Thưa đạo hữu
@Hiếu , xin hồi đáp từng phần gạch đầu dòng tương ứng:
- Đây chỉ là một ví dụ đặt trong ngữ cảnh hồi đáp với bác
@trừng hải , tôi có ghi kèm theo chữ "ví như", điều đó chỉ là một dẫn chứng ở ngoài đời để giúp minh định một cái gì đó trừu tượng khó nắm bắt bằng ngôn ngữ trong Phật học, và đây là cách mà Đức Phật cũng thường dùng trong nhiều bài kinh khi giảng cho quần chúng.
Và vì vậy phần sau của đạo hữu là một ý kiến cá nhân tôi ghi nhận nhưng có lẽ chúng ta ko còn cần đi vào chi tiết.
- Đạo hữu đã tách một câu nói ra khỏi một bài viết tổng thể nên mới có sự hiểu lầm như trên dù phân tích đúng lắm. Một cái tâm bình thường sẽ luôn có sự ham muốn, các ham muốn này nó tạo lực mà chúng ta gọi là nghiệp lực, chính cái nghiệp này khi thân tứ đại tan rã , thần trí lúc đó đều u mê mờ mịt chẳng tự chủ được, nghiệp sẽ quyết định sự tái sanh, và tùy nghiệp nào đến trước chín muồi trước.
Vậy, cũng như người niệm Phật, cái nguyện này cạn thì chỉ tạo 1 thiện nghiệp, nó lẫn lộn với vô số nghiệp khác, khi đó thì "hên xui" như đạo hữu nói.
Nhưng, nguyện này sâu thì nó sẽ đủ để trở thành một dạng
cận tử nghiệp. Xin dừng phần này tại đây vì chắc đạo hữu đã biết nghiệp này nó như thế nào rồi.
Cho nên, quan kiến của đạo hữu là đúng nhưng chưa đủ thôi.
Cuộc sống nếu như một khẩu Colt với băng đạn 6 viên, bác càng lấp đầy 6 lỗ hổng này thì càng có cơ may bắn ra đạn thật sự. Niệm Phật cũng thế, cạn thì trống 6 ô, sâu nhất thì 6 ô này lấp đầy, khi đó bắn hay ko bắn cũng đã chắc phần!
- Đạo hữu có lẽ đã nhầm lẫn, hoặc việc hiểu chưa đúng, đạo hữu hiểu thế nào về việc Ngài Agullima giết người và đắc quả thời Phật tại thế? Tôi đã ví dụ rất tường minh rồi! Vậy Ngài Aguillima cũng xù rồi! Và Ngài ấy còn giỏi hơn cả Đức Phật, vì Đức Phật còn đá đè với ăn mã mạch đúng không?
Còn Ngài ấy đắc quả xong là chuồn vào Niết Bàn.
Thêm một ví dụ nữa, Đức Phật thọ 80 tuổi, vậy Ngài còn thua cả tuổi thọ của một vài đệ tử đồng niên, Ngài đi khất thực mà có lần lại hỏi có Ngài Sivali đi cùng chúng Tăng hay ko? Khi đáp rằng có thì Ngài dạy rằng chúng Tăng khất thực ở ngôi làng nghèo này sẽ có đủ vật thực.
Vậy chúng ta có thể thấy rằng Đức Phật kém các đệ tử chăng?
Ở đây, chúng ta dùng Ngài Agullima và Đức Phật là hai hình ảnh để thấy vì sao cùng đắc quả giải thoát mà người trả nghiệp và người không? Thế nên bên Phật giáo đại thừa hay dùng từ "thị hiện" nó có lí do của nó. Đó là sự "giáo giới" của Phật cho một trường hợp một nhân duyên cụ thể cần thiết phải làm như vậy!