Ngã chỉ là một ảo tưởng

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Câu hỏi:
Bạch Sư, con xin hỏi: lúc đầu mới tập tu mình xem "cái ngã" là ảo và đến lúc nào đó mình trả nó về đúng vị trí pháp và rõ biết như nó là. Thưa Sư vậy được không ạ? Hay như thế nào mới đúng?
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:

Ngã chỉ là một ảo tưởng hoàn toàn không có thật, chứ không phải "xem như là ảo". Khi cái ta ảo tưởng hiện diện thì không còn thấy Pháp như thực nữa. Thật ra, không có cái ngã thì Pháp vẫn vận hành. Ngay Cả Phật cũng nói: "Dù Như Lai ra đời hay không ra đời thì Pháp vẫn vậy". Phật dạy: "Tất cả Pháp vô ngã" nhưng khi cái ta ảo tưởng khởi lên thì nó chọn lựa để lấy hay bỏ một số pháp mà nó thích hay ghét rồi hình thành nội dung của cái mà nó cho là ngã và ngã sở.bản ngã hoàn toàn ảo nên nó không có thực Pháp nào để trà về đúng vị trí của nó cả. Khi thực sự thấy ra bản ngã là ảo tưởng thì Pháp liền xuất hiện, hay nói đúng hơn, Pháp luôn hiện diện, chỉ do ảo tưởng bản ngã che lấp nên không thấy mà thôi.

Quan niệm cho rằng lúc đầu cứ duy trì bản ngã để hoàn thiện nó rồi cuối cùng mới chuyển qua vô ngã là hoàn toàn sai lầm. Tuy nhiên, nếu hiểu rằng: khi cái ta ảo tưởng còn lầm tưởng mình có thật thì nó sẽ tự khẳng định bằng cách cố gắng hoàn thiện, nhưng đến một lúc nào đó nó tự thấy việc cố gắng hoàn thiện là hoàn toàn không tưởng thì đồng thời nó tự hóa giải và trả Pháp lại cho Pháp như thị như thực. Giống như tỉnh một giấc mộng. Lúc đó chỉ còn Pháp vận hành hoàn toàn tánh không, vô ngã. Đây mới thật là sự hoàn thiện viên mãn.

http://www.trungtamhotong.org/index.php?module=faq
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Đừng cố gắng một cách chủ quan

Thưa thầy! Thời gian vừa qua con tu tập bằng cách quán các pháp như thầy hướng dẫn. Và rất nhiều khi, đứng trước tình huống phải giải quyết, con cứ "ngơ ngơ" mà không được nhanh nhẹn để giải quyết công việc. Có phải con đã tu sai phải không ạ? Hay vì lý do gì thầy giải thích giúp con nhé. Con cảm ơn thầy ạ.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:

1) Hoặc con đă hiểu sai cách "quán các pháp"! Bởi vì khi làm việc gì cũng đều thận trọng chu toàn, chú tâm trọn vẹn và quan sát rõ ràng thì làm sao "ngơ ngơ" được? Ba yếu tố này nếu ứng ra một cách tự nhiên thì luôn luôn chính xác và hài hòa; chỉ khi nào con sử dụng những yếu tố này một cách chủ quan theo ý mình, ví dụ như chú tâm quá mức cần thiết mà thận trọng quan sát lại yếu hơn, thì sẽ sinh ra tình trạng thiếu linh động uyển chuyển để thích nghi với pháp. "Ngơ ngơ" nghĩa là không bắt kịp diễn biến của sự việc. Nhớ là đừng quá định tâm hay cố giữ tâm an ổn. Hãy để tâm hoạt động tự nhiên với thái độ trầm tĩnh trong sáng thì thận trọng chú tâm quan sát mới tự ứng ra một cách chính xác được. Đừng cố gắng một cách chủ quan.

2) Hoặc là con chưa thực sự thấy rõ trạng thái "ngơ ngơ" là gì. Nếu ngơ ngơ là trạng thái lơ lơ là là, không toàn tâm toàn ý, thiếu nhiệt tình tinh tấn thì đã rơi vào trạng thái tâm si rồi, làm sao gọi là quán được? Quán là cái thấy trong sáng không có tham sân si thì làm sao lơ lơ là là được? Còn nếu "ngơ ngơ" có nghĩa là thái độ rỗng lặng trong sáng thì đó là vô tâm vắng bóng bản ngã tham sân si của trí tuệ. Lão Tử gọi đó là: "Trí giả nhược ngu" (người trí dường như ngu) vì trí tuệ chỉ phản ánh trung thực chứ không phải là cái biết của thức tri qua kiến thức mà chúng ta thường gọi là "hiểu biết". Nếu "ngơ ngơ" là thái độ vắng lặng tịch nhiên, là tâm sáng suốt, định tĩnh, trong lành chỉ phản ánh trung thực chứ không cần hiểu biết gì theo lý trí vọng thức, thì chính là cái mà Lão Tử gọi là "Tri bất tri thượng" (cái biết không biết mới là tối thượng) của các bậc thiện trí đó con.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên