tranglinh

Niệm Phật tam-muội bảo vương luận

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Đức Trí

Registered
Phật tử
Reputation: 11%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
87
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Ui chao! Tranglinh ơi lời của Tranglinh đã có chỗ hở sườn với chánh kinh mà Tranglinh góp phần xiểng dương - Đây là thời mạt pháp.
Tranglinh nói pháp môn niệm Phật nâng ngộ tánh lên tầm cao mới. Người học Phật ngày nay theo pháp môn niệm Phật cũng rất đông. Nếu luận theo cách của Tranglinh thì người chứng ngộ sẽ phải rất nhiều rồi, đâu giống thời mạt pháp.
Tranglinh lại bảo người theo pháp môn niệm Phật dứt vọng tưởng thì lời nói này có gượng ép, cưỡng cầu không? Vì gần như người học Phật theo pháp môn niệm Phật đều vọng cầu vãng sanh cực lạc quốc. Có lẽ Tranglinh cũng không là ngoại lệ.
Hỏi Tranglinh chánh pháp với Tranglinh đang là chánh pháp hay mạt pháp mà Tranglinh cũng không thể nói rõ lại vẽ vời thế nhân.
Latuan không đến để vấn nạn Tranglinh hỏi đáp thế này latuan đã rõ nên không phiền Tranglinh nữa. Chớ khách sáo bảo không phiền latuan lại tham vấn sẽ khiến Tranglinh khó nghĩ nhiều.
Đừng nói latuan có thành kiến với pháp môn niệm Phật, lời này của Tranglinh nhận định không đúng về latuan. Vì latuan đã từng xác quyết Thái tử Tất đạt do niệm Phật tam muội mà thành Phật kia mà.
Đã biết đến chánh pháp thì đừng tự cô phụ chính mình, đừng tham cứu kinh sách bất liễu nghĩa, nhận lầm ngụy kinh là chánh pháp mà mê mờ trí huệ tự thân, tánh giác - Phật tánh. Đó là lời latuan gửi đến Tranglinh.
Mến!

Úi dào ! Ngài latuan ơi ! Ngài có biết "vãng sanh cực lạc quốc" là gì không ? Có biết liễu nghĩa, bất liễu nghĩa là gì không ?

Nếu ngài đã chạy , thì xin bạn tranglinh hãy "mặc nhiên tịnh kiến" đi ! Nhưng xin ngài latuan đừng có tung hỏa mù để "Rút lui chiến thuật" như thế.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Úi dào ! Ngài latuan ơi ! Ngài có biết "vãng sanh cực lạc quốc" là gì không ? Có biết liễu nghĩa, bất liễu nghĩa là gì không ?

Nếu ngài đã chạy , thì xin bạn tranglinh hãy "mặc nhiên tịnh kiến" đi ! Nhưng xin ngài latuan đừng có tung hỏa mù để "Rút lui chiến thuật" như thế.

Hi! Bạn Đức Trí! Lời nào latuan nói không hợp tai, sai với chánh pháp bạn Đức Trí nói ra cho đại chúng nghe thử. Nếu đã nói thì cứ bày hẳn cái biết của mình ra chứ đừng có nấp sao chéo áo của Phật, của Tổ mà gầm gừ, giương nanh, múa vuốt.
 

auduongphong

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
29/4/15
Bài viết
695
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Chào Trí Đức

Úi dào ! Ngài latuan ơi ! Ngài có biết "vãng sanh cực lạc quốc" là gì không ? Có biết liễu nghĩa, bất liễu nghĩa là gì không ?

Nếu ngài đã chạy , thì xin bạn tranglinh hãy "mặc nhiên tịnh kiến" đi ! Nhưng xin ngài latuan đừng có tung hỏa mù để "Rút lui chiến thuật" như thế.

Cái này auduongphong cũng đang còn bí lắm . mong Đức Trí nói rõ nhé: vãng sanh cực lạc quốc là gì vậy, liễu nghĩa bất liễu nghĩa là thế nào. khi nào thì gọi là liễu nghĩa , khi nào thì gọi là bất liễu nghĩa.
còn ví như chẳng liễu nghĩa , chẳng bất liễu nghĩa thì gọi là gì?
Cám ơn nhiều
 

Đức Trí

Registered
Phật tử
Reputation: 11%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
87
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Cái này auduongphong cũng đang còn bí lắm . mong Đức Trí nói rõ nhé: vãng sanh cực lạc quốc là gì vậy, liễu nghĩa bất liễu nghĩa là thế nào. khi nào thì gọi là liễu nghĩa , khi nào thì gọi là bất liễu nghĩa.
còn ví như chẳng liễu nghĩa , chẳng bất liễu nghĩa thì gọi là gì?
Cám ơn nhiều

Bạn auduongphong đã hỏi thì Đức Trí đâu dám làm ngơ. Nhưng ngặt vì chủ đề này của Bạn tranglinh, đành nhường cho bạn ấy cầm chịch vậy. Chỉ có thể ké một ít lời là:

Niệm Phật là vãng sanh cực lạc quốc, Niệm Phật là liễu nghĩa , không Niệm Phật là bất liễu nghĩa . khi nào Niệm Phật là thì gọi là liễu nghĩa , khi nào không Niệm Phật là thì gọi là bất liễu nghĩa.
còn ví như chẳng liễu nghĩa , chẳng bất liễu nghĩa thì gọi là vô ký chẳng niệm Phật.

Kính.
 

tranglinh

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 33%
Tham gia
24/3/15
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Bạn auduongphong đã hỏi thì Đức Trí đâu dám làm ngơ. Nhưng ngặt vì chủ đề này của Bạn tranglinh, đành nhường cho bạn ấy cầm chịch vậy. Chỉ có thể ké một ít lời là:

Niệm Phật là vãng sanh cực lạc quốc, Niệm Phật là liễu nghĩa , không Niệm Phật là bất liễu nghĩa . khi nào Niệm Phật là thì gọi là liễu nghĩa , khi nào không Niệm Phật là thì gọi là bất liễu nghĩa.
còn ví như chẳng liễu nghĩa , chẳng bất liễu nghĩa thì gọi là vô ký chẳng niệm Phật.

Kính.

Xin Bạn Đức Trí đừng làm khó ngài latuan và ngài auduongphong như thế ! Để từ từ biết đâu các vị ấy sẽ niệm Phật.

Đối với câu hỏi của bạn ở bài trước

Tôi thường nghe, có 4 pháp niệm Phật là:

1. Trì danh niệm Phật

2. Quán tượng niệm Phật

3. Quán tưởng niệm Phật

4. Thật tướng niệm Phật.

Phải chăng. luận này là nói về "Thật Tướng niệm Phật" ?

Thì luận này, chủ yếu dạy về "Thật Tướng niệm Phật".

Nếu không có câu hỏi trọng tâm chủ đề, thì tranglinh xin được tiếp tục nhé các Bạn.

 

tranglinh

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 33%
Tham gia
24/3/15
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Phần chánh văn

Tam muội : Tam muội là tiếng Phạn, nói cho đủ là Tam muội da. Trung Hoa dịch là Chánh thọ, Chánh định hay Điều trực định. Chánh thọ có nghĩa là không nhận bất cứ vật gì. Chánh định là vì khác với bất định của phàm phu, chẳng phải thiên định của tiểu thừa, chẳng phải tà định của ngoại đạo nên gọi là chánh định. Điều trực định là chỉ chỗ tâm và cảnh phù hợp ở trạng thái hợp nhất. Chúng ta khi mới tu định, hôn trầm và tán loạn tấn công, nhiều điều phiền lụy, lần lần điều phục, lâu dần tâm thuần thục, mới có thể nhiếp cảnh về tâm, tâm vào trong cảnh, tâm thẳng cảnh thông cùng nhau hợp nhất, nên gọi là điều trực định.

Niệm Phật Tam muội có thể bao gồm hết trăm ngàn thứ Tam muội, nên gọi là vua của các Tam muội. Trăm ngàn Tam muội tuy nhiều nhưng không ngoài ba thứ Tam muội : 1. Sa ma tha tức là Chơn đế tam muội. 2. Tam ma bát để tức là Tục đế tam muội. 3. Thiền na tức là Trung đế tam muội. Tam muội tuy nhiều nhưng không ngoài ba thứ tam muội kể trên. Trong luận Niệm Phật Tam muội này, bảy môn ở quyển Thượng, niệm Bản giác Phật tức là Chơn đế Tam muội. Bảy môn ở quyển Hạ, niệm chung chư Phật ba đời là niệm Thủy giác Phật tức Tục đế Tam muội. Sáu môn ở quyển Trung là niệm Cứu cánh giác Phật tức Trung đế Tam muội. Niệm Phật có 4 thứ chẳng đồng : 1. Quán tưởng niệm Phật như trong thập lục Quán kinh. 2. Quán tượng niệm Phật như trong Bát Nhã kinh. 3. Trì danh niệm Phật như A Di Đà kinh. 4. Thật tướng Niệm Phật như trong Phổ Hiền Quán kinh. Ở đây chỉ nói về trì danh niệm Phật. Người muốn tu trì danh niệm Phật trước tiên phải dùng chuổi, ghi mỗi niệm rõ ràng, phân định thời khóa, giữ chắc không cho thiếu sót. Nếu người mới phát tâm không chịu lần chuổi cho là không cần chấp tướng, muốn học theo lối viên dung tự tại, rõ ràng người ấy lòng tin không sâu, chỗ thực hành không đắc lực, vì tâm sinh tử không thiết, dù rằng tôn và giáo đều thông, nhưng đến khi mạng chung, không được chút nào lực dụng, chừng vô thường đến mới hối tiếc, ăn năn đâu còn kịp nữa!


Phần Tư duy

* Tam Muội là gì ?

+ Đó là "Thiền tâm bất động".

Theo Phật Quang tự điển:

Tam Muội: Tức là Định.

Căn cứ theo nội dung của định và giai đoạn tu hành, có thể chia định làm nhiều loại. Tông Câu xá chia ra hai loại là Hữu tâm định và Vô tâm định.

I. Hữu tâm định. Bao gồm 4 tĩnh lự (Tứ thiền, Tứ sắc giới định) và 4 định Vô sắc, cộng chung là 8 định (Bát đẳng chí).

A. Bốn tĩnh lự: - Sơ tĩnh lự, dứt hết nói năng. - Đệ nhị và đệ tam tĩnh lự diệt tầm (tìm kiếm), tứ (dò xét). - Đệ tứ tĩnh lự lần lượt xa lìa các cảm thụ lo, khổ, mừng, vui... Thêm nữa, Sơ tĩnh lự, thức mũi và thức lưỡi không còn tác dụng. Từ đệ nhị tĩnh lự trở lên thì cả 5 thức đều không hoạt động.

B. Bốn định Vô sắc: 1. Không vô biên xứ định: Diệt trừ sắc tưởng (gồm các sắc thấy được và không thấy được - Vô biểu sắc) mà vào tưởng hư không vô biên. 2. Thức vô biên xứ định: Bỏ duyên theo không bên ngoài, chỉ duyên theo thức bên trong mà vào hành thức vô biên. 3. Vô sở hữu xứ định: Lìa bỏ thức xứ, diệt trừ thức tưởng, đi vào hành tướng vô sở hữu. 4. Phi tưởng phi phi tưởng xứ định, cũng gọi phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ định: Lìa bỏ hành tướng vô sở hữu, tiến tới xa lìa hành tướng phi tưởng để đạt đến Phi phi tưởng định.

C. Tám định: Có 2 giai đoạn:

a) Giai đoạn đã vào định, gọi là Căn bản định, hoặc Căn bản.
b) Giai đoạn chuẩn bị gần định, gọi là Cận phần định. Nhưng, giai đoạn trước Sơ tĩnh lự không gọi là Cận phần định mà gọi là Vị chí định, vì thế chỉ có 7 Cận phần định. Lại giai đoạn giữa Sơ tĩnh lự và Cận phần định của Đệ nhị tĩnh lự gọi là Trung gian định, hoặc Trung gian tĩnh lự, nếu tu tập định này thì được sinh lên cõi trời Đại phạm. Trong Tĩnh lự thứ 4, từ phẩm hạ hạ đến phẩm thượng thượng gồm có 9, phẩm thượng thượng là định cao nhất trong các định của cõi Sắc, gọi là định Biên tế. Các định: Vị chí, Trung gian, 7 cận phần, 8 căn bản nói ở trên, nếu xét về phương diện có tầm, tứ hay không, thì lại được chia làm 3 thứ định (tam ma địa). Đó là:

1. Định Vị chí và Sơ tĩnh lự có tầm có tứ, là định có giác có quán.

2. Định trung gian không có tầm chỉ có tứ, là định không giác có quán.

3. Định cận phần của Tĩnh lự thứ 2 trở lên không tầm không từ, tức là định không giác không quán. Ba loại định trên gọi là Tam ma địa, Tam muội.

(theo PQTĐ)

Đó là thứ lớp và trạng thái của Tam Muội.

Niệm Phật Tam muội, là dùng đề mục Niệm Phật để vào Chánh định, cũng qua các thứ lớp như trên.


Phần Tư duy

* 3 Tam Muội.

Luận dạy:

Trăm ngàn Tam muội tuy nhiều nhưng không ngoài ba thứ Tam muội : 1. Sa ma tha tức là Chơn đế tam muội. 2. Tam ma bát để tức là Tục đế tam muội. 3. Thiền na tức là Trung đế tam muội. Tam muội tuy nhiều nhưng không ngoài ba thứ tam muội kể trên.

Như vậy là có 3 loại Tam muội:

1. Sa ma tha tức là Chơn đế tam muội. Sa ma tha là Phạn ngữ dịch là Chỉ, nghĩa là dứt lặng mọi vọng tưởng, dứt vọng tưởng, thì được "vô niệm", Vô niệm là "vô tâm", Vô tâm tương ưng Chân Như, nên gọi là Chơn Đế. Do "Chỉ" mà vào được Chơn Đế nên gọi là Chơn đế tam muội. Tam Muội này tương ưng với NHƯ nên còn gọi là niệm Bản giác Phật.- Đây là Niệm Quá khứ Phật.

2. Tam ma bát để tức là Tục đế tam muội. Sa ma bát đề dịch là Quán, nghĩa là chiếu soi theo một đề mục của Chánh Pháp Phật, do quán nên được "Giác" (tỉnh thức), do có "giác" nên thoát Vô minh, do thoát Vô minh nên đạt được chân lý Tục Đế. Do "Quán" mà vào được Chơn lý "Tục Đế" nên gọi là Tục đế tam muội. Tam Muội này tương ưng với THỊ nên còn gọi là niệm Thỉ giác Phật. Đây là Niệm hiện Tại Phật.

3. Thiền na tức là Trung đế tam muội. Thiền Na là chỉ quán cùng tu, do chỉ quán song tu nên thấy rằng thể của sự vật lại không nằm ngoài tướng, không thể bỏ hiện tượng để tìm bản chất, thể và tướng là một, niệm tức là Tâm, Tâm tức là Phật, vậy niệm không lìa Phật. Do vậy mà được "Nhất Tâm". Luận Đại Trí Độ dạy: "Niệm niệm tương tục thứ lớp sanh là tâm tương tục, còn gọi là nhất tâm". Do được Nhất Tâm nên gọi là Trung đế tam muội. Tam Muội này tương ưng với Bản giác ,và Thỉ giác hợp nhất (Phẩm hiện bảo tháp kinh Pháp hoa) nên còn gọi là niệm Cứu cánh giác Phật. Đây là Niệm Vị lai Phật.
 
Sửa bởi Amin:

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Xin Bạn Đức Trí đừng làm khó ngài latuan và ngài auduongphong như thế ! Để từ từ biết đâu các vị ấy sẽ niệm Phật.

Ồ! Tranglinh hỡi! Đức Trí chưa làm khó cho latuan và trưởng bối auduongphong vì lời của nick Đức Trí vừa thiếu đức vừa kém trí. Thật tiếc cho hai chữ Đức Trí đã bị vạ lây.
Tranglinh xem ra cũng đã học theo Phi Tích sư ngậm Phật A di đà trong miệng. Mong Tranglinh cẩn trọng vì người đời thường bảo dứt ăn hãy nói. Tranglinh ngậm Phật trong miệng nên âm vực khò khè, tiếng nói thật khó nghe, khó tránh khỏi người khác hiểu lầm Tranglinh niệm Phật đắc định.
 

auduongphong

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
29/4/15
Bài viết
695
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Bạn auduongphong đã hỏi thì Đức Trí đâu dám làm ngơ. Nhưng ngặt vì chủ đề này của Bạn tranglinh, đành nhường cho bạn ấy cầm chịch vậy. Chỉ có thể ké một ít lời là:

Niệm Phật là vãng sanh cực lạc quốc, Niệm Phật là liễu nghĩa , không Niệm Phật là bất liễu nghĩa . khi nào Niệm Phật là thì gọi là liễu nghĩa , khi nào không Niệm Phật là thì gọi là bất liễu nghĩa.
còn ví như chẳng liễu nghĩa , chẳng bất liễu nghĩa thì gọi là vô ký chẳng niệm Phật.

Kính.

có phải vừa ngủ gật vừa mơ vừa viết bài không đó Trí Đức?
mình chờ câu trả lời lại đó, chúc tỉnh ngủ sớm hề hề
 

tranglinh

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 33%
Tham gia
24/3/15
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Phần chánh văn

* Chánh Niệm.

Người niệm Phật muốn được Tam muội phải luôn luôn gìn giữ chánh niệm, khi niệm Hồng danh, tiếng ra từ miệng, tai nhận rõ ràng, miệng và tai thông đồng, tiếng và tâm khế hợp, lâu dần thuần thục, không biết có tâm năng niệm và ông Phật sở niệm, niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, tuy thọ cái tên niệm mà không có tất cả cái thọ gọi là niệm Phật Tam muội. Kẻ phàm phu không trì danh hiệu Phật nên tâm không định, ngoại đạo thì tà kiến, nhị thừa thì chìm trong cái không. Quyền thừa thì trệ một bên đều không phải là chánh định. Chỉ có người niệm Phật được nhất tâm bất loạn mới được gọi là chánh định. Từ lúc tán tâm ban đầu niệm lâu tâm sẽ trở về một nên gọi là Điều trực định.
 

tranglinh

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 33%
Tham gia
24/3/15
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Phần Tư duy:

* Niệm Phật Tam muội cũng là nhập Thiền định.

*Chánh Niệm.

Người niệm Phật muốn được Tam muội phải luôn luôn gìn giữ chánh niệm, khi niệm Hồng danh, tiếng ra từ miệng, tai nhận rõ ràng, miệng và tai thông đồng, tiếng và tâm khế hợp, lâu dần thuần thục, không biết có tâm năng niệm và ông Phật sở niệm, niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, tuy thọ cái tên niệm mà không có tất cả cái thọ gọi là niệm Phật Tam muội. nên gọi là Điều trực định.

Thử đem so sánh pháp niệm Phật với kinh Quán niệm hơi thở đức Phật đã dạy:

...Này các thầy, người hành giả quán niệm thân thể nơi thân thể bằng cách nào?

Người ấy đến một khu rừng hoặc một gốc cây, hoặc một nơi thanh vắng, ngồi xuống theo tư thế kiết già, giữ lưng ngay thẳng và đặt mình trong sự quán niệm. Thở vào người ấy ý thức rõ ràng mình đang thở vào, thở ra người ấy ý thức mình đang thở ra. Hoặc khi thở vào một hơi dài, người ấy ý thức: 'Tôi đang thở vào một hơi dài'. Khi thở ra một hơi dài, người ấy ý thức: 'Tôi đang thở ra một hơi dài'. Hoặc khi thở vào một hơi ngắn, người ấy ý thức: 'Tôi đang thở vào một hơi ngắn'. Khi thở ra một hơi ngắn, người ấy ý thức: 'Tôi đang thở ra một hơi ngắn'. Người ấy tự mình tập luyện như sau: 'Tôi sẽ thở vào và cảm nghiệm toàn thân'. 'Tôi sẽ thở ra và cảm nghiệm toàn thân'. 'Tôi sẽ thở vào và làm lắng dịu sự điều hành trong thân thể'. 'Tôi sẽ thở ra và làm lắng dịu sự điều hành trong thân thể'.

Cũng như khi xoay một vòng dài, một người thợ tiện khéo tay ý thức rằng mình đang xoay một vòng dài; hoặc khi xoay một vòng ngắn, ý thức rằng mình đang xoay một vòng ngắn. Cũng vậy, người hành giả khi thở vào một hơi dài ý thức rằng mình đang thở vào một hơi dài; khi thở ra một hơi ngắn ý thức rằng mình đang thở ra một hơi ngắn. Người ấy tự mình tập luyện như sau:' Tôi sẽ thở vào và cảm nghiệm toàn thân... Tôi sẽ thở ra và làm lắng dịu sự điều hành trong thân thể'...

Bây giờ thay thế những từ quán niệm hơi thở bằng "Niệm Phật". như sau:

Người ấy đến một khu rừng hoặc một gốc cây, hoặc một nơi thanh vắng, ngồi xuống theo tư thế kiết già, giữ lưng ngay thẳng và đặt mình trong "câu niệm Phật". khi niệm Hồng danh, tiếng ra từ miệng, tai nhận rõ ràng, tiếng và tâm khế hợp, Người ấy tự mình tập luyện như sau: 'Tôi đã niệm và tai nghe rõ ràng, Tôi đang niệm và tai nghe rõ ràng, Tôi sẽ niệm và tai nghe rõ ràng'. 'Tôi niệm Phật và cảm nghiệm toàn thân'. 'Tôi sẽ niệm Phật và làm lắng dịu sự điều hành trong thân thể'.

* Quán niệm hơi thở như trên sẽ vào được Sơ Thiền.

* Cũng vậy Quán niệm Phật như trên cũng sẽ vào được Sơ Thiền.

Bởi vì: Do niệm lực được tương tục nên dừng đứng được 5 triền cái : tham, sân, hôn trầm, trạo cử và nghi. Do ly dục, ly bất thiện pháp (5 triền cái) nên vào được Sơ Thiền.

Một trạng thái xuất hiện cùng với sự đoạn trừ năm triền cái. Khi hành giả quán xét thấy năm triền cái đã được từ bỏ trong tự thân, “hân hoan sẽ khởi lên trong vị ấy; nhờ hân hoan như vậy, hỷ sẽ sanh; và khi có hỷ, thân vị ấy trở nên khinh an.” Khinh an đưa đến lạc, trên căn bản của lạc này tâm trở nên định tĩnh và nhập vào sơ thiền. Sự hoan hỷ an lạc như thế không có hỷ lạc nào do 5 dục mà sánh được nên gọi là "Cực Lạc".

* lâu dần thuần thục, không biết có tâm năng niệm và ông Phật sở niệm, niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, tuy thọ cái tên niệm mà không có tất cả cái thọ gọi là niệm Phật Tam muội.

Ở trong Sơ Thiền, hành giả sẽ thấy là nếu còn Tầm, còn Tứ tức là còn thấy có mình đang niệm liền xả bỏ cái ta đang niệm,.- Đó là Xả "Tầm", lại thấy còn có tiếng A Di Đà Phật để nương theo, cũng là còn nặng trược nên xả bỏ sở niệm, đó là "Xả Tứ".- Như vậy là vào được Nhị Thiền.

Ở Nhị thiền hành giả vẫn thấy còn có Hỷ, có lạc. Hỷ lạc này làm cản trở dòng Thiền định, nên xả bỏ Hỷ lạc, là vào được Tam Thiền. Tâm thức lúc đó: niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, tuy thọ cái tên niệm mà không có tất cả cái thọ (tầm, tứ, hỷ, lạc). Vậy là vào Đệ Tam Thiền.

Ở Đệ Tam Thiền chỉ còn "vô niệm" tương tục. "Vô niệm" này không phải là triệt tiêu các tưởng như Vô Tưởng Định của ngoại đạo, mà là Niệm niệm tương tục thứ lớp sanh là tâm tương tục,( như ở Tam Thiền vừa nói) nên gọi là nhất tâm.

Vì tương tục thứ lớp sanh, nên tuy có nhiều phen sanh mà cũng gọi là nhất tâm. Suốt quá trình Niệm niệm tương tục thứ lớp sanh như vậy, hành giả chẳng để cho tâm tham ái xen vào. Đó là được Tam Muội còn gọi là gọi là Điều trực định.
 

tranglinh

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 33%
Tham gia
24/3/15
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Phần chánh văn

Bảo Vương :

Chữ bảo có nghĩa là quí báu. Vương có nghĩa là thống lãnh tự tại. Như các thứ vàng, bạc, lưu ly, san hô, hổ phách, mả não, trân châu ....đều gọi là quý báu. Trong các thứ báu này, chỉ có châu ma ni là quý báu hơn cả, nên cổ nhân nói : Một hạt châu ma ni có thể đè bẹp hết ngàn loại châu báu trong biển nên gọi là vua trong các thứ quý báu. Ở đây ví muôn ngàn loại châu báu như muôn ngàn tam muội, ví châu ma ni như niệm Phật Tam muội. Tựa đề này dùng pháp dụ lập đề nên gọi Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương.

Luận tiếng Phạn là A Tỳ Đạt Ma, Trung Hoa dịch là Vô Tỷ Pháp nghĩa là pháp không thể so sánh là danh xưng chung của Luận tạng. Yếu thích : Nhằm giải rõ những chỗ bí áo trong luận tập nên dịch giả giải thích những điểm cốt yếu.
 

tranglinh

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 33%
Tham gia
24/3/15
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Phần Tư duy

* Cực Lạc - Niết Bàn.-Ngỏ vào .

Như ở phần tư duy về Tam muội ở trên. Tam Thiền là đệ nhất lạc, là Cực Lạc đó, ngay nơi Tam muội cực lạc này, chỉ cần xả niệm (xả nhất tâm vô niệm) thì vào được Đệ tứ thiền.

* Từ Tứ Thiền này, nếu đi tiếp theo 9 thứ đệ định (gồm sơ, nhị, tam, tứ thiền cộng với 4 định không, thức, vô sở hữu, phi phi tưởng sẽ vào Diệt thọ tưởng định) thì đắc A-la- hán, Hữu Dư Y Niết Bàn.

* Nếu từ tứ thiền này mà vào được Tam Muội Vương Tam Muội, thì vào được Vô Dư Niết Bàn, tức là Cứu cánh thành Phật. Như đoạn kinh Bát nhã sau:

Tam Muội Vương Tam Muội còn gọi là Tự tại Thiền Tướng, nhiếp nơi Đệ Tứ Thiền. Phật thường ở trong tứ thiền, khi xã thọ mạng cũng ở trong Tứ Thiền mà vào Niết bàn.

Niết Bàn là quý báu nhất trong các loại quý báu, nên gọi là "Bảo vương".

Luận Niệm Phật Tam muội, là cửa ngỏ vào đến Niết Bàn, nên gọi là Bảo Vương luận.


* Niệm Phật Tam muội cũng là nhập Thiền định.

* Cũng vậy Quán niệm Phật như trên cũng sẽ vào được Sơ Thiền.

Bởi vì: Do niệm lực được tương tục nên dừng đứng được 5 triền cái : tham, sân, hôn trầm, trạo cử và nghi. Do ly dục, ly bất thiện pháp (5 triền cái) nên vào được Sơ Thiền.

Một trạng thái xuất hiện cùng với sự đoạn trừ năm triền cái. Khi hành giả quán xét thấy năm triền cái đã được từ bỏ trong tự thân, “hân hoan sẽ khởi lên trong vị ấy; nhờ hân hoan như vậy, hỷ sẽ sanh; và khi có hỷ, thân vị ấy trở nên khinh an.” Khinh an đưa đến lạc, trên căn bản của lạc này tâm trở nên định tĩnh và nhập vào sơ thiền. Sự hoan hỷ an lạc như thế không có hỷ lạc nào do 5 dục mà sánh được nên gọi là "Cực Lạc".

* lâu dần thuần thục, không biết có tâm năng niệm và ông Phật sở niệm, niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, tuy thọ cái tên niệm mà không có tất cả cái thọ gọi là niệm Phật Tam muội.

Ở trong Sơ Thiền, hành giả sẽ thấy là nếu còn Tầm, còn Tứ tức là còn thấy có mình đang niệm liền xả bỏ cái ta đang niệm,.- Đó là Xả "Tầm", lại thấy còn có tiếng A Di Đà Phật để nương theo, cũng là còn nặng trược nên xả bỏ sở niệm, đó là "Xả Tứ".- Như vậy là vào được Nhị Thiền.

Ở Nhị thiền hành giả vẫn thấy còn có Hỷ, có lạc. Hỷ lạc này làm cản trở dòng Thiền định, nên xả bỏ Hỷ lạc, là vào được Tam Thiền. Tâm thức lúc đó: niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, tuy thọ cái tên niệm mà không có tất cả cái thọ (tầm, tứ, hỷ, lạc). Vậy là vào Đệ Tam Thiền.

Ở Đệ Tam Thiền chỉ còn "vô niệm" tương tục. "Vô niệm" này không phải là triệt tiêu các tưởng như Vô Tưởng Định của ngoại đạo, mà là Niệm niệm tương tục thứ lớp sanh là tâm tương tục,( như ở Tam Thiền vừa nói) nên gọi là nhất tâm.

Vì tương tục thứ lớp sanh, nên tuy có nhiều phen sanh mà cũng gọi là nhất tâm. Suốt quá trình Niệm niệm tương tục thứ lớp sanh như vậy, hành giả chẳng để cho tâm tham ái xen vào. Đó là được Tam Muội còn gọi là gọi là Điều trực định.

Kính xin hỏi Bạn tranglinh.

Tu niệm Phật tam muội, như bạn đã nói ở trên.

...Ở trong Sơ Thiền, hành giả sẽ thấy là nếu còn Tầm, còn Tứ tức là còn thấy có mình đang niệm liền xả bỏ cái ta đang niệm,.- Đó là Xả "Tầm", lại thấy còn có tiếng A Di Đà Phật để nương theo, cũng là còn nặng trược nên xả bỏ sở niệm, đó là "Xả Tứ".- Như vậy là vào được Nhị Thiền...

- Vậy thì, ở từ Nhị thiền , cho đến khi vào được thế giới Cực Lạc, tức là đệ tam thiền như bạn đã nói. Thì khi ấy hành giả còn có Niệm Phật hay không ?

- Nếu còn niệm Phật, thì là chưa xả Tầm và tứ, thì làm sao vào được Nhị Thiền ?

- Nếu không còn niệm Phật, thì chỉ là vào Nhị thiền, sao lại gọi là vào được "Cực Lạc tam thiền" và đắc Niệm Phật Tam muội ?

Mong bạn, giải thích dùm.

Kính.




Tư duy Tịch Chiếu Bất nhị


- Vậy thì, ở từ Nhị thiền , cho đến khi vào được thế giới Cực Lạc, tức là đệ tam thiền như bạn đã nói. Thì khi ấy hành giả còn có Niệm Phật hay không ?

- Nếu còn niệm Phật, thì là chưa xả Tầm và tứ, thì làm sao vào được Nhị Thiền ?

- Nếu không còn niệm Phật, thì chỉ là vào Nhị thiền, sao lại gọi là vào được "Cực Lạc tam thiền" và đắc Niệm Phật Tam muội ?


Trở lại câu hỏi của Bạn Vô Ưu.

Bạn hỏi: Vào Cực lạc Tam thiền, đã xã Tầm, tứ thì có còn niệm Phật không ?

Với câu hỏi này, tranglinh xin dùng 2 thí dụ liên tiếp nhau, bạn nương theo đó mà tư duy:

* Ví như nhà khoa học phóng phi thuyền lên không trung, đầu tiên phải dùng một "tên lửa" đủ mạnh, để đưa phi thuyền lên "quỷ đạo". Khi đã đạt đến một tầm cao cần thiết, thì tác dụng của sức tống của tên lửa không còn cần thiết nữa, mà phi thuyền sẽ theo sức đẩy ban đầu mà tự bay mãi mãi.

* Nhớ thưở nhỏ khi mới tập tành chạy xe đạp đầu tiên trong đời.

images


Mình bước lên xe phải tập trung tư tưởng:

Tay cầm chắc ghi đông, mắt chăm chú nhìn phía trước, chân đạp đều đặn v.v... Thế mà vẫn bị té !

* giai đoạn tập chạy này là mới niệm Phật. Có Tầm, có tứ.

Sau khi biết chạy thuần thục rồi, thì không cần phải để ý lưu tâm gì nữa cả, mà vẫn chạy được chiếc xe đạp.- Đó là sức " Vô tác diệu lực".

* Khi phi thuyền đã đạt đến tầm cao cần thiết (thoát ra khỏi lực hấp đẫn địa trường), hay khi đạp xe đã được Vô tác diệu lực.- Đó là khi niệm Phật vô niệm mà niệm, niệm mà vô niệm, giữ niệm vô niệm tương tục, vào nhất Tâm, được Cực lạc Tam thiền.

* Cũng trạng thái này luận dạy. Đó là:

Tịch Chiếu bất nhị đó bạn.
 
Sửa bởi Amin:

tranglinh

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 33%
Tham gia
24/3/15
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
* Tịch chiếu bất nhị

Phần Chánh văn


Kính Bạn Vô Ưu.

Những vấn đề của bạn vừa nêu lên. tranglinh xin được thảo luận cùng các bạn sau phần Chánh Văn sau đây:

2.- Hiển thể:

Chữ Thể có nghĩa là tính chất hay chủ. Danh đề là khách, thể chính là chủ. Thể là thật chất, danh đề là giả danh. Danh đề là phần năng thuyên (1) của thể, thể là phần sở thuyên (2) của danh đề. Phàm tất cả danh đề, lời nói, văn tự đều thuộc phần năng thuyên, đều giống như ngón tay chỉ mặt trăng, như cái nôm để bắt cá. Vì vậy trước tiên phải giải danh đề rồi sau đó mới chỉ bày chỗ sở thuyên của thể, nhờ văn ngôn năng thuyên mà ngộ được tánh thể của sở thuyên, như nương theo hướng ngón tay mà thấy mặt nguyệt, nhờ có nôm mà bắt được cá.

Luận này lấy tịch chiếu bất nhị làm thể. Ý muốn chỉ chỗ tịch (lặng lẽ) mà chiếu (soi sáng) như ngọn đèn lặng lẽ mà hằng chiếu sáng. Trong lời tựa của kinh Di Đà Sớ Sao nói : 'Tánh linh minh rỗng suốt, lặng lẽ thường hằng, không đục không trong, không lưng không mặt. Chơn thể rộng lớn thay ! Không thể nghĩ bàn được. Nó chính là tự tánh của chúng ta'. Trong đoạn trên, câu đầu chỉ rõ cái chiếu, tức tịch mà chiếu. Câu kế nói tịch, tức chiếu mà tịch. Hai câu nếu hợp lại để quán thì chiếu tức là tịch, tịch tức là chiếu. Chữ tức trong quán này là nghĩa bất nhị (không hai). Môn thứ 20 của luận này nói : 'Định này đức Như Lai gọi là Thắng định, là Vua Tam muội, là Tạng Quang Minh, là hạt châu trừ tội, là đèn diệt tà kiến, là bản đồ cho người lạc đường, là ấn vàng của Vương Tử, là Tánh của Tam Bảo, là Đại Huệ Quang Minh. Tất cả đều chỉ cái thể của Tịch chiếu bất nhị này.


Phần Tư duy

* Thế nào là "Tịch - Chiếu bất nhị".

Chân Tánh chúng ta có 2 đặc tánh là TỊCH và CHIẾU.

- Chiếu là diệu dụng của Tâm tánh, nó hằng chiếu soi.

- Tịch là tuy chiếu soi mà vẫn thường vắng lặng.

Thí dụ như: Tâm do nghiệp cảm mà có 6 giác quan: Mắt, tai, mủi, lưỡi, thân, ý. 6 giác quan này khi duyên với 6 trần: Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Thì khởi sanh 6 thức là: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.

....... + Diệu dụng " kiến, văn, giác, tri" của 6 thức. Đó là CHIẾU.

....... + Nhưng khi Chiếu soi diệu dụng đó, bản tánh TỊCH (vắng lặng) vẫn tồn tại, nên khi thiền định, hoặc đối cảnh 6 trần qua đi thì TỊCH lại hiển hiện không bao giờ phai nhạt.

* TỊCH là NHƯ.

* CHIẾU là THỊ.

* TỊCH là NHƯ.

* CHIẾU là LAI.

Thị từ Như mà đến. Chiếu từ Tịch mà sanh. Cả 2 không thể rời nhau mà riêng có được, nên gọi là "Bất nhị".
 
Sửa bởi Amin:

auduongphong

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
29/4/15
Bài viết
695
Điểm tương tác
264
Điểm
63


Trở lại câu hỏi của Bạn Vô Ưu.

Bạn hỏi: Vào Cực lạc Tam thiền, đã xã Tầm, tứ thì có còn niệm Phật không ?

Với câu hỏi này, tranglinh xin dùng 2 thí dụ liên tiếp nhau, bạn nương theo đó mà tư duy:

* Ví như nhà khoa học phóng phi thuyền lên không trung, đầu tiên phải dùng một "tên lửa" đủ mạnh, để đưa phi thuyền lên "quỷ đạo". Khi đã đạt đến một tầm cao cần thiết, thì tác dụng của sức tống của tên lửa không còn cần thiết nữa, mà phi thuyền sẽ theo sức đẩy ban đầu mà tự bay mãi mãi.

* Nhớ thưở nhỏ khi mới tập tành chạy xe đạp đầu tiên trong đời.

images


Mình bước lên xe phải tập trung tư tưởng:

Tay cầm chắc ghi đông, mắt chăm chú nhìn phía trước, chân đạp đều đặn v.v... Thế mà vẫn bị té !

* giai đoạn tập chạy này là mới niệm Phật. Có Tầm, có tứ.

Sau khi biết chạy thuần thục rồi, thì không cần phải để ý lưu tâm gì nữa cả, mà vẫn chạy được chiếc xe đạp.- Đó là sức " Vô tác diệu lực".

* Khi phi thuyền đã đạt đến tầm cao cần thiết (thoát ra khỏi lực hấp đẫn địa trường), hay khi đạp xe đã được Vô tác diệu lực.- Đó là khi niệm Phật vô niệm mà niệm, niệm mà vô niệm, giữ niệm vô niệm tương tục, vào nhất Tâm, được Cực lạc Tam thiền.

* Cũng trạng thái này luận dạy. Đó là:

Tịch Chiếu bất nhị đó bạn.

hỏi một câu thẳng thắn : trang linh vào được thiền nào?
Chưa vào thì nói chưa vào, chỉ là nói theo kinh điển hay gì gì đó. nếu thực vào được thì nói cho anh em mở lời " trêu ghẹo' để thán phục.
 

tranglinh

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 33%
Tham gia
24/3/15
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Kính Bạn auduongphong.
hỏi một câu thẳng thắn : trang linh vào được thiền nào?
Chưa vào thì nói chưa vào, chỉ là nói theo kinh điển hay gì gì đó. nếu thực vào được thì nói cho anh em mở lời " trêu ghẹo' để thán phục.

Tứ Thiền Thiên thuộc Sắc giới, Tứ Định Thiên thuộc Vô sắc giới. Hành giả dù cho đắc cả tứ thiền tứ định, là vẫn còn trong Tam giới, thì có gì đáng để thán phục đâu bạn. :icon_afraid:
 

tranglinh

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 33%
Tham gia
24/3/15
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Phần Chánh văn

3.-Hiển Thể - Minh Tôn:

Tôn chỉ là chỗ cốt yếu của tu hành, là điều kiện tất yếu để trở về bản thể. Nếu người tu hành không rõ tôn chỉ thì làm sao có thể lảnh hội được diệu thể không thể nghĩ bàn, nên trước đã hiển thể, sau phải minh tôn. Trước hiển thể là chỉ bày Tánh đức, còn minh tôn là chỉ bày chỗ Tu đức. Nên biết, Tu đức nếu có công mới hiển bày được Tánh đức.

Luận này lấy nhân quả cùng thời làm Tôn. Có người cho rằng Thể tức là Tôn, Tôn tức là Thể. Thực ra Thể thuộc về Tánh Đức không phải nhân, không phải quả, còn Tôn thuộc về Tu Đức có nhân có quả, vì trước tu là nhân, chứng được là quả. Tuy vậy Tôn Đức và Tánh Đức không phải một, không phải hai, nên không thể nói là một, cũng không thể nói là khác. Cũng như cột kèo của cái nhà là giềng mối của cái nhà, nhờ có cái nhà mà ta có một khoảng trống do cột trụ tạo ra, nhờ có cột kèo mà ta có khoảng trống để che mưa đở nắng, nhưng không thể nói kèo cột là khoảng trống của nhà vì kèo cột không phải một, lại cũng không nói khoảng trống là kèo cột vì khoảng trống và kèo cột không phải hai. Kèo cột dụ Tôn, khoảng trống dụ Thể. Nếu nói là một thì có nhiều lầm lẫn, vì bỏ kèo cột ra thì không có khoảng trống cái nhà, lìa khoảng trống thì không thấy kèo cột, hai cái đó không thể lìa được nên gọi là chẳng phải khác. Nói Thể và Tôn khác nhau thì lầm lỗi rất lớn, nếu Tôn khác với Thể thì Tôn không thể hiển Thể, Thể nếu khác với Tôn thì không phải là Thể của Tôn.

Nói nhân quả cùng thời là vì nhân gồm biển quả, quả thấu nguồn nhân, nhân quả hợp nhau nên gọi đồng thời. Trong Phổ Hiền Quán kinh nói : 'Nhân của Đại thừa là thật tướng của các pháp, và quả của Đại thừa cũng là thật tướng của các pháp.' Trước nói Thể là chỉ Ông Phật sở niệm. Nay nói Tôn là chỉ cho Tâm năng niệm, đã biết Phật thông cả ba đời là biết Cảnh dọc trùm ba phía, Tâm niệm chư Phật là biết Tâm ngang khắp mười phương, Tâm và Cảnh không hai, không có ngang dọc, Tâm Cảnh rõ ràng cũng ngang cũng dọc, như con mắt của Ma Hê Thủ La Thiên giống ba góc hình tam giác đều, không ngang không dọc, không cùng không khác. Trong luận nói : Lưới châu của Đế Thích chưa mở ngàn viên ngọc chiếu bày, lưới vừa mở toang, muôn mắt đều mở. Đầy biển cả phải dùng trăm sông, niệm được Phật danh chắc thành Tam muội.
 
Sửa bởi Amin:

tranglinh

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 33%
Tham gia
24/3/15
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
* Đa số kinh điển Tịnh độ lấy việc lìa khổ được vui làm lực dụng

Phần Chánh văn


4.- Luận dụng:

Dụng là lực dụng. Đa số kinh điển Tịnh độ lấy việc lìa khổ được vui làm lực dụng, thường cho cõi Ta bà bị năm món trược làm khổ, được về An dưỡng được năm thứ thanh làm vui. Chỉ có luận này lấy khổ vui đều quên làm lực dụng. Nếu chỉ niệm Phật hiện tại, như trong chương Thế Chí niệm Phật Viên Thông nói : 'Các đức Như Lai trong mười phương thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con, chúng sanh niệm Phật như con nhớ mẹ, khi con nhớ mẹ như mẹ nhớ con thì mẹ con nhiều kiếp không hề xa nhau. Tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật, hiện tiền hoặc tương lai chắc được thấy Phật, không cần dùng phương tiện, tự được tâm mở tỏ. Nhơn địa tu hành của tôi, dùng tâm niệm Phật được vô sanh pháp nhẫn, nay ở thế giới này tiếp dẫn người niệm Phật về cõi Tịnh độ'. Lìa cái khổ của thế giới này về chỗ vui của Tịnh độ là lực dụng hầu hết các kinh luận Tịnh độ. Luận này thì trước niệm Phật vị lai, kế đó niệm Phật hiện tại, sau đó niệm chung chư Phật ba đời đều là Phật. Ý nói rằng : Chúng sanh đều là Phật, chúng sanh và Phật không hai. Đã nhận chúng sanh và Phật không hai cảnh giới, thì không có lòng ghen ghét. Không ghét thì không có cái khổ để muốn xa lìa, không yêu thì không thấy cái vui có thể được, vì cõi tịnh và cõi uế vốn không hai, nên dùng khổ vui đều quên làm lực dụng. Trong quyển thứ nhất của Luận này, Ngài Văn Thù dạy người nữ nói : 'Tánh Bồ đề vốn không, thân cô cũng không.' Phật bảo Trưởng Giả Tử nói : 'Nếu quán thân thật tướng, quán Phật cũng vậy, thì các pháp hữu vi liền thành vô vi. Ở chỗ có chưa từng có, ở chỗ không chưa từng không, lo gì Phật có tướng? Tâm có niệm !' Trong đoạn này ý nói thánh trí bồ đề và thân phàm tình của ông không khác; chỉ cho thánh phàm không hai. Ở chỗ có chưa từng có, ở chỗ không chưa từng không, chỉ không trụ ở hai bên. Lo gì Phật có tướng, tâm có niệm, trong Đạo chẳng an, lực dụng như thế thật mầu nhiệm.
 
Sửa bởi Amin:

tranglinh

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 33%
Tham gia
24/3/15
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Phần Tư duy

* Thế nào là "vô sanh pháp nhẫn" ?

- Theo Tự điển Phật Quang:

Bồ tát không thấy có pháp sinh, không thấy có pháp diệt;

nếu không sinh thì không diệt, không diệt thì không hết,

không hết thì lìa cấu, lìa cấu thì không hoại,

không hoại thì chẳng động, chẳng động thì vắng lặng,

Đó là Vô sinh pháp nhẫn.

* Như vậy người được " Vô sanh pháp nhẫn" là tương ưng Tánh không, là tương ưng Như, là thể nhập Thật tướng.

* Luận này lấy thật tướng để làm chỗ Dụng. Thật tướng là Vô sanh pháp nhẫn đó. Ví như:

- khổ vui đều quên. Vì khổ là tánh không. vui cũng là tánh không vậy là bình đẳng Vô sanh (vì tánh không là vô sanh).

- chúng sanh và Phật không hai. Vì chúng sanh là tánh không. Phật cũng là tánh không vậy là bình đẳng Vô sanh.

- cõi tịnh và cõi uế vốn không hai. Vì cõi Tịnh là tánh không. Cõi uế cũng là tánh không vậy là bình đẳng Vô sanh.

- Hữu vi liền thành vô vi. Vì Hữu vi là tánh không. Vô vi cũng là tánh không vậy là bình đẳng Vô sanh.

* Được "Vô sanh pháp nhẫn" như thế. Thì lo gì Phật có tướng, tâm có niệm, trong Đạo chẳng an, lực dụng như thế thật mầu nhiệm.
 

tranglinh

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 33%
Tham gia
24/3/15
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Phần Chánh văn

5.-Phán giáo.

Tổ Thiên Thai Trí Giả Đại sư dùng năm thời tám giáo để giải thích một đời thuyết giáo của đức Như Lai. Năm thời gồm có thời Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa Niết Bàn. Để dễ nhớ, cổ nhân có bài kệ :

Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật

A Hàm thập nhị, Phương Đẳng bát.

Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm,

Pháp Hoa, Niết Bàn cộng bát niên.


Tạm dịch :

Hoa Nghiêm trước nhất 21 ngày

A Hàm mười hai, Phương Đẳng tám.

Bát Nhã nói suốt hai mươi hai

Pháp Hoa, Niết Bàn, tám năm dài.

Tám giáo là tạng, thông, biệt, viên, đốn, tiệm, bí mật và bất định. Trong kinh có thí dụ về luyện sữa như sau : Kinh Hoa Nghiêm dụ sữa mới nặn ra; kế đó từ sữa cho ra lạc, thời A Hàm dụ cho lạc; kế đó từ lạc cho ra sanh tô, Phương Đẳng dụ sanh tô; từ sanh tô cho ra thục tô, Bát Nhã dụ thục tô; từ thục tô cho ra đề hồ, Pháp Hoa, Niết bàn dụ cho đề hồ thượng vị. Luận này, ngay trong câu hỏi đầu khách đã hỏi : 'Con đường thẳng tắt thành đạo là cái hạnh bất khinh trong Pháp Hoa Tam muội, cái Tôn của Ban Chu là niệm Phật tam muội, đều được gọi là cái cửa của vô thượng thâm diệu Thiền, nguyện nghe chỗ nhiệm mầu ấy ? Như thế, luận này thuộc cơ thuần Viên độc diệu, Giáo tướng thuộc Vô thượng đề hồ Bồ tát tạng.



Phần Tư duy

Tổ Thiên Thai phân định Các giai đoạn của Đức Phật thuyết giáo làm 5 thời kỳ.

có thể dùng hình ảnh mặt trời từ lúc bình minh đến hòang hôn để suy luận:

1/. Nhật xuất tiên chiếu: Như mặt trời mới mọc ,chỉ chiếu sáng trên đỉnh núi.

images


Đầu tiên 21 ngày ngồi dưới cội Bồ Đề, Phật nói kinh Hoa nghiêm, chỉ độ cho chư Thiên và các vị Đại Bồ tát.

2/. nhật thăng thứ chiếu : Như mặt tời lên cao, chiếu lưng chừng núi, đây là Phật nói kinh A Hàm 12 năm.

images


3/. Nhật thăng chuyển chiếu" Như mặt trời lên cao, chiếu khắp tất cả, đây là thời 8 năm nói kinh phương đẳng Lăng già .Lăng Nghiêm, v.v...

images


4/. Nhật thăng phổ chiếu . Như mặt trời đúng bóng, 22 năm nói sâu nghĩa Bát nhã.

images


5/. Nhật một hoàn chiếu . Như mặt trời hoàng hôn, chiếu lên đỉnh núi cao lần chót. nói kinh Pháp hoa, niết Bàn 8 năm.

images


5 Thời này nói các kinh, chia làm 8 loại Giáo. Đó là: là tạng giáo, thông giáo, biệt giáo, viên giáo, đốn giáo, tiệm giáo, bí mật giáo và bất định giáo.

Luận này thuộc về Viên giáo, nghĩa là loại giáo lý Hoàn toàn đầy đủ.
 
Sửa bởi Amin:

tranglinh

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 33%
Tham gia
24/3/15
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Phần Chánh văn

Phần thích luận

Thời Nhà Đường, núi Tử Các, Chùa Thảo Đường,

Tuyển luận: Sa Môn Thi Tích

Dịch giả: Sa Môn Hồng Nhơn​

A Phần tựa

Có người khách cao ngạo đến thiền thất của tôi (Ngài Phi Tích) trước đảnh lễ rồi hỏi : Con đường thẳng tắt thành đạo là cái hạnh Bất Khinh trong Pháp Hoa Tam muội, cái Tôn của Ban Chu trong niệm Phật Tam muội đều là cửa ngõ thâm diệu thiền, nguyện nghe chỗ nhiệm mầu ấy?

Đáp : Tâm ông hy vọng rất cao, nên lời hỏi rất hay ! Ông sắp bước vào bến rồng vô sanh, muốn dở cánh bằng đến Đồ Nam. Tôi biết mình không xuất sắc nhưng cũng gắng gượng mở ra hai mươi môn nói về tôn chỉ này. Quyển thượng có bảy môn niệm vị lai Phật. Quyển trung có sáu môn niệm hiện tại Phật. Quyển hạ có bảy môn chung niệm cả ba đời đều là Phật.



B. Phần chánh tôn

I.. Quyển Thượng. Quyển thượng gồm có bảy môn, nói về niệm Bản Giác tức niệm Ông Phật ở vị lai.

1. Niệm Ông Phật ở vị lai mau thành Tam Muội

Nếu Tâm có hai thì sanh ra nhiều vọng tưởng, nhiều vọng tưởng tuy không thật, nhưng bị mê lầm làm trở ngại, việc trở ngại không giải thích là điều lo của Thánh nhân.

Vần mầu nhiệm thông suốt mà không lời, Pháp thân rỗng mà đủ tướng, không rõ được tướng, không tròn được lời, như thế ý chỉ một vị, tuyệt cả nói năng thì làm sao biết được chỗ qui thú ?

Khi lưới của Đế Thích chưa mở, nghìn hạt châu đâu ai thấy được, chóp lưới vừa động, muôn mắc lưới đều mở. Muốn đầy biển lớn phải dùng nước trăm sông, niệm hiệu Phật chắc thành Tam muội, một lời trùm khắp chính tại chỗ này, cũng như hạt thanh châu bỏ vào nước đục, nước đục không thể không trong, tưởng Phật đặt ở loạn tâm, loạn tâm không thể không có Phật.

Người đời niệm quá khứ Thích Ca, niệm hiện tại Di Đà, hoàn toàn chưa nghe niệm vị lai chư Phật. Vì sao ? Vì không hiểu đức Như Lai đối với cái Thô của chúng sanh mà nói cái Diệu của chư Phật bèn cho chúng sanh ở ngoài Phật.

Kinh Tịnh Danh nói đã có mùi hương hoa Chiêm Bồ không có mùi hương khác. Hoa có loại đeo vào thân, có loại không đeo vào thân. Đây là ý muốn chỉ bày Đại thừa. Chê Tiểu thừa vì để bác bỏ mờ mịt, chỉ bày Đại thừa đồng về với Bất Nhị. Kinh Pháp Hoa là Vua của các kinh đã chỉ rõ pháp Thinh Văn. Như thế, tất cả đều là hương Chiêm Bặc, tôn chỉ của luận này là Đại và Tiểu Thừa không chấp.

Nếu chẳng phải người ấy (phá chấp) tất cả đều cho Chư Phật là bậc rất cao (chí tôn), còn chúng sanh là hàng rất thấp (chí ti). Nếu có cao và thấp là các vọng đều sinh khởi, cung kỉnh và khinh mạng lập ra thì nhất chân pháp giới đều ẩn.

Người chấp chặt như thế ắt coi vạn hữu như cỏ rác, coi thiên hạ như đồ chơi, khi tràng ngã mạn đã lập nên thì cao ngạo chê người, mắt ngó mây xanh, tâm đạo trên thượng đế, không bao giờ chịu hạ thấp.

Kinh Duy Ma nói : Thấy tất cả đều nên cung kỉnh, dùng đồ cúng dường là hạnh tối thắng. Kinh Lăng Già nói : Như Lai Tàng tự tính nó vẫn thanh tịnh, chuyển 32 tướng vào trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh, như có bảo châu đại vô giá gói trong áo dơ. Lại như người ăn xin rất hèn hạ cùng đức Như Lai cao cả đều không sai khác, vì thế, niệm tròn đủ chư Phật ba đời là khắp quán các đức Thế Tôn trong mười phương. Trong lý thú Bát Nhã nói : 'Tất cả chúng hữu tình đều là Như Lai Tạng, Bồ Tát Phổ Hiền tự thể trùm khắp các nơi. Như người con gái nghèo có mang một vị quốc vương, như hột gạo trong bao tấm cám, cảnh ấy có thể biết, đâu có thể mắc vào oan trái tám điều ngã mạn ư ? Mọi người đều khinh lờn hào quang ngọc của chư Phật thời vị lai mà không dám khinh lờn sắc vàng của chư Phật ở quá khứ và hiện tại mà khởi ra gốc tội, ở trước Phật tương lai vì được thấy chư Phật đã qua và hiện tại. Chúng sanh nếu chẳng phải là Phật, thì Phật vị lai đâu có !

Nên biết mẹ nghèo nhờ con quí mà sang, gạo nhờ cám mà được bảo toàn, điều ấy phù hợp với tâm Bất Khinh Bồ Tát trong Kinh Pháp Hoa, nếu được như vậy thì niệm Phật Tam muội không cầu mau mà tự thành tựu.

Pháp Hoa niệm Phật nguyên là một môn. Như dùng linh chi nấu thành thuốc. Các người tu tiên, xưa mỗi người ở một nơi không được gọi là Tiên. Người uống thuốc tiên có phép lên mây nên nhờ có thuốc mà nêu danh ở cõi Tiên. Người được dự vào cõi Tiên, người và thuốc tuy khác nhau, nhưng uống vào sẽ được thành tiên.

Nếu không có thánh nhân có ai được đạo, pháp không có Phật giác ngộ đâu ai làm cho ta tự ngộ. Pháp không có Phật thì không ai ngộ, từ đó niệm Phật Tam muội sinh ra, Phật không có pháp không sáng tỏ, nên Pháp Hoa Tam muội khởi. Một vị Tiên có hai danh xưng đều gọi là Tiên, niệm Phật Pháp Hoa đều gọi là Phật huệ. Phật huệ đã đồng chắc chẳng khinh Thiền Vô Thượng của Ban Chu, sự giác ngộ từ đây khởi xướng.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Users search this thread by keywords

  1. https://diendanphatphap.com/diendan/threads/niem-phat-tam-muoi-bao-vuong-luan.28389/
Top