Một số lời khai thị của HT Tịnh Không

Tam Vô Lậu Học

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 1 2015
Bài viết
10
Điểm tương tác
1
Điểm
3
CHÂN THÀNH NIỆM A DI ĐÀ PHẬT SẼ VÃNG SANH CỰC LẠC

CHân thành niệm Phật chính là niệm Phật ,tâm niệm Phật ;đi ,đứng ,nằm ,ngồi đều niệm danh hiệu Phật A DI ĐÀ ,toàn thân hành trì A DI ĐA PHẬT .Sao gọi là hành? Giống như chúng ta bây giờ đến đây tham dự khoá tu niệm Phật . Cho dù là bận trăm công ngàn việc ,gia duyên bận rộn...khi vào tu ,thì ta phải buông hết xuống,làm thế nào khi ta đến đây tham gia khoá tu này phải phát tâm tu tập tha thiết ,phát tâm niệm Phật cho đến nhất tâm bất loạn . Muốn nhất tâm bất loạn thì phải trì niệm liên tục ,chẳng phải một chút rồi thấy hơi vất vả lại đi tìm chổ nghỉ ,đó là tâm giải đãi muốn tìm sự an nhàn theo thế gian .Thế là không đắc niệm Phật tam muội ,không chân thành niệm Phật .Người chân thành niệm Phật là nhất tâm nhất ý niệm Phật ,ngay cả khi ăn cơm ,uống nước , mặc áo ,đi ngủ cũng không quên.

Cái tâm hữu niệm là một câu A Di Đà Phật, nhớ Phật, niệm Phật, tâm ta tưởng Phật, miệng ta niệm Phật. “Vô niệm” là không có hết thảy tạp niệm, không có hết thảy vọng niệm, như vậy thì mới thành công. Mức độ thấp nhất là quý vị có thể sanh vào cõi Phàm Thánh Đồng Cư, là công phu thành phiến, không có tạp niệm. Phật hiệu quả thật có thể đè nén và khuất phục vọng tưởng và tạp niệm, đương nhiên công phu càng giỏi hơn nữa là khi chẳng còn vọng niệm, đoạn rồi! Chẳng còn vọng tưởng, đoạn hết rồi thì gọi là nhất tâm bất loạn. Nhà Thiền gọi nhất tâm bất loạn là Thiền Định, Mật Tông gọi là “tương ứng”; vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới chẳng sanh vào cõi Phàm Thánh Đồng Cư, mà thuộc địa vị cao hơn, sanh vào cõi Phương Tiện Hữu Dư. Những điều này đều do bản thân chúng ta dụng công trong lúc bình thường.

Nhất định phải hiểu lý luận, phải hiểu phương pháp. Vận dụng phương pháp này trong cuộc sống thường nhật của chúng ta để cuộc sống thường nhật của chúng ta sẽ là Sự Sự vô ngại giống như kinh Hoa Nghiêm đã nói, tức là bảo quý vị trong cuộc sống đừng quên một câu A Di Đà Phật. Có người hỏi: “Tôi niệm A Di Đà Phật trong phòng vệ sinh có được hay chăng? Có thể niệm trong buồng tắm hay không? Có thể niệm trong khi ngủ nghỉ hay chăng? Có người nói chớ nên niệm ở những chỗ ấy, chớ nên niệm thì chẳng phải là gián đoạn ư? Chẳng phải là có trở ngại ư?” Quý vị phải hiểu: Phật hiệu quyết định chớ gián đoạn, hễ gián đoạn sẽ khởi vọng tưởng. Ở những nơi như vậy, chúng ta thường nói tới cái tâm cung kính. Tâm cung kính là chúng ta niệm trong tâm, miệng đừng niệm ra tiếng, hãy niệm thầm. Trong Ấn Quang Đại Sư Văn Sao có nói: Trong tình huống hết sức đặc biệt phải niệm lớn tiếng, khi có người bệnh khổ, nhất là phụ nữ trong khi sanh nở, phải niệm lớn tiếng, niệm to giọng. Ngài nói: Niệm lớn tiếng, niệm to giọng, chẳng những sanh nở không đau đớn, mà còn sanh rất nhanh, mẹ và con đều bình an. Nói như vậy rất hợp lý, Phật pháp rất hợp tình người. Có những kẻ chẳng hiểu, bảo ở nơi này chẳng được, nơi nọ cũng không nên, hễ chẳng nên sẽ khởi vọng tưởng (vọng niệm), khởi vọng tưởng bèn tạo tội nghiệp. Phật đại từ đại bi, lẽ nào khiến quý vị tạo nhiều tội nghiệp? Chẳng có lẽ ấy! Vì thế, phải biết: Một câu Phật hiệu này có thể giữ càng lâu càng hay, một ngày hai mươi bốn giờ đồng hồ đừng để nó gián đoạn. Khi ngủ say, quên phứt thì không có cách gì; hễ tỉnh giấc, ngay lập tức tiếp tục niệm Phật.

Pháp Sư Tịnh Không
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên