- Tham gia
- 19/5/16
- Bài viết
- 982
- Điểm tương tác
- 216
- Điểm
- 63
Có vẻ mọi người khoái dùng thuyết Duyên sinh, để giải thích Đệ nhất nghĩa, Tánh không của Phật nhỉ.
Khác gì dùng toán Sơ cấp mà giải thích toán Cao Cấp. Làm sao mà có thể hiểu đúng cho được, lại càng sanh thêm sự phân biệt sai lầm, sự mâu thuẫn rối rắm, sự bất hợp lý !
Tánh Không, Phật hay dùng thí dụ như Hư Không, bởi vì:
1. Cùng khắp không gian thời gian.
2. Bất sinh bất diệt.
3. Vô chướng ngại.
4. Vô sở cầu.
5. Vô sở trụ.
6. Vô phân biệt, vô ngôn thuyết, vô sở tạo, vô tạo tác...
Sở dĩ còn thấy có tạo, có tác là vì còn vô minh !
Nền tảng của thuyết Duyên Sinh là Nhân - Quả. Luôn luôn tìm thấy có một cái này làm nhân cho cái kia, do có cái này mà sinh ra cái kia.
Đây là vòng kim cô vô minh trói buộc tâm thức chúng ta.
Tại sao nói là kim cô vô minh ! Là vì không thể tìm thấy điểm bắt đầu, cũng như điểm kết thúc ! Là vòng lặp vô hạn.
Tại sao Phật lại thuyết vòng này ? Vì muốn người ngừng cố gắng đi tìm một nguyên nhân khởi đầu cho tất cả sự vật! Vì nó không thể tìm được !
Vậy thì không có sự khởi đầu sao ?
Có ! Có sự khởi đầu, nhưng lại không có sự kết thúc ! Đây là điều mà khiến tất cả khó hiểu !
Phàm có sinh ắt có diệt, tại sao nay nói có sinh mà không có diệt ?
Vì sinh là mơ, diệt là tỉnh.
Sinh là lầm nhận, diệt là biết sự lầm nhận. Vì biết sự lầm nhận cho nên không nhận lầm lại được nữa ! Cho nên tuy có sinh, mà lại không có diệt ! Lại vì khởi ngôn thuyết hướng dẫn giúp người tự tỉnh, cho nên lập danh là tỉnh là mơ ! Để người còn chấp tâm dễ nhận, dễ hành ! Nên nói: Ta thuyết pháp như bè qua sông là vậy ! Đây là điểu khó !
Khó hiểu vì trái với logic lý, là nền tảng mà trên đó ý thức nương tựa vào !
Bởi vì nó vượt ngoài ý thức, siêu việt suy lường, chỉ có thể sát na ngộ nhập mà chẳng thể ngôn từ giải thích !
Miễn cưỡng giải thích thì sẽ bị kẹt bởi do người nghe dùng ý thức lãnh hội, dùng logic luận giải thích, thấy bất hợp lý, thấy trái chân lý - kỳ thực là trái chấp tâm, phân biệt tâm của chính họ - chứ thực ra là chân lý tuyệt đối !
Cho nên cổ đức nói:
Khó nói cái thấy của người đã ngộ cho người chưa ngộ nghe, như người mù từ thủa sơ sinh, chưa từng thấy ánh sáng mặt trời, cho dù nói ra người đó cũng chẳng thể biết được vậy !
Muốn dùng lời nói để nhập Tri Kiến Phật đâu có thể được !
cái này chia sẽ thêm nó hơi hài hài, học phật các vị đừng suy nghĩ lời phật nói làm gì cho mệt. Chỉ cần để ý tập quan sát cuộc sống hằng ngày và đừng chuẩn bị để làm gì cả. Cứ để cuộc sống nó thật tự nhiên, lâu lâu sẽ có vài điều kỳ diệu xảy ra. Khi tâm thức các vị thoát khỏi được suy lường nhị biên, tự nhiên lời phật nói như hiện ngay trước mắt chứ chẳng xa. Cỏ cây hoa lá, thú vật hay bất cứ ai cũng sẽ dạy cho các vị đạo lý sống. Nó rất thần kỳ hề hề. Lúc đó đọc kinh luật luận, hay thiền ngữ vừa nghe liền hiểu, chẳng cần suy nghĩ gì cả. Mỗi lần phá được một tầng vọng chấp thì sẽ rất thoải mái, an lạc giống như hút heroin ấy hề hề