Phá Định Nghiệp Chân Ngôn

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Phá Định Nghiệp Chân Ngôn

Chân Ngôn Của Bồ Tát Địa Tạng

Om Pra Ma Ni Da Ni So Ha (21 Lần)

Tụng Chân Ngôn Này Để Phá Định Nghiệp Của Đời Trước

Khi người ta tin vào chân ngôn đó và hành trì thì chẳng còn gọi là định nghiệp của đời trước nữa. Cũng giống như ở tại trái đất, ta thấy trái đất đứng yên cố định, nhưng nếu ta có phi thuyền bay ra không gian thì thấy trái đất chuyển động.

Cũng nên hiểu rõ nghiệp và quả báo thì mới hiểu được LÝ này.

Định nghiệp có thể phá được sao?




Trong Giáo Pháp Của Thanh Văn Thừa Thì Định Nghiệp Không Thể Phá.

Trong Giáo Pháp Đại Thừa Thì Định Nghiệp Có Thể Chuyển.

Trong Giáo Pháp Kim Cang Thừa Thì Định Nghiệp Có Thể Diệt.

Nghiệp 5 Tội Nghịch Là Nghiệp Cực Ác Cực Nặng Phải Đọa Địa Ngục A Tỳ Nhưng Nếu Biết Tu Chân Ngôn Hay Niệm Phật Thì Vẫn Được Vãng Sanh Như Vậy Chính Là Phá Định Nghiệp.


Kinh Đại Tùy Cầu Đà La Ni Nói Như Có Người Khởi Tâm Cực Ác Giết Trăm Ngàn Vị A La Hán, Phá Hết Tháp Xá Lợi Trong Cõi Ta Bà Đáng Lẽ Phải Bị Đọa Địa Ngục A Tỳ Trong Vô Lượng Kiếp. Nếu Như Biết Khởi Tâm Sám Hối Tu Pháp Đại Tùy Cầu Tức Đắc Đà Là Ni Thì Chẳng Những Tiêu Diệt Hết Tất Cả Các Nghiệp Ác Mà Còn Được Vãng Sanh Cõi Cực Lạc

Câu hỏi 12: Niệm Phật có thể chuyển được định nghiệp hay không ?
Niệm Phật chuyển đổi được định nghiệp phải niệm đến lý “nhất tâm bất loạn”. Công phu cạn có thể chuyển được nghiệp thô trọng. Công phu sâu không những có thể chuyển được nghiệp vi tế mà đến định nghiệp cũng có thể chuyển. Bách Trượng đại sư thời xưa đã từng nói “bất muội nhân quả”, bất muội nhân quả chính là chúng ta chuyển được định nghiệp. Thế nhưng phải nên biết, không thể tiêu trừ định nghiệp, chúng ta chỉ có thể chuyển định nghiệp, chuyển ác thành thiện, chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành thánh. Câu Phật hiệu đích thực hiệu quả như vậy.

4. Ðịnh-báo: Ðịnh-báo là quả báo nhất định phải chịu, không thể chuyển biến được, bởi sức nghiệp đã quá thuần thục, trong mười phần thành tựu cả mười. Ví như cái nhà hư hao chút ít hay nửa phần, còn có thể sửa chữa được; nếu kèo cột tường nóc đều hư mục, tất phải chờ cho nó hư hoại để làm ngôi khác. Và như bịnh ung thư trong thời kỳ nhẹ còn có thể chữa được, sang lúc quá nặng duy có phương chờ đến mãn phần. Cổ ngữ có câu: “Dược y bất tử bịnh. Tửu bất giải chân sầu”. (Thuốc chỉ trị những bịnh không chết. Rượu không thể giải mối buồn hiện thật). Mấy câu nầy có thể tượng trưng phần nào cho sự việc trên.

Thuở xưa vua Lưu-Ly cử binh đến đánh dòng họ Thích, Ðức Thế-Tôn can ngăn ba lần mà không được. Tôn-giả Mục-Kiền-Liên bạch hỏi sao Phật không cứu độ hàng tộc thuộc, thì ngài bảo đó là định nghiệp. Tôn-giả không tin, dùng thần thông đem giấu năm trăm người họ Thích trên cung trời. Nhưng khi Lưu-Ly-Vương dẹp xong hàng Thích-Chủng, thì năm trăm người ấy cũng đều thành huyết mà chết. Ðây là một sự kiện chứng minh sức định nghiệp có công năng tuyệt đối mạnh mẽ. Cho nên chư Phật có ba việc làm được, ba việc làm không được, gọi là “Tam năng tam bất năng”. Các điều ấy là: chư Phật có thể không tất cả tướng, thông suốt tất cả pháp, nhưng không thể diệt được định nghiệp; có thể biết cùng tận nghiệp tánh của chúng-sanh, rõ thấu tất cả việc trong vô biên kiếp quá khứ và vị lai, song không thể độ những chúng-sanh vô duyên; có thể độ vô lượng chúng-sanh, song không thể độ hết chúng-sanh giới. Bởi thế, sức người cố nhiên là hữu hạn, nhưng sức Phật vẫn chưa phải toàn năng. Nếu chúng-sanh không tín hướng Ðức Như-Lai, không thực hành đúng theo lời Ngài dạy, thì chư Phật, Bồ-Tát cũng không thể hóa độ được.



Kinh Đại Tùy Cầu Đà La Ni Nói Như Có Người Khởi Tâm Cực Ác Giết Trăm Ngàn Vị A La Hán, Phá Hết Tháp Xá Lợi Trong Cõi Ta Bà Đáng Lẽ Phải Bị Đọa Địa Ngục A Tỳ Trong Vô Lượng Kiếp. Nếu Như Biết Khởi Tâm Sám Hối Tu Pháp Đại Tùy Cầu Tức Đắc Đà Là Ni Thì Chẳng Những Tiêu Diệt Hết Tất Cả Các Nghiệp Ác Mà Còn Được Vãng Sanh Cõi Cực Lạc. Đó là vì người đó đã chuyển ác duyên

Kinh Địa Tạng dạy:

Trong đời vị lai. Nếu có kẻ nam, người nữ.
Không làm lành mà làm ác
Cho đến kẻ chẳng tin nhân quả, kẻ tà dâm nói dối, kẻ nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác, kẻ hủy báng Đại Thừa, những chúng sanh có các nghiệp như thế ắt phải đọa vào đường ác.

Nếu gặp được thiện tri thức
Khuyên bảo khiến trong chừng khảy móng tay
Quy y Địa Tạng Bồ Tát
Những chúng sanh đó lập tức được thoát khỏi quả báo của tam ác đạo.


Pháp sư Tịnh Không Giảng:
Vị lai thế trung, nhược hữu nam tử nữ nhân.

Trong đời vị lai. Nếu có kẻ nam, người nữ.
Kẻ nam, người nữ, phía trước chẳng thêm chữ ‘thiện’, đây là chỉ phần đông một số người thường.



Bất hành thiện giả, hành ác giả
Không làm lành mà làm ác
Những kẻ nam, người nữ này chẳng làm lành mà làm ác.



Nãi chí bất tín nhân quả giả, tà dâm vọng ngữ giả, lưỡng thiệt ác khẩu giả, hủy báng Đại Thừa giả, như thị chư nghiệp chúng sanh, tất đọa ác thú.

Cho đến kẻ chẳng tin nhân quả, kẻ tà dâm nói dối, kẻ nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác, kẻ hủy báng Đại Thừa, những chúng sanh có các nghiệp như thế ắt phải đọa vào đường ác.

Đây là lời dạy rất khẳng định, trong các ác nghiệp, bốn thứ này là tội nghiệp nặng nhất. Chẳng tin nhân quả nên họ mặc sức làm xằng, làm bậy, họ chẳng tin có báo ứng. Trong thế gian này họ hống hách, chẳng chịu dung thứ kẻ khác, họ chẳng biết quả báo sau này chẳng thể tưởng tượng nổi. ‘Tà dâm, nói dối’, ‘nói lưỡi hai chiều, nói lời thô ác’. ‘Tà dâm’, trong kinh đức Phật giảng về việc này rất nhiều, trong pháp thế gian cũng có nói ‘Dâm là đầu mối của vạn chuyện ác’, hầu như tất cả tội nghiệp đều phát sanh từ đây. Chúng ta coi xã hội ngày nay tại sao có động loạn to lớn như vậy? Phật nói về bốn nguyên nhân này, chúng ta vừa nhìn liền hiểu ngay. Ngày nay người đời có được mấy người tin ‘nhân duyên quả báo’? Bao nhiêu người biết tà dâm, nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói lời thô ác là căn nguyên của hết thảy tai họa trong xã hội, ai biết được? Đặc biệt là Phật pháp Đại Thừa, đối với Phật pháp Đại Thừa, đừng nói chi Đại Thừa, [chỉ nói đến] Tiểu Thừa thôi, những Phật pháp thông thường [có người] cũng chẳng hiểu biết rõ ràng, bèn nói đó là mê tín, nói vậy tức là hủy báng [Phật pháp]. Gán vào hai chữ ‘mê tín’ liền làm cho rất nhiều chúng sanh đoạn tuyệt cơ duyên nghe pháp, huống chi là những chuyện quá đáng hơn nữa! Người tạo những tội nghiệp này rất nhiều, quả báo còn chưa hiện thì hoa báo đã hiện ra, hoa báo tức là xã hội động loạn ngày nay, tai nạn dồn dập, thiên tai nhân họa, khổ chẳng nói nổi. Tạo tội nặng cùng cực này, ở đây đức Phật nói ‘nhất định đọa ác thú’, ‘ác thú’ là địa ngục, địa ngục A Tỳ, khổ chẳng gián đoạn, khổ cùng cực. Phía sau nói rõ:



Nhược ngộ thiện tri thức
Nếu gặp được thiện tri thức
Chữ ‘Thiện tri’ chỉ rõ ‘tri’ chẳng phải là cảm tình, ‘tri’ là lý tánh, thật sự có trí huệ, thật sự thông đạt hết thảy đạo lý, vạn sự vạn pháp trong vũ trụ, nhận thức hiện tượng và tác dụng rõ ràng, như vậy thì gọi là ‘thiện tri thức’. Gặp thiện tri thức giảng giải cho bạn, sau khi nghe xong bạn hiểu rõ, giác ngộ.

vấn đề thảo luận rất hay :
xem tai đây
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/viewtopic.php?f=38&t=3401

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Khuyến lịnh nhất đàn chỉ gian

Khuyên bảo khiến trong chừng khảy móng tay

Một ‘khảy móng tay’ hình dung thời gian rất ngắn.



Quy y Địa Tạng Bồ Tát

Quy y Địa Tạng Bồ Tát

Hai chữ ‘Quy y’ quan trọng vô cùng, chẳng phải là quy y trên hình thức, quy y trên hình thức chẳng có lợi ích gì, chỉ có hình thức nhưng chẳng thành tâm thì đâu có ích gì! Tại sao có hình thức mà chẳng có thành ý, chẳng phát tâm nổi? Vì chẳng thấu triệt, hiểu rõ Sự Lý. Đương nhiên đây là vấn đề của thiện tri thức, ‘tri thức’ vẫn chưa đủ, phải là ‘thiện’ tri thức, phải giảng rõ ràng, giải thích cặn kẽ về sự tướng, công đức lợi ích chân thật của sự Quy Y. ‘Quy’ là quay về, ‘y’ là nương dựa, nương dựa ai? Nương dựa ‘Địa Tạng Bồ Tát’. ‘Địa’ là ai? Là ‘Tánh’, ‘Tâm Tánh’. ‘Địa’ là gì? Vô tận trí huệ, công đức, đức tướng trong tự tánh, đó là ‘Địa Tạng’. Nếu bạn nhìn thấy hình tượng của Địa Tạng Bồ Tát, bạn cứ cho là bạn quy y hình tượng ấy, đó là như trong nhà Phật thường nói: ‘Bồ Tát bằng đất qua sông còn khó bảo toàn thân mình’. Đó là hình tượng, giúp cho bạn khi nhìn thấy hình tượng này có thể khải phát, biết được đó là Kho Báu Tâm Địa, chúng ta phải nương dựa vào cái này, nương dựa tánh đức, như vậy thì bạn mới quy y chân chánh. Kho Báu Tâm Địa trong tâm tánh đầy đủ viên mãn công đức, chúng ta chẳng biết, nó ở đâu? Ở trong bộ Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện kinh này, Thế Tôn khai hiển kho báu tự tánh cho chúng ta, chúng ta mới có được nơi nương dựa chân chánh. Quy y Địa Tạng Bồ Tát tức là tu học y theo lý luận, phương pháp, cảnh giới ghi trong Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện kinh, như vậy mới gọi là ‘quy y’. Lúc trước quan niệm, ngôn ngữ, hành vi của chúng ta trái nghịch với những lời dạy trong kinh này thì chúng ta hãy mau quay đầu lại, noi theo lời dạy của kinh điển mà sửa đổi trở lại chính là ‘Y’, từ chỗ sai lầm quay trở lại tức là ‘Quy’, y theo kinh điển sửa đổi từng việc sai lầm trở lại thì gọi là ‘Y’. Quy y tức là tu hành chân chánh. Có thể làm được như vậy, đức Phật nói:



Thị chư chúng sanh tức đắc giải thoát tam ác đạo báo.

Những chúng sanh đó lập tức được thoát khỏi quả báo của tam ác đạo.

Tại sao vậy? Những chúng sanh này đã tạo vô lượng vô biên tội nghiệp trong quá khứ, tại sao hiện nay họ được lìa khỏi khổ báo của tam ác đạo? Cách nói này có mâu thuẫn nhân quả hay không? Tạo ác tại sao không thọ ác báo? Nhất định chẳng mâu thuẫn nhân quả. Tại sao họ chẳng thọ ác báo? Vì hôm nay họ đã đoạn dứt ác duyên. Chư vị phải biết, nhân muốn kết thành quả thì trong ấy phải có duyên; nếu chẳng có duyên, tuy có nhân thì quả báo cũng chẳng thể hiện ra. Thí dụ hạt dưa là hạt giống, tương lai có thể kết thành dưa, nhưng nó cần phải có duyên, nó cần đất đai, phân bón, ánh sáng, và nước, có điều kiện đầy đủ thì hạt giống mới nảy mầm, trưởng thành, tương lai ra hoa kết trái. Nếu đoạn dứt duyên của hạt giống này, bỏ hạt giống vô tách trà, để cả năm thì nó cũng chẳng kết trái nổi. Đây tức là nói những tội nghiệp A Tỳ địa ngục mà bạn đã tạo trong quá khứ nhất định phải đi đến A Tỳ địa ngục để thọ báo.
Hôm nay Phật, Bồ Tát dạy bạn đoạn dứt những ác duyên này, tuy bạn có nghiệp nhân này nhưng hiện nay có thể không thọ quả báo, nói như vậy rất hợp đạo lý, là đoạn dứt duyên. Từ nay trở về sau tin sâu nhân quả, chẳng dâm dục, chẳng nói dối, chẳng nói lưỡi đôi chiều, chẳng nói lời hung ác, tán thán Đại Thừa thì duyên lập tức sẽ lật ngược lại. Tội trong đời quá khứ còn không? Vẫn còn, hạt giống vẫn còn trong A Lại Da thức, cũng như bỏ hạt giống đó vào tách trà, hạt giống sẽ chẳng tiêu mất. Chư vị nên biết những hạt giống thiện ác này vĩnh viễn chẳng tiêu diệt, khi nào gặp duyên thì nó sẽ khơi dậy, nếu không gặp duyên thì vĩnh viễn sẽ nằm trong A Lại Da thức, A Lại Da thức là một cái kho, cất chứa ở trong đó. Bạn có hạt giống địa ngục A Tỳ, tương lai bạn có thể đến địa ngục A Tỳ độ chúng sanh, nếu A Lại Da thức của bạn chẳng có hạt giống địa ngục A Tỳ thì địa ngục bạn chẳng có phần, bạn sẽ chẳng nhìn thấy địa ngục. Thế nên tất cả những nghiệp nhân đã tạo trong quá khứ khi thành Phật thì đều khởi tác dụng, phổ độ hết thảy thiện ác chúng sanh trong chín pháp giới. Vì lúc đó bạn sẽ hiểu rõ, chẳng mê hoặc nữa. Đọa địa ngục là đọa như thế nào? Là độ chúng sanh. Nói thật ra trong địa ngục sẽ chẳng thọ khổ, chỉ là thị hiện. Thế nên nếu bạn chẳng có duyên ngạ quỷ thì làm sao độ ngạ quỷ được? Bạn chẳng có duyên súc sanh thì không thể độ súc sanh. Chúng ta thấy chư Phật, Bồ Tát hiện thân trong ba đường ác, là vì họ đã tạo nghiệp của ba đường ác lúc họ còn tu nhân trước kia, đến lúc đó có thể lấy nghiệp của ba đường ác đem ra dùng. Họ ‘dùng’ chứ chẳng thọ báo, để độ chúng sanh. Thế nên chúng ta đối với hết thảy tội nghiệp đã tạo trước kia cũng không cần phải hối hận, biết được sau khi thành Phật sẽ dùng nó. Nếu không thành Phật thì khỏi nói nữa, nếu hiện nay bạn còn tạo thêm ác duyên thì chắc chắn sẽ vào tam ác đạo thọ khổ báo. Cho nên sau khi giác ngộ thì có tác dụng của giác ngộ, tức là vào tam ác đạo để giúp đỡ chúng sanh khổ nạn, đây là việc chúng ta nhất định phải hiểu.

Sự Khác Biệt Giữ Phật Pháp Lực Và Thế Gian Pháp Đó Là:

Nếu Như Có Người Đã Lỡ Tạo Nghiệp 5 Nghịch Sau Đó Phát Tâm Ăn Năn Tu Hết Tất Cả 10 Điều Thiện Nhưng Nếu Không Biết Phật Pháp Thì Cũng Không Thể Phá Được Định Nghiệp.

Tu 10 Thiện Mà Không Biết Phật Pháp Vẫn Không Phá Được Định Nghiệp Vì 10 Thiện Vẫn Là Pháp Thế Gian.

Chỉ Có Phật Pháp Lực Mới Có Thể Phá Được Định Nghiệp.

Kinh Diệt Ngũ Nghịch Tội Đà La Ni Nói:

Như Có Người Đã Lỡ Tạo Đủ 5 Tội Nghịch Giết Cha, Giết Mẹ, Giết A La Hán, Làm Thân Phật Chảy Máu, Phá Hòa Hiệp Của Tăng Đoàn Phải Bị Quả Báo Đọa A Tỳ Địa Ngục Trong Vô Lượng kiếp Nếu Như Chí Tâm Sám Hối Trì Diệt Ngũ Nghịch Tội Đà La Ni Thì Các Nghiệp Ác Đó Đều Thảy Tiêu Diệt Sạch.

Lực Của Chân Chôn Không Thể Nghĩ Bàn Dù Là Bồ Tát Ở Ngôi Pháp Vân Địa Cũng Không Thể Biết Hết

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/viewtopic.php?f=38&t=3401
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên