P

Kho Tàng Trân Bảo của Bản Tính Nền Tảng

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
3. Phần bốn: đạt được niềm tin rõ ràng rằng các hiện tượng là không tồn tại

Khi có sự chắc chắn rằng mọi hiện tượng đều không có bản thể nội tại sinh khởi trong tâm trí, người ta đi đến một niềm tin rõ ràng rằng chúng không tồn tại. Phần này có tám khổ thở. Đầu tiên người ta đạt được niềm tin rõ ràng rằng chẳng có cực đoan bản thể học nào được ủng hộ.

33. Niềm tin chắc chắn rằng mọi hiện tượng là không tồn tại

Chủ yếu đạt được như sau.

Bởi vì thế giới hiện tượng,

Mọi thứ trong luân hồi và niết bàn,

Đều không có bản thể tự tính,

Nó siêu việt các trạng thái tồn tại,

Bởi vì nó không ngừng xuất hiện

Nó siêu việt trạng thái không tồn tại,

Chẳng tồn tại và chẳng không tồn tại,

Nó siêu việt trạng thái của cả hai,

Không phải cả hai,

Nó vượt qua trạng thái chẳng là gì.

Vừa chẳng là gì vừa chẳng phải không là gì,

Nó là tinh hoa tối thượng

Vượt ngoài mọi suy nghĩ và ngôn từ,

Nằm ngoài mọi chỉ dấu.

Mặc dù mọi hiện tượng luân hồi và niết bàn, đều khởi sinh bên trong không gian của tính giác, xuất hiện không ngừng, rõ ràng và minh bạch, nhưng thực thế chúng không tồn tại tách biệt khỏi tính giác một chút nào. Có nhiều cách để đi đến niềm tin rằng nó được xác định rõ tàng và dứt khoát. Tuy nhiên, trong văn bản hiện tại, tất cả các phương pháp này được cô đọng lại thành một điểm thiết yếu như sau.

Khi bản tính của mọi hiện tượng luân hồi và niết bàn sinh khởi trong tính giác, được xác lập bằng lý luận dựa trên bản chất của sự vật, người ta hiểu rằng dù những hiện tượng đó xuất hiện như thế nào đi nữa, chúng cũng không có một mảnh vụn nhỏ nhất của bản thể nội tại ngay trong khoảnh khắc chúng được nhận biết. Đây là lý do tại sao các hiện tượng, bị bóp méo thông qua niềm tin vào hiện tượng của cái ngã, được cho là siêu việt tồn tại, nghĩa là chúng không có bản thể nội tại.

Có thể nghĩ rằng nếu những hình tướng như vậy không có bản thể nội tại thì chúng phải (hoàn toàn không tồn tại) giống như sừng của con thỏ. Nhưng nó không phải như vậy. Bởi vì phương thức xuất hiện của các hiện tượng hiện diện không ngừng và sống động trong không gian của tính giác (giống như cách các hình ảnh phản chiếu xuất hiện trong một tấm gương), những hiện tượng tương tự này cũng được cho là vượt ngoài sự không tồn tại.

Có thể nghĩ rằng nếu chúng không tồn tại và không không tồn tại, có lẽ chúng đồng thời tồn tại và không tồn tại. Nhưng vì người ta đã chứng minh riêng biệt rằng các hiện tượng một mặt không tồn tại, mặt khác cũng không không tồn tại, nên nó có lý rằng chúng siêu việt cả hai trạng thái (cả tồn tại và không tồn tại).

Nếu những hình tướng hiện tượng không thể được xác lập là vừa tồn tại vừa không tồn tại cùng một lúc, thì có lẽ người ta có thể thắc mắc liệu chúng có thể được xác lập như là không tồn tại cũng không không tồn tại hay không? Nhưng vì người ta đã chứng minh rằng chúng không thể được xác lập vừa tồn tại vừa không tồn tại cùng một lúc, nên chúng cũng vượt ngoài lập trường trái ngược là không tồn tại cũng không không tồn tại. Ví dụ, nếu người ta không thể nói rằng ngọn núi ở đằng kia thì không có ý nghĩa gì khi nói rằng nó ở đây.

Theo đó, khi người ta nhận ra rằng các hiện tượng vượt trên bốn cực đoan, hiện hữu, không hiện hữu, cả hai, và không hai, người ta không có ngôn từ nào để mô tả bản tính nền tảng của họ, tinh hoa tối thượng của họ, cụ thể là, tính giác vượt ngoài mọi cấu trúc khái niệm. Không có biểu hiện nào có thể diễn tả bản tính này. Nó vượt trên mọi cực đoan bản thể học, vượt khỏi ngôn từ, suy nghĩ và cách diễn đạt. Với sự chứng ngộ này, người ta thực sự trở thành vua của tâm trí tối cao vượt xa tâm trí (thông thường). Như được nói trong Tính Giác Tự Sinh:

Chúng chẳng đơn giản là không tồn tại,

Và chúng cũng không tồn tại,

Siêu việt không tồn tại và tồn tại,

Chúng không đi vào tâm trí của các yogi giác ngộ.

Thứ hai, bởi vì các hiện tượng, trong thực tế, siêu việt nhận thức và bám chấp, một niềm tin rõ ràng đạt được rằng những ai lĩnh hội được các đặc tính (không tồn tại) của chúng là những đối tượng thích hợp của bi tâm.

34. Bản tính mọi hiện tượng là thanh tịnh nguyên thủy,

Nhưng chúng sinh non trẻ, không biết điều này,

Chấp nhận một số thứ này và từ chối một số thứ khác.

Bám dính vào những quan điểm khác nhau của mình, họ vĩnh viễn bị trói buộc.

Bám luyến và những đặc tính mà họ cảm nhận, họ đau khổ làm sao!

Bám víu vào một cái ngã trong cái không tồn tại, họ mê lầm làm sao!

Bám chặt vào những phương diện của cái vô phương diện, họ mệt mởi biết bao!

Không ngừng trôi dạt trong luân hồi, họ đáng thương biết bao!

Như đã nói từ trước, chân như, bản tính nền tảng của mọi hiện tượng, vốn thanh tịnh bản nguyên, vượt xa tầm với của mọi hành động, của lấy và bỏ. Tuy nhiên những chúng sinh không nhận ra điều này và có khuynh hướng mạnh mẽ chấp nhận và bác bỏ các sự vật hiện tượng trên cơ sở nhận thức nhị nguyên của chính họ thì không biết về bản tính nền tảng của họ. Bởi vì số phận nghiệp báo thấp kém nên họ dấn thân vào con đường của tám thừa thấp hơn. Những chúng sinh kém trí, non trẻ này bám vào cái ngã, tức là tồn tại cố hữu, vào những đặc tính của sự vật, và do vậy bị ràng buộc vào quan điểm của các học thuyết và hệ thống giáo lý khác nhau. Mắt họ mù quáng trước sự thật về chân như, và họ liên tục bị cản trở bởi sự bám víu sai lầm vào thực tại của các hiện tượng.

Bị mê hoặc bởi nhận thức về sự tồn tại trong những thứ không tồn tại, họ cố chấp và nắm bắt những sự vật được phú cho các đặc tính. Họ đau khổ và ảo tưởng biết bao! Mặc dù sự xuất hiện vô tận của các hình tướng là không có nền tảng và không có gốc rễ, chúng sinh vẫn không biết gì về thực thế này. Bởi vậy họ bị nô lệ vào (khuynh hướng mạnh mẽ của họ) để nắm bắt một cái ngã trong thứ vốn không có sự tồn tại. Họ mê lầm và lú lẫn biết bao! Mặc dù pháp tính, bản tính nền tảng thanh tịnh nguyên sơ của sự vật, không thể được phân tích thành nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng chúng sinh không biết điều này, và bám vào các hệ thống phân loại, họ phân tích và bám chặt vào tính giác toàn khắp. Họ mệt mỏi biết bao! Chúng sinh không ngừng lang thang trong luân hồi, như thể đang quay một bánh xe nước. Ôi chao, thương thay!

Thứ ba, đạt được một niềm tin rõ ràng rằng (tính giác) vượt ngoài cấu trúc nhân quả của thiện hạnh và ác hạnh.

35.Mặt trởi của thực tại tối thượng, tính giác, tự sinh

Bị che phủ bởi những đám mây trắng thiện hạnh

Và những đám mây đen tội lỗi.

Và nó tràn ngập bởi những tia sét:

Đắm mình trong nỗ lực chấp nhận và chối bỏ.

Chúng sinh đó bị ướt đấm trong mưa như thác lũ

Những hình tướng giả tạo của hạnh phúc và đau khổ

Những thứ này làm cho hạt giống luân hồi chín muồi

Như mùa vụ của sáu cõi luân hồi.

Chúng sinh bị dày vò, và họ đáng thương làm sao!

Vào mùa hè, những đám mấy mưa hình thành trên trời và che khuất ánh mặt trời. Tuy nhiên, nhờ mùa mưa mà nhiều loại cây trồng bắt đầu nảy mầm trên đồng và cuối cùng cho thu hoạch. Giống vậy, hai che chướng nghiệp báo của các hành động trong trắng và đen tối được tạo ra bởi những chúng sinh mê lầm, cố gắng bằng thân, khẩu, ý của mình tạo ra những hành động “trong trắng” có vẻ mang lại lợi ích, và những hành động tiêu cực hay “đen tối” dường như có hại. Vì những hành động đen và trắng này đều cản trở việc chứng ngộ trí tuệ bản nguyên tự sinh, cụ thể là, tính giác, chúng không khác nhau chút nào. Đây chính là ý nghĩa của câu nói rằng cả tội lỗi và đức hạnh đều che chướng như nhau.

Tính giác tự sinh như mặt trời, tức là trí tuệ bản nguyên tối thượng, trụ ngụ tự nhiên trong tâm trí của toàn thể vô biên chúng sinh. Tuy nhiên, nó bị che phủ bởi những đám mây trắng của các hành động tích cực và những đám mây đen của những hành động tiêu cực (nguyên nhân). Những tia chớp lóe lên của niềm đam mê cháy bỏng trong việc chấp nhận hạnh phúc và từ chối đau khổ (kết quả của những nguyên nhân đó) không ngừng lấn át mặt trời tính giác. Khi chúng sinh ham muốn tăng dần trong cả những hành động thiện và ác, những kinh nghiệm ảo tưởng khác nhau về hạnh phúc và đau khổ rơi xuống họ những một cơn mua bất tận. Do đó, những hạt giống được gieo vào các vùng đất của luân hồi, chúng chín thành vô số mùa vụ, niềm vui và nỗi buồn thuộc về sáu cõi của chúng sinh mê lầm, những kẻ lang thang không mục đích trong cánh đồng bao la của luân hồi thống khổ. Hãy cân nhắc điều này! Thương thay cho những chúng sinh tội nghiệp, thường xuyên bị dày vò bởi ba loại đau khổ trong các cõi thấp và các cõi cao hơn do chấp nhận và từ chối một cách mê lầm, do thiện hạnh và ác hạnh của họ! Họ không nhận ra được bộ mặt chân thực của tính giác, nó vượt ngoài thiện ác, vượt trên nguyên nhân kết quả. Hãy xem họ si mê và đáng thương biết bao! Vì vậy, điểm then chốt là chứng ngộ được tính giác vượt ngoài thiện ác, vượt trên nguyên lý nhân quả nghiệp báo, sự phát quang chói lọi hay biểu lộ của trạng thái không hành động vĩ đại, và tin chắc vào nó một cách rõ ràng.

Thứ tư, người ta được nhắc nhở phải có một phán quyết rõ ràng về luật nhân quả.

36. Như dây thừng và xích vàng ràng buộc ngang nhau,

Các trạng thái thiện và bất thiện hạnh

Ràng buộc tinh hoa tối thượng như nhau.

Những đám mây, dù đen hay trắng, che phủ bầu trời ngang nhau.

Tương tự, thiện hạnh và ác hạnh đều che khuất tính giác ngang nhau.

Do đó, điều quan trọng cần hiểu

Rằng các yogi đã chứng ngộ chân như

Nhìn xa hơn luật nhân quả của đức hạnh và tội lỗi.

Thật ra, tính giác rộng mở, không chướng ngại trong tính tức thời hiện tại của nó, thoát khỏi mọi tạo tác khái niệm, không phải là thứ có thể được đức hạnh trợ giúp, hạy bị ác hạnh gây tổn hại. Do đó, nó không bị ô nhiễm và không thể được chỉ ra bằng bất cứ phương pháp nào. Trí tuệ bản nguyên, mang đến sự xác thực sâu xa về điểm then chốt bí mật của sự chứng ngộ về bản tính tối hậu của mọi hiện tượng, giống như tinh hoa hay trái tim của mặt trời. Trí tuệ này không nên bị trói buộc bởi bất cứ loại hành động, nỗ lực hay bám chấp tinh thần nào. Vì nếu đúng như vậy, nó sẽ bị trói buộc bởi cả tội lỗi lẫn đức hạnh như nhau, bởi vì cả tội lỗi và đức hạnh đều che chướng như nhau. Buộc một con ngựa giống bằng dây chuyền vàng hay sợi dây thừng thông thường đều dẫn đến kết quả như nhau: con ngựa bị cột lại. Tương tự, tính giác bị trói buộc bởi những trạng thái tâm lý tích cực, đạo đức cũng ngang với những trạng thái tiêu cực, bất thiện. Vì cả hai đều ngăn chặn nó biểu lộ. Chuyện này cũng giống như những đám mây, trắng hay đen, đều cản ánh sáng mặt trời như nhau. Cả thiện hạnh và ác hạnh, được tạo ra trên cơ sở bám chấp và nỗ lực, đều che giấu trí tuệ bản nguyên tự nhận thức như nhau.Đây là lý do tại sao chỉ dẫn cốt lõi quan trọng nhất nói rằng những yogi chứng ngộ chân như đúng như nó đang là, phải bảo lưu trạng thái tỉnh giác tự nhiên nằm ngoài tiến trình nhân quả của thiện và ác. Hai ví dụ được đưa ra ở đây đề cập đến thực tế rằng mọi xiềng xích đều trói buộc như nhau và mọi đám mây đều che khuất ngang nhau.

37. Trí tuệ tự sinh khởi lên từ bên trong.

Đêm đen của nhân quả tiêu tan.

Những đám mây lớn của thiện và ác tan biến.

Mặt trời của ánh sáng tối thượng

Chiếu sáng bầu trời pháp giới

Bạn đạt được sự xác thực rõ ràng và rốt ráo.

Bạn có được sự xác tín này

Mà không cần mười yếu tố.

Nhờ đó, mọi thừa nhân quả đều bị vượt qua.

Ngay khi trí tuệ bản nguyên tự sinh, trụ trong nền tảng của pháp thân, giống như mặt trời, biểu lộ từ bên trong, nó xua tan mọi hoạt động và nỗ lực dựa trên niềm tin vào luật nhân quả, vốn trái ngược với bóng tối của màn đêm. Các hiện tượng được phân loại theo ác và thiện, nhân và quả, chấp nhận và bác bỏ, tất cả đều giống như những đám mây che mờ, đơn giản là biến mất và không còn nữa. Kết quả là, mặt trời của tịnh quang tự sinh tối thượng xuất hiện trong sự mở trống bao la của pháp giới, giống như bầu trời không có ba thứ bất tịnh.50 Đây là pháp tính. Khi điều này được chứng ngộ, người ta đạt được sự xác thực chắc chắn và cuối cùng. Một kết luận chắc chắn về điểm then chốt của sự không tồn tại, đã được giải thích trước đây, có thể đạt được dễ dàng mà không cần cố gắng thực hành mười yếu tố của mật điển. Điều này làm nổi bật đặc tính phi thường của con đường hiện tại. Thừa Atiyoga, vượt ngoài luật nhân quả và vượt trên mọi hành động và nỗ lực, là thừa kết quả vượt trội so với tám thừa thấp hơn, vốn dẫn dụ nguyên nhân và kết quả. Như đã nói trong Vua Sáng Tạo Toàn Thể:

Người tinh thông các thừa nguyên nhân và kết quả

Nỗi lực trong tôi với mười yếu tố của mật tông,

Mong muốn như vậy để thấy tôi và bản tính của tôi.

Nó giống như bước ra ngoài không khí mỏng

Và ngã xuống mặt đất.

Và:

Bản tính của tôi như không gian,

Ví dụ áp dụng cho mọi thứ.

Trong không gian thanh tịnh, không có việc phấn đấu

Và không có gì để tìm kiếm.

Không gian siêu việt mọi hành động, nỗi lực và cố gắng.

Thứ sáu, đạt được niềm tin rõ ràng rằng mọi hoạt động nhận thức là sự tự kinh nghiệm thanh tịnh của tính giác.

38. Bạn dạt được sự xác tín rõ ràng

Rằng tỉnh giác tự nhận thức, rộng mở, không bị ngăn ngại,

Thoát khỏi mọi hình tướng,

Vượt trên mọi thiền định tập trung vào một đối tượng,

Thoát khỏi mọi cấu trúc khái niệm

Là trạng thái trong đó mọi hiện tượng đều cạn kiệt.

Tất cả đều cạn kiệt trong tâm tỉnh giác.

Tỉnh giác, cũng vậy, là một hiện tượng,

Tự nó đi đến chỗ cạn kiệt.

“Cạn kiệt”, “không cạn kiệt”

Yogi hiểu rằng cả hai đều không thực.

Họ được thuyết phục vượt qua mọi nghi ngờ

Rằng mọi thứ siêu việt tồn tại và không tồn tại

Định nghĩa và biểu lộ

Không có một điểm tham chiếu, nghĩ “nó là thế này”

Các yogi được bao bọc trong sự bao la toàn khắp.

Đối với họ mọi hiện tượng đều cạn kiệt,

Vượt ngoài tâm trí bình thường.

Và đối với những yogi như vậy đây quả là một niềm vui

Một niềm vui là trạng thái liền mạch của pháp tính!

Trong đó, các yogi trong quá khứ, tương lại,

Và hiện tại đều hòa nhập

Với sự mở rộng tối thượng đơn nhất của tâm trí tuệ.

Sự giác ngộ của những yogi đó ngang bằng

Với chư Phật và những người an trú trong minh giác (vidyadhara).

Khi đạt được cấp độ cạn kiệt của mọi hiện tượng trong trạng thái vượt ngoài tâm trí bình thường, nhận thức ảo tưởng về các hiện tượng quy ước không còn xảy ra nữa. Đây là trạng thái vượt xa bất cứ loại thiền định nào liên quan đến việc tập trung và một đối tượng. Đạt được trạng thái thoát khỏi mọi đối tượng thiền cũng như tâm trí hành thiền. Đó là sự chứng ngộ một trạng thái rộng mở, vô chướng ngại của tính giác tự nhận thức thoát khỏi mọi tạo tác tinh thần, trạng thái trần trụi trong đó các hiện tượng bị cạn kiệt. Nó là tầng nền tảng của pháp thân.

Người ta đạt đến một niềm tin rõ ràng rằng trong không gian bao la này, mọi hình tướng hiện tượng ảo tưởng đều, không có ngoại lệ, đến trạng thái nguyên thủy của sự cạn kiệt, đó là, tính thanh tịnh bản nguyên vĩ đại. Đây là nơi các hiện tượng đạt đến trạng thái cuối cùng của chúng. Chúng cạn kiệt trong pháp tính, tình trạng thối hậu của chúng, một trạng thái trong đó ngay cả các từ hiện tượng, bị cạn kiệt, cũng không tồn tại. Quả thực, hiện tượng (pháp) và bản chất của các hiện tượng (pháp tính) thậm chí không được phân biệt trên danh nghĩa là cạn kiệt hay không cạn kiệt. Người ta đi đến một niềm ton rõ ràng rằng vạn sự là một trạng thái của tính bình đẳng vĩ đại vượt ngoài mọi suy diễn khái niệm.

Các yogi do đó được thuyết phục từ trong chiều sâu nội tại. Họ nhận ra các hình tướng hiện tượng vượt trên tồn tại và không tồn tại, vượt quá định nghĩa về cái gì đó được định nghĩa, vượt khỏi sự biểu hiện và ý nghĩa được biểu hiện. Đối với họ, những ý niệm như “Chúng là cái này; chúng không phải là cái kia” hòa tan vào một trạng thái không tham chiếu, trong đó tình trạng hoàn toàn cởi mở và tự do của tính thanh tịnh bản nguyên được phơi bày rõ ràng. Họ được bao bọc trong tính thanh tịnh nguyên sơ, một trạng thái tỉnh giác, cái biết vô hạn và không rơi vào cực đoan nào. Họ đắm mình, trong nhất vị, trong tính bao la toàn khắp của pháp tính. Họ đã đạt đến mực độ cạn kiệt của các hiện tượng trong trạng thái cuối cùng, cấp độ tối thượng trong đó không còn tu tập và không còn tiến bộ thêm nữa. Những yogi này ở trong một cảnh giới vượt xa tâm trí bình thường, trạng thái tự do và thư giãn, bên ngoài các giới hạn và cực đoan. Vì thế họ cảm thấy thoải mái và, như Longchnepa nói, “Thật là hoan hỷ!” Niềm cực hỷ vốn trú ngụ nguyên thủy trong không gian tối thượng của pháp tính đã được làm cho hiển lộ. Như được nói trong mật điển Sức Mạnh Hoàn Hảo của Sư Tử:

Pháp thân nằm ngoài những giới hạn của tồn tại và không tồn tại.

Chỉ riêng điều này thôi đã là Phật quả, vượt trên mọi thước đo.

Pháp thân vượt khỏi sự bám dính nhị nguyên vào “nó là” và “nó không phải là”.

Vượt khỏi chấp niệm, tính giác tự nhận thức là đại lạc.

Và trong mật điển Chuỗi Ngọc Thạch Tối Thượng chúng tôi tìm thấy:

Mandala tối cao vượt trên mọi cái nhìn và mọi suy nghĩ.

Tâm trí hiểu được giáo lý này của Đại Toàn Thiện mới an lạc làm sao!

Khi tình trạng cạn kiệt của các hiện tượng vượt ngoài tâm trí phàm phu được biểu lộ, một trạng thái tỉnh giác không bị cản trở, trần trụi, thoát khỏi mọi ranh giới và cực đoan, một niềm cực hỷ sẽ dâng trào. Trong trạng thái hỷ lạc này, pháp tính được chứng ngộ bởi các yogi vĩ đại trong quá khứ, hiện tại và tương lai hòa nhập bất khả phân với pháp giới vĩ đại được chư Phật ba thời kinh nghiệm trong một không gian tối thượng duy nhất. Bởi vì nó là sự biểu hiện của một pháp tính, bởi vì nó là trạng thái của một pháp tính, và vì nó là chiều kích bao trùm toàn thể của một pháp tính, nên phạm vi kinh nghiệm của những yogi này trùng khớp liền mạch với cảnh thanh tịnh hoàn toàn trong kinh nghiệm của các bậc an trú trong minh giác (vidyadhara) và chư Phật.

Thứ bảy, đạt được một niềm tin rõ ràng rằng các hiện tượng vượt khỏi mọi cái tên. Chúng là trạng thái của tính không vĩ đại.

39. Cùng sự mở rộng này, không thay đổi,

Vô điều kiện, không thể phân chia

Là không gian của trí tuệ bản nguyên tự sinh

Siêu việt mọi nỗ lực và cố gắng.

Đó là cùng sự mở rộng trong đó các hiện tượng

Vượt ngoài mọi cái tên đơn thuần,

Mọi ý nghĩ và mọi diễn tả.

Và trong sự mở rộng tối hậu của Phổ Hiền,

Vốn thoát khỏi mọi hành động,

Mọi thứ ở đó xuất hiện

Chẳng là gì khác ngoài sự mở rộng bao la của Phổ Hiền.

Và trong sự mở rộng tối hậu của Phổ Hiền

Không có các hình tướng, chẳng có tính không;

Không có cả tốt và xấu.

Khi cái không tồn tại được coi là có tồn tại,

Các nhãn hiệu được nhận dạng được gắn lên

Những thứ chỉ là ảo tưởng sai lầm.

Nhưng ngay cả khi việc dán nhãn diễn ra,

Không có ảo tưởng và không có sự vắng mặt của ảo tưởng.

Một niềm tin rõ ràng nhờ vậy đã có được

Rằng các hiện tượng siêu việt mọi danh tự

Đó là bản tính nền tảng

Của đại toàn thiện tự nhiên.

Tâm giác ngộ tối thượng được coi là kim cương bất hoại, vì nó được phú cho bảy phẩm chất bất biến. Nó là trí tuệ bản nguyên, bất diệt và không thể phá hủy. Để mô tả nó, như câu thơ gốc nêu ra là, “không biến đổi, vô điều kiện, không thể phân chia”, hàm ý rằng nó không có mọi chuyển động và thay đổi. Bản tính nền tảng, trí tuệ nguyên sơ tự sinh, chẳng phải là cái gì đó được tạo ra qua hành động. Do đó, khi văn bản gốc nói rằng sự mở rộng bao la này không được tạo ra thông qua nỗ lực cố gắng và nó vượt ngoài tầm với của tâm trí, nghĩa là nó chẳng phải cái gì đó được mang lại nhờ nỗ lực và thực hành. Khi nói rằng mọi hiện tượng trong cả luân hồi và niết bàn chỉ là những cái tên và không có gì khác, điều này nghĩa là chúng vượt ngoài tám cực đoan khái niệm và vì vậy chúng tạo nên một không gian rộng lớn vượt trên suy nghĩ và trình bày, vượt khỏi mọi cấu trúc khái niệm. Trong vực sâu bao la của tâm trí tuệ Phổ Hiền, vốn thoát khỏi mọi hành động giống như chín hoạt động,51 bất cứ thứ gì xuất hiện, dù là luân hồi hay niết bàn, tốt, xấu, vân vân, không gì khác hơn là cảnh giới bao la của Phổ Hiền. Như nó đã được nói:

Trong cõi bao la của Phổ Hiền

Chẳng có gì là không hoàn hảo.

Tất cả đều bình đẳng, tất cả đều vượt ngoài tốt và xấu.

Vì vậy, trong không gian của Phổ Hiền, không có sự khác biệt giữa hình sắc và tính không, tốt và xấu, vân vân. Tất cả chỉ là một Phổ Hiền. Ngoài điều này ra, thậm chí không có tên của chư Phật và chúng sinh, tương đối và tối thượng, tỉnh giác và vô minh cũng không được tìm thấy. Như được nói trong Gương Tâm của Phổ Hiền:

Vì không có cái tối hậu,

Nên không có tên nào cho cái tương thuộc.

Vì không có tính giác,

Nên không có tên nào cho vô minh.

Vì không có Phật,

Nên không có tên nào cho chúng sinh.

Vì không có giáo lý,

Nên không có tên nào cho đạo sư.

Tính giác, tâm giác ngộ quý báu, không có chuyển động hay biến đổi. Nó vượt ngoài nỗ lực, phấn đấu, vượt khỏi suy nghĩ, diễn đạt và phân loại. Tuy nhiên, vì người ta cho là có những gì không tồn tại nên chuỗi ý nghĩ mê lầm liên tục sinh sôi nảy nở. Người ta bị cuốn vào những ảo tưởng như vậy mạnh mẽ và đặt những tên gọi khác nhau cho bản thân, người khác và tất cả các đối tượng giác quan, người ta nhận thức tất cả chúng là những sự vật riêng biệt. Kết quả là người ta bị mê lầm với từng thực thể. Tuy nhiên, sự thật là ngay lúc việc dán nhãn cho các hiện tượng xảy ra, không có sự khác biệt giữa trạng thái ảo tưởng và trạng thái không có ảo tưởng. Chúng là trạng thái bình đẳng. Như được nói trong Gương Tâm Phổ Hiền:

Vì không có chư Phật,

Nên thậm chí không có tên cho các ngài.

Vì không có dính mắc,

Nên thậm chí không có tên cho chúng sinh.

Vì không có ý nghĩ,

Nên không có vô minh, không có ảo tưởng.

Vì không có bám chấp, không có giả định,

Nên thậm chí không có tâm trí lan man.

Do đó, những hiện tượng luân hồi và niết bàn đều không tồn tại, cũng không không tồn tại, không giống cũng không khác, không vật cũng không phi vật, không thường hằng cũng chẳng gián đoạn. Chúng không có thật ngay cả trên danh nghĩa. Vì vậy, người ta đi đến niềm tin chắc chắn rằng tất cả chúng đều là tính bình đẳng rộng lớn vượt ngoài mọi cấu trúc khái niệm. Đây là bản tính nền tảng không thể nhầm lẫn, đại toàn thiện tự nhiên. Người ta đạt được sự xác nhận rõ ràng trong tâm trí rằng chúng là tính không vĩ đại vượt trên mọi gán ghép danh tự.

Thứ tám, các khổ thơ trước đó được đưa đến kết luận.

40. Như vậy bạn xác thực rõ ràng rằng

Trong thế giới hiện tượng, luân hồi và niết bàn,

Chẳng phải là những ảo tưởng cũng chẳng phải không ảo tưởng,

Và niết bàn đó đạt được không phải bằng cách xa lánh luân hồi.

Bạn định rõ rằng các hiện tượng chẳng sinh cũng chẳng bất sinh.

Mọi đối tượng mà bạn bám dính vào, khởi nguồn, đoạn diệt,

Tồn tại, không tồn tại, tất cả giờ đều được vượt qua.

Hãy tin rằng mọi thứ chẳng tịnh lẫn bất tịnh,

Bạn nhìn chúng như một không gian bình đẳng,

Không tốt để được chấp nhận,

Cũng chẳng xấu, để bị từ chối.

Bạn đạt đến niềm tin chắc chắn rằng vạn sự

Đều ở trong sự mở rộng bao la của Phổ Hiền.

Thật ra, tính giác, tâm giác ngộ, vốn bất biến và bất động trong suốt dòng tương tục của ba thời. Nó thoát khỏi những đặc tính của luân hồi và niết bàn. Nó là sự sụp đổ hoàn toàn của mọi cấu trúc khái niệm. Bởi vì các hiện tượng luân hồi và niết bàn phát sinh trong không gian tính giác đều là sự thị hiện của chính tính giác này, chúng được bao gồm trong đó, chúng bị thâm nhập bởi tính giác và không tồn tại ngoài nó. Khi thấy điều này, người ta được xác thực rõ ràng rằng ảo tưởng và không ảo tưởng thậm chí không có sự tồn tại trên danh nghĩa. Cho nên cái chúng ta gọi là niết bàn (sự vắng mặt của ảo tưởng) không phải là thứ có thể đạt được thông qua việc từ chối cái gọi là luân hồi (trạng thái ảo tưởng). Luân hồi và niết bàn vượt ngoài sự chấp nhận và chối bỏ. Như có nói trong Vô Tự Mật Điển:

Nói về cái thấy của trí tuệ bản nguyên tự sinh, không có đối tượng của trí tuệ.Trong quá khứ chưa từng có một đối tượng như vậy và cũng sẽ không có một đối tượng như vậy trong tương lai. Trong hiện tại, không có hình tướng nào cả. Không có cái gọi là nghiệp, không có tập khí, không có vô minh, không có tâm, không có ý thức, không có trí tuệ, không có luân hồi, không có niết bàn, và thậm chí không có chính tính giác.

Và, theo cách tương tự, vì các hiện tượng (không có khởi nguồn và kết thúc, không có đặc trưng về đi và đến) vốn vượt ngoài cấu trúc khái niệm, nên người ta đi đến một sự chắc chắn rõ ràng rằng chúng không thể được mô tả theo trình tự thời gian bằng những tuyên bố như “các sự vật đang được sinh ra trong hiện tại” hay “chúng không sinh ra trong quá khứ”, hoặc “chúng sẽ sinh ra trong tương lậi”. Do đó, các hiện tượng siêu việt mọi đối tượng tham chiếu và bám dính, chẳng hạn như khởi nguồn và kết thúc, tồn tại và không tồn tại. Chúng là trạng thái bình đẳng bao trùm, tỉnh giác và trống rỗng vượt trên sự tạo tác tinh thần.Như Karma Lingpa đã nói:

Mọi thứ là không sinh do bản tính của chúng.

Chúng không ở lại, không chấm dứt,

Chúng không đến không đi.

Không tham chiếu, không đặc trưng, chúng vượt ngoài mọi ý niệm và ngôn từ.

Như vậy, người ta đạt được sự xác thực rằng mọi hiện tượng phát sinh từ không gian bao la của tính giác, dù là những bản tôn thanh tịnh và các cõi Phật hay những ảo tưởng bất tịnh của luân hồi, tất cả đều tồn tại không khác biệt trong không gian của tính bình đẳng bất nhị vĩ đại. Chúng là một phần của tính bình đẳng toàn khắp. Chúng không tốt cũng chẳng xấu, không được chấp nhận cũng chẳng bị từ chối. Mọi thứ trong thế giới hiện tượng, luân hồi và niết bàn, đều bình đẳng trong pháp thân, cảnh giới trí tuệ của Phổ Hiền. Bị thuyết phục hoàn toàn về điều này là điểm then chốt tối cao.

Tuyên Bố kết thúc về Tên của Chủ Đề Kim Cương

Ở đây kết thúc phần bình luận về chủ đề kim cương thứ nhất của Kho Tàng Trân Bảo của Bản Tính Nền Tảng, được xác lập rằng các hiện tượng là không thể diễn tả theo mọi cách.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
2. CHỦ ĐỀ KIM CƯƠNG THỨ HAI: BÌNH ĐẲNG

Chủ đề này chứng minh các hiện tượng không bị hạn chế và không rơi vào bất cứ cực đoan nào. Trong bài giảng, kết thúc bằng một tuyên bố về tân của chủ đề kim cương, có bốn phần: những điểm then chốt được khám phá, chúng được tinh túy hóa, chúng được gộp lại, và đạt được niềm tin rõ ràng về chúng.

3. Phần một: các điểm then chốt được tiết lộ

4. Một giải thích ngắn gọn


Khi bản tính nền tảng của các hiện tượng

Sự không tồn tại của chúng, được lĩnh hội đúng đắn,

Tính bình đẳng của chúng được hiểu.

Theo giáo lý của Atiyoga,

Đỉnh cao của tất cả các thừa,

Tâm rộng mở và bao la của Phổ Hiền,

Bậc vĩ đại nhất của các bậc vĩ đại,

Như bầu trời vượt ngoài trung tâm và chu vi.

Nó có đặc tính đại bình đẳng không gián đoạn.

Như những lời này gợi ý, khi bản tính nền tảng của vạn sự, nói cách khác, tính không tồn tại của chúng, được nắm bắt đúng đắn, thì bản tính bình đẳng của chúng, sự bình đẳng không gián đoạn, sẽ được hiểu. Theo giáo lý tối thượng, cái thấy của Atiyoga, đỉnh cao của chín thừa, tâm trí của pháp thân Phổ Hiền là sự khuyếch trương quảng đại của pháp giới.. Nó giống như bầu trời, không bị giới hạn và vượt khỏi mọi thái cực. Nó không có trung tâm và chu vi. Trong tâm trí rộng lớn và bao la của Phổ Hiền, đấng vĩ đại nhất, nghĩa là, trong không gian của tính bình đẳng rộng mở, không bị cản trở, không bị gián đoạn, các hình tướng bất tận của hiện tượng giới là không thể phân chia và thuộc về nhất vị. Như được nói trong Sự tiêu tan của các đặc tính:

Giáo lý Atiyoga là đỉnh cao

Của tất cả các thừa khác.

Như núi Tu Di, là đỉnh cao tối thượng,

Vĩ đại nhất trong các loại vĩ đại.

Tâm trí như không gian của Phổ Hiền

Bằng sức mạnh của chúng, những giáo lý này áp đảo

Tám thừa trước đó.

Mật điển Sáu không gian cũng nói:

Bản tính tâm trí không thể nói ra được;

Từ ngữ xuất hiện, nhưng chúng chẳng nói gì.

Nó vượt ngoài tầm suy nghĩ và diễn đạt

Đây là điều mà tôi, Phổ Hiền, dạy.

4. Giải thích chi tiết

Sau đây là giải thích chi tiết được trình bày trong tám khổ thơ. Đầu tiên, bản tính bình đẳng được tiết lộ.

1. Bản tính nền tảng, như nó là,

Của những thứ thuộc về thế giới hiện tượng

Và của tâm trí giác ngộ không hình dạng

Không bao giờ tách rời khỏi trạng thái

Thoát khỏi cấu trúc khái niệm.

Ơ đây không có trong tâm, không ngoại vi, vô niệm

Sự bình đẳng của nó tồn tại

Trong một trạng thái rộng mở không gián đoạn.

Bản tính nền tảng, đúng như nó là, của thế giới hiện tượng, dù là của luân hồi và niết bàn, hay của tâm giác ngộ tối thượng không hình tướng, không bao giờ dao động ra khỏi pháp tính, trạng thái bình đẳng, tính bình đẳng thoát khỏi mọi cấu trúc khái niệm. Sự bình đẳng này không có trung tâm và chu vi và không thể được bao hàm bằng ý niệm và ngôn từ. Do đó, nhìn chung, các hiện tượng, ngay tại thời điểm xuất hiện của chúng đã không bị giới hạn và không rơi vào bất cứ cực đoan nào. Nền tảng do vậy là tính bình đẳng, chính là tính bình đẳng. Cuối cùng, vì không có hy vọng đạt đến, cũng chẳng có nỗi sợ không đạt được kết quả (bốn thân, năm trí tuệ, vân vân) và vì không có chuyển động hay thay đổi, nên kết quả cũng chính là trạng thái bình đẳng. Sáu Thức Tràn Ngập có điều này để nói:

Luân hồi, niết bàn và tất cả các thừa đều tràn ngập.

Thoát khỏi hành động có chủ ý, một điều này thống trị toàn bộ chúng.

Chẳng có gì nằm ngoài phạm vi của nó, chẳng nơi nào người ta có thể đi

Ra ngoài không gian không hành động.

Do đó, điểm then chốt là trước hết người ta cần hiểu rằng không có gì từng di chuyển ra ngoài bản tính bình đẳng (trạng thái đơn nhất của tính bình đẳng không gián đoạn thoát khỏi mọi cấu trúc khái niệm) và sau đó người ta nên nghỉ ngơi trong trạng thái này, an trú vững vàng trong đó.

Thứ hai, nó cho thấy đối tượng được nhận thức và người nhận thức là như nhau, không phân biệt, giống như không gian.

2. Mọi thứ xuất hiện như những đối tượng của giác quan,

Trong khoảnh khắc xuất hiện,

Đều không có thực chất, không có cấu phần

Một trạng thái bình đẳng vô hạn và toàn khắp.

Tâm trí, tính giác, tự nhận thức không thể

Bị phân chia thành những khoảnh khắc, trước đó và sau đó.

Nó là một trạng thái như không gian

Của tính bình đẳng vô hạn và toàn khắp.

Quá khứ đã qua, tương lai chưa hình thành.

Giây phút hiện tại không ở lại.

Tất cả đều không có nền tảng trong tâm trí giác ngộ,

Tất cả đều không có gốc rễ, không có thực chất,

Vượt ngoài tầm chỉ dẫn.

Về bản chất nó là một trạng thái hoàn toàn bình đẳng,

Sự bao la quảng đại của không gian.

Các hiện tượng xuất hiện ở thế giới bên ngoài như những đối tượng của các giác quan, ngay trong khoảnh khắc đầu tiên chúng được nhận thức, là các hình sắc của tính không. Chúng không tồn tại ở cấp độ của các phần tử hoặc các thực thể sở hữu một phần. Chúng không có chất thể và các bộ phận định hướng. Xuyên suốt chuỗi ba thời, chúng trống rỗng, một trạng thái bình đẳng như không gian, bao trùm tất cả, vô hạn. Được nói đến trong Cõi Chiếu Sáng Toàn Thể:

Không có đối tượng nào

Người nhận thức và đối tượng được nhận thứ

Cả hai đều hoàn toàn thanh tịnh.

Tỉnh giác, tự nhận thức,

Trú ngụ trong sự tỏa rạng của chính nó.

Và không gian, do bản tính thanh tịnh, được thấm nhuần

Với không gian toàn khắp của pháp tính.

Các hiện tượng là không có giới hạn. Chúng là trạng thái vô hạn và không thể tưởng tượng nổi. Do vậy, đối tượng, bản thân tâm trí bình thường, và nền tảng chung của chúng (tính giác) là một trạng thái bình đẳng, như nhau.

Tương tự, , vì tính giác, tâm giác ngộ tối thượng, không thể bị chia thành quá khứ và tương lai, bất cứ cái gì khởi lên đều không có những khoảnh khắc không thể phân chia của tâm trí; nó cũng là một trạng thái bình đẳng. Sự phô diễn không ngừng của các hình tướng biểu hiện cũng tham gia vào trạng thái này. Và tâm trí hiểu biết cũng là một trạng thái bình đẳng như không gian, bao trùm toàn thể, vô hạn.

Những nhận thức trong quá khứ đã chấm dứt. Trong trạng thái không tồn tại, chúng là tính bình đẳng vô hạn, bảo trùm tất cả, một trạng thái quân bình. Những nhận thức tương lai chưa được sinh ra. Do đó, chúng cũng không tồn tại và cũng là tính bình đẳng vô hạn, bao trùm toàn thể, một trạng thái quân bình. Những nhận thức hiện tại nằm ngoài tầm với của ngôn từ, suy nghĩ và cách diễn đạt. Chúng không có nơi trú ngụ. Trong tâm giác ngộ tối thượng, chúng hưởng thụ tính bình đẳng vô hạn, toàn khắp, trạng thái quân bình. Cả đối tượng và chủ thể hiểu biết đều không có nền tảng và không có gốc rễ; chúng không có thực thể vật chất. Chúng không thể được biểu thị bằng ngôn từ và định nghĩa. Mỗi đối tượng xuất hiện là một hình dạng trống rỗng; mỗi chủ thể nhận thức đều là tính giác tự sinh và trống không. Đối tượng và chủ thể đều phát sinh trong khôn gian của trí tuệ tự khởi. Thoe nghĩa này, chúng không khác biệt mà hoàn toàn như nhau trong bản chất. Trong trạng thái đóm giống như không gian bao la, chúng tham gia vào trạng thái phẳng lặng vô hạn, bao trùm toàn khắp, tính bình bẳng vô tận. Như đã nói trong Cõi Chiếu Sáng Toàn Thể:

Bên trong sự mở trống tối thượng của pháp tính,

Mặt trời của trí tuệ nguyên thủy tự nhận thức ló rạng.

Nó tiết lộ mọi thứ một cách công bình.

Thứ ba, nó cho thấy trong trạng thái bình đẳng, không có cả hành động lẫn nỗ lực.

3. Trong tinh hoa tối thượng thoát khỏi mọi cực đoan,

Không rơi vào bên này hay bên kia,

Không tìm được cái thấy và không có quán đỉnh,

Không mandala, không trì tụng mật chú,

Không có nền tảng, không có các con đường, và không có giới nguyện;

Không có tu tập và không có tiến trình trên con đường.

Tất cả đều vô căn cứ. Trong không gian bao la (của tính giác),

Chúng là một trạng thái bình đẳng vô tận, bao trùm toàn thể.

Tất cả đều tồn tại trong pháp tính, tâm trí giác ngộ.

Tính giác, chói ngời và trống rỗng, thoát khỏi trung tâm và chu vi, liền mạch và đều đặn, là bản tính nền tảng. Đó là mộ trạng thái bình đẳng vĩ đại, thoát khỏi mọi thái cực. Nó không rơi vào bên này hay bên kia và vượt ngoài mọi định nghĩa khái niệm. Trong tinh hoa tối thượng này không có cái thấy, không có quán đỉnh, không có mandala và không có trì tụng thần chú. Không có con đường cũng không có giới nguyện; không có tu tập cũng không có tiến bộ. Tương tự, không có hoạt động, không có trí tuệ kết quả, không có pháp tính, vân vân. Không có sự phấn đấu nỗ lực nào trong mười yếu tố mật tông được tìm thấy trong trạng thái này. Việc chứng ngộ tính bình đẳng vĩ đại thoát khỏi mọi cấu trúc khái niệm cấu thành cái thấy thực sự về phương thức tồn tại tối thượng, bản tính nền tảng, của Đại Toàn Thiện.

Như đã nói trong Vua Sáng Tạo Tất Cả:

Trong thực tại tối hậu, bản tính như không gian của tâm trí,

Không có cái thấy để thiền, và không có giới nguyện để tuân thủ.

Không có hoạt động để cố gắng,

Không có che chướng che khuất trí tuệ nguyên thủy.

Không có tu tập trên nền tảng và con đường,

Không có con đường để đi.

Mười yếu tố thực hành mật tông không có căn cứ và không có gốc rễ. Trong không gian bao la của tính giác thấm nhuần tất cả, thoát khỏi mọi nỗ lực và phấn đấu, chúng đều là trạng thái bình đẳng bao trùm toàn thể, vô hạn. Tính bình đẳng không gián đoạn này là pháp tính vượt trên lợi ích và tổn hại, chính là tâm giác ngộ. Mọi hiện tượng của luân hồi và niết bàn đều tồn tại bình đẳng trong phạm vi rộng lớn của nó. Đây là điểm then chốt tối thượng của tính bình đẳng vĩ đại không gián đoạn.

Thứ tư, nó cho thấy các hình tướng hiện diện tự phát, trong tính bình đẳng của chúng, vốn thanh tịnh tự nhiên.

4. Như được hiểu rằng mọi thứ

Dù chúng xuất hiện theo cách nào,

Đều bởi bản tính của chúng không có nguồn gốc,

Không trụ hay diệt,

Chúng đều hiện diện tự phát.

Chúng chẳng tồn tại và chẳng không tồn tại;

Chúng vượt ngoài tầm mọi định niệm.

Chúng hoàn toàn thanh tịnh, và trong pháp tính,

Đại toàn thiện,

Chúng là một trạng thái bình đẳng vô tận, bao trùm toàn thể.

Tất cả các hiện tượng xuất hiện như những đối tượng bên ngoài được hiểu 52 là tồn tại nhờ bản tính của chúng và ngay từ đầu đã không có nguồn gốc. Giống như nước là ướt, bị thấm nhuần bởi độ ẩm, vạn sự xuất hiện đều không sinh, vắng mặt khởi nguyên.Cũng giống như hình dạng của mặt trăng xuất hiện trong một cái hồ: mặt trăng được phản chiếu không phải là cái gì khác với nước. Khi cầu vồng xuất hiện trên trời, nó không phải là cái gì khác mà chính là bầu trời. Tương tự, mặc dù mọi hiện tượng đều phát sinh từ không gian của tính giác bất sinh, nhưng người ta hiểu rằng chúng vẫn ở lại trong cùng một không gian này. Thạm chí không một hạt nguyên tử nào của chúng được tìm thấy ở nới khác. Và đặc tính tự nhiên của tính giác thì không tồn tại cũng chẳng không tồn tại, không thường hằng cũng chẳng gián đoạn. Nó tồn tại trong trạng thái không có khởi nguồn và cấu trúc khái niệm. Tuy nhiên, mọi hiện tượng đều hiện diện tự phát, rõ ràng và không gián đoạn trong đó.

Trong Sự Chấm Dứt Ngay Lập Tức của Ba Thời có nói:

Tất cả được tập hợp thành một, không gian tối thượng đơn nhất,

Thứ đơn nhất không sinh, pháp giới không khởi nguyên.

Các hình tướng được sinh ra bên trong không gian tối thượng không sinh

Là không có giới hạn hạn trong sự đa dạng không xác định.

Vì các hiện tượng xuất hiện như những đối tượng giác quan thì không tồn tại cũng không không tồn tại, nên chúng, từ quan điểm của chủ thể nhận thức, là tâm trí, vượt khỏi sự bám chấp khái niệm; chúng là không thể tưởng tượng và không thể diễn tả được. Vì vậy các hiện tượng có bản chất của cái duy nhất, pháp tính hoàn toàn thanh tịnh. Xuất hiện, chúng là không, đương thể không, chúng xuất hiện. Bản tính của chúng là tính bất khả phân chia giữa hình sắc và tính không. Ngay từ đầu, chúng an trú đồng đều và bình đẳng trong bản tính nền tảng, đại toàn thiện tự nhiên.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
Thứ năm, nó cho thấy (pháp tính) sáng tỏ tự nhiên là bình đẳng tính vĩ đại.

5. Tỉnh giác, trí giác ngộ,

Tối thượng và tinh túy,

Không được nhìn thấy trong các cực đoan;

Nó vượt xa các đặc trưng riêng biệt.

Ngôn từ và suy lý không có tác dụng chứng thực được nó.

Nó nằm ngoài các biểu tượng.

Nó chẳng tăng trưởng cũng không suy giảm.

Nó không thường hằng cũng chẳng gián đoạn.

Nó không đến cũng chẳng đi.

Trong sự mở rộng bao la của tính bình đẳng tự nhiên của nó,

Tất cả hoàn toàn không tì vết

Tính bình đẳng nguyên vẹn

Không có giới hạn và ngả về một phía.

Tính giác, tính không vĩ đại, tâm giác ngộ tôi hậu, vốn thấm nhuần luân hồi và niết bàn, là tinh hoa tột cùng, pháp tính sáng ngời tự nhiên. Nó không có chất thể; nó không có các đặc điểm xác định và vượt ngoài các cực đoan bản thể học. Thoát khỏi mọi cực đoan, nó không được tìm thấy trong đó và không thể là một đối tượng để tham chiếu. Người ta không thể cố định nó, nói “Nó là thế này”. Nó thoát khỏi những đặc điểm riêng biệt của việc nỗ lực thực hành thiền định. Nó thoát khỏi suy nghĩ, thoát khoải diễn đạt, và thoát khỏi mọi tạo tác tinh thần. Vì lý do này, nó không phải là thứ có thể được chứng minh thông qua học thuật tinh xảo, thông qua bằng chứng và lập luận, thông qua ngôn từ và tính cụ thể của các chứng minh logic. Tính giác thường trụ, trong trẻo, sáng ngời, vượt ngoài mọi chỉ dẫn và ví dụ. Nó vượt trên cả đối tượng và tác nhân của kiến thức. Nó không thể được tìm thấy trong quan điểm thường hằng hay hư vô, trong một pháp thiền có thể phát triển hay suy giảm, hoặc trong một kết quả được cho là đến hay đi. Bởi vì tất cả những thứ này hoàn toàn là không và tồn tại nguyên thủy trong tính bình đẳng vô tận, bao trùm toàn thể, trạng thái bình đẳng giống như vực thẳm rộng lớn của không gian. Mọi hình tướng đều khởi lên trong tính giác, trạng thái của Phổ Hiền. Chúng là sự phô diễn ánh sáng chói ngời không ngừng của tính giác và hoàn toàn thanh tịnh trong không gian bao la của tính bình đẳng tự nhiên. Khi điều này được chứng ngộ, cả luân hồi và niết bàn cùng tất cả mọi sự sinh, trụ, diệt đều trở nên vô phân biệt trong tính bao la của tính không vĩ đại, pháp thân Phổ Hiền. Điểm then chốt là thư giãn trong tính đại bình đẳng không gián đoạn, trạng thái bình đẳng thoát khỏi mọi giới hạn và thiên lệch về bên này hay bên kia.

Thứ sáu, nó cho thấy trí tuệ bản nguyên tự sinh là trạng thái bình đẳng vĩ đại.

6. Không có hy vọng hay sợ hãi

Về việc ban tặng trí tuệ.

Do vậy, bất cứ cái gì sinh khởi

Tất cả chỉ là sự bình đẳng không gián đoạn, vô tận, bao trùm toàn thể.

Trong sự rộng mở liên tục, tự sinh, vô ngại,

Không có bất cứ nguy cơ nào sẽ bị vướng mắc

Trong cái lồng bám luyến.

Điều bất khả là thay đổi hoặc làm hỏng trí tuệ nguyên sơ, vốn lan tỏa khắp nơi như hư không. Do đó, người ta có thể thoát khỏi mọi hy vọng và sợ hãi: hy vọng rằng trí tuệ sâu xa của các vị đạo sư trong ba dòng truyền thừa có thể truyền vào tâm trí mình, và sợ rằng nó có thể không được truyền trao như vậy. Vì trí tuệ bản nguyên là tự sinh, nó an trú trong tính đại bình đẳng. Bất cứ thứ gì sinh khởi trong không gian của tính giác đều là tính bình đẳng bao trùm toàn thể, không gián đoạn và vô hạn. Nó trống không, rộng mở và không bị cản trở: trạng thái quân bình. Như đã nói trong Gặp gỡ ba thân:

Dù người ta có nghiền ngẫm thế nào, người ta nghiền ngẫm trong bản tính của mình.

Dù người ta suy nghĩ thế nào, người ta suy nghĩ trong bản tính của mình.

Tâm giác ngộ, ngay từ đầu,

Đã thiếu vắng mọi suy ngẫm và tâm trạng.

Tâm trí của Đấng Chiến Thắng,

Quá khứ, hiện tại, tương lai,

Thoát khỏi mọi suy nghĩ và nghiền ngẫm.

Bất cứ thứ gì khởi lên trong tính giác đều tự chúng phát sinh và lắng xuống nối tiếp nhau. Sự tự sinh này, tự lắng xuống trong một không gian rộng mở, không bị cản trở, không có tham chiếu, được mô tả là tính bình đẳng liên tục của sinh và diệt. Nó giống như những cơn sóng của đại dương nổi lên và chìm xuống tự nhiên, giống như con cá nhảy ra khỏi đại dương nhưng không thể nhảy ra ngoài hoàn toàn được.

Được nói đến trong Cõi Chiếu Sáng Toàn Thể:

Trong biển trí tuệ nguyên sơ tự sinh,

Chuyển động của tư tưởng suy luận

Giống như chuyển động của những con cá vàng dưới biển.

Khi hiểu rằng bất cứ thứ gì khởi lên đều là năng lực sáng tạo của tính giác và khi mọi sự sinh khởi đó lắng xuống nối tiếp nhau, thì sẽ không bao giờ có bất cứ nguy cơ nào bị mắc kẹt trong cái lồng bám luyến và chấp thủ. Và chứng ngộ về tính bình đẳng không gián đoạn, tức là trạng thái bình đẳng nơi mọi thứ sinh và diệt nối tiếp nhau sẽ đến. Do vậy, điều quan trọng nhất là người ta duy trì thư giãn trong trạng thái quân bình không gián đoạn.

Thứ bảy, điều được nhận ra là tính bình đẳng nghĩa là trạng thái cạn kiệt của các hiện tượng.

7. Mọi hiện tượng đều chìm xuống

Vào trạng thái bình đẳng.

Bản tính của chúng vượt ra ngoài ranh giới

Của chấp nhận và từ chối.

Giống như vũ trụ và cư dẫn của nó

Trống rỗng trong sự rộng mở bao la của không gian

Chấp nhận và bác bỏ, ưa thích và chán ghét

Tất cả đều tan biến trong không gian nguyên thủy.

Chúng chẳng đi đâu khác.

Khi những ý nghĩ không để lại dấu vết

Trở thành trạng thái bình đẳng vô tận và bao trùm

Bên trong tỉnh giác liên tục và không gián đoạn

Biên giới bám dính của một người

Của cả hy vọng và sợ hãi đều được vượt qua.

Chốt buộc, đối tượng được nhận thức

Và người nhận thức, bị xé ra.

Thành phố của những hình tướng giả dối trong luân hồi bị trống rỗng.

Giống như những đám mấy xuất hiện, ở lại, và cuối cùng tan biến trở lại vào bầu trời phía nam, mọi hiện tượng xuất hiện trong không gian bao la của tính giác; chúng trú ngụ trong tính giác và về lâu dài chìm lại vào trong đó. Nếu điều này được nhận ra, tâm trí và tất cả các yếu tố tinh thần như chấp nhận và từ chối, tham lam và giận dữ sẽ quay trở lại nguồn gốc của chúng, không gian rộng mở của tính giác. Mê lầm bị xóa sạch trong tính thanh tịnh bản nguyên. Đây là điều mà các hướng dẫn cốt lõi nói đến. Ảo tưởng tan biến vào trạng thái bình đẳng, vốn trống rỗng trong chính nó và không có mọi phân biệt. Sự lắng xuống tự nhiên của các Đặc Tính có nói:

Bởi vì các nguyên nhân của chúng đã chìm trở lại

Xuống cõi duy nhất (của pháp thân),

Những hy vọng và sợ hãi về kết quả bị cắt đứt

Và do đó chỉ còn lại trạng thái giống như không gian

Tâm trí mở trống như bầu trời của các Đấng Chiến Thắng.

Và trong không gian bao la của cõi chỉ một và duy nhất này,

Không có gì để loại bỏ và chẳng có gì để đạt đến.

Mọi thứ lắng xuống vào trong chính bản tính của chúng

Không có cả sự chứng ngộ lẫn thiếu vắng chứng ngộ.

Như văn bản này mô tả, mọi thứ biểu lộ ra đều quảy trở lại nguồn gốc của chúng, không gian của tính giác. Điều này cũng như nói rằng chúng chìm vào bản tính của chính chúng. Về bản chất, chúng là trạng thái vĩ đại của tính giác rộng mở và tự do, chúng vượt qua ranh giới của việc chấp nhận và chối bỏ. Chúng tan biến và trạng thái cạn kiệt, trạng thái của tính bình đẳng. Mọi hiện tượng của thế giới và cư dân của nó biểu lộ trong lòng không gian.Tuy nhiên, chúng không tồn tại theo bất cứ ý nghĩa tối hậu nào. Ngay từ đầu chúng tồn tại, trống không, trong cùng không gian đó.Theo cách giống vậy, mọi hiện tượng được quy kết bởi tâm trí, biểu hiện dưới dạng chấp nhận và từ chối, tham luyến và giân dữ, tan biến vào sự khuyếch trương của tính giác, nền tảng nguyên thủy cho mọi biểu hiện của chúng. Bất kỳ trạng thái nhận thức nào khởi lên, chúng đều biến mất không dấu vết trong không gian của tính giác tự sinh. Chắc chắn là không có đích đến nào khác cho chúng, không có nơi nào khác để chúng có thể đi. Vì thế mọi hoạt động nhận thức đều không có dấu vết giống như đường bay của loài chim. Trong sự tiếp cận của tính giác không gián đoạn không có mọi cấu trúc khái niệm, bản thân chúng là tính bình đẳng vô tận bao trùm toàn thể, trạng thái quân bình. Chúng lắng xuống trong tính giác, vượt qua mọi giới hạn của hy vọng và sợ hãi, trong trạng thái tỉnh thức, bình đẳng bao trùm toàn thể. Khi đó cả đối tượng được nhận biết và người nhận biết bị nhổ tận gốc rễ như một cái cọc bị nhổ ra khỏi mặt đất. Toàn bộ cấu trúc của chúng biến mất vào không gian trống rỗng. Bản tính bình đẳng không tham chiếu của chúng được làm cho hiển lộ, và thành phố của những hình tướng ảo tưởng trong luân hồi trở nên trống rỗng. Khi đó người ta sẽ ngự trị trong vương quốc của pháp thân, thoát khỏi mọi mê lầm.

Thứ tám, những điểm then chốt trước đó được đưa đến kết luận.

8. Mọi thứ rõ ràng bên ngoài,

Cùng với tất cả trạng thái tinh thần bên trong,

Đều biểu hiện như vở kịch

Của năng lực sáng tạo trong tâm trí.

Những người hiểu rằng mọi thứ

Ngay từ đầu đã là tính không và tính bình đẳng

Tiết lộ điểm then chốt của các hiện tượng:

Chúng đều bình đẳng.

Các hiện tượng không mở rộng vượt ngoài tầm tiếp cận của tính giác và năng lực sáng tạo của nó. Ví dụ, mọi hiện tượng đều thuộc về sáu tập hợp của tâm thức, xuất hiện trong phương diện của các sự vật bên ngoài, ngoại vi tinh thần, đều phát sinh thông qua năng lực sáng tạo của tính giác. Và bản thân tâm trí (thông thường) bên trong phát sinh từ bản tính không sinh của tâm. Cách thức biểu lộ của tất cả các hiện tượng này thuộc về năng lực phô diễn của tâm trí. Điều cần thiết phải hiểu rằng các hiện tượng vốn là trống rỗng và bình đẳng. Bất kể các hiện tượng luân hồi và niết bàn biểu hiện ra như thế nào, thực sự chúng không là gì khác hơn ngoài năng lực sáng tạo và sự hiển thị của tính giác rộng mở như không gian, tâm giác ngộ tối thượng. Những ai nhân ra rằng tất cả những thứ như vậy vượt ngoài mọi ranh giới và cực đoan, rằng chúng trú ngụ trong tính bình đẳng của bản tính trống rỗng nguyên thủy của chúng, pháp tính, hiển lộ điểm then chốt của thế giới hiện tượng, cụ thể là, trạng thái bình đẳng. Và điểm chính yếu duy nhất này mang lại hàng trăm điểm then chốt liên quan đến hình tướng của các hiện tượng (các đối tượng có thể được nhận thức và tâm trí nhận thức), hé lộ rằng chúng là sự tự do và rộng mở vĩ đại của không gian nguyên thủy của nền tảng.

Tóm lại, các hiện tượng là trạng thái đại bình đẳng vượt ngoài tầm với của cấu trúc khái niệm. Vạn sự biểu hiện bên ngoài, phát sinh nhờ năng lực sáng tạo của tính giác, xuất hiện vì người ta nhầm tưởng và bám dính vào một cái tôi giả định hay nhân dạng của một thứ chẳng là gì khác ngoài sự phát quang của tính giác. Tất cả những điều này xuất hiện giống như cách một người phụ nữ mà ta từng thấy trong quá khứ có thể xuất hiện trong giấc mơ của ta. Tâm trí cùng các yếu tố tinh thần cũng đều phát sinh do giả định rằng sự biểu hiện không ngừng nghỉ của năng lực sở hữu một cái ngã.53 Những hình tướng nhị nguyên ảo tưởng biểu hiện như sự phô diễn và tô điểm cho quá trình tự kinh nghiệm của tính giác, sức mạnh sáng tạo của nó. Vì vậy, biết rằng tất cả chỉ là hình tướng rõ ràng nhưng không tồn tại, một hình sắc trống rỗng theo cách của một ảo ảnh huyễn thuật và một giấc mơ, đã hé lộ điểm then chốt quan trọng nhất của các hiện tượng về tính giác trống không: trạng thái bình đẳng vĩ đại.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
3. Phần hai: những điểm chính của tính Bình Đẳng được tinh túy hóa

Phần này gồm năm khổ thơ. Thứ nhất, tính bình đẳng được tinh túy hóa như trạng thái của Phổ Hiền, vốn thoát khỏi người nhận biết và đối tượng được nhận biết.

9. Mọi khía cạnh về bản chất của các hiện tượng đều là thể tính hóa

Như tính giác của bạn, sáng ngời và trống rỗng,

Trí tuệ bản nguyên, tính bình đẳng

Cái sau không bị ràng buộc, hạn chế, bởi người nhận thức.

Nó siêu việt mọi đối tượng được nhận thức.

Trong đó không gì có thể

Đóng vai trò là mục tiêu, không có gì để đề cập tới.

Cảnh giác, tỉnh táo, mở rộng, không xao lãng,

Đó là trạng thái của trí tuệ nơi mà tâm lý cạn kiệt

Trạng thái như bầu trời, vô tận, trùm khắp của tính bình đẳng

Siêu việt thiền định và không thiền định:

Không gian vĩ đại của trí tuệ Phổ Hiền.

Mọi khía cạnh thuộc về bản tính tối hậu của các hiện tượng đều được tinh túy hóa như tính giác, tính không và tính sáng của con người, sự mở rộng của trí tuệ bản nguyên, tính bình đẳng, không thể nghĩ bàn và không thể diễn đạt được. Pháp tính không bị ràng buộc hay hạn chế bởi người nhận biết bên trong. Vì các hoạt động nhận thức tự lắng xuống. Chúng giống như đường bay không thể theo dõi được của chim chóc và những nút thắt tự gỡ rối trên con rắn. Pháp tính siêu việt bất cứ đối tượng bên ngoài nào có thể lĩnh hội được. Vì bất cứ thứ gì xuất hiện đều như ảo ảnh huyễn thuật. Giống như một giấc mơ, nó không có sự tồn tại cố hữu nào dù là nhỏ nhất.

Tóm lại, (tính giác – pháp tính) siêu việt pham vi của người hiểu và đối tượng được hiểu. Nó trống rỗng và không có thứ nhỏ nhất nào có thể đóng vai trò là mục tiêu, hay đối tượng để tham chiếu. Khi người ta thư giãn trong tầng nền tảng của tính thanh tịnh nguyên thủy, trong trạng thái minh mẫn và tỉnh thức bao trùm của tính bình đẳng, nếu người ta có thể duy trì không xao lãng, không theo đuổi bất cứ ý nghĩ nào xuất hiện trong tâm trí mình, đây được coi như một trí tuệ trong đó hoạt động tâm lý đã cạn kiệt. Khi người ta duy trì sống động trạng thái, nguyên sơ, trần trụi và không bị ràng buộc này, người ta hiện thực hóa được trạng thái của tính bình đẳng như không gian, vô tận và bao trùm toàn thể. Ở đây thậm chí không tìm thấy những từ thiền định hay không thiền định. Đó là sự mở rộng vĩ đại của trí tuệ Phổ Hiền, đấng chí tôn bao trùm tất cả, được tinh túy hóa như là tính bình đẳng bao la không dứt.

Thứ hai, trạng thái tự do và thư giãn của sáu thức được tinh túy hóa như tính bình đẳng.

10. Trong sự mở rộng bao la của tính giác trống rỗng, sáng tỏ này

Các đặc điểm phong phú của những hiện tượng

Không ngừng xuất hiện.

Các giác quan cảm thụ chúng tươi mới;

Tính giác, bản tính của các hiện tượng, hiện diện rõ ràng.

Hình tướng không bị ngăn trở.

Dù nó sinh khởi thế nào,

Tâm trí vẫn trong lạc thọ.

Sáu thức đều thư giãn.

Sự mở rộng này của trí tuệ nguyên thủy tự sinh,

Cởi mở, khoáng đạt, không trong không ngoài,

Là trạng thái tịnh quang. Nó hiện diện bên trong chính nó

Trạng thái tự nhiên tối cao không có mọi sự sắp đặt.



Khi người ta nghỉ ngơi trong mộ trạng thái tình định quân bình trong không gian rộng lớn, vĩ đại của tính giác, sáng ngời và trống rỗng, thiếu vắng mọi đặc trưng như trên và dưới, bên ngoài và bên trong, trung tâm và ngoại vim nói cách khác, sự mở rộng vô hạn không rơi và bất cứ cực đoan nào, mọi đặc tính của các hiện tượng khác nhau, nảy sinh thông qua năng lực sáng tạo của tính giác, xuất hiện và được nhận thức không ngừng nghỉ và sống động, giống như một chiếc áo choàng gấm thêu được trải ra. Bất cứ hiện tượng nào sinh khởi và xuất hiện thế nào đều tự lắng xuống. Sự sinh và diệt của chúng là liền mạch. Khi người ta an trsu trong trạng thái tính giác trống rỗng, quang minh, trong trẻo và thoát khỏi mọi cố chấp, nghĩa là, khi người ta an trú trong trạng thái hoàn toàn bình đẳng, bao la, sáng tỏ sống động, và trống rỗng trong trẻo, các đối tượng của năm giác quan xuất hiện xuất hiện rõ ràng và không gián đoạn. Tuy nhiên người quan sát không bị cuốn vào chúng. Nó cũng giống như khi một đứa trẻ được bế vào trong chùa (thoải mái và không quan tâm đến quang cảnh và âm thanh mà nó cảm nhận được). Khi năm giác quan ở trạng thái quân bình,54 các hình tướng không bị kiềm chế và rõ ràng, sáu thức không bị gián đoạn và thư giãn. Dù các đối tượng của nhận thức xuất hiện theo cách nào, chúng cũng không trở thành cơ hội cho sự dính mắc. Bản tính của chúng được nhận thức đơn giản, trần trụi. Tính giác, bản tính tột cùng của mọi sự vật, không bị ô nhiễm bởi hoạt động của tâm trí, hiện diện sống động. Trạng thái vĩ đại này, trong đó mọi thứ được để mặc như chúng vốn đang là, chẳng trụ trong các cực đoan của hình sắc cũng như tính không. Nó là trạng thái bình đẳng vĩ đại và được gọi là “sự thư giãn của sáu thức”.

Như được nói đến trong Vô Tự Mật Điển:

Trạng thái này của trí tuệ, như đại dương,

Nơi mọi thứ được để mặc như chúng đang là,

Không phải là một vật xuất hiện

Cũng không phải thứ làm cho những vật như vậy xuất hiện.

Nó chẳng phải tính trống rỗng hay thứ gì đó tồn tại như trống rỗng.

Nó không sáng, nhưng độ sáng vĩ đại là lĩnh vực của nó

Nó không phải là trạng thái trì độn,

Và tự sự kích động, nó tự nhiên được giải thoát.

Nó chưa bao giờ chuyển động,

Nó không chuyển động,

Và nó sẽ không bao giờ chuyển động.

Khi người ta nghỉ ngơi theo cách này, những hình tướng bên ngoài sẽ tự do và không bị cản trở, trong khi những trạng thái tinh thần bên trong, dù chúng như thế nào, đều tự sinh khởi và lắng xuống. Trong sự sinh khởi của chúng, chúng chỉ là những vật trang trí của tính giác. Trong cõi đại lạc, chúng xuất hiện nhưng lại trống rỗng, và chúng trống rỗng nhưng vẫn xuất hiện, giống như những hình ảnh phản chiếu được thấy trên một dải nước trong suốt. Nếu những hình tướng bên ngoài được để yên cho chúng được biểu lộ không kiềm chế và tự do, và nếu sáu thức được để yên trong trạng thái thư giãn, thì bất cứ thứ gì biểu lộ đều là trạng thái sáng ngời bên trong không gian của tính giác, trí tuệ bản nguyên tự sinh. Nó rộng mở, khoáng đạt, không bên ngoài cũng chẳng bên trong, nó là một trạng thái vượt ngoài cả trung tâm lẫn ngoại vi. Sự hiện diện của chính nó trong không gian bao la của tính không vĩ đại, bản tính nền tảng của mọi sự vật, trạng thái tự nhiên thoát khỏi mọi sắp đặt. Đây là cách mà trạng thái bình đẳng được thể tính hóa thành trạng thái tự do và thư giãn của sáu thức.

Thứ ba, dòng chảy tự nhiên của tâm trí được tinh túy hóa thành tính bình đẳng vĩ đại.

11. Khi tâm thức bạn không lo lắng,

Như một người chẳng còn gì nữa để làm,

Và, không căng thẳng hay buông lỏng,

Tâm và thân nghỉ ngơi thư giãn,

Tỉnh giác, bình đẳng vô tận, trùm khắp,

Vô nhiễm như không gian,

Nghỉ ngơi trong pháp giới,

Không bao giờ tách rời.

Khi yogi thư giãn ba cửa trong tình trạng tự nhiên, thoát khỏi mọi sắp đặt trong trạng thái khoáng đạt, quân bình và khi họ để mặc tâm trí mình mà không chú ý, họ tự nhiên buông bỏ mọi hoạt động, giống như những người không còn việc gì để làm. Họ giống như những người già ngồi dưới ánh mặt trười, thư giãn sâu, thân khẩu ý của họ được nghỉ ngơi, mọi nhiệm vụ của họ đều đã hoàn thành. Như vậy các đối tượng của giác quan và chính tâm trí đều chìm vào trạng thái bất nhị. Tính giác trống không, sáng ngời, trạng thái đại bình đẳng của pháp thân, được nhận ra. Như chúng ta thấy trong Gặp gỡ ba thân:

Quả thực nền tảng của mọi thứ

Là tâm trí giác ngộ.

Mặc dù đặc trưng phong phú của các hiện tượng

Không ngừng sinh khởi

Khi được nhận thức trần trụi

Bằng công dụng của các giác quan

Pháp tính rõ ràng

Trong mọi hình tướng.

Tâm trí không vướng bận

Như một nguồi không còn việc gì để làm.

Khi tâm trí không còn việc gì để làm, khi nó không cẳng cũng không trùng, khi cơ thể và tâm trí nghỉ ngơi thư giãn, không vướng bận và thoải mái, một trạng thái khoáng đạt vô hạn xuất hiện, được cho là giống với tâm trí của các Đấng Chiến Thắng. Đây là tính giác. Nó có bản tính bình đẳng vô hạn, bao trùm toàn thể, giống như bầu trời trong xanh, thoát khỏi ba bất tịnh. Đây là trí tuệ bản nguyên tự nhận thức của con đường, nó an trú bất khả phân trong bản tính nền tảng, pháp giới vượt ngoài mọi cấu trúc khái niệm. Dòng chảy tự nhiên của tâm trí vì vậy được thể tính hóa thành tính đại bình đẳng.

Thứ tư, dấu hiện chứng ngộ bắt nguồn từ sự tin tưởng vào trạng thái trí tuệ được mô tả như sau:

12. Khi pháp tính được chứng ngộ, chói lọi và trống rỗng,

Mọi ràng buộc đều lắng xuống trong sự mở rộng của nó.

Tính giác được hiển lộ

Như tính bình đẳng, không gián đoạn, trùm khắp.

Không bị trói buộc bởi bám chấp, nó siêu việt mọi suy nghĩ.

Tất cả đều hội tụ trong

Không gian hoàn toàn bình đẳng và đơn nhất của trí tuệ.

Hỷ lạc tâm hòa lẫn với lạc thọ bình an

Trạng thái của tâm giác ngộ

Nơi mà bên ngoài và bên trong là một vị.

Khi đó bản tính nền tảng được thấy,

Pháp tính nơi tất cả đều đến chỗ cạn kiệt.

Khi tính giác, quang minh và trống không, bản tính tối thường của vạn sự, được chứng ngộ chính xác như nó là, những hình tướng ảo tưởng được nhận thức như khi trường nhìn của một người bị suy giảm, tan biến vào không gian của tính giác trống rỗng, bất sinh. Như khi sương mù và mây tan biến vào trong bầu trời. Bản chất thực sự của tính giác, không có cả ba bất tịnh, trở nên rõ ràng. Khi đó toàn bộ những ràng buộc và cạm bẫy của ảo tưởng sẽ lắng xuống tại vị trí của chúng và tính giác được bộc lộ như tính bình đẳng không ngăn ngại, vô hạn, bao trùm toàn thể, thoát khỏi cấu trúc khái niệm: trạng thái quân bình vĩ đại. Vì những đối tượng xuất hiện bên ngoài không còn được thẩm tra nữa, những đối tượng được nắm bắt giống như vậy sẽ được tịnh hóa ngay tại vị trí của chúng. Và vì tâm trí bên trong không bị cản trở bởi sự dính mắc vào bất cứ thứ gì xuất hiện bên trong nó, nên cũng chính tâm trí này (người nắm bắt) là thanh tịnh nội tại và ban sơ. Các hình tướng và tâm trí hòa quện không thể tách rời trong một trạng thái vượt ngoài mọi lựa chọn (theo nghĩa chấp nhận hoặc từ chối), vượt ngoài mọi suy nghĩ. Lúc đó, tính giác, an trú trong tâm trí, hòa lẫn với nền tảng, tầng nền tảng của pháp tính, trạng thái đại lạc. Mọi thứ được tập hợp thành một không gian bao la, đơn nhất, hoàn toàn bình đẳng của trí tuệ. Đối với những yogi đã đạt được bản tính nền tảng, pháp tính trong đó mọi hiện tượng đều cạn kiệt, sự chứng ngộ mà trong đó họ thực sự thấy pháp tính phát sinh từ bên trong. Tâm trí họ nghỉ ngơi không khiên cưỡng như vốn có, trong trạng thái pháp tính, đại lạc thanh bình. Tâm an lạc của họ hòa nhập không thể tách rời, như câu thơ gốc đã nói, với niềm an lạc thanh bình. Những đối tượng xuất hiện bên ngoài được tịnh hóa trong tính phi nền tảng của chính chúng, trong khi tâm trí nhận thức bên trong lắng xuống trong pháp thân. Cả tâm trí và hình tướng, bình đẳng ngay từ đầu, hòa quện trong nhất vị. Và trong không gian rộng lớn của tâm giác ngộ tối thượng, vương quốc vĩnh cửu của an lạc bất biến đã giành chiến thắng. Bản tính nền tảng, pháp tính trong đó mọi hiện tượng đều cạn kiệt, được nhìn thấy trực tiếp.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
Thứ năm, những khổ thơ trước được đưa tới kết luận:

13. Ngay lúc đối tượng,

Chức năng của giác quan và ý đồ của tâm trí gặp nhau,

Trong sự bình lặng của tâm,

Các hình tướng rộng mở và an lạc.

Trong trạng thái chói ngời trong trẻo tự nhiên này,

Không bị trói buộc bởi bám chấp và dính mắc,

Điểm mấu chốt của các hiện tượng

Là chúng được thể tính hóa như sự bình đẳng toàn vẹn.

Trong khoảnh khắc ba yếu tố: đối tượng bên ngoài của sáu thức, điều kiện chi phối của sáu giác quan bên trong, và điều kiện tức thời có trước của ý định tinh thần, tất cả đều đồng thời xuất hiện, các hình tướng đều được đưa vào con đường. Chúng được thấy rộng lớn và an lạc trong trạng thái đại bình đẳng, bản tính của tâm. Trong trạng thái này, vốn trong trẻo và sáng ngời tự nhiên, ngay từ đầu đã không bị trói buộc bởi những chấp niệm, trí tuệ bản nguyên được tìm thấy, uyên nguyên và trong sáng. Nó thoát khỏi cái bẫy của điều tốt đẹp được gọi là thiền định, và nó không bị lấn át bởi điều xấu gọi là vô minh. Nó không vướng mắc vào cái thấy, thiền định và hành động. Ở đây, cái ngã và đối tượng của nó, như được gọi là chủ thể và đối tượng của nhận thức, không tồn tại. Trong sự vắng mặt nguyên thủy, tự nhiên của cấu trúc khái niệm (thứ mà tâm trí bình thường không bao giờ có thể trải nghiệm), đó là tính bình đẳng không gián đoạn, điểm mấu chốt tối cao do vậy được thể tính hóa.

3. Phần ba: các hiện tượng được gom vào tính bình đẳng

Nội dung này được bao gồm trong sáu khổ thơ. Thứ nhất, tính bình đẳng từ khởi thủy được niêm phong bởi không gian kim cương.

14. Trong không gian nơi mà các đối tượng, tâm trí và sự dính mắc

Đã được đoạn trừ,

Tỉnh giác, thoát khỏi ký ức và các ý niệm,

Ích kỷ, và tức giận,

Được bao gồm trong tính trong sáng nguyên sơ của sự bình đẳng.

Đó là vũ điệu kim cương của pháp tính không giới hạn, không gián đoạn

Sự mở rộng của chân như, trí tuệ bản nguyên của bình đẳng tính

Được đánh dấu ngay từ đầu với dấu ấn

Của trí tuệ Phổ Hiền.

Bất cứ đối tượng nào, bất kỳ trạng thái tâm trí nào, và bất cứ trạng thái bám luyến nào xuất hiện, chúng đều được xua tan tự nhiên trong sự rộng mở và tự do trong tính bao la vô hạn của tính giác bất sinh. Trong khoảng không gian bao la như bầu trời này, những hiện tượng huyễn ảo, tâm trí và đối tượng của nó, giống như sự hồi tưởng về những nơi chốn đã viếng thăm trước đây, tất cả những ý nghĩ thắc mắc, ham muốn tư lợi và sân hận quấy nhiễu tâm, đều vắng mặt ngay từ đầu. Chúng tồn tại trong sự sáng tỏ uyên nguyên của tính giác, trạng thái bình đẳng hiện diện nguyên thủy. Điều này được biết đến là chân lý tối thượng, nguyên lý kim cương bất khả chiến bại, bất khả hủy diệt. Như được nói đến trong Sức mạnh hoàn hảo của sư tử:

Tính không vĩ đại là kim cương rực sáng, không thể phá hủy

Kim cương vô nhiễm tỏa sáng mãnh liệt trong những thứ tô và tế.

Như vậy, đó là tính giác, được bao hàm trong chân lý tối thượng, nguyên lý kim cương bất sinh bất diệt, không khởi sinh như cái gì đó mới. Nó hiện diện nguyên thủy và khởi sinh tự nhiên. Do đó, nên hiểu rẳng bất cứ thứ gì khởi lên (các hình tướng và trạng thái tinh thần) đều là năng lực sáng tạo và phô diễn của kim cương bất hoại tối hậu, và nếu không có chấp nhận hay chối bỏ, người ta có thể để nó tan biến trong tính bao la không gián đoạn, không giới hạn (của tính giác), thoát khỏi mọi tham chiếu, đây được gọi là “vũ điệu kim cương” trong bản tính tối hậu của vạn sự. Bản tính nền tảng được hiện thực hóa như vậy được gọi là pháp tính, không gian của chân như, nguyên lý của trí tuệ bản nguyên về tính bình đẳng vượt ngoài mọi cấu trúc khái niệm. Vì, ngay từ đầu, ngày từ đầu nó đã được đóng dấu với dấu ấn từ trí tuệ bất biến của pháp thân Phổ Hiền.

Trên bình diện thực hành, nếu yogi nghỉ ngơi trong thiền định quân bình về trí tuệ bản nguyên tối thượng, nơi tâm của mọi Đấng Chiến Thắng suốt ba thời hội nhập thành một, họ sẽ trở nên bất khả phân với trí tuệ này. Vì vậy thực hành này mang lại lợi ích vô hạn.

Thứ hai, nguyên lý tổng quát của trí giác ngộ được trình bày:

15. Giống như các giấc mơ đa dạng đều được bao gồm trong giấc ngủ

Và là những nhận thức trống rỗng, sai lầm của tâm trí,

Cũng vậy, vũ trụ và chúng sinh

Toàn thể trong luân hồi và niết bàn

Được bao gồm bên trong tâm trí.

Chúng xuất hiện trong sự mở rộng của tâm trí;

Chúng không có tồn tại đích thực.

Mọi thứ mà người ta thấy trong giấc mơ, những hình tượng khác nhau, bên ngoài và bên trong, của vũ trụ và chúng sinh, được nhận thức theo cách giống như những thứ trong cuộc sống lúc thức: như dễ chịu, khó chịu hoặc trung tính. Và người ta bị lừa dối. Tuy nhiên, mọi hình ảnh trong mơ này đều được bao gồm bên trong giấc ngủ của người ta. Chúng là năng lực sáng tạo và phô diễn của giấc ngủ và chẳng là gì khác. Không có thật và không có nhận thức của tâm trí. Tương tự, dựa trên giả định rằng vũ trụ và chúng sinh, các hiện tượng luân hồi và niết bàn, sở hữu một trạng thái chân thực, người ta chiếm hữu chúng dưới dạng “tôi” và “của tôi”. Nhưng bất cứ một trải nghiệm nào người ta có, dù dễ chịu, khó chịu hay trung tính, tất cả đều nảy sinh trong phạm vi rộng lớn của tâm trí; chúng trú ngụ trong tâm trí và tan biến trở lại đó. Vì vậy luân hồi và niết bàn chỉ được bao hàm bên trong tâm trí mà thôi. Chúng xuất hiện như quyền năng sáng tạo và phô diễn trong không gian bao la của tâm trí. Chúng đơn giản là những hiện tượng rõ ràng nhưng không hề tồn tại, biểu lộ như sự phô diễn của tính giác. Chúng không có sự tồn tại dù là nhỏ nhất như những thực thể có đặc tính riêng biệt. Giống như được tìm thấy trong Vua sáng tạo toàn thể:

Tất cả những gì được chứa đựng trong thế giới hiện tượng,

Vũ trụ và cư dân của nó,

Tất cả những gì được bao gồm

Nhưng chư phật và chúng sinh

Được hiện diện trong chính tôi,

Tâm trí sáng tạo tất cả và giác ngộ.

Tất cả chỉ đơn giản là tâm trí giác ngộ.

Thứ ba, nguyên lý của tính bình đẳng được trình bày:

16. Giống như trong sự rộng mở bao la,

Vũ trụ và chúng sinh nó chứa đựng,

Trong tất cả sự bao la vĩ đại đó

Là tính bình đẳng không gián đoạn

Vượt ngoài trung tâm và chu vi,

Cũng vậy bên trong tầm với của tính giác,

Mọi hình tướng của vật và tâm

Mọi thứ cả bên ngoài và bên trong đều bình đẳng:

Mọi nhận thức của tâm trí đều được bao gồm trong tính không.

Điều này chứng tỏ mọi hiện tượng

Đều được bao gồm trong tâm giác ngộ

Rằng sự bình đẳng không nghiêng về bên này hoặc bên kia,

Vì nó thoát khỏi người nhận biết

Và các đối tượng bị nhận biết.

Mọi thứ xuất hiện trong sự mở rộng của không gian trống rỗng. Các thế giới và chúng sinh trong sự rộng lớn và tính đa dạng của chúng, không vượt ngoài phạm vi của chính không gian, vốn không có trung tâm và chu vi. Nó chỉ là năng lực sáng tạo và phô diễn của tính bình đẳng không gián đoạn. Nó được gộp vào cùng nguyên lý bình đẳng. Tương tự, trong không gian tính giác, mọi hiện tượng trong tất cả tính đa dạng không thể nghĩ bàn của chúng (luân hồi và niết bàn, hình tướng của mọi sự và trạng thái tinh thần) đều thoát khỏi mọi đặc trưng, bên ngoài và bên trong, trên và dưới, trung tâm và ngoại vi, ngay từ đầu đã an trụ trong trạng thái đại bình đẳng. Các hiện tượng, là những nhận thức hay kinh nghiệm chủ quan của tâm trí, đều được bao hàm trong không gian chân thực của tính giác thanh tịnh nguyên sơ, trí tuệ bản nguyên của tính không vĩ đại.

Như được nói trong Vua sáng tạo toàn thể:

Mọi sự vật xuất hiện, cùng với tâm trí,

Ngay từ khởi đầu đều là một thực tại tối thượng duy nhất.

Đừng nghĩ về chúng theo luật nhân quả.

Bởi vậy tính giác đó chính là tính bình đẳng. Điều này có nghĩa mọi hiện tượng được gom vào trong đó, trạng thái bình đẳng của tâm giác ngộ tối hậu. Nó cũng có nghĩa là tính bình đẳng, trạng thái quân bình, không có các đặc tính và nghiêng về một phía, do đó thoát khỏi người nhận thức và đối tượng được nhận thức. Điều đó chứng tỏ rằng các hiện tượng được gom vào nguyên lý kim cương của tính bình đẳng toàn khắp.

Thứ tư, nó cho thấy nguyên tắc của tính giác là không thể tưởng tượng và không thể diễn đạt.

17. Tâm giác ngộ bao gồm mọi hiện tượng

Tự nó được bao gồm trong tính đại bình đẳng,

Không có mọi cực đoạn và rơi vào một phía.

Giống như không gian bao la quảng đại,

Chứa đựng cả vũ trụ và chúng sinh,

Nó không có trung tâm và ngoại vi.

Nó vượt ngoài cả suy nghĩ và mọi sự diễn đạt.

Như đã được chỉ ra rằng mọi hiện tượng đều được bao gồm trong nguyên lý tính giác, tâm trí giác ngộ, đó là tính bình đẳng không gián đoạn. Nhưng người ta có thể hỏi tiếp, đặc trưng của tính giác này là gì? Nó thoát khỏi mọi cực đoan và không rơi về phía bên này hay bên kia. Nó không có đặc trưng. Nó được bao gồm trong nguyên lý bình đẳng rộng mở không gián đoạn, và được hòa trộn trong nhất vị với pháp giới, thoát khỏi mọi cấi trúc khái niệm. Vũ trụ và chúng sinh được gom vào đâu? Chúng được gom vào vực thẳm bao la của không gian. Tương tự, tính giác được bao gồm trong nguyên lý không gian trí tuệ của Phổ Hiền, tính không vĩ đại như không gian, vượt qua ngôn từ, tư tưởng và diễn đạt. Nó được hòa trộn không thể tách rời với chính nó trong nhất vị. Như được nói trong Vua sáng tạo toàn thể:

Mọi thứ có đặc tính của không gian.

Đặc tính của không gian là như thực.

Ba thân tương tự cũng có đặc tính này.

Thứ năm, nó cho thấy nguyên lý tính giác là nguồn gốc của mọi thứ.

18. Tính giác là điều kiện lớn của tính bình đẳng.

Thoát khỏi mọi cực đoan.

Vạn sự thuộc thế giới hiện tượng,

Luân hồi và niết bàn,

Không ngừng xuất hiện trong đó.

Nhưng khoảnh khắc chúng xuất hiện,

Tâm trí và mọi hiện tượng

Không thể xác định được cái này hoặc cái kia.

Chúng được bao gồm trong sự bình đẳng của pháp tính.

Trong không gian của tính giác, sự rộng mở của tính bình đẳng, thoát khỏi mọi cực đoan, tồn tại và không tồn tại, cả hai và chẳng cả hai, thường hằng và vô thường, đến và đi, đồng nhất và khác biệt, thực thể và phi thực thể, vân vân, vạn sự trong thế giới hiện tượng, luân hồi và niết bàn với tất cả các đặc tính riêng biệt của chúng, không ngừng biểu hiện. Chúng khởi lên trong tính giác, chúng xuất hiện trong tính giác và chúng lắng xuống trong tính giác. Chúng đều được bao gồm trong tính giác. Vì vậy, khoảnh khắc chúng xuất hiện trong không gian tính giác, cả tâm và pháp đều ngoài bốn hoặc tám cực đoan khái niệm: vượt ngoài sinh, trụ, diệt, vượt qua ba mươi hai quan niệm sai lầm, vân vân. Do đó, không thể chỉ ra chúng bằng ngôn từ và định nghĩa, nói những điều như: “Chúng là như thế này”. Chúng đều được gom vào trong sự bình đẳng của pháp tính, tính giác. Như được nói trong Vua sáng tạo toàn thể:

Tâm trí giác ngộ là một cảnh giới bao la, vĩ đại.

Chư Phật, chúng sinh, các thế giới và chúng sinh

Tất cả đều an trú trong đó. Tất cả đều không thể phân chia

Trong tính thanh tịnh hoàn toàn của pháp tính.

Tất cả vượt ngoài sự quy kết hay phủ nhận.

Thứ sáu, sự mô tả về nguyên lý kim cương của Phổ Hiền được kết lại.

19. Dấu ấn của tâm giác ngộ,

Vượt ngoài thứ mà không ai có thể đi đến,

Được sắp đặt nguyên thủy trên mọi hiện tượng

Bởi sự bao la rộng mở, Phổ Hiền.

Được gói gọn trong trí tuệ của đạo sư

Thế tôn của chúng sinh, vua của Pháp.

Trạng thái thức tỉnh nguyên sơ này

Được niêm phong bằng ấn ký của bản tính kim cương.

Ý nghĩa cuối cùng của bí mật phi thường

Nằm ngoại phạm vi của mọi người

Ngoài trừ những ai có may mắn bậc nhất

Nguyên tắc của đỉnh cao kim cương,

Vượt trên mọi thay đổi và chuyển động

Không gian vĩ đại của tính giác, tự nhận thức,

Trạng thái sáng ngời

Khó được chứng ngộ, dù nó nằm bên trong chính bạn.

Chỉ thông qua lòng tốt của đạo sư tôn kính,

Vị thầy, Pháp vương, nó mới được nhận ra.

Như vậy mọi hiện tượng được cho là

Được bao gồm trong tính bình đẳng liên tục.

Mọi hiện tượng đều được gộp vào trong nguyên lý tính giác, Phổ Hiền. Ngay từ đầu, không có gì vào không ai có thể nằm ngoài phạm vi này. Vì ngoài tính giác, tâm giác ngộ, không có hiện tượng nào, nên chính tính giác này đóng dấu ấn lên vạn vật, hay nói cách khác, các hiện tượng được bao gồm trong tính giác.

Như được nói trong Vua sáng tạo toàn thể:

Ngoài tâm trí ra, không có thứ gì khác.

Vì các hiện tượng của luân hồi và niết bàn không bao giờ vượt ra ngoài không gian bao la của pháp tính Phổ Hiền, nên mọi hiện tượng đều mang dấu ấn của nó từ khởi thủy. Điều đó được nói tới trong Ngập tràn sáu thức:

Trong trạng thái của Phổ Hiền, thoát khỏi hành động,

Luân hồi là Phổ Hiền, niết bàn là Phổ Hiền.

Người ta có thể hỏi, bằng cách nào có thể hiện thực hóa một bản tính nền tảng thâm sâu như vậy? Nhờ vào năng lực gia trì từ vị thầy tâm linh của hành giả, đấng chí tôn của chúng sinh và Pháp vương, sự chứng ngộ từ tâm trí thầy được chuyển giao sang trò, và trí tuệ bao la quảng đại từ thầy được truyền đạt. Ngay trong trí tuệ này, bản tính nền tảng đã được bao gồm.

Guhyagarbha nói:

Ý nghĩa ẩn giấu đến từ bên trong.

Nó trú ngụ trong trái tim của vị thầy từ bi.

Tình giác này, được chứng ngộ, hay hiện thức hóa nhờ lòng tốt của vị thầy, là một trạng thái bình đẳng siêu việt các cực đoan của tồn tại và không tồn tại. Như Vua sáng tạo toàn thể tuyên bố:

Trí tuệ bản nguyên nhạy bén,

Thoát khỏi mọi ý nghĩ,

Như một viên ngọc ý hiển lộ

Nhờ công đức của bậc đạo sư.

Dường như khi chứng ngộ bản tính nền tảng, nhờ lòng tốt của vị thầy, người ta có vẻ mới làm điều đó lần đầu. Tuy nhiên, bản tính nền tảng đã thức tỉnh ngay từ đầu. Đó là chân lý tối thượng vượt ngoài sinh và tử, biến đổi và vận động; nó được niêm phong với ấn ký của tinh túy kim cương bất hoại từ quang minh. Sự khác nhau giữa chứng ngộ và không chứng ngộ chỉ đơn giản là nhận ra hay không nhận ra nó.

Sự chứng ngộ “chót đỉnh kim cương” này là sự bảo lưu độc nhất của những người có số mạng cao nhất, những người sở hữu nghiệp báo từ việc huân tập hai tích lũy (công đức và trí tuệ) trong nhiều kiếp từ quá khứ và những nguyện vọng trước đây của họ. Nó không nằm trong tầm với của những người bình thường, thiếu may mắn. Như đã nói trong Vua sáng tạo toàn thể:

Những hành giả có nghiệp may mắn

Tích lũy từ vô số kiếp trong quá khứ

Và ai có niềm tin vào ta,

Tâm giác ngộ và sáng tạo toàn thể ...

Những lời như vậy cho thấy sự cần thiết của nghiệp báo phù hợp. Ngoài năng lực tinh thần cao nhất, ý nghĩa tận cùng của bí mật vĩ đại này không nằm trong tầm với của chúng sinh. Đó là chân lý tối hậu vượt ngoài sinh và tử, vận động và biến đổi, hư hoại và diệt vong. Đó là nguyên lý chót đỉnh kim cương.

Mặc dù tính giác tự sinh, đại cõi giới của tinh hoa trí tuệ quang minh, trú ngụ bất khả phân và ngay từ đầu đã ở bên trong chúng, giống như nhiệt của lửa và tính ướt của chúng sinh dưới nước vốn không có khả năng để nhận ra nó. Chúng giống như một người nghèo không biết rằng viên đá trong lò sưởi của mình cũng được làm bằng vàng. Chưa hết, ngay cả trong sự sinh sôi liên tục của những hình tướng ảo tưởng, thực tế, tính giác tự sinh có thể được nhận ra nhờ vào lòng tốt của đấng chí tôn vinh quang, vị thầy của hành giả, đức pháp vương, người chỉ ra nó rõ ràng thông qua sự truyền trao thần lực gia trì của ông.

Bởi vậy, mọi sự trong thế giới hiện tượng không bao giờ vượt khỏi phạm vi của tính quân bình, sự bình đẳng không gián đoạn của tính giác toàn khắp, thoát khỏi mọi tạo tác khái niệm. Các hiện tượng do đó, được cho là bao gồm trong xứ sở bao la của nó.

3. Phần bốn: có niềm tin rõ ràng rằng mọi hiện tượng là tính bình đẳng không gián đoạn

Phần này gồm hai khổ thơ. Đầu tiên, đạt được một niềm tin rõ ràng rằng sự không tồn tại của các hiện tượng bên ngoài và bên trong tương ứng với tính bình đẳng của chúng.

20. Khi đó đạt được niềm tin rõ ràng:

Tinh túy tối thượng của các hiện tượng

Là tính bình đẳng.

Mọi thứ bên ngoài là trống rỗng và không sinh.

Chúng không ở lại; chúng không đến hoặc đi.

Chúng vượt ngoài mọi chỉ dấu và diễn đạt.

Mọi trạng thái bên trong xuất hiện đều liên tục lắng xuống.

Không tìm thấy chúng

Như đường chim bay ngang trời.

Niềm tin rõ ràng về tính bình đẳng ám chỉ bản tính nền tảng, tinh hoa tối thượng của mọi hiện tượng. Những hiện tượng bên ngoài, xuất hiện bên trong tính giác, là các đối tượng xuất hiện đối với sáu thức giác quan, vốn không sinh từ nguyên thủy. Trong không gian của tính không, chúng xuất hiện rõ ràng nhưng không tồn tại. Chúng giống như những hình ảnh phản chiếu trong gương hay cầu vồng trên trời: chúng xuất hiện nhưng không tồn tại trong chân lý. Chúng không ở lại. Chúng không đến từ đâu và cũng không đi đâu cả. Vì vậy chúng vượt ngoài mọi dấu hiệu và biểu hiện. Điều cần giải quyết dứt khoát là phải đạt được niềm tin rõ ràng rằng chúng vượt ngoài sự suy diễn khái niệm và giống như không gian. Các hiện tượng bên trong, cụ thể là các nhận thức được nắm bắt liên quan đến sáu thức, tự chúng sinh và diệt liên tục. Chúng giống như con đường của loài chim bay ngang qua bầu trời. Không tìm thấy dấu vết. Không có căn cứ và gốc rễ.

Vì vậy, bất kỳ hình tướng nào từ nền tảng khởi sinh lên trong không gian của tính giác bất sinh, đều vượt ngoài mọi tư duy và biểu hiện từ nguyên thủy. Mật điển Xá lợi rực rỡ nói:

Mặc dù những hình tướng của nền tảng không có bản tính cố hữu,

Chúng dường như là các hiện tượng có thể

Được nói tới, nhận thức, biểu hiện.

Tuy nhiên ngay từ đầu chúng trú ngụ

Trong tính bình đẳng của ba thời.

Thứ hai, đạt đến niềm tin rõ ràng rằng tính giác trống rỗng vượt ngoài luật nhân quả.

21. Giống như các hiện tượng và trạng thái tinh thần,

Tính giác tự sinh cũng vậy

Không có sự tồn tại dù chỉ là một cái tên đơn giản.

Nó vượt ngoài mọi chỉ dẫn và diễn tả,

Mọi sự suy diễn khái niệm.

Vì giống như không gian nó không hoạt động,

Nó là một trạng thái của tính không.

Thoát khỏi hành động, thoát khỏi mọi nỗ lực,

Nó vượt trên cả thiện lẫn ác, mọi đức hạnh và tội lỗi

Nó vượt ngoài luật nhân quả;

Mười nhân tố của mật tông không có chỗ trong đó.26

Nó là một không gian rộng lớn, hoàn toàn bình đẳng

Vượt ngoài mọi chỉ dấu và biểu hiện

Bên trong tính giác, thiện và bất thiện hạnh

Là trống rỗng nguyên thủy; chúng chưa bao giờ là như vậy.

Một sự xác tín rõ ràng như vậy được đạt tới

Đó là bản tính này, không thể nghĩ bàn, không thể diễn tả,

Là đại toàn thiện

Vượt xa tầm với của tâm thức bình thường.

Cũng giống như các đối tượng xuất hiện và tâm trí nắm bắt chúng vốn không tồn tại, tính giác tự sinh cũng vậy. Khi (người ta cố gắng) xác định nó kỹ lưỡng, nó không tồn tại, thậm chí không có một cái tên. Đây là lý do tại sao tâm tri không thể hình dung ra nó và tại sao nó vượt quá khả năng diễn đạt bằng lời nói. Nó thoát khỏi mọi tạo tác khái niệm. Vì, giống như không gian, nó là một trạng thái trong đó mọi hiện tượng đều đi đến chỗ cạn kiệt siêu việt tâm trí bình thường, nó không hoạt động theo bất cứ cách nào, nó chẳng lạc ra ngoài tính không. Nó vượt trên hành động và nỗ lực, nó siêu việt cả tốt và xấu, cả đức hạnh và tội lỗi. Nó vượt trên tiến trình nhân quả, đó là vì sao nó không thể được thành tựu nhờ nỗ lực và thực hành theo cách mười yếu tố của mật điển. Tính giác tự sinh là một không gian rộng mở bao la; nó không được tạo dựng, một trạng thái hoàn toàn bình đẳng. Trong không gian này, thứ vốn siêu việt mọi dấu hiệu và biểu hiện, mọi đức hạnh và tội lỗi đều trống không từ nguyên thủy. Nó là một trạng thái vượt ngoài tạo tác khái niệm, chưa bao giờ tồn tại như bất cứ thứ gì, ngoại trừ ý nghĩa giống như không gian. Tính giác trống không, nằm ngoài tiến trình nhân quả, siêu việt mọi khái niệm và biểu hiện, bản chất của nó là tính không. Đó là nền tảng bất nhị theo cách tồn tại vượt trên mọi nhận thức nhị nguyên và vượt khỏi mọi nỗ lực tạo tác và bám chấp của tâm trí bình thường. Đó là bản tính nền tảng, đại toàn thiện. Điều trọng yếu là phải có lập trường vững vàng để có niềm tin rõ ràng rằng nó là như vậy.

Tuyên bố cuối cùng về tên của chủ đề kim cương

Ở đây kết thúc phần bình luận chủ đề kim cương thứ hai về Kho tàng trân bảo của Bản tính nền tảng, xác lập rằng mọi hiện tượng là một trạng thái bình đẳng không gián đoạn.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
2. CHỦ ĐỀ KIM CƯƠNG THỨ BA: HIỆN DIỆN TỰ PHÁT

Chủ đề này chứng tỏ rằng mọi hiện tượng đều hiện diện tự phát từ nguyên thủy. Bản thân bài giảng, kết thúc bằng lời tuyên bố về tên của chủ đề kim cương, có bốn phần: những điểm then chốt được tiết lộ, chúng được thể tính hóa (hoặc tinh túy hóa, thiết yếu hóa, ...), chúng được thu gọn lại, đạt được niềm tin rõ ràng về chúng.

3. Phần một: Những điểm then chốt được tiết lộ

Phần này bao gồm mười một khổ thơ. Đầu tiên, nó cho thấy hiện diện tự phát giống như một viên ngọc.

1. Và bây giờ bản chất của sự hiện diện tự phát được tiết lộ.

Nó tồn tại, không phải do ai tạo ra, ngay từ đầu,

Giống như viên ngọc cung cấp mọi thứ, tâm trí giác ngộ

Là nền tảng và nguồn gốc của mọi thứ trong luân hồi và niết bàn.

Giờ đây tính bình đẳng đó được thiết lập, nguyên lý hiện diện tự phát nguyên thủy của tính giác, tâm trí giác ngộ, suối nguồn của vạn vật, giờ đây được tiết lộ. Mặc dù tính giác không tồn tại như bất cứ thứ gì, nhưng sức mạnh sáng tạo của nó có thể biểu hiện ra như mọi thứ.

Vì tính giác, tâm giác ngộ, chưa từng được tạo ra bởi bất kỳ nhân tố nào thông qua luật nhân quả, nó không tồn tại như một vật. Chưa hết, vì quyền năng sáng tạo của nó có thể biểu hiện ra như mọi thứ, ngay từ đầu nó đã hiện diện tự nhiên như đấng toàn tác hay đấng tạo hóa. Như Vua sáng tạo toàn thể nói với chúng ta:

Tâm trí giác ngộ, của vạn sự là cốt lõi,

Có bản chất, ngay từ đầu, hiện diện tự phát.

Không cần ở đó để tìm kiếm nó

Bằng phương tiện của mười yếu tố.

Ngọc như ý là nền tảng hoặc nguồn cung cấp mọi nhu cầu hoặc mong muốn của con người. Điều này cũng giống với tính giác, tâm giác ngộ tối thượng. Mặc dù nó không tồn tại như bất cứ thứ gì, vì nó trống rỗng, nhưng quyền năng sáng tạo của nó có thể biểu hiện ra mọi thứ. Nó, ngay từ đầu, đã trú ngụ như nền tảng của mọi phẩm chất. Đó là cơ sở để mọi thứ trong thế giới hiện tượng, cả luân hồi và niết bàn, sinh khởi. Như được nói trong Cuộc gặp gỡ Ba Thân:

Trong không gian hiện diện tự phát

Nền tảng được tìm thấy nơi mọi thứ sinh khởi

Những bánh xe của đồ trang sức

Của thân, khẩu, ý giác ngộ

Và của mọi phẩm tính và hành động giác ngộ

Đều xuất phát từ nó trọn vẹn.

Vì vậy pháp giới là một viên ngọc quý

Đáp ứng mọi mong ước.

Không cần phải nỗ lực,

Vì mọi thứ đều ở đó, hiện diện tự phát.

Thứ hai, nó cho thấy các hình tướng của nền tảng cấu thành hiện diện tự phát vĩ đại.

2. Mọi sự xuất hiện trong thế giới hiện tượng

Tất cả đều biểu hiện trong không gian.

Tương tự, cả luân hồi và niết bàn

Không ngừng xuất hiện trong tâm trí giác ngộ.

Giống như những giấc mơ khác nhau xuất hiện trong lúc chúng sinh ngủ

Sáu cõi luân hồi và tam giới

Biểu hiện trong tâm trí.

Vạn sự, ngay trong khoảnh khắc xuất hiện,

Tồn tại trong tính giác.

Chúng là những hình tướng vĩ đại của nền tảng,

Trống rỗng như hiện diện tự phát.

Giống như thế giới hiện tượng, vũ trụ vào sự sống của nó, phát sinh không ngừng và rõ ràng trong lòng không gian, mọi hình tướng, dù của luân hồi hay niết bàn, đều phát sinh trong tâm trí giác ngộ. Vì nó cũng giống như những kinh nghiệm khác nhau mà người ta có trong khi mơ về thế giới và những cư dân của nó. Chúng xuất hiện do năng lực sáng tạo của trạng thái ngủ. Tương tự, sự xuất hiện của lục đạo chúng sinh và tam giới khởi sinh tự phát trong trạng thái của tâm giác ngộ tối thượng như sự pho diễn năng lực sáng tạo của chính nó. Tuy nhiên, chúng sinh không nhận ra bản chất thực sự của mình bời vì tâm trí của họ bị vô minh che phủ, kết quả là họ nhận thức chính mình thành “tôi” và “của tôi”. Cho nên, những hình tướng này trên thực tế là ảo tưởng. Tuy nhiên, ngay trong khoảnh khắc những hình tướng này khởi sinh như sự hiển bày của tâm trí, chúng không lạc khỏi trạng thái của tính giác. Chúng là những hình tướng hiện diện tự phát, trống rỗng của nền tảng, trạng thái quân bình vượt khỏi mọi tạo tác khái niệm. Chúng không thể diễn bày, không thể hình dung và không thể miêu tả được.

Thứ ba, nó chứng tỏ rằng hiện diện tự phát là không có nền tảng.

3. Nền tảng và những hình tướng phát sinh ở đó

Không đồng nhất và cũng không khác biệt

Những hình tướng của nền tảng là tự hiện diện

Hiện diện tự phát

Khởi sinh từ cánh cổng của tính giác.

Niết bàn và luân hồi, sự phô diễn năng lực sáng tạo của nó,

Xuất hiện rõ ràng: thanh tịnh hoặc bất tịnh.

Nhưng ngay trong khoảnh khắc xuất hiện,

Chúng không tốt cũng không xấu:

Chúng là sự mở rộng tối hậu đơn nhất.

Tính giác nền tảng, trống rỗng, tâm giác ngộ rực sáng, được phú bẩm tự nhiên và không ngừng với sự hiện diện tự phát của ba thân. Trong chiều kích của tính giác nền tảng, những hình tướng nảy sinh không ngừng và tự nhiên. Các hiện tượng của luân hồi và niết bàn, sinh khởi thông qua cánh cổng hiện diện tự phát, xuất hiện có thể là tốt hoặc xấu. Tuy nhiên, khởi lên từ cõi bao la của hiện diện tự phát quý giá 55 , chúng không tốt cũng chẳng xấu, không đồng dạng cũng chẳng khác biệt. Là năng lực sáng tạo của trí tuệ nguyên sơ, ngay từ đầu chúng đã hiện diện tự nhiên qua cánh cổng tính giác, trí tuệ bản nguyên vĩ đại. Trong tài liệu Sự chấm dứt ngay lập tức của Ba Thời có nói:

Tất cả đều được tập hợp trong một thứ, không gian tối thượng duy nhất.

Trong một thứ vạn sự đều không sinh, pháp giới không sinh.

Sự hiển lộ được sinh ra trong cõi bất sinh

Là không bị giới hạn và có thể xuất hiện như bất cứ thứ gì.

Sự phô bày hiển lộ của tính giác nền tảng, hiện diện tự phát vĩ đại, có thể có khía cạnh của luân hồi (được cho là xấu) hoặc niết bàn (được cho là tốt). Nhưng mặc dù hai khía cạnh này xuất hiện riêng biệt như là thanh tịnh và bất tịnh, trên thực tế, ngay từ khoảnh khắc xuất hiện, chúng chỉ là sự mở rộng đơn nhất của hiện diện tự phát trân quý mà trong đó không có một sợi tóc nào của tính chất tốt hay xấu. Như đã nói trong Vua sáng tạo toàn thể:

Chư Phật, các thân, trí tuệ, các phẩm tính hoàn hảo,

Toản thể chúng sinh, với thân thể và các khuynh hướng thói quen,

Tất cả tụ họp lại trong thế giới hiện tượng

Vũ trụ cùng với chúng sinh mà nó chứa đựng

Ngay từ đầu đã là tâm giác ngộ.

Thứ tư, nó chứng tỏ rằng ba thân là hiện diện tự phát vĩ đại.

4. Khi năm ánh sáng chiếu ra không bị cản trở

Từ một quả cầu pha lê,

Những ánh sáng giống nhau này được cảm nhận

Tùy theo màu sắc khác nhau của chúng.

Không tốt cũng chẳng xấu,

Chúng là sự biểu lộ

Của một quả cầu pha lê duy nhất.

Nền tảng, tính giác, tự nhận thức,

Cũng giống như quả cầu pha lê này,

Tính không của nó là pháp thân,

Sự phát quang chói lọi của nó là báo thân,

Và nền tảng không che chướng của nó cho sự hiển lộ

Là hóa thân.

Ba thân trong sự mở rộng của nền tảng

Đều là hiện diện tự phát.

Khi ánh sáng ngũ sắc xuất hiện rõ ràng và không bị cản trở từ một quả cầu pha lê, chúng được nhận biết theo các màu sắc khác nhau: trắng, vàng, đỏ, lục, lam. Chẳng có màu nào là tốt hoặc xấu. Pha lê và màu sắc bên trong nó chẳng là gì khác hơn chính là pha lê. Không tốt cũng chẳng xấu, chúng chỉ là sự biểu lộ của một quả cầu pha lê duy nhất. Như Longchenpa nói trong bình luận của ông:

Tính giác, trống rỗng , giống như pha lê, là pháp thân.

Sự sáng ngời của tính giác, giống như ngũ sắc trong pha lê, là báo thân. Cách thức không bị cản trở mà tính giác có thể hiển lộ, tương tự như khả năng pha lê phát xạ ánh sáng ra ngoài (mà không thực sự làm vậy), là pháp thân.

Do đó, vì ba thân của nền tảng có một bản tính duy nhất nên chúng thực sự là một, không có bất kỳ phân biệt phẩm chất nào là tốt hay xấu. Tính giác tự nhận thức, nền tảng, với hai khía cạnh song sinh của tính phát quang bên trong và bên ngoài, là trống không, trong trẻo, không bị cản trở, như một quả cầu pha lê. Bản chất của tính giác, giống như không gian, chẳng hiện hữu như bất cứ vật gì, tuy nhiên lại sở hữu sự phát quang dưới dạng ánh sáng năm màu. Đây là báo thân. Cuối cùng, như trong pha lê có năng lực không ngăn ngại đối với ngũ sắc quang để chiếu sáng ra ngoài, tương tự như vậy, sự chiếu sáng chói lọi, trí tuệ bản nguyên tự nhận thức, là nền tảng không chướng ngại của sự biểu lộ. Và đây là hóa thân. Như vậy ba thân của nền tảng chia sẻ chung một bản tính. Cơ sở cho sự quy đồng chính là trí tuệ nguyên sợ tự nhận thức. Điều quan trọng là phải hiểu được điểm mấu chốt này.

Ba thân hiện diện tự phát trong nền tảng, đó là không gian tính giác vượt khỏi mọi tạo tác khái niệm. Hai sắc thân, cả hai đều khởi sinh trong tính giác, xuất hiện khác biệt để chúng sinh thanh tịnh và bất tịnh được tu luyện,56 tuy vậy, trong chân lý, chúng không lạc khỏi pháp thân. Như được nói trong Vua sáng tạo toàn thể:

Tôi, đấng sáng tạo toàn thể, là ba thân.

Bản chất của tôi là pháp thân

Tôi vượt trên sự tạo tác tâm trí

An trú trong bình đẳng vô niệm.

Tôi cũng là báo thân, đáp ứng mọi ước muốn

Đặc tính của tôi (là sáng ngời),

Từ đó sự sinh được hiển bày.

Và tôi là hóa thân, năng lực nhận biết

Cái giúp mọi chúng sính phù hợp với nhu cầu của họ.

Thứ năm, chứng tỏ rằng mọi sự vật đều là tâm giác ngộ hiện diện tự nhiên.

5. Khi những hình tướng xuất hiện trong nền tảng

Ba thân thanh tịnh, sự tự kinh nghiệm của chư Phật,

Cũng như các hiện tượng bất tịnh

Của cả vũ trụ và chúng sinh

Tất cả do bản tính của chúng

Trống rỗng, sáng ngời, và đa dạng.

Tất cả đều là hiển lộ của pháp thân,

Của báo thân và hóa thân.

Các hình tướng biểu hiện của nền tảng (ba thân)

Đều là hiện diện tự phát

Tính giác và các kinh nghiệm của nó.

Đừng tìm kiếm chúng ở nơi khác.

Khi phân tích này được hiểu chính xác,

Mọi hiện tượng trong cả luân hồi và niết bàn

Sẽ được nhận ra như cõi tịnh độ của ba thân

Hiện diện tự phát trong tâm trí giác ngộ.

Vì vậy, như đã giải thích ở trên, ba thân hiện diện tự phát và hoàn chỉnh trong chính tính giác nền tảng. Khi những hình tướng của nền tảng, cũng hiện diện tự phát, biểu lộ ra bên ngoài từ bên trong chính tính giác này, bất cứ hình tướng nào xuất hiện, dù thanh tịnh hay bất tịnh, đều không vượt ngoài bản tính của ba thân. Về ba thân thanh tịnh, sự tự kinh nghiệm của chư Phật, sự phô diễn thanh tịnh xuất hiện: pháp thân chư Phật, báo thân chư Phật của năm bộ, và biểu hiện đa dạng hóa thân. Tuy vậy lúc đó cũng có (sự hiển lộ) bất tịnh của thân, khẩu, ý trong luân hồi và chúng cũng khởi sinh như (sự phô diễn) của ba thân. Chúng đều trống rỗng, không gian tối hậu đơn nhất của hiện diện tự phát. Quả thực, bất cứ hình tướng bất tịnh nào của vũ trụ và chúng sinh biểu hiện ra, đều được đánh dấu bằng đặc trưng ba phần: trống rỗng, rực sáng và đa dạng. Chúng là sự biểu lộ của pháp thân, báo thân, hóa thân. Chúng là những hình tướng được hiển lộ từ nền tảng, ba thân.

Tóm lại, trong bản tính hiện diện tự nhiên của nền tảng, ba thân hợp lại thành một. Những hình tướng của vũ trụ và chúng sinh khởi lên từ trạng thái đó biểu lộ như sự phô diễn của cùng ba thân đó. Chúng là những hình tướng của nền tảng. Khi người ta coi hai yếu tố này (nền tảng và những hình tướng của nền tảng) là một, người ta chắc chắn hiểu rằng bản chất của hiện diện tự phát được gọi là tam thân, hay ba thân. Ba thân thanh tịnh của Phật quả và thân, khẩu, ý bất tịnh của trạng thái luân hồi vốn không tốt cũng chẳng xấu, tất cả là đồ trang sức và hiển bày từ không gian tối thượng của hiện diện tự phát. Như chúng tôi tìm thấy trong Ngập tràn sáu thức:

Bản tính của tâm trí, hiện diện tự phát, là cõi giới của không gian bất biến.

Biểu hiện đa dạng của nó là sự hóa hiện của năng lực nhận thức.

Chẳng có gì không phải là đồ trang sức của sự mở rộng bao la.

Những trở ngại và khiếm khuyết không được tìm thấy ở nơi khác.

Do đó, tất cả những hình tướng thanh tịnh và bất tịnh của vụ trụ và chúng sinh đều có bản chất của ba thân hiện diện tự nhiên, và những gì được của là ba thân của sự tự kinh nghiệm về tính giác hiện diện tự phát không nên tìm kiếm ở nơi nào khác. Nếu nắm bắt phân tích này chính xác, người ta sẽ hiểu rằng luân hồi và niết bàn là cõi Phật của tam thân. Hơn nữa, vì trí giác ngộ tối thượng hiện diện tự nhiên như nền tảng hiển lộ của mọi hiện tượng trong luân hồi và niết bàn, nên cần hiểu rằng ngay cả cõi giới tam thân Phật của luân hồi và niết bàn biểu hiện, duy trì và tan biến bên trong trạng thái của tâm trí giác ngộ.

Thứ sáu, nó chứng tỏ rằnbg mọi thứ là tâm trí giác ngộ.

6. Các thân và trí tuệ

Của chư Phật trong ba thời,

Thân, ngữ, và tâm

Của chúng sinh trong ba cõi,

Với nghiệp và phiền não

Mọi thứ thuộc về thế giới hiện tượng

Chẳng là gì khác ngoài tâm trí giác ngộ.

Kinh điển nói rằng mọi Đấng Chiến Thắng đều là một trong không gian của trí tuệ bản nguyên. Thân, khẩu, ý của toàn thể chư Phật suốt ba thời, trí tuệ, các phẩm tính của họ như tri thức, từ ái, năng lực, hai mươi mốt tri kiến vô nhiễm như mười lực, bốn vô úy, và mười tám phẩm chất đặc biệt,57 cùng với (nói ngắn gọn vấn đề) ba mươi bảy phẩm trợ đạo dẫn đến giác ngộ 58 liên quan đến nền tảng, con đường và kết quả, đều là tâm trí giác ngộ. Điều cũng được nói đến là hai mươi lắm yếu tố, cụ thể là thân giác ngộ năm phần, lời giác ngộ năm phần, tâm giác ngộ năm phần, phẩm tính năm phần và hoạt động năm phần (nói cách khác, những hình tướng thanh tịnh của các thân và trí tuệ) đều là tâm giác ngộ. Hơn nữa, thân, khẩu, ý mà chúng sinh trong lục đạo và tam giới tự nhận là của riêng mình cùng với mọi hoạt động tốt, xấu, tính trong sáng của đức hạnh và đen tối của tội lỗi, tất cả những tư tưởng ô nhiễm của họ về tham, sân cùng với tất cả những khuynh hướng thói quen của họ (tóm lại là những thứ hiện hữu mang tính hiện tượng xuất hiện trong kinh nghiệm của chúng sinh), thực tế chẳng là gì khác ngoài chính tâm giác ngộ.

Ví dụ, hãy xem xét một bức tượng làm bằng vàng quý, là một vật đáng mơ ước, hoặc những đồ trang sức như vòng tay bằng vàng, được coi là đẹp, so sánh chúng với một chiếc bô làm bằng vàng, bị coi là ô uế. Tất cả chúng đều là một và giống nhau ở chỗ được làm bằng vàng. Vì chúng là vàng nên không khác nhau nhiều về phẩm chất tốt hay xấu. Cũng như vậy, các than và trí tuệ thanh tịnh của chư Phật cùng với thân, khẩu, ý bất tịnh của chúng sinh phàm phu, hành dộng, đức hạnh và bất thiện hành của họ, những che chướng và tập khí của họ, bất kể chúng có được dán nhãn thế nào, trên thực tế đều chẳng là gì khác ngoài tâm giác ngộ tối thượng: tính giác, trí tuệ bản nguyên tự sinh.

Thứ bảy, nó chứng tỏ rằng hiện diện tự phát là một kho tàng cung ứng tất cả.

7. Trong sự bao la của hiện diện tự phát

Được tìm thấy từ nền tảng nơi mọi thứ khởi sinh.

Mọi thứ xuất hiện có hình dạng

Thế giới bên ngoài và cư dân của nó

Không thuộc bên này cũng chẳng phải bên kia.

Tất cả xuất hiện như bánh xe trang hoàng

Cho thân giác ngộ.

Âm thanh và ngôn ngữ,

Xuất sắc, trung bình hay thấp kém,

Không phân biệt bên này hay bên kia

Tất cả đều xuất hiện như bánh xe trang hoàng

Của lời giác ngộ.

Tâm phàm phu và trí nguyên thủy,

Giác ngộ và không có giác ngộ,

Không phân biệt bên này hay bên kia

Tất cả xuất hiện như bánh xe trang hoàng

Cho trí giác ngộ.

Tương tự, các phẩm tính và hành động giác ngộ

Không thuộc bên này hay bên kia.

Pháp giới do vậy là viên ngọc quý

Đáp ứng mọi mong muốn.

Không cần phải cố gắng

Vì mọi thứ xuất hiện tự nhiên.

Đây là lý do nó được gọi

Là trí tuệ bản nguyên, tự sinh khởi và hiện diện tự nhiên.

Khái niệm hiện diện tự phát ở đây được áp dụng cho tính giác, tâm trí giác ngộ. Lý do cho điều này là tuy tính giác, tâm giác ngộ, không tồn tại như bất cứ thứ gì, nhưng nó hiện diện tự phát như nền tảng của một năng lực sáng tạo có khả năng phát sinh như bất cứ thứ gì. Đây là lý do tại sao tính giác được nói đến dưới dạng hiện diện tự phát. Ngay từ đầu, nó đã hiện diện tự nhiên như là nguồn gốc phát sinh đa dạng của sức mạnh sáng tạo. Vì các hình tướng thanh tịnh và bất tịnh khởi sinh bên trong không gian của tính giác hiện diện tự nhiên, chính tính giác này là nền tảng và chỗ dựa của chúng. Do đó người ta nói hiện diện tự phát chính là tính giác.

Do đó, tính giác nền tảng, đại hiện diện tự phát, là một dạng kho báu, nền tảng hay nguồn gốc phát sinh của tất cả các hình tướng cả thanh tịnh lẫn bất tịnh. Thông qua sức mạnh sáng tạo của hiện diện tự phát quý giá, những hình tướng của nền tảng phát sinh theo sáu cách: như năng lực nhận thức, như ánh sáng, như trí tuệ bản nguyên, như các tôn thần, bất nhị, và theo cách không rơi vào bất cứ cực đoan bản thể học nào. Chúng cũng có thể khởi sinh như cánh cửa của trí tuệ bản nguyên thanh tịnh và cánh cửa của luân hồi bất tịnh. Nền tảng khởi sinh của sáu cách và hai cửa này, toàn bộ, tám cửa của hiện diện tự phát, là tính giác, bản thân hiện diện tự nhiên quý giá.59

Do đó, mọi đối tượng bên ngoài và chúng sinh, mọi thứ xuất hiện có hình thể và thuộc về trường thị giác, đều sinh khởi, không rơi vào bên này hay bên kia về phương diện tốt hoặc xấu, chấp nhận hay bác bỏ, như luân xa trang hoàng vô tận của thân giác ngộ, vốn tự thân có bản tính tỉnh giác, hiện diện tự phát quý giác.

Theo cách tương tự, trường thính giác, âm thanh và ngôn ngữ, dễ chịu, khó chịu, tốt, kém, hay trung tính, nói cách khác, mọi thứ vang lên, không nghiêng về bên này hay bên kia trên phương diện tốt, xấu, hay trung tính. Nó xuất hiện như luân xa trang hoàng vô tận cho khẩu giác ngộ, có bản tính tỉnh giác, hiện diện tự phát vĩ đại.

Cũng giống vậy, mọi nhận thức về tâm trí và những biểu hiện của trí tuệ bản nguyên, thuộc về trường năng lực tinh thần, chẳng hạn chứng ngộ hay không chứng ngộ, cũng như các hình tướng ảo tưởng, như hạnh phúc, đau khổ, và trung tính, khởi sinh mà không rơi vào bên này hoặc bên kia. Chúng là luân xa trang hoàng vô tận của ý giác ngộ, có bản tính tỉnh giác, hiện diện tự phát quý giá của trí tuệ bản nguyên.

Lĩnh hội điều này đúng đắn và thiền định thư giãn trong cái hiểu này là chìa khóa tối thượng. Điều tương tự cũng áp dụng cho những phẩm tính và hành vi giác ngộ. Tóm lại, mọi hình tướng thanh tịnh của thân, khẩu, ý, phẩm tính và hành vi của chư phật và mọi hình tướng bất tịnh trong thân, khẩu, ý và hành vi của chúng sinh mê vọng đều xuất hiện thông qua năng lực sáng tạo của tính giác, hiện diện tự nhiên quý giá, không thiên lệch bên này hoặc bên kia trên phương diện tốt hay xấu. Cũng như mọi nhu cầu và ước muốn của một người được đáp ứng khi cầu nguyện trước sự hiện diện của viên ngọc như ý, giống vậy, mọi sự hoàn hảo đều phát khởi từ hiện diện tự nhiên là tính giác, pháp giới quý giá, mà không cần phải cố gắng để có được nó. Đó là lý do vì sao tính giác được coi là “hiện diện tự phát, trí tuệ bản nguyên tự sinh”.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
Thứ tám, nó chứng tỏ hiện diện tự phát vượt ngoài mọi nỗ lực và thực hành.

8. Nền tảng, hiện diện tự nhiên,

Của vạn sự

Là tâm trí giác ngộ,

Luôn hiện diện tự phát.

Do đó, không cần phải

Tìm kiếm ba thân,

Vì bạn đã có chúng tự nhiên ở bên trong chính bạn.

Trong luật nhân quả liên quan đến thiện và ác,

Bạn không cần phải nỗ lực.

An trú trong trạng thái tự nhiên,

Bạn sẽ được coi là một yogi thoát khỏi mọi hành động,

Thoát khỏi nỗ lực trong chấp nhận hay từ chối.

Trong sự mở rộng bao la của hiện diện tự nhiên

Nó là của bạn ngay từ đầu.

Do đó, đừng tạo ra nỗ lực trong pháp tính!

Nền tảng hiện diện tự nhiên của toàn thể các hình tướng đa dạng (đối tượng của sáu thức bất tịnh) và của những biến hiện từ trí tuệ bản nguyên thanh tịnh là tâm trí giác ngộ. Tâm giác ngộ tối thượng này, cụ thể là trí tuệ bản nguyên không tạo tác, ngay từ đầu, luôn hiện diện tự phát như nền tảng biểu hiện của mọi hiện tượng, dù là luân hồi hay niết bàn. Vì vậy, mọi hiện tượng của giai đoạn kết quả (ba thân, năm thân, năm trí tuệ, vân vân) đều ở bên trong không gian tính giác, hiện diện tự phát quý giá, được kế thừa tự nhiên trong mỗi người. Không cần thiết phải tìm kiếm các phẩm tính giác ngộ này, vì chúng vốn hoàn thiện từ nguyên thủy bên trong mỗi người. Đây là lý do tại sao văn bản gốc nói rằng không cần cố gắng chấp nhận sự trong sáng của đức hạnh và chối bỏ sự đen tối của tội lỗi để thành tựu trong tâm trí mình ba thân và những phẩm tính khác của kết quả. Như Vua sáng tạo toàn thể nói với chúng ta:

Tôi là người sáng tạo toàn thể và đã là như vật ngay từ đầu.

Tôi không nói rằng giờ đây tôi phải giải thích như vậy.

Đoàn tùy tùng của tôi sẽ bị khổ sở bởi căn bệnh nỗ lực,

Và trí tuệ bản nguyên, tự sinh, sẽ bị phủ nhận.

Mọi khiếm khuyết như vậy sẽ xảy ra sau đó.

Những ai an trú trong đại hiện diện tự phát, trong trạng thái tỉnh giác tự nhiên vượt ngoài mọi nỗ lực trong tiến trình nhân quả của đức hạnh và tội lỗi, được gọi là “hành giả chân chính thoát khỏi mọi hành động”. Những yogi như vậy, thoát khỏi mọi cố gắng trong việc chấp nhận và chối bỏ, nắm giữ pháo đài nguyên sơ trong sự bao la của tính giác, hiện diện tự nhiên. Họ là những người hiện thực hóa pháp tính nguyên thủy. Ở đó, họ đứng trên tầng nền tảng này và ở lại trong đó. Nghĩ rằng giờ đây người ta phải tạo ra nỗ lực ngay trong khoảnh khắc hiện tại để đạt được mục tiêu như vậy là một chướng ngại cho con đường này. Vì thế, Longchenpa mạnh mẽ khuyến cáo chúng ta đừng tạo dựng, hay chỉnh sửa bất cứ thứ gì.

Thứ chín, nó cho thấy hiện diện tự phát vượt ngoài mọi hành động.

9. Ngay cả sự giác ngộ

Của tất cả đấng chiến thắng, trong quá khứ, hiện tại và tương lai,

Là hiện diện tự phát

Như đại lạc của trạng thái tự nhiên.

Vì vậy, không có khởi nguồn

Đối với những giáo lý về luật nhân quả

Được thiết kế cho những người kém may mắn,

Mà hãy quan sát bản tính như không gian,

Siêu việt hành động có chủ ý.

Nếu người ta an trú trong trạng thái tỉnh giác, tâm giác ngộ tối thượng, hiện diện tự nhiên quý giá, thì việc này cũng giống như an trú trong pháp giới, tâm của toàn thể chư Phật trong ba thời. Như Vua sáng tạo toàn thể nói:

Chư Phật giác ngộ từ xa xưa

Không tìm kiếm gì khác ngoài tâm trí của họ.

Chân Như không phải cái gì đó mà họ suy diễn ra.

Và:

Điều này cũng đúng với những ai đang sống thời hiện tại

Và những người sẽ xuất hiện trong tương lai.

Vì nhờ tính bình đẳng vô niệm

Họ đạt được thành tựu riêng.

Mạng lưới huyễn ảo của sự biểu hiện cũng nói:

Đây là điều chư Phật trong quá khứ đã dạy,

Chư Phật tương lai cũng sẽ đề ra.

Chư Phật hoàn hảo của thì hiện tại

Cũng dạy nó lặp đi lặp lại.

Tâm trí của toàn thể chư Phật trong ba thời, pháp giới, tâm giác ngộ tối thượng, đều ở trong sự mở rộng bao la của trí tuệ bản nguyên tự nhận thức, như nước hòa lẫn với nước. Đó là sự hợp nhất bất nhị, hiện diện tự nhiên trong trạng thái đại lạc. Việc duy trì trạng thái này, bản tính tối hậu của vạn vật, giống như một viên ngọc như ý. Ngược lại, những lời dạy về luật nhân quả, cùng với nguyên tắc chấp nhận và bác bỏ khi so sánh với giáo lý thâm sâu, giống như những hướng dẫn gia sư dạy cho chúng sinh thơ ngây có số phận thấp kém. Vì dù người ta có cố gắng đến đâu trong việc thực hiện những giáo lý như vậy, cũng giống như đánh bóng vật liệu thông thường rồi cầu nguyện trước nó. Viên đá sẽ không biến thành viên ngọc thần kỳ có thể ban cho người ta mọi điều mong ước. Nếu không nương tựa vào những giáo lý vượt trên luật nhân quả thì người ta sẽ không đạt được giác ngộ cho dù người đó thực hiện những giáo lý đòi hỏi hành động cố gắng phù hợp với tiền trình nhân quả đến mức nào. Những giáo lý này dành cho chúng sinh thơ dại, do đó hành giả không nên trông cậy vào chúng. Như được tìm thấy trong Vua sáng tạo toàn thể:

Một người mong muốn có viên ngọc ước muốn

Có thể đánh bóng mọi thứ anh ta có như một miếng gỗ.

Nó sẽ không bao giờ biến thành một viên ngọc.

Và:

Ngay cả khi những giáo lý này được chỉ dẫn trực tiếp

Cho những người có chút may mắn,

Thiếu khuynh hướng nghiệp đúng đắn.

Họ sẽ không hiểu được chúng.

Vì họ bị đầu độc bởi sự phấn đấu của mình

Theo lý nhân quả và các kết quả của họ.

Và:

Bởi vậy Đại Toàn Thiệun, siêu việt nhân quả,

Không phải cảnh giới của những người kém may mắn,

Những người vốn nên gắn liền với các giáo lý

Dựa trên luật nhân quả.

Do vậy những người có may mắn lớn, có khả năng được dẫn dắt bởi những giáo lý vượt qua nỗ lực dựa trên luật nhân quả, sẽ không trông cậy vào những giáo lý dành cho những người kém may mắn hơn. Longchenpa cho họ lời khuyên này: tránh cái bẫy nỗ lực trong tiến trình nghiệp báo của nhân và quả, họ nên quan sát, theo cách không có bất cứ đối tượng quan sát nào, bản tính như không gian nằm ngoài mọi nỗ lực có chủ ý.

Thứ mười, nó chỉ ra rằng vì hiện diện tự nhiên là nguyên thủy nên không cần phải thành tựu nó ngay bây giờ.

10. Chân như như nó đang là

Giờ đây không cần phải thành tựu.

Bên trong sự hiện diện tự phát,

Nguyên thủy và không tạo tác,

Hãy từ bỏ hy vọng và sợ hãi bên trong tâm trí bạn

Liên quan đến việc truyền thừa và tiếp nhận

(Về năng lượng gia trì của thầy)

Chỉ chứng ngộ sự mở rộng tối thượng

Đó là sự hiện diện tự phát

Và do đó không cần phải tìm kiếm.

Ngoài việc đạt được độ chắc chắn rằng hiện diện tự phát quý giá, như thực đúng như nó là, tính giác tự nhận thức không ngừng, trống không và sáng ngời, giờ đây hoàn toàn ở trong sở hữu của hành giả, giờ đây không cần phải thành tựu kết quả, pháp thân, như thể nó đến từ một nơi nào khác. Cũng giống như khi mặt trời mọc, không cần phải tìm kiếm tia sáng ở đâu khác. Người ta nên trụ vững trên tính giác mà mình sở hữu tự nhiên ngay từ đầu, tâm giác ngộ, hiện diện tự nhiên vĩ đại không tạo dựng. Người ta phải hoàn toàn tin tưởng rằng điều này là như vậy. Ngay bây giờ, trong chính khoảnh khắc này, người ta nên hoàn toàn cắt đứt mọi hy vọng và sợ hãi về việc liệu ân phúc gia trì (của đạo sư) có được nhận hay không hoặc liệu trí tuệ của ngài có được truyền thừa hay không. Do đó, Longchenpa khuyến khích chúng ta chỉ cần nhận ra và có niềm tin không chút do dự vào pháp giới, vốn hiện diện tự nhiên và không cần hành động hay nỗ lực tìm kiếm.

Mười một, kết luận, nó cho thấy hiện diện tự phát vượt ngoài hy vọng và sợ hãi là tinh túy của ba thân.

11. Giống như mỗi và mọi vật

Là sự phô diễn của pháp thân,

Báo thân và hóa thân

(Bộ ba không tạo tác

Của bản tính, đặc trưng, và năng lực nhận biết),

Cũng vậy, luân hồi và niết bàn tự chúng là ba thân,

Sự mở rộng của tâm trí giác ngộ,

Hiện diện tự phát như tính bình đẳng vĩ đại không được tạo dựng,

Luân hồi, bởi vậy, không cần phải từ bỏ,

Niết bàn, tương tự, không cần đạt được.

Sự quy kết và phủ nhận liên hệ đến chúng lắng xuống.

Luân hồi và niết bàn

Trú ngụ bên trong tinh túy tối thượng.

Điều này tiết lộ điểm then chốt:

Các hiện tượng tồn tại bên trong tâm trí giác ngộ,

Hiện diện tự nhiên ngay từ đầu.

Tất cả các hiện tượng trong toàn thể luân hồi và niết bàn xuất hiện như sự phô diễn của pháp thân, báo thân, hóa thân, mà bản thân chúng là sự biểu hiện của bộ ba không tạo tác gồm bản tính, đặc trưng, và năng lực nhận thức. Bản tính trống rỗng là pháp thân, tính sáng là báo thân, và năng lực nhận thức không ngừng sinh khởi trong tính đa dạng của nó là hóa thân. Nếu hiểu đúng rằng các hiện tượng đó là sự chiếu xạ tự nhiên của ba thân, người ta sẽ thấy rằng mọi thứ trong thế giới hiện tượng, toàn thể luân hồi và niết bàn, không vượt ra ngoài tam thân, không gian của tính giác, tâm giác ngộ. Ngược lại, ngay từ đầu, nó đã hiện diện tự nhiên như trạng thái vĩ đại của bản tính không tạo tác. Trong không gian này của tính giác, hiện diện tự phát vĩ đại của tâm giác ngộ, luân hồi và niết bàn siêu việt mọi ý niệm về bất tịnh hay thanh tịnh, về việc điều gì đó là đáng sợ và điều gì đó đáng hy vọng. Cả hai đều hiện diện tự nhiên như ba thân, trí tuệ bản nguyên vĩ đại của tính bình đẳng bao trùm toàn thể. Đây là điểm then chốt cuối cùng.

Cho nên cái mà chúng ta gọi là luân hồi không phải để bị loại bỏ như một điều gì đó xấu xa, có sẵn những đặc tính cố hữu. Ngược lại, nó trống rỗng, không có nền tảng và gốc rễ. Tương tự, cái chúng ta gọi là niết bàn không tồm tại như thứ gì đó tuyệt với để được tìm kiếm và thành tựu. Đó là trạng thái không tham chiếu của của sự rộng mở không chướng ngại.

Tất cả các hiện tượng thuộc luân hồi và niết bàn chẳng là gì khác hơn một trạng thái bình đẳng rộng mở vượt ngoài sự suy diễn khái niệm. Chúng vượt ngoài các quan niệm sai của chúng sinh mê lầm. Chúng vượt trên những thứ như sự quy kết, quy kết sự tồn tại cho những thứ không tồn tại, vượt ngoài sự phủ nhận, quy kết sự không tồn tại cho những gì thực sự tồn tại. Mọi khái niệm về tồn tại và không tồn tại hoàn toàn lắng xuống. Các hiện tượng luân hồi và niết bàn tồn tại trong tinh túy tối hậu của chúng, là bản tính nền tảng của chúng. Do đó, điểm mấu chốt của các hiện tượng luân hồi và niết bàn được tiết lộ. Không cần bất cứ nỗ lực nào từ phía chúng ta để khiến chúng được như vậy, chúng đã tồn tại sẵn, hiện diện tự nhiên ngay từ đầu trong tâm giác ngộ tối thượng.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
3. Phần hai: Điểm then chốt của hiện diện tự phát là Thể tính hóa

Mục này gồm năm khổ thơ. Đầu tiên là cách mà tâm trí trở thành người thầy.

12. Vạn sự giờ đây được thể tính hóa

Là hiện diện tự phát.

Năm đại nguyên tố,

Thế giới biểu hiện và cư dân của nó,

Xuất hiện như những vị thầy, tất cả đều hiện diện tự nhiên,

Trong trạng thái mà, ngay lúc đầu,

Đã thoát khỏi mọi suy nghĩ lan man.

Khi không còn suy nghĩ về ta và người,

Chúng tự bản chất là thanh tịnh.

Chúng được thể tính hóa như tâm trí của chính bạn,

Thoát khỏi mọi hoạt động và nỗ lực.

Đừng ngăn chặn các hình tướng,

Mà để mặc sáu thức

Trong một trạng thái thư giãn.

Tính giác, là trí tuệ bản nguyên tự sinh, thanh tịnh nguyên thủy, trống rỗng, sáng ngời, như một quả cầu pha lê. Bên trong nó là ánh sáng ngũ sắc có đặc tính sáng tỏ, sự chiếu sáng bên trong của hiện diện tự nhiên, tạo thành cái gọi là các đại nguyên tố. Đây là các nguyên tố bên trong, tinh hoa của ngũ đại. Khi những ánh sáng này phát xạ ra ngoài, chúng hoạt động giống cách ánh sáng bên trong của pha lê xuất hiện ra bên ngoài. Ngay từ đầu, chúng đã bị hiểu là có ngã, chúng trở thành năm yếu tố hư hoại, thứ bị hiểu lầm là vũ trụ và chúng sinh mà nó chứa đựng. Đây là những nguyên tố bên ngoài hoặc thấp hơn.

Mọi thứ trong thế giới hiện tượng đều được thể tính hóa như là tính giác, hiện diện tự phát vĩ đại. Điều này xảy ra theo cách sau. Khi chúng sinh mê lầm về những hình tướng của hiện diện tự nhiên bên trong quang minh, thì chính lúc đó hàng loạt hình tướng ảo tưởng trong luân hồi xuất hiện, thế giới với những ngọn núi, tảng đá, ngôi nhà, vân vân. Vì vậy, trong tình huống hiện tại của chúng ta, thời điểm của những hình tướng ảo tưởng, khi ngũ đại bên trong và ngũ sắc phát xạ ra từ chúng như ánh sáng tỏa ra bên ngoài được hiểu là bị chiếm hữu bởi cái ngã, như là tồn tại cố hữu, chúng bị giáng cấp thành năm nguyên tố (thông thường), là một tàn dư hư hoại được coi là một hiện tượng của vụ trụ và cư dân của nó. Tuy nhiên, nếu (ngay khoảnh khắc những hiện tượng như vậy được nhận thức) người ta có thể ngưng không nghĩ về chúng theo nghĩa tự ngã và tha nhân, và nếu người ta thư giãn trong tính bình đẳng vĩ đại của tính giác, thì những hiện tượng như vậy, khi người ta không có suy nghĩ về chúng, sẽ trở nên trống trải và dễ chế ngự. Chúng có vẻ mong manh vì thiếu tồn tại thực tế. Chúng được nhận thức, nhưng vì người ta không có suy nghĩ về chúng nên sẽ không bám chấp vào hình tướng ảo tưởng của chúng. Các hiện tượng sẽ sinh khởi và hoại diệt khá tự nhiên. Khi chúng lắng xuống trạng thái bình đẳng, năm nguyên tố xuất hiện như những vị thầy hiện diện tự nhiên giới thiệu một trong năm đặc điểm của tính bình đẳng vô niệm. Như có nói trong Vua sáng tạo toàn thể:

Trong tâm trí hoàn toàn giác ngộ,

Năm đại nguyên tố trong bản tính của tâm

Xuất hiện như năm vị thầy của tâm giác ngộ.

Và,

Năm vị thầy của tâm giác ngộ

Nhờ vậy hé lộ bản tính của các hiện tượng.

Các vị thầy, cụ thể là năm nguyên tố bên ngoài, thể hiện năm đặc điểm của tính bình đẳng vô niệ,. Theo đó, khi người ta kiềm chế việc xem xét năm yếu tố cùng những thứ tương tự theo nghĩa tự ngã và tha nhân, tự chúng (được coi là) thanh tịnh nội tại.Do vậy, điểm mấu chốt của bất cứ thứ gì xuất hiện là nó nhất thiết phải được thể tính hóa như tâm trí của chính mình, vốn không sinh và thoát khỏi mọi hoạt động và nỗ lực. Đó là một trạng thái cởi mở thoát khỏi mọi tạo tác khái niệm.

Khi các vị thầy, năm nguyên tố, là kinh nghiệm tự thân của tính giác và biểu hiện bên ngoài của ánh sáng bên trong, xuất hiện với chính mình, năm vị thầy của tâm giác ngộ, cụ thể là, năm nguyên tố mà trong bản tính của chúng là thanh tịnh, chứng tỏ rằng mọi thứ đều là cõi giới và biểu hiện của chân như, bản tính tối hậu của mọi hiện tượng. Mọi hình tướng biểu hiện như những vị thầy hiện diện tự nhiên. Như có nói trong Vua sáng tạo toàn thể:

Trí tuệ nguyên sơ của tâm giác ngộ

Phát sinh tự nhiên dưới hình thức những vị thầy.

Họ không dạy bằng lời và âm tiết,

Nhưng họ tiết lộ tính giác, tự nhận thức.

Như đã nói, khi người ta không ngăn chặn các hình tướng, tất cả sáu tập hợp tâm thức sẽ xuất hiện như những vị thầy, chính họ là sự tự kinh nghiệm của tính giác. Bất cứ thứ gì nảy sinh tự nhiên đều lắng xuống, vì thế, Longchenpa nói với chúng ta, chỉ nên thư giãn và để mặc nó. Biết cách giới thiệu cái thấy này, niêm phong (với niềm tin) và biết cách thể tính hóa mọi hiện tượng bên trong nó là một điểm mấu chốt.

Thứ hai, nó chứng tỏ rằng các thức giác quan không bị ô nhiễm bởi các khái niệm sẽ được thể tính hóa như là tính không.

13. Tính giác, hiện diện tự nhiên,

Phát quang chói ngời,

Là nguồn gốc nền tảng của tất cả.

Điểm chính yếu là để yên

Không chỉnh sửa năm cửa ngõ giác quan

Và không có các suy gnhix qua lại.

Nhận biết trạng thái pháp thân

Hiện diện tự nhiên, tỉnh giác và trống rỗng.

Chắc chắn về nó; để tự do

Khỏi mọi vận hành khái niệm.

Các hiện tượng bên ngoài và bên trong của thế giới cùng với cư dân của nó đều phát sinh rõ ràng và sống động. Khi điều này xảy ra, tính giác, hiện diện tự phát, nguồn gốc của tất cả những sự vật này, không được đánh mất chính nó trong nhận biết của năm thức giác quan. Thay vào đó, nó phải duy trì ánh sáng rạng rỡ, bao la, quảng đại, hoàn toàn trống rỗng, trần trụi và tự do. Nó không nên đi lạc vào các đối tượng của nhận thức, trộn lẫn với chúng, thay vào đó nên giống như một giọt thủy ngân rơi vào bụi bặm. Vào lúc đó, năm năng lực giác quan được để mặc không chỉnh sửa và ở trong một trạng thái quân bình.60 Các đối tượng của chúng biểu hiện không ngừng. Tuy vậy, bên trong một trạng thái không có sự chuyển động, không có những suy nghĩ qua lại, tính giác vẫn tự do, một không gian rộng lớn liền mạch. Đây là một điểm quan trọng.

Trạng thái tỉnh giác trống rỗng này, pháp thân, điều kiện của hiện diện tự nhiên quý giá, cần được nhận ra là phương thức hiện hữu không tạo tác và tối hậu trong tầng bậc nền tảng của tâm trí. Do đó, người ta đi đến niềm tin quyết định rằng mọi hình tướng, thanh tịnh và bất tịnh, khởi lên nhờ năng lực sáng tạo của hiện diện tự nhiên, chẳng gì khác hơn là tính giác trống rỗng và thoát khỏi vận động khai niệm, trí tuệ bản nguyên của tính bình đẳng. Và nghỉ ngơi với tâm thái thiền trong trạng thái tỉnh giác trống rỗng, sáng ngời này, trạng thái siêu việt mọi tham chiếu, suy nghĩ và cấu trúc khái niệm, một trạng thái nhận biết trần trụi, không gián đoạn, là điểm then chốt quan trọng nhất.

Mọi thứ đều được thể tính hóa như thiền định nhất tâm tự nhiên.

14. trong cõi bao la và thanh tịnh

Của tính giác không bị ngăn trở, tự nhận thức,

Mọi hình tướng, đối tượng, các trạng thái tinh thần

Là một trạng thái không gián đoạn của tính bình đẳng.

Chúng đều được thể tính hóa

Một sự liền mạch của hiện diện tự nhiên,

Thiền định nhất tâm tự nhiên.

Vào mọi lúc như dòng nước mạnh mẽ,

Trí tuệ bản nguyên,

Không do tu luyện thông qua thiền định của hành giả

Mà hiện diện tự phát, không ngừng.

Tinh hoa cốt tủy của mọi hiện tượng

Là sự mở rộng, nguyên thủy, tự sinh khởi,

Mà trong mức độ trọn vẹn của nó

Tương ứng với trí tuệ thực sự của Phổ Hiền.

Mọi hiện tượng của các luân hồi và niết bàn đều xảy ra trong không gian bao la của tính giác tự nhận thức. Khi tính giác được để mặc trong một trạng thái tự do và rộng mở, người ta nghỉ ngời thoải mái trong nhận thức về bản tính của những hiện tượng tương tự này mà không cần ngăn chặn chúng. Không có bất kỳ điểm quy chiếu nào, tính giác an trú tự do và thanh tịnh trong trạng thái bình đẳng nơi các hiện tượng sinh khởi và hoại diệt tự nhiên. Do vậy, người ta nói rằng những hiện tượng tương tự này được thể tính hóa như trạng thái rộng mở bao trùm tất cả. Như Sáu không gian tuyên bố:

Bên trong bản tính của tâm, vượt ngoài chấp nhận và chối bỏ,

Mọi hình tướng không có sự phân biệt đều tự nhiên lắng xuống.

Đây là “trạng thái rộng mở toàn khắp”

Và là điều mà, Tôi, Phổ Hiền, giảng dạy.

Bất cứ điều gì xuất hiện, dù là đối tượng nhận thức hay trạng thái nhận thức, bên trong sự rộng mở vĩ đại toàn khắp của tính giác tự nhận thức và vô ngại, điểm cốt yếu cần nhận ra rằng những hiện tượng này chỉ đơn giản là tính giác và thực giãn tự nhiên trong nhận biết này. Trong trạng thái bình đẳng không ngăn ngại, vô niệm, không gián đoạn này, tất cả những sự vật như vậy khởi lên và lắng xuống tự nhiên.

Tương tự, kho một ngưởi nghỉ ngơi thoải mái trong trạng thái rộng mở tự nhiên và không chế định, người ta đang ở trong trạng thái thiền định nhất tâm vốn hiện diện từ nguyên thủy. Điều này được thể tính hóa như sự mở rộng của hiện diện tự phát, không gián đoạn, rộng lớn, nguyên sơ, trống rỗng và sáng tỏ. Trong mọi lúc, thiền định nhất tâm này là không ngừng giống như dòng chảy của một con sông lớn. Dù người không nỗ lực tu luyện nó, trí tuệ bản nguyên, tự sinh và tự phát, vẫn không ngừng như một dòng nước trong suốt.

Tóm lại, cốt lõi tinh hoa của mọi hiện tượng, dù là luân hồi hay niết bàn, đều không thể tách rời khỏi cõi giới bao la nguyên thủy tự sinh khởi, mà trong mức độ đầy đủ của nó, là trí tuệ tối thượng, bản tính nền tảng, của Phổ Hiền. Điểm cốt yếu là nghỉ ngơi tự nhiên ở trong nó, thiền định nhất tâm tự nhiên, vĩ đại từ trí tuệ bản nguyên của đại lạc.

Thứ tư, hiện diện tự phát được thể tính hóa như trạng thái mà mọi thứ được để nguyên như chúng là.

15. Gốc rễ của mọi hiện tượng

Là tâm trí giác ngộ

Giống như không gian

Tính tương tự có thể áp dụng cho tất cả.

Vạn sự được chứa đựng trong vực thẳm không gian,

Và tất cả đều thuần khiết trong bản chất

Không có nỗ lực hay cố gắng.

Tương tự, một trạng thái vượt ngoài các hành động có chủ ý,

Vượt xa tầm với của tâm trí bình thường,

Nơi mọi thứ xuất hiện

Được để nguyên như chúng đang là

Nó tại đây được thể tính hóa

Điểm chính yếu của các hiện tượng,

Hiện diện tự nhiên

Cả ngoài và trong.

Gốc rễ của mọi hiện tượng là tâm giác ngộ tối thượng. Nó được so sánh với không gian, vốn là ví dụ được sử dụng phổ biến. Sự so sánh này được thực hiện theo nghĩa nào? Không gian vượt khỏi sự phân biệt như bên ngoài, bên trong, trên và dưới, trung tâm và chu vi. Nó không có sự chuyển động và biến đổi, bên trong nó những điểm chính và những phương hướng trung gian đều không có ý nghĩa. Tương tự, tâm giác ngộ vượt xa những phân biệt như bên ngoài hay bên trong, vân vân. Quả thực, tất cả các cấu hình rộng lớn và kỳ diệu được tìm thấy trong vũ trụ và những cư dân của nó đều được chứa đựng trong chiều sâu không gian. Về phương thức nền tảng tồn tại của nó, tất cả đều dễ dàng và thuần tịnh tự nhiên, trong khi vẫn giữ được tính cá thể và khác biệt. Tương tự, bất cứ hiện tượng nào, thanh tịnh hay bất tịnh, niết bànm hay luân hồi xuất hiện, đều được chứa đựng trong tính bao la của tâm giác ngộ. Chúng không bao giờ rời xa bản chất tối thượng của mình, vốn nằm ngoài phạm vi của tâm trí bình thường và là sự mở rộng toàn khắp của tính giác siêu việt bất kỳ loại hành động và cố gắng nào. Khi được để yên không chế định như nó đang là, bất kỳ điều gì xuất hiện trong trạng thái tự nhiên của tính bình đẳng hiện diện tự phát này đều trống rỗng, rực sáng và không bị giới hạn. Những hình tướng bên ngoài và bên trong của luân hồi và niết bàn, hiện diện và tự nhiên và tự sinh khởi, được thể tính hóa ở điểm then chốt là để nguyên mọi thứ như chúng đang là. An trú tự do và không có sự sắp đặt trong bản tính tối hậu này của các hiện tượng, chẳng là gì khác hơn ngoài bản tính nền tảng của chúng, là điểm then chốt tối thượng. Như được nói trong mật điển Lời Siêu Việt:

Đối với mọi ảo tưởng bất tịnh

Điểm then chốt là để mặc các cánh cửa giác quan không tạo tác,

Để mặc chúng tự do, không thao túng.

Đừng đi lạc khỏi điều này. Đây là hướng dẫn cốt lõi.

Thứ năm, hiện diện tự phát được thể tính hóa thành sự thiếu vắng của mọi hành động và nỗ lực có chủ ý.

16. Trong chân như không có khởi nguồn, không kết thúc,

Không đi không đến (và còn lại).

Trong Đấng chiến thắng được tụ hợp

Sự tập trung không dao động

Của hiện diện tự phát.

Trong trạng thái này, siêu việt hành động,

Các hiện tượng được thể tính hóa.

Trong các hiện tượng luân hồi và niết bàn, chưa từng có hiện tượng nào được sinh ra. Chúng là trạng thái bình đẳng vượt ngoài mọi tạo tác khái niệm, và vì vậy trong thì hiện tại, chúng không có nguồn gốc. Nhưng dù không sinh, chúng xuất hiện rõ ràng và phân minh như cầu vồng trên trời. Do đó, câu thơ gốc mô tả chúng là không ngừng nghỉ. Xuất hiện ngay lúc đầu từ sự mở rộng của tính giác, các hiện tượng không đến từ nơi nào khác. Và vì vào lúc kết thúc, chúng tự nhiên lắng xuống trong không gian tính giác, chúng không đi nơi khác. Điều tương tự cũng áp dụng cho phần còn lại của tám cực đoan.

Tóm lại, các hiện tượng vượt ngoài tám khái niệm cực đoan này không bao giờ đi lạc khỏi căn bản của nền tảng. Trong cùng khoảng không gian này, tâm trí tuệ của các Đấng Chiến Thắng trong ba thời được hội tụ hoàn toàn, hòa quện với nó bất khả phân như nước hòa với nước. Khi an trú trong trạng thái chân như này, thành tựu trạng thái này được gọi là “tập trung thanh tịnh, không dao động của hiện diện tự nhiên”, tức là tính giác. Thân thể được để nguyên như vậy, bất động như một ngọn núi. Khả năng ngôn ngữ bị bỏ lại trong im lặng như một tiếng vang đã ngừng vọng lại. Tâm trí được để mặc không suy nghĩ, như không gian bao la, sự trong sáng rộng mởi của hiện diện tự phát. Ở đó, trong trạng thái bình đẳng, không có mọi hành động, mọi hiện tượng đều được thể tính hóa. Như được nói trong Vua sáng tạo toàn thể:

Tâm giác ngộ, bản tính của các hiện tượng

Vượt ngoài chấp nhận và bác bỏ, giống như không gian.

Do đó, nó không thể được suy diễn thông qua suy nghĩ và hành động.

Nó không thể bị cố định vào “cái này” hoặc “cái kia”,

Và do vậy, người ta không thể thiền định về nó.

Như không gian, hoàn toàn thanh bình,

Nó hoàn toàn thoát khỏi mọi bất tịnh.



Mật điển Sáu không gian cũng nói:

Trong bản tính của tâm, thoát khỏi mọi khấy động tinh thần,

Kinh nghiệm tuệ giác sâu xa vô niệm

Là trí tuệ thoát khỏi đến và đi.

Đó là thứ mà Tôi, Phổ Hiền, dạy.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
3. Phần thứ ba: Các hiện tượng được xếp vào Hiện Diện Tự Phát



Phần này gốm ba khổ thơ. Đầu tiên, mọi thứ được bao hàm trong tính thanh tịnh của hiện diện tự phát.

17. Vạn sự được bao gồm trong hiện diện tự nhiên.

Toàn thể thế giới hiện tượng, hiện diện tự phát,

Là sự tự kinh nghiệm của tính giác.

Luân hồi và niết bàn,

Hiện diện tự phát, và sự biểu lộ của tính giác.

Cũng vậy, tâm giác ngộ, ngay từ đầu,

Đã hiện diện tự nhiên,

Mọi hiện tượng chẳng là gì khác

Ngoài hiện diện tự phát.

Mọi hiện tượng được bao gồm trong tính giác, tức là hiện diện tự phát vĩ đại. Nó là như vậy theo cách sau. Giống như những hình ảnh trong giấc mơ hiện diện tự phát như trải nghiệm của giấc ngủ, những thứ tô điểm cho vũ trụ và chúng sinh đều là hiện diện tự phát như sự tự kinh nghiệm của tâm giác ngộ tối thượng. Giống như năm ánh sáng chiếu ra từ một viên pha lê là sự phô diễn năng lực sáng tạo của viên pha lê đó, các hiện tượng luân hồi và niết bàn khởi lên tự nhiên như sự phô diễn năng lực sáng tạo của tính giác. Và tính giác, gọi là tâm giác ngộ, hiện diện tự nhiên như sự thức tỉnh thanh tịnh bản nguyên khởi thủy, bản tính rộng mở và tự do ngay từ đầu. Vì vậy, mọi hiện tượng trong cả luân hồi và niết bàn đều chẳng là gì khác ngoài tính giác, hiện diện tự phát vĩ đại. Ngoài ra, không có hiện tượng nào cả. Điều đã được nói trong Sự chấm dứt lập tức của Ba Thời:

Nền tảng của luân hồi và niết bàn là tâm giác ngộ.

Nền tảng của tâm giác ngộ hiện diện tự phát.

Cái hiện diện tự phát là chính nó mà không có sự xác định.

Các đối tượng là không sinh, tức là hiện diện tự nhiên.

Và:

Bản tính của luân hồi và niết bàn là tâm giác ngộ.

Bản tính của tâm giác ngộ là không kết thúc và không khởi đầu.

Nền tảng là vô thủy và vô chung,

Là hiện diện tự nhiên.

Cái không có kết thúc và khởi đầu

Là không cần xác định.

Thứ hai, hiện diện tự phát được xếp vào nhóm không có hành động và nỗ lực.

18. Hiện diện tự phát

Là bản tính của tâm trí.

Và do đó nền tảng hay gốc rễ,

Tinh hoa (của các hiện tượng),

Được tụ hợp trong tâm giác ngộ.

Không cần ở đó để tìm kiếm nó

Bằng các phương tiện của mười yếu tố.

Nó hiện diện tự nhiên;

Không cần cố gắng để có nó

Bằng phương tiện của cái thấy và thiền định tập trung.

Không cần đạt được nó bằng các phương tiện ngoại lai,

Như trong hệ thống nhân quả.

Không cần bận tâm

Với hy vọng và sợ hãi về nó.

Ngay bây giờ trong hiện tại

Hiện diện tự nhiên là pháp thân nguyên thủy.

Bản tính của tâm trí, đơn giản, thiếu vắng tạo tác khái niệm, tính bình đẳng của luân hồi và niết bàn, là hiện diện tự phát. Vì vậy, nền tảng hay gốc rễ từ đó mọi hiện tượng luân hồi và niết bàn phát sinh và tinh túy mà từ đó chúng tùy thuộc vào đều được tụ hợp trong tâm giác ngộ tối thượng. Và như văn bản nói, đây là hiện diện tự nhiên. Nó không phải là thứ để được tìm kiếm hay theo đuổi bằng mười yếu tố của cái thấy, thiền định, hành động, quán đỉnh, mandala, vân vân, của mật tông. Không cần phải cố gắng để đạt được nó (thông qua thực hành) cái thấy, thiền định, tập trung, vân vân. Tất cả đều có mặt tự nhiên. Như Vua sáng tạo toàn thể tuyên bố:

Kye! Bậc thầy của mọi vị thầy,

Vua sáng tạo toàn thể,

Ban giáo lý này cho đoàn tùy tùng của ông,

Những người tâm trí không tạo tác.

Ông nói: “Bạn, những hành giả đã hiểu

Rằng tất cả không có gì ngoại lệ là không sinh,

Đừng cố gắng trong mười yếu tố của mật tông!”

Hơn nữa, điều này không cần thiết phải được thực hiện thông qua tác động của một số nguyên nhân bên ngoài, như trong các thừa thấp, trong đó nguyên nhân và kết quả của chúng được coi là khác nhau và tách biệt. Trạng thái tự nhiên của tính giác, vượt trên mọi nguyên nhân và nỗ lực, là hiện hiện tự phát. Khi tin chắc vào điều này, người ta không cần lo lắng về trạng thái tự nhiên này, hy vọng sẽ tìm thấy nó hoặc sợ rằng sẽ bỏ lỡ nó. Như đã nói trong Vua sáng tạo toàn thể:

Cái thấy và hành động của Đại Toàn Thiện

Không giống việc thực hành dựa trên nhân và quả.

Cái thấy và hành động của tâm trí giác ngộ

Như không gian trong bản tính của chúng.

Do bản tính nền tảng của hiện diện tự phát, là tâm giác ngộ, trạng thái đại bình đẳng thoát khỏi mọi suy diễn khái niệm, trong chính khoảnh khắc này, chúng ta đang đối mặt với pháp thân Phổ Hiền, vị chúa tể nguyên sơ.

Thứ ba, một tuyên bố kết luận chứng tỏ rằng hiện diện tự phát là bất biến.

19. Bản tính của tâm trí là một sự mở rộng vô hạn

Của không gian vượt trên mọi thay đổi.

Từ sự mở rộng này mà ba thân,

Luân hồi và niết bàn tự phát xuất sinh,

Mặc dù chúng không bao giờ rời khỏi nó.

Sự biểu lộ của nó vô cùng đa dạng:

Một kho tàng của những hình tướng huyễn ảo

Của năng lực nhận thức

Khởi sinh đơn độc như sự hiện diện tự nhiên:

Phổ Hiền.

Ngài do vậy là đạo sư của luân hồi và niết bàn

Vì chúng chưa bao giờ đi lạc đến nơi nào khác

Từ đây, sự mở rộng tối hậu.

Phổ Hiền do vậy là tất cả;

Chẳng có gì ở đó mà không thể là như vậy.

Tất cả là sự mở rộng, hiện diện tự nhiên,

Của bản tính kim cương.

Mọi sự đều được bao gồm từ nguyên thủy

Bên trong hiện diện tự nhiên.

Cõi giới bất biến trong bản tính của tâm trí được phú bẩm tự nhiên với ba thân. Sự rộng mở như không gian bất biến trong bản tính của tâm, trống rỗng, là pháp thân. Tịnh quang của nó là báo thân. Năng lực nhận thức không chướng ngại của nó là hóa thân. Mọi hiện tượng của cả luân hồi và niết bàn dường như khởi lên tự nhiên từ bên trong sự mở rộng quảng đại của ba thân, tuy nhiên ngay từ đầu, chúng chưa bao giờ lạc ra khỏi cùng không gian, tính giác này. Và chắc chắn rằng chúng sẽ không bao giờ bị như bậy vào bất cứ thời điểm nào trong tương lai.

Trong cõi ba thân không phân chia, vốn là tính giác, hiện diện tự phát, sự phô diễn đa dạng của năng lực sáng tạo của nó diễn ra giống như cầu vồng xuất hiện trên bầu trời. Quả thực, toàn thể tính đa dạng phong phú của những biểu hiện huyễn ảo từ năng lực nhận thức, phát sinh từ kho tàng của hiện diện tự phát quý giá, hay tính giác, tự nó, là hiện diện tự nhiên duy nhất của Phổ Hiền biểu lộ ra bên ngoài. Vì lý do này, mọi hình tướng, thanh tịnh hay bất tịnh, đều có chung một bản tính của Phổ Hiền. Chắc chắn rằng chẳng có gì khác có thể khác đi được. Như ta thấy trong Tràn đầy Lục Thức:

Bên trong Phổ Hiền, trạng thái vượt ngoài mọi hành động,

Luân hồi là Phổ Hiền, niết bàn là Phổ Hiền.

Nhưng bên trong không gian của Phổ Hiền,

Chưa bao giờ có luân hồi hay niết bàn.

Hình sắc là Phổ Hiền, tính không là Phổ Hiền.

Nhưng trong không gian của Phổ Hiền,

Chưa bao giờ có sắc và không.

Và,

Sinh và tử đều là Phổ Hiền

Hạnh phúc và đau khổ đều là Phổ Hiền.

Nhưng trong không gian Phổ Hiền,

Chưa bao giờ có sinh tử,

Không có hạnh phúc hay đau khổ

Bản thân và người khác là Phổ Hiền,

Thường hằng và chấm dứt là Phổ Hiền.

Nhưng bên trong không gian Phổ Hiền,

Không có Ta hoặc người, thường và đoạn

Từng có.

Cho nên chính tính giác đó, Phổ Hiền, có khả năng làm chủ mọi hình tướng của luân hồi và niết bàn, vốn khởi sinh từ không gian của nó như là sự phô diễn năng lực sáng tạo. Chúng không bao giờ đi lạc khỏi cõi giới vô hạn của hiện diện tự phát, tính giác, Phổ Hiền. Do đó, văn bản gốc nói rằng chúng chưa bao giờ đi lạc lối ở nơi nào khác. Quả thực, chẳng có hiện tượng nào có thể khởi sinh từ bất cứ thứ gì khác ngoài năng lực sáng tạo của Phổ Hiền. Chẳng thứ gì có thể làm được như vậy. Do vậy, mọi sự trong thế giới hiện tượng, ngay từ đầu, chưa bao giờ đi lạc khỏi tính giác, đó là, Phổ Hiền, không gian hiện diện tự phát của tinh túy kim cương. Vì thế, mọi hiện tượng trong luân hồi và niết bàn đều được bao gồm từ nguyên thủy trong tính giác, hiện diện tự nhiên quý giá. Như được nói trong Ngập tràn sáu thức:

Vĩ đại nhất trong các bậc vĩ đại, Phổ Hiền, pháp giới,

Giống như vị vua duy trì mọi quyền thống trị của mình.

Ông cai quản luân hồi và niết bàn, những thứ không bao giờ rời xa mình.

Như vậy mọi sự đều là Phổ Hiền.

Điều này là như vậy, cho dù nó có vẻ chẳng phải vậy.

Vượt trên sự khác biệt về tốt và xấu,

Tất cả là một trong Phổ Hiền.

Như vậy nguyên lý hiện diện tự phát được chứng minh.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
3. Phần bốn: Có niềm tin rõ ràng rằng mọi hiện tượng là hiện diện tự phát

Mục này bao gồm tám khổ thơ. Đầu tiên, một niềm tin rõ ràng đạt được rằng mọi hiện tượng đều tham gia vào hiện diện tự phát, điều không thể tin được và không thể diễn đạt được.

20. Một nhận định rõ ràng như vậy đã đạt được

Về bản tính hiện diện tự phát của chúng.

Bên trong hiện diện tự phát,

Siêu việt mọi ranh giới,

Bên ngoài và bên trong,

Mọi thứ chỉ là sự tự kinh nghiệm của tính giác.

Chúng không đi cũng không đến

Chúng nằm ngoài khẳng định và phủ định,

Vạn sự là tính bao la trùm phủ toàn thể

Không có mọi chiều hướng, lên và xuống.

Hoàn toàn vô định, hoàn toàn vô hạn,

Không thể tưởng tượng, chẳng thể trình bày,

Chúng không thể được xác định.

Nói rằng người ta nên giải quyết dứt điểm hoặc đi đến một niềm tin rõ ràng (về các hiện tượng) có nghĩa là gì? Mọi hình tướng là tính giác, và điều này được coi là bản chất của hiện diện tự phát. Đó là tâm trí giác ngộ, thoát khỏi mọi tạo tác khái niệm, một sự trong sáng rộng mở bao la như không gian. Làm sao lại như vậy? Trong cõi giới bao la của tính giác, tâm giác ngộ, nói cách khác, hiện diện tự phát quý giá siêu việt mọi phương hướng, thiên đỉnh và đáy, ngoài và trong, trung tâm và ngoại vi, bên trong cõi giới bao trùm toàn thể, duy nhất này, mọi hiện tượng của luân hồi và niết bàn, sự tự kinh nghiệm của tính giác, khởi sinh sống động và không gián đoạn giống như cầu vồng trải rộng trên bầu trời. Tuy nhiên, trên thực tế, những hiện tượng tương tự này chưa bao giờ đi lạc khỏi không gian của tính giác, đại hiện diện tự nhiên. Chúng vượt trên mọi khẳng định và phủ định, mọi chuyển động và thay đổi, mọi sự đến và đi. Chúng chưa bao giờ dao động khỏi cõi giới như không gian đơn nhất của tính bình đẳng vĩ đại, bao trùm toàn thể, vượt ngoài mọi phương hướng, lên hay xuống. Như được nói trong Gặp gỡ ba thân:

Trong pháp giới, mọi thứ xuất hiện

Cả bên ngoài và bên trong.

Tuy nhiên trong không gian vượt trên mọi hành động,

Chưa từng có bên ngoài hay bên trong.

Vượt trên cả trong lẫn ngoài, bản tính của mọi hiện tượng

Là một không gian mở và không bị cản trở.

Trạng thái này không thể bị chia cắt

Và trong đó mọi hoạt động đều được tìm thấy.

Điều này nghĩa là mọi hiện tượng đều có bản chất tính giác của chúng. Chúng không thể suy lường, không thể diễn đạt, bất nhị, hoàn toàn không xác định và không bị giới hạn. Chúng là một trạng thái bình đẳng không nghiêng về bên này hay bên kia, một trạng thái vượt trên mọi sự xây dựng khái niệm. Chính vì lý do này mà chúng không thể được xác định bằng ngôn từ và cách diễn đạt. Chúng không thể được biểu thị bằng các dấu hiệu và phép loại suy, vân vân. Bản tính của chúng vượt xa cả suy nghĩ và các biểu đạt. Như Cõi chiếu sáng toàn thể tuyên bố:

Bản tính không chướng ngại tương đương không tồn tại.

Vì không theo dõi nó, nên nó không được nhìn thấy hay tìm thấy.

Thứ hai, đạt được một niềm tin rõ ràng rằng hiện diện tự phát là tinh hoa tối thượng.

21. Bởi vì các pháp,

Do bản tính, thanh tịnh khởi nguyên,

Vì, do đặc tính, chúng là hiện diện tự nhiên,

Thoát khỏi mọi cực đoan:

Tồn tại, không tồn tại, thường hằng, gián đoạn.

Đây là bản tính bất nhị, tâm giác ngộ.

Bản chất của thế giới hiện tượng, luân hồi và niết bàn, là thanh tịnh bản nguyên. Đặc trưng của nó là tính sáng. Như Sáu không gian cho ta biết:

Về bản chất, chúng thanh tịnh nguyên sơ;

Về đặc trưng, chúng hiện diện tự nhiên.

Như trích dẫn này tuyên bố, các hiện tượng là không tồn tại. Nhờ đức hạnh trong tính thanh tịnh nguyên sơ của mình, chúng trống rỗng. Nhưng chúng không phải là không tồn tại, vì chúng có đặc điểm hiện diện tự nhiên. Như vậy chúng lần lượt thoát khỏi những cực đoan của tồn tại và thường hằng; của không tồn tại và gián đoạn. Được giải phóng theo cách này khỏi những cực đoạn của bốn hoán đổi liên quan đến phương thưc hiểu biết của chúng, các hiện tượng tự sinh khởi và hiện diện tự nhiên. Đây là cách hiện hữu tối thượng của tính giác, vốn thanh tịnh nguyên thủy và vượt ngoài cả khẳng định và phủ định, vượt trên cả chuyển động và biến đổi. Đây là bản tính tối thượng của tâm giác ngộ, bất nhị. Như đã nói trong Sức mạnh hoàn hảo của sư tử:

Phật quả, vượt khỏi bốn cực đoan,

Là tính giác, tự nhận thức.

Vượt trên tồn tại, vượt trên không tồn tại,

Vượt trên cả thường hằng và gián đoạn,

Đó là pháp thân.

Thứ ba, trình bày chi tiết hơn về luận điểm trước đó.

22. Do bản tính, thanh tịnh bản nguyên

Không tồn tại như bất cứ thứ gì.

Đặc điểm của nó giống như không gian

Và thanh tịnh từ nguyên thủy,

Trong chính nó, hiện diện tự phát

Không được tạo ra bởi bất cứ ai.

Sự khởi sinh của nó là không ngừng,

Và bất cứ cái gì cũng có thể biểu hiện.

Nó là cội nguồn của cả luân hồi và niết bàn.

Nó không có khởi đầu trong quá khứ,

Và trong tương lai nó không có kết thúc.

Tính giác, bản chất của tính thanh tịnh nguyên sơ, không nằm trong các cực đoan bản thể học, chẳng hạn như tồn tại hay không tồn tại. Đó là một trạng thái bình đẳng, thoát khỏi mọi suy diễn khái niệm, nó là thứ không thể tưởng tượng, chẳng thể diễn bày. Sáu không gian cho ta biết:

Thoát khỏi mọi suy diễn khái niệm,

Tính thanh tịnh nguyên thủy của các hiện tượng

Là vẻ mặt vô nhiễm của nền tảng tinh yếu.

Vượt ngoài ngôn từ và các âm tiết,

Chẳng mô tả nào xác định được nó.

Và,

Không có chư phật, không có chúng sinh.

Không có các hiện tượng;

Không có nhận thức về cái tương tự.

Không có gì, không có gì,

Không có bất cứ điều gì.

Theo văn bản này tuyên bố, bản chất của tính giác vốn không tồn tại như bất cứ thứ gì cả. Giống như bâu trời khi thoát khỏi ba thứ bất tịnh, bản chất của tính giác có một trạng thái thanh tịnh từ nguyên thủy. Đây là trí tuệ nguyên sơ của tính bình đẳng, vốn là bất nhị và hiện diện tự nhiên như nền tảng mà từ đó cả luân hồi và niết bàn biểu lộ. Không có ai tạo ra nó, nó rộng mở và không bị cản trở như không gian. Tuy nhiên, mặc dù tính giác, hiện diện tự phát, là nền tảng tự nhiên cho sự sinh khởi của cả luân hồi và niết bàn, bản chất của tính giác tự nó không phải là luân hồi hay niết bàn. Sau này là sự phô diễn năng lực sáng tạo của tính giác, nó khởi lên không ngừng dưới dạng những hình tướng thanh tịnh hay bất tịnh có thể được nhận biết. Mật điển Vẻ đẹp cát tường nói:

Trong tôi không có ảo tưởng. Ảo tưởng xuất hiện do năng lực sáng tạo. Tính giác tự nhận thức không ngừng phát sinh bên trong nền tảng bất biến. Nhưng vì năng lực nhận thức không được xác định nên vô minh, thiếu tỉnh giác xuất hiện. Nó giống như những đám mây trên trời không có tồn tại thực sự, vì chúng xuất hiện ngẫu nhiên. Tương tự, nền tảng không có vô minh: chỉ khi năng lực nhận thức khởi lên trong nền tảng thì vô minh mới xuất hiện. Đây là điều được biết đến là tính căn bản của nền tảng hiện diện tự nhiên.

Mặc dù nền tảng, hiện diện tự phát quý giá, vốn không do ai tạo ra, vượt trên mọi suy diễn khái niệm, đặc trưng (chiếu sáng) của nó không ngừng biểu lộ. Mọi loại hình tướng không ngừng xuất hiện thông qua năng lực nhận thức của tiềm năng nhận thức. Do đó, nền tảng được phú cho tám cách phát sinh, và điều này được cho là bản tính nền tảng của chiều kích quý báu. Những cách phát sinh này được cho là nguồn gốc của luân hồi và niết bàn. Vì cái biểu lộ qua cửa bất tịnh là luân hồi, còn cái biểu hiện qua cửa thanh tịnh là niết bàn. Tóm lại, bất cứ hình tướng nào của luân hồi hay niết bàn xuất hiện và dù chúng xuất hiện thế nào trong quá khứ hay tương lai, chúng vẫn làm như vậy mà không bao giờ ra khỏi trạng thái của tính giác, vốn không khởi đầu, không kết thúc. Như đã nói trong Ngập tràn sáu thức:

Từ không gian của tam thân

Luân hồi và niết bàn biểu hiện,

Nhưng chúng không ra khỏi không gian này.

Thứ tư, đạt được niềm tin chắc chắn rõ ràng về hiện diện tự phát của tất cả những gì sinh khởi.

23. Hiện diện tự nhiên vô định, vô sinh

Là nền tảng tối hậu. Cách mà mọi thứ khởi sinh,

Vô thủy vô chung,

Không thể ngăn chặn.

Cách mọi thứ là, không có bản thể tự tính

Không thể được xác định.

Cách thức mọi thứ lắng xuống, không có đặc tính cố hữu

Không thể bị gián đoạn.

Niềm tin rõ ràng như vậy đã đạt được

Rằng sau đó cũng vậy

Vạn sự trú ngụ trong nền tảng

Từ đó chúng khởi sinh.

Điều này được gọi là “tan biến trong pháp thân,

Cạn kiệt trong sự mở rộng tối thượng”.

Các hiện tượng xuất theo nhiều cách khác nhau nhờ năng lực sáng tạo của tính giác bất sinh, hiện diện tự nhiên, giống như những hành tinh và ngôi sao, xuất hiện phản chiếu sống động trên mặt nước. Tuy nhiên trên thực tế, chúng chưa bao giờ rời xa cõi giới của nền tảng tối hậu: tính giác, hiện diện tự phát, không sinh và tự nhận thức. Đầu tiên, các hiện tượng biểu hiện không ngừng trong hiện diện tự phát, không gian của tính giác, không bị giới hạn và không rơi vào bất cứ cực đoan nào. Sau đó, những hiện tượng tương tự này tồn tại trong cùng tính giác này. Cuối cùng, chúng lắng xuống trong cùng không gian tính giác, tâm giác ngộ. Chúng không thể được tìm thấy ở nơi khác. Sự phát sinh không có khởi đầu và kết thúc của mọi hiện tượng không thể được nắm bắt. Các hiện tượng phát sinh và hoại diệt toàn bộ do bởi chính chúng.

Theo cách tương tự, không bao giờ ra khỏi hiện diện tự phát vĩ đại, cõi giới của tính giác, các hiện tượng (hiện hữu không tách rời với chính tính giác này) tồn tại trong một trạng thái rộng mở không bị ngăn trở. Chúng không tồn tại như một cái gì đó khác với tính giác. Cách hiện hữu tối hậu của tình giác và mọi hiện tượng không thể được đồng nhất là cái này hay cái kia. Đó là tính rộng mở không chướng ngại vượt ra ngoài mọi tham chiếu.

Tương tự, mặc dù các hiện tượng sinh khởi không ngừng trong không gian tính giác trống rỗng, hiện diện tự nhiên, trên thực tế, chúng không có đặc tính cố hữu dù là nhỏ nhất. Các hiện tượng phát sinh rồi tự lắng xuống. Cũng giống như cách các cơn sóng nổi lên từ biển mà không khác gì biển, các hình tướng đa dạng, phát sinh từ không gian tính giác, không ngừng lắng xuống trong tiến trình vĩ đại của tự sinh khởi và tự hoại diệt.

Bất kể các hiện tượng xuất hiện sinh, trụ, diệt như thế nào, chúng không bao giờ lạc khỏi cõi giới hiện diện tự nhiên, trí tuệ bản nguyên, không gian tối hậu của nền tảng. Người ta cho rằng chúng vẫn giữ bản tính của mình trong pháo đài bất biến, hay nói cách khác là hiện diện tự phát, tức là tính giác. Điều này cũng được gọi là sự hội tụ trong quả cầu duy nhất của pháp thân không có các cạnh và góc. Trong Sự chấm dứt lập tức của ba thời, Garab Dorje tuyên bố:

Một sự mở rộng vô hạn và vô tận

Là pháo đài của nền tảng,

Trong đó các hướng chính và trung gian,

Lên và xuống, là liên tục suôn sẻ.

Do đó, chư phật nói về

Một pháo đài treo lơ lửng trong không khí

Nơi tất cả các giá trị này kết hợp với nhau.

Chứa đựng tất cả, không nghiêng về bên này hay bên kia,

Quang cảnh giống như một pháo đài,

Thành trì của tính giác

Thành lũy của tâm giác ngộ.

Nơi này là cõi của pháp giới không sinh.

Danh hiệu là trí tuệ nguyên thủy, tự sinh, vượt trên tất cả

Vũ khí là lưỡi dao cạo

Của sự phát sinh tự nhiên, vô xác định.

Người ta đạt được một niềm tin chắc chắn và rõ ràng rằng mọi hình tướng của hiện diện tự phát, tức là mọi sự vật biểu hiện, sau đó cũng trụ trong nền tảng mà từ đó chúng đã phát sinh ra. Như vậy người ta ta về sự tan biến của chúng vào pháp thân, không gian nơi (các hiện tượng) đã cạn kiệt.

Khi bất cứ hình tướng hiện diện tự phát nào khởi lên, nếu người ta tỉnh giác rằng những hiện tượng huyễn ảo này, không có bất kỳ khác biệt nào giữa chúng, là sự tự kinh nghiệm của tính giác, thì cuối cùng khi niêm phong trong cơ thể người ta vỡ ra, nó cũng sẽ được tìm thấy vào thời điểm sau đó nơi những hình tướng này trú ngụ trong nền tảng, là pháp tính, giống như người mẹ mà từ đó chúng được sinh ra lần đầu. Người ta đi đến một sự chắc chắn dứt khoát về điều này. Khi nhận ra những hình tướng hiện diện tự phát của nền tảng là sự tự kinh nghiệm của tính giác, điều này giống như việc gặp gỡ giữa người mẹ và đứa con của mình.

Hơn nữa, nếu các hình tướng huyễn ảo của tâm trí tự kinh nghiệm bị hủy diệt bởi những hướng dẫn như dao cạo về cách làm sao để nhận ra bản tính của chúng, sự tan hoại của những hình tướng này trong không gian của khối cầu đơn nhất bao trùm toàn thể của pháp thân, nền tảng vô thủy, được coi là tan biến vào pháp thân, không gian nền tảng của sự cạn kiệt.

Thứ năm, đạt được một niềm tin rõ ràng về sự tan hoại của các hiện tượng.

24. Như những đám mây tan vào bầu trời từ nơi chúng đến

Và như ánh sáng pha lê rút vào trong pha lê,

Luân hồi và niết bàn

(Những hình tướng của nền tảng

Khởi sinh từ nền tảng)

Giữ vững bản tính thanh tịnh, nguyên sơ của chúng

Trong nền tảng tối hậu.

Một niềm tin rõ ràng đã đạt được

Rằng vạn pháp được tập hợp

Trong tính bao la của địa tầng căn bản

Của sự hiện diện tự nhiên.

Mọi vận hành tinh thần tan biến tự nhiên

Trong sự mở trống không có hoạt động nhận thức.

Những đám mây, trắng hoặc đen, xuất hiện trên bầu trời cuối cùng tan biến, tan vào vực thẳm không gian nới chúng lần đầu xuất hiện. Khi tia nắng mặt trời chiếu vào một viên pha lê, ánh sáng ngũ sắc của nó xuất hiện sống động. Khi tia nắng chấm dứt, ánh sáng lại được rút vào trong tinh thể. Điều này cũng tương tự với những hình tướng thanh tịnh và bất tịnh khác nhau của luân hồi và niết bàn, những hình tướng của nền tảng, khởi lên từ không gian của hiện diện tự nhiên quý giá (tính giác nền tảng) và không tách rời hay khác biệt với chính nền tảng này. Nếu nhờ vào cái thấy, người ta chắc chắn quả quyết về điều này và nếu người ta duy trì cái thấy này trong thiền định, tránh con đường nguy hiểm (của nhị nguyên) liên quan đến hành vi của mình, người ta sẽ hiện thực hóa và biểu lộ bản tính nền tảng đích thực vượt trên hy vọng và sợ hãi. Những hành giả đạt được điều này sẽ tiếp tục sống trong các hình tướng thân thể và chúng bị hạn chế. Nhưng khi phong ấn trên thân thể của họ bị phá vỡ, hình tướng ảo tưởng của người nhận thức và các sự vật được nhận thức sẽ tan biến vào tình trạng đích thực của nó. Trong năm ngày,62 hành giả chỉ nhận thức được những hình tướng của niết bàn: các cõi phật, những vị thần và các loại trí tuệ nguyên sơ. Khi nhận ra những kinh nghiệm này là sự tự kinh nghiệm của tính giác, mọi hình tướng của ánh sáng tỏa chiếu ra bên ngoài (các vị thần và linh ảnh của trí tuệ nguyên sơ) tan biến vào không gian tối thượng bên trong. Giống như những đám mây tan vào bầu trời và giống như những ánh sáng tụ lại vào trong pha lê, mọi hình tướng của nền tảng, nghĩa là những hình tướng của hiện diện tự phát, tan biến trong trí tuệ nguyên sơ tinh tế của nội quang minh, nền tảng tối hậu. Chúng giữ đặc tính của mình trong không gian thanh tịnh bản nguyên, pháp thân.

Giờ đây, mặc dù sắc thân hiện diện tự nhiên như ánh sáng chói chang của tính giác, pháp thân, nhưng nó không thể được nhận biết khi hành giả vẫn còn ở trong thân vật lý. Ngay khi phong ấn của thân thể vỡ ra, mọi hình tướng hiện tượng được tập hợp vào trong không gian tối thượng, tầng nền tảng của hiện diện tự phát quý giá. Điều này ám chỉ các hình tướng hiện tượng nắm giữ thành trì của tự do nguyên thủy trong không gian pháp tính. Khi sự kiện này được nhận ra, người ta đi đến kinh nghiệm rốt ráo, có tính quyết định về các hiện tượng. Hàng trăm ngàn mạng lưới cấu trúc khái niệm hòa tan dễ dàng và hoàn toàn tự nhiên vào pháp tính, nó thoát khỏi hoạt động nhận thức và là cảnh giới trong sự cạn kiệt của các hiện tượng. Nhờ vậy bản tính tối thượng của trí tuệ nguyên sơ của con đường được thành tựu. Việc này được mô tả là nắm bắt được cõi giới vĩnh cửu của tính rộng mở và giải thoát của nền tảng.

Sáu, hai loại niềm tin vào tính không tồn tại (của các hiện tượng) được chứng minh.

25. Khi mọi thứ lúc này xuất hiện

Mọi đối tượng của sáu thức giác quan

Tan biến vào địa tầng căn bản, pháp thân,

Bạn sẽ hoàn toàn tin rằng

Cả bên ngoài và bên trong hòa quện với nhau

Trong sự mở rộng bao la: hiện diện tự phát.

Bạn sẽ hoàn toàn tin rằng

Cả luân hồi và niết bàn,

Tự kinh nghiệm của tính giác,

Là tâm giác ngộ, không có hình dạng,

Trạng thái tỉnh thức biểu lộ.

Tương tự, nếu bạn để mặc các hình tướng và hoạt động tinh thần

Trong trạng thái tự nhiên của chúng, không gian chói ngời,

Không tạo ra khác biệt giữa chúng,

Giữ vững dòng chảy tự nhiên không suy diễn ý niệm,

Bạn sẽ hoàn toàn tin rằng

Chúng là trống rỗng, phát quang chói ngời

Của tính giác, hiện tại và tức thời

Đây được gọi là “trụ vững trong cõi báu”.

Đối với những yogi có năng lực cao nhất, những người đã đạt được giải thoát trong hiện kiếp, cách mà mọi hình sắc của các đối tượng lắng xuống trong bản tính của chúng, tự do và rộng mở nơi chúng hiện diện, mà không bị từ bỏ, như sau. Các hiện tượng được phát hiện bởi sáu thức giác quan xuất hiện thông qua những khuynh hướng bất thiện mà chúng sinh đã huân tập từ vô thủy. Những yogi này hoàn toàn chắc chắn về tính không thực của các hiện tượng như vậy và họ nắm bắt được thành trì của chiều kích bí mật của tịnh quang bên trong, tầng nền tảng của tính giác không bị ô nhiễm bởi sự vận hành, tạo tác và thao túng của tinh thần. Bất cứ thứ gì phát sinh đều lắng xuống, tan biến vào pháp thân. Do đó, các hình sắc của tịnh quang tỏa ra bên ngoài hòa tan vào không gian bên trong, với kết quả là bên ngoài và bên trong hòa trộn với nhau. Điều này mang lại niềm tin rõ ràng rằng những hình sắc này là sự tỏa sáng tự phát của tính giác bên trong không gian tối thượng được ban tặng sáu điểm đặc biệt.63 Những yogi này đạt được niềm tin rõ ràng rằng luân hồi và niết bàn, sự tự kinh nghiệm của tính giác, là tâm giác ngộ tối thượng không có hình tướng, phạm vi của trí tuệ ban sơ tinh tế của tịnh quang bên trong, mặc dù hấp thụ bên trong, vẫn không bị che lấp. Chính tại đây, trong chiều không gian này, những yogi này đạt được giác ngộ thực sự của họ ngay trong đời này.

Hoặc là, trạng thái giải thoát đạt được vào lúc chết thông qua niềm tin rõ ràng vào tính giác. Điều này xảy ra theo cách sau. Tất cả các hình sắc và quá trình tinh thần phát sinh vào lúc chết phải được để mặc trong trạng thái tự nhiên của chúng mà không có sự sắp đặt hay thao túng. Đối tượng của thiền định, không gian tối thượng bên ngoài của tịnh quang, không gian không có sự phát triển khái niệm, tính giác là bản tính tối hậu, giống như một bà mẹ. Tác nhân của thiền định, không gian tối thượng bên trong của tịnh quang pháp tính, tính giác là năng lực nhận thức, như một đứa con. (Vào thời điểm chết) chúng đến với nhau, giống như bà mẹ gặp đứa con của mình. Hai không gian hòa quện vào nhau thành một. Và khi nghỉ ngơi trong đó, người ta không còn bị cản trở bởi một cơ thể là kết quả của những khuynh hướng thói quen, và không có sự phân biệt nào được tạo ra giữa hai không gian. Người đó vẫn ở trong một dòng chảy tự nhiên, thoát khỏi mọi suy diễn khái niệm. Điều này, khi xảy ra được gọi là sự cân bằng thiền định trong sự trống rỗng và sáng ngời tỏa rạng (của tính giác). Điều này nghĩa là, vào lúc chết, người đó đạt được niềm tin rõ ràng rằng tính giác trong tính tức thời hiện tại của nó là sự hợp nhất không thể chia cắt của tính giác và không gian tối thượng. Điều này ám chỉ một hướng dẫn cốt lõi cực kỳ sâu sắc gọi là nơi an trú vững vàng trong chiều kích của hiện diện tự phát quý giá.

Ngắn gọn, lời chỉ dạy cốt lõi này như sau. Không gian tối thượng bên ngoài (tức là, tâm trí của các Đấng Chiến Thắng suốt ba thời, đại pháp giới) và không gian tối thượng bên trong (tức là tính giác tự nhận thức trong tính tức thời hiện tại của nó) được liên kết với nhau thông quan cánh cửa của đôi mắt, thông qua một trạng thái sáng suốt và tỉnh táo của tính giác. Khi niêm phong của cơ thể bị xé toạc, những không gian bên ngoài, bên trong và trung gian này hòa trộn với nhau không thể chia cắt trở thành một. Có nói trong Cõi chiếu sáng toàn thể:

Không gian bên trong căn phòng của một người

Và không gian thanh tịnh trong tính giác của người đó, tự nhận thức

Thông qua chỗ mở không bị cản trở của cánh cửa

Vừa rõ ràng vừa không bị che khuất.

Khi tính giác trùm khắp được chiếu qua đôi mắt của một người vào trong không gian và cõi bao la tối thượng (mẹ) và tính giác (con) hòa quện vào nhau, giải thoát sẽ diễn ra. Cách đạt được giải thoát này tuân theo truyền thống của các hướng dẫn cốt lõi vốn hết sức bí mật và thâm sâu. Nó được gọi là nơi an trú vững vàng trong chiều kích hiện diện tự phát quý giá. Có nói trong Cõi chiếu sáng toàn thể:

Tính giác đóng lại bên trong chiếc vỏ của các thói quen

Và tính giác trú ngụ trong không gian bên ngoài

Hai thứ này được liên kết với nhau

Thông qua cánh cửa của trí tuệ nguyên thủy.

Khi thân thể phát sinh từ những khuynh hướng thói quen

Không còn cản trở bạn nữa,

Hai thứ này trở thành một sự rộng mở không thể tách rời.

Và:

Khi bạn đạt được sự chứng ngộ với ý nghĩa to lớn như vậy,

Bạn giống như một con sư tử, chỉ với một bước nhảy lớn,

Bao trùm toàn bộ trái đất.

Trí tuệ tối cao, rộng mở và không bị cản trở

Đột phá vào khu vực quý báu.

Không có khởi đầu, chẳng có kết thúc của trạng thái trung ấm,

Vì bạn đang an trú trong trí tuệ bản nguyên vĩ đại.

Cách thức mà sự giải thoát xảy ra có thể được mô tả như sau. Tính giác nền tảng, trống rỗng, sáng ngời và không sinh (tịnh quang mẹ của hiện diện tự phát) và trí tuệ nguyên thủy, trong trẻo, không sinh, trống rỗng và tự phát sinh, cái mà người ta thiền định trên con đường (tức là, tịnh quang con tự phát sinh) có thể hòa trộn với nhau không thể tách rời do thực tế là cả hai đều trong trẻo và sáng ngời. Vì vậy, vào thời điểm khi niêm phong của cơ thể vật chất bị phá vỡ, tịnh quang mẹ và con hòa trộn vào nhau, và có sự giải thoát.

Thứ bảy, một hướng dẫn cốt lõi về tầm quan trọng của việc có một niềm tin rõ ràng.

26. Nếu giờ đây bạn thiếu niềm tin minh bạch

Trong địa tầng căn bản của bao la tối thượng,

Không phải sau này bạn sẽ tìm thấy

Tự do trong nền tảng nguyên thủy.

Nếu tự do trong nền tảng rộng mở mà bạn không đạt được,

Sự thiền định cứng nhắc của bạn không dẫn đến giải thoát

Mà dẫn đến những cõi trời bậc cao.

Cho nên bây giờ điều tối quan trọng

Là ấp ủ niềm tin minh bạch

Về loại tập trung

Nơi bạn nghỉ ngơi tự nhiên

Bên trong tính uyên nguyên của sự mở rộng tối cao.

Nếu ở thời điểm hiện tại, người ta không có một niềm tin rõ ràng, đạt được bằng cách duy trì thiền định tĩnh lặng tự nhiên, trong tính giác sáng tỏ, trống rỗng của không gian tối thượng bên trong, tầng nền tảng của tính thanh tịnh nguyên thủy, tâm trí sẽ tiếp diễn trong các tiến trình thông thường của nó. Mặc dù nó có thể được làm ổn định thông qua việc thực hành an trú tĩnh lặng, nhưng nó sẽ không đạt được giải thoát sau đó trong không gian của nền tảng nguyên thủy. Hơn nữa, nếu người ta không đạt được giải thoát trong không gian của tịnh quang mẹ của nền tảng thì bất kể người tu luyện an trú tĩnh lặng vô niệm hay trong trạng thái thiền định được sắp đặt chặt chẽ đến mức nào mà vẫn đi kèm với thái độ chấp nhận hoặc chối bỏ, khẳng định hay phủ định, thì người ta sẽ chẳng đạt được gì hơn là tái sinh lên thiên giới của những cõi cao hơn. Người ta sẽ không bao giờ thành tựu giải thoát ở nơi có tự do vĩnh cửu. Như được nói trong Dòng khẩu truyền:

Bạn biết cách thiền định nhưng không đạt được giải thoát.

Vậy thì bạn khác gì một chư thiên chìm đắm trong nhập định?

Và:

Nếu không có sự sáng suốt sắc bén của tuệ giác thâm sâu,

Ngay cả một số loài thú cũng có thể an trú tĩnh lặng.

Đó là vì sao lúc này trong hiện tại, điều quan trọng là phải tin tưởng và chắc chắn về thể loại của sự tập trung nơi người ta nghỉ ngơi tự nhiên ở không gian uyên nguyên bên trong, trống rỗng, sáng ngời, và không bị cản trở. Nếu bây giờ, trong khi đang tu luyện trên đạo lộ, người ta thiền định theo cách nhấn mạnh đến tịnh quang của không gian bên trong, thì khi cơ thể bị bỏ lại một bên, tịnh quang này sẽ hòa trộn vô hình với hiện diện tự nhiên quý giá, pháp thân, và hai sắc thân sẽ phấn đấu vì lợi ích của chúng sinh, vĩnh viễn, toàn khắp và tự phát.

Vào thời điểm chết, hơi cuối cùng được thở ra với âm “Ha”. Người ta không thể hít vào lại với âm “Hu”. Tính giác tách rời khỏi khí bên trong. Và vì tâm trí bình thường của các khuynh hướng thói quen không còn hiện diện nữa, nên trạng thái giống như không gian của pháp thân không sinh xuất hiện, và ngay tại khoảnh khắc đó, phật quả được đạt tới.Những chú chim non garuda, vua của các loài chim, phát triển đầy đủ sức mạnh của chúng khi vẫn còn trong trứng. Do đó, khi nở, chúng có thể bay ngay lập tức lên không trung. Không loài chim nào khác có khả năng này, chỉ mỗi garuda mới có. Tương tự, các yogi phát triển sức mạnh của sự giác ngộ khi vẫn còn bên trong lớp vỏ cơ thể của họ. Ngay khi thứ này mở ra, họ trở nên không thể tách rời khỏi chiều không gian giống như không gian của pháp thân, không gian tối thượng của nền tảng. Giải thoát đạt được ngay lập tức. Phẩm chất phi thường này là độc nhất đối với Atiyoga. Không có trong tám thừa khác.

Ngoài ra, ngay cả khi vẫn còn trong trứng, những con non garuda có sức mạnh vượt trên loài rồng. Tương tự, mặc dù các yogi tạm thời sống trong thân hình vật chất, họ vẫn vượt qua tám thừa thấp hơn bằng sức mạnh của sự chứng ngộ về bản tính tối hậu của mọi hiện tượng. Như được tìm thấy trong Sự Tan Rã Tự Nhiên của các Đặc Tính:

Ví dụ, garuda vĩ đại, vua các loài chim,

Khi còn trong trứng, nắm các loài rồng trong quyền lực của mình

Khi còn trong trứng, đôi cánh của nó phát triển đầy đủ,

Và ngay khi nở ra, nó bay vút lên khỏi mặt đất.

Giờ đây, làm sao các loài chim khác có thể dễ dàng đạt được điều này?

Chỉ garuda mới có quyền năng này

Nó bay lên trời một cách dễ dàng.

Và:

Không có giác ngộ và

Không có sự thiếu vắng giác ngộ

Có giải thoát,

Không có đời này và không có đời sau

Có tính bình đẳng

Không có gián đoạn mọi thứ tồn tại

Trong trạng thái bình đẳng

Những người nghĩ rằng giải thoát đạt được

Thông qua chín thừa

Những người nghĩ rằng nó đạt được thông qua tu luyện,

Thông qua từ bỏ và thông qua chuyển hóa

Tất cả những người như vậy đều an tâm trong Đại thừa.

Và:

Trong thân thể của những khuynh hướng thói quen này,

Sức mạnh của (kim cương) bản tính đã trọn vẹn.

Một khi thân thể bị từ bỏ,

Không có sinh, không có tử, không có trung ấm,

Tính giác đơn lẻ và duy nhất

Không tách rời khỏi mọi thứ.

Và:

Điều này không thể thực hiện được ở những thừa thấp hơn.

Điểm then chốt này của kết quả

Được cho là chỉ có thể thực hiện được duy nhất ở Vô Thượng.



Tám, phần hiện tại được đưa đến kết luận:

27. Bạn sẽ đi đến niềm tin rõ ràng

Rằng mọi thứ là tính giác

Hiện diện tự phát.

Bạn sẽ đến niềm tin rõ ràng

Rằng hiện diện tự phát

Là địa tầng căn bản

Của tính thanh tịnh bản nguyên.

Bạn sẽ đến niềm tin rõ ràng

Rằng thanh tịnh bản nguyên là thoát khỏi

Tham chiếu, tư tưởng, biểu đạt.

Đây là niềm tin rõ ràng, dứt khoát

Về hiện diện tự phát.

Bởi vì mọi hiện tượng của cả luân hồi và niết bàn đều phát sinh từ không gian hiện diện tự phát vĩ đại hay là tính giác, và bởi vì chúng tất yếu và chung cuộc sẽ tan biến vào trong đó, nên người ta sẽ đi đến một niềm tin rõ ràng rằng chúng tính giác, hiện diện tự phát. Người ta sẽ đi đến một niềm tin rõ ràng rằng hiện diện tự phát, tính giác, là pháp thân vĩ đại, tính thanh tịnh bản nguyên, tầng nền tảng của không gian tối thượng bên trong. Người ta sẽ đi đến một niềm tin rõ ràng rằng tính thanh tịnh ban sơ, pháp thân vĩ đại, là sự vắng mặt đơn gian của hoạt động nhận thức, thoát khỏi mọi tham chiếu, suy nghĩ và biểu hiện. Niềm tin có tính quyết định về trạng thái tối thượng và thực hành về pháp tính tương ứng với niềm tin rõ ràng, dứt khoát về hiện diện tự phát, tính giác.



Một tuyên bố kết thúc tên của Chủ đề Kim cương




Đến đây kết thúc chú giải bằng lời về chủ đề kim cương thứ ba của Kho tàng trân bảo của Bản tính nền tảng, trong đó xác định rằng ngay từ đầu, các hiện tượng là hiện diện tự phát.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
2. Chủ đề Kim cương thứ tư: Bản tính đơn nhất



Chủ đề này chứng minh rằng các hiện tượng là trí tuệ bản nguyên tự sinh đơn nhất. Bản thân giáo lý, kết thúc bằng một tuyên bố về tên của chủ đề kim cương, có bốn phần: các điểm chính được tiết lộ, chúng được thể tính hóa, chúng được bao hàm, và có được niềm tin rõ ràng về chúng.



3. Phần một: những điểm chính được tiết lộ



Phần này gồm mười khổ thơ. Đầu tiên, khổ thơ chứng minh rằng gốc rễ của mọi hiện tượng là một tính giác.



1. Và bây giờ bản tính duy nhất (của các hiện tượng) được hiển bày.

Tính giác duy nhất là nền tảng của mọi hiện tượng.

Dù có vẻ nhiều đến đâu,

Chúng cũng không dao động khỏi bản tính duy nhất của mình.

Như nó được nói vậy. Gốc rễ duy nhất và chỉ một của chúng

Là trí tuệ bản nguyên tự sinh khởi.

Trong một số trường hợp nhất định, từ một viên ngọc duy nhất,

Lửa và nước, khác biệt và phân minh, có thể đều xuất hiện.

Tuy nhiên gốc rễ của chúng là một, lưu ly thuần khiết quý giá.

Cũng vậy, mặc dù từ một tính giác, tự nhận thức,

Niết bàn và luân hồi cùng khởi sinh,

Gốc rễ của chúng là một, trí giác ngộ tối thượng.

Sự khác biệt chia tách chúng là ảo tưởng,

Phát tích từ nhận biết hay không nhận biết về tính giác..

Longchenpa giờ đây chỉ ra tất cả các hiện tượng, thanh tịnh và bất tịnh, của luân hồi và niết bàn, được thiết lập như là bản tính của một trí tuệ nguyên thủy duy nhất, tự phát sinh và tự nhận thức. Tâm giác ngộ tối thượng, tính giác duy nhất là nền tảng vĩ đại của mọi thứ mà không có ngoại lệ, trong luân hồi và niết bàn. Do đó, mặc dù tại thời điểm này, các hiện tượng vô hạn của luân hồi và niết bàn phát sinh đa dạng, thực tế là chúng chưa từng, không, và sẽ không bao giờ ra khỏi không gian của tính giác tự phát sinh duy nhất, tâm giác ngộ tối thượng. Khẳng định này chứng minh rằng gốc rễ duy nhất của chúng ta là trí tuệ nguyên thủy tự phát sinh. Khi một viên ngọc lưu ly được ánh sáng mặt trời chạm vào, lửa được tạo ra. Khi nó được ánh sáng mặt trăng chạm vào, nước được tạo ra. Lửa và nước, khác biệt và riêng biệt, đều có thể xuất hiện tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, gốc rễ của chúng là như nhau, viên ngọc lưu ly tinh khiết. Tương tự, mọi hình tướng chẳng là gì ngoài tính giác tự nhận thức duy nhất, tâm giác ngộ tối thượng. Tuy nhiên, khi chúng không được nhận ra là như vậy, chúng xuất hiện như luân hồi và bị lạc vào một chuỗi các hình tướng ảo tưởng không ngừng, bản thân chúng là nguồn gốc của đau khổ bất tận. Tuy nhiên, khi chúng được nhận ra, chúng xuất hiện như niết bàn và sự giải thoát xảy ra trong không gian của cõi giới toàn thiện đơn nhất của tính giác tự nhận thức. Do đó, mặc dù tính giác tự nhận thức duy nhất phát sinh trong nhận thức của chúng sinh như là luân hồi hoặc niết bàn, tùy thuộc vào sự trong sạch hay ô uế của cùng những nhận thức này, thực tế là gốc rễ hay nguồn gốc mà từ đó tất cả những hiện tượng như vật xuất phát ra, chẳng là gì khác ngoài tâm giác ngộ tối thượng, không gian đơn nhất của tính giác. Các đặc điểm (khách quan rõ ràng) của luân hồi và niết bàn không có thực tại nào cả. Như đã nói trong Vua sáng tạo Toàn thể:

Mọi thứ đều là một trong gốc rễ của chúng,

Tâm trí giác ngộ.

Trong tâm giác ngộ này,

Cốt lõi tinh túy mà chúng xuất phát,

Chư phật, chúng sinh, thế giới và tất cả những gì nó nắm giữ

Thế giới hiện tượng trong toàn thể của nó

Không tồn tại như những thứ riêng biệt nhưng lại là vô số.

Vì vậy, nếu ai nhận ra bản chất của tính giác, tâm giác ngộ, người đó là một vị phật. Nếu không nhận ra nó, người ta lạc vào trạng thái của một chúng sinh bình thường. Sự khác biệt này giữa nhận ra và không nhận ra chỉ đơn giản là vấn đề về cách thức xuất hiện, tương tự như sự xuất hiện của một con ngựa hoặc một con bò trong một ảo ảnh huyễn thuật. Như đã nói trong trong Mật điển của Phổ Hiền:

Nền tảng của tất cả là không tổ hợp

Vượt ngoài mọi diễn tả, nó bao la

Một không gian bao trùm tất cả.

Nếu ai nhận ra, người đó là Phật.

Nếu không nhận ra, người đó mê lầm.

Thứ hai, điều này chứng tỏ rằng mọi thứ là một không gian tối hậu đơn nhất, là trí tuệ nguyên thủy tự phát sinh duy nhất.

2. Thế giới hiện tượng, luân hồi và niết bàn,

Mọi sự xuất hiện trong tính giác,

Trong khoảnh khắc chúng được nhận thức,

Chỉ có bản tính của tính không mà thôi.

Chúng giống ảo ảnh huyễn thuật, các giấc mộng,

Như ánh trăng phản chiếu trong nước.

Hoàn toàn không và bản nguyên không,

Vượt ngoài suy diễn khái niệm,

Chúng ngụ trong tính giác,

Như không gian, phi chất thể,

Nền tảng hình tướng của chúng.

Vì mọi thứ đều ở trong một sự mở rộng,

Thanh tịnh nguyên sơ,

Không có nhị nguyên, không “hai”.

Tất cả tụ họp trong một cõi duy nhất,

Pháp thân không có cạnh, góc. Emaho!

Mọi hiện tượng trong luân hồi và niết bàn đều xuất hiện trong tính giác, và ngoại trừ sự xuất hiện của chúng trong tính giác, chúng không hề tồn tại theo bất cứ cách nào khác. Ngay tại thời điểm được nhận thức, chúng chỉ là những hình tướng: rõ ràng nhưng không tồn tại. Chúng chẳng tách rời khỏi không gian đơn nhất của tính không, bản tính của mọi hiện tượng. Giống như mọi hình ảnh trong mơ đều có bản chất của một trạng thái ngủ, cũng như sự biến hóa của một màn trình diễn ảo thuật là một sự biến hiện của các hình dạng trống rỗng, và cũng như sự phản chiếu của mặt trăng có bản chất duy nhất của nước, các hiện tượng trú ngụ trong một không gian duy nhất của tính giác, nền tảng biểu hiện của chúng, vốn về bản tính là không có thực chất và thuần tịnh như không gian. Chúng trống rỗng nguyên thủy, hoàn toàn trống rỗng, và vượt ngoài sự chế định của tâm trí khái niệm.

Do đó, mọi hiện tượng xuất hiện trong luân hồi và niết bàn đều thanh tịnh nguyên thủy trong không gian đơn nhất của tính giác, pháp giới. Điều này nghĩa là tính giác trống rỗng và các hiện tượng trống rỗng xuất hiện trong không gian của nó, hai cái không, hòa trộn trong một trạng thái liên tục của tính bình đẳng. Người ta không thể nói rằng các hiện tượng và tính giác là hai (thực thể tách biệt). Gốc rễ của chúng được tập hợp thành một hương vị duy nhất trong không gian của pháp thân phi nhị nguyên, một cõi giới duy nhất không có các cạnh hay góc. Tóm lại, cần phải hiểu rằng chúng là một không gian tối hậu; chúng là một không gian bao la. Chúng có một vị và một gốc rễ. Như đã nói trong Vua Sáng Tạo Toàn Thể:

Gốc rễ của mọi hiện tượng

Là tâm giác ngộ, sáng tạo toàn thể.

Bất kể mọi thứ phát sinh thế nào, chúng đều dự phần vào bản tính của tôi;

Bất kể chúng xuất hiện thế nào, chúng chỉ là sự phô diễn của tôi.

Do đó, mọi hiện tượng là một không gian tối hậu duy nhất của các hình dạng rõ ràng nhưng không tồn tại. Chúng là một không gian bao la duy nhất, thoát khỏi mọi sự xây dựng khái niệm, bên trong bản tính của tính giác. Tính giác và tính không của mọi hiện tượng có cùng một gốc rễ và có cùng một hương vị trong không gian tối hậu của pháp thân bất nhị, một cõi giới duy nhất không có cạnh hay góc. Điều này thật kỳ diệu biết bao. Đây quả thực là một điều tuyệt vời!

Thứ ba, sự thanh tịnh và bình đẳng (của các hiện tượng) được chứng minh là trí tuệ nguyên thủy tự phát sinh.

3. Cái xuất hiện như năm yếu tố

Chính cái đó là tâm giác ngộ.

Nó không khuyaasy động từ một trạng thái: bình đẳng không sinh.

Các hình tướng của các chúng sinh hữu tình

Chẳng là gì ngoài hình dáng trống rỗng của sáu cõi.

Những hình tướng của nền tảng không tách rời

Khỏi điều kiện của tính giác.

Hạnh phúc và đau khổ đều có thể xuất hiện,

Nhưng chúng đồng thể duy nhất,

Tâm giác ngộ.

Chúng không dao động khỏi một và chỉ một

Trí tuệ bản nguyên tự sinh.

Cho nên bạn cần hiểu

Các hiện tượng chẳng là gì ngoài sự mở rộng tối thượng đơn nhất,

Trạng thái của tính không.

Chúng không sinh, tâm giác ngộ.

Trong không gian của trí tuệ bản nguyên, trống rỗng, sáng ngời và tự nhận thức, giống như không gian nhưng lại được ban tặng những phẩm chất tối cao, vũ trụ và tất cả các hình thức đa dạng của nó phát sinh như năm yếu tố. Chúng phát sinh trong tâm giác ngộ, chúng ở lại trong tâm giác ngộ, và cuối cùng chúng lắng xuống trong tâm giác ngộ. Chẳng có hiện tượng nào trong số những hiện tượng này từng di chuyển ra khỏi tâm giác ngộ, đó là gốc rễ của chúng. Chúng chẳng thể tách rời khỏi nhất vị với pháp giới không sinh, trạng thái bình đẳng: tính không được ban tặng những phẩm chất tối cao. Chúng không bao giờ di chuyển ra khỏi trạng thái này.

Tương tự, toàn bộ sự tồn tại hữu hình, nhiều sinh vật sống xuất hiện trong không gian của tính giác tự nhận thức, tính không nguyên thủy vĩ đại, xuất hiện trong cùng không gian đó; chúng xuất hiện trong đó và lắng xuống trong đó. Vì vậy, chúng sinh trong sáu cõi là những hình tướng trống rỗng trong tự thân chúng. Chúng là những hình dạng của sự tỉnh giác về không gian nền tảng, tức là tính không nguyên thủy vĩ đại. Ngay từ đầu, chúng chưa bao giờ di chuyển ra khỏi trạng thái của trí tuệ bản nguyên, trống rỗng nhưng vẫn tỉnh biết. Điều này được nói trong Mật điển Siêu việt ngôn từ:

Quả thực, trong tất cả chúng sinh do nhân duyên,

Chẳng có chúng sinh nào không phải là Phật.

Bởi vì bản tính của chúng hòa hợp với

Trí tuệ bản nguyên, tự phát sinh,

Ngay từ đầu chúng chưa bao giờ lang thang trong luân hồi

Mỗi và mọi chúng sinh do vậy đều là Phật.

Theo cách này, mọi thứ xuất hiện trong tính không vĩ đại, không gian bao la của mẹ, toàn bộ thiện và ác, mọi hạnh phúc và đau khổ, đều phát sinh bên trong nền tảng, bản thể, tâm giác ngộ của chúng. Chúng trú ngụ trong đó, và cuối cùng chúng lắng xuống trong đó. Chúng không bao giờ dịch chuyển khỏi trí tuệ bản nguyên tự phát sinh và thanh tịnh từ đầu. Tất cả đều không thể tách rời khỏi tính giác và có cùng một hương vị với nó.

Do đó chúng ta nên hiểu rằng toàn thể thế giới hiện tượng, luân hồi và niết bàn, điều hiện diện tự phát trong một không gian tối thượng. Chúng ta nên hiểu rằng đó là tâm giác ngộ, giống như không gian và bất sinh, trú ngụ trong tính bao la của tính không vĩ đại, hay tính giác. Đây là điểm then chốt giới thiệu tính thanh tịnh và bình đẳng (của mọi hiện tượng) như là một với trí tuệ bản nguyên.

Thứ tư, nơi trú ngụ của túinh giác được chỉ ra là không gian bao la.

4. Bên trong chiều kích tối hậu này,

Sự mở trống bao la của tính giác, tự nhận thức,

Ở đó trú ngụ trí tuệ độc nhất

Của các Đấng chiến thắng, quá khứ, hiện tại và tương lai.

Đừng nghĩ nó đa dạng,

Vì nó siêu việt mọi ý nghĩ về nhiều thành phần.

Nó là cung điện của tinh hoa

Của giác ngộ không dao động,

Nơi chẳng có gì ngoài trí tuệ nguyên thủy, tự sinh, trú ngụ.

Trong vực thẳm bao la của tính giác tự nhận thức, cõi giới tối thượng thuần khiết như không gian, trí tuệ đơn nhất của pháp giới cư ngụ. Đó là tâm trí tuệ của các đấng chiến thắng, an lạc phật suốt ba thời. Trí tuệ này ngự trị ở đó, hòa quyện không thể tách rời trong nhất vị với tính giác tự nhận thức, giống như nước hòa lẫn với nước. Nghĩ rằng tâm trí tuệ của chư Phật ba thời là chia tách và riêng biệt là một sai lầm nghiêm trọng. Vì trí tuệ này không thể được coi là số nhiều, hoàn toàn vượt ngoài khái niệm về các hợp phần. Như đã nói, các Đấng Chiến Thắng là một trong không gian của trí tuệ nguyên sơ. Vua Sáng Tạo Toàn Thể tuyên bố thêm:

Bản tính của tôi là không thể phân chia,

Thoát khỏi mọi suy diễn khái niệm.

Tôi gọi nó là nơi trú ngụ của pháp giới,

Nơi chẳng có gì ngoài sự giác ngộ.

Do đó, bản tính của tính giác, trí tuệ nguyên thủy vốn thanh tịnh và trống rỗng ngay từ đầu, không thể tách rời khỏi tâm trí tuệ của các Đấng Chiến Thắng suốt ba thời. Đó là pháp giới, thoát khỏi mọi suy diễn khái niệm. Nó tồn tại không tách rời khỏi phạm vi đơn nhất trong tâm trí tuệ của các ngài. Nó ngự trong bản tính của pháp thân không lay chuyển, thoát khỏi mọi vận hành tinh thần. Nơi đây là cung điện của trí tuệ nguyên sơ trong bản thể giác ngộ tự sinh. Chính ở đó, trí tuệ ban sơ tự sinh an trú bất khả phân, nghĩa là không có sự khác biệt giữa người trú và nơi trú. Nó chẳng ở đâu khác. Vua Sáng Tạo Toàn Thể tuyên bố:

Vì trong bản tính của tôi, bao trùm toàn thể,

Không có sự che khuất,

Đó là không gian sáng ngời,

Cung điện vô tận của trí tuệ nguyên sơ,

Nơi không có gì ngoài trí tuệ nguyên sơ này ngự trị.

Thứ năm, ba thân được chỉ ra là không gian tối hậu nơi mà từ đó luân hồi và niết bàn đều phát sinh ra.

5. Nó là viên ngọc như ý

Kho tàng của mọi hiện tượng,

Cõi Phật của ba thân,

Hiện diện tự phát.

Tâm của toàn thể chư Phật, quá khứ, hiện tại, tương lai, pháp giới vĩ đại không thể tách rời khỏi trí tuệ bản nguyên, tính giác tự nhận thức, giống như viên ngọc quý giá ban cho điều ước như ý. Đó là kho tàng bí mật và sâu xa của tất cả các hiện tượng.

Tất cả các hình tướng huyễn ảo của chúng sinh trong lục đạo luân hồi và tất cả những hình tướng thanh tịnh của niết bàn, tóm lại, tính vô tận như đại dương của các hiện tượng trong luân hồi và niết bàn, thực ra không thể tách rời nhau. Chúng chỉ đơn giản là sự trang hoàng và phô diễn sức mạnh sáng tạo của ba thân hiện diện tự nhiên, cõi Phật của tính thanh tịnh và bình đẳng là kinh nghiệm tự thân của chư phật. Điều này không chỉ ám chỉ đến các hiện tượng vô tận của các cõi thanh tịnh, vì trong thực tế, thân, khẩu, ý của tất cả chúng sinh trong ba cõi không vượt ngoài ba thân. Như mật điển Siêu Việt Ngôn Từ nói:

Quả thực, vì không ai sống trong tam giới

Vượt qua thân, khẩu, ý của họ,

Chẳng cần tìm kiếm ba thân ở nơi nào khác.

Bởi ngay cả khi tìm kiến, cũng chẳng có cách nào để tìm thấy chúng.

Hơn nữa, cõi phật thanh tịnh của ngũ gia, lục đạo bất tịnh và cả tam giới đều chẳng là gì khác hơn là thân, khẩu, ý của Phổ Hiền, và toàn thể cõi phật của ngài. Như được nói trong Vua Sáng Tạo Toàn Thể:

Tôi là bản thể mà mọi thứ phát sinh ra.

Và do đó ngũ đại,

Lục đạo, tam giới

Chẳng là gì ngoài thân, khẩu, ý của tôi.

Chúng là bản tính của tôi, biểu hiện của tôi.

Thứ sáu, điều này chứng minh rằng gỗ rễ của mọi thứ đều là một.

6. Sự mở rộng vĩ đại duy nhất

Chẳng được ai tạo ra.

Mọi sự chẳng ngoại lệ

Đều hiện ra từ nó

Là nền tảng căn bản đơn nhất

Từ đó chúng đến.

Vì nguyên nhân của nó mà kết quả quay về.

Nền tảng này là sự bao la

Của pháp tính sáng và tính không.

Nó vượt qua mọi giới hạn, mọi chiều hướng;

Nó ở mọi nơi, như không gian thanh tịnh, không vết nhơ.

Gốc rễ của mọi hiện tượng, bất tịnh và thanh tịnh, của luân hồi và niết bàn, xuất hiện ra là gì? Chúng biểu hiện chỉ từ tính giác, từ tâm giác ngộ mà thôi. Tính giác đến từ đầu, xứ sở đơn nhất của không gian vĩ đại? Và ai đã tạo ra nó? Không được tạo ra thông qua các nguyên nhân và điều kiện, cũng chẳng được tạo ra bởi bất cứ tác nhân nào, bản tính của tính giác là tính rộng mở bao trùm toàn thể, thoát khỏi mọi suy diễn khái niệm và giống như không gian. Giống như sự phản chiếu của mặt trăng và các vì sao nhìn thấy trên mặt nước, hoặc như cầu vồng xuất hiện trên bầu trời, mọi hiện tượng, cả thanh tịnh lẫn bất tịnh, đều phô bày trong tính giác, tâm giác ngộ tối thượng trân quý. Mọi hiện tượng của luân hồi và niết bàn không có ngoại lệ, xuất hiện từ tâm giác ngộ tối thượng, là nguyên nhân của chúng, xuất hiện như kết quả của tâm đó: tính vô hạn như đại dương của các hiện tượng. Những hình sắc vô tận này đầu tiên xuất hiện trong không gian tính giác. Sau đó, chúng tồn tại trong không gian này và trong cùng không gian này cuối cùng chúng lắng xuống, trở về với nền tảng nơi chúng xuất hiện lần đầu. Nền tảng đó, nơi mà mọi thứ xảy ra, là tính giác duy nhất, trống rỗng và chói ngời.

Tính giác này, nền tảng suy nhất cho sự hóa hiện của thế giới hiện tượng vô hạn, là pháp tính, trống rỗng và sáng ngời, vượt qua mọi sự khuyếch trương và đo lường. Nó thực sự là tính bao la vĩ đại vượt qua mọi giới hạn và phương hướng (trên, dưới, trung tâm và chu vi). Nó ở khắp mọi nơi giống như không gian vô nhiễm. Chẳng có ranh giới hay ngăn cách, nó không thể quan niệm được.

Thứ bảy, tính giác đơn nhất được thể hiện là pháp giới.

7. Đấng tạo ra vạn vật, luân hồi và niết bàn,

Là một và tự sinh.

Nhưng gốc rễ của nó, tính giác, không ai tạo ra được.

Vượt mọi hành động và nỗ lực, nó an trú như không gian.

Cả ví dụ và thứ được ví dụ xuất hiện

Là một sự mở rộng quảng đại

Nơi mọi quy kết và từ chối đều yên lặng.

Khi nói rằng mọi hiện tượng đều do tính giác tự phát sinh, pháp tính duy nhất bao hàm cả luân hồi và niết bàn, thì ý nghĩa là như thế này. Khi không chứng ngộ được tính giác, vốn vượt ngoài mọi giới hạn và cực đoan, trống rỗng, sáng ngời và giống như không gian, khi kinh nghiệm tự thân về tính giác được coi là một cái gì đó tách biệt với nó, thì luân hồi bất tịnh được tạo ra. Vũ trụ cùng với cư dân của nó xuất hiện. Với sự nối tiếp liên tục của sinh và tử, chúng sinh lang thang, lạc lối từ trạng thái mê lầm này sang trạng thái mê lầm khác. Nhưng khi cùng một tính giác tự sinh này được nhận ra, niết bàn xuất hiện, năm thân, trí tuệ, vân vân, được hiển lộ. Người ta được giải thoát ngay lập tức và cõi giới nguyên thủy được nắm bắt. Do đó, chỉ có tính giác tự sinh này là đấng sáng tạo ra luân hồi và niết bàn. Ngược lại, bản tính của tính giác, gốc rễ của vũ trụ, tự nó là không tổ hợp, không điều kiện, và chẳng do ai tạo ra. Giống như không gian, nó là pháp tính không thể quan niệm được, vượt ngoài hành động và nỗ lực.

Người ta đạt được một hiểu biết như vậy thông qua ví dụ (không gian), sự vật được minh họa (tính giác không sinh), và dấu hiệu chứng cứ (sự xuất hiện không bị cản trở của các hình sắc bên trong tâm giác ngộ). Như được nói trong Vua Sáng Tạo Toàn Thể:

Tôi, vị thầy, người sáng tạo tất cả, là tâm trí giác ngộ.

Chính tâm giác ngộ này là vị vua sáng tạo ra tất cả.

Các vị phật của ba thời

Tất cả đều do tâm giác ngộ tạo ra,

Chúng sinh của tam giới

Tất cả đều do tâm giác ngộ tạo ra.

Và:

Ở thời nguyên nhân, nó tạo ra năm yếu tố lớn.

Ở thời kết quả, nó tạo ra chúng sinh của tam giới.

Ở thời ví dụ, nó biến không gian thành phép loại suy có thể áp dụng được tất cả.

Ở thời minh họa, nó làm cho mọi thứ không sinh.

Vào thời dấu hiệu chứng cứ, tâm giác ngộ làm ra tất cả.

Và:

Nó làm hài hòa nguyên nhân và kết quả,

Ví dụ, minh họa, dấu hiệu chứng cứ.

Ví dụ do đó phù hợp với sự vật được minh họa. Trong một không gian bao la đơn nhất, nơi mà vô số quan niệm sai lầm, sự quy kết và phủ nhận tồn tại, hiểu biết về đặc điểm của các thực thể, hy vọng và sợ hãi, chấp nhận và từ chối, khẳng định và phủ định, tự nhiên lắng xuống, người ta đạt được giải thoát trong không gian bình đẳng của tính giác, tâm giác ngộ.

Thứ tám, nó cho thấy tính giác vượt ngoài khái niệm và diễn đạt.

8. Trong tinh hoa tối thượng

Siêu việt tồn tại và không tồn tại,

Bất cứ thứ gì xuất hiện đều không ngừng biểu lộ,

Bản tính của chúng là không gian không thể tưởng tượng và không thể diễn bày

Vượt ngoài tính quy ước của cả lời nói và ngôn ngữ.

Tính giác, tâm giác ngộ, vượt trên các cực đoan của tồn tại và không tồn tại, Đó là tinh hoa tối thượng không thể nghĩ bàn và không thể diễn đạt. Các hiện tượng luân hồi và niết bàn, trong tất cả tính sáng tỏ và khác biệt của sự biểu hiện của chúng, liên tục phát sinh trong không gian quảng đại và bao trùm toàn thể của nó. Chúng giống như sự phản chiếu sáng ngời của các vì sao và hành tinh xuất hiện trên mặt hồ. Tính giác này và sự biểu lộ các hiện tượng phát sinh bên trong nó không thể phân biệt và tách rời khỏi nhau. Bản chất của chúng là một không gian trống rỗng, không thể nghĩ bàn và chẳng thể diễn đạt, là tầng nền tảng của tính thanh tịnh bản nguyên vượt trên bốn và tám cực đoan, ba mươi hai quan niệm sai lầm, vân vân. Nó vượt ngoài lời nói và ngôn ngữ thông thường, và giống như sự rộng mở không thể diễn tả, bao trùm toàn thể của không gian.

Thứ chín, nó cho thấy các hiện tượng không xuất phát từ một tính giác duy nhất:

9. Trong tâm giác ngộ,

Thể tính mà mọi thứ đều nảy sinh,

Không có nhị nguyên nhưng lại đa dạng không đếm xuể.

Chư Phật, chúng sinh, thế giới hiện tượng,

Thế giới và cư dân của nó hiện diện rõ ràng.

Tuy nhiên chúng không rời khỏi chân như, pháp tính duy nhất.

Nền tảng hay thể tính, nơi mọi hiện tượng xuất hiện, là tính giác, tâm giác ngộ. Bản chất của tính giác đơn nhất này không thể bị phân chia theo nhị nguyên (theo cách của hình sắc và tính không, vân vân). Và điều này là chắc chắn, vì tính giác là phạm trù duy nhất vượt ra ngoài mọi diễn đạt và khái niệm. Tuy nhiên, mặc dù nó không tồn tại như bất cứ thứ gì, nó lại có thể biểu hiện như bất cứ thứ gì. Và nếu người ta cố gắng định lượng những biểu hiện như vậy, chúng sẽ vượt ngoài sự đo đếm. Như đã nói trong Vua sáng tạo toàn thể:

Trong tâm giác ngộ,

Thể tính mà từ đó mọi thứ phát sinh,

Các hiện tượng không tồn tại riêng lẻ

Nhưng lại vô số.

Chư phật, ba thân,

Chúng sinh với thân và khẩu của họ

Đều là tâm giác ngộ,

Nguyên thủy không có người nắm bắt

Và không có đối tượng để nắm bắt.

Mặc dù bản tính của tính giác không tồn tại như bất cứ thứ gì, nó có thể tạo ra mọi loại biểu hiện. Do đó, chư phật, chúng sinh, vân vân, vũ trụ hiện tượng của luân hồi và niết bàn, thế giới và tất cả những gì nó nắm giữ, biểu lộ rõ ràng và riêng biệt. Tuy nhiên, bất kể chúng xuất hiện như thế nào, chúng vốn trống rỗng nguyên thủy theo bản chất của chúng. Chúng không bao giờ dao động dù theo cách nhỏ nhiệm nhất ra khỏi chân như, bản tính nền tảng của chúng, tức là tính giác, tâm giác ngộ, không gian của pháp tính duy nhất vượt ngoài suy diễn khái niệm.

Thứ mười, để kết luận, mọi thứ được chứng tỏ là bao gồm trong tính giác duy nhất.

10. Vạn sự đều liên kết với một và chỉ một thứ này

Trong đó chúng được bao gồm hoàn hảo.

Đây là phẩm tính tối cao của tâm giác ngộ.

Ngay từ giây phút một thứ xuất hiện trong nó,

Quan niệm sai lầm rằng nó khác với nó

Bị loại trừ.

Nên hiểu rằng những sự vật bên ngoài

Chẳng là gì ngoài sự phát sáng trống trải

Của bản tính bất nhị trong tâm trí

Trong khi những sự vật bên trong tâm trí

Chỉ là tính giác trần trụi và rộng mở,

Không một cũng chẳng nhiều.

Sự chứng ngộ rằng bản tính của chúng

Là không gian tối thượng, đơn nhất

Tiết lộ điểm then chốt của tính giác.

Mọi hiện tượng đều liên kết với tính giác duy nhất. Chúng được bao gồm hoàn hảo trong không gian của nó. Khi các tia sáng mặt trời chiếu vào một viên pha lê, người ta hiểu rằng ánh sáng ngũ sắc được liên kết với viên pha lê và được bao gồm hoàn hảo trong đó sẽ chống lại suy nghĩ rằng chúng là thứ gì đó không liên quan và tách biệt với nó. Tương tự, nếu hiểu rằng các hiện tượng xuất hiện trong phạm vi của tính giác được kết nối không thể chia cắt với nó và được bao gồm hoàn toàn trong đó, người ta có thể bỏ đi suy nghĩ rằng các hiện tượng khác với tính giác.Thực tế là mọi thứ đều được kết nối với tính giác duy nhất này và được gồm hoàn hảo trong đó, vốn là phẩm tính tối cao của tâm giác ngộ tối thượng, tính giác, trí tuệ ban sơ tự phát sinh, đại toàn thiện. Vì vậy, ngay tại thời điểm các hiện tượng xuất hiện trong phạm vi của tính giác, người ta nên loại bỏ quan niệm sai lầm rằng chúng khác biệt và tách biệt với tính giác. Người ta có thể hoàn toàn chắc chắn rằng, cũng như ánh sáng của tinh thể không thể tách rời khỏi chính tinh thể, thì các hình sắc của nền tảng cũng không thể tách rời khỏi nền tảng.

Các hiện tượng bên ngoài (rõ ràng) đã phát sinh thông qua quyền năng sáng tạo của tính giác, trống rỗng, sáng tỏ và thoát khỏi mọi ranh giới và cực đoan, chỉ đơn giản là sự tỏa rạng của tính không vĩ đại bao trùm cả luân hồi và niết bàn, sử tỏa rạng của bản tính tâm trí, trong đó không có người nắm bắt và chẳng có vật để nắm bắt, không chủ thể, không đối tượng, không bản sắc, không khác biệt. Nhờ hiểu biết rằng chúng không sở hữu chút tồn tại nào trong chính chúng, người ta nhận ra rằng các đối tượng xuất hiện không có thực tại. Tương tự, các hiện tượng tinh thần bên trong, mọi nhận thức của tâm trí đang nắm bắt, được hiểu là không tồn tại ngay cả ở cấp độ của những khoảnh khắc không thể chia nhỏ của ý thức. Bị lột trần trong trạng thái trần trụi và rộng mở của tính giác, giống như một quả cầu pha lê tinh khiết, các nhận thức đang nắm bắt không phải một cũng chẳng phải nhiều trong tính thanh tịnh bản nguyên vĩ đại mà thực tế là bản tính tối thượng vô căn cứ của chúng. Vì vậy, bản tính tối thượng, trạng thái căn bản của tính bình đẳng giữa đối tượng và tâm trí, được hiện thực hóa.

Khi nhận ra rằng hiện tượng bên ngoài và bên trong là không gian tối hậu duy nhất của sự tự kinh nghiệm, sự hiển lộ của tâm giác ngộ phi nhị nguyên, thì điểm then chốt của mọi hiện tượng được tiết lộ vào thời điểm đó như là tính giác tự sinh duy nhất mà trong đó mọi thứ đều được chứa đựng. Điều này kết thúc mục hiện tại.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top