trừng hải

Kính Thầy Viên Quang và Đại Chúng

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 5%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
16
Điểm tương tác
1
Điểm
28
VÔ TƯỚNG TAM MUỘI
Nguyên Giác
thuvienhoasen.org/a34026/vo-tuong-tam-muoi
thuvienhoasen.org/author/about/426/nguyen-giac

Bài viết này sẽ khảo sát về Vô Tướng Tam Muội, một pháp môn ít được chú ý hiện nay. Lời Đức Phật và chư tổ truyền dạy sẽ được trình bày một cách thực dụng nơi đây, hy vọng làm cửa vào cho nhiều độc giả.
Bài viết phần lớn sẽ dựa vào kinh luận, vì bản thân người viết không có thẩm quyền nào.

Đức Phật đã dạy đường vào giải thoát có nhiều cửa, không phải chỉ một.
Học nhân thời nay, đặc biệt là tại Tây Phương, không chú ý nhiều về Vô Tướng Tam Muội, nhưng đây lại là một cửa vào giải thoát phổ biến trong Thiền Tông Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, và Đại Hàn.
Có thể tóm tắt pháp môn này là, “Không hề có một pháp nào để làm.”
Bởi vì phải thấy ngay rằng không hề có một chỗ nào trong tâm để bấu víu.

Kinh Trường A Hàm DA 12 nói về nhiều pháp dẫn tới Niết Bàn, bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Đức Thắng, trích:
“Thế nào là ba pháp dẫn đến Niết-bàn?
Ba tam-muội: không tam-muội, vô tướng tam-muội, vô nguyện tam-muội.(...)

Pháp môn Vô Tướng Tam Muội như thế tương thông với Không Tam Muội và Vô Nguyện Tam Muội.
Đức Phật nói rằng trong các pháp Định, đệ nhất là Không Tam Muội, từ đây dẫn tới Vô Nguyện Tam Muội, và rồi tới Vô Tướng Tam Muội.
Đức Phật giải thích rằng:
Không Tam Muội là không thấy có mình, không thấy có người, không thấy có thọ mệnh (tức là thấy pháp vô sinh diệt).
và do vậy không tạo ra gốc rễ của Hành (tức gốc rễ sinh tử luân hồi; chúng ta có thể nhắc rằng các việc làm không cố ý sẽ không nhất thiết thọ quả báo, vì tác ý chính là nghiệp).

Kinh Tăng Nhất A Hàm EA 45.6 ghi lời Đức Phật dạy, qua bản dịch của hai Thầy Tuệ Sỹ, Hòa Thượng Thích Đức Thắng, trích:

“Lành thay, lành thay, như Xá-lợi-phất mới có thể an trú nơi Không tam-muội.
Vì sao vậy? Trong các tam-muội, Không tam-muội là tối thượng đệ nhất.

Tỳ kheo an trú Không tam-muội không chấp trước ngã, nhân, thọ mạng, cũng không thấy có chúng sinh, cũng không thấy có bản mạt của các hành.

Do không thấy có, nên không tạo gốc rễ của hành.
Do không có hành nên không còn tái sinh đời sau.
Do không còn tái sinh đời sau nên không còn thọ nhận quả báo khổ lạc.

Xá-lợi-phất, nên biết, ngày xưa khi Ta chưa hành Đạo, ngồi dưới gốc thọ vương, suy nghĩ như vầy:
Các loài chúng sinh này do không nắm bắt được pháp gì mà phải trôi lăn trong sinh tử, không được giải thoát?
Khi ấy, Ta lại nghĩ, vì không có Không tam-muội nên phải trôi nổi sinh tử, không được giải thoát.
Không tam-muội này, nhưng chúng sinh chưa đạt được, khiến chúng sinh khởi tưởng niệm đắm trước.
Do khởi tưởng thế gian nên thọ nhận phần sinh tử.

Nếu đạt được Không tam-muội này, không có gì là sở nguyện. Do đó đạt được Vô nguyện tam-muội.
Do đạt được Vô nguyện tam-muội, không mong cầu chết nơi này sinh về nơi kia; hoàn toàn không có tưởng niệm.
Bấy giờ hành giả ấy lại đạt được và an trú trong Vô tướng tam-muội.”
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 5%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
16
Điểm tương tác
1
Điểm
28
Đại định Như Lai
Thích Chơn Khánh
phatgiao.org.vn/dai-dinh-nhu-lai-d79837.html

Thế Tôn từng hoan hỷ với lời đáp của Tôn giả Mục Kiền Liên trong một đêm trăng tại Linh Thứu:
“Khi Như Lai an trú trong đại định, đệ tử của Như Lai phải bảo vệ đại định của Người...”.

Đại định của Người còn an ổn khi đoàn thể Tăng còn an ổn, hợp hòa trong thanh tịnh.

Mỗi ngày qua đi không quay lại, còn nhiều việc để lưu tâm và tận hưởng, đừng vì những rác và phân giữa đường mà khiến mình chùng chân nghi ngại. Nhẹ nhàng bước qua, bình thản đi tới, chỉ giản đơn vậy để nuôi dưỡng niềm tin và bình an của mình, và còn góp vào ngọn gió lành bảo vệ ĐẠI ĐỊNH CỦA NHƯ LAI.

Người đệ tử Phật, gặp nhau chỉ có hai việc nên làm:
ĐÀM LUẬN Chánh pháp - nuôi dưỡng các pháp lành hoặc YÊN LẶNG như Chánh pháp - không nói gì, có mặt bên nhau là đủ vỗ về những long đong.
Gặp lại nhau sau bao ngày lận đận giữa bão đời chao đảo, không có gì vui kể nhau nghe thì chỉ cần ngồi YÊN TĨNH LẶNGg, không cần nói gì, bên chén trà thơm mỉm cười nhìn đời chảy trôi như nó đang là -PHÁP NHĨ NHƯ THỊ.

Vẫn chén trà ban nãy, đã thơm hơn!

Ông bạn trà lâu ngày ghé chơi còn khệ nệ mang theo mớ rác trong lòng.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 5%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
16
Điểm tương tác
1
Điểm
28
Tam muội chư Phật, nghĩa là nói tam muội của một vị Phật, tức là tam muội của tất cả vị Phật đều có; tam muội của tất cả vị Phật đều có, tức là tam muội của một vị Phật.

Do đó :
“Một tam muội tức là tất cả tam muội,
Tất cả tam muội tức là một tam muội”.

Tam muội dịch là “Chánh định”.
Chánh định là gì ? Tức là định chánh đáng, định thanh tịnh, là vua trong định.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 5%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
16
Điểm tương tác
1
Điểm
28
Kinh Tăng nhất A-hàm 16,
website: budsas.org/uni/u-kinh-aham-tang/tang00.htm

“Đối với Không tam-muội thì nhơn và pháp của vạn hữu, hành giả đều quán là Không.
thuvienphatviet.com/ht-thich-duc-thang-tam-tam-muoi/

Như thành Càn-thát-bà và người huyễn hóa thấy có các chúng sanh mua bán ra vào mà thật Không Có người ra người vào.
Website: thientruclam.info/ht-thich-thanh-tu/kinh-lang-gia-tam-an-dich-19931997/a2-phan-chanh-tong-(tt11)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top