Pháp trong cuộc sống

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
PHÁP TRONG CUỘC SỐNG
TK THIỆN MINH
(Bài giảng tại chùa Hưng Pháp)
Nam mô Phật Pháp Tăng Tam Bảo
Qúy vị biết đời sống của chúng ta ngắn ngủi nên khi ta có duyên làm việc gì thì làm việc đó, làm cho mau lẹ để thôi không kịp. Qúy vị cũng vậy, hãy niệm Phật cho mau cho lẹ để đi lên chớ không thôi đi xuống, khổ lắm.<?XML:NAMESPACE PREFIX = O /><O:p></O:p>
Trong kinh Đức Phật ngài dạy: đệ tử Phật là phải thừa tự Pháp chớ đừng thừa tự tài vật. Trước khi Phật viên tịch, ngài đã để lại di ngôn: Các con hãy thực hành Pháp và Luật của Như Lai. Còn thế gian này là vô thường.<O:p></O:p>
Qúy vị đang ngồi đây là đã thừa tự pháp. Đức Phật ngài đã bỏ ngai vàng, vợ đẹp, con thơ để đi tìm chân lý giác ngộ mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng.<O:p></O:p>
Ta thực hành lời dạy của Phật là đang thừa hưởng pháp. Qúy vị niệm Phật là thừa hưởng pháp. Gia sản ấy là do Phật đã đánh đổi cả 20 a tăng kỳ, 100 ngàn đại kiếp mới có Pháp (dhamma- teaching of the Buddha).<O:p></O:p>
Pháp là lời dạy của đức Phật. Pháp có ở khắp mọi nơi. Nơi nào có người thực hành lời dạy của Phật như niệm phật, tụng kinh, hành thiền, nghe pháp, kính trọng cha mẹ, bố thí, cúng dường, giữ giới…tất cả đều là pháp của Phật. Cho nên nói Pháp ở khắp mọi nơi, pháp ở trong cuộc sống chúng ta.
<O:p></O:p>
PHÁP Ở GỐC ĐỘ NÀO CŨNG ỨNG DỰNG ĐƯỢC
<O:p></O:p>
1.Thân an lạc không mệt, tâm ô uế thì mệt<O:p></O:p>
Qúy vị chuyên tâm niệm phật, vô chùa niệm phật thì bình thường thôi nhưng về nhà ai sân si với mình mà cũng không rời niệm phật, vậy mới ấn tượng. Ông chồng cau có, giận dữ nhìn ta có nửa con mắt thôi, lúc đó ta cũng niệm phật. Đời tu đâu có đơn giản. Nhiều khi ta muốn tu nhưng người ta không để mình yên. Chằng hạn ta thích niệm Phật nhưng chồng thì không tin có Phật. Do vậy trong cuộc sống cả hai vợ chồng cùng ý tưởng với nhau khó lắm. Ta niệm phật, vợ ta cũng niệm phật, ta đi chùa, vợ ta cũng thích đi chùa thì không có hạnh phúc nào bằng. Đó gọi là thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. Nhưng nếu ai rơi vào hoàn cảnh đi chùa về bị chồng nhìn bằng nửa con mắt thì lúc ấy hãy thầm niệm : Mô phật- mỗi người mỗi tật. Nếu không nói được như vậy thì ta đâu có xứng đáng là phật tử. Người con Phật hãy tập chịu thiệt thòi về mình chút ít, nhường nhịn người khác chút ít, như vậy sẽ sống khỏe. Cho nên cái thân an lạc thì không mệt nhưng cái tâm nhiễm ô thì sẽ mệt. <O:p></O:p>
Tu là sửa đổi để giúp cho thân tâm an lạc. Nếu thân lạc là cơ thể khỏe, tốt. Qúy vị ngồi đây tụng kinh niệm phật được một tiếng đồng hồ. Đâu phải ai cũng làm vậy được. Có người ngồi một chút là đã muốn đi làm chuyện khác rồi. Cho nên quý bà vô đây tu là chuyện bình thường nhưng các ông vô đây tu mới là chuyện lớn. Phải giữ thân lạc, muốn vậy quý vị phải tập thể dục thể thao, đi bộ, làm việc, tưới cây, chẻ củi, ngồi tụng kinh, đi tụng kinh, vận động thân thể chớ lớn tuổi mà làm biếng vận động coi chừng bị tiểu đường. Khi vận động thân ta an lạc.Thân an lạc, tâm an lạc. Thân khỏe là khi ta không sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Ngược lại, thân không khỏe thì tâm cũng bệnh hoạn.<O:p></O:p>
Tâm ô uế là tâm ích kỷ, nhỏ nhen, sân si, tật đố. Người tu nhiếp tâm thanh tịnh . Mục đích niệm phật là nhiếp tâm thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh thì ai nói xấu tốt gì cũng thôi kệ, không suy nghĩ, lo toan, tính toán trả thù. Mục tiêu của mình là giữ tâm ý trong sạch nên ta niệm phật làm sao để nhiếp tâm thanh tịnh. Muốn như vậy, một trong những việc cần chú ý là không nên la cà, gần gũi với những người nhiều chuyện, khoa trương, nói dóc. Đó là cách thực tập để rèn luyện tâm mình không nghe bất thiện pháp.<O:p></O:p>
Qúy vị nên biết cuộc sống của ta do nhân duyên tạo ra nên hãy lo làm ăn, lo cho gia đình đầy đủ với trách nhiệm, bổn phận của mỉnh, lo tu tâm cho tốt. <O:p></O:p>
Câu chuyện ông Tô Đông Pha- một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống. Một hôm Tô Đông Pha đến thăm một vị thiền sư. Tô Đông Pha vốn là người hiếu thắng. Thiền Sư mời Tô Đông Pha uống trà, luận về Thiền. Đông Pha hỏi Thiền sư:
- Ngài thấy tôi thế nào?
Thiền sư nói:
- Rất trang nghiêm, giống một ông Phật!
Tô Đông Pha nghe nói vô cùng thích thú. Thiền sư lại hỏi Tô Đông Pha:
- Ông thấy ta ra sao?
Tô Đông Pha thấy Thiền sư mập tròn, lại mặc áo đen, bèn trả lời ngay:
- Giống một đống phân!
Thiền sư không nói gì. Đông Pha cho rằng mình đã thắng thiền sư nên trong lòng rất sung sướng, về nhà tự hào nói với người em rằng:
- Này em, hồi nào tới giờ anh bị thua thiền sư mãi, hôm nay ông ấy không đối đáp gì với ta được cả.
Tô Đông Pha kể lại chuyện ghé thăm thiền sư cho người em nghe. Nghe rồi người em liền nói : Anh thua thiền sư rồi!
Đông Pha ngạc nhiên :
- Ta làm sao lại thua? Nếu ta thua sao ông ấy không nói một lời nào?
Người em nói:
- Thiền sư là Phật còn anh mới là đống phân. Thiền sư đâu cần gì phải nói với anh. Tâm thiền sư có an vui, thanh tịnh nên nhìn cái gì cũng thấy an vui, thanh tịnh, nhìn ai cũng như một thiền sư đang an vui, thanh tịnh. Còn tâm Tô Đông Pha đầy sự hơn thua, nhỏ hẹp, hiếu thắng, ngã mạn nên nhìn ai cũng thấy ghét, thấy xấu như đống phân. Cho nên năng lượng của tâm phải là năng lượng từ bi, trí tuệ, bình yên, mát mẻ, thương yêu, tha thứ… quý vị mới sống vui, sống khỏe được.<O:p></O:p>
Hãy nhớ các trạng thái tâm lý của ta là những ảo giác, những tri kiến sai lầm. Khi tâm chưa thuần thục thì ta nhìn người khác bằng con mắt của ích kỷ, ganh tỵ. Còn người đã tu được rồi thì bỏ qua những cái đó dể ợt, tâm ngày càng đơn giản. Khi quý vị mất tiền, tâm lý quý vị nhìn ai cũng thấy giống kẻ trộm. Nên người tu phải quán cho được bản chất tâm của mình. Niệm phật để thấy cho được bản thể của pháp, thấy được cái tâm thiệt của mình. Nếu tâm chưa thanh tịnh ô uế hãy cố gắng niệm phật nhiều hơn. Khi tâm thanh tịnh ta sẽ thấy cha mẹ, vợ chồng, con cái , những người chung quanh cực kỳ quý giá. Nếu chưa thanh tịnh lúc nào ta cũng sống trong hoài nghi, giận ghét. Khi đã có tâm sai lầm thì ta càng nghĩ lung tung, suy diễn linh tinh, hành động hồ đồ, độc ác khiến cho hạnh phúc gia đình tan vỡ. Người tu thừa hưởng pháp của Phật phải làm sao quân bình cho thân an lạc, tâm không ô uế.<O:p></O:p>
2/ Bố thí thì không mệt, tính toán thì mệt.<O:p></O:p>
Pháp bố thí đứng đầu tất cả các pháp. Người xuất gia không có tâm bố thí, đường tu sẽ có nhiều ghềnh thác, không đi đến đâu. Người xuất gia quá tính toán mà không hành pháp bố thí sẽ mệt, sẽ không làm việc lớn được, không nhiếp chúng được, không thành chánh quả được. Bố thí là pháp thực hành cần hội đủ các điều kiện : có tâm thí, vật thí, đối tượng thí. Bong bóng nhẹ thì bay, ta tính toán nhiều quá nên ta nặng lắm bay không nổi. Thân đã nặng mà cái gì cũng muốn nắm giữ, muốn bám dính thì làm sao bay bổng. Cho nên xả tài là một trong những pháp tu thành quả vị phật. Qúy vị hãy tập tu sao cho có tâm thí. Nếu không, ta càng tu càng đi xuống. Người cư sĩ tại gia cũng phải có tâm thí. Càng xả tài chừng nào càng giàu có chừng đó. Nói thì có vẻ khó tin nhưng Phật pháp nhiệm mầu có hành mới hiểu. <O:p></O:p>
Niệm phật thanh tịnh thì tâm thanh tịnh. Nếu nói cho người khác nghe về cái “thanh tịnh” mà ta đã và đang sống với nó, e rằng người khác nghe họ cũng không hiểu nổi. Giống như quý vị nói lửa nóng lắm. Trong âm thanh, trong chữ viết, trong hình ảnh về lửa tuyệt nhiên không có lửa, không có nóng. Cho nên hãy thò tay vào lửa sẽ “biết” nóng cỡ nào. Vậy thôi. <O:p></O:p>
Do vậy tâm thanh tịnh là kết quả tu tập quý báu và mầu nhiệm. Cũng vậy, có bố thí ta mới hiểu được sự vi diệu của phật pháp. Bố thí không bao giờ mất. Lịch sử kể rằng Đức Phật tu hạnh bố thí không ngừng nghỉ: bố thí thân mạng, bố thí vợ con, bố thí tài sản. Đó là những bước đi phải trải qua trên con đường giải thoát. Vì sao? Vì tất cả những gì quý báu nhất của ta như vợ con, thân mạng, tài sản của cải ta đã dám buông bỏ không luyến tiếc thì ta mới có được giải thoát. Bỏ tất cả là giải thoát tất cả. Khi một bàn tay nắm lại nó chỉ giữ được một chút ít nào đó trong một bàn tay. Khi bàn tay mở ra nó có thể chứa đựng tất cả. Chỉ có tâm thanh tịnh mới thành tựu được.<O:p></O:p>
Chúng ta tập tu khóa tu 7 ngày nhưng mới được 3 ngày thấy đau lưng, mỏi chân, nhăn da… nên sợ nhan sắc tàn phai bèn bỏ cuộc không tu nữa. Không có kiên nhẫn làm sao thành công được. Muốn thành phật thì hãy xem thân này là cát bụi. Bố thí không mệt, tính toán sẽ mệt. Con người thường muốn tính toán, muốn nhận hơn là cho. Dân gian có câu: ‘’Người tính không bằng trời tính’’. “Bôn ba không qua thời vận”. Hiểu được mọi sự trên đời chẳng qua do duyên hợp mà thành nên người tu cứ nhiếp tâm thanh tịnh, bình thản trước mọi sự, cái gì đến sẽ đến. Có người trồng mì trúng mì. Có người trồng cao su trúng cao su. Nhưng có người đi buôn gỗ không thành công. Có nhiều ông thầy mới tu đã muốn thâu nhận đệ tử, không có kinh nghiệm một pháp môn nào hết vẫn muốn làm thầy thiên hạ, không có đạo hạnh vẫn tính toán cách này cách kia để làm trụ trì cho bằng được. Còn có thầy không muốn làm trụ trì nhưng phật tử tha thiết dâng chùa để thầy phát triển phật pháp. Cuộc sống này phù du nên chúng ta phải làm sao tu cho tốt, sống cho tốt. Bố thí càng nhiều cây phước càng trổ hoa. <O:p></O:p>
Ở chợ Nhật Tảo – TP.HCM có người đàn ông tên Minh mỗi ngày bỏ nhiều thời gian chăm sóc cho một cụ già. Anh Minh lo cho bà từng bữa cơm, tắm rửa, giặt giũ cho bà. Hằng ngày anh Minh còn chở bà cụ đến tổ đình Huê Nghiêm để bà tu niệm Phật. Chợ là nơi phức tạp, ô uế nhưng ở đó vẫn có người tốt. Không biết anh Minh tu như thế nào, chỉ thấy nghĩa cử thương yêu, cúng dường cho một người nghèo khổ như vây thật đáng cho chúng ta bắt chước. Người tu mà hững hờ, vô cảm với những người nghèo khó chung quanh thì rất đáng sợ vì như thế là ta đã không ứng dụng được lời phật dạy rồi. Có thể nói bà cụ kia là người có phước. Có lẽ do nhờ niệm phật nhiều nên có đủ phước duyên để chuyển tâm anh Minh giúp đỡ cho bà. Nhiều người già có con cháu đông nhưng sống thui thủi một mình. Cho nên chưa chắc đông con mà sống vui. <O:p></O:p>
Tất cả do tâm hiền thiện của mình. Sư hy vọng quý vị thường xuyên đến đây tu tập. Qúy vị đến chùa trong lúc chùa đang trong giai đoạn xây dựng như thế này nhưng có ban tổ chức làm việc rất quy củ, khoa học. Sau này sẽ có nhiều giảng sư nổi tiếng về đây thuyết pháp. Phật dạy đệ tử Như lai hãy nên thừa tự Pháp, chớ nên thừa tự tài vật. Tài vật phù du. Pháp là công đức, là công hạnh, là những gì quý gía. Bố thí, cúng dường là không mệt vì ta cho người khác sự an vui.<O:p></O:p>
3/ Chân thành thì không mệt/ giả dối thì mệt. <O:p></O:p>
Bài học đầu tiên của người tu là chân thật. Cả cuộc đời học và thực hành pháp chân thật là quý báu vô cùng. Trước nhất sống chân thật với thầy tổ, với cha mẹ, bạn bè, anh em, với hàng xóm láng giềng, những người chung quanh. Tập được như vậy ta mới là phật tử. Nếu không, dù đi chùa, tụng kinh bao nhiêu năm cũng không xứng là người con Phật.Người chân thật không mệt, người giả dối thì mệt. Vì người giã dối thì đi đâu cũng lo lắng, hồi hộp vì phải nghĩ cách che dấu, đối phó. Nghe chuông điện thoại reo, nghe chó sủa, nghe tiếng mở cửa…giật mình. Người chân thật sống ở đâu cũng an vui, tự tại. Chân thật là tài sản quý báu mà không phải ai cũng có. Không có chân thật, ngay thẳng thì giá trị bản thân của ta bằng không.<O:p></O:p>
4/Mỉm cười không mệt, tức giận thì mệt.<O:p></O:p>
Tu phải tập cười, tập từ bi hỷ xả, nhất là người trẻ tuổi phải tập cười khi hàm răng còn đẹp. Con người khi cười rất dễ gần với mọi người. Thầy trụ trì cười thì hội chúng đông, mặt hằm hằm như thịt bằm nấu cháo thì chùa vắng hoe. Người nào hay cười sẽ có bạn hữu nhiều. Tâm thanh tịnh, lòng hoan hỷ thì nụ cười tươi. Tâm ô uế, lòng phiền não thì nụ cười héo. Một nụ cười bằng 10 tháng thuốc bổ. Ta hãy biểu lộ sự hoan hỷ, tha thứ, thông cảm của mình bằng nụ cười vị tha. Qúy vị nào đi chùa lâu năm biết áp dụng nụ cười vào trong đời sống hằng ngày sẽ thấy chồng vợ, con cái mình bớt khổ. Con người nghiêm nghị nhiều thì người ta sợ. Hãy hòa hợp nhưng không hòa tan. Tuy nhiên cái gì cũng không nên thái quá. Nếu cái gì cũng cười thì sẽ trở thành vô duyên. Trong một dịp lễ kỷ niệm 10 năm ngày mất của một nhạc sĩ nổi tiếng, người ta giới thiệu các ca khúc tình ca vượt thời gian của ông pha lẫn một chút ngậm ngùi, tiếc nhớ. Sau đó người ta giới thiệu một nữ ca sĩ trình bày ca khúc ‘’Như cánh vạc bay’’. Khi ấy khán giả đang trong tâm trạng hoài cảm thì cô ca sĩ lên sân khấu tươi cười nhún chân chào khán giả và cất tiếng hát. Đây chính là cười vô duyên, cười vô tình, cười lãng xẹt, lãng òm. Cũng có những cái cười độc ác, khinh miệt. Cho nên cười không đúng lúc, đúng chỗ là tai hại lắm quý vi! Cười rất dễ làm nhưng ta cũng phải tập. Tập cười để cho mọi sự trở nên đơn giản hơn và để cho tâm an lạc, tâm từ bi hỷ xả tăng trưởng. <O:p></O:p>
Qúy vị hãy niệm phật để đạt được 4 tâm này trong cuộc sống. Dù ở đâu, khi có 4 tâm từ, bi, hỷ, xả ta cũng hạnh phúc, bình an.<O:p></O:p>
5/ Đơn thuần không mệt, phức tạp thì mệt.<O:p></O:p>
Người tu sống đơn giản, bình dị trong lời nói và việc làm. Phức tạp sẽ làm ta thêm mệt. Gỉan dị thì yên thân, đến đâu thích nghi ở đó. Tập sống dễ nuôi. Tăng đoàn ngày xưa đơn giản, đi khất thực xin ăn ngoài đường nên đâu có kén chọn cái gì. Xin ăn là một nghệ thuật, một pháp tu không dễ. Xin ăn mà mặt chằm vằm, ai cho?. Do vậy người tu phải dễ nuôi, phải đơn giản, phải vui vẻ người ta mới cho. Dù ta có lớn tuổi, có chức vụ cao tới đâu, khi đã tham gia khóa tu này hãy xem mình là người bình thường. Như vậy mới trưởng thành trong phật pháp. Ta càng sống giản dị, ít ai quan tâm tới ta mới tu được. Còn như tỏ ra điệu bộ cho người khác quan tâm, chú ý thì khó tu lắm. Bỏ nhà đến chùa tham dự khóa tu là một hình thức ta tập từ bỏ. Ở nhà điện thoại “tám” chuyện liên tục, vô khóa tu bắt buộc tắt điện thoại, không được nói chuyện, chỉ có im lặng
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên