"Now and here"

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính các Đạo Hửu!
Lý về "Now and here", "Ở đây và lúc này" thực tế đã được Đức Phật Thích Ca ứng dụng từ dạy cho đệ tử từ hơn 2500 năm về trước, chứ chẳng phải là Thiền Tông Trung Hoa, về sau này từ Tổ Sư Đạt Ma , đem ra ứng dụng.
Chúng ta đọc trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có câu chuyện Đức Phật dạy A Nan trong giờ khất thực. Một hôm gần tới giờ khất thực Đức Phật gọi:
_“A Nan! giờ thọ thực đã đến, ông hãy mang bát theo ta vào thành.”
Ngài A Nan: _“Dạ.”
Khi A Nan bưng bát lên, Đức Thế Tôn dạy thêm:
_“Nếu ôm bát đi thì phải y nghi thức của bảy Đức Phật quá khứ”.
A Nan hỏi:
_“Bạch Đức Thế Tôn. Nghi thức của bảy Đức Phật quá khứ như thế nào?”
Đức Thế Tôn nói: _“A Nan.”
A Nan: _“Dạ.”
Đức Phật dạy:
_“Hãy bưng bát.”
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính các Đạo Hửu!
Lý về "Now and here", "Ở đây và lúc này" thực tế đã được Đức Phật Thích Ca ứng dụng từ dạy cho đệ tử từ hơn 2500 năm về trước, chứ chẳng phải là Thiền Tông Trung Hoa, về sau này từ Tổ Sư Đạt Ma , đem ra ứng dụng.
Chúng ta đọc trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có câu chuyện Đức Phật dạy A Nan trong giờ khất thực. Một hôm gần tới giờ khất thực Đức Phật gọi:
_“A Nan! giờ thọ thực đã đến, ông hãy mang bát theo ta vào thành.”
Ngài A Nan: _“Dạ.”
Khi A Nan bưng bát lên, Đức Thế Tôn dạy thêm:
_“Nếu ôm bát đi thì phải y nghi thức của bảy Đức Phật quá khứ”.
A Nan hỏi:
_“Bạch Đức Thế Tôn. Nghi thức của bảy Đức Phật quá khứ như thế nào?”
Đức Thế Tôn nói: _“A Nan.”
A Nan: _“Dạ.”
Đức Phật dạy:
_“Hãy bưng bát.”

Kính chú Chiếu Thanh !

Thì ra chú đã hiểu lầm "MẬT Ý" của bài pháp trên !

Bài trên đức Phật dạy điều gì ?

_ CÁC PHÁP BÌNH ĐẲNG.

Một việc làm nhỏ nhặt nhất, tầm thường nhất vẫn có giá trị bình đẳng như những việc làm tối quan trọng khác (thí dụ như cúng dường nghìn muôn ức đức Phật).

Trong Phật pháp "Tất cả hữu vi pháp đều là giả huyễn" cho nên tất cả đồng giá trị như nhau ở tính không thật có. Vì không thật có cho nên Núi Tu Di lớn không phải là núi Tu Di lớn, hạt cải nhỏ không phải là hạt cải nhỏ, cho nên Núi Tu Di có thể nhét vào hạt cải, cho nên thiên thu có thể gói gọn trong một sát na.

Chỉ là giả huyễn thôi mà, chuyện gì lại không thể xảy ra, không thể làm được chứ ?, thậm chí cái làm được cũng giả huyễn luôn.

Có một vị Tổ thấy được ý này nên buộc miệng : "Gánh nước đều diệu dụng, bửa củi ấy Thiền cơ".

Đỉnh cao của Phật pháp là dạy "Sự Bình Đẳng trong tất cả vạn sự, vạn vật" vì thế mà Tổ Ca Diếp chỉ mĩm cười. (Vì Ngài đã thấy Sự Bình Đẳng luôn trong cả những chuyện thuyết pháp độ sinh, hoằng truyền Phật pháp cũng không hơn gì một áng mây chiều).

Nếu chú Chiếu Thanh cho rằng việc làm trên là đức Phật dạy "hãy sống cho phút giây hiện tại" thì hóa ra Phật pháp không hơn gì một triết thuyết tầm thường đang phổ biến trên thế giới hay sao ?

Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Bác Mục Đồng, hungcom, Hắc Phong, hoatihon...
Kính các Đ/H quan tâm.

Nếu chú Chiếu Thanh cho rằng việc làm trên là đức Phật dạy "hãy sống cho phút giây hiện tại" thì hóa ra Phật pháp không hơn gì một triết thuyết tầm thường đang phổ biến trên thế giới hay sao ?

Thưa các bạn, giờ đây, lúc này đây, thật sự CT củng chưa "Ngộ" được, chứng nhập được "Tại đây và lúc này", bằng tâm trống rổng. CT thấy rằng những điều Phật dạy có thể tựu trung rằng : "Sống cùng hiện tại bằng tâm trống rổng". "Mạc ký, mạc ức, mạc duyên niệm.... " Chớ nhớ, chớ tưởng, chớ khởi sanh niệm ... nhưng không phải điên, khùng.

Trong Thiền tông có câu "Phản bổn hoàn nguyên", nghĩa là Xoay ngược tánh mình trở về với nguyên gốc. Đó là "Con đường trở về... nhiều tập". (Giống tựa của loạt bài viết của Bác Nguyển Văn Học)
Trên đường trở về thì trả lại tất cả những gì lúc ra đi mà mình mượn tạm, như nhửng người phạm nhân lúc đi làm công tác thì sắp hàng một, đi tới kho dụng cụ thì mổi người lượm (mượn) một món, đi làm, lúc về thì củng sắp hàng một, ngang qua kho dụng cụ trả lại những gì mượn lúc sáng.

Củng vậy, trên đường về thì trả lại tất cả những gì lúc ra đi mà mình mượn tạm, đồng hồ để coi giờ, nón để che nắng, quần áo mặc cho ấm... và "chân" để đi, "tay" để nắm bắt, mắt để dòm ngó, tai để lóng nghe, mủi để hít mùi... cho đến "đầu" để suy nghỉ... trả lại tất tần tật... và còn lại gì sau khi trả ...!?!?
Có người tham, đồ mượn mà cho là đồ của mình, tưởng là đồ của mình, thế mới có chuyện !

Và, thế là có cú huýt nhẹ, cú khều nhẹ, cú bat tai nhẹ ... cho tỉnh ra, "Mầy là cái gì? Mầy có cái gì, trong và ngoài, cái gì của mầy?"

Nói vòng nói vo Tam Quốc cho hiểu mà chẳng hiểu thì "chỉ thẳng ngay tim đen" ! Bây giờ và ở đây "Mầy là cái gì ? Mầy có cái gì?

Thưa các bạn, theo các bạn: "mình là cái gì?" "mình có cái gì?".
Đó là "Tánh Không" và "Pháp Thân thường trụ".

Ý thức của người thường thì luôn chạy theo cảnh, Ý Thức của người tu là cố gắng không theo cảnh.
Ý thức người thường hay ý thức người tu củng cùng là ý thức. Chạy hay không chạy theo cảnh củng đồng vô mình mà thôi.
Theo Mục đồng, chủ trương "Now and here" chỉ để an bớt động tính, chớ không phải cái "Thực tại hiện tiền" này là cái Chân lý, cái mục đích mà người tu Phật chúng ta tìm kiếm.
Kính Bác Mục Đồng.
Thực tại hiện tiền, không phải là chủ trương, vì nếu là "chủ trương" thì củng không thoát khỏi quy luật "Thành, Trụ, Hoại, Diệt" mà "Thực tại hiện tiền" thì lúc nào, ở đâu củng có chẳng luật nào Diệt được "Thực tại hiện tiền".
Và nếu dùng chử Chân Lý thì đúng một nửa là chử "Chân" còn "Lý" thì tùy.
Mục đích của người tu Phật là "Giải Thoát". Nếu không mục đích giải thoát thì không phải người tu. Và tìm kiếm mục đích là tự mình trói buộc mình.

Văn cú còn non kém. Xin quý vị niệm tình.

Kính
Chiếu Thanh
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính quý đạo hữu !

Tuấn Tú đã viết:
Những điều đó gọi là "chánh niệm" trong mọi động tác chứ chẳng phải là tánh không! Đó chỉ là một diện của "Now and where"!?
Hình như bác Tuấn Tú đang cố tình ghẹo chú Chiếu Thanh, cho nên đã (làm bộ) viết nhầm :
Now and here (Bây giờ và ở đây) thành ra Now and where (Bây giờ và ở đâu ?)


[NEN="http://i1298.photobucket.com/albums/ag54/Hac_phong/odayvabaygio_zpsbba03366.jpg"]
.





























.[/NEN]

Kính !
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Chào vovi !

Ngày hôm qua bạn đã viết 5 bài, bạn đã vi phạm lệnh cấm của Thầy Viên Quang (cựu Tổng Quản).

Cường nghĩ rằng, trải qua thời gian dài có thể bạn tiến bộ gì hơn hay không (?) cho nên đã chờ xem.
Nếu bạn có tiến bộ _ tức là viết bài có chất lượng _ thì lệnh trên sẽ được ân xá.

Nhưng rất tiếc (nói xin lỗi) bạn vẫn là "cái thùng rỗng", lời phát biểu của bạn chỉ làm loãng chủ đề "Now and here" mà thôi.

--------------

Mục đích của Diễn đàn Thảo Luận là :

_ Giáo Lý Phật pháp như "mưa Cam Lồ", chúng ta như những mảnh đất hoang, nhờ có thảo luận mà được cày, cuốc, xới giúp cho nước mưa Phật pháp được thấm đẩm vào tạng thức. Hoặc hiện tại, hoặc tương lai tâm hồn chúng ta sẽ được tươi nhuận.

Còn với những tâm hồn sỏi đá, thì mưa Cam lộ cũng không thấm đẩm được !

Thành viên vovi đọc học Phật đã lâu, nhưng chỉ đủ để "chém gió" ở quán cafe lề đường, cho nên rất tiếc Cường với tư cách Mod của box Thảo Luận Tổng Quan này nghiêm cấm bạn tham gia thảo luận ở Box Tổng Quan này, vì bài của bạn chỉ làm loãng chủ đề, vô ích mà thôi. Nếu có sẽ bị xóa không cần báo !

Kính Thông Báo !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Thưa các bạn,
Ở một khía cạnh nào đó! có vài Đ/H, cho là tư tưởng qua tỉ dụ là sai lầm !

1/ Một con người dù trả lại hết, đồ tiện nghi, quần áo, mền mùng,... cho đến mắt, tai, mủi, lưởi... thậm chí cái "đầu" để suy nghỉ ... ! thì vẩn còn "Tâm thức".(bấm vào đây) Không phải là "Pháp thân thường trụ". Vẩn còn kẹt trong vòng sanh tử ? .

Vâng, thưa các bạn, "Tâm thức" này có trước hay là sau khi mượn đồ?. Cần phân biệt rỏ.

Thức mà có trước "mượn đồ", thì đó là "Bạch Thức", nghỉa là cái thức trơn tru, cái thức chưa nhiễm.

Thức , sau khi mượn đồ, là cái thức nhiễm ô nên mới gọi là tâm thức. Như những phạm nhân, trong lúc công tác, bỉ thử, hơn thua, yêu ghét... v v ... không phải "Trên đường về..." rồi bỏ mang hiện kiếp, Thì đó là Tâm thức dẩn sanh vào luân hồi sanh tử.

Trong chúng sanh, "Bạch thức và Tâm thừc", qua lại lên xuống như dạng hình sin, hình parabol, hình đường cong bất kỳ không theo quy luật nào cả. Và chỉ có nhửng Bậc thượng thủ mới nhìn rỏ, lúc nào là "tâm", lúc nào là "bạch". Và, có nhửng lúc mình "Bạch" lại không "Trụ" vào "Bạch Thức", nên không tỏ ngộ "Pháp Thân". (Như chuyện Ngài A Nan bưng bát).

Thiền Sư Vô Ngôn Thông sau khi Ngộ Đạo, ở Quảng châu, trụ trì chùa Hoà an. Có người hỏi: "Thầy phải là Thiền sư chăng?"
Sư đáp: "Bần đạo không từng học thiền"
Im lặng giây lâu, Sư gọi, Người đó đáp: "Dạ".
Sư chỉ cây soan.
Người đó không trả lời.

Im lặng giây lâu, chính là để "Tâm thức" người hỏi lắng đọng về "Bạch thức". Chỉ cây soan, chính là cho người hỏi, nhận biết "Tánh thấy" thường trụ của mình. Nhưng người đó không thấy ! Tiếc thật
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
2/ Lại có người nói: Chúng sanh vào thế giới nầy như những "phạm nhân", tại sao có người nghèo, người giàu, kẻ sung sướng cả đời, người lây lất cùng khổ? Tỷ dụ như vậy chưa đúng.

Thưa quý vị:
CT không nói chuyện "Nhân quả", vì nó xưa rồi và ai nói củng được, "bây giờ và ở đây", thì "nghèo và khổ" chỉ là khái niệm, và "giàu và sung sướng" củng là một khái niệm. Với cái "Tâm trống rổng" mọi khái niệm tan thành mây khói, thành hư vô.
Một hành giả, thức trở về "bạch thức", tâm trống rổng, nhưng bị đau về thân, thì ngay lúc ấy hỏi : "Đau cái gì ?, ai đau?" thì sẻ ngộ ra ngay.
Như câu chuyện "Ngón tay của Câu Chi":
Hễ có người nào hỏi, hòa thượng Câu Chi chỉ giơ lên một ngón tay. Về sau có người nào hỏi tiểu đồng hòa thượng nói Pháp gì, tiểu đồng cũng giơ ngón tay lên. Câu Chi nghe được bèn chặt đứt ngón tay của tiểu đồng. Tiểu đồng bị đau, khóc, bỏ chạy. Câu Chi gọi, tiểu đồng ngoảnh đầu lại, Câu Chi bèn
giơ ngón tay lên, tiểu đồng bỗng nhiên liền "ngộ".


Nhưng thấy "có" thì cạn hơn là vai diển trong tuồng hát (bấm vào đây), Anh sung sướng, giàu có _là một vai, tôi nghèo khổ_củng là một vai, thế thôi.

Và cạn hơn nửa là "Nhân quả", cái này xin khỏi giải thích.

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Bây giờ, chúng ta tiếp tục đọc bài Pháp của Sư Viên Minh, nhưng trước khi đọc, nhắc lại cùng quý vị là hảy lắng đọng tâm thức, không tư kiến, và không (đừng vội) phán xét. Tiếp nửa là từ ngữ dùng trong bài Pháp có phần rút gọn lại, như "cái thực" nên hiểu là "thực tại". (xin bấm vào đây).

Sau khi đọc xong, phần trích dẩn, CT cùng quý vị thảo luận.

1) Từ cái thực đến kinh điển: Sau khi Đức Phật giác ngộ ra sự thật Ngài đã im lặng vì khó có thể diễn đạt thế giới tự chứng ấy bằng ngôn ngữ thế gian. Cho đến khi do duyên Phạm Thiên Sahampati thỉnh cầu Ngài mới phải miễn cưỡng vận dụng ngôn ngữ để chỉ bày sự thật ấy cho chúng sinh. Và 45 năm thuyết giảng bằng một thứ ngôn ngữ bình dân, giản dị và phổ thông nhất, thời bấy giờ, đã được kết tập thành một Đại Tạng Kinh Điển vô cùng đồ sộ. Vậy kinh điển phát xuất từ sự thật đã được chứng ngộ.

2) Từ kinh điển đến cái thực: Bây giờ chúng ta dựa trên kinh điển Đức Phật dạy để nghiên cứu, học hỏi hầu có thể tìm tòi, khám phá ra cái thực. Tưởng chừng việc này dễ dàng cho chúng ta hơn là việc Đức Phật phải miễn cưỡng vận dụng ngôn ngữ để trình bày cái thực nhiều, nhưng thực ra vấn đề không giản dị như vậy. Được nghe trực tiếp từ kim khẩu hay Pháp âm của Đức Phật thì còn có thể dễ thấy ra cái thực, chứ qua kinh điển thì không dễ dàng như chúng ta tưởng đâu.

Đầu tiên là cái thực, thực tại hiện tiền_thời Đức Phật chứng Đạo, không khác gì thực tại hiện tiền, bây giờ và ở đây. Vì nếu khác thì "Đạo Phật" không tồn tại tới bây giờ. "Cái bánh" từ thời Đức Phật tới bây giờ chắc chắn sẻ thiu sẻ thối, thành bụi bay vào hư không rồi, núi còn lở nữa mà!

Đức Phật giác ngộ từ thực tại, và vượt khỏi của tri kiến phân biệt, cố chấp của con người thế gian, điều chứng ngộ ấy "siêu xuất" vượt khỏi ngôn thuyết của thế gian, nhưng không rời thực tại hiện tiền, và Ngài đã nói sau khi chứng ngộ: "Ta đã Chứng Ngộ, và mỗi Chúng Sanh đều có thể chứng ngộ"
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113

Đức Phật giác ngộ từ thực tại.....

Rõ ràng chú Chiếu Thanh NÓI OAN CHO PHẬT rồi !

[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KKC23_zpsd5f4e575.jpg"].



















....
[/NEN]

hu....hu......! :eek:nion21::eek:nion21::eek:nion21:
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113

Rõ ràng chú Chiếu Thanh NÓI OAN CHO PHẬT rồi !

Chào Hoa Tí hon !
CT có ý nghỉ nói oan(.cho ai đó) xin thành tâm sám hối.

1/ Đức Phật giác ngộ từ thực tại, có nghĩa là: Không nhớ tưởng về quá khứ (ta là Thái Tử Sỉ Đạt Đa con vua Tịnh Phạn), không tính toán tương lai (Ta sẻ thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni, là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giái, Điều ngự trượng phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.)
Ngay lúc ây, dưới cội Bồ Đề, lúc sao mai mọc Ngài GIÁC NGỘ. ĐẤNG TOÀN GIÁC. Vì vậy, nên có đầy đủ 10 hiệu (như trên)

2/_ Chúng ta thỏa thuận với nhau là: nhìn vấn đề mà không có tư kiến của mình (Nhìn mà không mang mắt kiếng ). Hoatihon đã có tư kiến rồi vậy. Đó là "kiến chấp Đại Thừa". Lấy kinh Kim Cang làm bằng chứng, Có hình ảnh của Đức Phật Nhiên Đăng... v.v.

_Trong kinh đại thừa Hoa Nghiêm có 4 câu:
Nhược nhân dục liễu tri.
Tam thế nhất thiết Phật.
Ưng quán Pháp Giới Tánh.
Nhất thiết duy tâm tạo.​

Dịch nghĩa : Nếu như (có) người nào muốn biết, Tất cả ba đời (Quá, Hiện, Vị lai) Chư Phật, hảy quán xét toàn cỏi Pháp Giới, TẤT CẢ ĐỀU DO TÂM TẠO.

Phật Quá Khứ, Phật Vị Lai ... đều do tâm chấp trước mà có. Củng như Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng ... đều do tâm nhiễm ô mà hiện.

Nếu tâm mình không chấp trước, chẳng nhiễm ô củng không phải "Không Tâm", không tịnh, không dơ, không thêm , không bớt thì đó là "Tâm Phật", cùng Tâm Phật không khác, như Hư không chổ này chẳng khác chổ nào. (Hư không "Now and here" thì ở đâu lúc nào củng "Now and here", hư không thì vượt thời gian, vượt không gian)

Phật Thích Ca Mâu Ni vì Từ Bi Chuyển Pháp Luân vô thượng trí tuệ Bát Nhả nên nói "Ta thành Phật từ vô lượng kiếp" ý muốn dạy cho Đệ Tử của Ngài rằng : Tâm Phật chứng nhập được, từ lâu xưa đến nay(thời Đức Phật Tại thế) và muôn đời sau là "MỘT TÂM", Tâm không chấp trước, không nhiễm ô, không tịnh, không dơ, không thêm, không bớt, và không phải là "Không Tâm", Tâm này (Tâm Phật) đả có từ lâu xa vô lượng kiếp, chứ không phải "thành Phật rồi mới có" và mãi mãi về sau vẩn vậy, như quặng vàng đã tinh luyện thành VÀNG rồi thì không trở lại thành quặng..

Vì vậy, củng nên nhắc lại với Hoa Tí Hon là :
Y kinh giải nghỉa, oan Tam Thế Phật.
Ly kinh nhất tự, đồng Ma thuyết


Văn chương không suông , xin lấy ý quên lời !

Mến !

Chiếu Thanh
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Chào Hoa Tí hon !
CT có ý nghỉ nói oan(.cho ai đó) xin thành tâm sám hối.


Kính chú Chiếu Thanh !
"sám kỳ tiền khiên, hối kỳ hậu quá". Nay chú có thật tâm sám hối hay không ? Hay là lại tiếp tục nói oan cho Phật nữa ?

Oan cho Phật thì Phật không có "sức mẻ" gì hết, mà chỉ là mất lợi ích cho hành giả mà thôi !


1/ Đức Phật giác ngộ từ thực tại, có nghĩa là: Không nhớ tưởng về quá khứ (ta là Thái Tử Sỉ Đạt Đa con vua Tịnh Phạn), không tính toán tương lai (Ta sẻ thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni, là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giái, Điều ngự trượng phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.)
Ngay lúc ây, dưới cội Bồ Đề, lúc sao mai mọc Ngài GIÁC NGỘ. ĐẤNG TOÀN GIÁC. Vì vậy, nên có đầy đủ 10 hiệu (như trên)

Thiền sinh hỏi Thiền sư :

_ Có người nói "Đức Phật giác ngộ từ thực tại" vậy theo ý của Thầy câu này thế nào ?

Thiền sư đáp :

_ Ta chưa thành Phật, cho nên không biết đức Phật từ cái gì mà giác ngộ !

_ Thế sao "người ấy" biết ?

_ "Người ấy" nghe người ta nói, rồi nói theo.


2/_ Chúng ta thỏa thuận với nhau là: nhìn vấn đề mà không có tư kiến của mình (Nhìn mà không mang mắt kiếng ). Hoatihon đã có tư kiến rồi vậy. Đó là "kiến chấp Đại Thừa". Lấy kinh Kim Cang làm bằng chứng, Có hình ảnh của Đức Phật Nhiên Đăng... v.v.


Thưa chú, khi lặp lại đoạn Kinh văn trên hoatihon không quan tâm lắm _ Kinh gì, có hình ảnh Phật Nhiên Đăng hay không, cháu chỉ muốn chú và mọi người được đọc mấy chữ này :


<!--[if gte mso 9]><xml> <o:OfficeDocumentSettings> <o:RelyOnVML/> <o:AllowPNG/> </o:OfficeDocumentSettings> </xml><![endif]--> [FONT=&quot]於法實[/FONT][FONT=&quot]無所得[/FONT]
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:DoNotOptimizeForBrowser/> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Ư pháp thật vô sở đắc.
(Nơi tất cả Pháp, đức Phật thật không có được Pháp nào cả).

thế mà chú không quan tâm đền điều cháu muốn nói, mà chỉ quan tâm đến Phật Nhiên Đăng, như thế là có tư kiến hay không tư kiến ?
(Có một lực hút _ tư kiến _ làm cho chú không còn trung thực khi nghe Kinh)


_Trong kinh đại thừa Hoa Nghiêm có 4 câu:
Nhược nhân dục liễu tri.
Tam thế nhất thiết Phật.
Ưng quán Pháp Giới Tánh.
Nhất thiết duy tâm tạo.​


Dịch nghĩa : Nếu như (có) người nào muốn biết, Tất cả ba đời (Quá, Hiện, Vị lai) Chư Phật, hảy quán xét toàn cỏi Pháp Giới, TẤT CẢ ĐỀU DO TÂM TẠO.
Chú Chiếu Thanh ơi ! Nói "Nhất thiết do tâm tạo" là cái THỰC TẠI mà chú tưởng tượng ra cũng là do tâm chú tạo. Tại sao chú lại trụ tâm vào một sản phẫm do tâm mình tạo ra mà nghĩ rằng sẽ từ nơi đó được thành đạo, rồi lại lôi kéo đức Phật vào, "dán nhản" để Phật làm "bình phong" cho chú ?

Phật Quá Khứ, Phật Vị Lai ... đều do tâm chấp trước mà có. Củng như Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng ... đều do tâm nhiễm ô mà hiện.
Câu này thì có lẻ Chú phải bị phạt quỳ hương mà thôi, phải sám hối và viết lại như thế này :

"Chư Phật, chư Đại Bồ tát dầu quá khứ, hay hiện tại, vị lai ... đều do nguyện độ sinh mà có. Còn nghìn muôn cảnh Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh hay Tu la, Nhân, Thiên đều do tâm nhiễm ô mà hiện."

Kính !

 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Phật Quá Khứ, Phật Vị Lai ... đều do tâm chấp trước mà có. Cũng như Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng ... đều do tâm nhiễm ô mà hiện.

Câu này thì có lẽ Chú phải bị phạt quỳ hương mà thôi, phải sám hối và viết lại như thế này :

"Chư Phật, chư Đại Bồ tát dầu quá khứ, hay hiện tại, vị lai ... đều do nguyện độ sinh mà có. Còn nghìn muôn cảnh Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh hay Tu la, Nhân, Thiên đều do tâm nhiễm ô mà hiện."

Kính !


<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đề nghị khi Chiếu Thanh quỳ hương sám hối, nên tụng bài kệ này:
<p style="padding-left: 56px;"><I><B>Đại từ, đại bi thương chúng sanh
Đại hỷ, đại xả cứu hàm thức</B>
Tướng tốt sáng ngời tự trang nghiêm
Chúng con chí tâm thành đảnh lễ.</I>
</span></span>
 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2011
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Chị hoatihon Kính mến !

hoatihon đã viết:
"Chư Phật, chư Đại Bồ tát dầu quá khứ, hay hiện tại, vị lai ... đều do nguyện độ sinh mà có. Còn nghìn muôn cảnh Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh hay Tu la, Nhân, Thiên đều do tâm nhiễm ô mà hiện."


Tâm chấp trước là Tâm chúng sanh chấp trước chứ không phải là tâm Phật chấp trước ! Chị và Bác Tuấn Tú xem kỷ lại bài của Chiếu Thanh !

Vì tâm chúng sanh chấp trước _Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, đầy đủ Tứ Vô Lượng Tâm, Từ Bi Hỷ Xã_ nên Phật ba đời thị hiện ra như vậy. Chứ Phật là vô tướng, vô tâm, phi vô tâm.

Có bài kệ trong Kinh Kim Cang (mà chị đang đăng) như vầy:

Nhược dỉ sắc kiến Ngã
Dỉ âm thinh cầu Ngã
Thị nhơn hành tà đạo.
Bất năng kiến Như Lai.


Chúng sanh với tâm chấp trước, muốn nhìn thấy Phật, muốn nghe Diệu Âm của Phật thì muôn đời chẳng thấy Như Lai, mà lại bị quở là hành Tà Đạo.

Kính
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bài kệ đó là của một vị giác ngộ (Phật) dạy chúng ta, nên Phật mới "quở" là "Tà đạo", chứ chúng ta còn chấp trước quá nhiều, đụng việc thì phân biệt chánh, tà, đúng sai v.v..., nghĩa là ngó ra ngoài mà biện luận, chứ chẳng chịu ngó lại trong tâm mình để xét nét từng cử chỉ, lời ăn, tiếng nói có khế hợp với những lời Phật đã dạy trong kinh điển hay không?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Về trường hợp của chú Chiếu Thanh, ban đầu thì được lắm, nhưng lần lần về sau lại vướng vào "cái bẫy" do chính mình giăng, câu "Ly kinh nhất tự, tức là ma thuyết", nên cô hoatihon mới vào chỉnh lại và tôi cũng "hùa" theo bằng bài kệ mở đầu trong "Hồng Danh Sám Hối" nói về <B>tâm đại từ, bi, hỷ, xả</B> của Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng vì thương chúng sinh mà thị hiện ở đời để cứu độ, chứ chẳng phải bằng tâm "nhiễm ô"... Tuy lăn lộn trong đời ô nhiễm mà tâm chẳng hề nhiễm ô, như bài kệ thứ mười trong "Thập Mục Ngưu Đồ":
<p style="padding-left: 56px;"><I>Ngực trống, chân trần dạo chợ đời
Bùn nhơ, tro nhớp vẫn vui cười
Bí quyết thần tiên đâu cần đến
Hoa nở chồi khô hỏi thử chơi!</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mấy ngày nay chẳng thấy chú Chiếu Thanh vào lại chuyên mục này, có lẽ vì tự ái hay sao đó mà "giận lẫy" tôi và cô hoatihon "giăng bẫy sập" làm chú lúng túng chẳng thoát ra được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thôi, chín bỏ làm mười, xí xóa cho mọi người đi chú Chiếu Thanh, vào góp bài cho vui vì có <B>"Hý Luận"</B> vào bênh vực chú đó!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bài kệ đó là của một vị giác ngộ (Phật) dạy chúng ta, nên Phật mới "quở" là "Tà đạo", chứ chúng ta còn chấp trước quá nhiều, đụng việc thì phân biệt chánh, tà, đúng sai v.v..., nghĩa là ngó ra ngoài mà biện luận, chứ chẳng chịu ngó lại trong tâm mình để xét nét từng cử chỉ, lời ăn, tiếng nói có khế hợp với những lời Phật đã dạy trong kinh điển hay không?[/span]
Thưa Bác Tuấn Tú !
"Chúng Ta" là ai vậy !

Khế hợp kinh điển, thưa, như đi xe thì phãi có đường, còn Voi rừng thì chỉ nhắm hướng mà đi, xin đừng cố chấp, hồi xưa, còn xài đèn dầu, lúc nghe nói có cây đèn ngọn lửa quay chúc xuống thì bảo là "nói khoét" ai ngờ có thật ! Vậy là cố chấp. Nghe nói, áo không cần nút, củng cho là "nói khoét", thật sự có áo thun, vậy là cố chấp. lúc nghe nói là âm thanh vi diệu cùng khắp thế giới cho là nói khoét, bây giớ điện thoại di dộng trong rừng củng nghe, vậy là cố chấp.




<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;"><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Về trường hợp của chú Chiếu Thanh, ban đầu thì được lắm, nhưng lần lần về sau lại vướng vào "cái bẫy" do chính mình giăng, câu "Ly kinh nhất tự, tức là ma thuyết", nên cô hoatihon mới vào chỉnh lại và tôi cũng "hùa" theo bằng bài kệ mở đầu trong "Hồng Danh Sám Hối" nói về <B>tâm đại từ, bi, hỷ, xả</B> của Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng vì thương chúng sinh mà thị hiện ở đời để cứu độ, chứ chẳng phải bằng tâm "nhiễm ô"... Tuy lăn lộn trong đời ô nhiễm mà tâm chẳng hề nhiễm ô, như bài kệ thứ mười trong "Thập Mục Ngưu Đồ":
<p style="padding-left: 56px;"><I>Ngực trống, chân trần dạo chợ đời
Bùn nhơ, tro nhớp vẫn vui cười
Bí quyết thần tiên đâu cần đến
Hoa nở chồi khô hỏi thử chơi!</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mấy ngày nay chẳng thấy chú Chiếu Thanh vào lại chuyên mục này, có lẽ vì tự ái hay sao đó mà "giận lẫy" tôi và cô hoatihon "giăng bẫy sập" làm chú lúng túng chẳng thoát ra được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thôi, chín bỏ làm mười, xí xóa cho mọi người đi chú Chiếu Thanh, vào góp bài cho vui vì có <B>"Hý Luận"</B> vào bênh vực chú đó!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">


</span>

Thưa Bác Tuấn Tú.

Có lẻ vì chưa biết đó thôi, Chiếu Thanh là Hý Luận, Chiếu Thanh thường Hý Luận, Hý luận là CT, Hý luận là tướng của Chiếu Thanh.

Cùng bởi vì Mạng máy tính đăng nhập vào tên CT thì báo lổi
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Ngày xưa lặng CHIẾU thì THANH
Ngày nay Hí Luận thì thành Charlot
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
À! Biết được sự thật này thì xin kết luận: "Mèo khen mèo dài đuôi!"(hi, hi!)

- Chúng ta đây cũng là chúng sanh như Hý Luận đã nói!
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Tịnh Độ là ngay ở đây và bây giờ.

<span style="font-family: Arial; font-size:14pt"><span style="color:blue">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp môn Tịnh Độ là Pháp Môn thích hợp cả ba căn: Đốn căn, Lợi căn và Hạ căn. Chúng sanh liên tục tử cỏi này, sanh nơi khác, vì vậy bậc Hạ, bỏ thân tứ đại này cầu Vãng sanh nơi Cực Lạc và đây là điều chắc chắn không sai, nếu trong tư niệm liên tục, hoặc trong mười niệm cận tử nghiệp, hoặc trong bảy niệm, cho đến trong một niệm mà nhất tâm bất loạn thì Phật A Di Đà cùng các Vị Bồ Tát, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí sẻ hóa hiện rước về Tây Phương (An Dưởng Quốc).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Xin thưa rằng Bậc Thượng không dám bàn, vì niệm trước niệm sau không sai biệt, niệm thiện cùng niệm ác không sai biệt. Tất cả là Vô Niệm niệm. Tâm là Vô Tâm tâm, thì có gì loạn, có cái gì không loạn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và xin thưa, Bậc Trung có phần Lợi mới dám bàn, đó là "Cực lạc là ngay bây giờ và ở tại nơi chốn bạn đang đứng, đang ngồi hoặc đang đi, đang nằm." Khi đang đứng mà nghĩ đã ngồi chổ này, chổ kia... thì Cực Lạc biến mất tiêu, hoặc đang đứng mà nghỉ chuyện sẻ đi thì Cực lạc củng biến mất luôn. Và đi thì củng chỉ biết đi và Niệm Phật, đứng củng chỉ biết là đứng và có niệm thì không niệm về quá khứ, không niệm chuyện tương lai sẻ đến (đi đâu, làm cái gì) củng không tư niệm hiện tại "đang đứng" mà chỉ có Niệm Phật, niệm Danh Hiệu Phật. Đang nằm hay đang ngồi củng như vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có người bảo: Không suy nghỉ thì có mà điên. Tôi cho rằng không điên mà lại là Cực Lạc, vì khách trần lúc nào củng ghé thăm, sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, khách tới mời khách uống nước, khách về dẹp ly, có gì là điên ! Tôi mới có người bạn ở nước ngoài (Mỹ) mới quen, hôm trò chuyện bằng phone, tôi hỏi dò xét gia cảnh: Anh sống ở bển thoải mái chứ? Người bạn trả lời: không biết sao là thỏa mái, ăn thì ăn, ngũ thì ngũ, đi làm thì đi làm!, tôi giật mình, Ồ như vậy là thoải mái, mình cũng ăn cũng ngũ cũng thoải mái như người tại sao mình không biết nhỉ ?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vâng! thưa quý vị theo tư kiến, "cái" đang hiện hửu xung quanh là "cỏi Cưc Lạc" khi "ta" như không còn tồn tại, chỉ tồn tại duy nhất là Niệm Phật A Di Đà. Đó chính là Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nam Mô Tận hư không biến quá, hiện, vị lai thập phương Chư Phật thường trụ Tam Bảo
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nam Mô Tận hư không biến quá, hiện, vị lai thập phương Tôn Pháp thường trụ Tam Bảo
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nam Mô Tận hư không biến quá, hiện, vị lai thập phương Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ, Như Lai, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Minh hạnh Túc, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nam Mô Tây Phương Cực Lạc, An Dưởng Địa Thế Giới Đại từ đại bi A Di Đà Phật
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nam Mô Tương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.</p></span></span>
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Thiền là "bây giờ và ở đây".

<span style="font-family: Arial; font-size:14pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bậc Thượng căn lúc nào củng là "Thiền", vì bởi không còn chấp trước "mắt, tai, mủi, lưởi, thân và ý thức" không còn chấp trước ngoại cảnh "sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp" và không còn chấp trước vào " cái ta thấy, ta nghe, ta ngửi, ta nếm, ta tiếp xúc, và ta suy nghĩ như vậy" nên dù đi, đứng, ngồi, hay nằm thì củng một trạng thái như nhau và phàm phu chúng ta thì gọi là "Thiền", còn cho là "Thiền trong Tứ Oai Nghi". Đúng là "Thiền trong Tứ Oai Nghi" nhưng là "Dụng" của bậc Thượng để diển bày, độ chúng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thưa, Để diển bày độ chúng thường dụng nhiều phương tiện tùy căn cơ, tựu trung củng "Bây giờ và ở đây", nhưng chúng thường không nắm được, bỏ qua nhiều cơ hội do "tâm" của chúng để vào đâu đâu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Xin lấy mẫu chuyện làm ví dụ : "Thế Tôn bước vào giảng đường im lặng giây lâu. Rồi đưa cành hoa lên đảo mắt nhìn tất cả chúng... Ca Diếp mĩm cười.".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế Tôn muốn diển bày "Bây giờ và ở đây" và Ca Diếp nhận ra cái "Bây giờ và ở đây". Nhưng cái "Bây giờ và ở đây" Thế Tôn diển bày khác với cái "Bây giờ và ở đây" Ngài Ca Diếp nhận ra, xin quý vị hiểu (Như tôi viết khác với quý vị đọc).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có người cho mẫu chuyện trên là Công Án Thiền, giải công án thiền này, thưa quý vị, theo tư kiến, là đoạn mở đầu trong đó có câu "Phật im lặng giây lâu", Phật im lặng thì tứ chúng củng im lặng, không gian im lặng. Và cùng im lặng chính là không gian "Thiền", thưa quý vị. Không phải đợi đến khi Thiền Tọa, Thiền Hành mới là giây phút Thiền, mà Thiền Trụ (đứng Thiền) củng là Thiền. "Bây giờ và tại đây", tứ chúng chưa "bắt" được chỉ trừ Ngài Ca Diếp, và Ca Diếp đã thực chứng "Bây giờ và tại đây" rồi trong từng sát na trôi qua, để đến khi Phật Thích Ca đưa lên một cành hoa thì Ngài mĩm cười.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chổ này xin nói thêm, thưa quý vị theo tư kiến, thí dụ như có hai vị nghĩa là ngoài Ca Diếp, củng bắt nhịp được với "Bây giờ và tại đây" thì "ngộ" tuy đồng, nhưng có khác về "sự", và cả ngàn Vị ngoài Ca Diếp thì có 1001 "sự" khác biệt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(Củng đồng thời một đoạn văn, nhưng ông A, đọc trong đầu có ậm điệu hẳn hoi, nghe du dương cãm mến, ông B nghe âm điệu lên giọng, xuống giọng như dạy đời. Điều này là có thật, thưa quý vị, và tôi xin quý vị đừng nghỉ về tôi như Ông B, xin cho tôi chỉ là người hát rong bòn ít công đức từ quý vị.)</p></span></span>
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
<span style = "font-family :Arial; font-size: 14pt"><span style="color: blue">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"> Thưa quý vị !
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bậc Trung có phần lợi, dù không được trong Tứ Oai Nghi, đi đứng ngồi và nằm, nhưng củng dành thời gian để Tọa Thiền và Hành Thiền. Xin trích dẩn ra đây từ quyển sách "An Lạc Từng Bước Chân" của TS_Thích Nhất Hạnh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><b><i>
Thiền tọa
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cách ngồi thiền vững chãi nhất là ngồi xếp bằng hai chân trên một cái gối dày vừa đủ để giữ vững toàn thân. Tốt nhất là ngồi trong tư thế kiết già hay bán già, chân phải đặt trên bắp vế trái và chân trái trên bắp vế phải.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu ngồi kiết già quá khó thì có thể ngồi xếp hai chân lại cũng được, hoặc muốn ngồi như thế nào cũng được miễn là cảm thấy thoải mái.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạn cũng có thể ngồi trên ghế, hai bàn chân đặt trên sàn nhà và hai tay xếp trên lòng. Bạn cũng có thể nằm dài trên sàn nhà, lưng chạm đất, hai chân duỗi thẳng cách nhau vài tấc, hai tay duỗi thẳng hai bên thân, lòng bàn tay ngửa lên trời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu chân bạn bị tê trong khi ngồi, bạn có thể tự động sửa lại thế ngồi cho thoải mái hoặc đổi chân dưới lên trên. bạn vừa làm một cách nhẹ nhàng chậm rãi, vừa theo dõi hơi thở và từng cử động của thân thể thì tâm bạn vẩn an trú trong định. Nếu chân vẫn không hết đau làm bạn chịu hết nổi thì bạn có thể đứng dậy, đi thiền hành từng bước chậm rãi, đến lúc bạn thấy có thể ngồi lại được thì bạn ngồi xuống.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đôi khi chúng ta ngồi thiền là để chạy trốn cuộc đời và chạy trốn chính mình ta, giống như con thỏ chạy về cái hang của nó. Làm như vậy, chúng ta có thể tạm yên ổn trong một thời gian ngắn, nhưng khi ló đầu ra khỏi hang, chúng ta vẫn phải đối diện với những vấn đề thường nhật của chúng ta như thường. Giống như khi chúng ta tu hành xác, chúng ta mệt nhoài và có ảo tưởng là chúng ta chẳng còn vấn đề gì nữa hết. Nhưng khi cơ thể được phục hồi và sinh khí trở lại thì những vấn đề kia cũng trở về theo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta không cần tu rút, chúng ta cần tu cho thảnh thơi, đều đặn, và tinh tấn, mỗi ngày đều quán chiếu nhìn sâu vào lòng mọi sự mọi việc đang xảy ra. Thực tập như thế chúng ta mới có thể tiếp xúc được sâu sắc với cuộc sống muôn hình vạn trạng và biến đổi vô thường.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">
Thiền hành​
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đi thiền hành là một niềm vui lớn. Ta đi chậm rãi, đi một mình hay đi với bạn, và nếu được, chọn một nơi nào để đi thiền hành. Ta đi mà không cần phải tới, đi để được đi, vừa theo dõi hơi thở và vừa ý thức từng bước chân. Không nghĩ đến tương lai hay quá khứ, không nên để ưu tư phiền muộn vây quanh, ta sống cho giây phút hiện tại. Ta đi như một người hạnh phúc nhất trên đời. Ta cũng có thể cầm tay một em bé để đi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hàng ngày ta vẫn đi nhưng ta thường đi như bị ma đuổi. Đi như vậy, ta để lại những dấu vết hằn tất tả và phiền muộn lên mặt đất. Phải đi làm sao để dấu chân ta in nét thảnh thơi và an lạc. Tất cả chúng ta đều làm được điều đó nếu chúng ta thực lòng muốn thế. Và em bé nào cũng làm được. Chỉ cần chúng ta bước được một bước thảnh thơi là chúng ta sẽ bước được bước thứ hai, thứ ba, thứ tư... Khi chúng ta bước được một bước có an lạc và hạnh phúc, thì chúng ta cũng đang nuôi dưỡng và giữ gìn hạnh phúc cho toàn thể nhân loại.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đi thiền hành là một phép thực tập mầu nhiệm. Khi đi thiền ngoài trời, chúng ta có thể đi chậm hơn bình thường, và chúng ta kết hợp hơi thở với bước chân. Ví dụ ta có thể bước ba bước khi thở vào, và ba bước khi thở ra. Vừa bước ta vừa nói: "vào, vào, vào, ra, ra, ra". Mỗi lần ta gọi tên một cái gì là ta làm cho nó hiện rõ ra, như gọi tên một người bạn vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu phổi bạn thích bạn bước bốn bước thay vì ba thì bạn hãy bước bốn bước. Nếu nó muốn bạn bước hai bước thôi thì bạn bước hai bước. Hơi thở vào hay ra có thể ngắn dài khác nhau. Ví dụ, bạn chỉ bước được ba bước cho hơi thở vào nhưng lại muốn bốn bước cho thở ra. Khi đi thiền hành mà bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái và an lạc tức là bạn đã thực hành đúng phương pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạn hãy chú tâm đến sự tiếp xúc bàn chân trên mặt đất. Hãy đi như là bạn đang hôn mặt đất. Chúng ta đã gây bao thương tổn cho trái đất. Đã đến lúc ta phải biết chăm sóc trái đất. Chúng ta đi để đem lại sự bình an cho trái đất và chia sẻ bài học tình thương của ta. Trong khi đi, lâu lâu ta có thể dừng lại để ngắm một quang cảnh đẹp, một gốc cây, một đóa hoa hay một đám trẻ con đang vui chơi.Trong khi nhìn, ta vẩn theo dõi hơi thở để đừng đánh mất đóa hoa đẹp vì những dòng suy tưởng của ta. Và ta lại tiếp tục đi nếu ta muốn. Dưới mỗi bước, gió mát trổi dậy làm mới lại thân tâm. Dưới một bước chân, một đóa hoa tươi nở rộ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Điều này chỉ xảy ra khi ta biết sống trong hiện tại, không để tương lai hay quá khứ lôi cuốn ta đi.
</i></b></p></span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên