Mười pháp ba la mật theo quan điểm Theravada

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
LỜI NÓI ĐẦU.

Trong bốn bộ kinh chính [1] của Tạng kinh (Suttantapiṭaka), mối quan tâm hàng đầu của Phật giáo là đạt đến Niết bàn nhờ tu tập bát chánh đạo.

Trong các bộ kinh này, Đức Phật giảng thuyết giai đoạn cuối cùng để đi đến giải thoát, đặc tính cấp bách này được hiển lộ đặc biệt so với các đặc tính khác và có lẽ không có đặc tính nào thật nổi bật hơn so với đặc tính “cấp bách” này, Đức Phật mong muốn các đệ tử đạt đến mục tiêu cuối cùng là quả vị Vô sinh bất tử.

Như người phát hiện ra cái khăn quý của mình đang bị lửa đốt cháy, ngay lập tức tìm cách dập tắt ngọn lửa. Cũng vậy, Ngài chỉ dạy đệ tử nổ lực dập tắt những ngọn lửa ái (taṅhā) để đạt đến trạng thái an toàn tuyệt đối, hưởng lạc Niết bàn trọn vẹn.

Những bài kinh cổ sơ có đề cập đến ba hạng người đạt đến trạng thái giải thoát trọn vẹn [2] , đó là:

- Đức Phật Chánh giác (Sammāsambuddha): Vị tự chứng đạt pháp vô sinh bất tử, không thầy chỉ dạy, đồng thời có khả năng dạy người khác chứng đạt quả vị này. Tức là Ngài có lời giáo hóa (sāsanā).

- Đức Phật Bíchchi (Paccekabuddha- Đức Phật Độc Giác): Tuy Ngài tự chứng đạt, không thầy chỉ dạy, nhưng Ngài không có khả năng giáo hóa kẻ khác chứng đạt pháp Bất tử, nên Ngài không có giáo thuyết (sāsanā).

- Đức Alahán (Arahanta). Vị chứng đạt pháp Bất tử nhờ sự chỉ dẫn của Đức Chánh giác và sau đó giảng dạy lại cho người khác tùy theo khuynh hướng và khả năng của mình. Các Ngài là đệ tử của Đức Chánh giác.

thời gian và sự nổ lực tu tập của ba bậc có sai khác nhau, nên phẩm vị có khác nhau là như thế. Và không tìm thấy hạng nào vượt trội hơn ba bậc này, nên ba bậc Thánh nêu trên được xem là mẫu mực lý tưởng, tối thiểu cũng phải đạt đến phẩm vị Alahán.

Tất cả ba bậc Thánh nêu trên đều giống nhau về sự chứng đạt Niết bàn, nhưng mỗi bậc lại khác nhau ở những khía cạnh riêng biệt về trí thông đạt (paṭivedhañāṇa)..., đó là do khuynh hướng và hành trình với phương thức (yāna) [3] khác nhau.

Trường phái Theravāda (Nguyên Thủy), một trong các trường phái cổ xưa nhất so với các trường phái trong Phật giáo.

Theo sự chỉ dạy của Đức Phật lịch sử, lý tưởng của trường phái này là “chứng đạt Alahán”, đó là tầm quan trọng nhất được đặt trên nền tảng yên tịnh, lý tưởng này thường được mô tả trong các bài kinh Pāli.

Những lý tưởng khác như “chứng đạt Độc giác Phật, chứng đạt Chánh giác Phật” vẫn được đề cập đến, nhưng lại là một phạm trù khác, nên không mô tả chi tiết.

Những trường phái khác như Sarvāstivāda (Hữu bộ) và Mahāsaṅghika (Đại chúng bộ), trong khi ủng hộ tính ưu việt của các vị Thánh Alahán và lý tưởng Alahán, nhưng cũng quan tâm đến những lý tưởng khác như “lý tưởng Bíchchi Phật”, “lý tưởng Chánh giác Phật”, những lý tưởng này vẫn có thể đạt được đối với những người có ước vọng mãnh liệt, theo đuổi các mục tiêu đó.

Do vậy, họ cũng thừa nhận 3 phương thức (yāna) hay ba đường lối dẫn đến thông đạt. Tất cả đều có giá trị nhưng mỗi phương thức có khó khăn riêng, thời gian dài ngắn khác nhau, đồng thời có tác dụng hổ tương lẫn nhau.

Trong tất cả các trường phái xưa, các vị Giáo thọ sư tiền bối, các tư tưởng gia, các thi sĩ cùng nỗ lực điền vào lịch sử của ba bậc giác ngộ với các câu chuyện tiền thân, đặc biệt là “tiền thân Đức Phật”.

Vào những thời điểm quá khứ, tiền thân các vị ấy tạo ra nền tảng cho những thành tựu trong tương lai, nỗi bật nhất là vị Bồtát Chánh giác, đó là hình bóng của Đức Phật Chánh giác tương lai, là người tìm ra “con đường dẫn đến thông đạt pháp”.

Đức Chánh giác là người chủ các pháp, là bậc đáng tôn kính và nễ vì hơn tất cả mọi sinh chúng.

Dần dần một tác phẩm được hình thành [4] , bắt đầu miêu tả làm nổi bật lên sự phát triển của Bồtát hạnh hay “Phật Chánh giác tương lai” với con đường tu tập đầy cam go.

Theo cách này, dáng vẻ của vị Bodhisattvā (Bồtát), người khao khát thành Phật Chánh giác trong tương lai nổi bật như vầng thái dương trong đời sống Phật giáo phổ biến.

Cực điểm của sự cách tân này là sự xuất hiện của trường phái Mahāyāna (Đại thừa - còn được hiểu là “Đại phương tiện” hay “cổ xe lớn”) vào khoảng cuối thế kỷ thứ I trước Tây lịch.

Theo Mahāyāna thì: Trong ba phương thức (yāna) giác ngộ, thì phương thức của Bồtát Chánh giác là tối thắng, hai hạng còn lại chỉ là những cách mà Đức Phật nghĩ ra, chỉ cho những đệ tử ít giỏi hơn tu tập, để hoàn thiện đi đến thành Phật Chánh giác trong tương lai, hai phương thức: Độc giác thừa, Thinh văn thừa chỉ có giá trị lý tưởng trong tâm.

Trường phái Theravāda, với khuynh hướng “theo đúng truyền thống” (còn gọi là bảo thủ) và cách ly với “sự cách tấn” của các trường phái khác. Tuy vẫn chấp nhận những thay đổi vốn phải có trong thế giới Phật giáo, nhưng Theravāda vẫn bảo toàn các bài pháp trong kỳ kết tập lần I, không thay đổi khung cơ bản của Pháp.

Tuy nhiên, hình bóng của vị Bồtát đã có trong trường phái Theravāda, thậm chí có trước khi trường phái cách tân Mahāyāna ra đời. Hình bóng vị Bồtát đã bắt đầu xâm nhập vào môi trường tâm linh lẫn văn hóa Phật giáo trong hệ thống giáo thuyết của Theravāda.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Lời nói đầu (tiếp)

Trường Bộ Kinh (Dīgha Nikāya) có đề cập đến tên của sáu vị Phật trước Đức Phật Gotama (D ii. 2) và cũng chỉ ra Bồtát Metteyya, Đức Chánh giác tương lai, người sẽ thắp lại ngọn đèn chánh Pháp sau khi bị chôn lấp trong bóng tối hàng ngàn kỷ nguyên phía trước ( D iii. 76).

Hai tiêu chí này ám chỉ đến sự tồn tại của “các vị Phật tiềm năng - Phật Chánh giác tương lai” hay ám chỉ đến vị Bồtát đang tự hoàn thiện qua vô vàn kiếp sống để đạt đến đỉnh giác ngộ tối thắng.

Những thử thách và thành tựu của vị trở thành Phật Chánh giác của chúng ta, được ghi nhận trong các câu chuyện Bổn sanh, đề cập đến cách hành xử của Bồtát trong các kiếp quá khứ, đồng thời có liên hệ đến tiền thân của các vị Thánh đệ tử Alahán.

Việc Bồtát bước vào con đường này khi nào và ra sao? thì có ghi trong Phật Sử (Buddhavaṃsa), là bản có thêm sau này cho Tạng Kinh (Sutta Piṭaka).

Trong bản Phật sử này, câu chuyện Bồtát Sumedha (Thiện Huệ) đã trở thành tiền đề kiểu mẫu cho tất cả sự phát triển sau này của vị Bồtát Chánh giác.

Theo câu chuyện này, trong vô số kiếp trái đất xa xưa, Bồtát của chúng ta là ẩn sĩ Sumedha, đã ước nguyện ra lời (abhinīhāra) dưới chân Đức Phật Dīpaṅkara (Nhiên Đăng), vị Phật thứ 24 khi xưa.

Khi đó cửa chứng đạt quả Chánh giác được mở ra cho Bồtát, để Ngài có thể trở thành Phật Chánh giác trong tương lai, cứu khổ (tế độ) cho nhân loại lẫn chư thiên. Đức Phật Nhiên Đăng đã thọ ký cho Bồtát Sumedha, xác nhận sự thành công trong tương lai của Bồtát.

Sau khi được Đức Nhiên Đăng thọ ký, Bồtát quán xét về những pháp cần tu tập để đạt được mục đích của mình. Mười pháp balamật hình thành, đó là những nền tảng ban đầu để Bồtát tu tập, tạo điều kiện cho “những pháp trợ đạo” (bodhisambhāra) sinh khởi sau này. Và mười balamật được ghi nhận trong bản kinh Phật sử này.

Trường phái Theravāda vẫn biết được hành trình đầy cam go của vị Bồtát Chánh giác, theo quan điểm của Theravāda, vị trí Bồtát Chánh giác vượt trội, chiếm ưu thế so với những vị Bồtát Bíchchi, Bồtát Thinh văn, và “con đường này chỉ dành cho những cá nhân phi thường và hiếm có”.

Nhưng do điều này không được tìm thấy trong các ghi chép cổ xưa về những bài pháp của Đức Phật nên những ai là đệ tử Đức Phật, thường được khuyên “nên làm theo những chỉ dẫn của Đức Phật”, là “tu tập bát chánh đạo để thành tựu Niết bàn.
Do vậy, phần chủ yếu văn học Pāli của trường phái Theravāda, chú trọng giải thích sâu và chi tiết về “bát chánh đạo” cùng những phân nhánh của bát chánh đạo. Trong khi đó, tu tập các balamật chỉ ở bề rộng và khái quát.

Tuy nhiên, thời gian trôi qua, có lẽ một phần do ảnh hưởng của Mahāyāna (Đại thừa), lý tưởng của Bồtát được tăng thịnh trong tâm của các Phật tử, vì thế cần phải có tác phẩm giải thích cách thực hành các pháp của con đường Pāramitā (balamật – hay con đường đến bờ kia) mà không chệch hướng, không ra khỏi giáo thuyết của Theravāda.
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Các công trình giải thích chi tiết về sự nghiệp của Bồtát có rất nhiều trong các trường phái Mahāyāna, vì đây là mối quan tâm chính của các trường phái đó. Trong khi đó Theravāda không có tác phẩm nào giải thích rộng về hành trình tu tập các balamật của Bồtát Chánh giác.

Hình như để đáp ứng nhu cầu này, Ngài Āraciya Dhammapāla soạn tập Pāramī (Pháp độ), được tìm thấy ít nhất ở hai nơi trong văn học Pāli, một phần hoàn chỉnh trong Cariyāpiṭaka Aṭṭhakathā ( Sớ giải Hạnh Tạng) và một phần ngắn gọn trong ṭikā hay phụ chú giải của bài kinh Brahmajāla Sutta (kinh Phạm võng trong Trường bộ kinh – Nd).

Tự tác phẩm là bài luận về “những thành viên trong thị tộc của Bồtát Chánh giác”, đã nhiệt tâm cùng sự thiện xảo của mình, khi tu tập pháp balamật làm duyên cho “những pháp trợ đạo” sinh khởi, đạt được sự giác ngộ cao tột.

Những phụ chú giải của các bài kinh (suttantika) được định rõ cho những ai mong muốn theo hướng đi Bồtát phải thực hành. Trong tác phẩm có trích dẫn từ nhiều bài kinh để xác định những cách tu tập thích hợp với mục đích của mình, như chính kinh điển đã được ghi chép.

Theo trường phái Mahāyāna (Đại thừa), đề cập đến “phương thức giác ngộ tối thắng” (mahābodhiyāna) không phải chỉ biểu thị sự vĩ đại trong sự nghiệp của Bồtát, mà còn là “sự cao thượng trong mục đích và khả năng giúp cho nhiều chúng sinh được giải thoát”.

Chủ đề chính của quyển sách này là: “Các balamật là nền tảng cho các pháp trợ đạo”.

Từ pāramī dẫn đến parama (tối thắng), vì thế balamật ám chỉ đến sự cao quý của các pháp mà Bồtát đã tu tập trong quá trình phát triển tâm linh lâu dài.

Những từ cùng gốc pāramitā, được dùng nhiều trong kinh điển Mahāyāna (Đại thừa) cũng như Pāli thì đôi khi được giải thích là pāram + ita “đến bờ kia”, chỉ ra phương diện thâm sâu của những pháp này.

Danh sách các balamật trong truyền thống Pali có khác với các bản quen thuộc trong các tác phẩm Sanskrit có trước khi Mahāyāna xuất hiện. Tác giả của chúng ta chỉ ra rằng hai bản danh sách này có thể có liên quan với nhau (xem phần 12), chúng có sự trùng hợp với nhau về nội dung (theo từng khía cạnh), chúng chỉ khác nhau về số lượng, điều này cho thấy cả hai có cùng một gốc, trước khi tách ra thành hai truyền thống.

Danh sách balamật trong các bản kinh Sanskrit là: Bố thí, trì giới, nhẫn nại, tinh tấn, thiền và tuệ. Các tác phẩm Pāli, bao gồm cả những tác phẩm trước thời Mahāyāna đưa ra một bản danh sách 10 balamật: Bố thí, trì giới, xuất ly, tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, quyết định, từ và xả.

Từ sáu balamật ban đầu của kinh Sanskrit, sau đó kinh điển Mahāyāna thêm vào bốn: xuất ly, thiện xảo, thần thông và thắng trí - để phối hợp một một danh sách các balamật gồm 10 trạng thái hướng đến thành Phật Chánh giác tương lai của Bồtát.
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Không giống như Mahāyāna, Theravāda không bao giờ phát triển một học thuyết về các trạng thái nào khác, dù điều đó có thể hoàn toàn để xếp loại các balamật vào một ba cấp độ là: nền tảng, bậc trung và tối thắng (xem phần 11).

Tác phẩm này dẫn nhiều nguồn, cả Theravāda và Mahāyāna và do vậy mà có lẽ là “chứng cứ duy nhất” cho tác phẩm Theravāda cổ xưa, một tác phẩm “có họ hàng phía bắc”; tuy nhiên, về giáo pháp thì tác phẩm này không bao giờ đi chệch hướng khỏi giáo thuyết Theravāda.

Chính mười balamật là từ Phật Sử (Buddhavaṃsa) khi thảo luận về đại ước nguyện (abhinīhāra) với tám đặc tính của vị Bồtát được thọ ký từ Đức Chánh giác. Tất cả điều này là một phần của truyền thống Theravāda mà theo thời gian tác phẩm này được soạn ra và dễ dàng lôi cuốn những ai muốn trở thành Bồtát Chánh giác trong tương lai.

Các nguồn Pali khác – kinh điển, Jātaka (câu chuyện tiền thân), các tác phẩm kinh điển sau này như Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga)... đều được trích dẫn trong tác phẩm này.

Phương pháp luận cơ bản của các chú giải là giải thích 10 balamật theo bốn chi phần là: đặc tính, chức năng, sự hiển lộ và nhân gần ( xem phần 5).

Di sản của truyền thống văn học khẩu truyền của nhiều vị thầy Pāli sau này cũng được tìm thấy với nhiều quan điểm thể hiện trong ba giai đoạn tu tập từng balamật (xem phần 11), trong sự tương quan của bốn nền tảng với những giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp của Bồtát ( xem phần 12) và trong sự phân loại thời gian cần thiết để hoàn tất các balamật ( xem phần 14).

Có lẽ do ảnh hưởng của trường phái cổ khác, Sarvāstivāda (Hữu bộ) chỉ đề cập sáu balamật (xem phần 12).

Tác phẩm chính Mahāyāna được tác giả sử dụng là Bodhisattvabhūmi, chương 15 của Yogācārabhūmi, kinh điển của trường phái Yogācāra của Maitreyanātha, vị thầy của Ngài Asanga (Vô trước). Bodhisattvabhūmi có đóng góp vào trong những phần tu tập các balamật, đặc biệt là balamật đầu tiên, phần bốn sự trói buộc của bố thí và trong phần thực hiện đặc biệt có được từ các balamật.

Tuy có sử dụng những bản nêu trên, nhưng tác giả đã làm chệch hướng khỏi các đặc tính Mahāyāna một cách đặc biệt, làm cho chúng phù hợp với giáo thuyết của Theravāda.

Sự ảnh hưởng của Mahāyāna có thể thấy rõ trong tác phẩm này trong: “phần nhấn mạnh về bi và thiện xảo”, “trong những lời nguyện mang lợi ích cho tất cả chúng sinh” và trong phần nói rằng Bồtát làm cho chúng sinh “đến và đạt được độ chín mùi trong ba phương thức”...

Như chúng tôi đã đề cập về học thuyết của các trường phái, nhưng tác phẩm này vẫn tuân thủ theo giáo thuyết của Theravāda.
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Về phần tuệ balamật, tuy văn học Prajñāramitā (Bátnhã balamật) có đề cập đến, vì đó là cốt lõi của Phật giáo mà tất cả các trường phái đều phải có. Nhưng trong tác phẩm này không bàn đến Nípbàn, vòng luân hồi, ba thân phật (báu thân, pháp thân và hóa thân), Duy thức học (ám chỉ phần Alạidathức – Nd), “ước nguyện thành bậc Chánh giác của vị Thánh Alahán” hay của “Độc giác Phật”, cũng không có bất kỳ những quan điểm nào khác, nhằm mục đích “phân biệt với chủ thuyết của Mahāyāna”. Thậm chí, “sự trống rỗng (suññatā) trong các bài kinh Bátnhã balamật (Prajñāramitā) của Mahāyāna” cũng không thảo luận đến.

Phần thảo luận về tuệ balamật, hoàn toàn theo các bài kinh Pāli và Thanh Tịnh Đạo, nêu rõ rằng “Bồtát phải cân bằng tuệ, bi, thiện xảo và phải trì hoãn con đường đến đạo Siêu thế cho đến khi các pháp trợ đạo được chín mùi đầy đủ.

Nên lưu ý rằng trong truyền thống Theravāda, các balamật không được đề cập đến như là phương pháp tu tập đặc biệt cho riêng các vị Bồtát mà là những pháp hành cho tất cả những ai muốn giải thoát cần phải tu tập, cho dù là thành Phật Chánh giác, Độc giác hay Thánh Thinh văn.

Điều phân biệt Bồtát Chánh giác với hai bậc kia là gì? Đó là mức độ tu tập các balamật và độ dài thời gian mà các Ngài phải có.

Nhưng chính các balamật là những pháp cần thiết để giải thoát mà tất cả ba hạng Bồtát cần phải tu tập trong mức độ tối thiểu cần phải có, cho đạo quả giải thoát sớm sinh khởi.

Bản dịch này dựa vào bản Sớ giải Cariyāpiṭaka Aṭṭhakathā, trong ấn bản Kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ 6 bằng tiếng Miến.

Bản này được cô đọng lại vài chỗ theo giới hạn kích cở của một quyển sách nhỏ. Về bản dịch đầy đủ, độc giả xem phần dịch của tôi về bài kinh Brahmajāla Sutta và chú giải “The Discourse on the All-embracing net of views” (BPS 1978, 1992), phần IV.

Tỳ khưu Bodhi
(Tathāpaññā dịch, Tỳ khưu Chánh Minh hiệu đính
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
PHÁP ĐỘ

Bây giờ chúng tôi giải thích chi tiết về các balamật (pāramīs) từ các bài kinh để chư Phật tử nắm bắt, cho những ai thật tâm tầm cầu sự giải thoát, sẽ nương theo lời dạy của Đấng Đại giác (mahābodhiyāna), tu tập những pháp cần thiết dẫn đến giác ngộ, đồng thời phát triển kỹ năng của mình khi tu tập.

Sau đây là các câu hỏi:

1- Pāramīs [5] là gì?

2- Với ý nghĩa nào được gọi là balamật?

3- Balamật có mấy?

4- Trình tự của các balamật như thế nào?

5- Các đặc tính, chức năng, sự hiển lộ và các nhân gần của các balamật?

6- Duyên của balamật là gì?

7- Nhơ bẩn (āsava) của balamật là gì?

8- Sự trong sạch balamật là gì?

9- Balamật đối nghịch với pháp gì?

10- Thực hành balamật như thế nào?

11- Balamật được phân tích như thế nào?

12- Các balamật kết hợp ra sao?

13- Các balamật được thực hiện theo các cách nào?

14- Mất bao lâu để thực hiện balamật?

15- Những lợi ích của balamật?

16- Quả của balamật?
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Giải đáp:

1- Paramīs là gì?

Balamật là những đức tính cao quý như bố thí, trì giới..., chúng đồng hành cùng với tình thương (karuṇā), thực hiện với phương thức khéo léo một cách tốt đẹp (kosalla – thông thạ0, thiện xảo), đồng thời không bị hư hoại bởi ái (taṅhā), ngã mạn (māna) và tà kiến, [6] (thông thường pāramī được dịch là pháp độ - Nd).

2- Với ý nghĩa nào được gọi là pháp độ?

Các vị bodhisattvā (Bồtát), là bậc đại nhân, là bậc cao tột (parama) trong các chúng sinh, vì các Ngài có những phẩm chất tốt đẹp khi thực hành bố thí, trì giới.... cùng cách hành xử của các vị ấy.

Bồtát là vị vượt trội hơn người khác, do vậy mà Ngài trở thành cao thượng (paratī ti paramo).

Bồtát là người thực hiện và gìn giữ những gì có phẩm chất cao thượng như bố thí, trì giới...; đồng thời cách hành xử của vị Bồtát cũng mang tính chất cao thượng, qua các việc làm: Bố thí, trì giới... nên gọi là pāramī .

3- Pháp độ có mấy?

Nói ngắn gọn thì balamật có mười, được ghi nhận trong kinh điển với đặc tính riêng biệt. Đức Sāriputta (Xálợiphất) có bạch hỏi:

“Bạch Đức Thế Tôn, một vị Bồtát có bao nhiêu phẩm chất?”

“Này Sāriputta, một vị Bồtát có 10 phẩm chất. Đó là gì? Này Sāriputta, bố thí là phẩm chất của Bồtát. Giới (sīla)..., xuất ly (nekkhamma)..., tuệ (paññā)..., tinh tấn (viriya)..., nhẫn nại (khantī)..., chân thật (sacca)..., quyết định (adhitthāna)..., từ (mettā).... Xả (upekkhā) là phẩm chất của Bồtát”. [7]

Nhưng một số chỗ lại ghi có sáu, đó là nói theo cách tổng quát, chúng tôi sẽ giải thích ở phần 12.

4- Trình tự của các balamật như thế nào?

Ở đây “sự trình tự” có nghĩa là trình tự theo lời dạy. Sự trình tự theo lời dạy này bắt nguồn theo một trình tự các balamật được thực hiện, hoặc là : “sự trình tự này theo các balamật được suy gẫm”. [8]

Balamật nào được suy gẫm rồi thực hành trước tiên, balamật ấy được thuyết giảng trước

Ở đây, bố thí (dāna) được Bồtát suy nghiệm rồi thực hành trước tiên, nên được thuyết giảng trước, bố thí giúp cho giới sinh khởi để dễ dàng tu tập, như: “Bố thí lại có giới hạnh thì có quả và lợi ích to lớn”, vì vậy giới được đề cập đến ngay sau bố thí.

Giới giúp cho xuất ly sinh... xuất ly giúp tuệ sinh... tuệ giúp tinh tấn sinh... tinh tấn giúp nhẫn nại sinh... nhẫn nại giúp chân thật sinh... chân thật giúp quyết định sinh... quyết định giúp từ sinh... Và Từ (mettā) giúp Xả (upekkhā) sinh.

Từ tâm có xả thì có quả và lợi ích to lớn; do vậy xả được đề cập đến ngay sau Từ. Xả lại ẩn tàng Bi (karunṇā) và khi có Bi thì có Xả.

Một số người có thể hỏi: “Làm sao Bồtát, bậc có tấm lòng bi mẫn với chúng sinh lại có thể nhìn chúng sinh bằng tâm Xả?

Một số vị giáo thọ sư nói: “Đôi khi các vị ấy thể hiện tâm xả đối với chúng sinh khi cần phải làm vậy, nhưng thật ra Ngài vẫn có tâm thương tưởng đến chúng sinh ấy”.

Nhưng một số vị khác nói: “Các vị Bồtát không thể hiện tâm xả với chúng sinh, mà thể hiện với những nghiệp bất thiện của chúng sinh ấy đã gây ra cho Ngài”.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên