Ô nhiễm là những vị thầy

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
EMONTION

(SỰ XÚC CẢM)



Chúng ta cần nhiều tâm từ, cái sự bao dung rộng lượng đối với nhiều người. Nếu có thể thì tất cả mọi người xung quanh mình.

Bay giờ quý vị đang chịu đựng một hội chứng thiếu tâm từ (MDS). Hầu như hết mọi người chán nản bởi vì họ không có sự bao dung, tiêu chuẩn đạo đức, chánh niệm và sự khôn ngoan.

Hạnh phúc giống như một điều thật đơn giản, bây giờ quý vị vui vẻ là do tự mình cố tạo để được vui vẻ. Hạnh phúc thật sự không thể cố tạo được hay gán ghép và không có bất cứ cái gì quý vị có thể sở hữu được. Hãy tự hỏi mình “Tại sao tôi vui?” hãy nhìn quý vị vui thì quý vị muốn biết tại sao vui. Đó chính là cái tâm, nó luôn muốn biết tại sao.

Việc tìm kiếm sự thỏa mãn là chúng ta đang tìm sự đau khổ, và cái sự hiểu biết một cách sâu sắc thì giúp chúng ta học cách để buông bỏ. Sự giải thích thuộc về tâm lý thì khá hợp lý, do đó tôi thích đọc những loại sách thuộc về tâm lý. Nhưng nó không đem đến sự thanh tịnh cho nội tâm trừ khi nó hướng tới việc nhìn rõ những dính mắc và việc xả bỏ.

Quý vị đừng đồng hóa với tham, cái ta, sân hận mà quý vị lấy đó làm bài học cho chính mình. Quý vị không thể tiến bộ trừ khi quý vị hiểu rõ chúng, chỉ khi nào quý vị nhìn nó với một cái tâm sáng suốt thì quý vị sẽ nhận biết được cái bản chất thật sự của chúng, và đặc biệt là những mặt tiêu cực của chúng.

Một khi mà họ chưa trải qua biển lửa ái dục thì họ không thể nào đánh bại chúng. Và nó luôn hiện hữu trong ngôi nhà tâm của quý vị và bất cứ khoảnh khắc nào cũng có thể là một ngọn lửa phá toang chính ngôi nhà của chính quí vị. Luôn luôn có sự nguy hiểm mà chúng sẽ trở lại với một sức mạnh gấp đôi do những sự xao lãng hay bỏ quên trong việc hành tập của quí vị. Đừng ngồi trên đỉnh của ái dục mà hãy chánh niệm chúng (đối với tôi việc trải qua ở đây không có nghĩa là xua đuổi mà có ý nghĩa là tỉnh thức của chúng, kinh nghiệm về chúng một cách chánh niệm).

Hãy nhìn xem mình bị đau như thế nào, khi đó quý vị sẽ cảm thấy khó chịu, nó thật sự không đáng để chúng ta khó chịu, mà hãy chánh niệm và nhìn thật sâu cũng như nó không phải là cái của mình, chỉ đơn giản nhìn mà thôi.

Một người mới bước vào Thánh đạo thì vẫn có tham, sân v.v… nhưng người đó không có sự hiện hữu của thân và tâm. Chỉ có vị đã thoát khỏi tam giới và hoàn toàn sáng suốt thì mới thoát khỏi tham, sân và si. Nhưng chỉ có bật Arahan thì mới thoát khỏi hoàn toàn sự ngã mạn.

Như quý vị buồn phiền khi nghe một bài hát không vừa ý, bởi vì quý vị luôn đòi hỏi, mong cầu quá nhiều đối với chính mình. Nhưng nếu quý vị nhìn cái tâm ưa thích với một sự quân bình thì quý vị sẽ thấy rõ nó là như thế nào. Khó chịu là một loại tâm bất toại nguyện, nó gần với cái tham, cái ta. bởi vì quý vị nghĩ rằng: “Tôi là một người hành thiền thì không nên để cái tham cái ta sinh khởi trong tâm của tôi”. Khi có một tâm tham, tâm ưa thích hay bất cứ một loại tâm nào sinh khởi thì hãy nói với tâm mình rằng: “Hãy để cho tôi được học hỏi bạn”. Chúng thật là tuyệt diệu. Tâm tham là một nhà ảo thuật tài tình nhất, quý vị hãy học cái cách mà nó gợi lên trong tâm của quý vị những cảm giác thỏa mãn hay ưa thích. Tâm thật sự rất là xảo quyệt, do tham, sân, si mà chúng ta không nhìn thấy như là một nhà ảo thuật mà chúng ta luôn nhìn nó với một cái tôi của chính mình.

Hạnh phúc là việc có được một cái tâm an tịnh. Hạnh phúc là được chánh niệm một cách hoàn toàn. để được chánh niệm thì không có suy nghĩ, không có nhận thức về cái tôi, cái hạnh phúc này đến khi tất cả những suy nghĩ trong quá khứ hay tương lai đều không sanh khởi, không có “tôi”, không có ngày mai hôm qua hay bất cứ một dự định gì. Trong một khảnh khắc hiếm hoi cũng không có một cái “tôi” chứng nghiệm được hạnh phúc thật sựchỉ duy nhất có hạnh phúc. Hạnh phúc thật sự không có bất cứ lý do nào, khi quý vị thật sự vui thì quý vị không thể nói rằng “vì sao tôi vui…”, nếu quý vị cố để được vui thì quý vị đã thất bại. Hạnh phúc thật sự đến mà không cần bất cứ một sự thỉnh cầu nào cả.

Một buổi hoàng hôn với đầy màu sắc, tất cả chúng ta đã nhìn nó từ trên đỉnh của một ngọn đồi. Màu sắc thì thay đổi một cách chậm chạp từ màu vàng nhạt cho đến màu đỏ rực. Một lúc nào đó chúng ta đã quên nhìn cái vẻ đẹp của thiên nhiên, hầu hết chúng ta sống trong một thế giới do sự sáng tạo của chính chúng ta và nó đầy rẫy những vấn đề khó khăn.

Tôi đã làm nhiều điều khờ dại lúc tôi còn trẻ (thỉnh thoảng tôi vẫn làm những điều tương tự như vậy) tôi không thể nói về chúng nhưng tôi không quên chúng. Những kỷ niệm về những điều đó đã di vào nội tâm của tôi, nhưng tôi không kháng cự lại với chúng và thậm chí tôi không cảm thấy khó chịu mặc dù tôi cảm thấy đau, tất cả chúng ta đều có những lỗi lầm.

Tôi đã từng cảm thấy xấu hổ về những sai lầm của mình. Trong vài trường hợp thì do sự lạc quan không căn cứ đã ảnh hưởng ít nhiều đến tôi và do không hiểu biết một cách thấu đáo tôi đã trượt dài trong một vai trò mà họ luôn mong mỏi ở tôi. Thật là không thể nào để thực hiện những sự lạc quan này được và thậm chí nó còn nguy hiểm. Nó đã làm cho tôi cảm thấy không đáng chút nào. Nhưng tôi lấy đó làm bài học cho chính mình. Tôi đã tha thứ cho tôi và làm sao tôi có thể tránh khỏi những việc làm như thế. Khi gặp phải những nghịch cảnh? Thế tôi có cần phải mang cái cảm giác tội lỗi này trong suốt quãng đời còn lại của tôi không? Không, tôi đã học được những kinh nghiệm từ những lỗi lầm của mình và cố gắng hết mình để không gặp lại chúng. Tôi có thể làm cái gì khác hơn không. Không cần phải làm bất cứ một điều gì cả.

Tôi hiểu rằng việc đọc những quyển sách về giáo lý hay việc lắng nghe những đoạn băng về giáo lý có thể làm cho một người cảm thấy tội lỗi, mà những ý tưởng đó thì quá cao siêu nên chúng ta không thể đạt được. Như đối với việc ưa thích những cảm giác thỏa mãn thì ta không cần thiết phải lấy làm tội lỗi vì khi đó chúng ta không làm tổn thương bất cứ ai mà hãy nhìn những cảm giác đó nó như thế nào và trong khi ưa thích những cảm giác đó thì quý vị ghi nhận rằng tâm mình đang ưa thích thì “Tội lỗi làm sao sanh khởi được”.

Tôi khóc chăng? Ồ, không biết có ai đó tin rằng một ông sư già như tôi vẫn còn có những giọt nước mắt để khóc chăng?

Đôi lúc tôi thật sự tuyệt vọng và cảm giác như hoàn toàn sụp đổ, và khi đó tôi bắt đầu chú tâm vào những điều cơ bản và đơn giản. Tôi cố gắng để nhìn cuộc sống một lần nữa mà không có một sự xét đoán vụ lợi nào được hiện hữu cả. Trong những khoảnh khắc thanh bình, trong sáng hay vô lý thì không có cái gì được xem là quan trọng cả mà chỉ có vài cái thật hiện khởi một cách rõ ràng cũng như sự không bền vững, cái tôi, khao khát, đau khổ, tham, bất toại nguyện và những ảo tưởng mà thôi.

Sự mong cầu là nguồn gốc của sự thất vọng mà thậm chí nó còn làm cho tâm luôn vọng động.

Chúng ta là những người đang mơ, thì thật là khó để đối mặt và nhận biết một sự thật, một thực tế.

Chúng ta dùng chánh niệm như một phương tiện để diệt trừ đau khổ. Chỉ khi nào mà cuộc sống mà nó trở nên quá đau khổ thì chúng ta mới tìm đến những nơi thanh vắng và thiền định. Nói một cách khác thì chúng ta luôn ưa thích sự xao lãng.

Chúng ta cảm thấy đau cũng giống như chúng ta vẫn còn là những đứa trẻ nhỏ và để chấp nhận một sự thật hiển nhiên là điều quan trọng cho một sự bình thản của nội tâm. Mỗi chúng ta đều hoàn toàn cô đơn, hãy để chúng ta chấp nhận sự cô đơn đó của chính mình và đừng cố che lấp hay tránh né hoặc cố tìm cách để vượt qua nó.

Hãy tốt bụng với mọi người nhưng đừng cố làm vừa lòng họ, đừng là một thiên thần, thật khó để trở thành một người thật sự và đúng nghĩa.

Chán nãn với những ô nhiễm là một sự tra tấn nội tâm mình, đừng chiến đấu với những ô nhiễm của quý vị. Quý vị càng chiến đấu với chúng thì chúng càng trở thành sự ràng buộc với nội tâm mình mà hãy học hỏi từ chúng, và hãy tốt với chính bản thân mình. Những ô nhiễm là những vị thầy tốt, không có một sự trưởng thành trừ khi quý vị hiểu một cách sâu sắc, vì vậy không có tự do, vì tự do có được từ những hiểu biết sâu sắc về những nhược điểm của mình.

Sự thiền định cũng như là lúc mà quý vị được thư giản, khi quý vị nghĩ rằng bây giờ tâm của mình dang bị bấn loạn và không thể hành thiền được thì đó mới là lúc quý vị cần hành thiền. Trong một buổi thuyết giảng của Đức Phật về Tứ Niệm Xứ, Ngài đã nói: “Saragam va cittam, Saragam cittanti pajanati, Sadosam va cittam Sadosam cittanti pajanati. Vikkhittam va cittam, Vikkhittam cittanti pajanati “Khi tâm được thư giãn thì mình phải biết rằng tâm mình đang được thư giản”. Quý vị không nên mong cầu để làm thêm bất cứ việc gì. Đừng nói rằng tôi cảm thấy tội lỗi về tham hay sân mà chỉ biết rằng nó đang xảy ra. Quý vị đừng gạt lấy chính mình, đó là tất cả những gì quý vị có thể làm, hãy chánh niệm đừng dằn vặt chính mình.

http://kimcang.org/
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
NHỮNG NỘI DUNG CỦA THẨM SÁT

Trạch pháp hay thẩm sát pháp là một trong những yếu tố chính và sự tu tập trạch pháp này có thể dẫn chúng ta đến chỗ giải thoát khỏi mọi khổ đau. Đức Phật đã định nghĩa trạch pháp (dhammavicaya) này như sự “tìm kiếm, thẩm sát, xem xét kỹ lưỡng, để có tuệ giác hay sự hiểu biết sâu sắc về những điều kiện bên trong tự thân…và những điều kiện bên ngoài.” Trạch pháp là một trong Bảy Giác Chi hay Bảy Chi Phần Dẫn Đến Giác Ngộ và thường được dịch là Trạch Pháp Giác Chi. Chữ Dhamma có hai cách dùng hoàn toàn rõ rệt và vì thế sự thẩm sát về pháp hàm ý cả hai, một là phân tích Pháp (Dhamma) — Pháp ở đây là những sự thực cơ bản của hiện hữu như đã được Đức Phật giảng dạy, và hai là phân tích các pháp (dhammas) — đó là tất cả pháp hay bất cứ hiện tượng gì xảy ra. Trạch pháp phải bao gồm luôn cả sự tư duy thận trọng (chánh tư duy) dẫn đến một sự hiểu biết thấu đáo về ít nhất là những giáo lý này: Tứ Thánh Đế, Tam Tướng của Hiện Hữu, và Pháp Duyên Sanh, cũng như một số ý niệm về sự Vận Hành của Nghiệp. Khi chúng ta nghiên cứu các pháp (dhammas), chúng ta chủ yếu quan tâm với sự xác quyết của chúng ta về bản chất cùng tột của Ngũ Uẩn, các hiện tượng tâm và vật lý (danh & sắc), với sáu căn và sáu trần cảnh tương ứng của chúng vốn là những căn bản của tất cả thức, xúc, thọ, tưởng và các hành.

Khi chúng ta trạch pháp là chúng ta đang cố gắng thấu hiểu và nắm bắt ý nghĩa những Lời Dạy của Đức Phật. Những chân lý này là những gì ngài đã tự mình khám phá và do đó ngài biết rõ chúng với sự chắc chắn hoàn toàn. Đối với chúng ta nếu chỉ vì niềm tin mà chấp nhận những chân lý ấy thì sẽ không được nhiều lợi ích lắm. Trong bài pháp nổi tiếng Đức Phật thuyết cho những người dân Kalamas, ngài nói, “Các ngươi chớ để bị đánh lừa bởi lời đồn hay truyền thống …cũng chớ để bị đánh lừa vì lòng kính trọng một bậc sa-môn (người chủ trương như vậỵ) . Nhưng này các Kalamas, khi nào các ngươi tự mình biết: ‘Những pháp này là không lợi ích, những pháp này là đáng khiển trách,’…lúc đó các ngươi hãy vứt bỏ chúng… Nhưng nếu bất cứ lúc nào các ngươi tự mình biết: ‘Những pháp này…khi thực hành và thọ trì dẫn đến lợi ích và an lạc,’ — Thời, này các Kalamas, các ngươi hãy thọ trì những pháp ấy, an trú trong những pháp ấy.” Và ở đây ngài cố ý nói rằng các người dân Kalamas hãy đối xử với những lời dạy của ngài giống như đối xử với những lời dạy của các vị thầy khác trên tinh thần như vậy. Chúng ta phải tự mình khám phá những lời dạy của Đức Phật một cách thấu đáo, cẩn thận và hợp lý bằng cách lấy Tứ Thánh Đế, Tam Tướng, và Giáo Lý Duyên Sinh (bao gồm luôn Nghiệp) như những giả thuyết tạm thời cần phải được hiểu và chứng minh trước sự thoả mãn của tâm chúng ta. Cho dù lần đầu tiên tiếp xúc với những ý tưởng này có thể chúng ta không hiểu được rõ lắm, song chúng ta cũng không vì một mình lí do đó mà vứt bỏ chúng — thái độ như thế sẽ cản trở và ngăn lại mọi tiến bộ của chúng ta trên Đạo Lộ. Suy cho cùng, sẽ hoàn toàn hợp lý để cho rằng trên thế gian này có những người thông tuệ hơn chúng ta và Đức Phật là một trong số những người ấy. Một khi chúng ta đã thực hành, dù chỉ một ít trên Đạo Lộ và có được chút lợi ích nào đó từ việc thực hành này, chúng ta mới biết rằng Đức Phật quả thực thông tuệ hơn hẳn chúng ta vì chính ngài là người đầu tiên dạy phương tiện giải thoát này vậy. Vì thế hãy sẵn lòng cởi mở tâm trí của mình để khám phá những gì Đức Phật dạy cho dù mới đầu nó có vẻ khó hiểu đối với cách suy nghĩ hạn hẹp của chúng ta. Trên căn bản của sự hiểu biết đầy đủ những chân lý, sự hiểu biết có được bằng sự quân bình giữa tâm trí cởi mở và niềm tin, này trí tuệ giải thoát chắc chắn sẽ tự động tăng trưởng.

1. Tứ Thánh Đế

Phương diện đầu tiên của Pháp (Dhamma) cần đề cập là Tứ Thánh Đế: Khổ, Nguồn gốc của khổ, sự Diệt của khổ và con đường dẫn đến sự Diệt của Khổ, giáo lý trung tâm của Đức Phật, bởi vì “Chính do không hiểu biết, không thể nhập Tứ Thánh Đế mà chúng ta mãi trôi lăn, rong ruỗi trên con đường dài vô tận của Luân Hồi (Saṁsāra).”[1]

Chúng ta phải xem xét cẩn thận bản chất của cuộc sống để tự mình xác định xem thực chất nó là hạnh phúc hay đau khổ, mãn nguyện hay bất toại nguyện, đầy niềm vui hay nỗi buồn. Bất luận những gì chúng ta nhìn vào, dù đó là thân hay tâm của chúng ta, hay đó là thế giới bên ngoài cũng vậy, nếu chúng ta chọc thủng được sự thực bề ngoài có vẻ như thật của nó, chắc chắn chúng ta sẽ thấy rằng đau khổ (dukkha) nhiều hơn là hạnh phúc (sukha) bởi vì tất cả những kinh nghiệm và phương diện dường như thú vị của cuộc sống chắc chắn sẽ tàn phai và để lại đằng sau chúng cũng cái tình trạng bất toại nguyện cố hữu trước khi cái thoáng hạnh phúc phù du do dục lạc ấy tạo ra. Nếu chúng ta nghĩ về bản chất của thân xác chúng ta, rõ ràng nó phải trở nên già nua, bệnh hoạn và cuối cùng là chết và hầu như từ lúc sinh ra chúng ta luôn thấy mình không lúc nào được ở trong tình trạng sức khoẻ hoàn hảo cả; từ lúc sinh ra thân này lúc nào cũng ở trong một trận chiến xuống dốc vì cái chết là hệ quả tất yếu của cuộc sống. Nếu chúng ta ghi nhớ điều này trong tâm, làm sao chúng ta có thể nói được rằng có sự mãn nguyện hay hạnh phúc trường cửu trong cuộc sống? Đại Sư Ledi đã diễn đạt ý đó trong cuốn Magganga Dipani (Bát Chánh Đaọ Tường Giải) như thế này “Từ lúc thụ thai không có lấy một khoảnh khắc nào mà chúng ta không phải chịu sự huỷ diệt. Khi sự huỷ diệt thực sự (cái chết) đến, chúng ta cảm thọ khổ đau trăm bề.Nếu chúng ta xem xét tâm của chúng ta, chúng ta sẽ thấy rằng hầu như lúc nào nó cũng ở trong một trạng thái không vui nào đó — từ sự bất toại nguyện nhẹ nhàng qua trạng thái lo âu đến nỗi tuyệt vọng hoàn toàn. Rất hiếm khi chúng ta có được những khoảnh khắc vui tươi, nhưng rồi trước niềm vui ấy chúng ta lại phản ứng bằng cách cố gắng bám giữ vào chúng, và trạng thái khao khát muốn bám giữ đó cũng là khổ — dukkha. Nếu chúng ta nhìn vào thế giới bên ngoài thông qua các giác quan của chúng ta, chúng ta cũng nhận ra biết bao người đang trong tình trạng đau đớn với những chứng bệnh kinh sợ, bao nhiêu hữu tình chúng sinh đang làm mồi cho nhau chỉ vì miếng cơm manh áo, vì mục đích tiêu khiển, vì quyền lực, biết bao người đang chết trong cô quạnh và không ai giúp đỡ — ngay chính lúc này — chúng ta chắc chắn rằng cái khổ (dukkha) đã chiếm ưu thế trong cuộc đời. Đức Phật, khi tóm tắt Thánh Đế Thứ Nhất (Khổ Thánh Đế) đã nói, “Sanh là khổ, chết là khổ, sầu muộn là khổ; không được những gì mình mong muốn là khổ; tóm lại Năm thủ uẩn là khổ.”[2] Chúng ta phải thẩm sát để thấy được vì sao mọi hiện hữu chỉ là khổ, và một cách để thực hiện điều này là ngẫm nghĩ đến “những cảnh khổ” mà Đức Phật đã thấy trước khi đạt đến sự Giác Ngộ, những cảnh tượng đã khiến cho ngài phải lìa bỏ gia đình để đi tìm sự giải thoát tối hậu khỏi mọi Khổ đau. Chúng ta sẽ thành công nếu suy xét đến một người già, một người bệnh trầm kha, và một xác chết. Tác ý đến những cảnh tượng như vậy sẽ dạy cho chúng ta rất nhiều điều về Khổ cả bên trong lẫn bên ngoài.

xem dầy du tai day :

http://www.trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/TrachPhap/index.htm
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên