"Now and here"

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113

Đầu tiên, xin được phép trích đăng Bài giảng Pháp của Sư Viên Minh. Chúng ta cùng lắng tâm để đọc, nghĩa là chỉ đọc với thái độ bình lặng, không can thiệp, và vô tư kiến.
Sư Viên Minh viết :


Con người từ lúc mới sơ sinh đã biết hướng ra thế giới bên ngoài để thu thập những thông tin cần thiết cho đời sống. Đến bốn năm tuổi đã tích lũy được những sở tri cơ bản để có thể xử lý những sinh hoạt thông thường. Sau đó nhờ học tập từ gia đình, bè bạn, học đường và cộng đồng xã hội; kết hợp với khả năng tư duy, chiêm nghiệm, phán đoán mà kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng v.v... ngày càng phong phú, đa dạng và cũng càng phức tạp hơn.

Nếu một người không thể tiếp thu thông tin cần thiết từ bên ngoài thì anh ta chỉ có thể sống một đời sống thực vật. Vì vậy, hướng ra bên ngoài không phải là một sai lầm, mà đó chính là điều kiện tiến hóa tất yếu của đời sống con người trong cộng đồng xã hội và trong môi trường của sự sống.

Cái sai đưa đến phiền não, khổ đau, chán chường, thất vọng v.v… chính là vì con người không biết rằng mình đã dần dần bị dính mắc, sa lầy, lệ thuộc vào thế giới bên ngoài đến độ hoàn toàn bỏ quên chính mình. Đó là sự vong thân, tha hoá mà Albert Camus đã phát hiện khi thấy mình không còn là chính mình nữa, mình đã trở thành kẻ lạ mặt không biết tự bao giờ!

Trên mỗi đối tượng tiếp xúc hàng ngày, bạn không ngừng gia thêm những tình cảm, chẳng hạn như ưa, ghét, tham, sân v.v… rồi tùy thuộc vào những cảm tính đó bạn chủ quan chọn lựa, lấy bỏ. Ở một mức độ nào đó, điều này xem ra cũng là chuyện bình thường, nhưng khi những thái độ này ngày càng được tích lũy, vun bồi, gia tăng, phát triển cho đến khi trở nên quá sâu dày, kiên cố, thì bắt đầu trở nên vô cùng nguy hiểm! Tại sao? Lý do là bạn đã hình thành những thành kiến, cố chấp, hận thù, oan kết hay những say mê, chìm đắm trong thế giới bên ngoài, đến độ bạn đánh mất khả năng trở lại chính mình.

Điều này biểu hiện quá rõ đối với những người ghiền cờ bạc, rượu chè, ma tuý v.v… Nhưng thật ra, ít nhiều gì mỗi người cũng đã từng sống trong một mức độ vong thân nào đó. Bằng chứng là khi thương yêu hay thù ghét, khi thất bại hay nhục nhã v.v… thì ai cũng có thể quên ăn, mất ngủ, sợ hãi, lo âu, thẫn thờ, thất chí v.v… Kết quả tâm lý ấy đơn giản chỉ vì đã bị dính mắc quá sâu vào ngoại cảnh. Lúc đó, dù muốn an bình, thanh thản chỉ trong chốc lát thôi cũng không dễ gì có được!

Tâm chúng ta co giãn như một sợi dây thun. Nếu sợi dây thun bị kéo quá căng và dính kẹt vào một vật nào đó, một lát hay một vài lần thôi thì có vẻ như không sao; nhưng nếu bị kéo căng lâu ngày hay nhiều lần thì sợi thun khó có thể trở lại trạng thái bình thường.

Cho nên, một khi đã bị căng giãn không thể phục hồi thì xem như dây thun đã hỏng. Một cái cân lò xo cũng vậy, nếu cân quá tải nhiều lần, nó có thể bị giãn ra và không trở về số 0 được nữa! Trường hợp cái cân bị hỏng thì ai cũng dễ dàng phát hiện, nhưng ít ai nhận ra tâm mình đã bị hư hỏng từ lúc nào. Khi bạn phiền não, khổ đau, lo âu, sầu muộn v.v… tức là bạn đang để cho ngoại cảnh can dự quá nhiều vào đời sống tinh thần nội tại. Và một khi đã bị dính mắc, lệ thuộc quá nhiều vào ngoại cảnh, cái tâm không thể nào còn hồn nhiên, thư thái và lặng lẽ. Bạn có thể ngồi yên lặng một lát được không? Nếu không tức là tâm bạn đang bị chi phối hay ràng buộc vào một điều gì đó bên ngoài, không thể trở về với chính mình một cách an nhiên tự tại được nữa.

Một người đang bận tâm, hay đang chìm sâu trong những kỷ niệm vui buồn quá khứ, đang toan tính cho một viễn ảnh tương lai, đang mưu cầu một sở đắc trong tu tập, hay đang tham lam, sân hận… thì khó có thể chú tâm vào hiện tại hay trở về trọn vẹn với chính mình. Trước hết bạn cần thấy ra tình trạng vong thân, tha hoá của mình để tự thoát khỏi sự lệ thuộc, dính mắc, buộc ràng vào thế giới huyễn vọng tạo ra bởi cái ta ảo tưởng.

Khi bạn gỡ sợi dây thun ra khỏi chỗ dính mắc, phản xạ đầu tiên là nó sẽ trở về tình trạng tự nhiên ban đầu của nó. Cũng vậy, ngay khi được thư giãn, buông xả, nghỉ ngơi hoàn toàn, tâm trí bạn liền tự động trở về với thực tại thân tâm

Bây giờ, chúng ta có thể hít vào một hơi dài, và chầm chậm thở ra.

Và chiêm nghiệm...

Ồ! "Now and here", ở đây và bây giờ, thực tại hiện tiền, "this is...".

Nhưng như cọng dây thun, kéo dản quá lâu rồi thì sao trở về với "tâm bình thường" được? Như ấm trà dùng đựng trà quá lâu rồi, thì sao mất mùi trà thoang thoảng?

Tập khí (những huân tập từ vô lượng kiếp lâu xưa) thô và vi tế, làm cho hành giả khó loại trừ. Có câu chuyện, khi Chư Thiên nguyện cúng dâng đến Phật Thích Ca_vì nhân duyên nào đó_ bài hát với nhiều loại đờn, kèn, trống,..., khi nhạc trổi dậy, đệ tử của Phật lúc đầu đứng yên, nhạc càng trổi lúc du dương, lúc trầm hùng, lúc cao vút ... thì có một đại đệ tử của Phật, Ngài Xá Lợi Phất nhảy theo nhạc. Chư Thiên thấy vậy lấy làm ngạc nhiên lắm. Bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn, Ngài Xá Lợi Phất đã chứng quả vị A La Hán, vì sao còn dính mắc vào âm nhạc?. Thế Tôn mới nói: Ở kiếp lâu xưa, người này đã từng là một vủ công. Hiện tại, dù chứng quả vị A La Hán, nhưng tập khí vi tế khó loại trừ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính anh Chiếu-Thanh !
Thưa anh! Đoạn văn trên là do người ta cố ý bịa đặc ra để hủy báng Phật Pháp đó ! Vì cái mê nhảy múa theo tiếng nhạc là cái mê quá thô, không thể gọi là tập khí vi tế của một bậc Thánh A-La-Hán. Cho nên đức Phật Thích-Ca lại càng không thể có lời lẽ như trên được.
Kính mong anh hoan hỷ suy gẩm lại.

Kính
bangtam
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Hiện tại, dù chứng quả vị A La Hán, nhưng tập khí vi tế khó loại trừ.

Bây giờ thế này nhé (đây cũng là một tư kiến của tôi): Chiếu Thanh nghe câu hát này: "Phật giáo Việt Nam thống nhất Bắc Nam Trung từ nay..." rất là quen thuộc, ai nghe rồi cũng nhép miệng hát theo. Vậy chứ Chiếu Thanh nghe câu đó, miệng có nhái theo, hay "nhịp" tâm bắt theo câu hát đó không. Vậy thì chính nó là "tập khí vi tế khó loại trừ" của chúng ta đấy!
Trách người rồi ngẫm đến ta
Ta sao, người vậy dễ mà thoát đâu!
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Vì cái mê nhảy múa theo tiếng nhạc là cái mê quá thô, không thể gọi là tập khí vi tế của một bậc Thánh A-La-Hán.
Băng tâm mến!
Tập khí thô hay quá thô hay vi tế, điều này CT chẳng phân tích nổi, có điều đây là tập khí "ẩn tàng" của hàng Tứ Thánh Quả, như bình trà đã súc rửa sạch nhưng vẫn còn nghe mùi trà.

Phàm phu chúng ta có thể gọi "như vậy là thô", "như vầy là vi tế" thí dụ như một Phật Tử phát nguyện suốt đời không sát sanh, nhưng khi con muỗi chích thì đập cái "chát" ... rồi "chà".... cho "đã ngứa", thô hay quá thô hay vi tế? Sao củng đúng!

Và ví dụ này là CT "Chôm" được của Thầy_HT.Thích Phước Tịnh. Mời BT và các Đ/H quan tâm vào trang http://www.matthuongnhindoi.org/

Mến và Kính.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính anh Chiếu-Thanh và các bậc trên trước !
Anh Thanh ơi! Xin anh đừng dùng chử Kính với bangtam, vì không có bậc anh, chị nào lại đi "thưa, kính" với em mình bao giờ. Hơn nữa về Phật Pháp thì bangtam cũng là người sinh sau học muộn, cho nên từ lúc có may duyên vào đây, bangtam đã học hỏi nơi anh rất nhiều. Mấy năm qua ơn nghĩa đó cũng có thể ví như tình thầy, trò rồi. Xin anh gật đầu "ừ" cho bangtam thỏa nguyện nhe!.
Trở lại vấn đề, bangtam xin thưa : Một bậc thánh A-La-Hán thì tuyệt đối không còn 10 kiết-sử là :
- Thân kiến (sakkàya-ditthi),
- Hoài nghi (vicikicchà),
- Giới cấm thủ (silabata-paràmàsa)
- Tham đắm vào cõi dục (kàma-ràga)
- Sân hận (vyàpàda),
- Tham đắm vào cõi sắc (rùpa-ràga),
- Tham đắm vào cõi vô sắc (arùpa-ràga),
- Mạn (màna),
- Trạo cử vi tế (uddhacca),
- Si vi tế (avijjà).
Thưa anh ! cũng như đức Phật dạy trong kinh Kim-Cang bốn câu kệ dành cho những bậc Thánh, từ Dự-Lưu đến quả vị A-La-Hán như sau :
_Một là thân không. (Tu-Đà-Hoàn)
_Hai là tâm không. (Tư-Đà-Hàm)
_Ba là tánh không. (A-Na-Hàm)
_Bốn là pháp không. (A-La-Hán)
Thưa anh! từ khi được học Phật Pháp đến giờ bangtam tự nghiệm lại cá nhân mình thấy có vài điều si mê tự hết. Huống chi 4 bậc Thánh Quả tôn quý là ruộng phước cho các cỏi (Trời, Người) mà lại rơi vào tình trạng si-mê là điều không hợp với lời đức Phật dạy đâu.
Và bangtam xin phép chia sẽ với anh
Tập khí thô hay quá thô hay vi tế, điều này CT chẳng phân tích nổi, có điều đây là tập khí "ẩn tàng" của hàng Tứ Thánh Quả, như bình trà đã súc rửa sạch nhưng vẫn còn nghe mùi trà.
Thưa anh! hihi! mình đâu có phải là Thánh Nhân đâu mà phân tích nổi sự vi tế tập khí nơi các vị Thánh. Nhưng mình có thể thấy những điều sai về hành động hay tư tưởng người khác như qua đoạn văn (nói ngài Xá-Lợi-Phất múa)
mang đậm nét sa đà bởi âm thanh, sắc tướng rõ ràng.
Bình trà và mùi hương là vật, vật từ Tâm mà có, nhưng tâm không phải vật. (Vật: Sắc, thanh, hương......)
Phàm phu chúng ta có thể gọi "như vậy là thô", "như vầy là vi tế" thí dụ như một Phật Tử phát nguyện suốt đời không sát sanh, nhưng khi con muỗi chích thì đập cái "chát" ... rồi "chà".... cho "đã ngứa", thô hay quá thô hay vi tế? Sao củng đúng!
Thưa anh ! Gọi như thế nào không quan trọng, quan trọng nơi sự phát nguyện (thuộc ý muốn, ý thức)mà vẫn bị quên để dẩn đến hành động đánh đập muỗi nọ cho đến gẩy xương, bể đầu mà chết thảm vì mình (vô ý). Đây là thế giới của phàm-phu.
Các bậc Thánh A-La-Hán không còn nằm trong ý-thức và vô ý thức.

Kính
bangtam
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Có câu chuyện, khi Chư Thiên nguyện cúng dâng đến Phật Thích Ca_vì nhân duyên nào đó_ bài hát với nhiều loại đờn, kèn, trống,..., khi nhạc trổi dậy, đệ tử của Phật lúc đầu đứng yên, nhạc càng trổi lúc du dương, lúc trầm hùng, lúc cao vút ... thì có một đại đệ tử của Phật, Ngài Xá Lợi Phất nhảy theo nhạc. Chư Thiên thấy vậy lấy làm ngạc nhiên lắm. Bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn, Ngài Xá Lợi Phất đã chứng quả vị A La Hán, vì sao còn dính mắc vào âm nhạc?. Thế Tôn mới nói: Ở kiếp lâu xưa, người này đã từng là một vủ công. Hiện tại, dù chứng quả vị A La Hán, nhưng tập khí vi tế khó loại trừ.

Kính quý huynh, tỉ !

Mục đồng có "thấp kiến" như vầy :

Một vị A La Hán thì đã chứng biết CÁI BẢN THỂ TÂM NÓ BẤT ĐỘNG, cho nên cái thế gian này NÓ có biến động ra sao đối với các Ngài cũng KHÔNG QUAN TRỌNG, bằng chứng là các Ngài đã không quan tâm đến vô lượng chúng sanh đang "lặn hụp" trong bể trầm luân (như chúng ta) để mà Nhập Niết Bàn.
Vì biết CÁI BẢN THỂ TÂM NÓ BẤT ĐỘNG cho nên cái thân tứ đại kia nó có nhảy nhót ra sao cũng không vì thế mà CÁI BẢN THỂ TÂM nó động theo.
Các Ngài không cần phải kềm giữ cái thân (thậm chí như Ngài Mục Kiền Liên đã thản nhiên để cho bọn Ngoại đạo đập chết cái thân tứ đại, còn Ngài thì nhập Niết Bàn), tuy nhiên đã nhiều năm tháng làm trưởng tử của đức Phật _ thậm chí đã vô lượng kiếp tu hành _ CÁI TẬP KHÍ của Ngài là sẽ NGỒI YÊN NHƯ NÚI TU DI.

Nếu Ngài Xá Lợi Phất tự nhiên đứng dậy múa theo điệu nhạc thì (theo Mục đồng) ứng với câu trong Bát Nhã Tâm Kinh "Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm...." (Này Xá Lợi Phất ! Các pháp vốn Không tướng, đâu có sanh có diệt, có dơ có sạch, có thêm được gì hay là bớt được gì đâu...).
Đây là thái độ cởi mở của những vị Bồ tát "Đói thì ăn, khát thì uống, mệt ngủ khì" KHÔNG THỂ GỌI LÀ TẬP KHÍ VI TẾ.

TẬP KHÍ VI TẾ của những vị đã đắc quả A La Hán là CHƯA THẤY CÁC PHÁP KHÔNG HAI _ còn thấy trần gian này đáng chê đáng chán, còn thấy mệt mõi với chuyện Cứu độ những chúng sinh "ngu lâu khó đào tạo".

Kính góp ý ! Xin được chỉ dạy thêm !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Cám ơn các Đ/H đã xem và đóng góp. Cám ơn Băng Tâm và Mục Đồng, mình sẻ cùng nhau chia sẻ ở một bài khác .

Thực tại hiện tiền. Now and here. Ở đây và bây giờ.

Không phải là "cái đang là", thí dụ "tôi đang vui", "tôi đang khổ" , "tôi đang nhức răng", "tôi đang nóng giận".... mà chính là chỉ nhìn "thấy và biết" cái đang là hiện xảy ra đến với cái "tôi". Đang vui, đang khổ, đang nhức răng, đang nóng giận. Nhìn bằng cái nhìn, lặng lẻ quán chiếu, không nói năng, không phán xét... Và không tưởng tượng suy xét về quá khứ, không mơ vọng đến tương lai.

Thế giới bên ngoài củng vậy, ta nhìn mà không tư kiến, không phán xét, không can thiệp, nhìn với thái độ tỉnh lặng và "rơm rác". Chử "rơm rác" mang ý nghĩa là khiêm tốn hạ mình tới mức tận cùng của sự giản dị. Như câu ca trong bài "Để gió cuốn đi" của Nhạc sỉ Trịnh Công Sơn:
Hảy nghiêng đời xuống nhìn suốt một cuộc tình.
Chỉ lặng nhìn không nói năng,...để buốt trái tim.​

Như vậy là sống cùng thực tại, mà không "thực tại_cái đang là". Tĩnh giác, vô tư kiến, không tưởng về quá khứ, không vọng tương lai, và không đắm chìm trong hiện tại. Trong Kinh Kim Cang có đoạn viết : Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tai bất khả đắc, tâm vị lai bất đắc.
Có một người đến hỏi Đức Phật :"Bạch Thế Tôn, làm thế nào Ngài thoát khỏi bộc lưu?"
Đức Phật trả lời :"Không bước tới, không dừng lại, Như Lai đã thoát khỏi bộc lưu."
Không bước tới_hiểu là không chuyển_nghĩa là không bước tới thì tương lai củng không ngó lại quá khứ, và không dừng lại_hiểu là không đắm chìm trong hiện tại.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Một nghệ sỉ đóng phim đã có tiếng, hầu như suốt ngày trong tháng đã được lên lịch "cát_sê" cụ thể. Khi thì đóng vai buồn, khi đóng vai vui vẻ, khi là tên ác ôn, khi vào vai Thầy Tu đạo đức ... có những khi ra khỏi vai diễn rồi, khi trà rượu với bạn bè, bạn hỏi: "Đang uống trà hay đang đóng phim?" "Không biết nửa, có lẻ là đóng phim!"
Nghệ sỉ đóng phim là vậy, và "thực tại hiện tiền" của nghệ sỉ trên là ở đâu, lúc nào?.

Vâng, thưa quý đạo hửu, chúng ta là những "Nghệ sỉ" thành danh đấy ! Cuộc sống này phải nhập vai làm quan, làm tướng, làm kẻ đồ tể làm tên ăn mày ... về nhà thì làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ, làm con, làm cháu, làm anh, làm chị, làm em,... và có ai biết rằng đó củng chỉ là vai diển trong bộ phim dài ,,, không có đoạn kết. Và thực tế "thực tại hiện tiền" không phải là buồn, là vui, là ác ôn, hay là Thầy tu đạo đức ... mà chính là "...!!!..." , nên phải tỉnh giác!

Cái "buồn, vui, lành thiện, ác độc, đạo đức, ..., " chỉ là những vai diển mà thôi ! Chỉ có "Tỉnh" và "Giác" mới là thật.

Cọng thun có hoàn về thế củ hay không, cái cân lò so, kim có trở về số 0, không quan trọng , khi ta biết đang "Trở về", đang "Tỉnh", và đang "Giác", và dù là đang buồn, vui, ác , đạo đức.... hay là đang ... gì ... gì đi nửa.

Câu chuyện mà được nghe Thầy_HT.Thích Phước Tịnh giảng rằng :

Có "học trò" bị rắn cực độc cắn, liền thỉnh "Thầy" tới cứu, "Thầy" tới nơi, thấy và biết "học trò" không qua khỏi mới dạy rằng :"Hảy bình thản và quán chiếu cơn đau".
"Học trò" liền thực hành theo, thấy và biết, vùng chân, tới vùng bụng, lên đến ngực, ép tim, xanh mặt, tím tái mặt mũi đồng thời nhận ra rằng sắc thân này không phải là "ta", "ta" không phải là sắc thân này, thọ, tưởng, hành cho đến thức không phải là "ta", "ta" không là "thọ", không là "tưởng", không là "hành" và không là "thức" và chứng nhập "Tánh không" ... xã bỏ sắc thân ... rồi chết.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Trong nhà Thiền, ai củng biết 4 câu kệ từ Tổ Sư Đạt Ma:
Giáo ngoại biệt truyền.
Bất lập văn tự.
Trực chỉ nhân tâm.
Kiến Tánh thành Phật.
"Trực chỉ nhân tâm" ấy chính là cái thực đang hiện hửu mà chúng ta quên, cố tình quên hoặc cứ cho là không biết "cái ngay bây giờ và tại đây".

Như người Nghệ sỉ đóng phim, "cái vai diễn" và "cái con người thật của nghệ sỉ", cả hai đều cùng trong một con người nhưng vì nhập vai "quá đạt" đến nổi quên luôn cả "người thật đang hiện hửu".
Xin dẩn ra đây vài mẫu chuyện thiền.
Một chú tiểu thành khuẩn thỉnh Triệu Châu dạy thiền, Triệu Châu hỏi:
_ Ăn cháo chưa?
_Ăn cháo rồi.
Triệu Châu bảo:
_Rửa chén đi.
Thoạt nghe, chú tiểu liền "Ngộ".

 

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2010
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Trong nhà Thiền, ai củng biết 4 câu kệ từ Tổ Sư Đạt Ma:
Giào ngoại biệt truyền.
Bất lập văn tự.
Trực chỉ nhân tâm.
Kiến Tánh thành Phật.
"Trực chỉ nhân tâm" ấy chính là cái thực đang hiện hửu mà chúng ta quên, cố tình quên hoặc cứ cho là không biết "cái ngay bây giờ và tại đây".
Giáo ngoại biệt truyền.
Bất lập văn tự.
Trực chỉ nhân tâm.
Kiến Tánh thành Phật.

Đây là 4 câu kệ của Thiền tông, tương truyền do Bồ Đề Đạt Ma, tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn Độ và là Tổ đầu tiên của Thiền tông Trung quốc, dạy:
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ chân tâm
Kiến tánh thành Phật

Dịch nghĩa:
Không lập chữ nghĩa
Truyền riêng ngoài giáo pháp
Chỉ thẳng tâm thật
Thấy tánh thành Phật.

Không cần chữ nghĩa, không cần giáo pháp (hay ít ra là giáo pháp là chuyện phụ–truyền riêng ngoài giáo pháp. Chỉ cần chỉ thẳng tâm thật, thấy “tánh” của mình là thành Phật.
Đây rõ là một đường tu tập với tâm lực cực mạnh, rất ít người có đủ căn cơ để chỉ thẳng vào tâm thật của mình, thấy được bản tánh tinh tuyền của mình để thành Phật. Có lẽ vì vậy mà dòng Thiền đốn ngộ này truyền đến được 6 đời, đến đời Lục tổ Huệ Năng là thất truyền. Ngày nay mọi chúng ta cứ phải tu theo kiểu rùa bò, mỗi giờ bò được một chút, bò cả đời.
TĐH
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bác Chỉ Chờ Chết,
Chào tất cả các Bạn,


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Vì thấy Bác “thở than” … hì hì… nói đùa cho vui - Bác đừng giận nhe :

Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ chân tâm
Kiến tánh thành Phật

Dịch nghĩa:
Không lập chữ nghĩa
Truyền riêng ngoài giáo pháp
Chỉ thẳng tâm thật
Thấy tánh thành Phật.

Không cần chữ nghĩa, không cần giáo pháp (hay ít ra là giáo pháp là chuyện phụ–truyền riêng ngoài giáo pháp. Chỉ cần chỉ thẳng tâm thật, thấy “tánh” của mình là thành Phật.


Đây rõ là một đường tu tập với tâm lực cực mạnh, rất ít người có đủ căn cơ để chỉ thẳng vào tâm thật của mình, thấy được bản tánh tinh tuyền của mình để thành Phật. Có lẽ vì vậy mà dòng Thiền đốn ngộ này truyền đến được 6 đời, đến đời Lục tổ Huệ Năng là thất truyền. Ngày nay mọi chúng ta cứ phải tu theo kiểu rùa bò, mỗi giờ bò được một chút, bò cả đời.
Nên d/đ muốn chia sẻ một chút về điều d/đ hiểu - mong Bác bớt đi phần nào sự ưu phiền. Tuy d/đ chưa được đọc tài liệu nói 4 câu kệ :

Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ chân tâm
Kiến tánh thành Phật


Là do Bồ Đề Đạt Ma, Tổ thứ 28 - được truyền thừa y bát dạy. Nhưng d/đ tin. Và theo như d/đ hiểu - thì vì “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” là lời đức Phật giảng nói về “Chánh pháp Nhãn tạng, Niết bàn Diệu tâm, pháp môn kỳ diệu của Như Lai” - khi truyền trao y bát cho ngài Ca Diếp - làm Tổ thứ nhứt - gìn giữ pháp môn nhiệm mầu đó.

Cho nên, giáo pháp biệt truyền, không lập văn tự đó của Như Lai - cũng chỉ truyền riêng cho các vị Tổ được truyền thừa y bát ; chứ không có giảng nói - lưu lại bằng văn tự.

Vì vậy, không phải chỉ có chúng sanh đời sau - không hiểu biết về pháp môn mầu nhiệm đó của Như Lai. Mà cả ngay những người có mặt trong pháp hội lúc bấy giờ - cũng không ai hiểu biết gì về pháp môn đó cả.

Do đó, việc chúng ta không hiểu biết về diệu pháp của Như Lai là do ý của Phật. Vì vậy, Bác đừng có ưu phiền.


Còn vì sao đức Phật chỉ truyền pháp cho các vị Bồ tát mà không nói cho mọi người cùng biết - thì sau này có dịp d/đ sẽ dẫn chứng.


Còn Tổ Bồ Đề Đạt Ma là Tổ được truyền thừa y bát - nên tất nhiên là Tổ hiểu rất rõ về giáo pháp biệt truyền đó. Tuy nhiên, Tổ Bồ Đề Đạt Ma cũng như các vị Tổ được truyền thừa y bát khác - chỉ nói cho chúng ta nghe biết một cách tổng quát về pháp môn nhiệm mầu của Như Lai. Để đến thời điểm _ Như Lai khai mở - giảng nói _ cho mọi người nghe biết pháp môn kỳ diệu của Như Lai. Thì chúng ta nhận ra diệu pháp đó là của Như Lai - chứ các Ngài không có dạy chúng ta - cách tu tập diệu pháp đó.


Và vị Tổ khai mở - giảng nói - chỉ dạy _ cho mọi người biết cách tu tập diệu pháp của Như lai - là Lục Tổ Huệ Năng. Vì chắc Bác còn nhớ - lời của Tổ Hoằng Nhẵn - khi truyền y bát cho Lục Tổ Huệ Năng - có căn dặn Tổ Huệ Năng :

"Từ đây sắp sau, Phật Pháp sẽ do ông truyền bá thạnh hành. Ông đi rồi, ba năm ta sẽ qua đời. Nay ông hãy đi, gắng sức đi qua hướng Nam , nhưng chẳng nên vội thuyết pháp,vì Phật Pháp khó mở.
Và nếu Bác để ý thì sẽ thấy không có vị Tổ nào truyền thừa y bát - căn dặn vị Tổ kế thừa như vậy.
Và nếu Bác để ý thì cũng sẽ thấy - Pháp mà Tổ Huệ Năng giảng nói đều giống với lời các vị Tổ được truyền thừa y bát _ giảng. Nhưng lại là lời chỉ dạy cách tu tập.

Mong giúp Bác bớt ưu phiền
Kính chào
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Cám ơn Chichochet va dieuduc ghé xem và đọc. Riêng phần thảo luận, hình như quý vị đi quá xa chủ đề, CT vốn chỉ muốn mượn bốn câu kệ làm "bàn đạp" cho tiêu đề "Thực tại hiện tiền", thế mà quý vị lại chăm chú nhiều vào bốn câu kệ, xăm soi vào "bàn đạp" chi vậy! CT sẻ lập topic khác về "bàn đạp".
Kính
Chiếu Thanh


 

tt_chuyenphapluan

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2010
Bài viết
1,020
Điểm tương tác
193
Điểm
63
Cám ơn Chichochet va dieuduc ghé xem và đọc. Riêng phần thảo luận, hình như quý vị đi quá xa chủ đề, CT vốn chỉ muốn mượn bốn câu kệ làm "bàn đạp" cho tiêu đề "Thực tại hiện tiền", thế mà quý vị lại chăm chú nhiều vào bốn câu kệ, xăm soi vào "bàn đạp" chi vậy! CT sẻ lập topic khác về "bàn đạp".
Kính
Chiếu Thanh
Xin lỗi Bác Chiếu Thanh nha , vì Bác Chỉ Chờ Chết và Chị Diệu Đức không đọc kỹ tiêu đề nên làm loãng topic "Now and here" nghĩa là "Bây giờ và ở đây".
Còn "Thực tại và hiện tiền" đồng nghĩa có gì phải làm "bàn đạp" bởi lẻ chiếc xe cứ đổ xăng mà chạy tới , nên nhớ tuổi tác của Bác đạp có nổi không ???
Kính ,

 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Kính chú Chiếu Thanh !

Xin chú làm ơn chỉ cho hungcom cái "thực tại hiền tiền" của cái "thành Càn Thát Bà" này :

[NEN="http://i1323.photobucket.com/albums/u600/hungcom123/thanhcanthatba2_zps695b41cc.jpg"].





















.[/NEN]

Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Truyện thứ 2:
Trong Truyền Đăng Lục có câu chuyện như thế này:

Tổ thứ III, Tăng Xán, một hôm có vị Tăng đến tham bái và hỏi:
_Thưa, Tâm gì là Tâm Phật?
Tổ hỏi lại:
_Tâm của Ông bây giờ là tâm gì?
...
Ngừng một chút, vị Tăng trả lời:
_Con bây giờ không có tâm.
Bây giờ, Tổ mới dạy:
_Ngay cả ông củng không có Tâm, thì Phật sao có tâm chứ !
Vị Tăng, ngay lúc ấy, "ngộ" ra một điều gì !. Phủ phục đảnh lể Tổ.
Và thưa tiếp:
_Thưa Thầy, xin Thầy từ bi chỉ cho con đường "Giải Thoát" .
_Ai trói buộc ông?
Vị Tăng lắc đầu:
_Không có ai trói buộc con.
Tổ dạy:
_Đã không có ai trói buộc ông vậy thì ông đã giải thoát rồi, vì sao còn cầu phương pháp "Giải Thoát" ?
...
Vị Tăng này chính là Đạo Tín, vị Tổ thứ IV Thiền Tông .

__________________
Quý vị, đọc và nghiền ngẫm, cái "Thực tại hiện tiền" trong đạo khác hơn nhiều "Thực tế ngoài đời". Nên mới gọi là "Trực chỉ nhân tâm", vượt qua kinh luận nên mới có từ "Bất lập văn tự" và hửu duyên, căn cơ mới nói nên có câu "Giáo ngoại biệt truyền" .

Những người hiểu lầm nên đã kích từ "Now and here", và cái "Thực tại hiện tiền" lại cho rằng không thích hợp "Đại Thừa" "Đốn Giáo , Tối Thượng Thừa", một ý tưởng sai lầm tai hại.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
[NEN="http://i1323.photobucket.com/albums/u600/hungcom123/thanhcanthatba2_zps695b41cc.jpg"].















Thấy không?



Thành Càn Thát Bà !





[/NEN]
Một hôm Sư _ TS.Vô Ngôn Thông_ không bệnh, tắm rửa thay y phục, gọi Cảm Thành _(đệ tử thế hệ thứ I Thiền Phái Kiến sơ_Vô Ngôn Thông)_ đến dạy rằng: "Ngày xưa, Tổ ta là Nam Nhạc Hoài Nhượng Thiền sư (Thầy của Mã Tổ, truyền thừa đến Ngài Bách Trượng Hoài Hải, Hoài Hải có ba đệ tử lớn là Linh Hựu, Hy Vận và Vô Ngôn Thông) , khi ngài sắp tịch, có dạy:

Nhất thiết chư pháp,
Giai tùng tâm sanh
Tâm vô sở sanh,
Pháp vô sở trụ.
Nhược đạt tâm địa,
Sở tác vô ngại.
Phi ngộ thượng căn,
Thận vật khinh hứa.


Dich nghĩa:

"Tất cả các pháp
Đều từ tâm sinh
Tâm không chỗ sinh
Pháp không chỗ trụ
Nếu đạt đất lòng
Chỗ làm không ngại
Không gặp thiện căn
Cẩn thận chớ nói"
.

Dạy xong, Sư chắp tay mà mất.

 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63


Những người hiểu lầm nên đã kích từ "Now and here", và cái "Thực tại hiện tiền" lại cho rằng không thích hợp "Đại Thừa" "Đốn Giáo , Tối Thượng Thừa", một ý tưởng sai lầm tai hại.

Kính chú Chiếu Thanh !

Theo Mục đồng, chủ trương "Now and here" chỉ để an bớt động tính, chớ không phải cái "Thực tại hiện tiền" này là cái Chân lý, cái mục đích mà người tu Phật chúng ta tìm kiếm.

Thử hỏi chúng ta lấy cái gì để nhận ra "Now and here", nhận ra "Thực tại hiện tiền" ?

Vẫn là CÁI SỐNG CỦA Ý THỨC MÊ LẦM mà thôi !

Đức Lục Tổ đã nói rằng :


[NEN="http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/kememiengnoi_zpscdda9450.jpg"].





































.
[/NEN]
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính chú Chiếu Thanh !

Theo Mục đồng, chủ trương "Now and here" chỉ để an bớt động tính,

Kính Bác Mục Đồng!
Vậy,Theo ÝBác là có chủ trương sao?

Đừng tin vào ý của mình, và cái gì "có" đều là huyển hư (Phàm sở hửu tướng giai thị hư vọng)
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Truyện thứ 2:
Trong Truyền Đăng Lục có câu chuyện như thế này:

Tổ thứ III, Tăng Xán, một hôm có vị Tăng đến tham bái và hỏi:
_Thưa, Tâm gì là Tâm Phật?
Tổ hỏi lại:
_Tâm của Ông bây giờ là tâm gì?
...
Ngừng một chút, vị Tăng trả lời:
_Con bây giờ không có tâm.
Bây giờ, Tổ mới dạy:
_Ngay cả ông củng không có Tâm, thì Phật sao có tâm chứ !
Vị Tăng, ngay lúc ấy, "ngộ" ra một điều gì !. Phủ phục đảnh lể Tổ.
....
Vị Tăng này chính là Đạo Tín, vị Tổ thứ IV Thiền Tông .

__________________
......

Những người hiểu lầm nên đã kích từ "Now and here", và cái "Thực tại hiện tiền" lại cho rằng không thích hợp "Đại Thừa" "Đốn Giáo , Tối Thượng Thừa", một ý tưởng sai lầm tai hại.

Kính chú Chiếu Thanh !

"Vị Tăng, ngay lúc ấy, "ngộ" ra một điều gì !"

Vị Tăng ấy ngộ ra rằng : "Tâm như bộc lưu" _ như dòng nước chảy _ chúng ta không thể nắm bắt được gì, vì dòng nước vốn không phải là dòng nước _ chỉ là một tập thể những phân tử nước.
Có ai dừng đứng hay nắm bắt được thời gian hay không ? Thưa không ! Vì thời gian chỉ là khái niệm !
Thế mà có những kẻ "toan nắm bắt thời gian dừng đứng lại" (thực tại hiện tiền).
"Thực tại hiện tiền" chỉ là một cảnh trong tuồng Mê mà thôi.
Ý thức của người thường thì luôn chạy theo cảnh, Ý Thức của người tu là cố gắng không theo cảnh.
Không theo cảnh thì đứng đó, cái Mê vẫn còn "nguyên một cục" chứ có phải là Giác Ngộ đâu !

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên