Ba Tuần

Mèo hoá Rồng

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Hề hề,

Trí không lớn nhỏ là nhằm chỉ Thể tánh trí, gọi đầy đủ là Pháp giới thể tanh trí (Theo Huê nghiêm tông thì Trí này nằm ở trung tâm của Tứ trí Duy thức, Đại viên, Bình đẳng, Diệu quan sát và Thành sở tác). Nói Trí không lớn nhỏ là nhằm chỉ nơi TIỀM NĂNG mọi chúng sanh đều là Phật sẽ thành. Còn Phật trí, Bồ tát trí hay Thánh trí là ở nơi ĐẠO QUẢ gọi là BỒ ĐỀ TRÍ.
Phương tiện thiện xảo trí là VÔ LƯỢNG TRÍ của Phật Đà Chánh Đằng Giác vì căn tánh của chúng sanh vô lượng nên trí đó cũng vô lượng nhằm phổ độ chúng sanh, nên lẽ dĩ nhiên khi đến nói TRÍ XẢO là nhằm chỉ thế gian trí chỉ toàn là những ngôn từ, văn tự rỗng tuếch không thực.. thuộc Biến kế sở tri.

Mà chia xẻ thì cũng đã chia xẻ xong rồi lại do chia xẻ không hề có dụng tâm nên đến đây cũng xin ngừng:

Thanh mục đổ nhân thiểu
Vấn lộ bạch vân đầu.


Hề hề, Trừng Hải
van_th10 (2).webp
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Năm Rồng sắp đến, năm Mão sắp lui,

Kính chúc quý Thầy cùng chư đạo hữu một năm mới tràn đầy đạo tâm, hướng về Phật thừa chẳng biết nhàm mỏi, luôn chắp tay cung kính tất cả vì tin Phật, tin tâm mình và tất cả loài đều chính là Phật.

Hãy luôn chắp tay cung kính hỷ xả một vị Phật tương lai, đó là hạnh của tiền thân đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni, như đã được hoà trong lời ca tiếng hát:

"Lời Phật dạy trong Kinh Pháp Hoa, tâm thường bất khinh Bồ Tát, từ vô lượng kiếp tiền thân đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật là Bồ tát Thường Bất Khinh, Ngài thọ trì đức khiêm từ, lòng cung kính chắp tay lạy người, hoan hỷ nói rằng, lạy người tôi không dám khinh suất các người, vì nhân duyên trước sau, các người sẽ thành Phật..."


Nguyện đem công đức này,
Hồi hướng khắp tất cả,
Đệ tử và chúng sanh,
Đều trọn thành Phật đạo.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 
Sửa lần cuối:

thiện

Registered
Phật tử
Reputation: 20%
Tham gia
5/2/24
Bài viết
112
Điểm tương tác
57
Điểm
28
Năm Rồng sắp đến, năm Mão sắp lui,

Kính chúc quý Thầy cùng chư đạo hữu một năm mới tràn đầy đạo tâm, hướng về Phật thừa chẳng biết nhàm mỏi, luôn chắp tay cung kính tất cả vì tin Phật, tin tâm mình và tất cả loài đều chính là Phật.

Hãy luôn chắp tay cung kính hỷ xả một vị Phật tương lai, đó là hạnh của tiền thân đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni, như đã được hoà trong lời ca tiếng hát:

"Lời Phật dạy trong Kinh Pháp Hoa, tâm thường bất khinh Bồ Tát, từ vô lượng kiếp tiền thân đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật là Bồ tát Thường Bất Khinh, Ngài thọ trì đức khiêm từ, lòng cung kính chắp tay lạy người, hoan hỷ nói rằng, lạy người tôi không dám khinh suất các người, vì nhân duyên trước sau, các người sẽ thành Phật..."


Nguyện đem công đức này,
Hồi hướng khắp tất cả,
Đệ tử và chúng sanh,
Đều trọn thành Phật đạo.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mèo hóa rồng hay người sẽ thành Phật đều vô nghĩa lý.
Vô nghĩa lý ở chỗ là không thể phân biệt được nó là gì mà lại hóa thành gì.
Nhưng cũng cám ơn lời chúc của bạn mới biết xuân vẫn luôn ở trong lòng mọi người.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,945
Điểm tương tác
782
Điểm
113
Hề hề,

Trí không lớn nhỏ là nhằm chỉ Thể tánh trí, gọi đầy đủ là Pháp giới thể tanh trí (Theo Huê nghiêm tông thì Trí này nằm ở trung tâm của Tứ trí Duy thức, Đại viên, Bình đẳng, Diệu quan sát và Thành sở tác). Nói Trí không lớn nhỏ là nhằm chỉ nơi TIỀM NĂNG mọi chúng sanh đều là Phật sẽ thành. Còn Phật trí, Bồ tát trí hay Thánh trí là ở nơi ĐẠO QUẢ gọi là BỒ ĐỀ TRÍ.
Phương tiện thiện xảo trí là VÔ LƯỢNG TRÍ của Phật Đà Chánh Đằng Giác vì căn tánh của chúng sanh vô lượng nên trí đó cũng vô lượng nhằm phổ độ chúng sanh, nên lẽ dĩ nhiên khi đến nói TRÍ XẢO là nhằm chỉ thế gian trí chỉ toàn là những ngôn từ, văn tự rỗng tuếch không thực.. thuộc Biến kế sở tri.

Mà chia xẻ thì cũng đã chia xẻ xong rồi lại do chia xẻ không hề có dụng tâm nên đến đây cũng xin ngừng:

Thanh mục đổ nhân thiểu
Vấn lộ bạch vân đầu.


Hề hề, Trừng Hải
Hiiii, đôi khi Ngài cũng xảo trí đấy chứ.
- Đã gọi là Trí thì phải có cái biết, liễu ngộ ,.... Chứ không thể nói là tiềm năng được. Tất nhiên, VNBN vẫn biết rõ có một thứ TIỀM NĂNG (Phật Tánh hay Tự tánh) sẽ cho ra các loại Trí.

Trí với Tiềm Năng là không phải hai thứ nhưng cũng không thể đánh đồng với nhau. Tiềm Năng là cái có sẵn; còn Trí thì trãi qua quá trình mới hiển lộ.

Trí là hiển lộ của Tiềm Năng.

Người ngộ đạo tất sẽ phân biệt rõ ràng các thứ mà chẳng hề mất tôn chỉ Vô Phân Biệt.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,945
Điểm tương tác
782
Điểm
113
Kính chào đạo hữu VNBN thân mến,

Chỉ cần là kẻ ngu độn siêng niệm Phật, chẳng cần làm kẻ lanh lợi thông thuộc vạn lời Kinh; Huệ Năng siêng hành, Thần Tú siêng giảng, kẻ hành thanh thản, người giảng lo âu ( suy nghĩ đắn đo chẳng giám trình kệ, viết kệ xong rồi lại càng suy tư).

Mến kính,
Ba Tuần.
Hiiii,
Trước phải giữ giới cho tinh,
Lìa tâm chấp trước lừa mình mới nên.
Bởi do thói cũ lâu bền,
Phật xưa đã dạy, tâm nên quý tàm.

Sau thời tri túc ta làm,
Muốn ít, biết đủ, chẳng màng lợi danh.
Tổ xưa dạy rõ đinh ninh,
Tâm thường là Phật, tạng Kinh sẵn rồi.

Báu kia có đủ ai ơi,
Tin thời lấy lại, tới nơi thanh nhàn.
Lời xưa sách ấy mạt vàng,
Bụi làm mờ mắt, xót than tấm lòng.

Cửa kia, nghĩa ấy là Không,
Không hờn, không giận, không lầm, không chê.
Không kia tức ấy lối về,
Là trong nghịch cảnh, tâm mê tỏ tường.

Mê danh, mê lợi dễ lường;
Mê văn mê tự, biết đường nào ra.
Sở tri, chướng ấy đó mà;
Sao mình lại nghĩ, đó là người si !

Can ngăn, khuyên bảo chẳng đi;
Lẽ nào quả trổ, mới kỳ tỉnh ra.
Chợt e hoa ấy tàn, qua;
Ngàn năm có gặp, "xuân Đà" nữa không !?

Than ôi,
Ba Tuần.
Cám ơn Ngài đã chia sẽ.
Nói "Chỉ cần là kẻ ngu độn siêng niệm Phật" thì phân tích ra những người như vậy có hai trường hợp:

1. Là người rất trí tuệ, thực vì sanh tử là trọng đại.
Một người an tâm nơi Phật hiệu bất chất mọi thứ của thế gian hay đạo pháp thì không phải là ngu độn.
Người hành như vậy gần giống với câu: "Phật Pháp còn buông bỏ huống chi là thế gian pháp".
Mọi thứ chỉ hoa đóm chỉ mong hội ngộ cùng chư Phật, hoà nhập biển Như Lai.

2. Người căn trí chậm lục nhưng thực vì sanh tử là trọng đại.
Nói gần, nói xa, hiểu ít, hiểu nhiều không bằng vãng sanh Cực Lạc giải thoát sanh tử là thực tế hơn cả.
Thế gian hư dối, tạm bợ, chẳng có thứ gì thật có tồn tại, chỉ mong hội ngộ với Phật A Di Đà để lĩnh hội sự giải thoát chắc chắn.

PS: Câu Phật hiệu "Nam Mô A Di Đà Phật" đúng thật là vị diệu cải biến hết thảy sở y và sở hành của tất cả chúng sanh đến bờ giác ngộ; đó là vì do câu sanh 48 đại nguyện vi diệu của Phật A Di Đà.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,380
Điểm tương tác
1,007
Điểm
113
Hề hề

Thênh thang đi giữa mùa xuân
Lao xao phố thị lâng lâng thiền hành
Kẻ cười người khóc quẩn quanh
Thực danh tài lợi ngủ quên đâu rồi.

Nắng xuân phổ ánh đạo vàng
Giữa đời bụi bậm trần sa nhọc nhằn
Ơ kìa mai nở hoàng hoa
Hương bay ngược gió bình an tại triền.

Rồi mai xuân cũng tàn thôi
Thiền sinh vẫn bước thiền hành tiếu nhi
Rồi mai người khóc lại cười
Từ bi một đóa tặng người tử sanh (trừng hải)


Mến tặng quý đạo hữu Ba Tuần
Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Xuân Mèo chớp thoáng xa bay

Xuân Rồng xanh mởn .. cỏ cây ... giao mùa

bao Xuân Di Lặc .. một thừa

ngày vui hoan hỷ ..thuyền đưa muôn người



Chúc Thầy - áo nghĩa rạng ngời

phươc điền trải rộng khắp nơi hữu tình

Chúc Trò - tàm quý tự mình

tạng tâm vô ngại ... an bình quanh năm [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]



ờ mà đúng hông? [smile]
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Reputation: 33%
Tham gia
17/1/24
Bài viết
161
Điểm tương tác
129
Điểm
43
Nếu sớm biết tâm bình thường thị Đạo

Đỡ phí công lao lực chạy long nhong :))

:)

Huưmmm!

Tưởng đổi khác thì tâm trạng lại khác

Làm sao mới bình thường hở các bác :D
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,380
Điểm tương tác
1,007
Điểm
113
Nếu sớm biết tâm bình thường thị Đạo

Đỡ phí công lao lực chạy long nhong :))

:)

Huưmmm!

Tưởng đổi khác thì tâm trạng lại khác

Làm sao mới bình thường hở các bác :D

Hề hề,

Chạy long nhong có công đức của việc chạy...long nhong.

Tùy pháp chạy long nhong
Đúng thời biết là bóng
Đuổi hoài cũng không kịp
Ngộ!


Hề hề, Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Nếu sớm biết tâm bình thường thị Đạo

Đỡ phí công lao lực chạy long nhong :))

:)

Huưmmm!

Tưởng đổi khác thì tâm trạng lại khác

Làm sao mới bình thường hở các bác :D
Kính chào đạo hữu Sô cô la thân mến,

Chỗ này người xưa đã nói rồi, Ba Tuần chỉ nhắc lại thôi: "Như bưng đĩa nước, như giữ tròng con mắt, như đi vào chỗ nguy hiểm, như đối trước Vua trước thầy, giữ gìn tức là tu đó vậy"

Lại nói "thấy rồi mới tu, chẳng thấy làm sao tu" như Đạo ca nói: " mặc người phỉ, mặc người báng, ta nghe dường như uống cam lồ" ,"phỉ báng ta là thiện tri thức"v..v

Hai chỗ này lời rõ, nghĩa sâu.
Mong đạo hữu ở nơi thân tâm cảnh nhất như mà hội, thì được chỗ vi diệu của " thỏng tay vào chợ".

Mến kính,
Ba Tuần.
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Reputation: 33%
Tham gia
17/1/24
Bài viết
161
Điểm tương tác
129
Điểm
43
Kính chào đạo hữu Sô cô la thân mến,

Chỗ này người xưa đã nói rồi, Ba Tuần chỉ nhắc lại thôi: "Như bưng đĩa nước, như giữ tròng con mắt, như đi vào chỗ nguy hiểm, như đối trước Vua trước thầy, giữ gìn tức là tu đó vậy"

Lại nói "thấy rồi mới tu, chẳng thấy làm sao tu" như Đạo ca nói: " mặc người phỉ, mặc người báng, ta nghe dường như uống cam lồ" ,"phỉ báng ta là thiện tri thức"v..v

Hai chỗ này lời rõ, nghĩa sâu.
Mong đạo hữu ở nơi thân tâm cảnh nhất như mà hội, thì được chỗ vi diệu của " thỏng tay vào chợ".

Mến kính,
Ba Tuần.
U là trời!!! :D

Chào bác 3!

Bác kê cho em quả đơn này em ngửi thấy vị thuốc là biết không dùng được rồi hí hí... :p

Theo em nghĩ thì cũng như cái thân này ấy mà. Hết bệnh thì là BÌNH THƯỜNG phải hông? hì

Tâm không còn bệnh thì là tâm Bình Thường thôi hì...

Em chỉ mắc bệnh NGỘ NHẬN thôi mà bác, em tu cả chai thì được chứ bắt em tu như bác chỉ thì làm sao được mà bắt em tu kkkk :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
U là trời!!! :D

Chào bác 3!

Bác kê cho em quả đơn này em ngửi thấy vị thuốc là biết không dùng được rồi hí hí... :p

Theo em nghĩ thì cũng như cái thân này ấy mà. Hết bệnh thì là BÌNH THƯỜNG phải hông? hì

Tâm không còn bệnh thì là tâm Bình Thường thôi hì...

Em chỉ mắc bệnh NGỘ NHẬN thôi mà bác, em tu cả chai thì được chứ bắt em tu như bác chỉ thì làm sao được mà bắt em tu kkkk :D
Kính đạo hữu Sô Cô La thân mến,

Nếu được như vậy thì thật là tốt quá.

Mến kính,
Ba Tuần.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]
Làm sao mới bình thường hở các bác :D
ngày xưa ... khi ông Phật còn là thái tử đi ra bốn cửa Đông Tây Nam Bắc thấy sinh lão bịnh khổ .. thì tâm ổng cũng "THỊ BỊNH luôn" ...

nhưng ở cuối đời .. chính bản thân ổng cũng bịnh, cũng lão tử .. nhựng lại chẳng thị bịnh [smile] ... bởi vì ổng NHẬP THIỀN [smile] ... [smile]

cho nên CÁI gọi là Bình Thường ---> là tùy người tự nghĩ cái gì là bình thường thôi [smile]... chưa hẳn đó là cái bình thường [smile] chẳng có bịnh nào cả [smile]

thí dụ: hỏi cái anh kia hôm kìa có khỏe hông? ... ảnh nói BÌNH THƯỜNG ...

(nhưng ảnh hỏi lại[smile]) .. thứ Sáu có lên chùa chơi không .. lên đi ... ĐÔNG VUI [smile] ... thì đó là chỗ BÌNH THƯỜNG của ảnh [smile]

giả như MẶT TRỜI ĐỨT KHỎI QUỸ ĐẠO ... TRÁI ĐẤT NGỪNG QUAY ... ngày 30 chẳng tới (smile)--> Tâm BÌNH THƯỜNG của ảnh có bình thường nữa không? [smile]

*** chẳng phải vì lý do ... chỗ Bình Thường đó .. có nhiều loại .. nên ông Phật nhập đủ loại thiền trước khi mạng chung ? [smile]

chỗ bình thường là SẮC ---> khi hỏng thường nữa ---> THIỀN SẮC GIỚI
chỗ bình thường là VÔ SẮC --> khi hỏng thường nữa --> cũng THIỀN VÔ SẮC GIỚI


ngọc lý bí thanh --> diễn diệu âm
cá trung mãn mục --> lộ thiền tâm [smile]

hà sa cảnh thị ---> bồ đề đạo
nghĩ hướng Như Lai cách vạn tầm
- Trí Huyền Thiền Sư

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Đọc từng lời Kinh, mắt rưng rưng;
Chư Phật chư Tổ lòng Từ bi,
Tới lúc viên tịch còn thương dặn:
Phải nên Chánh kiến, khéo tu trì !

"Đức Phật ở nơi rừng cây Sa La, khi sắp vào Niết Bàn, nhằm lúc đêm khuya thanh vắng, bầu trời trong lặng, Đức Thế Tôn lại vì các đệ tử, tóm tắt dạy bảo những điều thiết yếu:

Này các Thầy, khi Tôi diệt độ rồi, các Thầy phải tôn trọng Giới luật, như nhà tối được ánh sáng, như người nghèo được của báu. Giới luật tức là bậc đại sư của các Thầy, giới luật còn giống như Tôi ở đời không khác vậy...

Tâm niệm cần phải đoan chính để cầu vượt dòng sinh tử, không được che giấu lỗi mình, bốn việc ăn mặc ở và thuốc trị bệnh cần phải tương xứng vừa đủ, cốt tạm dùng giúp nuôi sống thân này để tu hành, không nên tích chứa.

Giới luật là thuận theo đường giải thoát, nương theo giới luật sẽ phát sinh các thứ thiền định và trí tuệ diệt khổ, phải giữ giới luật cho thanh tịnh, chớ để thiếu sót...

Này các Thầy, các Thầy phải nhất tâm cầu đạo xuất thế, vì hết thảy tướng trạng động tĩnh nơi thế gian đều chẳng bền vững không yên lành.

Các Thầy hãy yên lặng, không cần nói nữa, thời giờ đã đến, tôi sắp sửa vào Niết Bàn, đây là những lời dạy bảo cuối cùng của Tôi, các Thầy nên ghi nhận để tiến tu đạo nghiệp, làm lợi ích cho mình và tất cả chúng sanh."
(Trích Kinh Di Giáo)

" Các ngươi tự tâm là Phật, chớ hồ nghi nữa, vạn pháp đều từ tự tâm sanh khởi, chẳng phải vật bên ngoài có thể kiến lập, nay ta để lại bài kệ làm lời từ biệt, người đời sau nhận được ý của kệ này, tự thấy bản tâm tự thành Phật đạo:

Chân như tự tánh là chân Phật...
Tam thân vốn chỉ là nhất thân...
Vốn từ hoá thân sanh tịnh tánh,
Tịnh tánh thường trụ nơi hoá thân,
Tánh khiến hoá thân hành chánh đạo,
Tương lai viên mãn vô cùng tận.
Dâm tánh vốn là nhân tịnh tánh,
Trừ dâm tức là tịnh tánh thân,
Nơi tánh thường tự lìa ngũ dục,
Sát na kiến tánh tức là chân.
Đời này nếu gặp pháp đốn giáo,
Hoát ngộ tự tánh gặp Thế Tôn...
Nếu ngay nơi tâm tự thấy chân,
Có chân tức là nhân thành Phật..

Các ngươi phải tự hộ trì, sau khi Ta viên tịch chớ nên theo tình chấp thế gian rơi lệ buồn sầu, nhận phúng điều và để tang, làm như vậy chẳng phải đệ tử của Ta, cũng chẳng phải Chánh Pháp. Chỉ nên nhận tự bản tâm, thấy tự bản tánh, chẳng động chẳng tịnh, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng lui chẳng tới, chẳng thị chẳng phi, chẳng trụ chẳng đi.

Sư nói xong, ngồi ngay thẳng đến canh ba, thoạt gọi môn đồ: "Ta đi nhé !", rồi ngồi yên viên tịch."

(Trích Kinh Pháp bảo đàn).

Nam mô Thập phương thường trụ Tam Bảo.
 
Sửa lần cuối:

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Thế Tôn nói tới khổ,
Chẳng để ôm u sầu;
Nhận diện, rồi chuyển hoá,
Tự mình thoát khổ đau.

Kính bạch chư Phật, thập phương hiền Thánh Tăng, cùng toàn thể đại chúng.

Pháp môn Tứ Đế là tối căn bản, lấy sự nhận diện không phán xét làm phương pháp thực hành, mỗi Đế đều trải qua ba giai đoạn:

1. Đây là khổ đau của chính tôi, khổ đau này cần được hiểu rõ, khổ đau này đã được hiểu rõ.

2. Đây là nguyên do đưa đến đau khổ của chính tôi, nguyên do này cần được đoạn trừ, nguyên do này đã được đoạn trừ.

3. Đây là trạng thái không còn khổ đau, trạng thái này cần được chứng nghiệm, trạng thái này đã được chứng nghiệm.

4. Đây là con đường đưa đến trạng thái hết khổ, đây là con đường cần phải thực hành, đây là con đường đã được thực hành.

Con đường cần phải thực hành là con đường Trung Đạo, là con đường không kẹt ở hai bên (một bên là thọ hưởng dục lạc, khoái lạc; một bên là hành hạ thân xác, đau đớn thân tâm).

Hãy đưa tâm về với thân ở thực tại, trong từng hơi thở, trong mỗi việc làm, để nhận diện, để thấy rõ, để không cho thân miệng ý tạo tác trái với Giới điều Phật dạy, để lìa xa hai bên, để thực hành Trực Tâm, để an trú trong hiện tiền vô nhiễm.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 
Sửa lần cuối:

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
ĐẤNG TẠO HOÁ LÀ AI ?
sự sinh sản trong tự nhiên.

I. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà thế hệ con được sinh ra từ một cơ thể mẹ duy nhất, và thừa hưởng các gen chỉ từ cơ thể mẹ đó.

Trong số các hình thức của sinh sản vô tính, có hình thức: lưỡng phân và đa phân.

1. "Sinh sản phân đôi (lưỡng phân), cơ thể mẹ được thay thế bằng hai cơ thể con. Các sinh vật, bao gồm cả sinh vật nhân sơ (vi khuẩn cổ và vi khuẩn) và sinh vật nhân chuẩn (sinh vật nguyên sinhnấm đơn bào) đều sinh sản vô tính qua hình thức phân đôi."

2. "Sinh sản đa phân ở mức độ tế bào ( xảy ra ở sinh vật nguyên sinh, ví dụ: trùng bào tửtảo), phần nhân của tế bào mẹ phân chia vài lần bằng sự nguyên phân, tạo ra vài nhân con. Tế bào chất sau đó tách ra, tạo thành nhiều tế bào con.

3,9 tỉ năm trước Trái Đất mới có các sinh vật đơn bào cực nhỏ nhưng chưa có nhân tế bào.

II. Sinh sản hữu tính là một quá trình tạo ra một sinh vật mới bằng cách kết hợp vật chất di truyền từ hai sinh vật.

Sinh sản hữu tính là phương pháp sinh sản chính của phần lớn các sinh vật vĩ mô, bao gồm hầu như tất cả các loài động vậtthực vật.

Các bằng chứng hóa thạch đầu tiên của sinh sản hữu tính ở sinh vật nhân chuẩn là từ kỷ Stenos, khoảng một tỷ đến một tỷ hai trăm triệu năm trước.


Do đó, có thể thấy sinh sản vô tính có trước hữu tính, ít ra về mặt lịch sử và bằng chứng khoa học trên Trái Đất cho tới ngày nay.

Ps: Kinh Lăng Nghiêm, Q4:

"Các loài thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hoá sanh, tùy theo sự cảm ứng mà thành: noãn do tưởng niệm mà sanh, thai do ái tình mà có, thấp sanh do hợp mà cảm ứng, hóa sanh do tách ly mà hiện. Tình, tưởng, hợp, ly, thay đổi lẫn nhau, các loài thọ nghiệp theo đó mà thăng trầm, do nhân duyên này, nên chúng sanh tương tục."

Kinh Lăng Nghiêm, Q2:

"Các thiện nam tử! Ta thường nói: các duyên tâm và sắc với các tâm sở (buồn, vui, yêu, ghét v.v...) các pháp sở duyên (cảnh trần) đều do tâm biến hiện, thân tâm của ngươi cũng là vật do diệu tâm hiện ra, vậy sao các ngươi lại lạc mất cái bản tánh vốn tròn đầy sáng tỏ của diệu tâm, nhận lầm cái mê nơi ngộ cho là tâm tánh, bèn mê diệu minh trở thành vô minh, từ vô minh biến thành ngoan không, vô minh là năng biến, ngoan không là sở biến, năng sở hòa hợp biến ra tứ đại, là ngoại sắc của y báo, sắc lẫn lộn với tâm vọng tưởng thành có chúng sanh, là nội sắc của chánh báo,

tưởng, tướng làm thân, nhiếp trì thân tâm là thức thứ tám, tụ duyên lay động bên trong là thức thứ bảy, dong ruổi theo cảnh bên ngoài là thức thứ sáu, từ vô minh biến khởi vọng duyên vọng trần, mà nhận tướng nhiễu loạn lăng xăng này, mê muội cho là tự tâm ở trong sắc thân,

chẳng biết sắc thân, núi sông, đất đai cho đến hư không đều là vật do diệu tâm biến hiện, ví như bỏ cả trăm ngàn biển lớn, chỉ nhận một bọt nước cho đó là bao gồm tất cả nước biển, cũng như các ngươi, tự bỏ Bản Kiến, lại ở nơi tay ta phân biệt chánh, đảo, thật là mê lại thêm mê. Như Lai nói là kẻ đáng thương xót vậy."

Kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già, Thích Nữ Trí Hải dịch, tr53:

"...Hành tướng của Tạng thức rất vi tế, trừ chư Phật và Bồ Tát an trú trong các địa, ngoài ra năng lực định tuệ của Nhị thừa ngoại đạo không thể biết..."
 
Sửa lần cuối:

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VŨ TRỤ
cũng là một hình thức "sinh sản".

Lý thuyết Vụ Nổ Lớn là mô hình vũ trụ học được chấp thuận rộng rãi, nó miêu tả về sự hình thành và tiến hóa của Vũ trụ. Không gian và thời gian được tạo ra trong Vụ Nổ Lớn, và một lượng cố định năng lượng và vật chất choán đầy trong nó; khi không gian giãn nở, mật độ của vật chất và năng lượng giảm. Sau sự giãn nở ban đầu, nhiệt độ Vũ trụ giảm xuống đủ lạnh cho phép hình thành lên những hạt hạ nguyên tử đầu tiên và tiếp sau là những nguyên tử đơn giản. Các đám mây khổng lồ chứa những nguyên tố nguyên thủy này theo thời gian dưới ảnh hưởng của lực hấp dẫn kết tụ lại thành các ngôi sao. Nếu giả sử mô hình phổ biến hiện nay là đúng, thì tuổi của Vũ trụ có giá trị tính được từ những dữ liệu quan sát là 13,799 ± 0,021 tỷ năm.

Ps: Kinh Lăng Nghiêm, Q4

" Bản giác tánh không, chẳng minh chẳng vô minh, tùy theo nghiệp thức biến hiện nên vô minh bắt đầu; một niệm vô minh bỗng khởi, thì bản giác lìa tánh không mà sanh vọng minh, tánh không cũng lìa bản giác mà sanh ám muội.

Bản giác sanh vọng minh thì phát ra Thức, chỗ trong lặng chẳng lay động của Thức tức là Thủy, Tánh không sanh ám muội, kết tụ thành sắc, tức là Địa, Địa và Thủy nhiễu loạn nhau thành Phong. Vì Tánh không bị ám muội, cố chấp cái năng minh thành chướng ngại, nên vọng cho bản giác là sở minh, năng sở nhiễu loạn, nên vọng có tánh biến hóa của Hỏa, ngọn Hỏa xông lên nên có hơi Thủy khắp cả mười phương hư không. Hỏa bốc lên, Thủy chảy xuống, giao lộn vọng lập thì Thủy ướt thành biển cả, Đất khô thành lục địa. Do nghĩa này, nên trong biển cả Hỏa thường phun lên, trong lục địa sông ngòi thường chảy. Thế Thủy kém thế Hỏa thì kết thành núi, nên khi đập đá núi thì có tia lửa; thế Địa kém thế Thủy thì mọc lên thành cỏ cây, nên đốt cỏ cây thì thành đất, vắt ra thì có nước. Tứ đại giao lộn lẫn nhau vọng sanh nhân quả, do nhân duyên này nên thế giới tương tục.

...Bản giác chẳng phải sở minh, do chấp sự minh nên lập sở minh, sở minh đã vọng lập, thì sanh cái năng minh hư vọng của ngươi.

Ở trong chẳng đồng dị, vọng chấp thành dị, do sự dị mà lập sự đồng, tướng đồng dị đã sanh, từ đó lại lập ra cái chẳng đồng chẳng dị. Nhiễu loạn như thế, đối đãi nhau sanh ra mỏi mệt, mỏi lâu thành trần, tự hỗn tạp lẫn nhau, do đó sanh ra trần lao phiền não, khởi dậy thành thế giới, tịch lặng thành hư không..."

Kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già, Thích Nữ Trí Hải dịch,tr51:

"Các vị đại Bồ Tát muốn được thân Phật phải xa lìa uẩn xứ giới, vì đấy là các pháp do nhân duyên sanh, xa lìa các pháp sinh trú diệt phân biệt hý luận, chỉ nên chú tâm quán sát ba cõi là do tập khí hư vọng từ vô thỉ khởi lên, tư duy Phật địa vốn vô tướng vô sanh, là Thánh trí tự chứng, như thế sẽ được tâm tự tại, hạnh không cần dụng công, như ngọc ma ni hiện đủ thứ hình sắc, đạt lý duy tâm, tuần tự nhập vào các địa...bậc đại Bồ Tát nên siêng tu học chân lý tự chứng này."

Tr55:

"Nói tâm khởi các tướng,
Để khai ngộ phàm phu,
Chứ thật vốn không khởi,
Tâm vốn lìa " nắm giữ"
...
Ví như đối bệnh nhân,
Lương y tùy cho thuốc,
Như Lai vì chúng sanh,
Tùy căn cơ nói pháp..."
 
Sửa lần cuối:

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Mưa gì thấm tận đất tâm ?
Nắng gì nhè nhẹ vén mầu si mê ?
Bỏ buông cột mở chán chê,
Kiếp nào tỏ thấu, lòng thời vững yên !

Người yên cảnh cũng lặng yên,
Hoa cười bướm lượn chao nghiêng vẫy chào,
Hơi thở sự sống ra vào,
Khoảng không rộng khắp nào đâu khác mình.

Nhiều đời trong cõi u minh,
Kiếp này gắng thấy thật tinh thật tường.
Sanh sanh tử tử bao đường,
Tuy tâm ý chọn muôn phương là nhà.

Cười lên một tiếng ha ha,
Lòng ta trí ấy Phật đà ơn sâu.
Thần thông diệu dụng là đâu ?
Tùy tâm ý chọn, nào đâu ngại gì.

Gửi cho đạo bạn tu trì,
Kính tin tỏ rõ, nghĩ nghì bặt quên.
Gương tâm thí dụ chớ quên,
Gồm thâu vạn tượng, chiếu miền Lạc Bang.

Nam mô Thường tinh tấn Bồ Tát,
Ba Tuần.
 
Sửa lần cuối:

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Reputation: 33%
Tham gia
17/1/24
Bài viết
161
Điểm tương tác
129
Điểm
43
Ha ha...

Cái cửa vô trụ thật là quý báu. nó là mấu chốt trói buộc mà tiểu đệ từ khi được 1 niệm tương ưng vô trụ đã theo thói trụ chấp khiến ma nghiệp nỗi lên bao nhiêu lần vẫn ngu si không rõ được là ngu ở đâu :D

Ha ha....

Không ngờ là mấu chốt nằm ở chổ bám chấp, dù là vi tế vẫn cách xa như trời với đất :D


Vô trụ mới tương ưng

Ma nghiệp bèn nỗi dậy

Tìm cách độ hết ngu

Gọi là tu hành vậy :D

Khuyên người muốn giải thoát

Vô Trụ nhanh thẳng tắt :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Ma nghiệp bèn nỗi dậy

Tìm cách độ hết ngu

Gọi là tu hành vậy :D

Khuyên người muốn giải thoát

Vô Trụ nhanh thẳng tắt :D
Mô Phật,

Cảnh đến ý khởi, tâm biết rõ ràng tức là trụ.
Tâm biết rõ ràng, nhân quả chẳng lầm gọi là minh.
Lúc trụ lúc minh chẳng bị câu thúc, ngã tịnh thường lạc tức là nghĩa vô trụ đã được.

Kinh nói "từ gốc vô trụ mà lập tất cả pháp" đây là chỗ phân biệt phàm Thánh. Nói rộng ra thì pháp lập pháp trụ, pháp sinh pháp diệt chẳng ngại hư không, Không là gốc nên pháp chẳng lìa Không, tâm không tánh không thì pháp trú diệt đều chẳng lìa chẳng trụ, tùy duyên nhân quả thiện ác khổ vui mà ý chọn thân hành vào trong Tam Giới,

Đến đây lại hỏi, khi Diêm Vương ghé mời biết hay chẳng biết ? Nếu biết thì Diêm Vương lẽ nào không thấy, để Diêm Vương thấy thì không ổn thoả rồi, nếu chẳng biết thì hoá ra khổ học lại thành ra gỗ đá hay hữu tình vô trí ?

Cần phải rõ ràng thấy được, mới an tâm nghỉ ngơi.

Ba Tuần.
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top