Nguy hại lớn từ mất ngủ

K

kevinnguyen169

Guest
Thống kê cho thấy, sự lo lắng và căng thẳng trong công việc đã làm ảnh hưởng nặng nề đến giấc ngủ. Ước tính, con người hiện nay ngủ ít hơn khoảng 20% so với thế kỷ trước. Nguy hiểm hơn, mất ngủ gây ra nhiều hậu quả nặng nề đến sức khỏe con người và có đặc điểm là dai dẳng, khó chữa.

mat-ngu.jpg

Nỗi lo công việc "đè" lên giấc ngủ

Theo Hiệp hội Giấc ngủ quốc gia Hoa Kỳ, thực trạng mất ngủ đang tăng cao như kết quả của một cuộc sống hiện đại. Khoảng 30%-40% người lớn nói rằng họ bị mất ngủ thường xuyên. Riêng tại Việt Nam, mỗi ngày, các cơ sở y tế tiếp nhận số lượng bệnh nhân khám về mất ngủ gấp 15 lần so với 4 năm trước đây.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, những áp lực nặng nề như doanh số, tiến độ công việc, chất lượng sáng tạo… làm cho con người luôn trong nỗi lo lắng kéo dài từ nơi làm đến giường ngủ. Vì thế, những người làm nghề đòi hỏi sự tập trung cao độ hay áp lực nhiều sẽ càng dễ bị mất ngủ, nhất là các nhà quản lý, người làm kinh doanh, nhân viên văn phòng… Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo, khoảng 20% dân số thế giới gặp căng thẳng quá mức trong công việc, trong đó 44% bệnh nhân stress gặp rối loạn giấc ngủ.

Ngoài ra, những người làm việc theo ca như công nhân, người bán hàng, lái xe… sẽ có giờ giấc không đều khi sớm, khi muộn. Hay các ngành nghề liên quan đến những công việc cần xử lý sau giờ hành chính như: kỹ sư công nghệ thông tin, kiến trúc… phải quản lý theo dự án, theo dõi khắc phục sự cố và làm việc liên tục với máy tính cá nhân nên thời gian thư giãn trước khi đi ngủ hầu như là rất hiếm. Điều này làm rối loạn nhịp sinh học và dễ gây ra mất ngủ.

Hậu quả trước mắt là mất ngủ làm cho cơ thể mệt mỏi, đầu óc nặng nề, không thể tập trung và ảnh hưởng đến công việc… Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ khiến con người hay cáu gắt, hoảng loạn và dẫn đến các bệnh: trầm cảm, đau đầu, tim mạch, suy giảm trí nhớ, mất trí, thậm chí là đột quỵ…


Mất ngủ và vòng xoắn bệnh lý

Các chuyên gia Thần kinh phân tích rõ: Những căng thẳng trong công việc làm các nhà máy sản xuất năng lượng tại các tế bào phải liên tục đốt các chất đường và các chất béo để cung cấp đầy đủ nhu cầu cho cơ thể. Tại đây, gốc tự do được sinh ra, gây tổn hại cho hầu hết các cấu trúc trên con người, đặc biệt là não.

Chúng tấn công vào mạch máu não, gây nên những tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến sự hình thành các mảng xơ vữa. Các “vật ngáng đường” này trực tiếp làm hẹp động mạch, cản máu vận chuyển oxy và dưỡng chất đến não, làm tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng tới cấu trúc của hệ thần kinh, gây ra rối loạn giấc ngủ.

Ngược lại, bản thân mất ngủ cũng làm sản sinh ra nhiều gốc tự do và các đợt tấn công ồ ạt của chúng sẽ làm cho con người thêm căng thẳng, lo âu. Cứ thế vòng xoáy bệnh lý này ngày càng phức tạp, làm triệu chứng mất ngủ thêm trầm trọng hơn.

Biến công việc hàng ngày thành sở thích

Không phải vô lý khi một ngày chỉ có 24 giờ mà mỗi chúng ta phải dành 1/3 số thời gian cho giấc ngủ. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài trên ba tháng với tần suất mỗi tháng 10 ngày thì mất ngủ sẽ trở thành mãn tính. Đáng nói hơn, việc điều trị mất ngủ không hề dễ dàng, mất ngủ 1 năm phải điều trị tối thiểu 3 năm mới điều chỉnh được giấc ngủ và các hoạt động, chức năng của não và cơ thể.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, mỗi bản thân nên tự tìm niềm vui trong công việc, dành nhiều thời gian để thư giãn, làm những việc đúng sở thích như nấu bữa ăn ngon cho gia đình, đi du lịch… nhằm làm giảm đi những áp lực trong công việc và cuộc sống. Đồng thời, cần bổ sung các chất chống gốc tự do thiên nhiên để bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não, trả lại nhịp sinh học bình thường cho giấc ngủ.

Nguồn : OTIV
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên