Quy nguyên

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
QUY-NGUYÊN 1

歸 元

Từ sáu ngàn năm về trước, từ khi Trung Hoa chưa lập quốc, chữ tượng hình hãy còn ở dạng sơ khai. Người xưa đã vẽ một vòng tròn O, tượng trưng cho ngôi Vô-cực, tiến đến vòng thứ nhì có dấu chấm ở trong
thaicuc_zps20ea8687.jpg
tượng trưng cho ngôi Thái-cực ( Vô-cực sanh Thái-cực ). Kế đến là vòng tròn bị chia đôi, bên trắng bên đen, bên đen có chấm trắng, bên trắng có chấm đen, gọi là thế Lưỡng-nghi
luongnghi_zps5b8bc5d9.jpg
(Thái-cực sanh Lưỡng-Nghi), trong dương có âm, trong âm có dương. Sau đó Lưỡng-Nghi sanh Tứ-tượng , Tứ-tượng sanh Bát-quái, sanh sanh hoá hoá đến vô-cùng.

Người xưa dựa vào nền tảng nầy để xem bói [bói Dịch] . Con đường đi ra của Dịch thì thiên biến vạn hoá, mấy ngàn trang sách cũng không nói hết. Ta nay chỉ bàn đến con đường trở về (Quy-nguyên) mà Dịch (Nho-giáo) không hề biết đến, chỉ có Lão-tử (Lão giáo) nói rằng :

Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn,
tổn chi hựu tổn, huyền chí ư Vô.


(Học thì càng ngày càng thêm, còn làm Đạo thì ngày càng bỏ bớt, bớt mãi bớt hoài, bớt cho đến cùng, không còn gì để bớt, chỗ đó tạm gọi là Vô, là Đạo) .

Cái chỗ “không không” tột cùng của Lão-giáo, vốn là cái KHÔNG có tướng đối đãi , thành tựu cuối cùng của Lão-giáo là những cảnh Trời Vô-Sắc-giới, là Phi-Tưởng Phi-Phi-Tưởng Thiên .

Như vậy chữ Vô của Lão-giáo chưa phải là Vô cực của Dịch, mà vẫn còn “nghẻn mạch” ở Thái-cực
thaicuc_zps20ea8687.jpg
. Cái dấu chấm ở giữa vòng tròn vẫn còn là còn nguyên-nhân của sự sống, hay nói khác đi là còn cái gốc sinh-tử luân-hồi, có nghĩa là vòng luân-hồi hãy còn có cơ-hội tái khởi phát.

Vậy làm thế nào để xoá đi cái dấu chấm kia ? Hay nói khác đi là làm thế nào để Thái-cực trở về ngôi Vô-cực ?

Lời giải bài toán hóc búa trên chỉ có trong Phật-pháp. Đó là những bực A-La-Hán đã vĩnh-viễn thoát vòng sinh-tử luân-hồi, trở về an-vị chốn Hữu-Dư-Y Niết-Bàn.

(Nguời viết ra kinh Dịch không phải là người đã chứng biết cái Vô-cực O kia, mà chỉ là những vị Tiên thôi, nhưng do suy-luận mà đoán biết trình-tự phải như thế, và tất cả họ đều ngở rằng cái sống mênh mênh mang mang ở những cảnh trời Vô-sắc là điểm cuối cùng của hành-trình Quy-nguyên).
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93

Quynguyen2_zps818c4c7c.jpg



Thế-giới ta đang sống, ta nhận biết được nhờ vào thức thứ sáu (Ý-thức), và 5 thức trước (nhãn, nhỉ, tỉ, thiệt, thân thức). So với Dịch kinh thì Thức thứ sáu ở thế Lưỡng-nghi, 5 thức kia ở thế Tứ-tượng. Thức thứ bảy tương đồng với ngôi Thái-cực.

Thức thứ bảy còn được gọi là Nghiệp-thức, là nơi cất giử những chủng tử _ giống như “gen” _ hoặc thiện hoặc ác, nghiệp ác có thể ví như những “gen” bị lỗi, nếu có điều kiện phát-triển những “gen” nầy sẽ tạo nên những quái thai dị tật, đó là cuộc sống địa-ngục trần-gian.

Nhà Phật nói NHÂN NÀO QUẢ NẤY là do bởi những chủng tử nầy khi đã hội tụ đủ DUYÊN liền phát triển, (như diều gặp gió thì lên, như hạt gặp mưa thì nẩy mầm), chớ không có một nhân vật hay một tập thể nào chuyên lo việc cầm cân nẩy mực, ban phước giáng họa cho muôn loài.

Kinh nói rằng : người tu khi thành đạo rốt-ráo thì Thức không còn là Thức nữa mà là Trí:

1. A-Lại-Da Thức -> Đại-Viên-Cảnh-Trí [ A-lại-da Tâm ]
2. Mạt-Na Thức -> Bình-Đẳng-Tánh-Trí [ Tịnh-Sắc-Căn ]
3. Ý-Thức -> Diệu-Quan-Sát-Trí
4. Nhãn-Thức , 5. Nhĩ Thức, 6 . Tỉ Thức, 7. Thiệt Thức, 8. Thân Thức
5 Thức nầy chuyển thành 1 Trí _ Thành Sở Tác Trí.

Bát Thức thành Tứ-Trí .

Đều nầy có thể được chăng ?

Bóng tối có thể trở thành ánh quang-minh chăng ?

Làm thế nào cho Thức biến thành Trí ?

_ Đây quả là một công việc quan-trọng nhất, vĩ-đại nhất trong vũ-trụ Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới . Xin hẹn bạn bài sau vậy ./.
 
Last edited by a moderator:

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93

Quynguyen_zps465bc7a9.jpg


Ta như đứa trẻ mồ-côi, lạc-loài nơi xứ lạ quê người; ta đã vô-cùng vất vả để kiếm sống, từ lượm rác, xin ăn đến làm thuê, vác mướn; ta đã bị mọi người rẻ-rúng, đuổi xua, hà-hiếp. Lâu ngày ta trở nên tự ti, hèn yếu nhút-nhát, sống chui-lủi; một cánh hoa rơi cũng làm ta dè chừng, một tiếng động nhỏ cũng khiến ta giật mình ngơ-ngác, thật đáng thương cho ta !

Rồi một ngày kia, có một Người quyền-quý đến với cả trăm kẻ tuỳ-tùng, Người ấy bảo với ta rằng : ta đích thật là con ruột của Người, nếu ta về với Người, ta sẽ thừa-kế tất-cả những gì Người đang có. Lẽ dĩ-nhiên là ta không thể nào tin được, rằng ta là chủ của cả một giang-sơn gấm-vóc, rằng chỉ cần ta đồng ý, chấp-nhận mà thôi, chớ Người quyền-quý kia không đòi hỏi một điều-kiện nhỏ nào nơi “cùng tử” cả. Quả là trên cả sự mong đợi, quả là rất khó tin nhận đối với “cùng tử”.
(Nên chi Đức Phật đã phải ba lần thè lưỡi rộng dài, trùm khắp Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới, nên chi Ngài Xá-Lợi-Phất đã phải ba lần khuyến thỉnh Đức Phật mới thốt ra những lời chân thật nhưng khó tin)

Ngày xưa nàng Long-nữ thành Phật còn nhanh hơn cái chớp mắt. Nhanh là nhanh làm sao ? – Một phần triệu của giây chăng ? – Thực ra không có phần nào của giây cả ! – Không phải đợi đến lúc bấy giờ nàng Long-nữ mới thành Phật, mà nàng Long-nữ vốn đã là Phật cho nên không phải thành gì cả, không có thời-gian để trở thành.

Còn ta, ta có khác nàng Long-nữ chăng ?_ Điều này bạn hãy tự tìm câu trả lời !

Ngày xưa đức Phật gượng dùng ví-dụ quặng nấu thành vàng, khiến ông A-Nan thắc mắc: Vậy đến bao giờ vàng trở lại thành quặng ?

Ví-dụ bao giờ cũng mang tính tương-đối, bất toàn; ta phải nương lời hiểu ý, nếu không ta chỉ là kẻ dòm ngón tay mà chẳng bao giờ thấy mặt trăng.

Phải khẳng-định rằng : Trời, đất có thể gặp nhau, ghe có thể đi trên núi nhưng người đã trở về cội-nguồn đích-thực rồi, thì không bao giờ lại có thể trở thành kẻ “cùng-tử ” nữa .

Hết rồi những tháng ngày lang-thang phiêu-bạt,
Hết rồi những khắc-khoải chờ mong
Hết rồi những ưu-tư phiền-muộn
Hết rồi những cánh nhạn đêm sương .........


 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Quynguyen4_zpsd448ef4d.jpg


Thức thứ sáu được gọi là Ý-Thức , là sự hiểu biết do bởi tích lũy kinh-nghiệm và học hỏi (Tri-Thức hoặc Kiến-Thức), phần nở hoa của nó được gọi là Trí-Tuệ-Phàm, là Hậu-Đắc-Trí.

Cái gốc của Thức thứ sáu là Thức thứ bảy cũng cùng tên là Ý-Thức, vì từ Ý-Thức có phần bị hạn chế cho nên người xưa giữ nguyên âm tiếng Phạn gọi là Mạt-Na Thức, ngoài ra Thức thứ bảy còn được gọi là Nhiễm-Ô-Thức, Truyền-Tống-Thức, Nghiệp-Thức….

Mạt-na Thức là KHO lưu-trử những chủng-tử Thiện hay Ác mà trong quá trình sống ta đã tích tạo , là ký-ức [memory], là lịch-sử [history] của vô-lượng kiếp, là trạm thu-phát tín-hiệu chi-phối toàn bộ cuộc sống hiện-tại và tương-lai, là nguyên-nhân sâu xa của những tư-tưởng, hành-động không kiểm soát được.

Mạt-Na Thức là Ý-thức chấp ngã, là thủ-phạm của mọi rối rắm trong cuộc sống.

Nếu ta ném một hòn đá xuống giếng liền nghe tiếng “tỏm”, nếu ta thả một tảng đá xuống giếng liền nghe tiếng “ầm”. Nghiệp-nhân cộng với Duyên thành Nghiệp-quả.

* Người phát tâm Bồ-Đề, người tùng Đại-nguyện “TẬN ĐỘ CHÚNG-SINH” thì được sự hộ-trì của chư Phật, Bồ-tát, Đại Bồ-tát cho nên nếu có đánh rơi một tảng đá lớn xuống giếng người ta cũng chỉ nghe “tủm” một tiếng nhỏ (dường như đã được gắn ống giảm thanh).

* Người đã thực chứng Chân-lý dùng tâm bình-đẳng giao-tiếp với sự vật, thì dù đá lớn hay đá nhỏ khi ta ném xuống một cái giếng sâu không đáy đều không âm vang gì cả ! như trong môi-trường chân-không, mọi vật thể dù lớn hay nhỏ đều nặng (hay không nặng) như nhau. Trường-hợp nầy Bình-Đẳng-Tánh-Trí không có tạo nghiệp.

Thức đã biến thành Trí, Mạt-Na Thức đã là Bình-Đẳng-Tánh-Trí . (đổi DANH nhưng không đổi VỊ , đổi DỤNG nhưng không đổi THỂ ).

Thức là CÁI BỊ BIẾT không TỰ CHỦ
Trí là SỰ SOI SÁNG bởi Chân-Tâm

 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Quynguyen5_zps1b26f15c.jpg


[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/quynguyen50_zps80233873.jpg"].




































.[/NEN][NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/quynguyen51_zps70f96c85.jpg"] .




































.[/NEN] [NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/quynguyen52_zpsd72172bd.jpg"].




































.[/NEN] [NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/quynguyen53_zps27a545cf.jpg"].




































.[/NEN]
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Quynguyen6_zps642c48c2.jpg


[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/quynguyen61_zps8745aa98.jpg"].





































.[/NEN] [NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/quynguyen62_zpsa7456b6a.jpg"].




































.[/NEN]
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Quynguyen7_zps2038a135.jpg


[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/quynguyen71_zps8b2a2bdb.jpg"].




































.[/NEN] [NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/quynguyen72_zps3bd01e7f.jpg"].



































.[/NEN]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên