là làm phải thành kính, thiết thực, không một mảy may giả dối
“Tụng” nghĩa là đem kinh sách đọc kỹ càng, trong tâm trí không được tưởng tượng đâu đâu.
“niệm” nghĩa là nhớ nghĩ trong tâm, không đọc lên tiếng.
Tóm lại , ai là đệ tử Phật, đều phải tụng kinh này với tâm niệm thành kính, không được phóng túng, cốt để cầu lấy tám điều giác ngộ cao siêu vô thượng.
<o:p> </o:p>
(còn tiếp)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
"Hình như"đây là nơi để LƯU KINH, không phải là nơi để "giảng kinh"
Mong Binh- Trưởng Ban Kiểm Soát xem lại
quy định!!!
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Đệ nhất giác ngộ <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Thế gian vô thường, quốc độ ngu thúy.<o:p></o:p>
Tứ đại khổ không, Ngũ ấm vô ngã.<o:p></o:p>
Sinh diệt biến dị, Hư ngụy vô chủ.<o:p></o:p>
Tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu.<o:p></o:p>
Như thị quan sát, tiệm ly sinh tử.
<o:p></o:p>
Nghĩa
<o:p></o:p>
Thế gian vô thường, quốc độ nguy ngập.
Bốn đại khổ không, năm ấm không (phải) ta.
Sinh diệt thay đổi, dối trá không chủ.
Tâm là nguồn ác, thân là rừng tội
Quan sát như thế, dần lìa sinh tử.
<o:p></o:p>
Giảng :
<o:p></o:p>
Đại ý Phật dạy người tu hành phải tập trung tư tưởng để quán “Tứ niệm xứ”.
1) Quán vô thường : Câu “cõi thế gian vô thường, là đất nước nguy ngập”. Hai chữ thế gian đây bao gồm tất cả vạn sự, vạn vật . Tất cả đều bị luật đào thải chi phối, thay đổi từng sát na, trải qua bốn giai đoạn “Thành, trụ, hoại, không”. Cũng như mây nổi trên không, bọt trên mặt nước, vừa hiện liền mất, không có khả năng thường còn, vĩnh viễn. Không những chính báo, mà cả y báo của chúng sinh cũng không tồn tại. Nếu ai chí tâm tu phép quán này , sẽ không còn tâm tham, sân, si và không tạo các nghiệp hữu lậu nữa, thời nhất định giải thoát tất cả phiền não vậy.
Quán khổ, không : tức phép quán bốn đại khổ không. Bốn đại là địa, thủy, hỏa, phong. Trong thân người, những chất cứng như xương cốt, lông tóc, móng tay móng chân v.v… là địa đại. Những chất ướt như máu mủ, đờm rãi, mồ hôi v.v… là thủy đại . Sức nóng của thân là hỏa đại. Những chuyển động và hơi thở của thân là phong đại. Sắc thân ta do bốn đại hợp thành, do đó bị bốn đại chi phối. Khi thời tiết thay đổi, gió mưa, nóng lạnh, mâu thuân xung đột nhau, phát sinh ra các thứ bệnh tật, đưa con người dần dần đến chỗ suy, già, bệnh, chết! Bởi vậy Đức Phật phát tâm đại bi dạy phép quán “ khổ - không “ khuyên tất cả chúng ta ly khai cái vui tam thời trong chốc lát , để giải thoát cái khổ đau muôn kiếp.
 

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
binh đã viết: Cảm ơn sư cô, tôi đã chyển đi rồi

Binh nói chuyện với sư cô nào vậy?
Sữa lại đi, Binh nhé.Lele góp ý thì Binh nên tôn trọng Lele chớ, cớ gì lại nói chuyện với sư cô nào vậy!?

Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy.<o:p></o:p>
Tứ đại khổ không, Ngũ ấm vô ngã.<o:p></o:p>
Sinh diệt biến dị, Hư ngụy vô chủ.<o:p></o:p>
Tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu.<o:p></o:p>
Như thị quan sát, tiệm ly sinh tử.

Binh là trưởng Ban Kiểm soát mà còn đăng bài LỘN chỗ thì ... không có gì lạ nếu có những thành viên khác cũng đăng bài .. không đúng nơi (nhất là thành viên mới như emlanh chẳng hạn,...)
mong Binh luôn tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh, đừng nên "giận quá mà ... tứ tung" :

kỳ lắm nhé
Hoan hỷ với những lời "ruột ngựa"nhé.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Binh nói chuyện với sư cô nào vậy?
Sữa lại đi, Binh nhé.Lele góp ý thì Binh nên tôn trọng Lele chớ, cớ gì lại nói chuyện với sư cô nào vậy!?



Binh là trưởng Ban Kiểm soát mà còn đăng bài LỘN chỗ thì ... không có gì lạ nếu có những thành viên khác cũng đăng bài .. không đúng nơi (nhất là thành viên mới như emlanh chẳng hạn,...)
mong Binh luôn tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh, đừng nên "giận quá mà ... tứ tung" :

kỳ lắm nhé
Hoan hỷ với những lời "ruột ngựa"nhé.

Ủa lele không phải sư cô à ?
Xin lỗi nhé.
Nói cảm ơn thôi mà giận gì chứ.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
1) Quán vô ngã : “Năm ấm không phải ta”. Năm ấm là : sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Trong năm ấm thì sắc ấm là ngoại cảnh, còn bốn ấm kia thuộc về tâm pháp. Cái “Ta” chúng ta thường nhắc đến do cái gì tạo thành ? có phải do bốn đại và năm ấm hòa hợp mới thành thân ta không ? Vậy tiếng “Ta” đây là đại danh từ của năm ấm. Nếu đem bốn đại và năm ấm phân tách riêng biệt, thì cái tướng “Ta” có tồn tại nữa không ? Căn cú theo y học, thì thân người ta cứ bảy năm một lần biến đổi.Vậy thời cái “Ta” bảy năm trước khác cái “Ta” bây giờ, và cái “Ta” bảy năm sau không phải cái “Ta” ngày nay . Còn nói về sự hô hấp, khi hít vào là hơi ta, đến khi thở ra là hơi ai ? Vì vậy, tiếng “Ta” chỉ là một danh từ giả tạo chứ không có giá trị chân thật. Bởi vậy người tu hành phải hiểu rõ “ấm” là cái che lấp chơn tính, nó cùng với các pháp hòa hợp với nhau để sinh ra thế giới, chúng sinh.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>
Câu “Sinh diệt biến đổi, dối trá không chủ” nghĩa là trong thế gian này không có một vật gì thực có, chỉ là nhân duyên hòa hợp, giả có. Khi đã hiểu “năm ấm vốn không, bốn đại giả hợp” thì cái “Ta” cũng không có. Cho nên khi tu phép quán vô ngã thành tựu, tức là đã phá được ngã chấp, vượt ra ngoài tam giới vậy.
<o:p> </o:p>
2) Quán bất tịnh : Hai câu “Tâm là nguồn ác, hình là rừng tội” dạy về phép quán bất tịnh. Vì thân thể hữu lậu của phàm phu có tinh thần, vật chất mâu thuẫn . Do sự mâu thuẫn đó sinh ra tâm tham, sân, si là căn bản phiền não , tạo biết bao tội lỗi, dùng biết bao tâm huyết, sát hại biết bao sinh vật để nuôi sống và bảo vệ bản thân mình, sống cuộc đời giả dối mấy chục năm , rồi kết cuộc lại trở về tan rã.
<o:p> </o:p>
Hai câu “Quán sát như thế, dần lìa sinh tử” dùng để kết luận phép tu quán “Thế giới vô thường, bốn đại khổ không, năm ấm không phải ta, tâm là nguồn ác, hình là rừng tội”. Nếu Phật tử mỗi niệm tu theo pháp quán này. Có thể cắt đứt những tư tưởng và hành động ngu si. Thuận theo pháp tính chơn như, cùng vào bể đại giác chính biến tri.
<o:p> </o:p>
Kinh chép “Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thụ, thụ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử”. Thì chi thứ nhất trong 12 chi nhân duyên là “Vô minh duyên hành” căn bản phát sinh thế giới, chúng sinh và luân hồi sinh tử. Nếu vô minh không phát khởi thì không có phiền não sinh tử. Song năng lực của phàm phu bạc nhược, không thể dụng công quán sát nổi chi thứ nhất (vô minh), chỉ có thể quán sát được hai chi “ái và thủ”. Vậy phải làm sao ? Phải đối với cảnh giới sáu trần trước mắt không sinh một mảy may tham ái và chấp giữ. Vật lại liền ứng, sự qua thì bỏ, như đám mây mỏng ngang qua hư không, không một chút lưu luyến theo dõi. Cứ thế tuần tự tiến lên mới liễu thoát được sinh tử.
<o:p> </o:p>
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Đệ nhị giác tri <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Đa dục vi khổ, <o:p></o:p>
Sinh tử bì lao<o:p></o:p>
Tòng tham dục khởi<o:p></o:p>
Thiểu dục vô vi, <o:p></o:p>
Thân tâm tự tại.
<o:p> </o:p>
Nghĩa
Ham muốn nhiều là khổ
Sinh tử mệt nhọc,
Do tham dục mà khởi
Ít ham muốn, chẳng làm
Thân tâm được tự tại.
<o:p> </o:p>
GIẢNG
<o:p> </o:p>
“Dục” thông cả ba tính : thiện, ác, vô ký cùng nhiễm dục của “tham tâm sở”, tức là chi “ái” trong 12 nhân duyên . Bình thường tâm ta vừa thiện, vừa ác. Như mắt muốn nhìn sắc đẹp, tai muốn nghe tiếng hay , mũi muốn ngửi mùi thơm v.v… Nếu hiểu rõ ràng ham muốn đối với cảnh giới sáu trần phát sinh, đem đến cái kết quả phải chịu đau khổ , thì còn ai dám ưa thích nữa! Ai chẳng phát tâm tu thiện, bỏ ác làm lành. Như vậy thì làm gì còn có khổ báo luân hồi, sinh tử!
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Đệ tam giác tri <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Tâm vô yếm túc, <o:p></o:p>
Duy đắc đa cầu,<o:p></o:p>
Tăng trưởng tội ác<o:p></o:p>
Bồ tát bất nhĩ <o:p></o:p>
Thường niêm tri túc <o:p></o:p>
An bần thủ đạo<o:p></o:p>
Duy tuệ thị nghiệp.
<o:p> </o:p>
Nghĩa
Tâm không biết đủ
Chỉ tham cầu nhiều
Tăng thêm tội ác
Bồ tát không thế,
Thường nghĩ biết đủ
An phận nghèo giữ đạo
Chỉ xem trí tuệ là sự nghiệp.
<o:p> </o:p>
GIẢNG
<o:p> </o:p>
Tâm ham thích, cầu nhiều thuộc chi “Thủ” trong 12 nhân duyên. Tâm ta phần nhiều không biết đủ (tri túc) cứ tham cầu thanh, sắc, của cải càng nhiều càng tốt, nên thường tranh giành, chém giết nhau, xây danh vọng và địa vị cá nhân mình trên sự đau khổ của kẻ khác ! Nếu chiếu theo luật nhân quả, thiện có thiện báo, ác có ác báo, thì sự trả đũa mãi mãi không bao giờ dứt.
Trái lại Bồ tát không như phàm phu, các ngài luôn luôn biết đủ, nên thường được yên vui tự tại.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
BÁC BÌNH KÍNH .
Xin bác BÌNH giảng dạy cho bt được biết về trường hợp " vô ký cùng nhiểm dục " nhe bác - cái nầy bt nghe lạ quá .
Xin biết ơn bác nhiều .

KÍNH
bangtam
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Đệ tứ giác tri <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Giải đãi trụy lạc<o:p></o:p>
Thường hành tinh tiến <o:p></o:p>
Phá phiền não ác<o:p></o:p>
Tồi phục tứ ma<o:p></o:p>
Xuất ấm giới ngục.
<o:p> </o:p>
Nghĩa
Lười biếng bị đọa lạc
Thường tu hành tinh tiến
Phá các phiền não ác hại
Dẹp tắt bốn loại ma
Ra khỏi ngục ấm giới.
<o:p> </o:p>
GIẢNG
Mấy câu này là phép tu tinh tiến vượt giải đãi để lợi mình, lợi người.
<o:p> </o:p>
Câu “lười biếng bị đọa lạc” nghĩa là nếu ta không chăm chỉ tu hành, hết kiếp mà chưa chứng đắc, giải thoát khỏi luân hồi thì sẽ bị đọa lạc vào ba đường ác.
<o:p> </o:p>
Câu “Thường hành tinh tiến” là khuyến khích ta phải cố gắng tu hành để tiến tới.
<o:p> </o:p>
Câu “Phá phiền não ác” : Phiền não ác có sáu thứ : Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến (ác kiến là cái thấy biết sai lệch với chính pháp). Tâm ta có vô số phiền não cũng như trong nhà có vô số rắn độc. Nếu không duổi chúng ra khỏi nhà thì cuộc sống không được an vui. Người tu hành cũng vậy, phải phá trừ phiền não mới có thể yên tâm tu đạo.
<o:p> </o:p>
Câu “Dẹp tắt bốn ma” : Bốn thứ ma là
1) Ma phiền não : tức tham sân, si hay quấy rối người tu hành.
2) Ma ngũ ấm : là sắc, thụ tưởng, hành, thức. làm cho người tu hành nhận thức sai lệch sụ thật, sinh ra các phiền não khác.
3) Thiên ma : ngăn cản người tu hành, khiến cho khó chứng đắc.
4) Tử ma : cướp mạng sống con người.
<o:p> </o:p>
Câu “Ra ngục ấm giới” Chơn tánh con người bị giam hãm trong ngũ ấm, thập bát giới. Nó kềm hãm không cho diệu minh, chơn tánh sáng tỏ được, nên con người phải chịu trầm luân biển khổ.
Ngoài ra chữ giới còn có nghĩa “Tam giới”, tức là dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Thoát khỏi tam giới có nghĩa là ra ngoài ba cõi đó, không còn luân hồi nữa.
<o:p> </o:p>
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Đệ ngũ giác tri <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Ngu si sinh tử,<o:p></o:p>
Bồ tát thường niệm<o:p></o:p>
Quảng học đa văn,<o:p></o:p>
Tăng trưởng trí tuệ,<o:p></o:p>
Thành tựu biện tài,<o:p></o:p>
Giáo hóa chúng sinh,<o:p></o:p>
Tất dĩ đại lạc.
<o:p> </o:p>
Nghĩa
Vì ngu si phải sinh tử
Bồ tát thường nhớ
Học rộng nghe nhiều
Tăng thêm trí tuệ
Thành tài ăn nói
Dạy dỗ chúng sinh
Đều được an vui.
<o:p> </o:p>
GIẢNG
“ngu si sinh tử” : Các pháp đều do nhân duyên hợp thành vốn không có tự tánh. Song người ngu không hiểu chân lý, chấp thực có để cầu vui, lại phải chịu đau khổ. Do mê lầm ấy mà lưu chuyển trong sinh tử luân hồi.
<o:p> </o:p>
Bồ tát hiểu rằng vì ngu si mà phải sinh tử nên cần phải học rộng nghe nhiều để tăng thêm trí tuệ. Trí tuệ có ba phần :
1) Văn huệ: từ nghe, hiểu phát sinh trí huệ
2) Tư huệ : Xem xét, suy nghĩ từ nghe hiểu và từ kinh nghiệm, phát sinh trí huệ
3) Tu huệ : Đã có trí huệ dẫn đường, dùng thiền định để quán sát các pháp, phá màn vô minh, chứng căn bản trí.
Từ căn bản trí mà có biên tài thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh đi theo chính pháp được rất an vui.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Đệ lục giác tri <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Bần khổ đa oán<o:p></o:p>
Hoạch kết ác duyên <o:p></o:p>
Bồ tát bố thí<o:p></o:p>
Đẳng niệm oán thân<o:p></o:p>
Bất niệm cựu ác<o:p></o:p>
Bất tăng ác nhân.
<o:p> </o:p>
Nghĩa
Nghèo khổ sinh nhiều oán
Vạ kết duyên ác.
Bồ tát bố thí bình đẳng
Không phân biệt kẻ oán, người thân
Không nhớ đến oán xưa
Không ghét người ác.
<o:p> </o:p>
GIẢNG
Khi làm việc lợi mình, lợi người, hạnh Bồ tát thành tựu. Bồ tát dùng lợi tha làm phương tiện, vì nhớ đến hoàn cảnh nghèo khổ trong vô lượng kiếp quá khứ, không được thỏa mãn, sinh ra bực tức, oán trời trách người, gây ra bao nhiêu tội ác. Vì thế nay đem tài thí, pháp thí và vô úy thí đem cho chúng sinh.
- Tài thí là đem của cải cho những người đến xin, không phân biệt kẻ oán người thân.
- Pháp thí là đối với những người đến cầu học Phật pháp thì tùy theo căn cơ của họ mà nói pháp, khiến cho họ được trụ trong Phật đạo.
- Vô úy thí là dùng sức, đem lòng dũng cảm để bảo vệ người khác khỏi sự nguy hiểm, mặc dầu có thể hại đến tính mệnh mình.
“Chẳng nghĩ đến ác xưa , không ghét người ác” là đối với người xấu ác, một khi họ đã hối cải, ăn năn, hướng thiện, ta không nên đề cập đến việc làm xấu xa của họ ngày trước, chỉ nên vui vẻ khuyến hóa họ làm các điều thiện. Nếu có kẻ không nhận rõ tội lỗi, biết đến chỗ mình cầu pháp, ta phải nhân khi họ phát tâm hướng thiện ấy mà thuyết pháp chỉ dẫn, không nên vì những thành tích xấu xa của họ mà cự tuyệt, khiến cho họ không còn cơ hội cải hối.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Đệ thất giác tri <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Ngũ dục quá hoạn <o:p></o:p>
Tuy vi tục nhân<o:p></o:p>
Bất nhiễm thế lạc<o:p></o:p>
Thường niệm tam y<o:p></o:p>
Ngõa bát pháp khí <o:p></o:p>
Chí nguyện xuất gia<o:p></o:p>
Thủ đạo thanh bạch<o:p></o:p>
Phạm hạnh cao viễn<o:p></o:p>
Từ bi nhất thiết.
<o:p> </o:p>
Nghĩa
Ngũ dục lỗi vạ
Tuy cùng người tục
Chẳng nhiễm vui đời
Thường nhớ ba áo
Bình bát, pháp khí
Chí nguyện xuất gia
Giữ đạo trong sạch.
Phạm hạnh cao xa
Thương xót hết thảy (chúng sinh)
<o:p> </o:p>
GIẢNG
Bồ tát chứng lý chân, nhưng vì muôn cứu vớt nên không nỡ ly khai chúng sinh. Cũng như Bồ tát Quán Thế Âm, “Nếu cần hiện thân tể quan để độ họ, liền hiện thân tể quan mà vì họ thuyết pháp. Nếu cần hiện thân cư sĩ để độ họ, liền hiện thân cư sĩ mà vì họ thuyết pháp.. v.v…”Tuy là người tu sống cùng người tục, nhưng tâm không ham muốn những thú vui thế tục. Thường nhớ đến bổn phận của mình.
<o:p> </o:p>
“Thường nhớ ba áo” Một vị tăng có 3 thứ áo là :
1) Tăng già lê (có 9 mảnh, mặc khi hành lễ )
2) Uất đa la tang già (có 7 mảnh mặc khi làm việc)
3) An đà hội ( có 3 mảnh, mặc khi nghỉ ngơi)
<o:p> </o:p>
“bình bát pháp khí” dùng thay cho cái chén để vị tăng ăn cơm.
“Pham hạnh” là hạnh giữ gìn giới luật của tăng, ni. Pham hạnh cao viễn là giữ gìn giới luật tinh nghiêm.
Suốt đời lấy việc lợi ích cho chúng sinh, giải thoát cho chúng sinh làm mục đích.
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Đệ bát giác tri <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Sinh tử xí nhiên,<o:p></o:p>
Khổ não vô lượng <o:p></o:p>
Phát đại thặng tâm<o:p></o:p>
Phổ tế nhất thiết<o:p></o:p>
Nguyện đại chúng sinh<o:p></o:p>
Thụ vô lượng khổ<o:p></o:p>
Linh chư chúng sinh<o:p></o:p>
Tất kính đại lạc.
<o:p> </o:p>
Nghĩa
Sinh tử bời bời
Khổ não vô lượng
Bồ tát phát tâm đại thừa
Cứu giúp hết thảy.
Nguyện thay chúng sinh
Thọ vô lượng khổ
Khiến các chúng sinh
Hưởng cảnh an lạc.
<o:p> </o:p>
GIẢNG
Câu “Sinh tử bời bời, Khổ não vô lượng, Bồ tát phát tâm đại thừa, Cứu giúp hết thảy” : Chúng sinh trong vòng sinh tử do gây nhiều tội lỗi, nên thế giới không yên, khổ não vô cùng. Bồ tát thấy vậy khởi tâm đại bi, dùng các phương tiên để cứu vớt hết thảy chúng sinh.
Câu : “Nguyện thay chúng sinh, Thọ vô lượng khổ, Khiến các chúng sinh, Hưởng cảnh an lạc” Bồ tát phát tâm đại từ bi, như ngài Địa Tạng, thay chúng sinh chịu khổ nơi địa ngục để chúng sinh được hưởng cảnh an lạc”. Ai có từ tâm như thế, theo kinh này tu hành, sẽ sớm chứng Bồ Đề.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Lưu thông phận <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Như thử bát sự , nải thị chư Phật, Bồ tát đại nhân, chi sở giác ngộ, tinh tiến hành đạo, từ bi tu tuệ, thừa pháp thân thuyền ,chí Niết bàn ngạn, phục hoàn sinh tử, độ thoát chúng sinh, dĩ tiền bát sự , khai đạo nhất thiết, linh chư chúng sinh, giác sinh tử khổ, xả ly ngũ dục, tu tâm thánh đạo.
<o:p></o:p>
Nghĩa
Tám điều như thế là những điều chư Phật, bồ tát đại nhân đã giác ngộ, chăm chỉ tu hành, từ bi trí tuệ, cưỡi thuyền pháp thân, đến bờ Niết bàn, trở lại sinh tử, độ thoát chúng sinh. Tám việc về trước, mở bảo hết thảy, khiến mọi chúng sinh, biết khổ sinh tử, xa lìa năm dục, tu tâm đạo thánh.
<o:p></o:p>
GIẢNG
Đây là lúc Phật nói kinh xong, phó chúc cho đệ tử phải đem kinh này lưu truyền phổ biến mãi mãi về sau.
Tám việc như thế, Phật và Bồ tát , những vị đã giác ngộ, đã thoát sinh tử, đã nhận thấy. Nay các vị trở lại sinh tử để độ chúng sinh, khiến cho chúng sinh biết khổ sinh tử, xa lìa năm dục mà tu thánh đạo để được giải thoát.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Khuyến tụng bát sự <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Nhược Phật đệ tử, tụng thử bát sự, ư niệm niệm trung, diệt vô lượng tội, tiến thú Bồ Đề, tốc đăng chính giác, vĩnh đoạn sinh tử, thường trụ khoái lạc.
<o:p> </o:p>
Nghĩa
<o:p> </o:p>
Nếu đệ tử Phật, tụng tám điều này, ở trong mỗi niệm, diệt vô lượng tội, tiến tới Bồ Đề, lên ngôi chính giác, thoát vòng sinh tử, thường được vui sướng.
<o:p> </o:p>
GIẢNG
<o:p> </o:p>
Là Phật tử phải tụng kinh “Bát đại nhân giác” này. Trong mỗi niệm ghi nhớ rõ ràng, sẽ diệt vô lượng tội, thoát khỏi sinh tử, lên ngôi chính giác, hưởng vui Niết Bàn.
<o:p> </o:p>
Hy vọng đại chúng nghe xong, khuyến hóa mọi người y theo kinh này tu hành, đọc tụng. Nhất định sẽ mang lại hạnh phúc cho mọi người.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên