Ngũ Âm trong Phẩm Phổ Môn kinhPhasp Hoa

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>NGŨ ÂM TRONG PHẨM PHỔ MÔN KINH PHÁP HOA</B>
<I>(Trích sách: Phật Pháp Căn Bản, tác giả: Minh Không,
Trung Tâm Magnolia, California xuất bản lần thứ hai tháng 6-2006,
phần Phụ Lục trang 223-230)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phẩm Phổ Môn trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Pháp Hoa) là bài kinh được phổ biến rộng rãi và rất được ưa chuộng trong giới Phật tử. Phẩm này nêu cao đặc tính tự tại cũng như công đức rộng lớn của ngài Quán Thế Âm, vị Bồ tát với tâm Đại bi chuyên ban rải nước cam lồ làm dịu tắt ngọn lửa than, sân, si thiêu đốt chúng sanh, và ban sự vô úy (không sợ hãi), cứu khổ cứu nạn chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng sanh chẳng mấy ai thân tâm được an lạc, mà dù có an lạc thì cũng chẳng được lâu bền, bởi vậy phẩm Phổ Môn được dùng làm bài kinh cầu an và có lẽ vì lý do này nên nó là một trong những bài kinh được tụng đọc nhiều nhất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong bài kinh này có bài kệ (đoạn) nói về năm âm:
<p style="padding-left: 56px;">Diệu âm, Quán Thế âm,
Phạm âm, Hải Triều âm,
Thắng bỉ Thế gian âm,
Thị cố tu thường niệm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nghĩa:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Diệu âm, Quán Thế âm,
Phạm âm, Hải Triều âm.
Tiếng hơn Thế gian kia
Cho nên thường phải niệm.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và thường được giải thích như sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Quán Thế Âm là <I>âm thanh kỳ diệu, mầu nhiệu (Diệu âm), nó thanh tịnh không ô nhiễm (Phạm âm); khả năng như biển cả tiếng vang khắp cả, có thời khắc nhất định (Hải Triều âm), bởi vậy thường nên xưng niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong câu <B>"thị cố tu thường niệm"</B>, chữ <B>niệm</B> thông thường được hiểu là <I>xưng niệm danh hiệu</I>, tương tự như <I>trì danh niệm Phật</I>. Trường hợp chỉ xưng niệm danh hiệu ngài mà không suy niệm về phẩm hạnh và ơn đức ngài cùng lúc, thì pháp tu này sẽ dẫn đến "niệm nhất niệm" hay "niệm vô niệm". Đó là pháp tu thiên về thiền Chỉ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng <B>niệm</B> ở đây, theo tinh thần của ngài Quán Thế Âm (hay còn được gọi là ngài Quán Tự Tại) "quán chiếu" trong bài Bát Nhã Tâm kinh, sẽ được hiểu là <I>quán niệm, quán chiếu</I>. Như vậy ta có thể thấy năm âm này chính là năm đề tài để quán niệm, tức là năm đề tài thiền quán - chúng là năm pháp tập.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chữ <B>âm</B> thông thường được hiểu là âm thanh, tiếng nói, tiếng kêu, và hiểu rộng ra, ở đây nó mang thêm ý nghĩa là âm ba, làn sóng, băng tần, cõi giới, trạng thái.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dựa theo ý ngĩa <I>cõi giới, trạng thái</I>, bài viết này sẽ diễn giải năm âm trên bình diện tu tập thiền Quán.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. <B>DIỆU ÂM</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta đang hiện diện trong cõi nhị nguyên, bất cứ điều gì ta có thể nghĩ đến và bàn luận được đều bị luật đối đãi chi phối. Nghĩa là những tư tưởng và lời nói phát xuất đều mang tính chất tương đối, chẳng hạn như nói đến cao thì phải có thấp, tăng thì phải có giảm, dơ sạch, sinh diệt, ta người v.v... Vì hai đối cực này phải nương tựa lẫn nhau để hiện hữu nên chúng không chính xác, không chân thực, không tuyệt tối.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Diệu</B> được giải thích là: không thể nghĩ bàn, tuyệt đối, không gì sánh bằng, Niết bàn. Diệu âm có thể được hiểu theo nghĩa là cõi Niết bàn, hoặc trạng thái Niết bàn, trạng thái tuyệt đối, viên mãn, không thể nghĩ bàn, không thể giải thích được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói về thể chất thì tuy con người có sự khác biệt về hình tướng, cao thấp, màu da, màu tóc v.v... nhưng thời buổi bấy giờ các nhà bác học phân tích vào tận gốc, nơi cốt lõi con người - DNA - thì thấy gần như không có sự khác biệt. Ngay cả khi họ đem so DNA của loài người với loài vật, nghiệm xét cả tiến trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể, thì cũng vậy, sự sai biệt quá nhỏ không đáng kể.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói về tâm thì chúng sanh tuy hình tướng, tâm trạng có sự khác biệt, nhưng theo nhà Phật, sâu thẩm bên trong mỗi chúng sanh đều tiềm ẩn cùng một thứ không sai khác, đó là diệu âm hoặc Diệu tâm. Diệu âm chính là Phật tâm hoặc Phật tánh (tên gọi có chiều hướng tích cực của vô ngã).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vấn đề là vì ta tin tưởng rằng ta, người và tất cả các pháp đều có một tự tánh <I>(ngã)</I> hiện hữu độc lập, nên từ đó sinh khơi đủ các loại phiền não, và vì vậy mà không nhận ra được Phật tánh, đó là pháp tập phải nhắm vào <B>vô ngã/tánh Không</B>. Muốn chứng ngộ được Diệu âm/Phật tánh, cái tuyệt đối không thể nghĩ bàn, đương nhiên ta cần phải vượt ra ngoài đối đãi, nghĩa là cần phải có pháp tu tập dẫn đến tâm bình đẳng, pháp tập giúp chúng ta thấy được giúp chúng ta thấy được vạn pháp kể cả chúng sanh đều đồng một tánh chẳng sai khác - tánh Không (Xem chương VÔ NGÃ/TÁNH KHÔNG).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. <B>QUÁN THẾ ÂM</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế âm tức là cõi thế gian, cõi thế gian là cõi Khổ. Bởi vậy <B>Quán Thế Âm</B> là quán cõi khổ, hay đúng hơn, quán sát cải khổ. Khổ đau đóng một vai trò tối quan trọng trong Phật pháp. Đức Phật từng tuyên bố Pháp của ngài chủ yếu là nhắm vào cái khổ và sự giải thoát khổ. Ta biết khổ là mắt xích cuối cùng của vòng Thập Nhị Nhân Duyên, nó là kết quả của một quá trình tạm hiểu là bắt đầu từ Vô minh, và nếu không ý thức được điều này thì ta sẽ mãi mãi trôi lăn trong vòng sanh tử.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Điều đáng lưu ý là không phải là ta chỉ nghiệm xét cái khổ của riêng cá nhân ta, mà theo tinh thần của ngài Quán Thế Âm Bồ tát, điểm chính yếu là quán sát cái khổ của mọi chúng sanh. Quán sát cái khổ của cả ta lẫn người mang lại tri kiến toàn diện. Thông thường chỉ đến khi thấm thía khổ đau ta mới nghĩ đến thoát khổ, bởi vậy điều kiện tiên quyết là phải ý thức được thế gian là khổ. Khổ là cánh cửa để ta bước vào con đường giải thoát, nó là nhân dẫn đến giải thoát (Xem chương KHỔ).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">3. <B>PHẠM ÂM</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Phạm</B> nghĩa là thanh tịnh, thanh khiết, tịch tĩnh, không ô nhiễm. Ô nhiễm cũng nghĩa là bất tịnh. Ta có thân bất tịnh và tâm ô nhiễm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu nói về tâm thanh tịnh thì ở đời chẳng ai tâm trạng được như vậy cả vì chúng sanh luôn luôn bị phiền não quấy rối làm nhiễu loạn thân tâm. Đức Phật giảng là có ba pháp khi khởi lên trong nội tâm sẽ gây ra bất lợi, khổ đau và bất an, đó là <B>tham, sân, si</B>, mà ta thường hiểu là phiền não hoặc ô nhiễm. Muốn được an lạc, thanh tịnh, tịch tĩnh thì phải dứt trừ phiền não, tức là tham, sân, si phải diệt, muốn tham, sân, si diệt thì ta cầ phải hiểu rõ chúng ở đủ mọi trạng thái cũng như các khía cạnh từ thô đến tế, những trạng thái hiển lộ ngoặc ngủ ngầm, ngõ hầu đối phó với chúng một cách hữu hiệu. Và khi hiểu rõ tham, sân, si, ta sẽ thấu triệt được ý nghĩa chữ "Phạm". Vậy tham, sân, si - bất tịnh - là đề tài quán chiếu cho Phạm Âm (Xem chương THAM, SÂN, SI).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói về thân xác thì con người yêu quí và nuông chiều thân thể họ, qua các thói như ăn ngon, mặc đẹp, hưởng thụ dục lạc v.v..., để rồi sinh ra bao nhiêu là cái khổ chỉ vì phải duy trì và cung phụng cho nó. Ngoài ra, cơ thể của người khác cũng là đối tượng để bám chấp, là nguồn cung cấp hạnh phúc, dục lạc cho họ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong các giải pháp nhà Phật đề ra để sửa đổi lối nhìn sai lầm này, có hai pháp quan <B>thân bất tịnh</B> dùng để trực tiếp đối trị tâm ái dục. Mục đích là làm ta gớm nhờm khi thấy rõ thân xác là dơ bẩn bất tịnh, nhờ đó ta sẽ không còn bám chấp yêu quí nó nữa, và điểm quan trọng là ta sẽ không còn cho nó là <I>tôi, của tôi.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một pháp là tách cơ thể ra làm ba mươi hai thành phần để quán chiếu, như tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tim phổi v.v... cho đến khi ta thấy rõ cơ thể chỉ là một tập hợp của các thành phần nhơ nhớp hôi hám này. Riêng rẽ từng thành phần thì chúng không mang lại ý nghĩa đẹp đẽ mà ta lầm tưởng, và khi thuần thục ta sẽ không còn thấy đó là người đàn ông hay đàn bà - đối tượng của ái dục - cũng như khi vào chợ, nhìn một miếng thịt hoặc miếng gan ta sẽ không nghĩ rằng đó là con bò. Đây là một trong những pháp quán hữu hiệu nhất để trừ ái dục.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp thứ hai là quán sát tử thi qua chín giai đoạn, từ lúc mới chết rồi trở nên thâm tím, chương sình, dòi bọ, trơ xương. Pháp quán này giúp hành giả thấy được vô thường và sự giả tạm của thân xác.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">4. <B>HẢI TRIỀU ÂM</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tiếng sóng ngoài bờ biển mà ta nghe là do nước biển liên tục vỗ vào bờ và lùi ra khơi. Hình ảnh này nói lên sự biến chuyển của vạn hữu, các hiện tượng vật lý lần tâm lý diễn tiến không ngừng theo chu trình Sinh Diệt. Như vậy, ở đây Hải Triều âm nêu lên đề tài quán niệm quan trọng, đó là <B>vô thường</B> (Xem chương VÔ THƯỜNG).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một cách để quen thuộc với cái chết là quán hơi thở, ta quán sát hơi thở vào và ra - tương tự như hai triều lên xuống - để cảm nghiệm vô thường, sự biến đổi sinh diệt. Trên lý thuyết, khi quán chiếu sâu xa ở từng mức vi tế, sự nhận biết các đơn vị thân tâm nối tiếp nhau biến chuyển và sinh diệt trong từng sát na, sẽ cho ta thấy cái chết của thân tâm trong từng sát na.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cũng nhờ đó, ta sẽ cảm nghiệm thực tại chỉ là hiện tượng thân tâm liên tục sinh khởi và hoại diệt theo luật nhân quả. Và vì thực tại được phơi bày mà không có vọng tưởng vẽ vời chồng chất,ta có thể trực nhận thực tại như nó là, chứ không có một cái tôi độc lập nào đàng sau.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">5. <B>THẾ GIAN ÂM</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN:justify">Thế gian âm là cõi thế gian, vậy đối tượng quán sát là Thế gian/Chúng sanh. (Xem: Chương BỒ TÁT)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>KẾT LUẬN</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nương theo Thế gian (chúng sanh) thực hành Bồ tát đạo, tu sinh Bồ tát dần tiêu trừ được ba độc tham, sân, si, đồng thời trực nhận bản chất của cõi Ta bà là Khổ, Vô thường, Vô ngã và Bất tịnh. Vậy Quán Thế Âm cũng có bao gồm cả bốn âm kia - Diệu Âm (vô ngã), Quán Thế Âm (khổ), Phạm âm (bất tịnh) và Hải triều âm (vô thường). Bởi thế năm âm này có sự liên hệ chặt chẽ với nhau và chúng đan kết nhau thành một, ta có thể nói rằng bốn âm kia đồng quy về Thế Gian Âm, chúng là bốn mặt của viên kim cương Thế Gian Âm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hoặc nói cho văn vẻ hơn, bốn cánh hoa sen Diệu Âm, Quán Thế Âm, Phạm Âm và Hải Triều Âm được kết lại thành một bó hoa <B>Thế Giam Âm</B> đầy hương thơm và muôn màu sắc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Xin mạn phép đổi lại vài chữ trong bài kệ cho khế hợp với tinh thần của bài luận giải này:
Diệu âm, Quán Thế âm,
Phạm âm, Hải Triều âm.
Quy hướng Thế gian âm
Thị cố tu thường niệm.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>LUẬN GIẢI CỦA CÀI PHÁP SƯ VÀ CƯ SĨ</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. <B>Thái Hư Đại Sư</B> - Thích Trí Tịnh, Việt dịch.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây tụng phải thường trì niệm đức Quán Thế Âm. Năng quán sát tiếng thế gian ấy, vốn là bất khả tư gnhì, vì mầu nhiệm thể tính chẳng có thể nào mà so lường được; bởi do thể tính nhiệm mầu này năng trí tiếng tăm vậy, làm cho cái tiếng tăm từ đây mà xuất phát ra vậy, cho nên mói gọi là Diệu Âm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mà chỗ sở tại đại dụng của nó, tức là quán sát tiếng tăm để mà thi hành cứu tế, cho nên gọi rằng Quán Thế Âm. Bởi vì Diệu Âm là năng quán và tiếng tăm cầu cứu là sở quán đều thanh tịnh cả, nên gọi rằng Phạm Âm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nữa, tiếng tăm này năng khiến cho kẻ cầu cứu đương có được lợi ích kịp thời giải thoát, như biển năng dung chứa tất cả, như làn sóng trào lui tràn vào đều đúng lúc, cho nên gọi ràng Hải Triểu Âm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mà đều là vượt lên trên tất cả tiếng tăm của thế gian, tiếng này rất là hơn hết, vì vậy cho nên cần phải thường kính niệm Quán Thế Âm này vậy. Phương pháp thường niệm bằng cách nào?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tức trước hết, đem các pháp từ bi lợi tha công đức của Bồ tát mà Phẩm này đã tường thuật, đều phải thể đạt lãnh hội cho thật rõ ràng để ở nơi tự tâm, rồi mới thời thời xưng danh mà niệm, khắc khắc nhớ đức mà niệm, đây mới là kẻ chân thật niệm Quán Thế Âm Bồ tát vậy đấy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. <B>Nikkyò Niwano</B> (Đạo Phật Ngày Nay - Một diễn dịch về ba bộ kinh Pháp Hoa). Anh dịch: Kòjirò Miyasaka. Việt dịch: Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"... Diệu âm là ngôn ngữ của chân lý. Từ "Quán Thế Âm" đã được giải thích. Từ "Phạm Âm" trỏ ý về giáo lý được thuyết giảng với cái tâm thanh tịnh. Từ "Hải Triều Âm" trỏ rằng giáo lý tác động thâm sâu vào tâm người nghe, giống như tiếng sóng triều vang vọng đến dù người ta ở xa. Từ "Thắng bỉ thế gian âm" nghĩa là giáo lý có sức thần thông khiến nó thắng vượt mọi ảo tưởng và khổ đau trên đời. Do đó, tất cả mọi chúng sanh nên niệm Bồ tát Quán Thế Âm, vị giảng giáo lý tối thượng về mọi mặt và nên mong muốn được như Bồ tát".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">3. <B>Bảo Tịnh Pháp Sư</B> - Thích Trí Nghiêm, Việt dịch.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phần trước nói, Chơn quán, Thanh tịnh quán, Quảng đại Trí huệ quán, Bi quan và Từ quán là giải thích chữ Quán của Quán Thế Âm. Do đấy hợp lại để giải thích lý do thành lập hồng danh Quán Thế Âm Bồ tát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chữ Diệu là Diệu âm tức là ý nghĩa bất khả tư nghì. Tuy Bồ tát đến đâu cũng vẫn tùy duyên giáo hóa, thi thiết Pháp âm quyền mưu phương tiện, nhưng tức nơi Quyền mà Thiệt. Nguyên lai chẳng đổi dời, chẳng lay động. Cho nên là Tùy duyên mà thường Bất biến. Tức nơi Dụng là Thể, nên gọi là Diệu Âm. Xét soi tất cả tiếng tăm của thế gian cầu cứu, tức là không cõi nào chẳng hiện thân để tìm tiếng tăm ấy đến mà cứu khổ chúng sanh. Trăng trời chẳng động mà hiện khắp ngàn sông. Chẳng rời Bản hiệu mà khắp cửa cứu nạn cứu tai. Tức nơi Thật mà thi thiết Quyền mưu, bất biến mà vẫn tùy duyên, phát khởi các Diệu dụng nên gọi là Quán Thế Âm. Diệu âm là Quán Thế Âm bất biến thường tùy duyên, cũng có thể Quán Thế Âm là Diệu âm, tùy duyên tức bất biến.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chữ Pham có nghĩa là thanh tịnh, khiết bạch. Tiếng Quán Âm chẳng rơi vào không và hữu, không nhiễm ô hai bên. Bên trên là hợp lý với Trung đạo thật tướng với mười phương chư Phật, nên gọi là Phạm âm. Diệu Âm Bồ tát thuyết pháp phổ biến mà lại chẳng mất thời cơ nữa. Bên dưới thì mỗi lời nói là hợp với cơ duyên chúng sanh. Chúng sanh nào được nghe trọn Pháp âm thì không một ai chẳng vui sướng, như tiếng Hải triều vang khắp cả nhưng lại lui ra, chạy vào có thời khắc nhất định. Khi mà cơ duyên chúng sanh đã thành thục và thời đã đến là Bồ tát hiện thân thuyết pháp hóa độ tức thì. Cơ nghi đã xong, thời ứng tích chẳng ẩn mà ẩn, nên gọi là Hải triều âm. Phạm âm trên cầu Phật đạo; Hải triều âm, dưới hợp cơ nghi chúng sanh. Cho nên vượt khỏi tất cả các tiếng thế gian là Đồng Cư, Phương Tiện, Thật Báo. Bởi duyên cớ này nên chúng ta phải thường xuyên xưng niệm danh hiệu mới được lợi ích thật sự (PHỔ MÔN GIẢNG LỤC).
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên