Thơ ca VIỆTNAM
---------------------
Các tác phẩm văn học
do các THIỀN SƯ , văn hào , nhà thơ
từ thế kỷ thứ 18 trở về sau .
-----------------------------------------------
ÔN NHƯ HẦU
[ triết lý Tam Pháp Ấn]
Thà mượn thú tiêu dao cửa PHẬT
Mối thất tình quyết dứt cho xong
Đa mang chi nữa đèo bồng
Vui vì thế sự mà mong nhân tình
Lấy gió mát trăng thanh mà kết nghĩa
Mượn hoa đàm đuốc tuệ làm duyên
Thoát trần một gót thiên nhiên
Cái thân ngoại vật là tiền trong đời.
------------------------------------------
Đại thi hào NGUYỄN DU
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Thì đừng trách lẫn trời gần trơì xa
Sư rằng phúc hoạ tại trời
Cội nguồn cũng bởi lòng người mà ra
Có trời mà cũng có ta
Tu là côi phúc ,tình là giây oan
Kiếp phù sinh như bào như ảnh
Có chữ rằng vạn cảnh giai khong
Ai hay lấy PHẬT làm lòng
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
-------------------------------------------------
NGUYỄN GIA THIỀU
Tiêu diêu nhân sự đã xong
Sơn hà cũng ảo , côn trùng cũng hư
Câu thệ thuỷ ngồi trơ cổ độ
Quán tu phong đứng rũ tà huy
Phong trần đến cả sơn khê
Tang thương đến cả hoa kia cỏ này
Tuồng ải hoá đã bày ra đấy
Kiếp phù sinh trông thấy mà đau
Trăm năm còn có gì đây
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.
------------------------------------------------
J. Leiba
[ đầu thế kỷ 20 ]
Phù thế đã nhiều duyên nghiệp quá
Lệ lòng mong cạn chốn am không
Cửa thiền một đóng duyên trần dứt
Quên hết người quen chốn bụi hồng
--------------------------------------------
HÀN MẠC TỬ
Thơ tôi thơm mùi huyền dịu
Mọc lên từ đạo từ bi
Khi xưa ta là chim Phương Hoàng
Vỗ cánh bay chín tầng trời cao ngất
Bay từ Đao Lợi đến trời Đâu Suất
Họp tinh khí muôn năm thành chánh quả
Lời nguyện gẫm xanh như mầu huyền diệu
Não nề lòng viễn khách giữa lúc mơ
Từ bi cảm động ứa sương mờ
Sao gió lại bay hồn trong kẽ lá
---------------------------------------------------------
VŨ HOÀNG CHƯƠNG
Ta còn để lại gì không
Kìa non đá lở , nay sông cát bồi
Lang thang thứ độ luân hồi
U minh nẽo trước xa xôi dặm về
Trông ra bến hoặc bờ mê
Nghìn thu cửa chớp , bốn bề một phương
--------------------------------------------------------
---------------------
Các tác phẩm văn học
do các THIỀN SƯ , văn hào , nhà thơ
từ thế kỷ thứ 18 trở về sau .
-----------------------------------------------
ÔN NHƯ HẦU
[ triết lý Tam Pháp Ấn]
Thà mượn thú tiêu dao cửa PHẬT
Mối thất tình quyết dứt cho xong
Đa mang chi nữa đèo bồng
Vui vì thế sự mà mong nhân tình
Lấy gió mát trăng thanh mà kết nghĩa
Mượn hoa đàm đuốc tuệ làm duyên
Thoát trần một gót thiên nhiên
Cái thân ngoại vật là tiền trong đời.
------------------------------------------
Đại thi hào NGUYỄN DU
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Thì đừng trách lẫn trời gần trơì xa
Sư rằng phúc hoạ tại trời
Cội nguồn cũng bởi lòng người mà ra
Có trời mà cũng có ta
Tu là côi phúc ,tình là giây oan
Kiếp phù sinh như bào như ảnh
Có chữ rằng vạn cảnh giai khong
Ai hay lấy PHẬT làm lòng
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
-------------------------------------------------
NGUYỄN GIA THIỀU
Tiêu diêu nhân sự đã xong
Sơn hà cũng ảo , côn trùng cũng hư
Câu thệ thuỷ ngồi trơ cổ độ
Quán tu phong đứng rũ tà huy
Phong trần đến cả sơn khê
Tang thương đến cả hoa kia cỏ này
Tuồng ải hoá đã bày ra đấy
Kiếp phù sinh trông thấy mà đau
Trăm năm còn có gì đây
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.
------------------------------------------------
J. Leiba
[ đầu thế kỷ 20 ]
Phù thế đã nhiều duyên nghiệp quá
Lệ lòng mong cạn chốn am không
Cửa thiền một đóng duyên trần dứt
Quên hết người quen chốn bụi hồng
--------------------------------------------
HÀN MẠC TỬ
Thơ tôi thơm mùi huyền dịu
Mọc lên từ đạo từ bi
Khi xưa ta là chim Phương Hoàng
Vỗ cánh bay chín tầng trời cao ngất
Bay từ Đao Lợi đến trời Đâu Suất
Họp tinh khí muôn năm thành chánh quả
Lời nguyện gẫm xanh như mầu huyền diệu
Não nề lòng viễn khách giữa lúc mơ
Từ bi cảm động ứa sương mờ
Sao gió lại bay hồn trong kẽ lá
---------------------------------------------------------
VŨ HOÀNG CHƯƠNG
Ta còn để lại gì không
Kìa non đá lở , nay sông cát bồi
Lang thang thứ độ luân hồi
U minh nẽo trước xa xôi dặm về
Trông ra bến hoặc bờ mê
Nghìn thu cửa chớp , bốn bề một phương
--------------------------------------------------------