Mình xin giới thiệu với các hành giả Phật Giáo Nguyên Thủy thành tâm và hữu duyên

tamtangpali

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2013
Bài viết
33
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Địa chỉ
Thái Bình
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM​
AJAHN BRAHM
NGUYÊN NHẬT TRẦN NHƯ MAI​
Dịch​
Từ CHÁNH NIỆM
Đến GIÁC NGỘ
CẨM NANG CỦA NGƯỜI TU THIỀN
Nguyên tác​
MINDFULNESS, BLISS​
AND BEYOND​
A Meditator’s Handbook​
Nhà xuất bản Tôn Giáo​


PHẢN HỒI CỦA CÁC HỌC GIẢ PHẬT HỌC VỀ SÁCH NÀY

“Từ trước đến nay, chưa bao giờ đề tài này được tiếp cận bằng một phương pháp sống động như thế, bởi một vị Thiền Sư đầy thẩm quyền và nổi tiếng. Tràn ngập những điều làm ta ngạc nhiên, nhiều nét hài hước thú vị, và nhiều câu chuyện khơi nguồn cảm hứng và soi sáng trí tuệ, cuốn “Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ” khích lệ những ai mới bắt đầu thiền tập và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho những hành giả đã hành thiền nhiều năm”.

Eastern Religion – Meditation​

“Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ” là cuốn sách rất hấp dẫn, sống động, và thật hết sức. Pháp ngữ của Thiền Sư Ajahn Brahm thật tươi vui và lôi cuốn, theo truyền thống tâm linh vĩ đại nhất của các bậc Thiền Sư và tỷ kheo kính yêu của chúng ta. Tôi không thể nói hết với các bạn là tôi đã hồi hộp thích thú như thế nào khi đọc cách giảng giải của Thiền Sư Ajahn Brahm về các tầng Thiền. Tôi cũng dạy về các tầng Thiền, vì thế là tôi biết trong các lãnh vực này chúng ta rất khó tìm được những hiểu biết rõ ràng đầy đủ. Với cuốn sách này của Thiền Sư Ajahn Brahm, tôi đã có một cuốn cẩm nang thật vững chắc để sử dụng. Đây không phải là chuyện tầm thường. Những độc giả nào muốn tìm kiếm một cuốn cẩm nang hướng dẫn vững vàng để đạt được “niềm hạnh phúc hơn hẳn dục lạc thế gian” sẽ thấy nó trong cuốn sách tuyệt vời này”.

Gienn Walls, dịch giả Kinh Pháp Cú​
(The Dhammapada: Verses on the Way)​

“Giống một cái chổi quét sạch các mạng nhện, Thiền Sư Ajahn Brahm đã quét sạch những huyền thoại bao quanh các tầng Thiền. Với những câu chuyện dí dỏm đậm đà, cuốn sách này giống như một cuốn “cẩm nang thực hành” mà hành giả tìm thấy sau bao năm vật lộn tìm hiểu một cuốn sách hướng dẫn bằng ngoại ngữ. Thiền Sư Ajahn Brahm sử dụng một thứ ngôn ngữ dễ hiểu để giải thích những đề tài mà các vị thầy khác thường tránh né. Đây là một cuốn sách thật mạnh dạn, thẳng thắn và quan trọng.

John Roberts, Hội Đồng Phật Giáo Northwest​
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Mình xin lỗi vì mình chưa giới thiệu link download. Sau đây là link download cuốn "Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ" của Thiền Sư Ajahn Brahm
http://www.mediafire.com/file/nric94j9tp8dr97/

Chú làm phước thì làm phước cho tới cuối bài của Thiền Sư Ajahn Brahm, chỉ cho đường link thì không mấy khoái. Phải có nhiều người tham khảo thì mới vui, đúng không...?

Chú không thích làm phước thì thôi vậy,,, hít:eek:nion57:
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Trời ạ! Phải ngoẹo cổ ra mà đọc thì chắc "chít" quá! Từ lúc biết đọc kinh sách trên mạng, chưa bao giờ thấy trường hợp này! Chắc ông Tam Tạng này chơi "trác" rồi!
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Ủa ! rotate mà nó không có xoạy lại hè !Làm sao đây ta ?
 

tamtangpali

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2013
Bài viết
33
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Địa chỉ
Thái Bình
Chào các bạn. Mình dùng Foxit Reader 5.1, vào phần View/Rotate View/Clockwise là có thể quay lại đọc như bình thường. Mình nghĩ đây chỉ là một lỗi nhỏ về tin học, không thể làm khó những người thành tâm được.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43

Hình này giống tiểu sư muội ghê, Thông minh và có sáng kiến quá, hi hi.

Đúng là kỷ thuật viên của Diễn đàn Phật Pháp Online. Thầy Minh Phú không cảm ơn, thì Huynh cảm ơn.

Chúc các bạn viết bài vui vẻ. CP
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Hình này giống tiểu sư muội ghê, Thông minh và có sáng kiến quá, hi hi.

Đúng là kỷ thuật viên của Diễn đàn Phật Pháp Online. Thầy Minh Phú không cảm ơn, thì Huynh cảm ơn.

Chúc các bạn viết bài vui vẻ. CP
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
treonguocmanhinh_zps54296ddc.jpg

<br>
bia001.jpg

<br>Treo máy như hình trên thì mới chụp được cái hình bìa của cuốn sách, còn chữ thì "bó tay". Bác Cầu Pháp chỉ lấy mắt ngó chứ không thể sao chép được (đây là cái bệnh ghiền pháp của bác ấy).​
</span></span>
 

tamtangpali

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2013
Bài viết
33
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Địa chỉ
Thái Bình
Tôi thực sự không hiểu bạn Tuấn Tú muốn gì nữa. Hình như bạn này thích đi chê bai người khác thì phải. Bạn này hết kêu là sách bị quay đi khó đọc. Tôi đã nói cách xoay lại rồi. Giờ bạn ấy lại chê là còn chữ thì "bó tay". Trong khi đó tôi đọc được chữ trên bìa rồi chép lại đưa lên diễn đàn. Và chữ bên trong cuốn sách thì có thể đọc được. Và nội dung cuốn sách mới là quan trọng chứ cái bìa đâu có quan trọng lắm. Với lại chữ ở bìa tôi cũng đã đưa lên diễn đàn để giới thiệu với các bạn rồi. Tôi không thể hiểu được tại sao bạn Tuấn Tú cứ thích đi bình luận linh tinh như vậy. Và tôi viết bài này cũng chỉ muốn nói lên suy nghĩ của tôi và để cho các bạn trong diễn đàn đọc rồi tìm sách về nghiên cứu. Nếu bạn Tuấn Tú cứ chê lên chê xuống như vậy mà tôi không viết bài để trả lời thì có thể có bạn nào đó thấy cuốn sách trục trặc về kỹ thuật và sẽ không download về đọc nữa. Như vậy có thể sẽ thật thiệt thòi cho bạn ấy. Và tôi cũng nói thẳng là tôi cũng bắt đầu thấy chán diễn đàn vì những bài viết chẳng đem lại lợi ích gì của các thành viên trên diễn đàn này rồi. Thôi thì ai có thân người đấy lo. Tôi nghĩ tôi cũng đã làm những gì nên làm rồi. Và tôi cũng không hi vọng gì nhiều ở sự giúp đỡ của những thành viên như vậy. Tôi nghĩ sao thì nói vậy. Và theo tôi sự chân thật rất quan trọng. Bạn nào có mếch lòng thì tôi cũng đành phải chịu thôi.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Tôi nói là "chữ thì bó tay" nghĩa là không thể "sao chép" được, vì bạn chụp nguyên cuốn sách vào, chứ có phải ngồi khổ công gõ từng câu trong sách vào trang mà bạn đang dùng. Tôi nói đúng sự thật những gì tôi thấy trong bài viết bạn, chứ cho chê bai gì đâu! Nếu những gì bạn nghĩ về tôi là xấu, thì tôi xin lỗi bạn trước và mọi người sau đó.

Bức hình tôi chụp lại là tôi dùng máy ảnh chụp sau khi đã "quay ngược cái máy tính" chứ đâu có thể "rotate" được vì nó "bất ly cục cựa". Đâu phải máy nào cũng đều có "vạn năng" để làm theo ý muốn của mình?
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào tamtangpali
tamtangpali tu thì phải nhẫn chứ , không nên vì một chuyện không đâu mà giận hờn ?
Đây là thụy du nói chung nghe vì thụy du cũng vẫn còn sân lắm
Phần thụy du thì OK rồi , mở được sách do tamtangpali đưa lên trang web rồi .
Cám ơn bạn nhiều . Lúc trước có lẽ tại máy .
Và thụy du rất mong học được cách download sách lên máy .

Chào Tuấn Tú
Tuấn Tú đã đọc được sách Thiền do tamtangpali giới thiệu rồi phải không ?
Có lẽ Tuấn Tú muốn đánh máy trực tiếp để còn thảo luận ?

Kính hai bạn
thụy du
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Chào tamtangpali
tamtangpali tu thì phải nhẫn chứ , không nên vì một chuyện không đâu mà giận hờn ?
Đây là thụy du nói chung nghe vì thụy du cũng vẫn còn sân lắm
Phần thụy du thì OK rồi , mở được sách do tamtangpali đưa lên trang web rồi .
Cám ơn bạn nhiều . Lúc trước có lẽ tại máy .
Và thụy du rất mong học được cách download sách lên máy .

Chào Tuấn Tú
Tuấn Tú đã đọc được sách Thiền do tamtangpali giới thiệu rồi phải không ?
Có lẽ Tuấn Tú muốn đánh máy trực tiếp để còn thảo luận ?

Kính hai bạn
thụy du

Lẽ dĩ nhiên tôi phải tìm cách đọc cho được cuốn sách đó. Tôi dùng máy chụp hình chụp lại các trang đó, nếu cần thì sẽ đánh máy lại toàn bộ cuốn sách giúp bạn ấy. Sách dầy gần 500 trang, hiện tại thì chưa có thì giờ, vì tôi bận nhiều lắm. Vì có một số bạn dùng máy điện thoại di động để chụp hình và tán gẫu trên mạng, chứ không thể nào đánh máy nguyên một cuốn sách được, có lẽ bạn tamtangpali cũng ở trong trường hợp này.
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Lẽ dĩ nhiên tôi phải tìm cách đọc cho được cuốn sách đó. Tôi dùng máy chụp hình chụp lại các trang đó, nếu cần thì sẽ đánh máy lại toàn bộ cuốn sách giúp bạn ấy. Sách dầy gần 500 trang, hiện tại thì chưa có thì giờ, vì tôi bận nhiều lắm. Vì có một số bạn dùng máy điện thoại di động để chụp hình và tán gẫu trên mạng, chứ không thể nào đánh máy nguyên một cuốn sách được, có lẽ bạn tamtangpali cũng ở trong trường hợp này.
Kính chào các thành viên diễn đàn.
VM con không rành máy tính mấy những biết được trên mạng có phầm mền chuyển đổi các tập tin dịnh dạng dưới dạng ảnh về Word ( về văn bản).
Con nghĩ nếu sử dụng phần mền đó thì việc đánh 500 trang chữ chỉ còn việc soát lại một số lỗi.

Thân Kính !
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>CĂN BẢN PHÁP HÀNH THIỀN I</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong chương này chúng ta sẽ nói đến bốn giai đoạn sơ khởi của hành Thiền. Có thể các bạn muốn lướt qua thật nhanh qua các giai đoạn đầu, nếu vậy bạn hãy hết sức thận trọng. Nếu bạn vượt qua các giai đoạn đầu quá nhanh, có thể bạn sẽ thấy việc chuẩn bị chưa được đầy đủ. Cũng giống như bạn xây một căn nhà trên một cái nền tạm bợ - cấu trúc nhà sẽ vươn lên rất nhanh, nhưng nó sẽ sớm sụp đổ! Là người khôn ngoan bạn sẽ bỏ thì giờ xây dựng nền móng thật vững chắc. Rồi khi bạn tiến lên xây các tầng cao hơn - giống như những trạng thái hỷ lạc của Thiền - căn nhà của bạn sẽ vững vàng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Giai đoạn 1: Tỉnh giác về giây phút hiện tại</b>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi tôi giảng dạy phương pháp hành Thiền, tôi thích bắt đầu bằng giai đoạn đơn giản là buông bỏ gánh nặng của quá khứ và tương lai. Có lẽ bạn nghĩ rằng đây là một việc dễ làm, nhưng không phải vậy đâu. Buông bỏ quá khứ nghĩa là không nghĩ đến công việc, gia đình, những cam kết, những trách nhiệm, những quãng đời niên thiếu của bạn với tất cả chuyện vui buồn v.v... Bạn buông bỏ những kinh nghiệm quá khứ bằng cách không nghĩ đến chúng nữa. Trong lức hành Thiền, bạn trở thành một con người không có quá khứ. Bạn không nghĩ đến việc bạn sống ở đâu, bạn sinh ra ở đâu, cha mẹ bạn là ai, bạn được nuôi dưỡng như thế nào. Bạn từ bỏ tất cả những quá khứ đó. Bằng cách này, nếu bạn đang cùng hành Thiền với những người khác, tất cả trở thành bình đẳng - bạn chỉ là một thiền sinh. Không có gì quan trọng dù bạn là một hành giả nhiều kinh nghiệm hay chỉ là kẻ tập sự.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu chúng ta buông bỏ tất cả quá khứ ấy, chúng ta trở nên bình đẳng và tự do. Chúng ta tự giải phóng mình khỏi một số điều bận tâm, những tri giác, hay tư tưởng có thể làm giới hạn ngăn cản ta phát triển sự an tịnh phát sinh nhờ tâm buông bỏ. Mỗi phần đời quá khứ của ta được giải phóng, ngay cả ký ức về những gì chỉ xảy ra vài giây phút trước đây. Dù bất cứ cái gì xảy ra cũng không làm chúng ta quan tâm, chúng ta buông xả hết. Chúng không còn vang vọng trong tâm ta.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tôi mô tả việc phát triển tâm giống như một căn phòng nhỏ có bọc nệm cách âm. Khi có một kinh nghiệm, một tri giác hay tư tưởng chạm phải bức tường của căn phòng này, nó không dội lại. Nó chỉ chìm sâu vào trong lớp nệm bọc và ngừng ngay. Quá khứ không vang vọng trong tâm thức chúng ta. Một số người nghĩ rằng nếu họ quán tưởng về quá khứ, họ có thể rút ra bài học và giải quyết được vấn đề của họ. Nhưng khi chúng ta nhìn về quá khứ, chúng ta thường nhìn qua một lăng kính lệch lạc. Dù ta nghĩ chúng như thế nào đi nữa, thật sự chúng chẳng phải y như vậy! <B>Đó là lý do tại sao người ta thường tranh cãi về những gì xảy ra thậm chí chỉ vài phút trước đây.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Giới chức cảnh sát điều tra về tai nạn giao thông thường biêt rất rõ hai nhân chứng khác nhau, cả hai đều hoàn toàn thành thật, có thể đưa ra những lời tường thuật mâu thuẫn nhau về cùng một tai nạn. Khi chúng ta thấy được ký ức của chúng ta không đáng tin cậy chút nào, chúng ta sẽ không còn đánh giá quá cao về quá khứ. Chúng ta có thể chôn vùi nó, giống như chúng ta chôn vùi một người đã chết. Chúng ta chôn vùi chiếc quan tài hay hỏa thiêu thi hài người chết, thế là xong.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đừng vương vấn quá khứ. Đừng tiếp tục mang theo các quan tài chứa đầy những khoảnh khắc đã qua. Nếu bạn làm như vậy, bạn sẽ tự đè nặng mình bằng những gánh nặng mà thật ra không còn thuộc về bạn. Khi bạn buông bỏ quá khứ, bạn sẽ được tự do trong giây phút hiện tại. Còn đối với tương lai - những dự doán, sợ hãi, kế hoạch và mong đợi - cũng cần phải buông bỏ. Có lần đức Phật đã dạy: "Bất cứ các ông nghĩ đến một việc gì sẽ xảy ra như thế nào, nó luôn luôn xảy ra khác với điều các ông nghĩ" (Trung BK, 113, 21). Đối với bậc hiền trí thì tương lai rất mơ hồ, không biết được, không tiên đoán được. Dự đoán về tương lai thật là vô ích và đó luôn luôn là một việc đại lãng phí thì giờ trong lúc hành Thiền.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">-------------
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Đánh máy một đoạn: "Căn bản pháp hành Thiền I", nói về buông bỏ quá khứ và mơ ước tương lai để chuộc lỗi cùng bạn "tamtangpali", về những chuyện đã xảy ra thuộc về quá khứ (tranh cãi không đâu về những trục trặc kỹ thuật). Bài pháp đầu tiên của thiền sư giảng dạy, chúng ta cũng đọc được trong những pháp thoại căn bản dạy về "Tứ Niệm Xứ" nói về "Thân, Thọ, Tâm, Pháp". Ở đây thiền sư nói về ba tâm: quá khứ, hiện tại, vị lai. <B>"Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, hiện tại chính là đây"</B>... Và bạn cũng không ngờ tương lai lại đến bất ngờ với bạn qua bài tôi chép trong cuốn sách của bạn để tặng bạn. Nó đã trở thành hiện tại trước mắt bạn và quá khứ tranh cãi giữa tôi và bạn đã được buông bỏ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thân.</I></P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83


<center>CĂN BẢN PHÁP HÀNH THIỀN I</center>

Trong chương này chúng ta sẽ nói đến bốn giai đoạn sơ khởi của hành Thiền. Có thể các bạn muốn lướt qua thật nhanh qua các giai đoạn đầu, nếu vậy bạn hãy hết sức thận trọng. Nếu bạn vượt qua các giai đoạn đầu quá nhanh, có thể bạn sẽ thấy việc chuẩn bị chưa được đầy đủ. Cũng giống như bạn xây một căn nhà trên một cái nền tạm bợ - cấu trúc nhà sẽ vươn lên rất nhanh, nhưng nó sẽ sớm sụp đổ! Là người khôn ngoan bạn sẽ bỏ thì giờ xây dựng nền móng thật vững chắc. Rồi khi bạn tiến lên xây các tầng cao hơn - giống như những trạng thái hỷ lạc của Thiền - căn nhà của bạn sẽ vững vàng.
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<p style="padding-left: 56px;">Nhà muốn cất phải nền móng trước
Người muốn tu phải tốt lành tâm
Tốt lành tâm chẳng chịu làm
Như nhà muốn cất mà nền móng không.
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Nhà muốn cất phải nền móng trước
Người muốn tu phải tốt lành tâm
Tốt lành tâm chẳng chịu làm
Như nhà muốn cất mà nền móng không.
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>XÂY LẦU BA</B>
<I>(Trích: Kinh Bách Dụ, biên soạn: Tăng Già Tư Na, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Địa,
Việt dịch: Thích Phước Cẩn, nxb: Tôn Giáo, trang 16-18)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thuở xưa, có người nhà giàu ngu si không biết chi. Hôm ấy, anh ta đến nhà một người nhà giàu khác, thấy bạn mình có nhà lầu ba tầng mà tầng thứ ba nguy nga, tráng lệ, sáng sủa thoáng mát, anh ta rất thích, tự nghĩ: "Ta có tiền của không thua anh ấy, lẽ nào ta lại không cất được tòa lầu như thế sao?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nghĩ thế, nên sau khi trở về nhà, anh liền kêu thợ đến hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Anh biết xây lầu ba giống như nhà của anh kia không?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người thợ đáp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhà anh kia là do chính tôi xây cất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Anh chàng ngu nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Anh làm cho tôi cái lầu ba giống như tòa lầu của anh ta nhé!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế rồi, người thợ bắt đầu đào móng làm nền. Anh ta đến xem, thấy thợ đào móng... liền nghĩ thợ không biết làm, hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Anh đang làm gì đó?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người thợ trả lời:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Làm lầu ba tầng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Anh ta nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tôi không muốn làm hai tầng dưới, chỉ muốn xây tầng thứ ba thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người thợ nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Nếu không xây hai tầng dưới trước, thì làm sao xây tầng ba?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Anh ta vẫn cố nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tôi không cần dùng hai tầng dưới, chỉ muốn dùng tầng ba thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người đương thời nghe anh ta nói đều lấy làm lạ, cười rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Đâu có ai không xây tầng dưới mà xây được tầng trên bao giờ?!!
<CENTER><TABLE BORDER=0 CELLSPACING=0 BORDERCOLOR="#034400" CELLPADDING=0 WIDTH=500>
<TR><TD WIDTH=90 HEIGHT=217>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mẩu chuyện này dụ cho bốn chúng đệ tử Phật, không tinh tấn, không kính trọng Tam Bảo, lười nhác mà muốn đạt đạo quả. Họ nói: "Trong bốn quả Thanh văn, tôi chỉ mong chứng quả A la hán, không cầu ba quả vị trước".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người như thế không khác gì anh chàng ngu kia chỉ muốn xây tầng lầu thứ ba thôi.</P>
</TD>
</TR>
</TABLE></CENTER>
</span></span>
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
TỪ CHÁNH NIỆM ĐẾN GIÁC NGỘ - CẨM NANG CỦA NGƯỜI TU THIỀN

NGUYÊN TÁC MINDFULNESS, BLISS and BEYOND

NGUYỄN NHẬT TRẦN NHƯ MAI dịch

NXB PHƯƠNG ĐÔNG


LỜI GIỚI THIỆU CỦA NGƯỜI DỊCH


Xin mời độc giả đọc thật kỹ cuốn Cẩm Nang Tu Thiền này. Đây là một cuốn sách quý, đúc kết kinh ngiệm trên 25 năm giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn hành thiền của Thiền sư Ajaham tại Úc và các nước Đông Nam Á.

Dù bạn là người mới bắt đầu thiền tập hay là một hành giả đã hành thiền nhiều năm mà vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, thì đây chính là cuốn sách “gối đầu giường” của bạn.

Dù bạn chỉ muốn hành thiền để giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống chứ không có nguyện vọng tiến xa hơn, hay bạn là một hành giả ngiêm túc muốn đi theo con đường Thiền Định của Đức Phật để đạt được giác ngộ giải thoát, bạn sẽ thấy cuốn sách này mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bạn. Với kinh nghiệm hướng dẫn hành thiền trên 25 năm. Thiền sư Ajahn Brahm sẽ giải tỏa nhiều thắc mắc, những chướng ngại mà thiền sinh thường mắc phải, để giúp bạn đạt được mục tiêu, nếu bạn kiên nhẫn thực hành theo đúng lời hướng dẫn của ngài.

Trong sách này, Thiền sư Ajahn Brahm trình bày phương pháp thực hành con đường Thiền định mà Đức Phật đã hành trì để đắc quả Giác Ngộ Giải Thoát. Ngài hướng dẫn từng bước thiền tập từ thấp đến cao, thật rõ ràng, mạch lạc và khoa học, dựa trên nền tảng Kinh Quán Niệm Hơi Thở (Ānāpānasati) và Kinh Niệm Xứ (Santipatthāna) là hai bài kinh vô cùng căn bản và quan trọng, vẫn được xem là trái tim của Thiền Định Phật giáo. Độc giả sẽ tìm thấy nhiều khám phá mới lạ về cuộc hành trình tâm linh tiến vào các tầng Thiền (Jhanas) qua kinh nghiệm tu chứng của Thiền sư mà từ trước đến nay ít có sách Thiền nào đề cập với đầy đủ chi tiết như thế.

Tôi đã có phước duyên được tu học Phật pháp và thực hành Thiền Định dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Ajahn Brahm qua nhiều khóa tu thiền ẩn cư tại Melbourne và Perth (Tây Úc). Với phong cách vui vẽ, cởi mở và óc hài hước đặc biệt của người Tây Phương, cùng với biện tài vô ngại, những buổi thuyết giảng Phật pháp của ngài luôn luôn thu hút đông đảo thin1g giả đến dự chật ních giảng đường, có khi lên đến hằng ngàn người, đa số trí thức và thanh niên sinh viên đủ các sắc tộc Á, Âu, Úc, Mỹ… Đây là điều hiếm thấy ở Tây phương.

Ai đã từng đến dự các buồi giảng pháp của Thiền sư Ajahn Brahm đều không quên những tràng cười thoải mái của thính chúng mỗi khi nghe ngài kể những câu chuyện dí dõm, hài hước để minh họa bài giảng. Bởi thế, hiện nay ngài là một Thiền sư Tây phương danh tiếng được rất nhiều người ái mộ. Ngài đã được mời thuyết giảng Phật pháp và hướng dẫn hành thiền tại các trường đại học, các hội nghị thế giới, cũng như các đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo khắp nước Úc cũng như các nước Đông Nam Á và Tây Âu.

Thiền sư Ajahn Brahm là một biểu tượng của “an lạc và hạnh phúc trong buông xả tận cùng”. Hiện nay, ngài vẫn tiếp tục du hành khắp nơi để chia sẻ niềm an lạc ấy cho tất cả những ai muốn đi theo con đường Thiền Định của Đức Phật.

Bản thân tôi đã tu tập theo sự hướng dẫn của ngài và cảm nhận được nhiều lợi lạc và tiến bộ, nên đã phát nguyện phiên dịch cuốn sách này, trước là để cúng dường tạ ơn Tam Bảo, sau là để giới thiệu với độc giả Việt Nam một cuốn sách quý, với mong ước đem lại một luồng gió mới cho rừng Thiền hiện nay ở hải ngoại cũng như ở Việt Nam, để hành giả Việt Nam có dịp tiếp cận với phương pháp hướng dẫn Thiền tập của một Tiền sư danh tiếng của Tây Phương.

Trong lúc phiên dịch, tôi đã nghĩ đến các bạn trẻ, nên đã cố gắng sử dụng càng ít thuật ngữ Phật học Hán Việt càng tốt, và cố gắng diễn đạt bằng thứ tiếng Việt trong sáng, dễ hiểu. Tuy nhiên, có nhiều thuật ngữ Phật học Hán Việt vốn đã được phổ biến rộng rãi và trở nên quen thuộc trong giới Phật tử Việt Nam, thì tôi vẫn tiếp tục sử dụng.

Mặc dù đã cố gắng hết sức chuyển đạt thật trung thành tư tưởng của tác giả bằng một văn phong dễ hiểu, chắc chắn tôi cũng không tránh khỏi vụng về sai sót, kính mong các bậc Thầy cùng quý vị thiện trí thức vui lòng chỉ giáo, để lần sau in lại, bản dịch sẽ được hoàn hảo hơn. Tôi xin chân thành cảm tạ.

Tôi xin thành kính tri ân tất cả những đạo hữu và thiện trí thức trong và ngoài nước hết lòng giúp đỡ về mọi mặt để cuốn sách này có thể đến tay người đọc.

Cuối cùng, nếu các hành giả Việt Nam đọc cuốn sách này, thực hành đúng theo lời hướng dẫn của thiền sư Ajahn Brahm và đạt được an vui, hạnh phúc, tiến đến giác ngộ giải thoát, thì xin hồi hướng công đức này đến tất cả pháp giới chúng sinh. Nguyện cầu tất cả chúng sinh đều được chia sẻ tuệ giác và niềm hỷ lạc của Thiền định Phật giáo.

Melbourne, mùa Đông, 2009

Nguyễn Nhật Trần Như Mai



MỤC LỤC

Đôi nét tiểu cử Thiền sư Ajahn Brahm
Lời giới thiểu của Jack Kornfield
Lời giới thiệu của người dịch
Lời cảm tạ của tác giả
Chữ viết tắt
Giới thiệu tổng quát về Thiền định

Phần I : An Lạc của Thiền Định


1- Căn bản pháp hành thiền
Một nền tảng vững chắc sủ dụng bốn giai đoạn đầu tiên của thiền tập

2- Căn bản pháp Hành Thiền II
Ba giai đoạn cao cấp của thiền tập, trong đó hơi thở trở nên tuyệt đẹp.

3- Những chướng ngại tronh Hành Thiền I
Hai chướng ngại đầu tiên trong năm chướng ngại cản trở chúng ta tiến đến các trạng thái thiền định sâu hơn – tham dục sân hận

4- Những chướng ngại trong Hành Thiền II
Ba chướng ngại còn lại – hôn trầm thụy miên, trao hối và nghi

5- Phẩm chất của Chánh Niệm
Chánh niệm, người gác cổng, và làm thế nào để chúng ta có thể thành công trong hành thiền

6- Sử dụng sự đa dạng để tạo hứng thú cho hành Thiền
Những phương pháp hành thiền làm tâm vui thích, hết buồn chán và tạo hoan hỷ

7- Hơi thở tuyệt đẹp
Đạt đến những trạng thái thiền định thâm sâu – nhậpcác tầng thiền – và tuệ giác về giác ngộ

8- Bốn trọng tâm của Chánh Niệm / Tứ Niệm Xứ
Sử dụng Tứ Niệm xứ để đạt đến hạt báo châu trong lòng hoa sen

Phần 2 : Hỷ Lạc và Tiến Đến bờ Giác Ngộ


9- Nhập Sơ Thiền : Hỷ Lạc
Hơi thở tuyệt đẹp khởi đầu cuộc hành trình

10- Nhị Thiền : Hỷ lạc tiếp nối Hỷ lạc
Định Tướng, cánh cửa tiến vào Định

11- Tam Thiền : Hỷ Lạc, Hỷ lạc, và Hỷ Lạc tiếp nối nhau
Làm thế nào để nhập Định, và cảm nghiệm nhập Định như thế nào

12- Bản chất của Tuệ Giác
Những gì cản trở chúng ta thấy sự vật đúng như thật. Tâm khám phá sự thật như thế nào sau khi được Định tăng cường uy lực

13- Tuệ Giác Giải Thoát
Tuệ giác làm thay đổi tất cả và đưa chúng ta đến kinh nghiệm làm giác ngộ

14- Giác Ngộ : Nhập Vào Dòng Thánh
Giác ngộ là gì, và cảm nghiệm đầu tiên về Niết Bàn – chứng quả nhậplưu

15- Tiến Đến Giác Ngộ Hoàn Toàn
Bốn giai đoạn giác ngộ, làm thế nào để biết một người đã giác ngộ

Kết luận : Buông xả đến tận cùng

Tầm quan trọng của buông xả, những dính mắc và trở ngại chúng ta có thể gặp, và làm thế nào để vun bồi an vui hạnh phúc trong cuộc sống bận rộn của chúng ta.

Chú thích

Tài liệu tham khảo

chanhniemgiacngo.jpg
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Tôi thực sự không hiểu bạn Tuấn Tú muốn gì nữa. Hình như bạn này thích đi chê bai người khác thì phải. Bạn này hết kêu là sách bị quay đi khó đọc. Tôi đã nói cách xoay lại rồi. Giờ bạn ấy lại chê là còn chữ thì "bó tay". Trong khi đó tôi đọc được chữ trên bìa rồi chép lại đưa lên diễn đàn. Và chữ bên trong cuốn sách thì có thể đọc được. Và nội dung cuốn sách mới là quan trọng chứ cái bìa đâu có quan trọng lắm. Với lại chữ ở bìa tôi cũng đã đưa lên diễn đàn để giới thiệu với các bạn rồi. Tôi không thể hiểu được tại sao bạn Tuấn Tú cứ thích đi bình luận linh tinh như vậy. Và tôi viết bài này cũng chỉ muốn nói lên suy nghĩ của tôi và để cho các bạn trong diễn đàn đọc rồi tìm sách về nghiên cứu. Nếu bạn Tuấn Tú cứ chê lên chê xuống như vậy mà tôi không viết bài để trả lời thì có thể có bạn nào đó thấy cuốn sách trục trặc về kỹ thuật và sẽ không download về đọc nữa. Như vậy có thể sẽ thật thiệt thòi cho bạn ấy. Và tôi cũng nói thẳng là tôi cũng bắt đầu thấy chán diễn đàn vì những bài viết chẳng đem lại lợi ích gì của các thành viên trên diễn đàn này rồi. Thôi thì ai có thân người đấy lo. Tôi nghĩ tôi cũng đã làm những gì nên làm rồi. Và tôi cũng không hi vọng gì nhiều ở sự giúp đỡ của những thành viên như vậy. Tôi nghĩ sao thì nói vậy. Và theo tôi sự chân thật rất quan trọng. Bạn nào có mếch lòng thì tôi cũng đành phải chịu thôi.

Tâm đại bi của em thì anh chi hiểu chớ không phải không hiểu đâu, nhưng vì em nhiệt tình quá, nên tôi và các bạn đây mới khích cho em viết bài, viết bài đâu phải lợi hết cho cộng đồng, mà còn lợi cho em. Thử suy nghĩ rồi trả lời cho anh chị đây.

Sau đó, thì anh chị đã cố tình đăng rồi, chớ đâu có nói xấu em đâu. Nếu tin rồi thì em cứ viết và đăng lên, anh cũng muốn hiểu nên viết ra đây, mong em hồi âm nhé.

CP.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên