Làm chủ sanh, già, bệnh, chết

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
LÀM CHỦ : SANH – GIÀ – BỆNH – CHẾT


Hãy lắng nghe lời Đức Phật dạy :

1/ “ Này các tỳ kheo ! Chính vì không GIÁC NGỘ , không CHỨNG ĐẠT THÁNH GIỚI mà Ta và các Người lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử .

2/ “ Này các tỳ kheo ! Chính vì không GIÁC NGỘ , không CHỨNG ĐẠT THÁNH ĐỊNH mà Ta và các Người lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử .

3/ “ Này các tỳ kheo ! Chính vì không GIÁC NGỘ , không CHỨNG ĐẠT THÁNH TUỆ mà Ta và các Người lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử .

4/ / “ Này các tỳ kheo ! Chính vì không GIÁC NGỘ , không CHỨNG ĐẠT THÁNH GIẢI THOÁT mà Ta và các Người lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử .

Này các Tỳ kheo ! THÁNH GIỚI được GIÁC NGỘ , được CHỨNG ĐẠT thời THAM ÁI một đời sống mới được dứt sạch , nay không còn một đời sống nào nữa ! “ .

( Kinh Trường bộ tập I – Kinh Đại Bát Niết Bàn )


Hãy lắng nghe Thầy kính yêu chúng tôi dạy :
Đoạn kinh trên Đức Phật dạy do chúng ta KHÔNG GIÁC NGỘ , KHÔNG CHỨNG ĐẠT 4 PHÁP = THÁNH GIỚI , THÁNH ĐỊNH , THÁNH TUỆ , THÁNH GIẢI THOÁT nên lâu đời chúng ta phải trôi lăn trong biển sanh tử luân hồi . Trong 4 pháp này , chỉ cần chúng ta GIÁC NGỘ và CHỨNG ĐẠT một pháp cũng đủ cho chúng ta không còn trôi lăn trong biển sanh tử nữa !.

Chẳng hạn , THÁNH GIỚI : Chỉ cần chúng ta GIÁC NGỘ và CHỨNG ĐẠT THÁNH GIỚI LUẬT là cũng không còn trôi lăn trong biển sanh tử nữa rồi ! . Nghĩa là , hiểu biết và thông suốt GIỚI LUẬT là ĐỨC HẠNH của người tu sĩ (hay cư sĩ ) , là ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN , NHÂN QUẢ , thường đem lại lợi ích cho mình và cho người . Do hiểu rõ như vậy nên chúng ta sống luôn giữ gìn nghiêm chỉnh GIỚI LUẬT không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào , tức là sống KHÔNG : LÀM KHỔ MÌNH , KHỔ NGƯỜI và KHỔ CẢ HAI . TÂM BẤT ĐỘNG trước các ÁC PHÁP và các CẢM THỌ . Nói khác đi , TÂM THANH THẢN , THÂN AN LẠC và VÔ SỰ . Khi sống hàng ngày được như vậy là chúng ta CHỨNG ĐƯỢC THÁNH GIỚI LUẬT .
Nên nhớ: THÁNH GIỚI LUẬT mà không được nghiêm trì thì THÁNH ĐỊNH , THÁNH TUỆ và THÁNH GIẢI THOÁT không làm sao mà có được ! . Trong bốn pháp này thì THÁNH GIỚI LUẬT là pháp môn căn bản nhất và quan trọng nhất , nếu THÁNH GIỚI LUẬT mà được nghiêm trì thì THÁNH ĐỊNH , THÁNH TUỆ và THÁNH GIẢI THOÁT sẽ hiện tiền rõ ràng , thì sự TU TẬP của chúng ta không còn khó khăn , mệt nhọc nữa ! .

Như vậy , Đức Phật dạy rất rõ ràng phải GIÁC NGỘ , phải CHỨNG ĐẠT . Vậy nghĩa lý của GIÁC NGỘ , CHỨNG ĐẠT là như thế nào ? . Có hiểu đúng thì SỰ TU TẬP , SỰ LUYỆN TẬP mới không sai được !.

Đến đây , chúng tôi xin tạm dừng để cho quý vị đồng tu tự suy nghĩ , tự tư duy , tự làm sáng tỏ hai từ GIÁC NGỘ và CHỨNG ĐẠT trong TÂM TRÍ mình hoặc có thể quý vị tự ghi ra trong giấy tu tập của mình về sự hiểu biết của mình ; sau này so sánh với những điều Đức Phật và Thầy chúng tôi giảng dạy sẽ THÔNG SUỐT hơn !. Từ đó sự tu tập sẽ dễ dàng hơn , không còn khó khăn khi không có Phật , có Thầy kế bên ! .( Xin nói nhỏ với quý vị nếu có khó khăn trong tu tập thì cứ kêu Phật , kêu Thầy thì TÂM TRÍ tự nó sáng ra , nó sẽ dẫn đường chúng ta đi đến nơi , đến chốn . Nhớ là không có thấy ( hay nghe tiếng ) Phật hay Thầy dạy đâu đó nhé , nếu có thấy hay nghe thì đó là MA đó nhé ! . Nói cho dễ hiểu hơn là quý vị đã làm cho TRẠNG THÁI TƯỞNG UẨN HOẠT ĐỘNG vậy thôi ! .

Kính chúc quý vị tu tập tốt !. Nhớ đón xem tiếp .

Bài này rất cao siêu, nên chăng chúng ta đem về Phật giáo nguyên Thủy.
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
GIÁC NGỘ - CHỨNG ĐẠT


Hãy lắng nghe Đức Phật dạy :
Trong Kinh Trung Bộ , vào thời Đức Phật có một vị đạo sĩ già tên là Brahmayu đã hỏi Đức Phật : “ Thế nào để gọi là Phật , một bậc giác ngộ ? “ Và Đức Phật đã trả lời qua bốn câu kệ như sau :
" Những gì cần biết rõ, Ta đã biết rõ.
Những gì cần từ bỏ, Ta đã từ bỏ.
Những gì cần tu tập. Ta đã tu tập.
Do vậy, này Vị đạo sĩ, Ta là Phật ".
Đức bổn sư còn nói: " Chiến thắng vạn quân binh không bằng tự thắng mình, tự thắng mình mới là một chiến công oanh liệt. ".
Như vậy rõ ràng , Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một con người cũng như chúng ta từ sự GIÁC NGỘ cho đến TỪ BỎ , TU TẬP và cuối cùng CHỨNG ĐẠT CHÂN LÝ GIẢI THOÁT !
Hãy lắng nghe Thầy Kính yêu chúng tôi dạy :
a/ GIÁC NGỘ : Là sự thông hiểu , thấu suốt nghĩa lý của pháp môn đó rõ ràng như thật , không còn hiểu biết mù mờ , mơ màng , ảo tưởng . Như lời Đức Phật dạy “ Những gì cần thông suốt phải thông suốt “ . THÔNG SUỐT có nghĩa là GIÁC NGỘ , GIÁC NGỘ là thấy biết pháp đó như thật , do thấy biết như thật pháp đó nên mới HƯỚNG TÂM đến pháp đó mà trong kinh sách gọi là HƯỚNG LƯU , đến khi TU TẬP có kết quả nho nhỏ thì gọi là DỰ LƯU .
b/ CHỨNG ĐẠT : Có nghĩa là nhập vào pháp ( CHỨNG PHÁP ) đó , nên gọi là NHẬP LƯU .
NHẬP LƯU tức là nhập vào DÒNG THÁNH ; Mà khi đã nhập vào DÒNG THÁNH tức là TÂM phải LY DỤC , LY ÁC PHÁP hoàn toàn !.


Bài này rất cao siêu, nên chăng chúng ta đem về Phật giáo nguyên Thủy.
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Giác ngộ chân lý - hộ trì chân lý - chứng đạt chân lý

GIÁC NGỘ CHÂN LÝ
HỘ TRÌ CHÂN LÝ
CHỨNG ĐẠT CHÂN LÝ
1/ GIÁC NGỘ CHÂN LÝ :
Hãy lắng nghe lời Đưc Phật dạy :
“ Thưa Tôn giả Gotama , cho đến mức độ nào là GIÁC NGỘ CHÂN LÝ ? Chúng con xin hỏi Tôn giả Gotama về GIÁC NGỘ CHÂN LÝ ? “
( Kinh Trung Bộ tập II – Kinh Canki )
Hãy lắng nghe Thầy kính yêu chúng tôi giảng :
GIÁC NGỘ CHÂN LÝ là hiểu biết rỏ ràng chân lý hay thông suốt nghĩa lý của chân lý . Vậy CHÂN LÝ ở đây là gì ? Theo Phật giáo Nguyên Thủy thì chân lý không phải ở đâu xa mà nó ở ngay tại TÂM con người chúng ta .Xin quý vị đồng tu hãy lưu ý : Nếu một người mà TÂM còn THAM , SÂN , SI , MẠN , NGHI mà không biết mình đang còn THAM , SÂN , SI , MẠN , NGHI thì là người chưa GIÁC NGỘ CHÂN LÝ ! .
Người GIÁC NGỘ CHÂN LÝ là người biết rõ ràng TÂM mình có THAM , SÂN , SI , MẠN , NGHI . Như thế , người giác ngộ chân lý ngay trên TỨ NIỆM XỨ ( THÂN , THỌ , TÂM , PHÁP ) họ cố gắng NHIẾP PHỤC các ÁC PHÁP và họ LY các DỤC thì họ sẽ CHỨNG ĐẠT CHÂN LÝ !
Người chưa GIÁC NGỘ CHÂN LÝ khi nghe ai nói điều gì hợp với mình , với quan điểm của mình là TIN ngay liền , TIN một cách mù quáng , bỏ cả cuộc đời tu hành theo tôn giáo ấy mà chẳng có lợi ích gì cho THÂN TÂM mình và sự tu hành chẳng đi đến đâu cả !và LÒNG TIN như vậy chưa được gọi là CHÁNH TÍN .
2/ HỘ TRÌ CHÂN LÝ :

 

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
2/ HỘ TRÌ CHÂN LÝ :
Hãy lắng nghe Đức Phật dạy :
“ Thưa Tôn giả Gotama , cho đến mức độ nào gọi là HỘ TRÌ CHÂN LÝ ? Cho đến mức độ nào là CHÂN LÝ được HỘ TRÌ ? Chúng con xin hỏi Tôn giả Gotama về HỘ TRÌ CHÂN LÝ ? “
( Kinh Trung Bộ tập II – Kinh Canki )
Hãy lắng nghe Thầy Kính yêu chúng tôi giảng :
+ Bất cứ tôn giáo nào , người đến với tôn giáo đó trước tiên phải có LÒNG TIN , khi có LÒNG TIN rồi mới SIÊNG NĂNG THỰC HÀNH GIÁO PHÁP của tôn giáo đó . Tức là người ấy đang HỘ TRÌ CHÂN LÝ .
+ Khi HỘ TRÌ CHÂN LÝ mà chưa GIÁC NGỘ CHÂN LÝ và chưa CHỨNG ĐẠT CHÂN LÝ thì không nên kết luận một chiều : “ Chỉ đây mới là SỰ THẬT , ngoài ra đều SAI LẦM !” .
+ Người HIỂU BIẾT về CHÂN LÝ ở mức độ THÔNG SUỐT như thật , GIÁC NGỘ như thật , LÒNG TIN chân thật không mù quáng . Từ đó , hàng ngày TU TẬP , LUYỆN TẬP nghĩa là người ấy đang HỘ TRÌ CHÂN LÝ .Nói khác đi , là CHÂN LÝ đang được người ấy HỘ TRÌ .
Hãy lắng nghe Đức Phật dạy :
“ Này Bharadvaja !Nếu người nào có LÒNG TIN và nói : “ Đây là LÒNG TIN của tôi , người ấy là người HỘ TRÌ CHÂN LÝ nhưng người ấy không được kết luận một chiều : “ Chỉ đây là sự thật , ngoài ra đều là sai lầm !” .

Đoạn kinh này Đức Phật xác định rõ ràng : Chỉ có LÒNG TIN khi đang TU TẬP giáo pháp thì không được quyền nói đúng hay nói sai giáo pháp của ai cả . Vì người mới có LÒNG TIN thì SỰ TU TẬP , SỰ LUYỆN TẬP chỉ ở giai đoạn HỘ TRÌ CHÂN LÝ bằng LÒNG TIN của mình chưa có sâu xa !.
Hãy lắng nghe Đức Phật dạy tiếp :
“ Này Bharadvaja , nếu có LÒNG TIN tuỳ HỶ ….. Nếu có LÒNG TIN tuỳ CĂN …..SUY TƯ các LÝ DO …..Nếu người ấy chấp nhận QUAN ĐIỂM của tôi “ . Tức là người ấy đang HỘ TRÌ CHÂN LÝ nhưng người ấy không nên kết luận một chiều : “ Đây là SỰ THẬT , ngoài ra đều SAI LẦM !” . Cho đến như vậy này Bharadvaja là HỘ TRÌ CHÂN LÝ , chúng tôi chủ trương HỘ TRÌ CHÂN LÝ nhưng ở đây chưa phải là GIÁC NGỘ CHÂN LÝ ……” .
Tóm lại : HỘ TRÌ CHÂN LÝ có 5 điều cần phải THÔNG HIỂU là:
- TÍN ( LÒNG TIN CHÂN CHÍNH = CHÁNH TÍN )
- TUỲ HỶ HỢP Ý
- TUỲ VĂN ( NGHE THUYẾT GIẢNG )
- CÂN NHẮC SUY TƯ CÁC LÝ DO ( TU DUY TU )
- CHẤP NHẬN CÙNG QUAN ĐIỂM ( HƯỚNG TÂM , HƯỚNG LƯU ) .
Người TU TẬP , LUYỆN TẬP còn 5 điều trên là người đang HỘ TRÌ CHÂN LÝ , chứ chưa phải là GIÁC NGỘ CHÂN LÝ hay CHỨNG ĐẠT CHÂN LÝ !.

Kính thưa quý vị đồng tu ! Khi nào quý vị gặp một bậc Thầy TÂM đã ĐOẠN DỨT THAM , SÂN , SI . Người ấy khai ngộ cho các vị , chừng ấy quý vị mới GIÁC NGỘ CHÂN LÝ , rồi sau đó quý vị TU TẬP , LUYỆN TẬP mới CHỨNG ĐẠT được CHÂN LÝ ! .
( Xin nói nhỏ với quý vị đồng tu : “ Làm sao gặp được bậc Thầy ấy ? Thông thường mọi người tìm Thầy tu tập bằng cái TÂM PHÀM PHU ( theo ý mình ) thì không bao giờ gặp được !. Chỉ khi nào quý vị CHÍ THÀNH , CHÍ NGUYỆN thì chắc chắn quý vị sẽ gặp được bậc Thầy ấy !)

3/ CHỨNG ĐẠT CHÂN LÝ :
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
3/ CHỨNG ĐẠT CHÂN LÝ :

Hãy lắng nghe Đức Phật dạy :

“ Cho đến như vậy , thưa Tôn giả Gotama là CHỨNG ĐẠT CHÂN LÝ , cho đến như vậy CHÂN LÝ được CHỨNG ĐẠT và cho đến như vậy chúng con thấy CHỨNG ĐẠT CHÂN LÝ . Nhưng trong sự CHỨNG ĐẠT CHÂN LÝ , thưa Tôn giả Gotama PHÁP nào được HÀNH TRÌ nhiều ? “
( Kinh Trung Bộ tập II – Kinh Canki )

Hãy lắng nghe Thầy Kính yêu chúng tôi giảng :

Loài người chỉ có một CHÂN LÝ , chia làm 4 NHÁNH gọi là TỨ DIỆU ĐẾ
- NHÁNH 1 : Là KHỔ ĐẾ , tức là THAM , SÂN , SI .
- NHÁNH 2 : Là TẬP ĐẾ , tức là TÂM THAM - ÁI .
- NHÁNH 3 : Là DIỆT ĐẾ , tức là TÂM HẾT THAM - ÁI .
- NHÁNH 4 : Là ĐẠO ĐẾ , tức là chương trình đào tạo , giáo dục BÁT CHÁNH ĐẠO , gồm 8 LỚP tu học , thực hành chia làm 3 CẤP : GIỚI , ĐỊNH , TUỆ .


_ Người GIÁC NGỘ CHÂN LÝ là phải GIÁC NGỘ TỨ DIỆU ĐẾ .
_ Nếu mới GIÁC NGỘ CHÂN LÝ chỉ là mới HIỂU RÕ CHÂN LÝ thôi !. Muốn CHỨNG ĐẠT CHÂN LÝ thì phải TINH CẦN TU TẬP và TU TẬP ĐÚNG PHÁP .
_ 4 NHÁNH gồm 2 NHÁNH là BỜ BÊN NÀY : BỜ THẾ GIAN và 2 NHÁNH là BỜ BÊN KIA : BỜ XUẤT THẾ GIAN hay BỜ GIẢI THOÁT .
_ 4 NHÁNH này hay TỨ DIỆU ĐẾ là do một con người đầu tiên trên thế gian này tu tập CHỨNG ĐẠT làm chủ SANH , GIÀ , BỆNH , CHẾT và làm chủ SANH TỬ LUÂN HỒI . Đó là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !

( còn tiếp )
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
1/ KHỔ ĐẾ : Là CHÂN LÝ THỨ NHẤT , tức là kết quả ( QUẢ ) của TÂM THAM , SÂN , SI , MẠN , NGHI . Làm người ai cũng có . Do TÂM THAM , SÂN , SI mà con người ĐAU KHỔ . Người GIÁC NGỘ TÂM THAM , SÂN , SI là KHỔ ĐAU là người GIÁC NGỘ CHÂN LÝ THỨ NHẤT .
2/ TẬP ĐẾ : Là CHÂN LÝ THỨ HAI , tức là nguyên nhân ( NHÂN ) sinh ra TÂM THAM , SÂN , SI . Đó là do “ TÂM ÁI DỤC “ , tức là “ LÒNG HAM MUỐN “ . Do TÂM THAM MUỐN mà sinh ra TÂM THAM , SÂN , SI nên phải chịu nhiều KHỔ ĐAU . Người GIÁC NGỘ được LÒNG HAM MUỐN là NHÂN gây nên KHỔ ĐAU là người GIÁC NGỘ CHÂN LÝ THỨ HAI .
3/ DIỆT ĐẾ: Là CHÂN LÝ THỨ BA . Đó là TRẠNG THÁI TÂM không còn THAM , SÂN , SI ; tức là TRẠNG THÁI TÂM BẤT ĐỘNG trước các ÁC PHÁP và các CẢM THỌ . Đó chính là TRẠNG THÁI TÂM THANH THẢN , THÂN AN LẠC và VÔ SỰ !.Người GIÁC NGỘ được TRẠNG THÁI NÀY là người GIÁC NGỘ CHÂN LÝ THỨ BA .
4/ ĐẠO ĐẾ : Là CHÂN LÝ THỨ TƯ . Đó là CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO , GIÁO DỤC những bậc TÂM VÔ LẬU ( TÂM KHÔNG CÒN KHỔ ĐAU hay bậc ALAHÁN ) gồm có 8 LỚP HỌC ( BÁT CHÁNH ĐẠO ) chia làm 3 CẤP : GIỚI , ĐỊNH , TUỆ .Người GIÁC NGỘ được CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO , GIÁO DỤC có 8 LỚP , 3 CẤP là người GIÁC NGỘ CHÂN LÝ THỨ TƯ .

Khi GIÁC NGỘ được 4 CHÂN LÝ rồi thì phải :
- SIÊNG NĂNG TU TẬP
- CÂN NHẮC KỸ LƯỠNG , TU TẬP cho có CHẤT LƯỢNG
- CÂN NHẮC trong HÀNH ĐỘNG TỈNH GIÁC tu tập NGĂN ÁC , DIỆT ÁC PHÁP và các DỤC ( LÒNG HAM MUỐN ) phải phân biệt , thấy rõ CHÁNH NIỆM hay TÀ NIỆM SANH KHỞI từng ly , từng tí một trên 4 CHỖ : THÂN , THỌ , TÂM , PHÁP = TỨ NIỆM XỨ và chú ý đến THÂN , KHẨU, Ý của mình sao cho THIỆN NGHIỆP ( BA THIỆN HÀNH = THÂN , KHẨU , Ý THIỆN HÀNH ) phải CỐ GẮNG CÂN NHẮC KỸ LƯỠNG . Đó là CHÁNH TINH TẤN . Nếu như SIÊNG NĂNG không đúng cách là TÀ TINH TẤN , tức là tu tập cho lấy có , không KỸ LƯỠNG , không CÂN NHẮC từng HÀNH ĐỘNG , từng HƠI THỞ , từng TÂM NIỆM HIỆN KHỞI , từng ÁC PHÁP , từng HOÀN CẢNH thì SỰ TU TẬP sẽ không có kết quả , uỗng công , phí sức , vô ích !.

Hãy lắng nghe Đức Phật dạy tiếp :
“ ….Do vậy trong SỰ CÂN NHẮC thì CÔ GẮNG được HÀNH TRÌ nhiều “ .
“ ….Trong SỰ CỐ GẮNG thì ƯỚC MUỐN được HÀNH TRÌ nhiều , nếu ƯỚC MUỐN đối với CHÂN LÝ không khởi lên thì không có CỐ GẮNG …..” .

( còn tiếp )
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Như vậy , khi đã GIÁC NGỘ CHÂN LÝ , biết rõ cuộc đời là một chuổi dài KHỔ ĐAU . Vì thế sự ƯỚC MUỐN thoát khỏi sự KHỔ ĐAU của kiếp người càng nung nấu trong lòng càng nhiều hơn thì sự CỐ GẮNG , NHIỆT TÂM ,TINH CẦN TU TẬP càng lớn . Do vậy , mà sự CÂN NHẮC KỸ LƯỠNG càng nhiều hơn . Nhờ vậy mà KẾT QUẢ TU TẬP ngày càng thấy rõ ràng hơn . THAM PHÁP , SÂN PHÁP , SI PHÁP bị muội lượt một cách cụ thể mà hành giả cảm nhận thật rõ ràng !.
Như vậy , sự ƯỚC MUỐN ra khỏi nhà SANH TỬ , làm chủ 4 sự ĐAU KHỔ của kiếp người là ƯỚC MUỐN CHÂN CHÁNH , chứ không phải ƯỚC MUỐN DỤC LẠC THẾ GIAN như : ĂN , NGỦ PHI THỜI sống theo như đời sống thế tục !.
ƯỚC MUỐN CHÂN CHÁNH là ƯỚC MUỐN BUÔNG XẢ các ÁC PHÁP và các DỤC , ƯỚC MUỐN CHẤM DỨT LUÂN HỒI , làm chủ SANH , GIÀ , BỆNH , CHẾT mà không vui hay hoan hỷ hay sao ? mà không chấp nhận HỌC PHÁP TU HÀNH đó sao ? .Nhờ ƯỚC MUỐN CHÂN CHÁNH như vậy chúng ta mới SIÊNG NĂNG TU TẬP và CÂN NHẮC KỸ LƯỠNG !.


Vì lẽ đó , nên Phật dạy : “ Trong ƯỚC MUỐN , HOAN HỶ chấp nhận HỌC PHÁP được hành trì nhiều “ .



( còn tiếp )
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Do ƯỚC MUỐN ra khỏi nhà SANH TỬ nên phải chịu khó ÔM PHÁP TU HÀNH với TÂM THÍCH THÚ , HOAN HỶ . Do THÍCH THÚ , HOAN HỶ mới CHẤP NHẬN HỌC PHÁP từ đó chịu khó TU TẬP , cố gắng XẢ từng NIỆM ÁC , từng CHƯỚNG NGẠI PHÁP trên THÂN – TÂM của mình . Đây không phải là một việc dễ làm , không phải chỉ một ngày , một bữa mà thành tựu được !.

Nam Mô Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
Nam Mô Bậc Chân Nhân đã dẫn con vào đạo !
Nam Mô Chư Vị đồng tu !


Những điều Đức Phật dạy , Bậc Đạo Sư dẫn dắt là cả một KINH NGHIỆM TU HÀNH của Người rất thực tế và cụ thể . Chỉ có những ai THỰC HÀNH TU TẬP mới thấy rõ ràng đây là những lời TÂM HUYẾT của Đức Phật đang trãi dài trên những trang giấy bằng máu và nước mắt TU HÀNH của mình để thành CHÁNH GIÁC !.



( còn tiếp )
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Hãy lắng nghe Đức Phật dạy tiếp :

“ Trong những HOAN HỶ PHÁP thì TÌM HIỂU Ý NGHĨA được thực hành nhiều “

Đức Phật dạy rất kỹ lưỡng trước khi chấp nhận TIN vào một PHÁP nào đó thì phải TÌM HIỂU Ý NGHĨA của PHÁP MÔN đó cho rõ ràng . Khi đã HIỂU RÕ Ý NGHĨA PHÁP MÔN đó rồi thì chúng ta mới THÔNG SUỐT CHÂN LÝ của PHÁP MÔN đó . Tức là ta GIÁC NGỘ CHÂN LÝ !

Hãy lắng nghe Đức Phật dạy

“ Trong sự TÌM HIỂU Ý NGHĨA thì THỌ TRÌ PHÁP được hành trì nhiều “ .

Hãy lắng nghe Thầy Kính yêu cúng tôi giảng :

THỌ TRÌ PHÁP là gì ? . Đó là TU TẬP , THỰC HÀNH theo ĐÚNG PHÁP mà Đức Phật đã dạy . Bởi vì muốn TU TẬP , THỰC HÀNH PHÁP mà không TÌM HIỂU Ý NGHĨA của PHÁP thì làm sao THỰC HÀNH , TU TẬP ĐÚNG được !. Do vậy , Đức Phật dạy TÌM HIỂU Ý NGHĨA của PHÁP là phải SONG HÀNH với TU TẬP , HÀNH TRÌ . Nhờ vậy sự TÌM HIỂU Ý NGHĨA mới THÂM SÂU , CỤ THỂ và RÕ RÀNG . Nếu chỉ có TÌM HIỂU Ý NGHĨA mà KHÔNG THỰC HÀNH , TU TẬP thì sự TÌM HIỂU Ý NGHĨA ấy là CẠN CỢT , KHÔNG THỰC TẾ có khi LỆCH LẠC , SAI LẦM do TƯỞNG GIẢI . Như vậy sẽ làm cho những hành giả theo sau bị lạc bước ! .

Cho nên Kinh Pháp Cú dạy : “ Hạnh phúc thay Đức Phật ra đời !”

SANH RA đồng thời với một người TU CHỨNG CHÂN LÝ đâu phải dễ gặp được họ , nếu gặp được họ là một hạnh phúc rất lớn cho cuộc đời làm người !.

Hãy lắng nghe Đức Phật dạy tiếp :

“ Trong sự HÀNH TRÌ PHÁP thì NGHE PHÁP được hành trì nhiều “ .



Khi THỰC HÀNH PHÁP , TU TẬP thì phải NGHE NHIỀU , phải THƯA HỎI với VỊ ĐÃ TU TẬP XONG ( Bậc CHỨNG ĐẠO ) .Nếu không thì sự TU TẬP sẽ không có kết quả và gặp nhiều KHÓ KHĂN trong quá trình tu tập .

Hãy lắng nghe Đức Phật dạy:

“ Trong sự NGHE PHÁP thì LẮNG TAI NGHE được hành trì nhiều “ .

LẮNG TAI NGHE là phải NGHE RẤT KỸ , KHÔNG BỎ SÓT MỘT KINH NGHIỆM NÀO , NGHE CHĂM CHÚ mà BẬC TU CHỨNG dạy , nhất là những PHÁP HÀNH có vậy mới không bị TU TẬP SAI PHÁP !.

“ Trong sự LẮNG TAI NGHE thì THÂN CẬN , GIAO THIỆP được hành trì nhiều “ .

Sự THÂN CẬN , GIAO THIỆP bậc THIỆN HỮU TRI THỨC ( BẬC CHÂN NHÂN , BẬC CHỨNG ĐẠO ) là điều cần thiết cho bước đường TU TẬP để đạt đến CHÂN LÝ CỨU CÁNH là GIẢI THOÁT . Không nên hiểu THIỆN HỮU TRI THỨC là những người nghiên cứu , học giả có bằng cấp cao mà sự THỰC HÀNH TU TẬP chưa đến nơi đến chốn . Tại sao vậy ? Vì họ chỉ nói được chứ không làm được !.Sẽ PHÍ CÔNG VÔ ÍCH trong sự TU TẬP của chúng ta !.

“ Trong sự THÂN CẬN , GIAO THIỆP thì ĐI ĐẾN GẦN được hành trì nhiều “


ĐI ĐẾN GẦN nghĩa là phải đến gần Bậc THIỆN HŨU TRI THỨC để NGHE PHÁP , NGHE SỰ HƯỚNG DẪN TU TẬP mới không bị SAI PHÁP HÀNH !

( Đức Phật dạy : Gần BẬC CHÂN NHÂN để thấy ,biết đời sống PHẠM HẠNH của họ chứ không phải BẬC CHÂN NHÂN là người có PHÉP TẮC , THẦN THÔNG . Đức Phật nói : “ Ta quyết không dạy cho các ông NIỆM RA THẦN THÔNG ! “ )


“ Trong sự ĐI ĐẾN GẦN THIỆN HỮU TRI THỨC thì LÒNG TIN được hành trì nhiều “

Đức Phật dạy phải tìm một vị Thầy không còn : THAM PHÁP , SÂN PHÁP , SI PHÁP tức là GIỚI LUẬT phải nghiêm chỉnh , TÂM phải BẤT ĐỘNG trước các ÁC PHÁP và các CẢM THỌ . Đời sống phải BA Y MỘT BÁT , THIỂU DỤC TRI TÚC , SỐNG KHÔNG NHÀ CỬA , KHÔNG GIA ĐÌNH để ĐẶT LÒNG TIN !


~*~​
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Tứ thánh định

TỨ THÁNH ĐỊNH
Hãy lắng nghe Đức Phật dạy :

“ Ngài nhập định SƠ THIỀN , xuất SƠ THIỀN ; Ngài nhập định NHỊ THIỀN , xuất NHỊ THIỀN ; Ngài nhập định TAM THIỀN , xuất TAM THIỀN ; Ngài nhập định TỨ THIỀN , xuất TỨ THIỀN ; Ngài lập tức DIỆT ĐỘ “
( Kinh Đại Bát Niết Bàn )

Hãy lắng nghe Thầy Kính yêu chúng tôi dạy :

Trước khi nhập Niết Bàn Đức Phật dùng bốn thiền này nhập tới nhập lui ba lần . Đến thiền thứ tư thì Ngài TỊNH CHỈ HƠI THỞ để XẢ BỎ BÁO THÂN một cách tự tại vô ngại trong SỰ CHẾT theo ý muốn của mình . Đó là để khéo nhắc nhở người đời sau nếu muốn LÀM CHỦ SỰ SỐNG CHẾT thì phải tu học và nhập cho được bốn thiền này ( TỨ THÁNH ĐỊNH ) . Muốn sống lúc nào thì sống lúc đó , muốn chết lúc nào thì chết lúc đó , TỰ TẠI TRONG SANH TỬ .
Vậy muốn làm chủ :

+ SANH ( SANH Y = CUỘC SỐNG VẬT CHẤT , TINH THẦN ) thì phải học LỚP : CHÁNH KIẾN , CHÁNH TƯ DUY , CHÁNH NGỮ , CHÁNH NGHIỆP .
+ GIÀ : thì phải học LỚP : CHÁNH MẠNG , CHÁNH TINH TẤN .
+ BỆNH : thì phải học LỚP : CHÁNH NIỆM
+ CHẾT : thì phải học LỚP : CHÁNH ĐỊNH .
Như vậy , làm chủ SANH , GIÀ , BỆNH , CHẾT đều có phương pháp , ngoài bốn thiền này trên thế gian không có một loại thiền nào làm chủ được sự sống chết tự tại như vậy .Mặt khác TỨ THÁNH ĐỊNH là thiền định của bậc THÁNH ( TĂNG hoặc CƯ SĨ ) phàm phu không thể nào nhập được !. Tại sao vậy ? Vì phải trãi qua giai đoạn GIỚI LUẬT nghiêm chỉnh , không hề VI PHẠM MỘT LỖI NHỎ NHẶT nào đồng thời phải xuất hiện TỨ THẦN TÚC ( TỨ NHƯ Ý TÚC ) thì mới vào giai đoạn ĐỊNH được !

Còn tiếp
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
ĐẠO ĐẾ

Hãy lắng nghe Thầy Kính yêu chúng tôi giảng :
ĐẠO ĐẾ là một danh từ cổ đại của nước Ấn Độ dùng để phân định trường lớp giáo dục , đào tạo ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN , NHÂN QUẢ làm người , nhờ đó con người biết cách SỐNG KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH , KHỔ NGƯỜI và KHỔ TẤT CẢ CHÚNG SANH !
ĐẠO ĐẾ chia làm 8 LỚP để rèn luyện THÂN – TÂM con người . Gồm có :
1/ CHÁNH KIẾN : Phải HỌC TẬP , RÈN LUYỆN THÂN – TÂM bằng các bài học TỨ BẤT HOẠI TỊNH ( NIỆM PHẬT , NIỆM PHÁP , NIỆM TĂNG , NIỆM GIỚI ) và PHÒNG HỘ SÁU CĂN .. Khi TU TẬP như vậy thì TÍN LỰC xuất hiện .
2/ CHÁNH TƯ DUY : Phải HỌC TẬP , RÈN LUYỆN THÂN – TÂM bằng các bài học GIỚI Ý HÀNH NIỆM ( Ý CĂN ) . Khi TU TẬP như vậy thì TÍN LỰC xuất hiện .
3/ CHÁNH NGỮ : Phải HỌC TẬP , RÈN LUYỆN THÂN – TÂM bằng các bài học GIỚI KHẨU HÀNH NIỆM ( THIỆT CĂN ) . Khi TU TẬP như vậy thì TÍN LỰC xuất hiện .
4/ CHÁNH NGHIỆP : Phải HỌC TẬP , RÈN LUYỆN THÂN – TÂM bằng các bài học GIỚI THÂN HÀNH NIỆM ( THÂN CĂN ) . Khi TU TẬP như vậy thì TÍN LỰC xuất hiện .
5/ CHÁNH MẠNG : Phải HỌC TẬP , RÈN LUYỆN THÂN – TÂM bằng các bài học TỨ VÔ LƯỢNG TÂM ( TỪ , BI , HỶ , XẢ ) . Khi TU TẬP như vậy thì TÍN LỰC xuất hiện .
6/ CHÁNH TINH TẤN : Phải HỌC TẬP , RÈN LUYỆN THÂN – TÂM bằng các bài học TỨ CHÁNH CẦN ( NGĂN ÁC , DIỆT ÁC PHÁP , SANH THIỆN , TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP )( Trên TỨ NIỆM XỨ ) . Khi TU TẬP như vậy thì TẤN LỰC xuất hiện .
7/ CHÁNH NIỆM : Phải HỌC TẬP , RÈN LUYỆN THÂN – TÂM bằng các bài học TỨ NIỆM XỨ ( Trên TỨ NIỆM XỨ ) . Khi TU TẬP như vậy thì NIỆM LỰC xuất hiện .
Đến LỚP thứ bảy này thì có 7 NĂNG LỰC GIẢI THOÁT xuất hiện gọi là THẤT BỒ ĐỀ PHẦN . Đó là 7 TRẠNG THÁI GIẢI THOÁT trên THÂN TÂM của mỗi HÀNH GIẢ . Khi ấy HÀNH GIẢ mới có đủ ĐẠO LỰC có tên là TỨ NHƯ Ý TÚC hay TỨ THẦN TÚC . Nhờ vậy HÀNH GIẢ mới tiếp tục TU TẬP và RÈN LUYỆN LỚP thứ 8 .
8 / CHÁNH ĐỊNH : Phải HỌC TẬP , RÈN LUYỆN THÂN – TÂM bằng các bài học TỨ THÁNH ĐỊNH ( SƠ THIỀN , NHỊ THIỀN , TAM THIỀN , TỨ THIỀN ) . Khi đó HÀNH GIẢ có ĐỊNH LỰC xuất hiện . Khi học xong 8 LỚP này thì liền nhập THIỀN THỨ TƯ hay TỨ THIỀN để thực hiện TAM MINH . Khi ấy , TUỆ LỰC xuất hiện .


Do vậy , 37 PHẨM TRỢ ĐẠO , tức là 37 PHÁP TU HỌC trên 8 LỚP này , nó có giáo trình TU TẬP bài bản hẳn hoi , cụ thể , rõ ràng chứ không mù mờ như các học giả xưa nay giảng dạy đồng thời chỉ có BẬC TU CHỨNG ( hay BẬC ĐẠO SƯ , THIỆN HỮU TRI THỨC , BẬC THÁNH , BẬC TÂM VÔ LẬU ) mới biết cách giảng dạy cho từng HÀNH GIẢ tuỳ ĐẶC TƯỚNG , NHÂN TƯỚNG , HÀNH TƯỚNG của họ mới làm chủ được SANH , GIÀ , BỆNH , CHẾT và CHẤM DỨT TÁI SANH LUÂN HỒI trong LỤC ĐẠO !.



 

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Pháp vi diệu

PHÁP VI DIỆU​


Hãy lắng nghe Đức Phật dạy :


“Này Tỳ kheo , rồi Ta suy nghĩ như sau “ PHÁP này do Ta CHỨNG được thật là SÂU KÍN , KHÓ THẤY , KHÓ CHỨNG , TỊCH TỊNH , CAO THƯỢNG , SIÊU LÝ LUẬN , VI DIỆU chỉ có người có TRÍ mới hiểu thấu còn quần chúng này thì ƯA ÁI DỤC , HAM THÍCH ÁI DỤC khó mà thấy được định lý , sự kiện này thật khó thấy . Tức là SỰ TỊNH CHỈ TẤT CẢ CÁC HÀNH , SỰ TỪ BỎ TẤT CẢ SANH Y , ÁI DIỆT , LY THAM , ĐOẠN DIỆT , NIẾT BÀN “ “


Hãy lắng nghe Thầy Kính yêu chúng tôi giảng :


Đức Phật đã xác định một cách quả quyết rằng PHÁP VI DIỆU của mình tìm ra và đã TU CHỨNG là SÂU KÍN , MẦU NHIỆM , KHÓ THẤY , KHÓ CHỨNG , TỊCH TỊNH , CAO THƯỢNG , SIÊU LÝ LUẬN và VI DIỆU . Nếu ai tu tập đúng PHÁP MÔN “ GIỚI – ĐỊNH – TUỆ “ thì lời ca ngợi này là một sự thật ! không có một chút gì là dối người . Khi TU TẬP XONG chúng tôi ( Thầy Kính yêu của chúng tôi ) mới hiểu rõ lời dạy này của Đức Phật quả không sai ! , Cho nên , HỌC GIẢ nghiên cứu Kinh điển thì không thể hiểu đúng LỜI PHẬT DẠY ! HÀNH GIẢ TU TẬP CHƯA XONG thì chờ nên giảng đạo , thuyết Pháp của Phật dạy !. Tại sao vậy ? TẠI VÌ PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT ĐÂU PHẢI ĐỂ CHO NGƯỜI TÂM CÒN DỤC MÀ TU TẬP ĐƯỢC ! . Do vậy , khi đến với đạo Phật mình phải hiểu rõ mình , có CHẤP NHẬN LY DỤC , ĐOẠN DIỆT ÁI DỤC hay không ? .nếu không thì chỉ UỔNG CÔNG , PHÍ SỨC mà thôi !.

 

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Pháp kính

PHÁP KÍNH

Hãy lắng nghe lời Đức Phật dạy :

Trong thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở Nàdika , tại ngôi nhà gạch ( Ginjakàvasatha ) các vị Thánh đệ tử : Tăng , Ni , cư sĩ nam , cư sĩ nữ Sau một thời gian tu tập , đến khi MỆNH CHUNG Ngài Ananda đến hỏi Đức Phật các vị ấy được sanh ở cõi nào , hậu thế trạng thái như thế nào ? .
Do vậy , Đức Phật nói với Ngài Ananda :

“ Này Ananda , thật không có gì lạ , vấn đề con người phải mệnh chung . Nhưng mỗi lần có người mệnh chung lại đến hỏi Như Lai về vấn đề này thời Ananda , như vậy làm phiền nhiễu Như Lai . Này Ananda , vì vậy Ta sẽ giảng PHÁP KÍNH ( GƯƠNG CHÁNH PHÁP ) để Thánh đệ tử sau khi CHỨNG ĐẠT PHÁP NGHĨA này , nếu muốn , sẽ TỰ TUYÊN BỐ về mình như sau : “ Đối với Ta , sẽ không còn địa ngục , sẽ không còn tái sanh ở cõi bàng sanh , ngạ quỷ , đoạ xứ ác thú . Ta đã CHỨNG QUẢ DỰ LƯU nhất định không đoạ ác đạo , sẽ đạt chánh giác . Này Ananda , PHÁP KÍNH ấy là gì ? mà Thánh đệ tử sau khi CHỨNG ĐẠT PHÁP NGHĨA này , nếu muốn sẽ tự mình tuyên bố về mình : “ Đối với Ta , sẽ không còn địa ngục ….. , sẽ đạt chánh giác ( như trên ) ".


( còn tiếp )
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
“ Này Ananda , vị Thánh đệ tử có :
- CHÁNH TÍN đối với Phật : “ Thế Tôn là bậc ALAHÁN , CHÁNH ĐẲNG GIÁC , MINH HẠNH TÚC , THIỆN THỆ , THẾ GIAN GIẢI , VÔ THƯỢNG SĨ , ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU , THIÊN NHÂN SƯ , PHẬT , THẾ TÔN “ .
- CHÁNH TÍN đối với CHÁNH PHÁP : “ CHÁNH PHÁP được Thế Tôn khéo giảng dạy , thiết thực , vượt ngoài thời gian chi phối đến để mà thấy , có khả năng giải thoát , được kẻ TRÍ tự mình THÂM HIỂU “.
- CHÁNH TÍN đối với CHÚNG TĂNG : “ CHÚNG TĂNG đệ tử Thế Tôn CHÂN CHÁNH tu hành , CHÂN TRỰC tu hành , CHÂN TRÍ tu hành , CHÂN TỊNH tu hành , tức là bốn đôi tám vị .CHÚNG TĂNG đệ tử Thế Tôn đáng được nghênh đón , cúng dường , chiêm ngưỡng , chấp tay là phước điền vô thượng ở trên đời , CỤ TÚC GIỚI HẠNH , được bậc Thánh mến chuộng , được viên mãn không mây mún , được vẹn tròn không sứt mẻ , không tỳ vết , không ô nhiễm , những GIỚI HẠNH đưa đến GIẢI THOÁT được người TRÍ tán thán , không bị ảnh hưởng bởi đời sau . Hướng dẫn đến THIỀN ĐỊNH “ .

“ Này Ananda , chính PHÁP KÍNH này mà THÁNH đệ tử sau khi CHỨNG ĐẠT PHÁP NGHĨA này , nếu muốn sẽ tự mình tuyên bố về mình như sau : “ Đối với Ta sẽ không còn địa ngục …… Ta đã CHỨNG QUẢ DỰ LƯU , nhứt định không còn đoạ vào ác đạo , sẽ thành CHÁNH GIÁC !”
“ Khi Thế Tôn ở Nàdika , Pháp thoại này đựôc giảng cho chúng Tỳ kheo : Đây là GIỚI , ĐỊNH , TUỆ . Tức là DỤC LẬU , HỮU LẬU ( TRI KIẾN LẬU ) , VÔ MINH LẬU “ .


( còn tiếp )
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
TỨ CHÚNG NHẬP NIẾT BÀN

Hãy lắng nghe Đức Phật dạy :
“ 1- Tỳ kheo Tăng Sàtha DIỆT TẬN LẬU HOẶC , tự mình THẮNG TRÍ CHỨNG NGỘ , CHỨNG ĐẠT và AN TRÚ ngay hiện tại VÔ LẬU TÂM GIẢI THOÁT , TUỆ GIẢI THOÁT ( ALAHÁN ) .

“ 2- Tỳ kheo Ni Nandà ĐOẠN TRỪ NĂM HẠ PHẦN KIẾT SỬ , HOÁ SANH THIÊN GIỚI và từ đó NHẬP NIẾT BÀN không còn trở lại đời này nữa ( BẤT LAI ).

“ 3- Cư sĩ nam Sudata DIỆT TRỪ BA HẠ PHẦN KIẾT SỬ làm giảm thiểu THAM , SÂN , SI CHỨNG QUẢ NHẤT LAI . Sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ DIỆT TẬN LẬU HOẶC .

“ 4- Cư sĩ nữ Sujata DIỆT TRỪ BA HẠ PHẦN KIẾT SỬ , CHỨNG QUẢ DỰ LƯU , nhứt định không còn đoạ vào ÁC ĐẠO , đạt đến CHÁNH GIÁC .

( Kinh Trường Bộ - Đại Bát Niết Bàn )



( còn tiếp )
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Năm hạ phần kiết sử

NĂM HẠ PHẦN KIẾT SỬ​

Hãy lắng nghe Đức Phật dạy :

“ Này các Tỳ kheo , có NĂM HẠ PHẦN KIẾT SỬ , Thế nào là NĂM HẠ PHẦN KIẾT SỬ ?
1- THÂN KIÊN
2- NGHI
3- GIỚI CẤM THỦ
4- DỤC THAM
5- SÂN .

Muốn DIỆT TRỪ NĂM HẠ PHẦN KIẾT SỬ chỉ có tu tập TỨ NIỆM XỨ



( còn tiếp )
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Lộ trình đoạn trừ năm hạ phần kiết sử

LỘ TRÌNH ĐOẠN TRỪ
NĂM HẠ PHẦN KIẾT SỬ
Hãy lắng nghe Đức Phật dạy :

“ Này Ananda , có kẻ vô văn phàm phu , không yết kiến , không thuần thục pháp , không tu tập pháp của BẬC THÁNH , BẬC CHÂN NHÂN , sống với TÂM BỊ TRIỀN PHƯỢC bởi THÂN KIẾN kiên cố , không được NHIẾP PHỤC , XUẤT LY , BỊ NGHI HOẶC , BỊ GIỚI CẤM THỦ , BỊ DỤC THAM , SÂN chi phối . Đó là NĂM HẠ PHẦN KIẾT SỬ “


“ Này Ananda , con đường nào , lộ trình nào đưa đến ĐOẠN TRỪ NĂM HẠ PHẦN KIẾT SỬ , nếu thực hành con đường ấy , đạo lộ ấy , thời HĂM HẠ PHẦN KIẾT SỬ sẽ được BIẾT RÕ ,sẽ được THẤY RÕ , sẽ được ĐOẠN DIỆT .”

“ Này Ananda . Ở đây Tỳ kheo do VIỄN LY các SANH Y , do ĐOẠN TRỪ các BẤT THIỆN PHÁP , do làm cho AN TỊNH THÂN THÔ ÁC HÀNH một cách toàn diện , LY DỤC , LY BẤT THIỆN PHÁP , CHỨNG và TRÚ THIỀN THỨ NHẤT : Một TRẠNG THÁI HỶ LẠC do LY DỤC SANH , có TẦM , có TỨ . Vị này CHÁNH QUÁN mọi SẮC PHÁP , THỌ PHÁP , TƯỞNG PHÁP , HÀNH PHÁP , THỨC PHÁP là VÔ THƯỜNG , KHỔ , KHÔNG , VÔ NGÃ , NHƯ BỆNH , NHƯ CỤC BƯỚU , NHƯ MŨI TÊN , NHƯ ĐIỀU BẤT HẠNH , NHƯ BỆNH CHƯỚNG , NHƯ KẺ ĐỊCH , NHƯ PHÁ HOẠI . Vị này GIẢI THOÁT TÂM khỏi các pháp ấy . Sau khi GIẢI THOÁT TÂM khỏi các pháp ấy , vị ấy TẬP TRUNG TÂM vào BẤT TỬ GIỚI và nghĩ rằng : “ Đây là TỊCH TỊNH , VI DIỆU tức là SỰ AN CHỈ tất cả các HÀNH , sự XẢ LY tất cả các SANH Y , ÁI DIỆT , VÔ THAM , ĐOẠN DIỆT , NIẾT BÀN “ . Nếu AN TRÚ vững chắc ở đây vị này sẽ đạt đến sự ĐOẠN TẬN các LẬU HOẶC . Nếu vị ấy không đạt đến sự ĐOẠN TẬN , thời do sự THAM PHÁP , HỶ PHÁP của mình , thời do sự ĐOẠN TẬN NĂM HẠ PHẦN KIẾT SỬ , vị ấy HOÁ SANH , nhập NIẾT BÀN ở đấy , không phải trở lui đời này nữa !.”

“ Này Ananda đây là con đường , là lộ trình đưa đến sự ĐOẠN TRỪ NĂM HẠ PHẦN KIẾT SỬ .
- Bạch thế tôn , đây là con đường , là lộ trình đưa đến sự ĐOẠN TRỪ NĂM HẠ PHẦN KIẾT SỬ do HÀNH TRÌ như thế nào mà Tỳ kheo CHỨNG TÂM GIẢI THOÁT , một số CHỨNG TUỆ GIẢI THOÁT ? .
- Ở đây này Ananda , Ta nói rằng do sự sai khác về CĂN TÁNH

( còn tiếp )
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Hãy lắng nghe Đức Phật dạy :

“ Này Ananda , bất cứ ai khi được giảng Pháp để ĐOẠN TRỪ THÂN KIẾN , nếu TÂM vị ấy KHÔNG THÍCH THÚ , KHÔNG HOAN HỶ , KHÔNG ĐỊNH TỈNH , KHÔNG GIẢI THOÁT , thời vị ấy cần phải xem là giống như người ốm yếu không thể lội cắt ngang qua dòng sông Hằng một cách an toàn với đôi tay ốm yêu như vậy “ .

“ Này Ananda , bất cứ ai , khi được giảng Pháp để ĐOẠN TRỪ THÂN KIẾN , nếu TÂM của họ THÍCH THÚ , HOAN HỶ , CÓ ĐỊNH TỈNH , CÓ GIẢI THOÁT , thời vị ấy được xem như người lực sĩ với đôi bàn tay chắc chắn đến được bờ bên kia an toàn “

(Kinh Trung Bộ tập II - Đại Kinh MALUNKYAPUTTA )








 

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Pháp nhãn xa trần ly cấu

PHÁP NHÃN XA TRẦN LY CẤU
Hãy lắng nghe Đức Phật dạy :

Một thời Đức Phật ở tại Nalanda trong rừng Pavarikamba . Đức Phật thuyết Pháp cho gia chủ Upàli ( Ưu ba ly ) Đức Phật thuyết về BỐ THÍ , GIỚI , các cõi Trời , trình bày về sự nguy hiểm , sự hạ liệt , sự nhiễm ô các DỤC LẠC , những lợi ích của sự XUẤT LY . Khi Thế Tôn BIẾT gia chủ Upàli TÂM đã SẲN SÀNG , đã NHU THUẬN , TÂM KHÔNG TRIỀN CÁI , TÂM ĐƯỢC PHẤN KHỞI , HOAN HỶ . Ngài mới thuyết những bài PHÁP được CHƯ PHẬT TÁN DƯƠNG , ĐỀ CAO : KHỔ , TẬP , DIỆT , ĐẠO . Như tấm vải THUẦN BẠCH , các CHẤM ĐEN được gột rửa , rất dễ THẤM MÀU NHUỘM , chính tại chỗ ngồi ấy , PHÁP NHÃN XA TRẦN LY CẤU khởi lên với gia chủ Upàli : “ PHÀM PHÁP GÌ ĐƯỢC KHỞI LÊN TẤT CẢ PHÁP ẤY ĐỀU BỊ TIÊU DIỆT “ . Rồi gia chủ Upàli THẤY PHÁP , CHỨNG PHÁP , NGỘ PHÁP THỂ NHẬP VÀO PHÁP , NGHI NGỜ TIÊU TRỪ , DO DỰ DIỆT TẬN , ĐẠT ĐƯỢC VÔ SỞ UÝ , KHÔNG Y CỨ NGƯỜI KHÁC ĐỐI VỚI CÁC PHÁP CỦA BẬC ĐẠO SƯ . Từ nay , gia chủ Upàli trở thành đệ tử của Sa Môn GOTAMA “

(Kinh Trung Bộ tập II – Kinh Upàli )
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 10 2007
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Thiền định luận

THIỀN ĐỊNH LUẬN

Hãy lắng nghe Đức Phật dạy :
Một thời Tôn giả Ananda trú ở Rajagaha ( Vương Xá ) tại Veluvana ( Trúc Lâm ) chỗ nuôi dưỡng các con sóc , khi Thế Tôn thị tịch không bao lâu .

Bàlamôn Vassakara , vị đại thần nước Magadaha thưa với Tôn giả Ananda :
- “ Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện nói về THIỀN ĐỊNH LUẬN . Tôn giả Gotama thật là vị TU THIỀN và TÂM thiên về THIỀN ĐỊNH và Tôn giả Gotama tán thán tất cả THIỀN ĐỊNH ? “
- “ Này Bàlamôn , Thế Tôn không tán thán tất cả THIỀN ĐỊNH , không không tán thán tất cả THIỀN Định .”
- “ Này Bàlamôn , loại THIỀN ĐỊNH nào làm Thế Tôn không tán thán ? . Ở đây Bàlamôn , một số vị sống với TÂM thấm nhuần DỤC THAM , bị DỤC THAM chi phối và không như thật biết sự GIẢI THOÁT khỏi DỤC THAM đã khởi lên . Vị ấy lấy DỤC THAM làm đối tượng tối hậu . THIỀN TU , THIỀN TƯ THIỀN ĐỊNH , THIỀN NHẬP vị ấy sống với TÂM SÂN HẬN chi phối ….sống với TÂM thấm nhuần HÔN TRẦM THUỲ MIÊN , bị TRẠO HỐI chi phối , bị NGHI HOẶC chi phối Thế Tôn không tán thán loại THIỀN ĐỊNH như vậy “ .
- “ Và này Bàlamôn , THIỀN ĐỊNH nào Thế Tôn tán thán ? . Ở đây này Bàlamôn , Tỳ kheo LY DỤC , LY BẤT THIỆN PHÁP CHỨNG và TRÚ THIỀN THỨ NHẤT ( SƠ THIỀN ) một trạng thái HỶ LẠC do LY DỤC SANH , có TẦM , có TỨ …..( TỨ THÁNH ĐỊNH ) ".

-" Thật vậy Tôn giả Anada , Tôn giả Gotama KHIỂN TRÁCH THIỀN ĐÁNG ĐƯỢC KHIỂN TRÁCH , TÁN THÁN THIỀN ĐÁNG ĐƯỢC TÁN THÁN ! “


( Kinh Trung Bộ tập III – Kinh Gopaka Moggakamma )
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên