- Tham gia
- 26/6/15
- Bài viết
- 257
- Điểm tương tác
- 181
- Điểm
- 43
NHẬN.
Khi Quý Vị nhận bất kỳ thứ gì từ người khác. Điều đó đồng nghĩa là Quý Vị sẽ mất đi 1 ít tự tại của riêng mình.
Khi còn ở tiểu học chúng ta đã được học bài dân gian "Thằng Bờm".
Thằng Bờm có cái quạt mo/ Phú ông xin đổi 3 bò, 9 trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu/ Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè/ Phú ông xin đổi 1 bè gỗ liêm
....
Phú ông xin đổi gói xôi...Bờm cười."
Quý Vị có biết vì sao Bờm "chẳng nhận" bò, trâu, gỗ liêm, cá mè...Vì Bờm biết giá trị của cái quạt mo đâu sánh bằng những thứ ấy. Có chăng thì ngang bằng gói xôi nên "Bờm cười". Đó là bài học tiểu học về cách nhận đầu tiên. Đừng nhận bất kỳ thứ gì hơn giá trị thật của nó.
Trong khi thọ thực. Chúng tôi cũng đã được Tổ Sư dạy rất cứu kính
" Bát cơm tín chủ biết bao công
Đức hạnh đầy vơi tự xét lòng...."
Còn rất nhiều những câu đại loại hay như thế. Với người xuất gia nhận vật chất sẽ trả lại tinh thần {đạo đức tu tập} vậy có khi nào chúng ta tự hỏi "đức hạnh mình thọ thí đúng không?" Để mỗi ngày tinh tấn tu hành, không phân cao thấp, danh, lợi...Những thứ đó tuy hửu dụng khi cần. Nhưng rất nguy khi nó mất đi, mà còn "bóng" ở trong tâm.
Nên biết rằng tất cả điều không bền chặt . Nếu thọ nhận theo tinh thần đại thừa "an nhiên tự tại". Thật tình tinh thần ấy được mấy ai? Hay chúng ta vẫn bị nhân quả chi phối "món vay, món trả phải đồng". Trên đỉnh cao của danh lợi nếu ta không dùng trí tuệ để ứng dụng thì chẳng khác gì: Tắm gội bằng xà phòng không rửa lại nước thì những thứ Quý Vị xài sẽ hại lại da Quý Vị. Nên có sạch, có thơm cũng phải xả bỏ không vướn mắc. Luôn đối diện bằng thanh tịnh mới nhìn thấu vạn vật bằng tuệ giác. Như vậy mới xứng với" người dâng vật quý là mong phước lành". Khi đó ta có đủ sáng suốt dùng phương tiện dẫn mọi người lên bờ giác để nói lời" Tham Trang luôn tri ân tất cả Quý Vị"
Khi Quý Vị nhận bất kỳ thứ gì từ người khác. Điều đó đồng nghĩa là Quý Vị sẽ mất đi 1 ít tự tại của riêng mình.
Khi còn ở tiểu học chúng ta đã được học bài dân gian "Thằng Bờm".
Thằng Bờm có cái quạt mo/ Phú ông xin đổi 3 bò, 9 trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu/ Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè/ Phú ông xin đổi 1 bè gỗ liêm
....
Phú ông xin đổi gói xôi...Bờm cười."
Quý Vị có biết vì sao Bờm "chẳng nhận" bò, trâu, gỗ liêm, cá mè...Vì Bờm biết giá trị của cái quạt mo đâu sánh bằng những thứ ấy. Có chăng thì ngang bằng gói xôi nên "Bờm cười". Đó là bài học tiểu học về cách nhận đầu tiên. Đừng nhận bất kỳ thứ gì hơn giá trị thật của nó.
Trong khi thọ thực. Chúng tôi cũng đã được Tổ Sư dạy rất cứu kính
" Bát cơm tín chủ biết bao công
Đức hạnh đầy vơi tự xét lòng...."
Còn rất nhiều những câu đại loại hay như thế. Với người xuất gia nhận vật chất sẽ trả lại tinh thần {đạo đức tu tập} vậy có khi nào chúng ta tự hỏi "đức hạnh mình thọ thí đúng không?" Để mỗi ngày tinh tấn tu hành, không phân cao thấp, danh, lợi...Những thứ đó tuy hửu dụng khi cần. Nhưng rất nguy khi nó mất đi, mà còn "bóng" ở trong tâm.
Nên biết rằng tất cả điều không bền chặt . Nếu thọ nhận theo tinh thần đại thừa "an nhiên tự tại". Thật tình tinh thần ấy được mấy ai? Hay chúng ta vẫn bị nhân quả chi phối "món vay, món trả phải đồng". Trên đỉnh cao của danh lợi nếu ta không dùng trí tuệ để ứng dụng thì chẳng khác gì: Tắm gội bằng xà phòng không rửa lại nước thì những thứ Quý Vị xài sẽ hại lại da Quý Vị. Nên có sạch, có thơm cũng phải xả bỏ không vướn mắc. Luôn đối diện bằng thanh tịnh mới nhìn thấu vạn vật bằng tuệ giác. Như vậy mới xứng với" người dâng vật quý là mong phước lành". Khi đó ta có đủ sáng suốt dùng phương tiện dẫn mọi người lên bờ giác để nói lời" Tham Trang luôn tri ân tất cả Quý Vị"
