Lời trần tình của đá

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 4 2012
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Kính các bậc đàn anh khả kính.

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dậy
Ôi cát bụi tuyệt vời
Mặt trời soi một kiếp rong chơi


Câu ca trong bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã diễn tả đúng "thằng tôi" đó các vị.

Vâng ! chính những hạt bụi, hạt cát vươn vãi khắp cõi hồng trần, đã kết dính với nhau mà tạo thành "tôi".- Một CỤC ĐÁ.
35072764845_fcea3329f1_o.jpg


Thưa các vị tôi là một cục đá, không hơn không kém, và tôi đã cam phận sõi đá của mình, như bài hát:

thà làm viên đá âm thầm đáy biển..thật sâu
thôi cam phận ân tình lẻ loi
không thèm ghen giận gì ai
làm thân "đá" dĩ nhiên thiệt thòi
xin ông trời cho sống qua ngày
tôi tự an ủi lâu rồi
rằng chua cay cũng thế mà thôi..!!


Thưa các bậc khả kính. Lẽ ra tôi phải mãi mãi an phận là sõi đá của mình.

Nhưng nay trên diễn đàn vừa có người thương tưởng, mà nhắc nhở khuyến tấn đến tôi, Nên tôi xin các vị cho phép tôi trồi lên từ nơi biển sâu, núi thẳm, để có đôi lời trần tình về thân phận của mình.

Kính mong các vị thương tình cát bụi mà rộng lòng dung thứ...

Đá tôi xin cắn cỏ ngậm dành, tri ân các vị ạ....
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 4 2012
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
* Cục đá thành tiên.

Thưa các vị đáng kính. Đá tôi tuy là phận thấp hèn nhưng cũng có lúc, được phong làm Tiên, làm Thánh. Như trong truyện Phong Thần bảng.- Đá tôi đã được hóa thành Thạch Cơ nương nương. Lúc ấy, vận rũi làm sao nên có đứa đệ tử là Bích Vân, bị Na Tra dùng Chấn thiên tiển bắn chết. Cuối cùng lại Bị Sư phụ Na Tra là Thái Ất Chân Nhân chèn ép.

34958866871_e88bc844b3_o.jpg


Thái Ất nói:

- Ngươi là cục đá nhờ âm dương soi sáng, nhật nguyệt thắm nhuần, tuy hóa hình ngàn năm, nhưng chưa đắc quả. Nay số trời đã đến nên khiến ngươi đem chút tài mọn của tà đạo chống với chánh đạo, ta e uổng công tu luyện ngàn năm, không được thành tiên lại trở thành đá.

Thạch Cơ nương nương nghe Thái Ất đem gốc tích mình châm biếm lại càng giận hơn, đôi mày dựng ngược, hai mắt tròn xoe, múa kiếm chém Thái Ất không ngớt.

Thái Ất đưa gươm đối địch. Ðánh nhau được mười hiệp, sức gái không sánh nổi tài trai, Thạch Cơ ra tay trước, liền ném khăn Bát Quái lên, chiếu hào quang sáng chói.

Thái Ất cười lớn:

- Phép tà cự sao lại chánh?

Liền đưa tay chỉ chiếc khăn Bát quái, miệng niệm lâm râm, tức thì khăn Bát quái sa xuống đất.

Thạch Cơ thấy phép mình không hại nổi Thái Ất tức giận múa kiếm như bay, màu trắng tủa ra phủ một vùng.

Thái Ất nói:

- Ngươi đã cố tình không hối cải, quyết làm dữ với ta, lẽ nào ta dung thứ.

Nói rồi bước tránh sang một bên, lấy Cửu Long Thần hóa trạo vụt lên. Bửu bối nầy có hình một chiếc nơm úp cá.

Thạch Cơ thấy chiếc nơm phép thất kinh bỏ chạy, nhưng không sao tránh khỏi chiếc nơm úp nhằm đầu, Thạch Cơ bị chui vào đấy.

Na Tra thấy thày mình dùng phép úp Thạch Cơ mà đốt, vội chạy ra lớn tiếng nói:

- Phải chi lúc nãy mình được chiếc nơm ấy thì khỏi mất công thầy mình phải ra tay.

Thái Ất ngó ngoái lại thấy Na Tra, nghĩ thầm:

- Thằng quỷ nầy ý muốn chiếm nơm phép của ta. Nhưng nếu cho nó ngay bây giờ thì gây họa không ít, chi bằng để lúc nó theo Khương Tử Nha làm tướng, ta sẽ cho nó cũng chẳng muộn.

Nghĩ rồi liền gọi Na Tra bảo;

- Na Tra, nay bốn vị Long Lương vâng lệnh Ngọc Hoàng đang bắt tội thân phụ ngươi dưới ải, ngươi hãy trở về cho mau.

Na Tra nghe nói khóc lớn:

- Xin thầy ra ơn cứu con một phen. Con làm lỗi gây tội cho cha mẹ thật lòng con hối hận vô cùng.

Thái Ất thấy Na Tra khóc than lạy lục, liền kề miệng dặn nhỏ vài câu, bảo làm y kế ấy mới cứu được cha mẹ khỏi tội.

Na Tra tuân lệnh, độn thổ trở về ải Trần Ðường.

Còn Thạch Cơ bị chín con rồng lửa trong chiếc nơm thần vấn vít chặc cứng, hơi nóng phừng phừng, khói tỏa mù mịt.

Thương thay! Uổng công mấy ngàn năm tu luyện! Thạch Cơ bị hiện nguyên hình thành một cục đá xanh. Cũng bởi tại lửa trong tâm không dằn được nên mới bị lửa bên ngoài đốt ra tro.


(Hồi 13 : Thạch Cơ bị lửa thiêu hiện hình cục đá)
 

connhoemkhong

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 7 2014
Bài viết
174
Điểm tương tác
81
Điểm
28
* Cục đá thành tiên.

Thưa các vị đáng kính. Đá tôi tuy là phận thấp hèn nhưng cũng có lúc, được phong làm Tiên, làm Thánh. Như trong truyện Phong Thần bảng.- Đá tôi đã được hóa thành Thạch Cơ nương nương. Lúc ấy, vận rũi làm sao nên có đứa đệ tử là Bích Vân, bị Na Tra dùng Chấn thiên tiển bắn chết. Cuối cùng lại Bị Sư phụ Na Tra là Thái Ất Chân Nhân chèn ép.

34958866871_e88bc844b3_o.jpg


Thái Ất nói:

- Ngươi là cục đá nhờ âm dương soi sáng, nhật nguyệt thắm nhuần, tuy hóa hình ngàn năm, nhưng chưa đắc quả. Nay số trời đã đến nên khiến ngươi đem chút tài mọn của tà đạo chống với chánh đạo, ta e uổng công tu luyện ngàn năm, không được thành tiên lại trở thành đá.

Thạch Cơ nương nương nghe Thái Ất đem gốc tích mình châm biếm lại càng giận hơn, đôi mày dựng ngược, hai mắt tròn xoe, múa kiếm chém Thái Ất không ngớt.

Thái Ất đưa gươm đối địch. Ðánh nhau được mười hiệp, sức gái không sánh nổi tài trai, Thạch Cơ ra tay trước, liền ném khăn Bát Quái lên, chiếu hào quang sáng chói.

Thái Ất cười lớn:

- Phép tà cự sao lại chánh?

Liền đưa tay chỉ chiếc khăn Bát quái, miệng niệm lâm râm, tức thì khăn Bát quái sa xuống đất.

Thạch Cơ thấy phép mình không hại nổi Thái Ất tức giận múa kiếm như bay, màu trắng tủa ra phủ một vùng.

Thái Ất nói:

- Ngươi đã cố tình không hối cải, quyết làm dữ với ta, lẽ nào ta dung thứ.

Nói rồi bước tránh sang một bên, lấy Cửu Long Thần hóa trạo vụt lên. Bửu bối nầy có hình một chiếc nơm úp cá.

Thạch Cơ thấy chiếc nơm phép thất kinh bỏ chạy, nhưng không sao tránh khỏi chiếc nơm úp nhằm đầu, Thạch Cơ bị chui vào đấy.

Na Tra thấy thày mình dùng phép úp Thạch Cơ mà đốt, vội chạy ra lớn tiếng nói:

- Phải chi lúc nãy mình được chiếc nơm ấy thì khỏi mất công thầy mình phải ra tay.

Thái Ất ngó ngoái lại thấy Na Tra, nghĩ thầm:

- Thằng quỷ nầy ý muốn chiếm nơm phép của ta. Nhưng nếu cho nó ngay bây giờ thì gây họa không ít, chi bằng để lúc nó theo Khương Tử Nha làm tướng, ta sẽ cho nó cũng chẳng muộn.

Nghĩ rồi liền gọi Na Tra bảo;

- Na Tra, nay bốn vị Long Lương vâng lệnh Ngọc Hoàng đang bắt tội thân phụ ngươi dưới ải, ngươi hãy trở về cho mau.

Na Tra nghe nói khóc lớn:

- Xin thầy ra ơn cứu con một phen. Con làm lỗi gây tội cho cha mẹ thật lòng con hối hận vô cùng.

Thái Ất thấy Na Tra khóc than lạy lục, liền kề miệng dặn nhỏ vài câu, bảo làm y kế ấy mới cứu được cha mẹ khỏi tội.

Na Tra tuân lệnh, độn thổ trở về ải Trần Ðường.

Còn Thạch Cơ bị chín con rồng lửa trong chiếc nơm thần vấn vít chặc cứng, hơi nóng phừng phừng, khói tỏa mù mịt.

Thương thay! Uổng công mấy ngàn năm tu luyện! Thạch Cơ bị hiện nguyên hình thành một cục đá xanh. Cũng bởi tại lửa trong tâm không dằn được nên mới bị lửa bên ngoài đốt ra tro.


(Hồi 13 : Thạch Cơ bị lửa thiêu hiện hình cục đá)

cái này là phổ truyền pháp gì thưa Ngài Viên Quang 6
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 4 2012
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
* Thánh Đá.

cái này là phổ truyền pháp gì thưa Ngài Viên Quang 6

Ôh ! Thưa "Tôn" anh. Tôn anh khoan dội vạch mặt "láo" của Đá em , Đá em đang kể chuyện phong thần giúp thư giản cho Tôn anh đó mà. Thôi ! Tôn anh không chịu, Đá em xin chuyển qua kể chuyện Tây Du hầu Tôn anh nhé !

Chuyện kể:

Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng , Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng, gọi là Tam Hoàng. Rồi đến vua Phục Hi, Thần Nông , Huỳnh , Nghiêu và Thuấn gọi là Ngũ Ðế .

Thuở ấy, Trung quốc chia làm bốn châu : Ðông Thắng Thần châu , Tây Ngưu Hạ châu, Nam Thiện Bộ châu , Bắc Cư Lư châu.

Ðặc biệt là nơi ven biển lại có một nước tên Ngao Lai. Trong nước ấy có một hòn núi gọi là Hoa Quả Sơn (Núi có nhiều thứ hoa quả lạ) đứng sừng sững giữa trời, bao phủ đồi cây gò đất. Trong cảnh hùng tráng âm u ấy có một tảng đá rất lớn , bề cao ba mươi sáu thước năm tấc, chu vi hai mươi bốn thước, trên mặt có chín lỗ thông thiên, bốn bên có tám hang thông ra rừng rậm!

Thật là một tảng đá dị thường, "Cấu Tạo từ thuở khai thiên lập địa" mà loài người không ai có thể tưởng tượng nổi. Với chiều cao vượt lên muôn vật trên mặt đất ấy tảng đá không bị che khuất , hứng chịu sức nóng và lạnh của nhật nguyệt, lần lần tụ tinh nứt ra một viên trứng đá.

Trong lâu năm, trứng ấy tượng hình, rồi gặp một trận gió lớn nỡ ra một con Khỉ đá , giống tạc hình người, đủ tai, mắt, miệng, mũi và tay chân rất lanh lẹ.

Khỉ đá đi đứng khắp vùng, cặp mắt chói lòa như hai cái đuôi sao Bắc Ðẩu ....
(thôi dài quá. Để Đá em vắn tắc lại nhé)

Sau đó, con khỉ "Đá" (đá đã hóa thành khỉ), đi học Đạo với Bồ Đề Tổ Sư , được cho cái tên là Tôn Ngộ Không.

Sau khi đắc đạo Tiên, lại loạn thiên đình.

Ngọc hoàng chịu thua mới phong cho chức Tề Thiên Đại Thánh.- Tôn anh thấy oai chưa ? Mới đó mà đã thành "Thánh".

Kế vị "Thánh " này sau đó theo Đường Tăng đi thỉnh kinh, đắc đạo thành Phật hiệu là Đấu Chiến Thắng Phật.

Nhưng nghe nói: Bây giờ Thánh ấy chẳng chịu làm Phật, mà lại xuống diễn đàn (nào không rõ) giữ vườn đào, vẫn xưng là "Lão Tôn". Lại tánh ưa "đá lộn". Nên có người còn gọi là "Thánh đá".

34256993694_a59d359958_o.png



 

connhoemkhong

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 7 2014
Bài viết
174
Điểm tương tác
81
Điểm
28
* Thánh Đá.



Ôh ! Thưa "Tôn" anh. Tôn anh khoan dội vạch mặt "láo" của Đá em , Đá em đang kể chuyện phong thần giúp thư giản cho Tôn anh đó mà. Thôi ! Tôn anh không chịu, Đá em xin chuyển qua kể chuyện Tây Du hầu Tôn anh nhé !

Chuyện kể:

Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng , Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng, gọi là Tam Hoàng. Rồi đến vua Phục Hi, Thần Nông , Huỳnh , Nghiêu và Thuấn gọi là Ngũ Ðế .

Thuở ấy, Trung quốc chia làm bốn châu : Ðông Thắng Thần châu , Tây Ngưu Hạ châu, Nam Thiện Bộ châu , Bắc Cư Lư châu.

Ðặc biệt là nơi ven biển lại có một nước tên Ngao Lai. Trong nước ấy có một hòn núi gọi là Hoa Quả Sơn (Núi có nhiều thứ hoa quả lạ) đứng sừng sững giữa trời, bao phủ đồi cây gò đất. Trong cảnh hùng tráng âm u ấy có một tảng đá rất lớn , bề cao ba mươi sáu thước năm tấc, chu vi hai mươi bốn thước, trên mặt có chín lỗ thông thiên, bốn bên có tám hang thông ra rừng rậm!

Thật là một tảng đá dị thường, "Cấu Tạo từ thuở khai thiên lập địa" mà loài người không ai có thể tưởng tượng nổi. Với chiều cao vượt lên muôn vật trên mặt đất ấy tảng đá không bị che khuất , hứng chịu sức nóng và lạnh của nhật nguyệt, lần lần tụ tinh nứt ra một viên trứng đá.

Trong lâu năm, trứng ấy tượng hình, rồi gặp một trận gió lớn nỡ ra một con Khỉ đá , giống tạc hình người, đủ tai, mắt, miệng, mũi và tay chân rất lanh lẹ.

Khỉ đá đi đứng khắp vùng, cặp mắt chói lòa như hai cái đuôi sao Bắc Ðẩu ....
(thôi dài quá. Để Đá em vắn tắc lại nhé)

Sau đó, con khỉ "Đá" (đá đã hóa thành khỉ), đi học Đạo với Bồ Đề Tổ Sư , được cho cái tên là Tôn Ngộ Không.

Sau khi đắc đạo Tiên, lại loạn thiên đình.

Ngọc hoàng chịu thua mới phong cho chức Tề Thiên Đại Thánh.- Tôn anh thấy oai chưa ? Mới đó mà đã thành "Thánh".

Kế vị "Thánh " này sau đó theo Đường Tăng đi thỉnh kinh, đắc đạo thành Phật hiệu là Đấu Chiến Thắng Phật.

Nhưng nghe nói: Bây giờ Thánh ấy chẳng chịu làm Phật, mà lại xuống diễn đàn (nào không rõ) giữ vườn đào, vẫn xưng là "Lão Tôn". Lại tánh ưa "đá lộn". Nên có người còn gọi là "Thánh đá".

34256993694_a59d359958_o.png



cẩn thận đá nó rơi bể đầu là hết kể đó nghe
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Đang nhẫn nại chờ xem Linhthoai muốn phổ truyền cái gì đây? Chỗ VNBN có rất nhiều đá do dạo này nghiên cứu về đá, rất mong được trao đổi.
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 4 2012
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
* Ngày đá đơm bông.

Đang nhẫn nại chờ xem Linhthoai muốn phổ truyền cái gì đây? Chỗ VNBN có rất nhiều đá do dạo này nghiên cứu về đá, rất mong được trao đổi.

Dạ. Đá em đâu dám phổ truyền cái gì đâu bác ạ.

Chỉ là. Có một Bác.- Cái gì... Không đau... không nhức gì đó.

Bác ấy, tự dưng nổi hứng "thọ ký" cho đá em được thành Phật ! Lại còn cho em "không muốn thành Phật cũng không được".

Dạ, nghe được lời naỳ em như- Ngày đá đơm bông. Em chỉ muốn hỏi xem:

Buổi sáng hỏi mây trời đi hoài có rõ
Con đường nào, con đường nào dẫn đến một ngày vui ?
Ngày vui đó bầy chim sáo rủ nhau về xây tổ
Mưa sẽ về, mưa sẽ về cho đá đơm bông.


Dạ. Em muốn tìm hiểu xem con đường nào cho đá đơm bông, cho em thành Phật ?

Dạ. Em muốn được xem quyển kinh nào Phật nói cho đá em được thành Phật ?

Dạ. Có vị Phật nào từ cục đá đã thành Phật chưa ? Hay cục đá hóa thành người cũng được...(dạ đừng có lấy tiểu thuyết Phong thần hay Tây Du mà gạt em nhé...kẻo bị bác Tôn ném đá !).
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 4 2012
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
* Nguồn gốc của đá.

Dạ thưa các Bậc đáng kính. Đá em hỏi là hỏi vậy thôi, chớ mong gì được ai trả lời.- Vả lại ai lại đi cải lộn với cục đá, (trừ ra người điên không học Phật). Bởi vậy đá em tự mình đi xem kinh Phật vậy (để chuẩn bị cho ngày đá đơm bông).

Kinh Thủ Lăng Nghiêm, có nói về Đá em đây:

TÁNH ĐỊA ĐẠI VỐN VÔ SANH

- Ngươi xem tánh ĐỊA, thô là đại địa, tế là vi trần, cho đến cực vi là lân hư trần, là sắc tướng nhỏ tột, nếu phân tách nữa thì thành tánh hư không.

- A Nan, nếu cái lân hư trần đó tách được thành hư không, thì hư không cũng sanh được sắc tướng. Nay Ngươi hỏi rằng, do hòa hợp mà sanh các tướng biến hóa trên thế gian, thì Ngươi hãy xét, cái lân hư trần này phải dùng bao nhiêu hư không hợp lại mới có? Chẳng lẽ lân hư trần hợp thành lân hư trần? Lại lân hư trần đã tách thành hư không, thì dùng bao nhiêu sắc tướng hợp lại mới được thành hư không? Nếu lúc hợp sắc, sắc chẳng phải hư không; nếu lúc hợp không, hư không chẳng phải là sắc, sắc còn có thể tách ra được, chứ hư không làm sao mà hợp?

- Ngươi vốn chẳng biết, trong Như Lai Tạng (Tự tánh), tánh Sắc chơn Không (thể tánh của Sắc chẳng phải thật, tức là Chơn Không), tánh Không chơn Sắc (thể tánh của Không chẳng phải thật, tức là Chơn Sắc), tự tánh vốn thanh tịnh, đầy khắp mười phương pháp giới, tùy theo mức độ hiểu biết của tâm chúng sanh tạo thành nghiệp, và nương theo nghiệp ấy biến hiện các cảnh giới hiện hữu. Người thế gian chẳng biết những hiện tượng đó chỉ là mở mắt chiêm bao, lại mê lầm cho là nhân duyên và tự nhiên, ấy đều là do tâm thức phân biệt suy lường. Phàm là lời nói đều chẳng phải nghĩa thật.

(Cô động lời kinh là: Địa đại (tức là đá) nó là chơn không. Tánh "không" này là Chơn Địa, nó hiện hữu đầy cả pháp giới, nhưng nó vẫn thanh tịnh bản nhiên (không đè lấn một ai). nó chỉ tùy theo như cầu của chúng sanh mà theo nghiệp hiện ra.)

- Thế Tôn, tánh Địa thì ngăn ngại, tánh không thì trống rỗng, làm sao hai tánh ấy đều cùng khắp pháp giới? Nay con chẳng biết nghĩa này thế nào, xin Phật từ bi, khai mở lòng mê muội của con và đại chúng.

Nói xong, năm vóc gieo sát đất, kính mong lời dạy Vô Thượng của Như Lai.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Phú Lâu Na và hàng A La Hán lậu tận vô học trong Hội rằng:

- Hôm nay, Như Lai vì cả chúng trong Hội này hiển bày tánh chơn thắng nghĩa trong thắng nghĩa, khiến hàng định tánh Thanh Văn và tất cả A La Hán chưa được Nhị Không (nhân ngã không và pháp ngã không), phát tâm hướng về thượng thừa, đều được chỗ tu hành chơn chánh, thiết thực chẳng xao động của cảnh giới tịch diệt nhất thừa, các ngươi hãy chú ý nghe.

Phú Lâu Na và đại chúng kính vâng pháp âm của Phật, yên lặng ngồi nghe.

Phật bảo:

- Phú Lâu Na, như lời ngươi nói, bản tánh trong sạch, sao lại bỗng sanh núi sông đất đai. Ngươi chẳng thường nghe Như Lai dạy rằng: Tánh giác diệu minh, bản giác minh diệu hay sao?

- Bạch Thế Tôn, vâng ạ, con thường nghe Phật khai thị nghĩa này.

Phật bảo:

- Ngươi nói giác minh, là do tánh minh được gọi là giác; hay là cái giác bất minh, gọi là minh giác?

Phú Lâu Na nói:

- Nếu cái bất minh này gọi là giác, thì chẳng có sở minh.

Phật bảo:

- Nếu chẳng có sở minh thì chẳng có minh giác, có sở chẳng phải là giác, không sở chẳng phải là minh, chẳng minh lại chẳng phải tánh trạm nhiên sáng tỏ của bản giác. Vì tánh giác ắt minh, vọng cho là minh giác, bổn giác chẳng phải sở minh, do chấp sự minh nên lập sở minh, sở minh đã vọng lập, thì sanh cái năng minh hư vọng của ngươi.

- Ở trong chẳng đồng dị, vọng chấp thành dị, khác với cái dị này, do sự dị mà lập sự đồng, tướng đồng dị đã sanh, từ đó lại lập ra cái chẳng đồng chẳng dị. Nhiễu loạn như thế, đối đãi nhau sanh ra mỏi mệt, mỏi lâu thành trần, tự hỗn tạp lẫn nhau, do đó sanh ra trần lao phiền não, khởi dậy thành thế giới, tịch lặng thành hư không; hư không là đồng, thế giới là dị, do đồng dị lập ra chẳng đồng chẳng dị, ấy là pháp hữu vi, cái vốn chẳng đồng dị của bản giác, mới thật là pháp vô vi.

- Bản giác tánh không, chẳng minh chẳng vô minh, tùy theo nghiệp thức biến hiện nên vô minh bắt đầu; một niệm vô minh bỗng khởi, thì bản giác lìa tánh không mà sanh vọng minh, tánh không cũng lìa bản giác mà sanh ám muội. Bản giác sanh vọng minh thì phát ra thức, chỗ trong lặng chẳng lay động của thức tinh (nguồn gốc của thức) tức là Thủy, tánh "không" sanh ám muội, kết tụ thành sắc, tức là Địa (trái đất), Địa và Thủy nhiễu loạn nhau thành Phong (Bầu khí quyển bao phủ trái đất). Vì tánh "không" bị ám muội, cố chấp cái năng minh thành chướng ngại, nên vọng cho bản giác là sở minh, năng sở nhiễu loạn, nên vọng có tánh biến hóa của Hỏa, ngọn Hỏa xông lên, nên có hơi Thủy khắp cả mười phương hư không. Hỏa bốc lên, Thủy chảy xuống, giao lộn vọng lập thì Thủy ướt thành biển cả, đất khô thành lục địa. Do nghĩa này, nên trong biển cả Hỏa thường phun lên, trong lục địa sông ngòi thường chảy. Thế Thủy kém thế Hỏa thì kết thành núi, nên khi đập đá núi thì có tia lửa; thế Địa kém thế Thủy thì mọc lên thành cỏ cây, nên đốt cỏ cây thì thành đất, vắt ra thì có nước. Tứ đại giao lộn lẫn nhau vọng sanh nhân quả, do nhân duyên này nên thế giới tương tục.

Như vậy. Đá em là do vô minh "vọng sanh" mà không có thực thể.- Như bóng trong gương, như trăng dưới nước, như chiêm bao v.v.... Không có thực thể, thì làm sao thành Phật ? Lấy cái gì để thành ? Có cái bóng trong gương nào đã bước ra thành người thật đâu ?(trừ tiểu thuyết tưởng tượng)
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 4 2012
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
* Trở về cát bụi .

Thưa các vị đáng kính:

Đá em, trong kinh lại qui về "Sắc pháp" (nghĩa là thuộc vật chất). Sắc là một Uẩn trong 5 Uẩn.- Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Theo lời kinh Phật dạy: Chúng sanh nhận lầm 5 Uẩn làm "Ngã".- Thật ra trong 5 Uẩn không có ngã (vô ngã).- Ngã là tự tại, là độc lập.

Ví dụ như đá em.- Đâu có độc lập gì đâu ? Thân em có là do vô số những hạt cát kết dính mà thành. Nếu loại bỏ từng hạt cát ra, thì đâu có gì là đá em !

Kinh Vô Ngã Tướng Phật dạy:

"Này các thầy, sắc không phải là ta, là tự ngã. Nếu sắc là ta thì sắc sẽ không gây đau khổ (bệnh tật) và đối với thân thể ta có thể ra lệnh: " Thân tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". Thế nhưng, bởi vì thân thể không phải là ta, nên nó không tránh khỏi bệnh tật và không ai có thể ra lệnh cho thân thể: "Thân tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi".
(đối với cả 5 uẩn đều là không phải ta, không phải tự ngã)

Này các thầy, như thế thì tất cả những gì thuộc sắc thân quá khứ, vị lai hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần, tất cả những gì là sắc thân cần phải được nhận định theo chánh trí huệ, đúng như thật: "Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta".

Cũng thế, tất cả những gì thuộc cảm thọ , tri giác, tâm tư và ý thức quá khứ, vị lai hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần, tất cả những gì là sắc thân cần phải được nhận định theo chánh trí huệ, đúng như thật: "Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta".

Khi nhận định sự vật như thế, này các thầy, người hành giả thông minh xa lià và nhàm chán sắc thân, xa lià và nhàm chán cảm thọ , tri giác, tâm tư và ý thức. Do nhàm lià nên vị ấy không còn ham muốn. Do hết ham muốn nên được giải thoát. Khi được giải thoát, trí huệ khởi lên: "Đây là sự giải thoát" và vị ấy biết: "Tái sinh chấm dứt, phạm hạnh đã thành, điều nên làm đã làm, không còn trở lại thế gian này nữa".

Đấy các ngài thấy không ? Đá tôi là "Sắc", phải bị người tu hành nhàm chán và từ bỏ.

Đá tôi, rút ra kết luận:

Cái gì là Chơn Ngã, mới thành Phật. Cái huyễn ngã, phải nhàm chán, từ bỏ mới được giải thoát.- Đừng mong đem "cái Ta 5 uẩn" này mà đi về cõi Niết Bàn Phật. Cánh cửa Niết Bàn thanh tịnh lắm. Một hạt cát cũng không cho vào, huống hồ, cả cục đá ! cả "cái Ta 5 uẩn" .

Kinh Kim Cang dạy:

"Phàm cái gì có tướng (huyễn ngã), đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng, mà thấu được Vô tướng (chơn ngã), mới thấy được Như Lai".

ÔI ! Như vậy là xong đời đá tôi rồi. Mong gì có ngày thành Phật.- Con vua mới được làm vua. Con sãi ở chùa chỉ quét lá đa !!! Đá tôi do Vô Minh sanh, làm ma vương thì có thể a !!!

Người ơi xin nhớ, cát bụi là ta, mai này chóng phai
Người nhớ cho, ta là cát bụi, trở về cát bụi
Xin người nhớ cho


:khi08:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
A. Những cái thấy sai lầm nơi Linhthoai.

* Nguồn gốc của đá.

Như vậy. Đá em là do vô minh "vọng sanh" mà không có thực thể.- Như bóng trong gương, như trăng dưới nước, như chiêm bao v.v.... Không có thực thể, thì làm sao thành Phật ? Lấy cái gì để thành ? Có cái bóng trong gương nào đã bước ra thành người thật đâu ?(trừ tiểu thuyết tưởng tượng)

Việc cục đá là VNBN nói đó bạn. Là ban cố vấn mà hành động của bạn đối với VNBN không đẹp rồi đó nha, mà thôi điều đó ngoài lề, bỏ qua!

Nói như bạn thì cha mẹ của bạn do bạn vọng sanh ra mà có, tức là bạn có thì cha mẹ bạn mới có. Thấy ngược chưa? Hơn nữa trước khi sự sống xuất hiện thì ai vọng sanh ra cục đá!?

Chỉnh sửa lại như vầy mới nghe tạm được: Hình ảnh cục đá trong tâm thức của tôi là do tôi vọng tưởng ra.

Bạn hiểu chưa đúng Kinh văn thì không nên lấy Kinh văn ra mà nói, Ý chỉ Kinh văn đâu như bạn nói đâu!


* Trở về cát bụi .

Thưa các vị đáng kính:

Đá em, trong kinh lại qui về "Sắc pháp" (nghĩa là thuộc vật chất). Sắc là một Uẩn trong 5 Uẩn.- Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Theo lời kinh Phật dạy: Chúng sanh nhận lầm 5 Uẩn làm "Ngã".- Thật ra trong 5 Uẩn không có ngã (vô ngã).- Ngã là tự tại, là độc lập.

Ví dụ như đá em.- Đâu có độc lập gì đâu ? Thân em có là do vô số những hạt cát kết dính mà thành. Nếu loại bỏ từng hạt cát ra, thì đâu có gì là đá em !


Đấy các ngài thấy không ? Đá tôi là "Sắc", phải bị người tu hành nhàm chán và từ bỏ.[/COLOR]


:khi08:

Kinh văn, Lời Tổ thì đúng rồi, còn bạn thấy hiểu theo một nẻo khác rồi bạn ơi. VNBN chỉ ra như sau đây:

Nếu mà như bạn nói "cục đá thực chất chỉ là sắc chất" không thể thành Phật thì loài người cũng chẳng có ai thành Phật được. Vì nếu thấy cục đá chỉ là sắc chất thì mỗi con người chỉ do sắc, thọ, tưởng, hành, thức tạo thành. Mà sắc không thành Phật, thì thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy thôi, chẳng thành Phật. Do đó, ai thấy "cục đá" thực sự chỉ là sắc chất là cái thấy chưa đúng.

Bạn Linhthoai, nhàm chán và từ bỏ sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhàm chán và từ bỏ chúng sanh. Vậy thì chưa thể thành Phật được rồi.

Trên đây là những cái hiểu sai lầm nơi Linhthoai

B. CỤC ĐÁ SẼ THÀNH PHẬT dù là Linhthoai có bác bỏ. Hề hề ......:mozilla_cool:

VNBN nói cũng có chứng cứ hẳn hoi đó nghen!
Trong bài phục nguyện hoặc bài sám hối dùng để tụng có câu " Tình dữ vô tình giai cộng thành Phật đạo". Hay là trong Kinh Hoa nghiêm có câu: "Tình Dữ Vô Tình Đồng Viên Chủng Trí".

VNBN sẽ phân tích chi tiết cho bạn thấy Cục đá cũng SẼ thành Phật nhé!

Nào hãy tìm một cục đá, đặt trước mặt!
Cục đá đó là sắc chất? Nhưng kia kìa, cục đất bên cạnh cũng là sắc chất. Ô, kia kìa, nước dưới sông cũng là sắc chất. Rồi nữa kìa, không khí ta đang hít vào thở ra cũng là sắc chất,... Ủa, vậy sắc chất là cái nào? Xin trả lời rằng: sắc là khái niệm (danh tự) mà thông qua giác quan, sự vô minh nơi ta tưởng rằng có cái gọi là sắc tồn tại độc lập nơi các vật không có tri giác và đặt tên gọi là sắc.

Như vậy, cục đá làm bằng sắc chất là cục đá hình ảnh mà thôi, chứ không phải cục đá đang tồn tại trước mặt chúng ta và nhiều người khác. Mỗi người sẽ có hình ảnh về nó, có chỗ nhìn giống nhau, cũng có chỗ nhìn khác nhau về nó. Rồi người mù cảm nhận cục đá lại theo cách khác.

Cục đá thật sự không phải là sắc chất, Sắc chất chỉ là tấm áo của cục đá thôi, con mắt duyên nơi tấm áo sắc ấy mà thấy tướng trạng như thế . Áo còn gọi là Y. Y là cái khoác lên mình. Ngũ uẩn là Y của con người.

Tìm cái thật sự của cục đá hay con người mà chỉ qua lớp áo thì làm sao thấy sự thật. Vứt bỏ những lớp áo đó ra trong nhận thức của chúng ta, chúng ta mới thấy được cái thật nơi cục đá và vạn loài khác, đều bình đẳng tánh trí.

Cái tấm áo Sắc mà chúng ta gọi là cục đá, sẽ bị biến đổi (vì không thật, chẳng phải cứu cánh), khoác lên những lớp áo cao cấp hơn,..., rồi dần dần (rất lâu xa) cũng đủ bộ sắc, thọ, tưởng, hành, thức và tới đây sẽ hiểu cục đá sẽ thành Phật vì cục đá tới đây chẳng còn là sắc chất nữa.

Sẵn đây, VNBN nói về các danh tự vô tình, hữu tình. Gọi là hữu tình chúng sanh và vô tình chúng sanh.
Sanh là sanh Y (áo hay là thân). Hữu tình là có tri giác, vô tình là không có tri giác. Vì vô minh che lấp nên mới phát sinh có thân (áo) - sanh Y, có hai loại sanh Y là có tri giác và không có tri giác mà gọi là hữu tình - ngũ uẩn áo và vô tình - sắc áo.
 

Đại phản

Member
Thượng toạ
Tham gia
1 Thg 3 2017
Bài viết
58
Điểm tương tác
14
Điểm
8
* Thử so sánh lời Phật và lời VO-NHAT-BAT-NHI.

Đây là kinh Vô Ngã Tướng.

Tôi được nghe như vầy: một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngụ tại vườn Nai, ở Isipatana gần Bénarès. Lúc bấy giờ Thế Tôn nói với năm vị Tỳ Kheo:

"Này các thầy, sắc không phải là ta, là tự ngã. Nếu sắc là ta thì sắc sẽ không gây đau khổ (bệnh tật) và đối với thân thể ta có thể ra lệnh: " Thân tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". Thế nhưng, bởi vì thân thể không phải là ta, nên nó không tránh khỏi bệnh tật và không ai có thể ra lệnh cho thân thể: "Thân tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi".

Này các thầy, cảm thọ không phải là ta, là tự ngã. Nếu cảm thọ là ta thì cảm thọ sẽ không gây đau khổ phiền não và đối với sự cảm thọ ta có thể ra lệnh: "Cảm thọ của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". Thế nhưng, bởi vì cảm thọ không phải là ta, nên nó không tránh khỏi đau khổ phiền não và không ai có thể ra lệnh cho cảm thọ : "Cảm thọ của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi".

Này các thầy, tri giác không phải là ta, là tự ngã. Nếu tri giác là ta thì tri giác sẽ không gây đau khổ phiền não và đối với tri giác ta có thể ra lệnh: "Tri giác của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". Thế nhưng, bởi vì tri giác không phải là ta, nên nó không tránh khỏi khổ đau phiền não và không ai có thể ra lệnh cho tri giác: "Tri giác của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi".

Này các thầy, tâm tư không phải là ta, là tự ngã. Nếu tâm tư là ta thì tâm tư sẽ không gây đau khổ phiền não và đối với tâm tư ta có thể ra lệnh: "Tâm tư của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". Thế nhưng, bởi vì tâm tư không phải là ta, nên nó không tránh khỏi khổ đau phiền não và không ai có thể ra lệnh cho tâm tư: "Tâm tư của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi".

Này các thầy, ý thức không phải là ta, là tự ngã. Nếu ý thức là ta thì ý thức sẽ không gây đau khổ phiền não và đối với ý thức ta có thể ra lệnh: "Ý thức của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". Thế nhưng, bởi vì ý thức không phải là ta, nên nó không tránh khỏi khổ đau phiền não và không ai có thể ra lệnh cho ý thức: "Ý thức của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi".

Này các thầy, các thầy nghĩ sao? Sắc là thường hay vô thường?
- Sắc là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay sướng ?
- Là khổ, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn.
Các thầy nghĩ sao? Cảm thọ là thường hay vô thường?
- Cảm thọ là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
- Là khổ, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn.
Các thầy nghĩ sao? Tri giác là thường hay vô thường?
- Tri giác là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
- Là khổ, thưa ThếTôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn.
Các thầy nghĩ sao? Tâm tư là thường hay vô thường?
- Tâm tư là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
- Là khổ, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn.
Các thầy nghĩ sao? Ý thức là thường hay vô thường?
- Ý thức là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
- Là khổ, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn.

Này các thầy, như thế thì tất cả những gì thuộc sắc thân quá khứ, vị lai hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần, tất cả những gì là sắc thân cần phải được nhận định theo chánh trí huệ, đúng như thật: "Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta".

Cũng thế, tất cả những gì thuộc cảm thọ , tri giác, tâm tư và ý thức quá khứ, vị lai hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần, tất cả những gì là sắc thân cần phải được nhận định theo chánh trí huệ, đúng như thật: "Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta".

Khi nhận định sự vật như thế, này các thầy, người hành giả thông minh xa lià và nhàm chán sắc thân, xa lià và nhàm chán cảm thọ , tri giác, tâm tư và ý thức. Do nhàm lià nên vị ấy không còn ham muốn. Do hết ham muốn nên được giải thoát. Khi được giải thoát, trí huệ khởi lên: "Đây là sự giải thoát" và vị ấy biết: "Tái sinh chấm dứt, phạm hạnh đã thành, điều nên làm đã làm, không còn trở lại thế gian này nữa".

Khi Đức Thế Tôn nói xong, năm vị Tỳ Kheo đều hoan hỷ: Trong lúc đang nghe giảng, tâm của năm vị được hoàn toàn giải thoát khỏi ái luyến và ô nhiễm.

Thích Trí Siêu dịch từ "Sermons du Bouddha"
de Mohan Wijayaratna
Edition du Cerf

Đây là lời VO-NHAT-BAT-NHI

A. Những cái thấy sai lầm nơi Linhthoai.

Việc cục đá là VNBN nói đó bạn. Là ban cố vấn mà hành động của bạn đối với VNBN không đẹp rồi đó nha, mà thôi điều đó ngoài lề, bỏ qua!

Nói như bạn thì cha mẹ của bạn do bạn vọng sanh ra mà có, tức là bạn có thì cha mẹ bạn mới có. Thấy ngược chưa? Hơn nữa trước khi sự sống xuất hiện thì ai vọng sanh ra cục đá!?

Chỉnh sửa lại như vầy mới nghe tạm được: Hình ảnh cục đá trong tâm thức của tôi là do tôi vọng tưởng ra.

Bạn hiểu chưa đúng Kinh văn thì không nên lấy Kinh văn ra mà nói, Ý chỉ Kinh văn đâu như bạn nói đâu!




Kinh văn, Lời Tổ thì đúng rồi, còn bạn thấy hiểu theo một nẻo khác rồi bạn ơi. VNBN chỉ ra như sau đây:

Nếu mà như bạn nói "cục đá thực chất chỉ là sắc chất" không thể thành Phật thì loài người cũng chẳng có ai thành Phật được. Vì nếu thấy cục đá chỉ là sắc chất thì mỗi con người chỉ do sắc, thọ, tưởng, hành, thức tạo thành. Mà sắc không thành Phật, thì thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy thôi, chẳng thành Phật. Do đó, ai thấy "cục đá" thực sự chỉ là sắc chất là cái thấy chưa đúng.

Bạn Linhthoai, nhàm chán và từ bỏ sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhàm chán và từ bỏ chúng sanh. Vậy thì chưa thể thành Phật được rồi.

Trên đây là những cái hiểu sai lầm nơi Linhthoai

.

Phật thì dạy: " người hành giả thông minh xa lià và nhàm chán sắc thân, xa lià và nhàm chán cảm thọ , tri giác, tâm tư và ý thức."

VO NHAT BAT NHỊ thì dạy: "Bạn Linhthoai, nhàm chán và từ bỏ sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhàm chán và từ bỏ chúng sanh. Vậy thì chưa thể thành Phật được rồi. "

Duy Thức Luận, thì dạy về Sắc Pháp: III. SẮC PHÁP

Sắc Pháp là do hai món tâm vương và tâm sở mà hiện ra cảnh tượng gọi là sắc pháp (nhị sở hiện ảnh cố)

Sắc pháp lược có 11 món:

+ Năm căn: Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn và Thân căn.

+ Sáu trần: Sắc trần, Thinh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần và Pháp trần.

VO NHAT BAT NHỊ thì dạy về sắc pháp: Ủa, vậy sắc chất là cái nào? Xin trả lời rằng: sắc là khái niệm (danh tự) mà thông qua giác quan, sự vô minh nơi ta tưởng rằng có cái gọi là sắc tồn tại độc lập nơi các vật không có tri giác và đặt tên gọi là sắc.

* Kinh Lăng Nghiêm Phật dạy: tánh "không" sanh ám muội, kết tụ thành sắc, tức là Địa (trái đất),


VO NHAT BAT NHỊ thì dạy: "Nói như bạn thì cha mẹ của bạn do bạn vọng sanh ra mà có, tức là bạn có thì cha mẹ bạn mới có. Thấy ngược chưa? Hơn nữa trước khi sự sống xuất hiện thì ai vọng sanh ra cục đá!?

Chỉnh sửa lại như vầy mới nghe tạm được: Hình ảnh cục đá trong tâm thức của tôi là do tôi vọng tưởng ra."


 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Lời thì của Phật nhưng ý thì nơi Đại phản muốn bác bỏ lời VNBN.


* Thử so sánh lời Phật và lời VO-NHAT-BAT-NHI.

Đây là kinh Vô Ngã Tướng.



Đây là lời VO-NHAT-BAT-NHI



Phật thì dạy: " người hành giả thông minh xa lià và nhàm chán sắc thân, xa lià và nhàm chán cảm thọ , tri giác, tâm tư và ý thức."

VO NHAT BAT NHỊ thì dạy: "Bạn Linhthoai, nhàm chán và từ bỏ sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhàm chán và từ bỏ chúng sanh. Vậy thì chưa thể thành Phật được rồi. "


Người hành giả thông minh, khéo biết chúng sanh chẳng phải sắc, thọ, tưởng, hành, thức nên mới lìa bỏ sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Còn như Linhthoai lại thấy chúng sanh là sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà lại lìa bỏ thì thành ra khi chứng pháp vô sanh, vô ngã thì an trú Niết Bàn mà không thực hiện trọn đủ hạnh Bồ Tát, do đó chưa thể thành Phật.

Duy Thức Luận, thì dạy về Sắc Pháp: III. SẮC PHÁP

Sắc Pháp là do hai món tâm vương và tâm sở mà hiện ra cảnh tượng gọi là sắc pháp (nhị sở hiện ảnh cố)

Sắc pháp lược có 11 món:

+ Năm căn: Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn và Thân căn.

+ Sáu trần: Sắc trần, Thinh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần và Pháp trần.

VO NHAT BAT NHỊ thì dạy về sắc pháp: Ủa, vậy sắc chất là cái nào? Xin trả lời rằng: sắc là khái niệm (danh tự) mà thông qua giác quan, sự vô minh nơi ta tưởng rằng có cái gọi là sắc tồn tại độc lập nơi các vật không có tri giác và đặt tên gọi là sắc.

* Kinh Lăng Nghiêm Phật dạy: tánh "không" sanh ám muội, kết tụ thành sắc, tức là Địa (trái đất),


VO NHAT BAT NHỊ thì dạy: "Nói như bạn thì cha mẹ của bạn do bạn vọng sanh ra mà có, tức là bạn có thì cha mẹ bạn mới có. Thấy ngược chưa? Hơn nữa trước khi sự sống xuất hiện thì ai vọng sanh ra cục đá!?

Chỉnh sửa lại như vầy mới nghe tạm được: Hình ảnh cục đá trong tâm thức của tôi là do tôi vọng tưởng ra."
Râu ông này cấm càm bà kia.

VNBN nói như thế là để bác bỏ quan điểm của Linhthoai: "Cục đá hiện hữu ở trước mặt do vọng tưởng của loài người hay loài nào đó sanh ra" (trước khi loài hữu tình xuất hiện thì ai vọng tưởng ra chúng! VNBN xuất hiện ở đây, luân hồi là do vọng tưởng nơi VNBN chứ đâu phải của người khác, chỉ vì có duyên, đồng nhân, đồng quả mà gặp nhau đó thôi). Cái cục đá mà chúng ta thấy là hình ảnh về cục đá - Liên quan duy thức học, nhưng hình ảnh này cũng khớp với hiện trạng cục đá làm đối tượng cho ta quan sát.

Phật dạy: "tánh "không" sanh ám muội, kết tụ thành sắc, tức là Địa (trái đất)" là giải thích cho sự hiện hữu của cục đá. Còn một đoạn của duy thức học mà bạn trích dẫn thì giải thích cái cảnh giới nơi hành giả về sắc pháp.

Tóm lại, Đại Phản không thể phủ nhận sự tồn tại của VNBN và VNBN không thể phủ nhận sự tồn tại của Đại Phản, chúng ta liên hệ với nhau thông qua hình ảnh, tri giác và nhiều mối liên hệ khác với những điểm đồng và điểm dị (tri giác do vô minh nơi mỗi người mà lập ra) nhưng thực tướng mỗi chúng ta thì chẳng đồng chẳng dị, bình đẳng tánh trí. Với cục đá cũng vậy nhưng với cái thân cục đá, nó ở trình độ thấp chưa có tri giác, chẳng biết gì về chúng ta cũng như bản thân nó.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
...

1. Nếu mà như bạn nói "cục đá thực chất chỉ là sắc chất" không thể thành Phật thì loài người cũng chẳng có ai thành Phật được. Vì nếu thấy cục đá chỉ là sắc chất thì mỗi con người chỉ do sắc, thọ, tưởng, hành, thức tạo thành. Mà sắc không thành Phật, thì thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy thôi, chẳng thành Phật. Do đó, ai thấy "cục đá" thực sự chỉ là sắc chất là cái thấy chưa đúng....

2. VNBN nói cũng có chứng cứ hẳn hoi đó nghen !

Trong bài phục nguyện hoặc bài sám hối dùng để tụng có câu " Tình dữ vô tình giai cộng thành Phật đạo". Hay là trong Kinh Hoa nghiêm có câu: "Tình Dữ Vô Tình Đồng Viên Chủng Trí".

VNBN sẽ phân tích chi tiết cho bạn thấy Cục đá cũng SẼ thành Phật nhé!

Nào hãy tìm một cục đá, đặt trước mặt!
Cục đá đó là sắc chất? Nhưng kia kìa, cục đất bên cạnh cũng là sắc chất. Ô, kia kìa, nước dưới sông cũng là sắc chất. Rồi nữa kìa, không khí ta đang hít vào thở ra cũng là sắc chất,... Ủa, vậy sắc chất là cái nào? Xin trả lời rằng: sắc là khái niệm (danh tự) mà thông qua giác quan, sự vô minh nơi ta tưởng rằng có cái gọi là sắc tồn tại độc lập nơi các vật không có tri giác và đặt tên gọi là sắc.

Như vậy, cục đá làm bằng sắc chất là cục đá hình ảnh mà thôi, chứ không phải cục đá đang tồn tại trước mặt chúng ta và nhiều người khác. Mỗi người sẽ có hình ảnh về nó, có chỗ nhìn giống nhau, cũng có chỗ nhìn khác nhau về nó. Rồi người mù cảm nhận cục đá lại theo cách khác.

Cục đá thật sự không phải là sắc chất, Sắc chất chỉ là tấm áo của cục đá thôi, con mắt duyên nơi tấm áo sắc ấy mà thấy tướng trạng như thế . Áo còn gọi là Y. Y là cái khoác lên mình. Ngũ uẩn là Y của con người.

Tìm cái thật sự của cục đá hay con người mà chỉ qua lớp áo thì làm sao thấy sự thật. Vứt bỏ những lớp áo đó ra trong nhận thức của chúng ta, chúng ta mới thấy được cái thật nơi cục đá và vạn loài khác, đều bình đẳng tánh trí.

Cái tấm áo Sắc mà chúng ta gọi là cục đá, sẽ bị biến đổi (vì không thật, chẳng phải cứu cánh), khoác lên những lớp áo cao cấp hơn,..., rồi dần dần (rất lâu xa) cũng đủ bộ sắc, thọ, tưởng, hành, thức và tới đây sẽ hiểu cục đá sẽ thành Phật vì cục đá tới đây chẳng còn là sắc chất nữa.

Sẵn đây, VNBN nói về các danh tự vô tình, hữu tình. Gọi là hữu tình chúng sanh và vô tình chúng sanh.

Sanh là sanh Y (áo hay là thân). Hữu tình là có tri giác, vô tình là không có tri giác. Vì vô minh che lấp nên mới phát sinh có thân (áo) - sanh Y, có hai loại sanh Y là có tri giác và không có tri giác mà gọi là hữu tình - ngũ uẩn áo và vô tình - sắc áo. [/COLOR]

Góp vui với chư đạo hữu tý,

1. "Sắc không thể thành Phật, thì thọ, tưởng, hành, thức không thể thành Phật" ?

Sắc có thể thành Phật kim loại, Phật gỗ, Phật đất...

Thọ, tưởng, hành, thức có thể thành Phật trí !

Ngài Triệu Châu có lời dạy:

Phật vàng không độ được lò đúc, Phật gỗ không độ được lửa, Phật đất không độ được nước, Phật thật ngồi ở trong.

Bồ-đề Niết-bàn Chân như Phật tánh trọn là y phục đắp vào thân, cũng gọi phiền não, thật tế lý địa để ở chỗ nào?

Một tâm chẳng sanh, muôn pháp không lỗi. Ngươi cứ nghiên cứu lý này, ngồi quán xét hai ba mươi năm, nếu chẳng hội thì chặt đầu Lão tăng đi!

Nhọc nhằn nắm bắt mộng huyễn không hoa, tâm nếu chẳng khác thì muôn pháp nhất như. Ðã chẳng từ ngoài được thì câu chấp làm gì?

Giống in như con dê gặp vật gì cũng liếm cũng nhai. Lão tăng thấy Hòa thượng Dược Sơn (Duy Nghiễm) có người hỏi, Ngài liền bảo "ngậm lấy miệng chó". Lão Tăng cũng dạy: "Ngậm miệng chó."

Chấp ngã thì nhơ, không chấp ngã thì sạch, giống như con chó săn tìm kiếm vật để ăn. Phật pháp ở chỗ nào?...



2. "Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí"

Chủng trí này là nhất thiết chủng trí (hay Phật Trí ).

Đồng viên thì chẳng khác, nếu thấy khác thì chẳng phải đồng viên !

Nếu nói cục đá với Ta chẳng khác thì cần phải đem đá tự đập vào đầu vài cái, tất sẽ hội được lý sự chẳng nhất như, thì sự sự còn kẹt nơi kiến chấp vậy !
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Hihih ... vào đỡ giúp bạn VNBN.

Đức Phật khi thành Đạo dưới gốc cây Bồ Đề thì cái "sắc" của Ngài là gì ? Nó chả phải là từ cái ngũ uẩn túi da hôi thối mà ra sao ? Trí huệ của Ngài chả phải là từ cái THỌ - TƯỞNG -HÀNH - THỨC phàm phu mà có ?

Cho nên,bạn VNBN nói cục đá cũng thành PHẬT là cũng đúng . Cục đá của bạn VNBN là cục đá của THỜI GIAN,còn cục đá của mấy vị phản biện là cục đá của HIỆN TIỀN ...

Hihihi

Phật dạy rất rõ : Cái này có thì cái kia có ... có cục đá thì mới có chúng sanh,có chúng sanh thì mới có Đức Phật ... đó là điều hiển nhiên phải là vậy.Không có gì tự nhiên mà có,phải có sự tương tác,tác động qua lại mà hình thành.

Lý Duyên Khởi là Chân Lý thì cứ đối chiếu mà xem.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Góp vui với chư đạo hữu tý,

1. "Sắc không thể thành Phật, thì thọ, tưởng, hành, thức không thể thành Phật" ?

Sắc có thể thành Phật kim loại, Phật gỗ, Phật đất...

Thọ, tưởng, hành, thức có thể thành Phật trí !

Ngài Triệu Châu có lời dạy:

Phật vàng không độ được lò đúc, Phật gỗ không độ được lửa, Phật đất không độ được nước, Phật thật ngồi ở trong.

Bồ-đề Niết-bàn Chân như Phật tánh trọn là y phục đắp vào thân, cũng gọi phiền não, thật tế lý địa để ở chỗ nào?

Một tâm chẳng sanh, muôn pháp không lỗi. Ngươi cứ nghiên cứu lý này, ngồi quán xét hai ba mươi năm, nếu chẳng hội thì chặt đầu Lão tăng đi!

Nhọc nhằn nắm bắt mộng huyễn không hoa, tâm nếu chẳng khác thì muôn pháp nhất như. Ðã chẳng từ ngoài được thì câu chấp làm gì?

Giống in như con dê gặp vật gì cũng liếm cũng nhai. Lão tăng thấy Hòa thượng Dược Sơn (Duy Nghiễm) có người hỏi, Ngài liền bảo "ngậm lấy miệng chó". Lão Tăng cũng dạy: "Ngậm miệng chó."

Chấp ngã thì nhơ, không chấp ngã thì sạch, giống như con chó săn tìm kiếm vật để ăn. Phật pháp ở chỗ nào?...



2. "Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí"

Chủng trí này là nhất thiết chủng trí (hay Phật Trí ).

Đồng viên thì chẳng khác, nếu thấy khác thì chẳng phải đồng viên !

Nếu nói cục đá với Ta chẳng khác thì cần phải đem đá tự đập vào đầu vài cái, tất sẽ hội được lý sự chẳng nhất như, thì sự sự còn kẹt nơi kiến chấp vậy !

1. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không rời rạc vì nếu rời rạc thì chúng không thể cùng nhau cấu thành thân tâm một người. Do chúng không rời rạc nên sắc không thành Phật thì thọ, tưởng, hành, thức cũng không thể thành Phật, tức là Cục đá không thể thành Phật thì con người không thể thành Phật. Sự kiện thành Phật là nói trong thời gian lâu xa nhất có thể, cục đá lâu xa sẽ bỏ thân cục đá và dần dần chuyển hóa thành hữu tình, rồi cuối cùng cũng thành Phật.

Các bạn nghĩ sao, trí tuệ Phật do 5 uẩn tạo thành chăng? Nếu vậy thì Ngài là chúng sanh như chúng ta đây. Do đó, 5 uẩn chẳng thể thành Phật. Chính vì thế, ai hiểu cục đá thành Phật theo nghĩa sắc thành Phật thì là hiểu sai ý vnbn muốn nói.
Phật không do 5 uẫn thành mà do liễu tri rốt ráo 5 uẫn mà thành. Tại sao liễu tri được? Tại vì 5 uẫn vốn đồng chẳng khác, không sanh diệt, do chưa liễu tri chỗ đồng ấy mà hiện ra thành sắc, thọ, tưởng, hành, thức bất đồng như thế.

2. Việc đó nói đến thực tướng cục đá và chúng ta. Còn bạn lại hiểu theo cục đá và con người ngũ uẫn thì phản biện trớt qướt.
Bạn thấy có gì chưa ổn thì hãy viết ra.

 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
Hihih ... vào đỡ giúp bạn VNBN.

Đức Phật khi thành Đạo dưới gốc cây Bồ Đề thì cái "sắc" của Ngài là gì ? Nó chả phải là từ cái ngũ uẩn túi da hôi thối mà ra sao ? Trí huệ của Ngài chả phải là từ cái THỌ - TƯỞNG -HÀNH - THỨC phàm phu mà có ?

Cho nên,bạn VNBN nói cục đá cũng thành PHẬT là cũng đúng . Cục đá của bạn VNBN là cục đá của THỜI GIAN,còn cục đá của mấy vị phản biện là cục đá của HIỆN TIỀN ...

Hihihi

Phật dạy rất rõ : Cái này có thì cái kia có ... có cục đá thì mới có chúng sanh,có chúng sanh thì mới có Đức Phật ... đó là điều hiển nhiên phải là vậy.Không có gì tự nhiên mà có,phải có sự tương tác,tác động qua lại mà hình thành.

Lý Duyên Khởi là Chân Lý thì cứ đối chiếu mà xem.


THẤY 32 TƯỚNG TỐT CỦA PHẬT CHƯA PHẢI LÀ THẤY ĐƯỢC PHẬT

Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! Ông có thể cho thấy 32 tướng tốt của ta đây, là thấy được Phật không?".

Tu Bồ Đề thưa: "Bạch Thế Tôn ! Đúng như vậy, thấy 32 tướng tốt của Phật là thấy được Phật". Phật dạy: "Ông hiểu lầm rồi ! nếu thấy 32 tướng tốt của ta đây, mà cho là thấy được Phật, thì Vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng có đủ 32 tướng tốt như ta, vậy vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng là Phật hay sao?".

Tu Bồ Đề thưa: "Bạch Thế Tôn ! Con hiểu ý Phật rồi, không thể cho thấy 32 tướng tốt của Phật là thấy được Phật".

PHẬT NÓI BÀI KỆ PHÁ CÁI CHẤP "THẤY PHẬT BẰNG SẮC TƯỚNG, NGHE PHẬT BẰNG ÂM THANH"

Khi đó, đức Thế Tôn nói tiếp bài kệ rằng:

Nếu thấy ta bằng sắc tướng
Nghe ta bằng âm thanh
Người này đi đường tà
Không thấy được Như Lai.


http://thientongvietnam.net/kinhsac...thocphothong/unicode/phathocphothong-XIIk.htm

Kính ngài Ngộ Không. Nếu thân 32 tướng tốt đó là Phật. Vậy sao đức Phật nơi rừng Ta La song thọ, lại không đem về Niết Bàn, mà lại phải thêu đốt (trà tỳ)?

Lại sau khi trà tỳ, Tại sao Phật 32 tướng đó không thường trụ bất sanh, bất diệt. Mà lại thành Xá lợi (xá lợi chỉ là viên đá mà thôi).

Phật dạy:

Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã.
Thị nhơn hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai.


Kế tiếp ngài nói : Trí huệ của Ngài (Phật) chả phải là từ cái THỌ - TƯỞNG -HÀNH - THỨC phàm phu mà có ?

Như vậy chắc là ngài chưa từng tu Thiền Định ? Vì người tu thiền định, các niệm THỌ - TƯỞNG -HÀNH - THỨC đã bị giải trừ tử sơ thiền dến tứ thiền.- Khi đến Diệt thọ tưởng định, thì đã hoàn toàn không còn THỌ - TƯỞNG -HÀNH - THỨC của phàm phu.

Kinh Bát nhã nói: Chiếu kiến ngũ uẩn giai không. Ngũ Uẩn chủ yếu là 4 uẩn THỌ - TƯỞNG -HÀNH - THỨC toàn không.- Đó mới là Trí huệ Phật.

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113

1. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không rời rạc vì nếu rời rạc thì chúng không thể cùng nhau cấu thành thân tâm một người. Do chúng không rời rạc nên sắc không thành Phật thì thọ, tưởng, hành, thức cũng không thể thành Phật, tức là Cục đá không thể thành Phật thì con người không thể thành Phật. Sự kiện thành Phật là nói trong thời gian lâu xa nhất có thể, cục đá lâu xa sẽ bỏ thân cục đá và dần dần chuyển hóa thành hữu tình, rồi cuối cùng cũng thành Phật.

Các bạn nghĩ sao, trí tuệ Phật do 5 uẩn tạo thành chăng? Nếu vậy thì Ngài là chúng sanh như chúng ta đây. Do đó, 5 uẩn chẳng thể thành Phật. Chính vì thế, ai hiểu cục đá thành Phật theo nghĩa sắc thành Phật thì là hiểu sai ý vnbn muốn nói.
Phật không do 5 uẫn thành mà do liễu tri rốt ráo 5 uẫn mà thành. Tại sao liễu tri được? Tại vì 5 uẫn vốn đồng chẳng khác, không sanh diệt, do chưa liễu tri chỗ đồng ấy mà hiện ra thành sắc, thọ, tưởng, hành, thức bất đồng như thế.

2. Việc đó nói đến thực tướng cục đá và chúng ta. Còn bạn lại hiểu theo cục đá và con người ngũ uẫn thì phản biện trớt qướt.
Bạn thấy có gì chưa ổn thì hãy viết ra.


Bạn VO-NHAT-BAT-NHI đã có tiến b ộ rất nhiều trong nhận thức.

Chủ đề này nên dừng lại ở đây.

Chúc Quý Đạo Hữu an vui trong chánh pháp.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên