Mặc Giới Y

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2010
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Mặc Giới Y

(TXNM): Y hay giới y là báu vật do chính đức Phật chế ra và truyền lại cho Tăng Ni. Y, do đó không phải chỉ là biểu tượng của Tăng già, mà còn là sức mạnh và kết tinh của Tam Bảo. Người tu hiểu giới luật, xem y như da trên mình, hệt như chim liền cánh, cây liền cành, không thể tạm rời.

Ảnh: Chư Tăng Phật giáo Khất Sĩ trong giờ thọ trai
Y có ba loại: Ngũ y hay y có năm điều (dãy), mỗi điều có một ô dài và một ô ngắn. Tỳ Ni Nhật dụng có dạy việc xử dụng y này như sau:
ANTARASAVA (An-đà-hội).
Ngũ y (Antarasava) dịch là Tác Vụ Y, hoặc là y dưới, y trong. Gọi là tác vụ y là y dùng lúc ở trong chùa, trong phòng ngũ, nơi hành đạo, khi ở đồng ruộng khoáng dã làm việc, hoặc khi làm việc linh tinh (tạp vụ) đều mặc y này. Gọi là y dưới vì mặc phía dưới thất y (dùng như xà-rông). Gọi là y trong vì mặc bên trong các y khác.
Kế đó là Thất y hay y có bảy điều (dãy), mỗi điều có một ô dài và hai ô ngắn. Việc dùng nó như sau:
UTTARASANGA (Uất-đa-la-tăng).
Thất y (uttarasanga) dịch là Nhập Chúng Y, hoặc Thượng Y, hoặc Trung Giá Y. Gọi là nhập chúng y vì y được mặc khi lễ lạy, tụng kinh, thọ trai, ngồi thiền, khi đại chúng hội họp. Gọi là Thượng y vì y được mặc ở bên ngoài Ngũ y. Gọi là Trung giá y bởi vì nó ở giữa 3 y.
Cuối cùng là Cửu Y (còn gọi là Đại Y) hay y có chín điều (dãy). Khi nào thì dùng Cửu Y. Tỳ Ni Nhật Dụng chép:
Đại y (Samgathi) dịch là Tạp Toái Y, bởi vì y có số điều, số nhiều nhất. Y còn gọi là Trùng Hợp Y vì do được cắt, ghép rồi may hợp, khâu lại. Hoặc là Nhập Vương Cung Tụ Lạc Thời Y, vì y được mặc khi vào cung vua, vào tụ lạc khất thực, khi thuyết pháp. Trong 3 y, y này lớn nhất nên gọi là Đại y. Đại y chia làm ba hạng: Thượng, Trung, Hạ:
Hạ phẩm y có 9 điều, 11 điều, hay 13 điều; mỗi điều có hai ô dài một ô ngắn.
Trung phẩm y có 15 điều, 17 điều hay 19 điều; mỗi điều có hai ô dài một ô ngắn.
Thượng phẩm y có 21 điều, 23 điều hay 25 điều; mỗi điều có bốn ô dài một ô ngắn.
Xưa kia những chư Tăng Ấn, trừ những vị được Phật dùng thần lực ban cho y áo, còn lại hoặc là chư Tăng được thí chủ cúng dường y hoặc tự mình lượm vải cũ, rách xấu ở đống rác, nghĩa địa đem về khâu lại thành y (phân tảo y), mà trong Tứ Phần Luật có kể ra mười loại. Hình dạng của y này thì chính Phật gợi ý. Có lần khi Đức Phật và Ngài A-Nan trên đường khất thực đi ngang một mãnh ruộng, Đức Phật hỏi Ngài A-Nan hãy xem thửa ruộng với những luống đất phân chia chúng thành những ô vô cùng đều đặn. Rồi Đức Phật gợi ý cho Ngài A-Nan, khiến may y theo hình dạng ấy. Lý do là vì khi chư Tăng lượm vải cũ về may, thì sẽ khâu thành một tấm áo vá víu trăm mảnh không hình thù, không chỉnh đốn, chẳng khác gì y áo của một số kẻ ngoại Đạo tu khổ hạnh ở Ấn bấy giờ. Do may thành dọc chỉnh tề nên y chư Tăng khác hẳn bọn ngoại đạo. Khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa, thì thật là một thử thách lớn cho Tăng Già. Làm sao chiếc y Phật truyền, vẫn giữ nguyên bản sắc của nó, đồng thời có thể thích ứng với nhãn quan phong tục của người bản xứ? Chư Tăng Ấn chỉ quấn xà rông (tức lấy Ngũ y làm khố) trong khi đó người Hoa xưa nay mặc quần dài. Chư Tăng Ấn đắp y để lộ vai bên phải; trong khi ở Tàu khí hậu rất lạnh, hơn nữa nếu các Sư Cô mà để lộ thân thể ra thì thật trái với thuần phong mỹ tục. Do Đạo giáo đã ăn sâu trên đất Trung Hoa, người Hoa đã có ấn tượng rất sâu đậm về hình ảnh kẻ tu hành; hình ảnh những đạo sĩ trong đạo bào, giầy vải. Do đó sau nhiều biến cải để hoàn toàn “bản xứ hóa” Phật giáo, chư Tăng đã tiếp thu phục trang áo bào, quần dài, giầy vải; sản phẩm của văn hóa Trung Hoa. Đồng thời choàng lên tấm giới y là truyền thống của Phật truyền.
Đắp y (theo kiểu Ấn, Tích Lan hay Thái Lan) vốn phải quấn vào người. Nhưng xưa kia ở Trung Hoa, có lẽ vì để tiện lợi làm việc lao tác, trồng trọt – một công việc mà ở Ấn Độ chư Tăng không làm – nên chư Tăng Tàu đã chế ra móc và vòng để buộc y lại. Móc và vòng này đã giúp việc mặc y vô cùng dễ dàng, mau chóng, hợp với tính thực tiễn của người Hoa. Song trải qua nhiều thế kỷ với không biết bao nhiêu xáo trộn trong chính trị, kinh tế và xã hội đã khiến cấu trúc và sinh hoạt của Tăng Đoàn biến cải không ít. Khó ai biết rõ hết những chi tiết đổi thay thời quá khứ ấy. Song có một điều mà ta biết rõ là chư Tăng Trung Hoa, từ từ đã quên mất hay bỏ mất truyền thống đắp y. Ngài Hám Sơn Đại Sư, sống vào đời Minh cách đây 300 năm, có chép lại rằng: “Thời ấy chư Tăng không ai đắp y cả, họ ăn mặc chẳng khác gì thế gian, đủ áo quần hoa hòe. Ngay như ở trong chùa hay trong lúc tọa thiền tụng kinh có kẻ cũng chẳng đắp y.” Thống thiết trước tình trạng ấy. Ngài đã lập thệ đắp y không rời. Có một điều quan trọng rằng, lúc đầu áo bào của người tu và kẻ tục thì giống nhau. Trong khi y phục của người đời thì cải biến, tiến hóa theo thời trang không ngừng, thì chiếc áo bào và tấm giới y của người tu không mấy thay đổi. Do đó chiếc áo bào mà ta thấy ngày nay người xuất gia mặc, thì không khác gì mấy, hay nói cách khác, chính là chiếc áo bào của người thế tục đã mặc cách đây hơn cả ngàn năm. Ít ra là từ thời Đường hay Tống.
Nếu mình tự suy nghĩ, đương nhiên ai cũng thấy dễ dàng rằng chiếc áo bào không thể đại biểu Phật giáo hay Phật được. Giới Y mới là biểu tượng của đạo Phật. Áo bào là sản phẩm của văn hóa Trung Hoa. Giới Y là truyền thống của Phật để lại. Một cách khách quan, chúng ta có thể thấy rằng sự suy sụp của Phật Giáo Trung Hoa, hay biểu hiện của Mạt Pháp, rõ rệt nhất chính là việc không đắp y. Khi quên mất đi ý nghĩa của Giới Y, nhận lầm nó là một phục trang lúc làm nghi lễ, cúng kiến, thì nhãn quan về sự tu hành và về giới luật của mình đã lầm lẫn vô cùng.
Theo: dharmasite.net

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên