Mật Tông - Giải thích Kiến lập Mandala
Minh Thông
Đức Pháp Vương GYALWANG
Ý tưởng Mandala khởi nguồn rất lâu trước lịch sử của Mandala. Ở mức độ sớm nhất của tôn giáo Ấn Độ thậm chí cả tôn giáo Ấn - Âu và Tây Á, trong kinh Vệ Đà và nền văn học có liên quan, Mandala là một thuật ngữ đế chỉ một chương, một tuyển tập thần chú, hoặc là những bài tán tụng trong những nghi lễ Vệ Đà, có lẽ xuất phát từ tâm điểm của hình tròn như là tâm điểm trong những bài hát. Người ta đã tin rằng vũ trụ khởi nguồn từ những bài thánh ca, âm thanh thiêng liêng trong đó chứa đựng những mô hình căn nguyên của chúng sinh và vạn vật. Vì thế có một ý nghĩa rõ ràng về mandala là kiểu mẫu của vũ trụ.
Bản thân từ Mandala xuất phát từ gốc “Manda” có ý nghĩa là tinh túy và hậu tố “la” sau này được thêm vào nghĩa là “chứa đựng”. Từ đó mandala được giải thích rõ ràng là chứa đựng sự tinh túy. Hình ảnh mandala biểu trưng cho thân và tâm của đức Phật. Trong đạo Phật bí truyền, nguyên lý về mandala là sự hiển diện của đức Phật trong mình nhưng không nhất thiết có sự hiểu diện của những hóa thần. Những hóa thần có thể được biểu trưng là một bánh xe, cây cối hoặc một đồ trang sức hay bất kỳ hiện thân mang tính tượng trưng khác. Sáng tạo một MandalaSự bắt đầu của một mandala lấy trung tâm là một dấu chấm. Nó là một biểu tượng rõ ràng về sự vô hạn. Nó có nghĩa là chủng tử - một hạt giống, là điểm bắt đầu quan trọng nhất. Tâm điểm này thu hút tất cả năng lượng vũ trụ bên ngoài, và trong vai trò là lực hút, năng lượng của người tín tâm được khai mở và cũng được hút vào trong đó. Vì vậy, mandala là biểu trưng của tất cả không gian vũ trụ bên ngoài và bên trong
Mục đích là loại bỏ sự ngăn cách giữa vật thể và chủ thể. Trong quá trình này, mandala được coi là một bản tôn hóa thần.Trong việc kiến lập mandala, một đường thẳng sẽ xuất hiện từ tâm điểm và những đường thẳng khác sẽ được vẽ cho đến khi chúng giao nhau tạo ra những hình tam giác. Vòng tròn được vẽ xung quanh biểu trưng cho ý thức đầy xung lực khởi đầu. Hình vuông bên ngoài biểu trưng cho thế giới vật chất hướng ra bốn phương, được biểu trưng bởi bốn cổng, khu vực trung tâm là nơi an trụ của bản tôn hóa thần. Trung tâm mandal được coi là sự tinh túy, và đường tròn là sự bảo trì. Bởi vậy một bức tranh Mandala hoàn chỉnh có nghĩa là bảo trì sự tinh túy.Kiến lập MandalaTrước khi một vị tăng được phép đảm nhận công việc kiến lập mandala, vị sư đó phải trải qua một thời gian dài được đào tạo kỹ năng về nghệ thuật và khả năng ghi nhớ, học cách vẽ tất cả các loại biểu tượng khác nhau và nghiên cứu những tư tưởng triết học có liên quan.
Ví dụ, tại tự viện Namgyal thì thời gian này kéo dài đến ba năm. Ở những giai đoạn đầu tiên, những vị tăng phải ngồi ở phần ngoài của chiếc Mandala cơ bản chưa được phủ sơn, phải luôn hướng mặt vào trung tâm Mandala. Đối với những Mandala cỡ lớn, khi những vị sư vẽ được một nửa, họ phải đứng trên sàn nhà và cúi người xuống để rắc màu. Theo truyền thống thì một Mandala được phân chia thành bốn phần bằng nhau và mỗi vị sư chịu trách nhiệm một phần. Tại nơi những vị tăng đứng để rắc màu, một người phụ việc sẽ nối bốn phần lại với nhau. Những người phụ việc này làm việc mang tính hợp tác sẽ giúp bốn vị sư rắc màu vào bốn phần trong khi bốn vị sư phác những chi tiết khác. Những vị sư sẽ nhớ lại tất cả những chi tiết của một mandala giống như phần trong chương trình đào tạo tại tự viện của họ. Một điều rất quan trọng phải nhớ là một mandala hoàn toàn dựa chính xác vào kinh điển. Khi kết thúc mỗi phần công việc, chư tăng hồi hướng bất cứ công đức tâm linh hoặc nghệ thuật được tích lũy được từ công việc này vì lợi ích của hết thảy hữu tình.
Sự thực hành này được thực hiện trong tất cả những tác phẩm nghệ thuật tâm linh. Một lý do chính chư tăng tập trung cực kỳ cao độ vào công việc bởi họ thực sự đang truyền đạt giáo lý của đức Phật. Mandala chứa đựng những lời giáo huấn của đức Phật để chứng đại giải thoát giác ngộ, động cơ thanh tịnh và sự hoàn hảo trong tác phẩm của họ tạo duyên cho những người chiêm ngưỡng được lợi ích cao nhất.
Mỗi chi tiết trong 4 phần Mandala đều hướng mặt về trung tâm, vì thế mỗi chi tiết đó đều hướng mặt về nơi Bản Tôn an trụ trong Mandala. Sự phối cảnh của Chư Tăng và những người chiêm ngưỡng đứng xung quanh Mandala thì những chi tiết ở phần gần nhất với người chiêm ngưỡng dường như bị đảo ngược, trong khi đó những chi tiết trong phần xa nhất thì đúng chiều. Nói chung mỗi vị Tăng chịu trách nhiệm phần của mình trong khi sơn rắc các phần cung điện vuông. Khi sơn những đường tròn đồng tâm, thì họ phải lần lượt chuyển động xung quanh Mandala.
Họ đợi cho toàn bộ giai đoạn hoàn thành trước khi cùng nhau di chuyển ra ngoài. Điều này đảm bảo cho sự cân bằng được duy trì và cả bốn phần của Mandala đều được hoàn tất cùng một lúc. Việc chuẩn bị để kiến lập một Mandala là sự nỗ lực về nghệ thuật nhưng đồng thời nó cũng là một hành động đầy tôn kính. Trong sự tôn kính này, những tư tưởng và sắc tướng được kiến lập, trong đó những trực giác sâu sắc nhất sẽ được biểu đạt là nghệ thuật tâm linh. Việc kiến lập Mandala thường được thiền định là một chuỗi trải nghiệm không gian mà tinh túy của nó có trước sự tồn tại, điều này có nghĩa là tư tưởng có trước sắc tướng.Ở dạng phổ biến nhất, Mandala chính là hàng loạt vòng tròn đồng tâm.
Minh Thông
Đức Pháp Vương GYALWANG
Ý tưởng Mandala khởi nguồn rất lâu trước lịch sử của Mandala. Ở mức độ sớm nhất của tôn giáo Ấn Độ thậm chí cả tôn giáo Ấn - Âu và Tây Á, trong kinh Vệ Đà và nền văn học có liên quan, Mandala là một thuật ngữ đế chỉ một chương, một tuyển tập thần chú, hoặc là những bài tán tụng trong những nghi lễ Vệ Đà, có lẽ xuất phát từ tâm điểm của hình tròn như là tâm điểm trong những bài hát. Người ta đã tin rằng vũ trụ khởi nguồn từ những bài thánh ca, âm thanh thiêng liêng trong đó chứa đựng những mô hình căn nguyên của chúng sinh và vạn vật. Vì thế có một ý nghĩa rõ ràng về mandala là kiểu mẫu của vũ trụ.
Bản thân từ Mandala xuất phát từ gốc “Manda” có ý nghĩa là tinh túy và hậu tố “la” sau này được thêm vào nghĩa là “chứa đựng”. Từ đó mandala được giải thích rõ ràng là chứa đựng sự tinh túy. Hình ảnh mandala biểu trưng cho thân và tâm của đức Phật. Trong đạo Phật bí truyền, nguyên lý về mandala là sự hiển diện của đức Phật trong mình nhưng không nhất thiết có sự hiểu diện của những hóa thần. Những hóa thần có thể được biểu trưng là một bánh xe, cây cối hoặc một đồ trang sức hay bất kỳ hiện thân mang tính tượng trưng khác. Sáng tạo một MandalaSự bắt đầu của một mandala lấy trung tâm là một dấu chấm. Nó là một biểu tượng rõ ràng về sự vô hạn. Nó có nghĩa là chủng tử - một hạt giống, là điểm bắt đầu quan trọng nhất. Tâm điểm này thu hút tất cả năng lượng vũ trụ bên ngoài, và trong vai trò là lực hút, năng lượng của người tín tâm được khai mở và cũng được hút vào trong đó. Vì vậy, mandala là biểu trưng của tất cả không gian vũ trụ bên ngoài và bên trong
Mục đích là loại bỏ sự ngăn cách giữa vật thể và chủ thể. Trong quá trình này, mandala được coi là một bản tôn hóa thần.Trong việc kiến lập mandala, một đường thẳng sẽ xuất hiện từ tâm điểm và những đường thẳng khác sẽ được vẽ cho đến khi chúng giao nhau tạo ra những hình tam giác. Vòng tròn được vẽ xung quanh biểu trưng cho ý thức đầy xung lực khởi đầu. Hình vuông bên ngoài biểu trưng cho thế giới vật chất hướng ra bốn phương, được biểu trưng bởi bốn cổng, khu vực trung tâm là nơi an trụ của bản tôn hóa thần. Trung tâm mandal được coi là sự tinh túy, và đường tròn là sự bảo trì. Bởi vậy một bức tranh Mandala hoàn chỉnh có nghĩa là bảo trì sự tinh túy.Kiến lập MandalaTrước khi một vị tăng được phép đảm nhận công việc kiến lập mandala, vị sư đó phải trải qua một thời gian dài được đào tạo kỹ năng về nghệ thuật và khả năng ghi nhớ, học cách vẽ tất cả các loại biểu tượng khác nhau và nghiên cứu những tư tưởng triết học có liên quan.
Ví dụ, tại tự viện Namgyal thì thời gian này kéo dài đến ba năm. Ở những giai đoạn đầu tiên, những vị tăng phải ngồi ở phần ngoài của chiếc Mandala cơ bản chưa được phủ sơn, phải luôn hướng mặt vào trung tâm Mandala. Đối với những Mandala cỡ lớn, khi những vị sư vẽ được một nửa, họ phải đứng trên sàn nhà và cúi người xuống để rắc màu. Theo truyền thống thì một Mandala được phân chia thành bốn phần bằng nhau và mỗi vị sư chịu trách nhiệm một phần. Tại nơi những vị tăng đứng để rắc màu, một người phụ việc sẽ nối bốn phần lại với nhau. Những người phụ việc này làm việc mang tính hợp tác sẽ giúp bốn vị sư rắc màu vào bốn phần trong khi bốn vị sư phác những chi tiết khác. Những vị sư sẽ nhớ lại tất cả những chi tiết của một mandala giống như phần trong chương trình đào tạo tại tự viện của họ. Một điều rất quan trọng phải nhớ là một mandala hoàn toàn dựa chính xác vào kinh điển. Khi kết thúc mỗi phần công việc, chư tăng hồi hướng bất cứ công đức tâm linh hoặc nghệ thuật được tích lũy được từ công việc này vì lợi ích của hết thảy hữu tình.
Sự thực hành này được thực hiện trong tất cả những tác phẩm nghệ thuật tâm linh. Một lý do chính chư tăng tập trung cực kỳ cao độ vào công việc bởi họ thực sự đang truyền đạt giáo lý của đức Phật. Mandala chứa đựng những lời giáo huấn của đức Phật để chứng đại giải thoát giác ngộ, động cơ thanh tịnh và sự hoàn hảo trong tác phẩm của họ tạo duyên cho những người chiêm ngưỡng được lợi ích cao nhất.
Mỗi chi tiết trong 4 phần Mandala đều hướng mặt về trung tâm, vì thế mỗi chi tiết đó đều hướng mặt về nơi Bản Tôn an trụ trong Mandala. Sự phối cảnh của Chư Tăng và những người chiêm ngưỡng đứng xung quanh Mandala thì những chi tiết ở phần gần nhất với người chiêm ngưỡng dường như bị đảo ngược, trong khi đó những chi tiết trong phần xa nhất thì đúng chiều. Nói chung mỗi vị Tăng chịu trách nhiệm phần của mình trong khi sơn rắc các phần cung điện vuông. Khi sơn những đường tròn đồng tâm, thì họ phải lần lượt chuyển động xung quanh Mandala.
Họ đợi cho toàn bộ giai đoạn hoàn thành trước khi cùng nhau di chuyển ra ngoài. Điều này đảm bảo cho sự cân bằng được duy trì và cả bốn phần của Mandala đều được hoàn tất cùng một lúc. Việc chuẩn bị để kiến lập một Mandala là sự nỗ lực về nghệ thuật nhưng đồng thời nó cũng là một hành động đầy tôn kính. Trong sự tôn kính này, những tư tưởng và sắc tướng được kiến lập, trong đó những trực giác sâu sắc nhất sẽ được biểu đạt là nghệ thuật tâm linh. Việc kiến lập Mandala thường được thiền định là một chuỗi trải nghiệm không gian mà tinh túy của nó có trước sự tồn tại, điều này có nghĩa là tư tưởng có trước sắc tướng.Ở dạng phổ biến nhất, Mandala chính là hàng loạt vòng tròn đồng tâm.