Mèo hoá Rồng

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kính chào quý Thầy, cùng chư đạo hữu thân mến !

Chư Phật ra đời vì một nhân duyên lớn, muốn cho tất cả mọi người gồm cả chúng ta đây, tin được thấy được: Tâm mình là Phật.

Tâm Phật này hay sanh tri kiến mà chẳng do các cảnh duyên tư tưởng phát sinh nên gọi là Phật Tri Kiến. Phật tri kiến này, ta và tất cả loài đều vốn sẵn đầy đủ, chỉ do thói quen lâu đời hướng ngoài tìm cầu nên không thấy được, nay Phật chỉ lối đi ngược "dòng đời", dòng tâm thức sanh diệt (" trực chỉ nhân tâm"), những ý niệm tư tưởng lăng xăng, trở về nguồn gốc của ý thức, đó chính là hướng giải thoát cái khổ do sanh mà ra, đây thật là chân lý chắc thật vi diệu, quả là diệu đạo hi hữu vô lượng kiếp khó gặp.

Đây chính là diệu chỉ mà Thiền Tông xiển dương, khiến cho Chánh Pháp Phật không để cho đoạn dứt.

May thay !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Đường về nhà sông sâu, nước cả;
Lửa cháy đầu, sỏi đá đạp chân.
Giữa sương đêm, sợ hãi muôn phần;
Chỉ ánh sáng là lòng tin kiên cố.

Nước cam lồ mang theo nắng lộ,
Nụ cười hiền, đỡ mệt lúc chùn chân.
Vượt mơ hồ, lại đạp hết băn khoăn,
Cũng là lúc trăng soi đường tỏ lối.

Đường về nhà là hướng nội tìm cầu, tìm cầu cái gì ? Tìm lời giải cho lý do vì đâu mà ta phải sanh ra mang thân này chịu bao khổ cực cay đắng, để rồi mai kia tóc bạc da nhăn, sức tàn khí kiệt đi về đâu nào có biết chăng ? Quả là mờ đục như ao tù nước đọng, tạo tác bao nhiêu cũng chỉ là kẻ tôi đòi !

Hướng vào trong mà hỏi, hỏi tới hỏi lui như hơi thở ra vào chẳng lúc nào gián đoạn; chẳng kể là đêm hay ngày, chẳng kể là nắng hay mưa, chẳng kể là khoẻ hay đau, chẳng kể là mơ hồ hay tạp loạn, cứ dồn hết tinh lực hướng vào trong, hỏi chính mình như thế ấy, bền trí kiên gan chẳng cam chịu đuổi hình bắt chữ, uống đờm dãi của người, thì chả lẽ Phật Tổ lại hư dối lòng thành thật khát khao của ta ư ?!

May thay !
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
1.jpg
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Đường về nhà sông sâu, nước cả;
Lửa cháy đầu, sỏi đá đạp chân.
Giữa sương đêm, sợ hãi muôn phần;
Chỉ ánh sáng là lòng tin kiên cố.

Nước cam lồ mang theo nắng lộ,
Nụ cười hiền, đỡ mệt lúc chùn chân.
Vượt mơ hồ, lại đạp hết băn khoăn,
Cũng là lúc trăng soi đường tỏ lối.

Đường về nhà là hướng nội tìm cầu, tìm cầu cái gì ? Tìm lời giải cho lý do vì đâu mà ta phải sanh ra mang thân này chịu bao khổ cực cay đắng, để rồi mai kia tóc bạc da nhăn, sức tàn khí kiệt đi về đâu nào có biết chăng ? Quả là mờ đục như ao tù nước đọng, tạo tác bao nhiêu cũng chỉ là kẻ tôi đòi !

Hướng vào trong mà hỏi, hỏi tới hỏi lui như hơi thở ra vào chẳng lúc nào gián đoạn; chẳng kể là đêm hay ngày, chẳng kể là nắng hay mưa, chẳng kể là khoẻ hay đau, chẳng kể là mơ hồ hay tạp loạn, cứ dồn hết tinh lực hướng vào trong, hỏi chính mình như thế ấy, bền trí kiên gan chẳng cam chịu đuổi hình bắt chữ, uống đờm dãi của người, thì chả lẽ Phật Tổ lại hư dối lòng thành thật khát khao của ta ư ?!

May thay !
Hề hề,

Ba Tuần vẫn còn hiện tồn tồn hiện sau cơn đại dịch toàn cầu người chết như...ruồi (Nam mô tiếp dẫn đạo sư A di đà Phật. Cầu cho nạn nhân tiêu diêu miền Cực lạc) là đã hưởng cam lồ rồi đó (Hạnh ngộ, hạnh ngộ hề hề).
Chờ mong phá bỏ tâm nghi lời hư dối gì nữa, he he

Trừng Hải

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Hề hề,

Ba Tuần vẫn còn hiện tồn tồn hiện sau cơn đại dịch toàn cầu người chết như...ruồi (Nam mô tiếp dẫn đạo sư A di đà Phật. Cầu cho nạn nhân tiêu diêu miền Cực lạc) là đã hưởng cam lồ rồi đó (Hạnh ngộ, hạnh ngộ hề hề).
Chờ mong phá bỏ tâm nghi lời hư dối gì nữa, he he

Trừng Hải
Kính chào đạo hữu Trừng Hải thân mến,

Xưa kia Phật Tổ tương ngộ phải thốt lên rằng ngàn kiếp khó gặp, nay chúng ta trải qua đại dịch toàn cầu, mà thân người khó được lại chẳng theo Di Đà về Tây, thì quả là cơ duyên so với Tổ Phật thủa trước cũng chẳng thua kém gì. (Hạnh ngộ, hạnh ngộ, hề hề).

Âu cũng là do nghiệp chung, nghiệp riêng của mỗi người làm gương mẫu để Trời Đất răn đe kẻ còn người khuất, biết sớm tỉnh táo, buông tối về sáng mà đạt được chân lý sống tối hậu của đời mình.

Bởi do tâm nghi chưa phá, mà sợ mình sợ người một phút lơ đãng, bị cuốn theo thói cũ tật xưa, lại khiến Phật Tổ trở thành hư dối, khiến lão Triệu Châu chẳng có đủ thủ cấp để đền trả cho người tín tâm. Hề hề.

Ba Tuần.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đường về nhà sông sâu, nước cả;
Lửa cháy đầu, sỏi đá đạp chân.
Giữa sương đêm, sợ hãi muôn phần;
Chỉ ánh sáng là lòng tin kiên cố.

Nước cam lồ mang theo nắng lộ,
Nụ cười hiền, đỡ mệt lúc chùn chân.
Vượt mơ hồ, lại đạp hết băn khoăn,
Cũng là lúc trăng soi đường tỏ lối.

Đường về nhà là hướng nội tìm cầu, tìm cầu cái gì ? Tìm lời giải cho lý do vì đâu mà ta phải sanh ra mang thân này chịu bao khổ cực cay đắng, để rồi mai kia tóc bạc da nhăn, sức tàn khí kiệt đi về đâu nào có biết chăng ? Quả là mờ đục như ao tù nước đọng, tạo tác bao nhiêu cũng chỉ là kẻ tôi đòi !

Hướng vào trong mà hỏi, hỏi tới hỏi lui như hơi thở ra vào chẳng lúc nào gián đoạn; chẳng kể là đêm hay ngày, chẳng kể là nắng hay mưa, chẳng kể là khoẻ hay đau, chẳng kể là mơ hồ hay tạp loạn, cứ dồn hết tinh lực hướng vào trong, hỏi chính mình như thế ấy, bền trí kiên gan chẳng cam chịu đuổi hình bắt chữ, uống đờm dãi của người, thì chả lẽ Phật Tổ lại hư dối lòng thành thật khát khao của ta ư ?!

May thay !
Tu là BIẾT chỗ TRỞ VỀ.
Hoà Thương Thích Thanh TỪ.


Từ nguồn gốc VÔ THỦY VÔ MINH (good vô minh???) (cũng là chỗ VÔ NIỆM của bộ óc) KHỞI lên một niệm gọi là NHẤT NIỆM VÔ MINH (bad vô minh???)

Khi NHẤT NIỆM VÔ MINH TRỞ VỀ cảnh giới VÔ THỦY VÔ MINH tức là VÔ NGÃ.
Hoà thượng Thích Duy Lực
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Tu là BIẾT chỗ TRỞ VỀ.
Hoà Thương Thích Thanh TỪ.


Từ nguồn gốc VÔ THỦY VÔ MINH (good vô minh???) (cũng là chỗ VÔ NIỆM của bộ óc) KHỞI lên một niệm gọi là NHẤT NIỆM VÔ MINH (bad vô minh???)

Khi NHẤT NIỆM VÔ MINH TRỞ VỀ cảnh giới VÔ THỦY VÔ MINH tức là VÔ NGÃ.
Hoà thượng Thích Duy Lực
Kính chào đạo hữu Vô Minh thân mến,

Hai vị tôn túc cận đương đại nói những lời thật vi diệu, nhưng sao nhất niệm và vô thỉ đều là vô minh lại thành vô ngã được ?

Phải chăng ngôn từ lý lẽ cũng chỉ nên dừng lại ở đây, để cho chân tâm tự lộ hiển bày, thì cái hư vọng mới không còn chốn dung thân trú ngụ.

Thân ái,
Ba Tuần.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kính chào đạo hữu Vô Minh thân mến,

Hai vị tôn túc cận đương đại nói những lời thật vi diệu, nhưng sao nhất niệm và vô thỉ đều là vô minh lại thành vô ngã được ?

Phải chăng ngôn từ lý lẽ cũng chỉ nên dừng lại ở đây, để cho chân tâm tự lộ hiển bày, thì cái hư vọng mới không còn chốn dung thân trú ngụ.

Thân ái,
Ba Tuần.
Kính thưa ngài Ba Tuần.,

Xin Ngài Ba Tuần hay Ngài Trừng Hải hãy vì đại chúng mà mở một cái chủ đề "VÔ NIỆM."
VÔ NIỆM cũng như VÔ TƯỚNG TAM-MUỘI là Pháp Môn Cứu Cánh RỐT RÁO nhất.
Ngài Trừng Hải là Thượng Thủ ở đây.
Vô Minh cho dù không biết cũng xin đóng góp. Thành Thật cám ơn.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kính thưa ngài Ba Tuần.,

Xin Ngài Ba Tuần hay Ngài Trừng Hải hãy vì đại chúng mà mở một cái chủ đề "VÔ NIỆM."
VÔ NIỆM cũng như VÔ TƯỚNG TAM-MUỘI là Pháp Môn Cứu Cánh RỐT RÁO nhất.
Ngài Trừng Hải là Thượng Thủ ở đây.
Vô Minh cho dù không biết cũng xin đóng góp. Thành Thật cám ơn.
Kính chào đạo hữu,

Đạo hữu có lòng muốn tuyên dương giáo pháp của Phật Tổ, muốn mọi người đều được hưởng pháp lạc, đó là tấm lòng Bồ Tát, thật đáng tán thán.

Ba Tuần đề nghị, đạo hữu nên tự lập chủ đề trên, rồi trình bày chỗ thấy chỗ hiểu của đạo hữu sau đó thỉnh mời các bậc Thiện tri thức như thầy Vienquang, đạo hữu Trừng Hải v..v chia sẻ làm sáng tỏ thêm thì ắt sẽ được lợi ích như nguyện.

Thân ái,
Ba Tuần.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Cội nguồn tâm ý chẳng phải chân,
Dù biết chẳng mê, rõ muôn phần.
"Quên pháp còn người" là chặng ấy,
Vượt qua mới tỏ rõ chân thân.

Như Ngài Bồ Tát Quán Thế Âm,
Năng sở đều tiêu hoá ức thân,
Vô duyên đồng thể Từ Bi hiện,
Từ đó mới thoát phiền não trần.

Nói thoát thật ra sắc hoá không,
Không sắc chẳng còn lưỡng nhị phân.
Sắc tức thị không, không thị sắc,
Bồ đề phiền não tựa trăng ngần.

Khuyết là phiền não, tròn Bồ đề;
Đâu phải hai trăng, hỡi người mê.
Chỉ do Hỏi tới Không, đứng lại;
Chẳng hay lão Tổ tỏ lối về.

Kính chào quý Thầy, cùng chư đạo hữu thân mến,

Trên nói Vô duyên Từ, tức là làm việc lợi ích cho mình cho người mà chẳng có người nhận, chẳng có ta làm, cho tới việc làm xong rồi cũng chẳng có trong tâm, ấy gọi là Vô duyên Từ. Lại thấy người và ta không khác không hai vì Tâm Phật đồng thể, nên thấy người gieo nhân khổ ta thương, thấy người làm việc ác ta buồn, sợ người lạc mất Phật Tâm, lo người đọa lạc trăm phần khổ đau, nên tìm đủ cách phương tiện khiến người chuyển niệm: chưa có duyên thì ta kết thiện duyên, chưa biết Phật thì ta khiến cho nghe danh Phật, chưa biết Pháp thì hiển bày lợi ích của pháp, khiến người khởi tâm ham thích mà quy ngưỡng hành trì. Lại chưa biết Tăng thì giúp người được gần gũi Tăng, cảm giới đức cao đẹp, thấy tế hạnh thoát trần, sanh lòng quý mến ngưỡng mộ muốn thân cận hộ trì, làm cho Tăng thành Bảo, khiến Phật Pháp trường tồn nơi thế gian.

Sao nói "dù biết chẳng mê" lại "chẳng phải chân", là vì còn người biết, còn cái biết; tuy cảnh tâm tới, ý hiện, thân làm đều biết rõ ràng, xong lơ đãng một chút ắt bị cảnh lôi, thờ ơ một phút ắt bị ý chuyển. Lúc biết thì ý hỏi Tâm ta xin phép lễ độ mới được làm, lúc bất giác thì Tâm theo ý chạy mất, việc xong thì Tâm ý phát hiện, thành ra trễ mất rồi. Người xưa nói " chẳng sợ niệm khởi, chỉ e giác chậm" là chỉ cho chỗ "chẳng phải chân" này.

Nay muốn lìa hoá thành, về bảo sở, nhận rõ cái mặt mũi của kẻ biết người biết thì ắt phải tiến thêm, cái lời giải cho việc lớn sanh tử chưa rõ thì cái sự hỏi này chẳng được tới đây dừng lại, như thế mới không cô phụ ân đức của Phật Tổ, hét to đánh mạnh, đốc thúc lên đường, tán thân mất mạng mới được "cải tử hoàn sinh"

May thay !

Ba Tuần.
Ps: Ngoài ra những lời dư thừa khác, như tay chỉ trăng, cốt để làm tin không có ý gì khác. Mong chư thiện hữu liễu tri, hỷ xả.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Hề hề,

Con mèo ở ta hóa ra là con thỏ ở người. Ta người đồng thể nhưng khác biệt tướng dụng nên vạn phần ngăn cách (bởi tướng dụng thì hiển tướng hiện tiền còn tánh thể lại vô ngôn). Người với người đã là chỗ ngại ngại bất dung nên chỗ hòa hợp đã khó huống hồ là chỗ vô ngại thoát bộc lưu.
Trời thì cao đất thì câm mà phận người bèo dạt nên biết tìm về đâu cho hết khổ sầu?
Vẫn biết kẻ đói thì cho cơm; người bệnh thì nên bổ thuốc mà vì phước mỏng cũng đành thở dài không biết nói gì hơn (Mới biết, Phước Huệ vốn một mà nay hiện tiền phước mỏng thì chắc trí này cũng chỉ dụng ở chỗ tu thân).
Vẫn biết, đạo lộ chẳng ở tứ phương bốn hướng trên trời dưới đất vì vốn ngụ nơi căn này, lực này nhưng cũng chỉ có thể âm thầm hướng đạo sống hiền hòa nhàn khán anh hí tróc liễu trước nhà mà thôi.

Hội không?! hề hề


Trừng Hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Hề hề,

Con mèo ở ta hóa ra là con thỏ ở người. Ta người đồng thể nhưng khác biệt tướng dụng nên vạn phần ngăn cách (bởi tướng dụng thì hiển tướng hiện tiền còn tánh thể lại vô ngôn). Người với người đã là chỗ ngại ngại bất dung nên chỗ hòa hợp đã khó huống hồ là chỗ vô ngại thoát bộc lưu.
Trời thì cao đất thì câm mà phận người bèo dạt nên biết tìm về đâu cho hết khổ sầu?
Vẫn biết kẻ đói thì cho cơm; người bệnh thì nên bổ thuốc mà vì phước mỏng cũng đành thở dài không biết nói gì hơn (Mới biết, Phước Huệ vốn một mà nay hiện tiền phước mỏng thì chắc trí này cũng chỉ dụng ở chỗ tu thân).
Vẫn biết, đạo lộ chẳng ở tứ phương bốn hướng trên trời dưới đất vì vốn ngụ nơi căn này, lực này nhưng cũng chỉ có thể âm thầm hướng đạo sống hiền hòa nhàn khán anh hí tróc liễu trước nhà mà thôi.

Hội không?! hề hề


Trừng Hải
Lão hiền xưa đắp lộ làm đường,
Chỉ mong người duyên tới, nghiệp thôi.
Liền quay đầu hỏi sao làm thế ?
Lão hiền cười, hô hố hề hê...

Ba Tuần kính.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
"Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền;
Nói nín động tĩnh thể an nhiên."
Người nghe chim hót bên cành trúc,
Ta thời nghe tiếng gió trong tim.

Kính chào quý Thầy, cùng chư đạo hữu thân mến,

Lục Tổ khi thấy hai vị Tăng tranh cãi gió phướn cái nào động ? Bèn nói là Tâm các ông động, cái Tâm động này chính là " tiếng gió trong tim", tiếng "gió" này có khi khe khẽ nhè nhẹ, có khi ầm ầm rên xiết, người trên đường về nhà gặp phải gió này ắt phải khéo léo giữ mình, chẳng thể dùng sức chống cự, vì "gió" ấy nó lưu xuất từ thói quen xưa kia của chính mình hoá ra, là ảnh hiện của đứa con thất lạc đuổi theo cảnh tượng hoa đốm; sức nó lớn lắm, tình nó mạnh lắm, chẳng thể cản ngăn gì được, chỉ một lòng cung kính chắp tay xin tha thứ mà thôi !

Hãy để tôi bước đi "gió" ơi, để tôi về nơi quê hương xứ sở, ở nơi đấy "gió" lặng thanh tao, chẳng còn những nỗi niềm u uất không lối thoát, chỉ còn ánh Trăng sáng rỡ giữa Trời đêm u tịch mà thôi.

Người hỏi nhẹ nhàng buông xuống, nhẹ nhàng vượt qua, hỏi nữa, hỏi nữa chẳng dừng; như lời Kinh câu kệ : Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế...(rồi mới tới nơi)... Bồ đề tát bà ha.

May thay !
Ba Tuần.
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Mây hồng toả nắng dáng chiều,
Trăng treo đầu núi, gió hiền vi vu.
Cảnh khuya vắng lặng yên u,
Người mê tĩnh toạ, chợt mơ ám lòng.

Giật mình dốc chí vào trong,
Trách mình sao lại buông lòng nghỉ ngơi.
Thời giờ qua lẹ ai ơi,
Già rồi bệnh tới, biết nơi nào về ?

Kính chào quý Thầy, cùng chư đạo hữu thân mến,

Chúng ta có mặt nơi thế gian này chẳng phải lần đầu, những việc đã qua đã trải chẳng phải chưa từng nếm trải qua, thế mà chẳng những không nhàm mỏi lại còn tìm cách khiến cho lần sau dễ chịu thích thú hơn lần trước, cứ nếm cứ trải như thế một đời một kiếp, ngàn đời ngàn kiếp, cho tới vô lượng kiếp cũng chẳng biết có chỗ dừng chân, thật là khổ thay.

Chư Phật Tổ xót thương chỉ cho con đường tắt này, thẳng hướng vào trong mà hỏi, sẽ được về nhà an ổn ngưng nghỉ, hết phiền não đoạn khổ đau, cho tới hai từ phiền não khổ đau cũng chẳng còn, sự ngưng nghỉ cũng hết, đạt đến tự do tự tại, muốn đi muốn ở tùy ý, thiệt là sảng khoái biết bao.

Hết thảy việc thế gian đều nhờ thân làm mà được, thân có thì việc có, thân không thì việc không, lại thân không vì Ái Dục không, Ái Dục không vì Mê Mờ không, Mê Mờ không rồi thì hết thảy việc thế gian đều không còn vướng bận nữa, mới được sự thong dong đích thực.

Hãy gắng chí mình tới nơi "việc cần làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa...thân này là thân cuối cùng của ta.", đó mới đích thật là an ổn, đích thật là nghỉ ngơi.

May thay !
Ba Tuần.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Hề hề

Nuôi thân y chánh mạng
Khẩu khí thường từ bi
Ý bình tịnh như nhi
Hai mươi năm chưa đến
Chưa đến làm sao về?

Mùa xuân rồi sẽ đến
Hoa lại nở bên thềm
Bồ đề là gió nhẹ
Mật nguyện Tát bà ha
trừng hải

Chúc đạo hữu Ba tuần Ý tịnh, Thân lạc


Trừng Hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Hề hề

Nuôi thân y chánh mạng
Khẩu khí thường từ bi
Ý bình tịnh như nhi
Hai mươi năm chưa đến
Chưa đến làm sao về?

Mùa xuân rồi sẽ đến
Hoa lại nở bên thềm
Bồ đề là gió nhẹ
Mật nguyện Tát bà ha
trừng hải

Chúc đạo hữu Ba tuần Ý tịnh, Thân lạc


Trừng Hải
Đạo hữu Trừng Hải thân mến,

Cảm ơn đạo hữu đã thương tưởng tới Ba Tuần, Ba Tuần cũng kính chúc đạo hữu:

Bồ đề hằng tịnh,
Thân khoẻ, ý nhàn.
Phổ lợi chúng sanh,
Đồng thành Phật đạo.

Mến kính,
Ba Tuần.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
"Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền;
Nói nín động tĩnh thể an nhiên."
Người nghe chim hót bên cành trúc,
Ta thời nghe tiếng gió trong tim.

Kính chào quý Thầy, cùng chư đạo hữu thân mến,

Lục Tổ khi thấy hai vị Tăng tranh cãi gió phướn cái nào động ? Bèn nói là Tâm các ông động, cái Tâm động này chính là " tiếng gió trong tim", tiếng "gió" này có khi khe khẽ nhè nhẹ, có khi ầm ầm rên xiết, người trên đường về nhà gặp phải gió này ắt phải khéo léo giữ mình, chẳng thể dùng sức chống cự, vì "gió" ấy nó lưu xuất từ thói quen xưa kia của chính mình hoá ra, là ảnh hiện của đứa con thất lạc đuổi theo cảnh tượng hoa đốm; sức nó lớn lắm, tình nó mạnh lắm, chẳng thể cản ngăn gì được, chỉ một lòng cung kính chắp tay xin tha thứ mà thôi !

Hãy để tôi bước đi "gió" ơi, để tôi về nơi quê hương xứ sở, ở nơi đấy "gió" lặng thanh tao, chẳng còn những nỗi niềm u uất không lối thoát, chỉ còn ánh Trăng sáng rỡ giữa Trời đêm u tịch mà thôi.

Người hỏi nhẹ nhàng buông xuống, nhẹ nhàng vượt qua, hỏi nữa, hỏi nữa chẳng dừng; như lời Kinh câu kệ : Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế...(rồi mới tới nơi)... Bồ đề tát bà ha.

May thay !
Ba Tuần.
Ngài Ba Tuần, phản phất mùi Khổ đế, Tập đế thì phải?
Mây hồng toả nắng dáng chiều,
Trăng treo đầu núi, gió hiền vi vu.
Cảnh khuya vắng lặng yên u,
Người mê tĩnh toạ, chợt mơ ám lòng.

Giật mình dốc chí vào trong,
Trách mình sao lại buông lòng nghỉ ngơi.
Thời giờ qua lẹ ai ơi,
Già rồi bệnh tới, biết nơi nào về ?

Kính chào quý Thầy, cùng chư đạo hữu thân mến,

Chúng ta có mặt nơi thế gian này chẳng phải lần đầu, những việc đã qua đã trải chẳng phải chưa từng nếm trải qua, thế mà chẳng những không nhàm mỏi lại còn tìm cách khiến cho lần sau dễ chịu thích thú hơn lần trước, cứ nếm cứ trải như thế một đời một kiếp, ngàn đời ngàn kiếp, cho tới vô lượng kiếp cũng chẳng biết có chỗ dừng chân, thật là khổ thay.

Chư Phật Tổ xót thương chỉ cho con đường tắt này, thẳng hướng vào trong mà hỏi, sẽ được về nhà an ổn ngưng nghỉ, hết phiền não đoạn khổ đau, cho tới hai từ phiền não khổ đau cũng chẳng còn, sự ngưng nghỉ cũng hết, đạt đến tự do tự tại, muốn đi muốn ở tùy ý, thiệt là sảng khoái biết bao.

Hết thảy việc thế gian đều nhờ thân làm mà được, thân có thì việc có, thân không thì việc không, lại thân không vì Ái Dục không, Ái Dục không vì Mê Mờ không, Mê Mờ không rồi thì hết thảy việc thế gian đều không còn vướng bận nữa, mới được sự thong dong đích thực.

Hãy gắng chí mình tới nơi "việc cần làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa...thân này là thân cuối cùng của ta.", đó mới đích thật là an ổn, đích thật là nghỉ ngơi.

May thay !
Ba Tuần.
Và ở đây, phản phất mùi Diệt đế. Kính mong Ngài trình bày phần Đạo đế!

Nghe câu "thân này là cuối cùng của ta" mà VNBN bổng cũng muốn ước ao nhưng để tuyên bố được câu này thì chắc còn xa lắm. Thứ nhất, bản thân ta có ổn chưa? Thứ hai, chúng sanh thiên hạ (duyên xưa nhiều đời nhiều kiếp) đã hoàn mãn hết chưa? Tuy rằng nghe là hai thứ nhưng chỉ cần có một thanh gươm trí tuệ làm được hai việc; đời này VNBN phát nguyện vãng sanh Cực Lạc để thọ giáo pháp ở pháp hội của Đức Phật A Di Đà để rèn luyện mình có thanh gươm đó.
Với VNBN thì không có Niết Bàn riêng, chỉ có Niết Bàn tùy thuận hết thảy mà thôi.
Tất cả chúng sanh hữu hình, vô hình, có tri giác, không có tri giác,.... đều mỗi mỗi sẵn đủ Tự tánh bất hoại của họ. Pháp giới chỉ là hình bóng của Tự Tánh phản chiếu các duyên.
Cá nhân nào thu tập tích tụ được càng nhiều nhân duyên thì hình ảnh phản chiếu càng sống động, càng dần dần đến chân thật.
Được thân người, gặp Phật Pháp, tin nhận và thọ trì là cũng cả một quá trình tích tụ nhân duyên hết dứt lâu dài. Người không tích tụ đủ thì sẽ chẳng được như vậy. Bản thân ta cũng được Phật, Bồ Tát, Thiên Tri thức, cha mẹ, chúng anh,.... nuôi dưỡng từ thể xác đến tinh thần.

Bởi vậy, để tuyên bố được cái câu "thân này là cuối cùng của ta" thì đó là câu thấm đậm Tâm Bồ Đề, nghĩa tình nhất, ân tình nhất.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Ngài Ba Tuần, phản phất mùi Khổ đế, Tập đế thì phải?

Và ở đây, phản phất mùi Diệt đế. Kính mong Ngài trình bày phần Đạo đế!

Nghe câu "thân này là cuối cùng của ta" mà VNBN bổng cũng muốn ước ao nhưng để tuyên bố được câu này thì chắc còn xa lắm. Thứ nhất, bản thân ta có ổn chưa? Thứ hai, chúng sanh thiên hạ (duyên xưa nhiều đời nhiều kiếp) đã hoàn mãn hết chưa? Tuy rằng nghe là hai thứ nhưng chỉ cần có một thanh gươm trí tuệ làm được hai việc; đời này VNBN phát nguyện vãng sanh Cực Lạc để thọ giáo pháp ở pháp hội của Đức Phật A Di Đà để rèn luyện mình có thanh gươm đó.
Với VNBN thì không có Niết Bàn riêng, chỉ có Niết Bàn tùy thuận hết thảy mà thôi.
Tất cả chúng sanh hữu hình, vô hình, có tri giác, không có tri giác,.... đều mỗi mỗi sẵn đủ Tự tánh bất hoại của họ. Pháp giới chỉ là hình bóng của Tự Tánh phản chiếu các duyên.
Cá nhân nào thu tập tích tụ được càng nhiều nhân duyên thì hình ảnh phản chiếu càng sống động, càng dần dần đến chân thật.
Được thân người, gặp Phật Pháp, tin nhận và thọ trì là cũng cả một quá trình tích tụ nhân duyên hết dứt lâu dài. Người không tích tụ đủ thì sẽ chẳng được như vậy. Bản thân ta cũng được Phật, Bồ Tát, Thiên Tri thức, cha mẹ, chúng anh,.... nuôi dưỡng từ thể xác đến tinh thần.

Bởi vậy, để tuyên bố được cái câu "thân này là cuối cùng của ta" thì đó là câu thấm đậm Tâm Bồ Đề, nghĩa tình nhất, ân tình nhất.
Kính chào đạo hữu VNBN thân mến,

Lâu nay thân tạm vẫn khoẻ mạnh an khang chứ, việc thế gian có chướng ngại sự nghiệp vãng sanh về Tây nhiều không ?

Khổ tập diệt đạo vốn là chân lý chắc thật đức Từ phụ nói ra và nhắc lại ở giây phút đầu và cuối quãng đời hoằng hoá của Ngài, trong mỗi một đều gồm thâu ba cái còn lại rồi, thì há phải đợi nói riêng về Đạo nữa ư !

Đạo hữu nhờ thọ giáo đức Thích Ca mà biết được đức Di Đà, nay lại nghe theo lời khuyến thỉnh "nếu chúng sinh nào nghe được... thì nên phát nguyện vãng sanh về cõi nước kia...vì ở đó các bậc Thượng thiện nhân tụ hội một chỗ...ta thấy sự lợi ích như thế nên nói Kinh pháp khó tin này, đó là việc khó" phát thệ nguyện lớn hết một đời này quyết sanh Tây Phương thì ắt phải y nguyện thật hành cho tới "nhất tâm bất loạn" thì mới có đủ "thiện căn, phước đức, nhân duyên" mà được "Thánh chúng hiện tiền", mà được " tức đắc vãng sanh". Hãy cố gắng ! Cố gắng !

Thời thời khắc khắc niệm Di Đà,
Đâu còn vướng bận chuyện ngày qua.
Khổ công niệm niệm chẳng dừng nghỉ,
Vãng sanh chắc chắn có phần mà.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ba Tuần.
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Nắng sớm hôm thức dậy,
Thể dục luyện thân tâm.
Hơi thở ra đều nhẹ,
Thật khoan khoái trong lòng.

Người hỏi lại thêm mạnh,
Chí tu học càng bền.
Niệm niệm bước trên đạo,
Chỗ chỗ lòng rộng thênh.

Kính chào quý Thầy, cùng chư đạo hữu thân mến,

"Thân thể là đền thờ của tâm linh", lời này thật đúng thay với những người thân còn nơi việc đời mà lòng đã trao chọn ý đạo.
Bởi việc thế gian nương thân mà trụ, hễ thân bất an một chút ắt việc gián đoạn một phần, gián đoạn lâu ngày thì tất loạn, việc loạn thì tâm bất an, nếu khéo giữ thân thì tâm dễ nhiếp là lẽ tất nhiên.

Nay trước khởi ý hỏi, sau khởi ý làm; hoặc làm rồi nhớ hỏi, hoặc hỏi rồi mới làm, đan xen như thế cũng là bước đầu trên đường thế gian mà nhập xuất thế gian; cái sự hỏi càng bị cản trở thì cái chí đạo càng kiên cố, như đứa bé tập đi hễ đứng lên vài bước lại ngã, ngã lại đứng lên, tự mình khích lệ mình phải làm sao đứng lên cho được, bước đi cho vững, cứ thế trải thời gian thì có thể chạy nhảy dễ dàng; Nay người sơ cơ hành đạo tại thế gian, cái lý suy cho cùng cũng chẳng ngoài việc ấy, hễ lòng quyết định, chí kiên cố thì lâu dài ắt sẽ được rõ ràng sáng tỏ mà thôi.

May thay !
Ba Tuần.
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Trên tâm chẳng có cảnh,
Trên niệm chẳng có tâm,
Thân dừng lại một chỗ,
Như người máy ngắt dòng.

Người hỏi chợt yên ắng,
Chìm nơi cảnh nhàn không.
Ý hỏi theo "gió" lặng,
Bặt dứt hết tơ lòng.

Kính chào quý Thầy, cùng chư đạo hữu thân mến,

Người dụng tâm hướng về nhà, quên ngày quên tháng, lâu dần tình tiêu cảnh bặt, chợt đến chỗ yên ắng lạ thường, trong khảy móng tay 1 giờ, 30 phút trôi qua, mới hay câu nói người xưa "thời giờ qua mau" thật là đúng thay.

Hễ buông lòng hỏi xuống thì cảnh hiện, tình sinh, ấy là chỗ "trở lui" dòng sinh tử, ở nơi biển tâm vắng lặng sinh khởi hòn bọt phiền não, là nơi hiện tiền Tịnh độ trở về nơi uế trược mà mong cầu vãng sanh Tây Phương, hết thảy khổ vui mừng giận, hết thảy núi sông đất đai hiện ra trong khoảnh khắc như cuộn phim chiếu dở phát tiếp, "tất cả do tâm tạo" là chân lý không thể nghi ngờ nữa.

May thay !
Ba Tuần.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên