NGỮ LỤC

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU
Thiền Sư Hoàng Bá
Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch
Thiền Sư Đoạn Tế Núi Hoàng Bá​

Sư bảo Hưu rằng :
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt, không xanh không vàng, không hình không tướng, không thuộc có không, không kể mới cũ, chẳng dài chẳng ngắn, chẳng lớn chẳng nhỏ, vượt qua tất cả hạn lượng danh ngôn dấu vết đối đãi, chính thẳng đó là phải, động niệm liền trái. Ví như hư không, không có giới hạn, không thể đo lường. Duy một tâm nầy tức là Phật. Phật cùng chúng sanh không riêng khác. Chỉ vì chúng sanh chấp tướng cầu bên ngoài, càng cầu càng mất, khiến Phật đi tìm Phật, đem tâm bắt tâm, mãn đời cùng kiếp trọn không thể được. Họ chẳng biết, dứt suy nghĩ, quên toan tính, Phật tự hiện tiền. Tâm nầy tức là Phật, Phật tức là chúng sanh. Khi làm chúng sanh tâm nầy không giảm, khi làm chư Phật tâm nầy không thêm, cho đến lục độ vạn hạnh công đức như hà sa tự sẵn đầy đủ, chẳng nhờ tu mà thêm, gặp duyên liền thi thố, duyên dứt liền vắng lặng. Nếu người không quyết định tin tâm nầy là Phật, chấp tướng tu hành để cầu được công dụng đều là vọng tưởng, cùng đạo trái nhau. Tâm nầy tức là Phật lại không có Phật khác, cũng không có tâm khác.

Tâm nầy sáng sạch ví như hư không không có một điểm tướng mạo, khởi tâm động niệm liền trái pháp thể, tức là chấp tướng. Từ vô thủy đến nay không có Phật chấp tướng. Tu lục độ vạn hạnh muốn cầu thành Phật, tức là thứ lớp. Từ vô thủy đến nay không có Phật thứ lớp. Chỉ ngộ một tâm lại không có một chút pháp có thể được, đây tức là chơn Phật. Phật cùng chúng sanh một tâm không khác. Ví như hư không, không xen lẫn không hư hoại. Như vầng mặt trời soi bốn phương thiên hạ. Khi mặt trời lên, ánh sáng chiếu khắp cả thiên hạ, hư không không từng sáng; khi mặt trời lặn, bóng tối che trùm thiên hạ, hư không không từng tối. Cảnh tối sáng tự đuổi cướp nhau, tánh hư không rỗng lặng chẳng đổi. Phật và chúng sanh tâm cũng như thế. Nếu xem Phật thấy tướng giải thoátthanh tịnh sáng suốt, xem chúng sanh thấy tướng nhơ bẩn tối tăm, người thấy biết như vậy trãi qua số kiếp hà sa cũng không được Bồ Đề, vì chấp tướng vậy.

Chỉ một tâm nầy, trọn không có pháp bằng hạt bụi nhỏ có thể được, tức tâm là Phật. Như nay người học đạo không ngộ tâm thể nầy bèn ở trên tâm sanh tâm, hướng ra ngoài cầu Phật, chấp tướng tu hành đều là pháp ác, chẳng phải đạo Bồ Đề. Cúng dường chư Phật mười phương không bằng cúng dường một đạo nhơn vô tâm. Tại sao? Vì người vô tâm là không tất cả tâm, thể như như, trong như cây đá không động không lay, ngoài như hư không chẳng bít chẳng ngại, không năng sở, không chỗ nơi, không tướng mạo, không được mất. Người thú hướng mà không dám vào pháp nầy, sợ lạc vào không, không có chỗ nơi nương tựa, trông thấy mé rồi thối lui.

So sánh để tìm thấy biết rộng. Sở dĩ người thấy biết như lông, người ngộ đạo như sừng. Văn Thù xứng lý, Phổ Hiền xứng hạnh. Lý là lý chơn không vô ngại. Hạnh là hạnh lìa tướng không cùng. Quán Âm xứng đại từ. Thế Chí xứng đại bi. Duy Ma là Tịnh Danh. Tịnh là tánh, danh là tướng. Tánh tướng không khác nên hiệu là Tịnh Danh. Các vị đại Bồ tát tiêu biểu nơi người đều sẵn có, không rời một tâm, ngộ đó tức phải. Nay người học đạo không hướng trong tâm mình mà ngộ, bèn ở ngoài tâm chấp tướng theo cảnh đều trái với đạo. Cát sông Hằng, Phật nói là cát. Chư Phật, Bồ tát, Thích phạm, chư Thiên đạp giẫm đi qua, cát cũng chẳng mừng; trâu, dê, trùng, kiến dày xéo lên trên, cát cũng chẳng giận. Trân bảo thơm tho, cát cũng chẳng tham; phẩn uế hôi thúi, cát cũng chẳng ghét. Tâm nầy tức tâm mà không tâm, lìa tất cả tướng, chúng sanh chư Phật không có sai biệt, chỉ hay vô tâm liền là cứu cánh. Người học đạo nếu không thể thẳng đó vô tâm thì nhiều kiếp tu hành trọn không thành đạo, bị công hạnh tam thừa ràng buộc không thể được giải thoát.

Nhưng chứng tâm nầy có nhanh chậm. Có người nghe pháp một niệm liền được vô tâm. Có người đến thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng mới được vô tâm. Dài hay ngắn được vô tâm mới trụ, lại không có thể tu, không có thể chứng, thật không sở đắc, chơn thật không dối. Người chỉ một niệm mà được, cùng người đến thập địa mới được, công dụng tương đương, không có sâu cạn, chỉ là nhiều kiếp luống chịu khổ nhọc vậy.

Tạo ác, tạo thiện đều là chấp tướng. Chấp tướng tạo ác luống chịu luân hồi, chấp tướng tạo thiện luống chịu nhọc nhằn; thảy đều không bằng một câu nói nhận được bổn pháp. Pháp nầy tức là tâm, ngoài tâm không có pháp. Tâm nầy tức là pháp, ngoài pháp không có tâm. Tâm tự vô tâm, cũng không vô tâm; đem tâm cầu vô tâm, tâm trở lại thành hữu (có). Thầm khế hội mà thôi. Dứt các nghĩ bàn, nên nói dứt đường ngôn ngữ, diệt chỗ tâm hành. Tâm nầy là cội nguồn thanh tịnh. Phật và người đều có. Các loài bò bay máy cựa cùng chư Phật, Bồ tát một thể không khác. Chỉ vì vọng tưởng phân biệt tạo các thứ nghiệp. Trên quả Phật sẵn có, thật không một vật, rỗng suốt vắng lặng sáng sủa, nhiệm mầu an lạc. Phải sâu tự ngộ nhập, thẳng đó là phải, tròn đầy sẵn đủ không có thiếu sót.

Giả sử người tinh tấn tu hành trãi qua ba vô số kiếp, qua các địa vị, cùng người do một niệm chứng được, chỉ là chứng cái sẵn có. Kỳ thật, trên Phật của mình không có thêm được vật gì, xem lại dụng công nhiều kiếp thảy đều là việc làm trong mộng. Cho nên, Như Lai nói: “Ta đối với A Nậu Bồ Đề (vô thượng chánh giác) thật không có sở đắc, nếu có sở đắc, đức Phật Nhiên Đăng ắt không thọ ký cho ta”. Lại nói: “Pháp ấy bình đẳng không có cao thấp, ấy gọi là Bồ đề”. Tức tâm bản nguyên thanh tịnh nầy, chúng sanh, chư Phật, núi sông, thế giới, có tướng không tướng, khắp cả mười phương thế giới, tất cả đều bình đẳng không có tướng ta và kia. Tâm bản nguyên thanh tịnh nầy thường tự tròn sáng soi khắp, mà người đời không ngộ, chỉ lấy cái thấy nghe hiểu biết làm tâm, bị cái thấy nghe hiểu biết che đậy, do đó không thấy được bản thể tinh minh.

Chỉ nên thẳng đó vô tâm thì bản thể tự hiện. Như vầng mặt trời lên trên hư không soi sáng khắp mười phương không có chướng ngại. Người học đạo chỉ nhận cái thấy nghe hiểu biết động tác thi vi; không dẹp cái thấy nghe hiểu biết, tức là con đường tâm bặt dứt không có lối vào. Chỉ nơi cái thấy nghe hiểu biết nhận bản tâm. Song bản tâm không thuộc cái thấy nghe hiểu biết, cũng không rời cái thấy nghe hiểu biết. Cốt yếu là chớ ở trên cái thấy nghe hiểu biết khởi phân biệt, cũng chớ ở trên cái thấy nghe hiểu biết mà động niệm, cũng chớ lìa cái thấy nghe hiểu biết mà tìm tâm, cũng chớ bỏ cái thấy nghe hiểu biết mà nhận pháp. Không tức, không ly, không trụ, không trước, tung hoành tự tại đều là đạo tràng.

Người đời nghe nói “chư Phật đều truyền tâm pháp”, cho là trên tâm riêng có một pháp có thể chứng có thể thủ, bèn đem tâm tìm pháp. Họ không biết tâm tức là pháp, pháp tức là tâm, không thể đem tâm lại cầu tâm, trãi ngàn muôn kiếp trọn không có ngày được. Đâu bằng chính nơi đó vô tâm, tức là bổn pháp. Như người lực sĩ quên hạt châu trên trán, hướng ra ngoài tìm kiếm, chạy khắp mười phương trọn không thể được. Gặp người trí chỉ cho, liền đó tự thấy bản châu như cũ. Người học đạo mê bản tâm mình không nhận là Phật, bèn hướng ra ngoài tìm cầu khởi công dụng hạnh, y thứ lớp chứng, nhiều kiếp cần cầu hằng không thành đạo. Không bằng thẳng đó vô tâm, quyết định biết tất cả pháp vốn không sở hữu, cũng không sở đắc, không y không trụ, không năng không sở, không động vọng niệm, liền chứng Bồ đề. Đến khi chứng đạo, chỉ là chứng bản tâm. Phật nhiều kiếp dụng công đều là tu suông, như lực sĩ khi được châu chỉ được hạt châu sẵn trên trán, không quan hệ gì sức chạy ra ngoài tìm cầu. Cho nên, Phật nói: “Ta đối A Nậu Bồ Đề thật không sở đắc”. Sợ e người không tin nên dẫn ngũ nhãn đã thấy, năm câu đã nói, chơn thật không dối là đệ nhất nghĩa đế.
Người học đạo chớ nghi tứ đại làm thân, tứ đại không ngã (không thường cònvà không tự làm chủ), ngã cũng không chủ, cho nên biết thân nầy không ngã cũng không chủ. Chớ nghi năm ấm làm tâm, năm ấm không ngã cũng không chủ, cho nên tâm nầy không ngã cũng không chủ. Sáu căn, sáu trần, sáu thức hòa hợp sanh diệt cũng lại như vậy. Mười tám giới đã không thì tất cả đều không, chỉ có bản tâm thênh thang trong sạch.
Có thức thực, có trí thực. Thân tứ đại là bệnh ghẻ đói, tùy thuận nuôi dưỡng không sanh tham đắm, gọi là trí thực. Buông lung ý, chấp mùi vị vọng sanh phân biệt, chỉ cầu món ngon, không sanh nhàm chán, gọi là thức thực.
Thinh văn là nhơn tiếng được ngộ, nên gọi là Thinh văn. Bởi không rõ tự tâm, nên trên lời dạy sanh hiểu biết, hoặc nhơn thần thông, hoặc nhơn tướng tốt, ngôn ngữ vận động, nghe có Bồ đề Niết bàn tu hành trãi qua ba vô số kiếp mới thành Phật đạo, đều thuộc đạo Thinh văn, gọi đó là Thinh văn. Phật duy chỉ thẳng chóng rõ tự tâm xưa nay là Phật, không có một pháp có thể được, không có một hạnh có thể tu, đây là đạo vô thượng, đây là chơn như Phật.
Người học đạo chỉ sợ một niệm có, tức cùng đạo ngăn cách, niệm niệm không tướng, niệm niệm vô vi, tức là Phật. Người học đạo nếu muốn thành Phật thì tất cả Phật pháp thảy đều không dụng học, chỉ học không cầu, không đắm trước. Không cầu tức tâm không sanh, không đắm trước tức tâm không diệt, không sanh không diệt tức là Phật. Tám muôn bốn ngàn pháp môn đối trị tám muôn bốn ngàn phiền não, chỉ là môn giáo hóa tiếp dẫn. Vốn không tất cả pháp, lìa tức là pháp, người biết lìa là Phật. Chỉ lìa tất cả phiền não là không pháp có thể được.
Người học đạo nếu muốn được biết yếu quyết, thì chớ ở trên tâm để một vật gọi là Phật. Chơn pháp thân ví như hư không. Đây là dụ pháp thân tức hư không, hư không tức pháp thân. Người thường bảo pháp thân đầy khắp hư không, trong hư không gồm chứa pháp thân. Họ không biết pháp thân tức hư không, hư không tức pháp thân. Nếu quyết định nói có hư không thì hư không chẳng phải pháp thân. Nếu quyết định nói có pháp thân thì pháp thân chẳng phải hư không. Chớ khởi hiểu hư không thì hư không tức pháp thân. Chớ khởi hiểu pháp thân thì pháp thân tức hư không. Hư không cùng pháp thân không có tướng khác. Phật cùng chúng sanh không có tướng khác. Sanh tử cùng niết bàn không có tướng khác. Phiền não cùng bồ đề không có tướng khác. Lìa tất cả tướng tức là Phật.
Phàm phu chấp cảnh, đạo nhơn chấp tâm. Tâm cảnh cả hai đều quên, mới là chơn pháp. Quên cảnh vẫn dễ, quên tâm rất khó. Người không dám quên tâm, sợ rơi vào chỗ không, không sờ mó đến. Không biết không vốn chẳng không, chỉ một chơn pháp giới. Tánh linh giác nầy từ vô thủy đến nay tuổi đồng với hư không, chưa từng sanh, chưa từng diệt, chưa từng có, chưa từng không, chưa từng uế, chưa từng tịnh, chưa từng ồn náo, chưa từng vắng lặng, chưa từng bé, chưa từng già, không chỗ nơi, không trong ngoài, không số lượng, không hình tướng, không sắc tượng, không âm thinh, không thể tìm, không thể cầu, không thể dùng trí huệ mà biết, không thể dùng ngôn ngữ mà nhận, không thể dùng cảnh vật mà hội, không thể dùng dụng công mà đến. Chư Phật, Bồ tát cùng tất cả hàm linh xuẩn động đồng tánh đại niết bàn nầy. Tánh tức là tâm, tâm tức là Phật, Phật tức là pháp. Một niệm lìa chơn đều là vọng tưởng. Không thể đem tâm lại tìm tâm, không thể đem Phật lại cầu Phật, không thể đem pháp lại cầu pháp. Người học đạo thẳng đó vô tâm, thầm khế hội mà thôi.

Nghĩ tâm tức là sai, lấy tâm truyền tâm đây là chánh kiến. Dè dặt chớ hướng ra ngoài, chạy theo cảnh, nhận tâm duyên cảnh làm tâm là nhận giặc làm con. Vì có tham sân si nên lập giới định huệ. Vốn không có phiền não thì đâu có bồ đề. Cho nên Tổ sư nói: “Phật nói tất cả pháp, vì trừ tất cả tâm, ta không tất cả tâm, đâu dùng tất cả pháp”. Trên bổn nguyên thanh tịnh Phật, lại không để một vật. Ví như hư không, dù lấy trân bảo vô lượng để trang nghiêm, trọn không thể được. Phật tánh đồng hư không, dù lấy công đức trí huệ vô lượng để trang nghiêm, trọn không thể được. Chỉ mê bản tánh bèn không thấy vậy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
MÃ TỔ NGỮ LỤC

MÃ TỔ

Thiền sư Đạo Nhất họ Mã, người huyện Thập Phảng thuộc Hán Châu, xuất gia ở chùa La Hán tại ấp nhà. Sư có dung mạo kỳ dị : Dáng đi như trâu, mắt nhìn như cọp , lưỡi lè quá mũi , lòng bàn chân có hình hai bánh xe. Thuở nhỏ sư xuống tóc với hòa thượng Tu Châu Đường , thọ cụ túc giớI với luật sư Du Châu Viên.
Năm Khai Nguyên đời Đường sư tập định ở viện Truyền Pháp núi Hành Nhạc . Nơi đây sư gặp hòa thường Hoài Nhượng . Hoài Nhượng biết là pháp khí , hỏi
- Đại Đức tọa thiền để làm gì?
Sư đáp
- Để làm Phật.
Hoài Nhượng liền nhặt một viên gạch mài trước am sư. Sư hỏI
- Mài gạch để làm gì?
Hoài Nhượng đáp
- Để làm kính.
Sư nói
- Mài gạch sao thành kính được?
Đáp
- Mài gạch không thành kính được, tọa thiền há thành Phật được sao?
Sư hỏi
- Vậy thì sao mới phải?
Hoài Nhượng nói
- Như bò kéo xe, xe không đi thì đánh xe là phải hay đánh bò là phải?
Sư không biết nói sao, Hoài Nhượng lại nói
- Ông học tọa thiền hay học tọa Phật? Nếu học tọa thiền thì Thiền không dính chi đến việc nằm ngồi. Nếu học tọa Phật thì Phật vốn chẳng có hình tướng nhất định. Cái pháp vô trụ, không nên buông bắt. Nếu chấp cái tướng ngồi thì không đạt được cái lẽ đó.
Sư nghe lời khai thị như uống đề hồ, sụp lạy mà hỏi :
- Dùng tâm như thế nào thì hợp với vô tướng tam muội?
Hoài Nhượng đáp:
- Ông học pháp môn tâm địa như gieo hạt giống. Ta nói pháp yếu đó cũng như hạt mưa từ trời rơi xuống, nếu ông có cái duyên ứng hợp với nó sẽ thì thấy được đạo.
Sư lại hỏi
- Đạo không sắc tướng làm sao thấy được?
Hoài Nhượng đáp :
- Pháp nhãn của tâm địa thì thấy được đạo. Vô tướng tam muội cũng như vậy.
Sư hỏi:
- Có thành hoại không?
Hoài Nhượng đáp :
- Nương vào cái tướng thành hoạI, tụ tán mà thấy đạo thì đó chẳng
phải là thấy đạo. Nghe kệ ta đây

Ruộng tâm nhiều hạt giống
Gặp mưa móc, mầm sanh
Hoa tam muội không tướng
Có đâu chuyện hoại thành.

Sư được khai ngộ, tâm trí siêu nhiên. Từ đấy theo hầu Hoài Nhượng suốt mười năm. Ngày càng tiến sâu vào lẽ huyền áo.
Xưa kia có lần lục tổ nói với Hoài Nhượng
- Ông Bát Nhã Đa La ở Tây Thiên có đoán rằng : dưới chân ngươi sẽ xuất hiện một con ngựa con , đạp chết thiên hạ.
Điều này ứng vào sư vậy.
Hoài Nhượng có 6 đệ tử, chỉ sư là được mật thụ tâm ấn.
Đầu tiên sư trụ ở núi Phật Tích ở Kiến Dương, sau dời về Lâm Xuyên, rồi lại đến núi Cung Công ở Nam Khang .
Bấy giờ có Liên Sư Lộ, tự Cung ngưỡng mộ đạo danh của sư tìm đến thọ học. Do đó học giả bốn phương qui tụ rất đông.
Hòa thượng Hoài Nhượng nghe tin sư xiển hóa ở Giang Tây , liền hỏi chúng
- Đạo Nhất thuyết pháp dậy chúng rồi à ?
Chúng thưa vâng. Hoài Nhượng nói :
- Thế mà ta không nghe ai tin cho hay cả.
Bèn sai một ông tăng
- Ngươi đến chờ lúc ông ấy thường đường, chỉ hỏi “ Sao?” . Chờ xem ông ấy nói gì thì nhớ kỹ mà về đây thuật lại ta nghe.
Ông tăng y lời dậy, đến hỏi sư như thế. Sư đáp
- Từ vụ loạn rợ Hồ, ba mươi năm nay tương muối chẳng thiếu gì.
Ông tăng về thuật lại cùng Hoài Nhượng. Hoài Nhượng cho là được.
Hàng đệ tử nhập thất của sư có 139 người, mỗi người đều là tông sư một phương, chuyển hóa không cùng.
Tháng giêng năm Trinh Nguyên thứ tư , sư lên núi Thạch Môn , đi kinh hành trong rừng , thấy hang hố bằng phẳng , bèn bảo thị giả
- Thân xác hư nát của ta sẽ trả về đất này vào tháng tới.
Nói xong sư quay về. Sau đó thọ bệnh . Viện chủ hỏi
- Lâu nay hòa thượng mạnh khỏe thế nào?
Sư nói
- Ngày ngó Phật, tháng ngó Phật, Hai tháng một kỳ tắm gội
Nói xong sư ngồi kiết già mà tịch
Năm Nguyên Hòa, nhà vua tặng sư pháp hiệu “Đại Tịch Thiền Sư” Tháp đề “ Đại Trang Nghiêm”.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
MÃ TỔ NGỮ LỤC ( BÀI 1)
Tổ dạy chúng :
Các người hãy tin rằng tâm mình là Phật. Tâm này là Phật.
Đại sư Đạt Ma từ Nam Thiên Trúc đến Trung Hoa truyền pháp môn thượng thừa Nhất Tâm , khai ngộ cho các người. Sợ rằng các người vì thức tâm vọng niệm điên đảo mà không tin pháp Nhất Tâm vốn có sẵn nơi mình cho nên kinh Lăng Già nói “ Phật dạy : Tâm là gốc, không cửa là cửa pháp”.
Thế mới biết cầu pháp thì phải đừng cầu chi cả. Ngoài tâm không còn Phật nào khác nữa, ngoài Phật không còn tâm nào khác nữa. Không thủ xả tốt, xấu, không thiên chấp sạch, dơ, đạt đến cái tính không của tội lỗi, niệm niệm đều bất khả đắc. Vì không có tự tính cho nên ba cõi đều do tâm, sum la vạn tượng cũng chỉ một pháp mà ấn chứng trọn hết vậy.
Phàm thấy sắc là thấy tâm. Tâm vốn chẳng tự nó là tâm , chính nhân sắc mà hiện. Các ông chỉ việc tùy thời mà ăn nói thì chính đó là lý, là sự, tuyệt chẳng có chi ngăn ngại. Đạo quả Bồ-Đề cũng chỉ như vậy mà thôi.
Cái sinh nơi tâm gọi là sắc. Tính của sắc vốn là không , nên sinh mà không sinh vậy . Nếu hiểu được lẽ đó thì có thể tùy thời mặc áo, ăn cơm, nuôi dưỡng thánh thai qua ngày qua buổi, chỉ thế là xong. Hãy thọ trì giáo pháp của ta. Nghe kệ ta đây :

Tâm địa tùy thời nói
Bồ-Đề chỉ vậy yên
Sự, lý đều vô ngại
Đang sinh chính chẳng sinh.

Có ông tăng hỏi
- Tu đạo là gì?
Sư đáp
- Đạo chẳng do tu hay không tu. Nếu nói tu mà đắc, tu mà thành thì cũng đồng với hàng Thanh Văn . Còn nếu nói không tu thì có khác gì phàm phu?
Lại hỏi
- Phải hiểu như thế nào mới đạt được đạo?
Sư nói
- Tự tính vốn đầy đủ . Chỉ cần không bị thiện, ác ràng buộc thì gọi là tu đạo. Lấy thiện bỏ ác, quán không nhập định đều là tạo tác. Còn nếu đeo đuổi mong cầu ở ngoại cảnh thì càng rời xa lẽ đạo. Chỉ cần suốt cái tâm lượng của ba cõi chứ hễ có một niệm vọng tâm thì đấy là căn cội sinh tử của ba cõi vậy. Chỉ cần dứt bặt mọi vọng niệm thì trừ được căn cội sinh tử, tức là được quả báo Vô Thượng Pháp Vương. Từ vô lượng kiếp đến nay , những vọng tưởng của phàm nhân như siểm nịnh , tà ngụy, ngạo mạn , tự cao v v…hợp thành một thể. Kinh dạy “ Vì lẽ các pháp hợp thành thân này , cho nên khi khởi chỉ là pháp khởi, khi diệt chỉ là pháp diệt”. Khi pháp ấy khởi đừng cho rằng mình khởi. Khi pháp ấy diệt đừng cho rằng mình diệt. niệm trước, niệm sau, niệm giữa mọi niệm đừng để cho ràng buộc nhau. Khi mọi niệm đều tịch diệt thì gọi là Hải Ân Tam Muội.

Tam muội này thâu nhiếp hết thảy các pháp. Như trăm ngàn dòng sông khác nhau cùng chảy về biển thì đều gọi là nước biển. Và bấy giờ nếm một vị mà biết hết mọi vị . An trụ vào biển lớn tức hợp hết mọi dòng, như tắm trong biển lớn tức là dùng hết thảy mọi thứ nước.
Cho nên Thanh Văn tuy ngộ mà thật là mê, phàm phu tuy mê mà có thể ngộ. Thanh văn không biết rằng thánh tâm vốn không dính dáng gì đến những vọng tưởng đo lường về địa vị, nhân quả, giai cấp. Họ chỉ lo tu nhân, chứng quả an trụ vào cái không định . Trải qua ngàn vạn kiếp như vậy , tuy gọi là đã ngộ, nhưng ngộ rồi chính đó lại là mê. Hàng Bồ-Tát quán sát thực tại , thấy rằng địa ngục là khổ, nhưng đắm chìm vào không tịch thì cũng không thấy được Phật tính . Nếu là hàng chúng sinh thượng căn , gặp được bậc Thiện Tri Thức chỉ bảo cho mà lãnh hội được liền thì chẳng cần phảI trải qua giai cấp, địa vị, cũng có thể ngộ ngay được bản tâm mình , cho nên kinh dạy “ Phàm phu có tâm quay về mà Thanh Văn thì không có”.
ĐốI với mê thì nói là có ngộ. Nay vốn đã không mê thì làm chi có chuyện ngộ? Hết thảy chúng sinh từ vô lượng kiếp chưa hề rời khỏi tam muộI pháp tính . Ở trong tam muội mà mặc áo, ăn cơm, nói năng, đối đáp. Sáu căn vận dụng, hết thẩy mọi hành động đều là pháp tính.
Không biết quay về nguồn, cứ đeo danh, đuổi tướng thì mê tình vọng khởi gây nên mọi thứ khổ nghiệp. Chỉ cần một niệm phản chiếu lại toàn thể bản tâm là xong. Các người ai nấy cứ lo chứng đạt được bản tâm của chính mình , khỏi phải ghi nhớ lời ta.
Dù có nói ra hằng hà sa số lý lẽ , tâm ấy cũng không thêm. Dù không nói được chi cả tâm ấy cũng không giảm. Nói ra được cũng là cái tâm của các ngườI, nói không được cũng là cái tâm của các người. Cho nên trăm ngàn thứ thần thông quảng đại , phân thân, phóng hào quang, mười tám phép biến gì gì cũng không bằng giải quyết cho xong cái đống tro tàn của bản thân trước đã. Không thấm qua được đống tro tàn ấy là nói về sự tu nhân chứng quả sai lầm của hàng thanh văn. Còn thấm qua được đống tro tàn ấy là nói về cái đạo nghiệp thuần thục, tự tại của hàng Bồ-Tát. .
Nếu nói ba tạng quyền giáo của Như-Lai thì suốt hằng hà sa kiếp cũng không hết. lại càng như chồng chất thêm khóa móc ràng buộc không bao giờ đoạn tuyệt được. Còn như nếu ngộ được thánh tâm thì không còn chuyện gì phảI lo nữa.
Các người đứng đã lâu, xin trân trọng.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI GIẢNG 2

Mã Tổ sư dạy chúng :
Đạo khỏi phải tu, chỉ cần đừng ô nhiễm . Sao gọi là ô nhiễm? Mọi tâm niệm sinh tử, xu hướng tạo tác đều là ô nhiễm.
Nếu muốn hiểu ngay đạo ấy là cái gì, thì cứ cái tâm bình thường là đạo . Thế nào là tâm bình thường? Là tâm không tạo tác, không buông bắt, không đoạn diệt, không thường hằng,không phàm không thánh vậy. Kinh dạy “ Chẳng phải hạnh phàm phu, chẳng phải hạnh thánh hiền, đó là hạnh Bồ-Tát ”. Cứ những cái đi, đứng, nằm, ngồi, ứng cơ tiếp vật ngay đây đều là đạo cả.
Đạo tức là pháp giới. cho đến hằng sa diệu dụng cũng không ngoài pháp giới. Nếu chẳng phải vậy sao gọi là pháp môn tâm địa ? sao gọi là ngọn đèn vô tận?
Hết thảy các pháp đều là pháp của tâm . Hết thẩy mọi danh đều là danh của tâm. Vạn pháp đều do tâm mà sinh. Tâm là căn cội của vạn pháp. Kinh dạy “ Cái tâm đạt đến nguồn gốc nên gọi là Sa môn”. (Dịch từ chữ Sramanah có nghĩa là dứt bặt tâm niệm, là tĩnh lặng ý chí, là đơn giản, là tạo tác v v… là người xuất gia)
Danh và nghĩa bình đẳng . Hết thẩy mọi pháp đều bình đẳng, thuần nhất, không hỗn tạp. Trong giáo môn mà được tùy thời tự tại thì nếu lập pháp giới, thẩy đều là pháp giới. Nếu lập chân như , thẩy đều là chân như. Nếu lập lý thì tất cả đều là lý. Nếu lập sư, tất cả đều là sự. Nêu một mà nghìn theo. Lý sự không khác , thảy đều là diệu dụng Không còn lẽ nào khác nữa. Tất cả đều là sự vận dụng của tâm.
Ví như bóng trăng, càng có được bao nhiêu trăng thật thì càng không có bấy nhiêu dòng nước. Càng có bao nhiêu tính nước thì càng không có bấy nhiêu sum la vạn tượng . Càng có bao nhiêu hư không thì càng không có bấy nhiêu ngôn thuyết đạo lý, càng có được bao nhiêu trí tuệ vô ngại thì càng không có bấy nhiêu các thứ được thành lập.
Tất cả đều do một tâm mà ra vậy . Tạo dựng lên cũng được, quét sạch đi cũng được. Tất cả đều là Sa môn , đều là mình cả. chẳng rời cái chân thực mà có chỗ tạo lập. Chỗ tạo lập chính là cái chân thực, đều là chính mình cả, nếu không thì là ai?
Hết thẩy mọi pháp đều là Phật pháp. Các pháp tức là giải thoát .Giải thoát tức là chân như. Các pháp không ngoài chân như. Đi, Đứng, nằm, ngồi đều là cái dụng bất tư nghị , không đợi thời tiết. Kinh dạy : “ Nơi nơi , chốn chốn đều có Phật”. Phật là bậc năng nhân trí tuệ viên mãn, thông suốt mọi cơ tính , phá tan mọi lưới nghi hoặc của chúng sinh, thoát khỏi mọi trói buộc hữu , vô . Phàm lẫn thánh đều dứt sạch, nhân , pháp đều không. Chuyển pháp luân vô đẳng vượt ngoài số lượng , hành động vô ngại, sự, lý đều thông. Như trời nổi mây, chợt có rồi không đâu còn dấu vết , chẳng khác gì vẽ hình trên nước.
Không sinh diệt là đại tịch diệt. Còn trong cảnh ràng buộc thì gọi là Như Lai tạng , đã ra ngoài cảnh ràng buộc thì gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân .
Pháp thân vô cùng, thể không tăng giảm , lớn được, nhỏ được, vuông được, tròn được ứng vật hiện hình như trăng trong nước , vận dụng thao thao. Không lập gốc gác, không cùng hữu vi, không trụ vô vi. Hữu vi là đồ dùng hàng ngày của vô vi. Không an trụ nơi nương tựa nên nói như hư không không nơi nương tựa.
Nghĩa sinh diệt và nghĩa chân như của tâm là như thế này:
Tâm chân như ví như gương sáng chiếu ảnh. Gương ví như tâm, ảnh ví như pháp. Chấp trước vào pháp thì dính mắc vào nhân duyên bên ngoài, đó là nghĩa sinh diệt. Không chấp trước vào các pháp , đó là nghĩa chân như.
Hàng thanh văn chỉ nghe thấy Phật tính. Hàng Bồ-Tát thì nhìn thấy Phật tính, đạt đến cái không hai, gọi là tính bình đẳng.
Tính tuy chẳng khác, dụng lại không đồng. Khi mê gọi đó là thức, khi ngộ gọi đó là trí. Thuận lý là ngộ, theo sự là mê. Mê chỉ là mê cái bổn tâm của tự mình và ngộ chính là ngộ cái bổn tính của tự mình mà thôi. Ngộ một lần là mãi mãi chẳng còn mê. Như khi mặt trời mọc lên thì không cùng lẫn vớI bóng tối nữa. Mặt trời trí tuệ mọc lên thì không cùng lẫn với bóng tối phiền não vậy.
Hiểu rõ tâm cùng cảnh thì vọng tưởng tức không sinh. Vọng tưởng không sinh tức là pháp nhẫn vô sinh.
Lẽ đó vốn sẵn vậy , không vì tu đạo, ngồi thiền mà có. Không tu, không ngồi , đó là thiền thanh tịnh của Như-Lai. Nay đã thấy rõ lẽ ấy, chỉ cần chân chính không tạo nghiệp , tùy phận qua ngày, một y một nạp, đứng ngồi theo đó mà xông ướp giới hạnh , chứa góp Tịnh-Nghiệp . Được như vậy lo gì chẳng thông?
Các người đứng đã lâu, xin trân trọng.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
TS Hoàng Bá (tt)

Nói rằng “ pháp môn tâm địa “, là muôn pháp đều y tâm này dựng lập, gặp cảnh tức có, không cảnh tức không, không thể trên tánh tịnh lại khởi biết cảnh. Nói định huệ là quán dụng thì rõ ràng vắng lặng, tỉnh táo, thấy nghe hiểu biết đều phải. Trên cảnh khởi hiểu, tạm vì người trung, hạ căn nói thì được. Nếu muốn thân chứng đều không thể khởi thấy hiểu như thế,(vì sao?) toàn là cảnh pháp, có chỗ lặn mất thì lặn mất ắc có nơi. Chỉ đối tất cả pháp không khởi thấy có, không tức là thấy pháp.
Từ đại sư Đạt Ma đến Trung Quốc chỉ nói một tâm, chỉ truyền một pháp. Lấy Phật truyền Phật, chẳng nói Phật khác. Lấy pháp truyền pháp, chẳng nói pháp khác. Pháp tức là pháp không thể nói, Phật tức là Phật không thể thủ, mới là tâm bản nguyên thanh tịnh vậy. Chỉ một việc này thực, có hai cái khác nhau thì chăng phải chơn. Bát Nhã là huệ, huệ này tức là bản tâm vô tướng.
Phàm phu không tìm đến đạo, chỉ buông lung sáu tình là đi trong sáu nẻo.
Người học đạo, một niệm chấp sanh tử liền rơi vào ma đạo. Một niệm khởi các thứ kiến ( các thứ thấy biết khác) liền rơi vào ngoại đạo. Thấy có sanh, tiến đến diệt, liền rơi vào Thanh Văn. Chẳng thấy có sanh, chỉ thấy có diệt, liền rơi vào Duyên Giác. Không khởi cái thấy có hai, chẳng chán cũng chẳng ưa, tất cả các pháp chỉ là một tâm, nhiên hậu mới là Phật thừa.
Phàm phu đều theo cảnh sanh tâm, tâm bèn có ưa, chán. Nếu muốn không cảnh phải quên tâm ấy (tâm ưa, ghét). Tâm quên tức là cảnh không, cảnh không tức là tâm diệt (vọng tâm). Nếu không quên tâm mà chỉ trừ cảnh thì cảnh không thể trừ, càng thêm lăng xăng. Cho nên muôn pháp chỉ là tâm, tâm cũng không thể được, lại cầu cái gì ? Người học Bát Nhã không thấy một pháp có thể được, dứt ý nơi tam thừa, chỉ một chơn thật, không thể chứng được. Bảo là ta hay chứng hay đắc, đều là người tăng thượng mạn. Trên hội Pháp Hoa, phủi áo ra đi, đều là bọn người này. Phật nói: “ Ta đối với Bồ-Đề, thật không sở đắc “ thầm khế hội mà thôi.
(trg 37)
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Phàm nhơn khi sắp mạng chung chỉ quán năm uẩn đều không, bốn đại vô ngã, Chơn Tâm không tướng, chẳng đến, chẳng đi. Khi sanh tánh cũng chẳng đến, khi tử tánh cũng chẳng đi. Yên lặng, tròn bặt, tâm cảnh nhất như. Chỉ hay quán như thế, liền đó chóng liễu ngộ, chẳng bị ba đời ràng buộc, bèn là người xuất thế. Dù người không được ít phần thú hướng, nếu thấy tướng lành, chư Phật đến đón và các thứ hiện trước mặt, cũng không khởi tâm đi theo. Nếu thấy tướng dữ, các thứ hiện trước , cũng không sanh tâm kinh sợ. Chỉ tự quên tâm, đồng với pháp giới liền được tự tại. Đây tức là tiết yếu vậy.

Nói hóa thành đó, Nhị Thừa, Thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác đều là giáo quyền lập để tiếp dẫn, thảy đều là hóa thành. Nói Bảo Sở đó, là bảo chơn tâm bản Phật, tự tánh. Cái Bảo này không thuộc về tình lượng, không thể kiến lập. Không Phật, không chúng sanh, không năng, không sở, chỗ nào có thành?
Nếu hỏi : Đây đã là Hóa thành, chỗ nào là Bảo sở ? Bảo sở không thể chỉ. Chỉ tức đã có chỗ nơi, không phải chơn Bảo sở. Cho nên nói “ở gần” mà thôi. Không thể định lượng nơi đó, chỉ chính đây khế hội là phải.
(trg 38)
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Nói xiển đề là nói lòng tin không đủ vậy. Tất cả chúng sinh trong lục đạo, cho đến nhị thừa không tin có Phật quả đều gọi là “Đoạn thiện căn xiển đề”. Bồ-Tát tin sâu có Phật pháp, không thấy có Đại Thừa, Tiểu Thừa, Phật cùng chúng sanh đồng một pháp tánh, gọi là “Thiện căn xiển đề”.

- Đại để Nhơn nghe giáo mà ngộ, gọi là Thanh văn.
- Quán nhơn duyên mà ngộ gọi là duyên giác.
Nếu không hướng trong tâm mình mà ngộ, dù có thành Phật cũng gọi là Phật Thanh văn. Người học đạo phần nhiều đối trên giáo pháp mà ngộ, không ở trên tâm pháp mà ngộ, tuy trải qua nhiều kiếp tu hành, trọn không phải là “bổn Phật” . Nếu không do nơi tâm mà ngộ, chỉ đối trên giáo pháp mà ngộ, tức là khinh tâm trọng giáo, bèn thành : theo hình tướng mà quên bổn tâm. Cho nên chỉ cần khế hội bổn tâm, chẳng cần cầu pháp. Tâm tức là pháp vậy.

Phàm nhơn phần nhiều bị cảnh ngại tâm, sự ngại lý. Thường muốn trốn cảnh để an tâm, đuổi sự để còn lý. Không biết rằng chính tâm ngại cảnh, lý ngại sự. Chỉ khiến tâm không, cảnh tự không. Chỉ khiến lý lặng, sự tự lặng. Chớ dụng tâm lộn ngược. ( nghĩa là: đối cảnh tâm chẳng sanh, đó là điều tâm chẳng điều cảnh. Nhìn sự, vật biết rằng chúng vốn huyễn hóa, chẳng phải đợi đến khi chúng hoại rồi mới biết chúng là không).
Phàm nhơn phần nhiều không chịu không tâm, sợ rơi vào không, chẳng biết tâm mình vốn không.
Người ngu trừ sự không trừ tâm, người trí trừ tâm không trừ sự.
(trang 39)
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Bồ -Tát tâm như hư không, tất cả đều xả, làm những việc phước đức đều không tham trước. Nhưng xả có ba bậc:
- Trong, ngoài thân ,tâm tất cả đều xả, ví như hư không, không có chỗ thủ trước, nhiên hậu tùy phương tiện làm lợi ích chúng sinh, năng sở đều quên, ấy là đại xả.
- Nếu một bên hành đạo, bủa đức , một bên lại không có tâm mong cầu, ấy là trung xả.
- Nếu rộng tu các việc thiện, có chỗ mong cầu, nghe pháp biết không nên mới không trước, ấy là tiểu xả.
Đại xả như cây đước sáng để ở trước, lại không có mê, ngộ.
Trung xả như cây đuốc để một bên, hoặc sáng, hoặc tối.
Tiểu xả như cây đuốc để phía sau, không thấy hầm hố.
Cho nên, Bồ - Tát tâm như hư không, tất cả đều xả. Quá khứ tâm không thể được là quá khứ xả, Hiện tại tâm không thể được là hiện tại xả, Vị lai tâm không thể được là vị lai xả. Nên nói “ ba thời đều xả”.

Từ Đức Như Lai trao tâm pháp co tổ Ca Diếp đến nay, lấy tâm ấn tâm, tâm tâm không khác. Ấn in trong hư không thì in không thành dấu, ấn in nơi vật tức ấn không thành pháp. Cho nên lấy tâm ấn tâm, tâm tâm không khác. Năng ấn và sở ấn đều khó khế hội, nên người được ít. Song tâm tức vô tâm, được tức không được. ( không nói không được tức được)

Phật có ba thân.
- Pháp thân nói pháp tự tính rỗng suốt.
- Báo thân nói pháp tất cả thanh tịnh.
- Hóa thân nói pháp lục độ vạn hạnh.
Pháp thân nói pháp không thể dùng ngôn ngữ, âm thanh, hình tướng văn tự mà cầu. Không có nói, không có chứng, tự tánh rỗng suốt mà thôi. Cho nên nói “ Không pháp có thể nói, ấy gọi là nói pháp “
Báo thân, hóa thân đều tùy cơ cảm mà hiện, có nói pháp cũng tùy sự, hợp cơ để nhiếp hóa, đều không phải chơn pháp. Cho nên nói “ Báo, Hóa không phải chơn Phật, cũng không phải nói pháp”.
(trang 40)
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Nói “ đồng một tinh minh phân làm sáu hòa hợp “. Một tinh minh là một tâm. Sáu hòa hợp là sáu căn. Sáu căn này mỗi cái cùng trần hợp. Mắt cùng sắc hợp, tai cùng tiếng hợp, mũi cùng mùi hợp, lưỡi cùng vị hợp, thân cùng xúc hợp, ý cùng pháp hợp. Khoảng giữa sanh sáu thức, cộng là mười tám giới. Nếu biết rõ mười tám giới không thật có, trói sáu hòa hợp làm một tinh minh. Một tinh minh là tâm vậy. Người học đạo đều biết cái này. Chỉ không thể khỏi cái hiểu “Một tinh minh và sáu hòa hợp”, bèn bị pháp trói, không thể khế hội bản tâm.
Như Lai ra đời muốn nói nhất thừa chơn pháp, ắt chúng sinh không tin, sinh ra hủy báng, chìm sâu trong biển khổ. Nếu hoàn toàn không nói thì mắc lỗi san tham, chẳng vì chúng sinh chỉ dạy diệu đạo. Ngài bèn lập phương tiện nói có ba thừa, thừa có đại tiểu, đắc có cạn sâu, đều không phải bổn pháp. Cho nên nói “Chỉ có đạo nhất thừa, có hai chẳng phải chơn”. Nhưng vẫn chưa thể hiển bày một tâm pháp, cho nên triệu Ca Diếp đồng trong một pháp tòa riêng trao một tâm pháp rời nói năng. Một nhánh pháp này riêng thực hành. Nếu người hay khế ngộ liền đến Phật địa.
(trang 41)
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Về Thiền tông tôi đây, từ các bậc tiền bối trao truyền đến nay, không từng dạy người cầu hiểu biết, chỉ nói ”học đạo” là lời để tiếp dẫn. Nhưng đạo cũng không thể học, còn nghĩ học hiểu trở thành mê đạo. Đạo không có chỗ nơi gọi là tâm đại thừa. Tâm này không ở trong, ngoài, chặng giữa, thật không có chỗ nơi. Hay nhất là không được khởi hiểu biết. Chỉ nói với ông chỗ tình lượng hiện nay, tình lượng nếu hết thì tâm không chỗ nơi. Đạo thiên chơn này vốn không danh tự. Bởi vì thế gian không biết, mê ở trong tình. Sở dĩ chư Phật ra đời để phá việc này, sợ e các ông không rõ , quyền lập tên là “Đạo”. Không thể nhận tên sanh hiểu, nên mới nói “được cá quên nơm” Thân tâm tự nhiên đạt đạo, biết tâm, đạt nguồn cội gọi là Sa môn. Quả Sa môn là dứt duyên lự mà thành, không phải từ học mà được. Ông nay đem tâm cầu tâm, bên cạnh nhà người chỉ toan học lấy, có khi nào được. Người xưa tâm lanh lợi, vừa nghe một câu bèn dứt học, vì vậy nói là “Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân”. Người đời nay chỉ muốn được biết nhiều hiểu rộng trở thành bít lấp. Chỉ cần biết nhiều cũng như trẻ con ăn tô sữa, chẳng cần biết tiêu hay không tiêu. Người học đạo tam thừa đều giống như thế, nói chung gọi là ăn không tiêu. Nên nói “hiểu biết không tiêu đều là thuốc độc”. Hoàn toàn nhằm trong sanh diệt mà lấy, trong chơn như trọn không có việc này. Nên nói “ trong kho vua của ta không có đạo như thế”. Từ trước tất cả chỗ hiểu biết cần phải dẹp sạch, khiến không, lại không phân biệt , tức là “Không Như Lai Tạng” . Như Lai Tạng lại không một mảy bụi có thể có , tức là vị Pháp Vương phá hữu xuất hiện ở thế gian, cũng nói rằng “Ta ở chỗ Phật Nhiên Đăng , không một chút pháp có thể được”. Lời nói này chỉ là không. Tình lượng hiểu biết của ông cần được tiêu dụng, trong ngoài tình hết, trọn không y chấp, là người vô sự. Cương yếu giáo lý tam thừa , chỉ là thứ thuốc hợp cơ, tùy nghi nói ra , tạm thời lập bày, mỗi mỗi không đồng, chỉ cần rõ biết thì không bị mê hoặc là hay bậc nhất. Không được bên một cơ, một giáo chấp văn nhận hiểu. Tại sao như thế? Thật không có pháp nhất định Như Lai có thể nói. Tông môn của tôi đây chẳng bàn việc này chỉ biết dứt tâm liền thôi, không cần suy trước, tính sau.
(trang 45)
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Hỏi: “ Tức tâm là Phật “, chưa rõ tức tâm nào? Tức tâm phàm là Phật hay tức tâm thánh là Phật ?

Đáp: Trong tam thừa nói rõ ràng “Tâm phàm, thánh là vọng” nay ông không hiểu, trở lại chấp là có, đem không làm thật, đâu không phải là vọng? vọng nên mê tâm. Ông chỉ trừ dẹp tình phàm, cảnh thánh. Ngoài tâm không có Phật khác. Tổ sư từ Ấn Độ đến, chỉ thẳng mọi người, toàn thể là Phật. Nay ông không biết, chấp phàm, chấp thánh nhắm ngoài chạy tìm, trở lại mê tâm mình. Vì thế nên đến ông nói “ Tức tâm là Phật “. Một niệm tình sanh liền sa vào cõi khác. Từ vô thủy đến giờ không khác ngày nay. Không có pháp khác nên gọi là thành Đẳng Chánh Giác.

- Hòa thượng nói “tức” là đạo lý gì ?
- Tìm đạo lý gì? Vừa có đạo lý bèn tức tâm khác.
- Trên nói “Từ vô thủy đến giờ không khác ngày nay” lý này thế nào?
- Chỉ vì tìm nên ông tự khác người, ông nếu không tìm thì có chỗ nào khác?
- Đã không khác tại sao phải nói tức?
- Ông nếu không nhận phàm, thánh thì ai đến ông nói tức. Tức như không tức, tâm cũng chẳng tâm, nên trong ấy tâm, tức đều quên. Người nào lại nghĩ? Nhằm chỗ nào tìm ?
- Vọng hay chướng tâm mình, chưa biết nay nên lấy cái gì dẹp vọng ?
- Khởi vọng dẹp vọng cũng thành vọng. Vọng vốn không gốc, chỉ nhân phân biệt mà có. Ông chỉ nên đối hai chỗ phàm, thánh tình chấp hết tự nhiên không vọng. Nếu vì dẹp nó, phải trọn không được có một mảy y chấp. Gọi là “ ta bỏ hai cánh tay ắt sẽ được thành Phật” .
(trang 46)
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Hỏi : Đã không y chấp thì truyền trao thế nào?
Đáp : Lấy tâm truyền tâm.
- Nếu tâm truyền nhau thì tại sao nói tâm cũng không?
- Không được một pháp gọi là truyền tâm, nếu rõ tâm này tức là không tâm không pháp.
- Thế nào gọi là truyền ?
- Ông nghe nói truyền tâm bèn cho là có khả đắc. Sở dĩ Tổ sư nói “Khi nhận được tâm tánh, nên nói không nghĩ bàn, rõ ràng không sở đắc, khi được không nói biết”. Việc này nếu đem dạy ông đâu kham lãnh hội.
- Như hư không trước mắt, thật không phải cảnh, sao không chỉ cảnh để thấy được tâm ?
- Tâm gì mà dạy ông nhằm trên cảnh thấy ? Giả sử ông thấy được chỉ là cái tâm chiếu cảnh. Như người dùng gương soi mặt, tức nhiên thấy được mày, mắt rõ ràng , nguyên lai chỉ là bóng dáng, đâu quan hệ gì việc của ông ?
- Nếu không nhơn chiếu, khi nào được thấy ?
- Nếu vậy liên hệ đến nhơn, thường phải nhờ vật, có khi nào được liễu ngộ. Ông không thấy người đến ông nói “buông tay tợ người không một vật, luống công nói dối mấy ngàn điều”.
- Nếu người hiểu rồi, chiếu cũng không vật sao ?
- Nếu không vật thì cần gì phải chiếu, Ông nếu mở mắt thì cần gì nói hết ngủ.
Ngài thượng đường nói:
- Biết nhiều trăm thứ, chẳng bằng không cầu. Không cầu là tột bậc nhất vậy. Đạo nhơn là người vô sự, thật không có những tâm nhiều thế ấy. cũng không có đạo lý gì có thể nói. Vô sự giải tán đi.
(trang 47)
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Hỏi:
Thế nào là thế đế?
Đáp: Xưa nay thanh tịnh đâu nhờ nói năng vấn đáp, chỉ không tất cả tâm liền gọi là trí vô lậu. Ông mỗi ngày đi đứng, ngồi nằm, tất cả nói năng, chớ đắm pháp hữu vi, nói ra nháy mắt thảy đồng vô lậu. Như nay nhằm đời mạt pháp, phần nhiều người học thiền, học đạo đều đắm tất cả thanh sắc. Sao không cùng ta mỗi tâm đồng hư không đi, như cây khô, hòn đá đi, như tro tàn, lửa tắt đi, mới có ít phần tương ưng. Nếu không như thế, hôm nào sẽ bị Diêm Vương dẫn ông đi.
Ông chỉ lìa hẳn các pháp hữu vô, tâm như vầng mặt trời trong hư không, ánh sáng tự nhiên không chiếu mà chiếu, không phải là việc của sức phản tỉnh. Khi đến đây thì không chỗ nương tựa, tức là làm hạnh của chư Phật , bèn là “không có chỗ trụ mà sanh tâm kia” . Đây là pháp thân thanh tịnh của ông, gọi là A Nậu Bồ Đề (Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác). Nếu không lãnh hội được ý này, dù ông học được biết nhiều, siêng năng khổ nhọc tu hành, áo cỏ, ăn cây không biết tâm mình, đều gọi là hạnh tà, quyết định sẽ làm quyến thuộc của thiên ma. Tu hành như thế, có lợi ích gì ?
Ngài Chí Công nói ”Phật vốn tâm mình làm, đâu được trong văn tự cầu”. Dù ông học được tam hiền, tứ quả, thập địa mãn tâm cũng chỉ là ngồi trong phàm thánh, không thấy đạo. Các hạnh vô thường là pháp sanh diệt, thế lực hết thì tên lại rơi xuống, chiêu cảm quả đời sau không như ý. Đâu bằng môn thật tướng vô vi, một phen vượt lên thẳng đến địa vị Như Lai. Vì ông không thể như người kia, nên cần đến hóa môn của cổ nhân, học hiểu cho rộng. Chí Công nói “Không gặp minh sư xuất thế, uổng uống pháp dược đại thừa”
Ông hiện nay trong tất cả các thời, đi đứng , ngồi nằm, chỉ học vô tâm, lâu ngày sẽ thật đắc.
Vì ông lực kém, không thể đốn siêu cần được ba năm, năm năm hoặc mười năm, phải được chỗ vào, tự nhiên hội giải. Nếu ông không thể như thế, thiết tha đem tâm học thiền, học đạo, Phật pháp có liên hệ gì ? Cho nên nói: “Như Lai nói ra đều là vì giáo hóa người, như nắm lá vàng bảo là để dỗ trẻ con khóc, quyết định không thật”. Nếu có thật đắc thì không phải người trong tông môn ta, vả lại cùng bản thể của ông có liên hệ gì ? Cho nên kinh nói “Thật không có chút pháp nào có thể được gọi là A Nậu Bồ Đề” Nếu như hội được ý này, mới biết Phật đạo, ma đạo đều lầm.
Chỗ xưa nay thanh tịnh, trong sáng không tướng vuông tròn, lớn nhỏ, dài ngắn v v…Vô lậu, vô vi, không mê, không ngộ, rõ ràng thấy không một vật, không người cũng không Phật, “Hạt bọt trong biển đại thiên sa giới, tất cả thánh hiền như điện chớp” Tất cả không bằng tâm chơn thật pháp thân, từ xưa đến nay cùng Phật, Tổ đồng một loại, chỗ nào thiếu kém một mảy lông ?
Đã hội được ý như thế, cần phải cố gắng trọn một đời này thôi. Hơi thở trở ra không đảm bảo trở vào.
(Trang 49)
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Hỏi: Lục tổ không hiểu kinh sách sao được truyền y bát làm tổ? Thượng tọa Thần Tú là thủ tọa của năm trăm người, làm thầy giáo thọ, giảng được ba mươi hai bổn kinh luận, tại sao không được truyền y bát ?

Đáp: Vì kia (Tú) có tâm là pháp hữu vi, có tu có chứng cho là phải. Ngũ tổ trao cho Lục tổ. Lục tổ khi ấy chỉ nhằm khế hội, được thầm trao ý thậm thâm của Như Lai. Sở dĩ truyền y cho ngài. Ông chẳng thấy nói:

Pháp bổn pháp vô pháp
Vô pháp pháp diệt pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp.

Pháp vốn là pháp không
Pháp không cũng là pháp
Nay trao pháp không này
Mỗi pháp đâu từng là pháp.

Nếu hội được ý này mới là kẻ xuất gia, mới là tu hành tốt. Nếu không tin, tại sao thượng tọa Minh chay đến ngọn Đại Dữu tìm Lục tổ? Lục tổ hỏi
- Ngươi đến cầu việc gì? Cầu y hay cầu pháp?
Thượng tọa Minh nói
- Không vì y mà đến, chỉ vì pháp mà đến
Lục tổ bảo
- Ông hãy tam thời quên các niệm, thiện ác đều chớ nghĩ tới.
Thượng tọa Minh nhận lời này. Lục tổ bảo
- Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, chính khi ấy hiện lại bộ mặt thật của thượng tọa Minh khi cha mẹ chưa sanh
Thượng tọa Minh ngay câu nói đó bỗng nhiên thầm khế hội, bèn lễ bái thưa :
- Như người uống nước, lạnh nóng tự biết. Tôi ở trong hội Ngũ tổ uổng dùng công phu ba mươi năm, ngày nay mới biết lỗi trước.
Lục tổ bảo :
- Khi đến đây mới biết Tổ sư từ Ấn Độ đến, chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật, không ở nói bàn.

Đâu không thấy Tổ Anan hỏi Tổ Ca Diếp :
- Thế Tôn ngoài truyền y bát, còn truyền riêng pháp gì?
Ca Diếp gọi:
- Anan
Anan đáp :
- Dạ
Ca Diếp bảo:
- Cột phướn trước cửa chùa lật ngược.

Đây là chỗ bộc lộ của tổ sư vậy. Ngài Anan ba mươi năm làm thị giả,chỉ vì trí tuệ đa văn, bị Phật quở
- Ngươi ngàn ngày học huệ, không bằng một ngày học đạo. Nếu không học đạo, một nhỏ nước cũng không tiêu.

Hỏi: Thế nào được “Không rơi vào giai cấp”?
Đáp: Chỉ hàng ngày ăn cơm mà chưa từng nhai một hạt gạo, trọn ngày đi mà chưa từng đạp một cục đất. Cùng khi ấy không có tướng nhân, tướng ngã…trọn ngày không rời tất cả việc mà không bị các cảnh làm mê hoặc, mới gọi là người tự tại. Lại, lúc nào cũng mỗi niệm đều không thấy tất cả tướng. Chớ nhận ba thời: quá khứ không đi, hiện tại không dừng, vị lai không đến. Ngồi ngay an ổn, mặc tình không câu chấp, mới gọi là người giải thoát. Cố gắng! cố gắng! Trong môn này ngàn người, muôn người chỉ được ba người, năm người. Nếu không làm việc này ắc có ngày thọ ương. Cho nên nói “Cố gắng đời này phải xong xuôi, còn đâu nhiều kiếp mang tai họa”.

HẾT
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Khởi vọng dẹp vọng cũng thành vọng. Vọng vốn không gốc, chỉ nhân phân biệt mà có. Ông chỉ nên đối hai chỗ phàm, thánh tình chấp hết tự nhiên không vọng. Nếu vì dẹp nó, phải trọn không được có một mảy y chấp. Gọi là “ ta bỏ hai cánh tay ắt sẽ được thành Phật” .

Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Dược Vuơng Bồ-Tát có mô tả :
Trong một tiền kiếp của ngài, thời Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai còn tại thế. Phât nói kinh Pháp Hoa. Dược Vuơng Bồ-Tát đắc "hiện Nhất Thiết Sắc Thân Tam Muội", ngài đã đốt hai cánh tay để cúng dàng xá lợi Phật.

Ngoài sự kiện đã mô tả, kinh Pháp Hoa còn có một ngụ ý khác, như Thiền Sư Hoàng Bá nói ở trên. Hai cánh tay biểu hiện sự nắm giữ sự vật ở đời, cũng tượng trưng cho sự chấp giữ tình thức trong tâm. Bỏ hai cánh tay là bỏ sự chấp giữ trong tâm. và phải bỏ hai cánh tay, tức bỏ mọi chấp giữ trong tâm, mới thành Phật.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
VẤN ĐÁP

Tướng công Bùi Hưu hỏi ngài :
- Thế nào là Phật ?
Ngài đáp :
- Tức tâm là Phật, không tâm là đạo. Chỉ không có cái tâm khởi động niệm, có không, dài ngắn, ta người, năng sở v v…
- Tâm vốn là Phật, Phật vốn là Tâm. Tâm như hư không, vì thế nói “Chơn Pháp Thân của Phật như hư không” không nên cầu riêng. Có cầu đều khổ. Giả sử trải qua số kiếp như cát sông Hằng tu hành lục độ vạn hạnh, được Phật Bồ-Đề cũng không phải cứu cánh. Vì cớ sao? Vì thuộc về nhơn duyên tạo tác, nhơn duyên nếu hết trở lại vô thường. Sở dĩ nói “ Báo thân, hóa thân không phải chơn Phật, cũng không phải nói pháp”. Cốt biết tâm mình không ngã, không nhơn, xưa nay là Phật.
Hỏi :
- Thánh nhơn không tâm tức là Phật. Phàm phu không tâm đâu không chìm nơi không lặng ?
Đáp
- Pháp không có phàm thánh, cũng không có chìm lặng. Pháp vốn chẳng có, chớ khởi thấy không. Pháp vốn chẳng không, chớ khởi thấy có. Có và không đều là tình kiến ( thấy biết theo tình thức) ví như huyễn ế (huyễn hóa). Vì thế nói “thấy nghe như huyễn ế, tri giác là chúng sinh”. Trong pháp môn này Tổ sư chỉ nói “Dứt cơ, quên kiến”, nên nói “quên cơ thì Phật đạo thạnh, phân biệt thì quân ma lừng”.
Hỏi:
- Tâm xưa nay đã là Phật, sao lại cần tu lục độ vạn hạnh ?
Đáp :
- Ngộ tại tâm không liên quan gì đến lục độ vạn hạnh. Lục độ vạn hạnh đều là cửa hóa đạo, là việc bên tiếp vật độ sanh. Giả sử Bồ-Đề, Chơn như, Thực tế, Giải thoát, Pháp Thân thẳng đến Thập địa , bốn quả vị Thánh , đều là cửa hóa độ, không liên quan gì đến Phật tâm.
- Tâm tức là Phật, nên nói “tất cả trong cửa tiếp độ, Phật tâm là bậc nhất”. Chỉ không tâm sanh tử, phiền não ….tức là không cần đến pháp Bồ-Đề…..nên nói “Phật nói tất cả pháp để độ tất cả tâm, ta không tất cả tâm, đâu dùng tất cả pháp”. Từ Phật đến tổ không luận việc gì khác, chỉ luận một tâm, cũng nói là “Nhất thừa”, nên nói “tìm kỹ mười phương, không có thừa nào khác, chúng sanh này không còn nhánh lá, chỉ toàn quả hạt chắc”. Bởi vì ý này khó tin nên Tổ Đạt Ma sang xứ này, đến hai nước Lương, Ngụy chỉ có một mình đại sư Huệ Khả thầm tin tâm mình, ngay một câu nói liền lãnh hội “Tức tâm là Phật”. Thân tâm đều không, ấy là đại đạo. Đại đạo xưa nay bình đẳng, nên nói “tin sâu chúng hàm sanh đồng một chơn tánh, tâm tánh không khác, tức tánh tức tâm, tâm không khác tánh”. Lại có câu “Khi nhận được tâm tánh, gọi đó là Tổ” nên nói không nghĩ bàn.
(trang 55)
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Hỏi:
- Phật độ chúng sinh chăng ?
Đáp:
- Thật không chúng sinh Như Lai độ, ngã còn không thể có, phi ngã làm sao có ? Phật cùng chúng sinh đều không thể có.
- Phàm có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng phi tướng là thấy Như Lai. Phật cùng chúng sinh đều do ông khởi vọng kiến, chỉ vì không biết bản tâm, đối khởi thấy biết, vừa khởi thấy Phật liền bị Phật chướng, vừa khởi thấy chúng sinh liền bị chúng sinh chướng, khởi thấy phàm, thánh, tịnh, uế …thì cái thấy thành những chướng ấy. Vì chướng, tâm ông trọn thành luân hồi, ví như con khỉ, chân này buông, chân kia nắm, không khi nào dứt. Nhất là học, cần phải không học, không phàm, không thánh, không sạch không nhơ, khong nhỏ không lớn, vô lậu vô vi. Như thế trong một tâm, phương tiện khuyên trang nghiêm. Dù ông học được ba thừa, mười hai phần giáo, tất cả cái thấy biết đều nên dẹp bỏ, nên nói “dẹp bỏ sở hữu, chỉ để một giường nghỉ bệnh mà nằm”.Chỉ là không khởi các kiến chấp, không một pháp có thể được, không bị pháp chướng, vượt khỏi tam giới và cảnh vực phàm thánh mới được gọi là Phật xuất thế. Nên nói “đảnh lễ như không chẳng chỗ nương, vượt hơn ngoại đạo, tâm đã chẳng khác, pháp cũng chẳng khác. Tâm đã vô vi, pháp cũng vô vi”. Muôn pháp trọn do tâm biến, nên nói “tâm ta không nên các pháp không, ngàn muôn phẩm loại thẩy đều đồng. Tột không giới mười phương đồng một tâm thể”. Tâm vốn không khác, pháp cũng không khác. Chỉ vì ông thấy biết chẳng đồng nên có sai biệt. Ví như chư Thiên đồng bát ăn báu, mà tùy phước đức mỗi vị cơm có màu khác. Mười phương chư Phật thật không có một chút pháp khá được gọi là A Nậu Bồ Đề. Chỉ là một tâm, thật không có tướng khác, cũng không ánh sáng, không có hơn thua. Vì không thua nên không tướng chúng sanh.
(trg 56)
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Hỏi: Phật tánh cùng chúng sanh tánh là đồng hay khác ?
Đáp : Tánh không đồng, khác. Nếu nhằm giáo ba thừa nói có Phật tánh, chúng sanh tánh nên có nhơn quả ba thừa, tức có đồng, khác. Nếu nhằm Phật thừa và Tổ sư truyền nhau, không nói việc như thế. Chỉ một tâm, không đồng không khác, không nhơn không quả. Nên nói “chỉ đạo nhất thừa này, không hai cũng không ba, trừ Phật phương tiện nói”.

Hỏi: Bồ Tát thân vô biên, tại sao không thấy đảnh tướng của Như Lai ?

Đáp : Thật không thể thấy, vì cớ sao? Vì Bồ-Tát thân vô biên chính là Như Lai chẳng lẽ lại thấy…chỉ dạy ông không chấp thấy Phật thì không rơi bên Phật, không khởi chấp thấy chúng sanh thì không rơi bên chúng sanh, không khởi chấp thấy có thì không rơi bên có, không khởi chấp thấy không thì không rơi bên không, không khởi chấp thấy phàm thì không rơi bên phàm, không khởi chấp thấy thánh thì không rơi bên thánh. Nếu không các kiến chấp tức là thân vô biên. Nếu có chỗ kiến chấp tức là thân ngoại đạo. Ngoại đạo ưa các kiến chấp. Bồ-Tát đối các kiến chấp không động. Như Lai tức là nghĩa “Như” của các pháp. Nên nói “Di Lạc cũng như, các thánh hiền cũng như. Như tức không sanh, như tức không diệt, như tức không thấy, như tức không nghe”. Đảnh của Như Lai tức cái thấy tròn (bốn phương tám hướng), cũng không cái thấy tròn nên không rơi vào bên thấy tròn. Do đó thân Phật vô vi không rơi vào các số, tạm lấy hư không làm ví dụ. Tròn đồng thái hư, không thiếu không dư, rảnh rang vô sự. Chớ gắng biện cảnh ấy, biện đến bèn thành thức. Nên nói “viên thành chìm biển thức, trôi lăn tựa bồng bay” (bồng là cỏ bồng) Chỉ bảo ta biết vậy, học được vậy, khế ngộ vậy, giải thoát vậy, có đạo lý vậy. Chỗ mạnh ắc như ý, chỗ yếu ắc không như ý, cái thấy biết ấy có dùng vào chỗ gì? Tôi nói với ông, rảnh rang vô sự, chớ dối dụng tâm. Chẳng cần cầu chơn, chỉ phải dứt kiến chấp. Nên nói “Thấy trong thấy ngoài đều lầm, Phật đạo ma đạo đều ác”.Cho nên ngài Văn Thù vừa khởi thấy hai, liền thấy hai ngọn núi Thiết Vi. Văn Thù tức là thật trí, Phổ Hiền tức là quyền trí . Quyền thật đối trị nhau, cứu cánh không có quyền thật, chỉ là một tâm. Tâm chẳng phải Phật, chẳng phải chúng sinh, không có thấy khác. Vừa có thấy Phật liền thấy chúng sinh. Thấy có thấy không, thấy thường thấy đoạn, bèn thành hai ngọn núi Thiết Vi, bị cái thấy che ngại. Tổ sư chỉ thẳng tất cả chúng sinh bản tâm, bản thể xưa nay là Phật , chẳng nhờ tu mà thành, chẳng thuộc thứ lớp lần lần, chẳng phải sáng tối. Chẳng phải sáng nên vô minh, chẳng phải tối nên vô ám, nên nói “Không vô minh cũng không hết vô minh”. Vào tông môn tôi đây cần yếu tại ý như thế. Thấy được gọi đó là pháp, thấy pháp nên gọi đó là Phật. Phật pháp đều không gọi đó là Tăng. Kêu là Tăng vô vi, cũng gọi là nhất thể Tam Bảo. Phàm người cầu pháp không nên chấp nơi Phật mà cầu, chẳng chấp nơi pháp mà cầu, chẳng chấp nơi chúng Tăng mà cầu, nên không có chỗ cầu. Không chấp nơi Phật cầu nên không Phật, không chấp nơi pháp cầu nên không pháp, không chấp nơi chúng Tăng cầu nên không Tăng.
(Trang 59)
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Hỏi: Nay thấy Hòa Thượng nói pháp thì đâu thể nói không Tăng cũng không pháp ?

Đáp: Nếu ông thấy có pháp nên nói tức là lấy âm thanh cầu ta, nếu thấy có ta tức là xứ sở, pháp cũng không pháp, tâm cũng không tâm. Tổ sư nói “Khi trao tâm pháp này, pháp pháp đâu từng pháp” (Kim phó vô pháp thời, pháp pháp hà tằng pháp). Không pháp không bổn tâm, mới hiểu tâm tâm pháp. Thật không một pháp có thể được gọi là ngồi đạo tràng. Đạo tràng chỉ là không khởi các kiến chấp. Ngộ pháp vốn không gọi là “Không Như Lai Tàng”. Xưa nay không một vật, cỗ nào dính bụi bặm. Nếu được ý trên đây, tiêu diêu (tự tại) đâu có chỗ bàn.

Hỏi: Xưa nay không một vật. Không vật là phải chăng ?
Đáp : Không cũng chẳng phải, Bồ Đề không chỗ ấy, cũng không không hiểu biết.

Hỏi: Sao là Phật ?
Đáp : Tâm ông là Phật, Phật tức là tâm , tâm Phật không khác. Nên nói “Tức tâm là Phật”. Nếu lìa tâm không có Phật khác.

Hỏi : Nếu tâm là Phật, Tổ sư từ Ấn Độ sang truyền thọ thế nào ?
Đáp : Tổ Sư từ Ấn Độ sang chỉ truyền tâm Phật, chỉ thẳng tâm các ông xưa nay là Phật, tâm tâm không khác nên gọi là Tổ. Nếu thẳng đó thấy ý này tức chóng vượt khỏi tam thừa tất cả các địa vị. Xưa nay là Phật không nhờ tu hành.

Hỏi: Nếu như vậy, chư Phật mười phương ra đời nói pháp gì ?
Đáp : Chư Phật mười phương ra đời chỉ cùng nói một tâm pháp. Vì thế Phật thầm trao cho Đại Ca Diếp một tâm pháp thể này. Tột hư không, khắp pháp giới, gọi là lý luận chư Phật, pháp ấy đâu phải ông ở trên ngôn cú mà hiểu được, cũng không phải ở trên một cơ một cảnh mà thấy được. Ý này chỉ là thầm khế hội, một môn ấy gọi là pháp môn vô vi. Nếu muốn hội được chỉ biết không tâm, chợt ngộ liền được. Nếu dụng tâm nghĩ học lấy thì càng đi xa. Nếu không tâm chia chẻ, không tất cả tâm thủ xả, tâm như cây đá mới có phần học đạo.
(trang 61)
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Hỏi: Như hiện nay có các thứ vọng niệm, làm sao nói không ?
Đáp: Vọng vốn không thể, tức là tâm ông khởi lên, nếu ông biết tâm là Phật, tâm vốn không vọng, đâu có khởi tâm lại nhận là vọng ? Nếu ông không sanh tâm động niệm tự nhiên không vọng. Sở dĩ nói “tâm sanh thì các pháp sanh, tâm diệt thì các pháp diệt”.

Hỏi: Nay chính khi vọng niệm khởi, Phật ở tại chỗ nào ?
Đáp: Nay khi ông biết vọng khởi, biết ấy chính là Phật. Vì thế nếu không vọng niệm thì Phật cũng không. Tại sao như vậy ? Vì ông khởi tâm chấp thấy Phật bèn bảo có Phật nên thành, chấp thấy chúng sanh bèn bảo có chúng sanh nên độ. Khởi tâm động niệm thảy đều là chỗ thấy của ông. Nếu không tất cả thấy thì Phật có chỗ nào ? Như Văn Thù vừa khởi thấy Phật liền liếc thấy hai ngọn núi Thiết vi.

Hỏi: Nay chính khi ngộ, Phật ở chỗ nào ?
Đáp : Hỏi từ đâu đến ? biết từ đâu khởi ? nói nín, động tịnh, tất cả thanh sắc đều là Phật sự, chỗ nào lại tìm Phật ? Không thể trên đầu lại thêm đầu, trên mỏ lại thêm mỏ (mỏ chim). Chỉ chớ sanh kiến chấp khác thì núi là núi, nước là nước, tăng là tăng, tục là tục, núi sông, quả đất, mặt trời, mặt trăng, trăng sao thảy đều không ngoài tâm ông. Ba ngàn thế giới trọn là tự thể của ông, chỗ nào có nhiều thứ ? Ngoài tâm không pháp, khắp thấy núi xanh, hư không, thế giới rõ ràng, mà không có bằng sợi tơ, mảy tóc cho ông sanh hiểu biết, nên nói “tất cả thanh sắc là mắt huệ của Phật”. Pháp không khởi riêng, nương cảnh mới sanh, vì vật nhiều có trí nhiều. Trọn ngày nói mà đâu từng nói, trọn ngày nghe mà đâu từng nghe, nên nói “Thích Ca bốn mươi chín năm nói pháp mà chưa từng nói một chữ”.
(trang 62)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên