C

Quy y Tăng?

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18


Kính đạo hữu caiten,

Đạo hữu đã không đủ kham nhẫn để học hỏi, vậy thời lời dạy là vô ích đối với đạo hữu.

Nay lược nói chỗ vướng mắc, coi như là gieo nhân trong tâm đạo hữu, tự đạo hữu sẽ có ngày khai ngộ.

Từ nơi không biết này, đạo hữu tìm hiểu học hỏi mà sinh ra lý luận qua 5 câu hỏi vừa rồi.

Đạo hữu lầm nhận rằng mình đã biết, kì thực cái biết này của đạo hữu xây dựng trên nền tảng không biết ! Không biết này, nhà Phật gọi là vô minh.

Do không biết này chưa bị đập tan, nơi đạo hữu, thời khổ, bi, ưu, não, sinh, lão, bệnh, tử còn kiềm tỏa đạo hữu, còn khiến đạo hữu không thể an lạc !

Cảnh vốn không có đúng sai, cái thấy vốn không có khác biệt, chỉ do nơi không biết này phát sinh đủ thứ hiểu biết mà thành ra phân biệt có đúng có sai, có mình có người.

Không biết, cội gốc của vạn sự sầu khổ nơi thế gian, không thể tự nó bị phá vỡ, không thể học hỏi mà phá vỡ.

Không biết này duy chỉ bị phá vỡ khi đạo hữu sống với nó, ôm trọn nó cả ngày lẫn đêm.

Toàn cảnh là không biết, toàn tâm là không biết, toàn thân là không biết.

Nhân duyên chín mùi tự khắc cái không biết này sẽ tan rã.

Khi ấy sự hiểu biết khởi lên nơi đạo hữu, chẳng do học hỏi, chẳng do tìm hiểu; cái biết của đạo hữu không còn bị phân biệt, chấp trước làm cho phát sinh sầu, ưu, bi, não nữa !

Chỉ khi nào vô minh - không biết này bị phá tan, đạo hữu mới có thể hiểu được Quy y tự tánh Tăng Bảo là như thế nào !!!

Kính chúc đạo hữu tăng thịnh trong pháp !

đang hay thì đọc đến câu cuối cùng thì té ngửa ... trời ơi !!! huề dzốn...


Chỉ khi nào vô minh - không biết này bị phá tan, đạo hữu mới có thể hiểu được Quy y tự tánh Tăng Bảo là như thế nào !!!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
đang hay thì đọc đến câu cuối cùng thì té ngửa ... trời ơi !!! huề dzốn...


Chỉ khi nào vô minh - không biết này bị phá tan, đạo hữu mới có thể hiểu được Quy y tự tánh Tăng Bảo là như thế nào !!!

haaaaaaaaaaa. Con ma này nó có thực hành gì đâu chỉ là hý luận trên ngôn ngữ văn tự là giỏi, có trải nghiệm gì đâu mà hỏi hắn, nhiều khi hắn nói không biết mình nói gì? Nên truy cùng đuổi tận thì xách dép bỏ chạy thôi. heeeeeeeeeee. Giờ ai cũng thấy cái đuôi chuột của ngươi rồi nhé. Từ từ ngươi sẽ lộ nguyên hình, đúng như những gì ngươi thật có. haaaaaaa. A di đà Phật!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
haaaaaaaaaaa. Con ma này nó có thực hành gì đâu chỉ là hý luận trên ngôn ngữ văn tự là giỏi, có trải nghiệm gì đâu mà hỏi hắn, nhiều khi hắn nói không biết mình nói gì? Nên truy cùng đuổi tận thì xách dép bỏ chạy thôi. heeeeeeeeeee. Giờ ai cũng thấy cái đuôi chuột của ngươi rồi nhé. Từ từ ngươi sẽ lộ nguyên hình, đúng như những gì ngươi thật có. haaaaaaa. A di đà Phật!

đang hay thì đọc đến câu cuối cùng thì té ngửa ... trời ơi !!! huề dzốn...


Chỉ khi nào vô minh - không biết này bị phá tan, đạo hữu mới có thể hiểu được Quy y tự tánh Tăng Bảo là như thế nào !!!

Trong hai ông này, ông nào phá vô minh rồi nói xem???

Chưa minh nói minh, chưa ngộ nói ngộ là đại vọng ngữ, đoạ A Tỳ Ngục!

Cứ cân nhắc thật kỹ!

Nếu nói rằng ngộ rồi, phá rồi thì Ba Tuần sẽ nói cho Quy y tự tánh Tăng Bảo là như thế nào.

Nếu chưa thì học gương đạo hữu caiten ấy!!!

Mộ Phần.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Trong hai ông này, ông nào phá vô minh rồi nói xem???

Chưa minh nói minh, chưa ngộ nói ngộ là đại vọng ngữ, đoạ A Tỳ Ngục!

Cứ cân nhắc thật kỹ!

Nếu nói rằng ngộ rồi, phá rồi thì Ba Tuần sẽ nói cho Quy y tự tánh Tăng Bảo là như thế nào.

Nếu chưa thì học gương đạo hữu caiten ấy!!!

Mộ Phần.

dạ thưa ngài kiến tánh người điên chưa có ngộ cái gì cả. Người điên chưa bao giờ nói ngộ mà. Người ta hỏi làm cách nào để mà quy y tự tánh tăng bảo mà ngài cứ nói vòng vo mãi rồi trở về lại ban đầu. Nên thấy chuyện hài hước nên người điên mới nói ra thôi. Biết rằng Ngài đang bắt chước lời Ngài lục tổ nhưng chưa thấy được cái thực chứng trải nghiệm của Ngài, giữa lới nói và hành động nó trớt quớt nhau, nên thấy hài hước quá. Nếu bắt chước như vậy thì con vẹt nó cũng khác gì Ngài. Đừng có ngộ nhận mình kiến tánh rồi đổi thừa người khác ngộ nhận như mình vậy. heeeeeeeeee. Thắc cười quá mà. A di đà Phật!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
dạ thưa ngài kiến tánh người điên chưa có ngộ cái gì cả. Người điên chưa bao giờ nói ngộ mà. Người ta hỏi làm cách nào để mà quy y tự tánh tăng bảo mà ngài cứ nói vòng vo mãi rồi trở về lại ban đầu. Nên thấy chuyện hài hước nên người điên mới nói ra thôi. Biết rằng Ngài đang bắt chước lời Ngài lục tổ nhưng chưa thấy được cái thực chứng trải nghiệm của Ngài, giữa lới nói và hành động nó trớt quớt nhau, nên thấy hài hước quá. Nếu bắt chước như vậy thì con vẹt nó cũng khác gì Ngài. Đừng có ngộ nhận mình kiến tánh rồi đổi thừa người khác ngộ nhận như mình vậy. heeeeeeeeee. Thắc cười quá mà. A di đà Phật!

Này Hàn lu tàn tật,

Ta biết mi bị mù và bị điếc.

Nhưng thấy mi tự nhiên lao vào, kêu la ầm ĩ, ta cứ nghĩ là mi thấy mờ mờ, ai dè vẫn là thằng điếc bị mù:

Ba Tuần nói:
Chỉ khi nào vô minh - không biết này bị phá tan, đạo hữu mới có thể hiểu được Quy y tự tánh Tăng Bảo là như thế nào !!!

Âu cùng là cái khổ của kẻ mù lòa, nên dù cố gắng lắm để khắc phục cái sở học khiếm khuyết, sở hành cạn cợt, cũng biết lục lại lời dạy của Tổ mà mò mà mẫm. Nhưng vì mù nên đọc cũng chẳng hiểu gì; vì không hiểu gì nên tức tối kêu la ầm ĩ, mong người khác đoái hoài giúp cho; khổ thay lại thêm cả bệnh điếc nữa, nên người khác nói hoài không thông, chứng nào tật nấy, lại cứ cho rằng ta đây trí huệ đệ nhất, nên ta sẽ tự nhận ta là khùng điên để đi khoe khoang cái trí huệ như lá mít sâu đó !

Chậc chậc,

Thôi ta khuyên ngươi nên học cái hạnh bất khinh, cái hành im lặng mau mau còn kịp, kẻo tới ngày 30, hít vào không thở ra, lại đội lông mang sừng mà kéo cày trả nợ !

Nhận lấy này, rồi xuống "hầm bí mật" của ngươi, tự cung tự luyện đi:






Mộ Phần.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Này Hàn lu tàn tật,

Ta biết mi bị mù và bị điếc.

Nhưng thấy mi tự nhiên lao vào, kêu la ầm ĩ, ta cứ nghĩ là mi thấy mờ mờ, ai dè vẫn là thằng điếc bị mù:



Âu cùng là cái khổ của kẻ mù lòa, nên dù cố gắng lắm để khắc phục cái sở học khiếm khuyết, sở hành cạn cợt, cũng biết lục lại lời dạy của Tổ mà mò mà mẫm. Nhưng vì mù nên đọc cũng chẳng hiểu gì; vì không hiểu gì nên tức tối kêu la ầm ĩ, mong người khác đoái hoài giúp cho; khổ thay lại thêm cả bệnh điếc nữa, nên người khác nói hoài không thông, chứng nào tật nấy, lại cứ cho rằng ta đây trí huệ đệ nhất, nên ta sẽ tự nhận ta là khùng điên để đi khoe khoang cái trí huệ như lá mít sâu đó !

Chậc chậc,

Thôi ta khuyên ngươi nên học cái hạnh bất khinh, cái hành im lặng mau mau còn kịp, kẻo tới ngày 30, hít vào không thở ra, lại đội lông mang sừng mà kéo cày trả nợ !

Nhận lấy này, rồi xuống "hầm bí mật" của ngươi, tự cung tự luyện đi:






Mộ Phần.

haaaaaaaaa, đúng là con ma người điên nói rồi không có rãnh mà nhận cái sân si phiền não, ngã mạn tự sướng của ngươi. Thì mù với điếc mới tu học để mà hết mù hết điếc chứ không phải như ai kia ở trên đọt tre sợ té xuống mà hồn siêu phách tán muốn làm kẻ mù kẻ điếc như người điên này mà không được á. haaaaaaaaaaa. A di đà Phật!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
haaaaaaaaa, đúng là con ma người điên nói rồi không có rãnh mà nhận cái sân si phiền não, ngã mạn tự sướng của ngươi. Thì mù với điếc mới tu học để mà hết mù hết điếc chứ không phải như ai kia ở trên đọt tre sợ té xuống mà hồn siêu phách tán muốn làm kẻ mù kẻ điếc như người điên này mà không được á. haaaaaaaaaaa. A di đà Phật!

Này Hàn lu phế vật !

Mi mù điếc nên không biết đây là mục Thảo luận Phật Học Tổng Quan !!!

Nhận lấy này:













Mộ Phần.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Trong hai ông này, ông nào phá vô minh rồi nói xem???

Chưa minh nói minh, chưa ngộ nói ngộ là đại vọng ngữ, đoạ A Tỳ Ngục!

Cứ cân nhắc thật kỹ!

[IMGR] Nếu nói rằng ngộ rồi, phá rồi thì Ba Tuần sẽ nói cho Quy y tự tánh Tăng Bảo là như thế nào. [/IMGR]

Nếu chưa thì học gương đạo hữu caiten ấy!!!

Mộ Phần.

ông ma vương ơi ... tôi xin ông !!! ... tôi can ông !!! ... tôi bó chân rôi
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Này Hàn lu phế vật !

Mi mù điếc nên không biết đây là mục Thảo luận Phật Học Tổng Quan !!!

Nhận lấy này:













Mộ Phần.

Con lạy ông kiến tánh, ông xuống mặt đất giùm con, trèo cao quá té banh xác đó. Bó chân ông. A di đà Phật!
 

caiten

Registered
Phật tử
Tham gia
23/8/16
Bài viết
23
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Đạo hữu Ba Tuần kính,
Tạm thời , duyên chia sẻ về pháp Quy y Tăng đã hết. Caiten xin trân trọng những thảo luận của đạo hữu và caiten. Tuy còn thừa sót, thiện pháp có thể khởi sinh từ các thảo luận này.
Một lần nữa, kính trân trọng!

Đạo hữu kính,
Những chia sẻ mạch lạc xen kẽ những mâu thuẫn nơi đạo hữu (những chỗ mà caiten đã chỉ ra trước sau không tương ưng) ắt hẳn có nhân duyên không phải không có nhân duyên. Những pháp chia sẻ này chưa thật sự khởi sinh nơi đạo hữu. Khi hợp thời, mong rằng đạo hữu hãy quán chiếu.
Lại nữa, trong topic này, xuất hiện một số thiện hữu, nói lời không khả ý với đạo hữu, như vậy, trước đây có phải đạo hữu đã nói những lời không hợp thời, hoặc không hợp pháp!?
Tuy vậy, đó không phải là duyên để đạo hữu có thể nói những lời không khả ý, khó nghe với các thiện hữu tri thức. Hãy tu tập thân hành niệm vì thân hành niệm đã không được tu tập nơi đạo hữu:

Này các Tỷ-kheo, thân hành niệm được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như thành cỗ xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành, thời mười công đức này có thể được mong đợi. Thế nào là mười?
(1) Lạc bất lạc được nhiếp phục, và bất lạc không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy sống luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên; (2) khiếp đảm sợ hãi được nhiếp phục, và khiếp đảm sợ hãi không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm sợ hãi được khởi lên. (3) Vị ấy kham nhẫn được lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, mặt trời, các loài rắn rết, các cách nói khó chịu, khó chấp nhận. Vị ấy có khả năng chịu đựng được những cảm thọ về thân khởi lên, khổ đau, nhói đau, thô bạo, chói đau, bất khả ý, bất khả ái, đưa đến chết điếng. (4) Tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, vị ấy chứng được bốn Thiền, thuần túy tâm tư, hiện tại lạc trú. [...].
TRUNG BỘ KINH - Kinh Thân hành niệm


Nay lược nói chỗ vướng mắc, coi như là gieo nhân trong tâm đạo hữu, tự đạo hữu sẽ có ngày khai ngộ.

Từ nơi không biết này, đạo hữu tìm hiểu học hỏi mà sinh ra lý luận qua 5 câu hỏi vừa rồi.

Đạo hữu lầm nhận rằng mình đã biết, kì thực cái biết này của đạo hữu xây dựng trên nền tảng không biết ! Không biết này, nhà Phật gọi là vô minh.

Do không biết này chưa bị đập tan, nơi đạo hữu, thời khổ, bi, ưu, não, sinh, lão, bệnh, tử còn kiềm tỏa đạo hữu, còn khiến đạo hữu không thể an lạc !

Cảnh vốn không có đúng sai, cái thấy vốn không có khác biệt, chỉ do nơi không biết này phát sinh đủ thứ hiểu biết mà thành ra phân biệt có đúng có sai, có mình có người.

Không biết, cội gốc của vạn sự sầu khổ nơi thế gian, không thể tự nó bị phá vỡ, không thể học hỏi mà phá vỡ.

Không biết này duy chỉ bị phá vỡ khi đạo hữu sống với nó, ôm trọn nó cả ngày lẫn đêm.

Toàn cảnh là không biết, toàn tâm là không biết, toàn thân là không biết.

Nhân duyên chín mùi tự khắc cái không biết này sẽ tan rã.

Khi ấy sự hiểu biết khởi lên nơi đạo hữu, chẳng do học hỏi, chẳng do tìm hiểu; cái biết của đạo hữu không còn bị phân biệt, chấp trước làm cho phát sinh sầu, ưu, bi, não nữa !

Chỉ khi nào vô minh - không biết này bị phá tan, đạo hữu mới có thể hiểu được Quy y tự tánh Tăng Bảo là như thế nào !!!

Kính chúc đạo hữu tăng thịnh trong pháp ![/SIZE]

Đạo hữu kính,
Trân trọng pháp chia sẻ tạm thời cuối cùng trong topic này từ đạo hữu, caiten sẽ không bình luận gì thêm mà chỉ hồi đáp bằng một chia sẻ mở rộng của Quy y Tăng trước đó caiten đã viết, như là trách nhiệm của caiten với topic đã được lập .
Khi một người khởi sinh suy nghĩ và ước muốn: "Ta bị sầu bi khổ ưu não chi phối. Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối! " Vị ấy lại được nghe pháp từ Phật hay một đệ tử của Phật, pháp ấy làm hé lộ lên con đường cho ước muốn của vị ấy. Vị ấy tuyên bố Quy y Phật, Pháp, Tăng. Tức là gần gũi Phật, gần gũi Tăng và nghe Pháp.
Hiện nay, vì Phật đã diệt độ nên Tăng là phương cách duy nhất để truyền pháp.
Tăng là người đã hiển lộ được pháp nên chỉ có Tăng mới giảng dạy được pháp.
Do vậy, Phật tử mong muốn gần gũi Tăng để được nghe pháp.

Vậy này Magandiya, hãy thân cận các vị chân nhân. Này Magandiya, do Ông thân cận các vị chân nhân, thời này Magandiya, Ông sẽ được nghe diệu pháp. Này Magandiya, do Ông được nghe diệu pháp, thời này Magandiya, Ông sẽ sống đúng với Chánh pháp và tùy pháp. Này Magandiya, do Ông sống đúng với Chánh pháp và tùy pháp, thời này Magandiya, Ông sẽ tự mình biết, tự mình thấy: "Ðây là những bệnh chướng, những cục bướu, những mũi tên. Ở đây, những bệnh chướng, những cục bướu, những mũi tên được trừ diệt, không có dư tàn. Do chấp thủ được diệt ở ta, nên hữu diệt; do hữu diệt, sanh diệt; do sanh diệt, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được diệt trừ. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này".
TRUNG BỘ KINH - Kinh Magandiya

Nghe pháp là bước đầu tiên. Do pháp được trình bày đầy đủ, có nghĩa có văn, người giảng pháp thực chứng, giới hạnh thanh tịnh, Phật tử tin tưởng sống tùy pháp và hành pháp. Và nhân duyên này sẽ dẫn đến sầu bi khổ ưu não diệt.

Giảng về Tăng, những người xứng đáng thân cận, xứng đáng được cúng dường, Đức Thế Tôn có nói một cách dễ hiểu:

"Này các Gia chủ, hạng Sa-môn, Bà-la-môn nào đáng tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường?" Khi được hỏi vậy, này các Gia chủ, các Ông cần phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: "Những Sa-môn, Bà-la-môn nào, đối với các sắc do mắt nhận thức, ly tham, ly sân, ly si, nội tâm tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp được thăng bằng. Các Sa-môn, Bà-la-môn như vậy đáng được tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường. Vì sao vậy? Chúng tôi đối với các sắc do mắt nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng; nhưng chúng tôi có thấy các vị ấy hơn sở hành thăng bằng của chúng tôi. Do vậy, các Sa-môn, Bà-la-môn ấy đáng được tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường."
Những Sa-môn, Bà-la-môn nào đối với các tiếng do tai nhận thức..., đối với các hương do mũi nhận thức..., đối với các vị do lưỡi nhận thức..., đối với các xúc do thân nhận thức..., đối với các pháp do ý nhận thức, ly tham, ly sân, ly si, nội tâm tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp được thăng bằng, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy đáng được tôn trọng, cung kính, lễ bái, cúng dường. Vì sao vậy? Chúng tôi đối với các pháp do ý nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, khi thăng bằng, khi không thăng bằng, nhưng chúng tôi có thấy các vị ấy hơn sở hành thăng bằng của chúng tôi. Do vậy, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy đáng được tôn trọng, cung kính, lễ bái, cúng dường."
TRUNG BỘ KINH - Kinh nói cho dân Nagaravinda

Như vậy, Phật tử cần thấy được vị Tỳ kheo này không có biểu hiện tham, không có biểu hiện sân, không có biểu hiện si, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp luôn thăng bằng, khi ấy vị Tỳ kheo ấy thật xứng đáng để nương tựa, quy y.

Hay trong một thời pháp khác, Thế tôn nói gọn về Tỳ kheo đáng được chấp tay, cúng dường :

một Tỷ-kheo thành tựu được mười pháp trở thành đáng được kính trọng, đáng được tôn kính, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là mười? Ở đây, này Bhaddali, Tỷ-kheo thành tựu vô học chánh tri kiến, thành tựu vô học chánh tư duy, thành tựu vô học chánh ngữ, thành tựu vô học chánh nghiệp, thành tựu vô học chánh mạng, thành tựu vô học chánh tinh tấn, thành tựu vô học chánh niệm, thành tựu vô học chánh định, thành tựu vô học chánh trí, thành tựu vô học chánh giải thoát.
TRUNG BỘ KINH - Kinh Bhaddali

Hay được giảng chi tiết:

Người gia trưởng hay con người gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nghe pháp ấy, sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng ấy, người ấy suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật không dễ gì cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Một thời gian sau, người ấy bỏ tài sản nhỏ, hay bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ, hay bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Vị ấy xuất gia như vậy, hành trì các học giới và hạnh sống các Tỷ-kheo, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết xấu hổ, sợ hãi, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Vị ấy từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Vị ấy từ bỏ đời sống không Phạm hạnh, sống theo Phạm hạnh, sống đời sống viễn ly, tránh xa dâm dục hạ liệt.
Vị ấy từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, liên hệ đến sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Vị ấy từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chuyện chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thích thú trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Vị ấy từ bỏ nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, nói những lời nói dịu hiền, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người; vị ấy nói những lời nói như vậy. Vị ấy từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói pháp, nói luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, hợp lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi.
Vị ấy từ bỏ không làm hại đến các hạt giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm; từ bỏ các món ăn phi thời; từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, các cuộc trình diễn; từ bỏ không dùng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa, trang sức, và các thời trang; từ bỏ không dùng giường cao và giường lớn; từ bỏ không nhận vàng và bạc; từ bỏ không nhận các hạt giống; từ bỏ không nhận thịt sống, từ bỏ không nhận đàn bà con gái; từ bỏ không nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ không nhận cừu và dê; từ bỏ không nhận gia cầm và heo; từ bỏ không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái; từ bỏ không nhận ruộng nương đất đai; từ bỏ không dùng người làm môi giới hoặc tự mình làm môi giới; từ bỏ không buôn bán; từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo; từ bỏ không làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá.
Vị ấy sống biết đủ, bằng lòng với tấm y để che thân với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y và bình bát). Như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh, cũng vậy, Tỷ-kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo. Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, nội tâm hưởng lạc thọ không khuyết phạm.
Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự các nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng, những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy thành tựu Thánh hộ trì các căn này, nội tâm hưởng lạc thọ không uế nhiễm.
Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác.
Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, thành tựu Thánh hộ trì các căn này, thành tựu Thánh chánh niệm tỉnh giác này, lựa một trú xứ thanh vắng, như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây ngoài trời, đống rơm.
Sau khi ăn xong và đi khất thực trở về, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ dục tham ở đời, sống với tâm thoát ly dục tham, gột rửa tâm hết dục tham. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng sanh hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử, hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối quá. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.
Vị ấy sau khi từ bỏ năm triền cái này, các pháp làm tâm cấu uế, làm trí tuệ trở thành yếu ớt, vị ấy ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do dục sanh, với tầm với tứ.
Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.
Vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến túc mạng trí. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, hai mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây". Như vậy, vị ấy nhớ đến những đời sống quá khứ, cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến sanh tử trí của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Vị ấy nghĩ rằng: "Thật sự những vị chúng sanh này thành tựu những ác hạnh về thân, thành tựu những ác hạnh về lời nói, thành tựu những ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những vị chúng sanh này thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, Thiên giới, trên đời này". Như vậy, vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.
Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy tuệ tri như thật: "Ðây là Khổ", tuệ tri như thật: "Ðây là Khổ tập", tuệ tri như thật: "Ðây là Khổ diệt", tuệ tri như thật: "Ðây là Con Ðường đưa đến khổ diệt" tuệ tri như thật: "Ðây là những lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là nguyên nhân của các lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là Con Ðường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc".
Nhờ biết như vậy, thấy như vậy, tâm vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát". Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có trở lui đời sống này nữa".
TRUNG BỘ KINH - Kinh Kandaraka

Như vậy, là Quy y Tăng được nói mở rộng.
Kính chúc đạo hữu Ba Tuần và quý đạo hữu an lạc, tinh tấn thực hành hiển lộ pháp nơi tự thân!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
caiten nói:
Lại nữa, trong topic này, xuất hiện một số thiện hữu, nói lời không khả ý với đạo hữu, như vậy, trước đây có phải đạo hữu đã nói những lời không hợp thời, hoặc không hợp pháp!?

Kính đạo hữu caiten (nhukhong),

Từ đâu đến thì về nơi đó !

caiten nói:
...( những phần còn lại )...

Chúc đạo hữu tăng thịnh trong pháp !

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 

H-P

Registered
Phật tử
Tham gia
4/8/24
Bài viết
11
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Chào bạn @caiten

Mình muốn tìm người trao đổi về kinh pali trong phái nam truyền.
Mình đọc được bình luận của bạn về định nghĩa "thân kiến" từ bài này: https://diendanphatphap.com/diendan/threads/than-kien-la-gi.29730/post-108649

Bạn trích dẫn đúng đoạn kinh pali trả lời cho câu hỏi của tác giả bài viết gốc. Đồng thời, cách bạn bình luận đi vào trọng tâm. Đây là điểm ấn tượng tốt.

Ở bài này về "quy y Tăng":

Do duyên dòng chữ xanh, duyên con mắt, do duyên xúc, nhãn thức sanh => có thấy.
Mình hiểu ý bạn là nhãn thức sanh do 3 duyên: sắc, mắt, xúc.

"4) Do duyên mắt và các sắc khởi lên nhãn thức. Do ba pháp này hợp lại có xúc" (SN IV.sI(b).pII.I:VIII - MC)

Tức là xúc do 3 duyên: mắt, sắc, nhãn thức.

Bạn có nhầm ngược không?

"Chư Hiền, nếu nội mắt không bị hư hại, nhưng ngoại sắc không vàotrong tầm mắt, không có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức phầnthích hợp không có hiện khởi. Chư Hiền, nếu nội mắt không bị hư hại,ngoại sắc vào trong tầm mắt, nhưng không có sự quy tụ xúc chạm thíchhợp, thì thức phần thích hợp không có hiện khởi. Chư Hiền, chỉ khi nàonội mắt không bị hư hại, ngoại sắc vào trong tầm mắt, có sự quy tục xúcchạm thích hợp, thì thức phần thích hợp có hiện khởi." (MN 28 - MC)

"quy tụ xúc chạm thích hợp" (ẩn sĩ Minh Châu (MC) dịch) so với "corresponding [conscious] engagement" (tương tác, tham dự tương ứng, ẩn sĩ Bodhi (Bd) dịch)

Tức là khi mắt không hư, sắc vào tầm mắt, có sự tương tác, tham dự thích hợp giữa mắt và sắc làm nảy sinh nhãn thức. Khi mắt, sắc, nhãn thức hội tụ như thế thì đó gọi là xúc.

Rất mong được trao đổi với bạn về kinh pali. Mình có nhắn tin riêng cho bạn.

Trân trọng
 
Sửa bởi Amin:

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Tham gia
20/12/24
Bài viết
11
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Kính thưa quý đạo hữu,
Quy y Tăng , quy y Tăng là gì?
Vì sao Phật tử quy y Tăng?
Phật tử quy y Tăng thì phải làm những gì, làm như thế nào?
Kính mong chia sẻ từ quý đạo hữu có quy y Tăng.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Quy y TĂNG là phải TINH TẤN nhé. Tinh tấn chịu nhận cái không thể chịu, cái khó đạt, cái chướng ngại phải vượt qua, cái khổ, cái bất hạnh... Mỗi lần thêm một tí cho đến nhận chịu đến vô lượng vô biên cái khổ, vô cùng vô tận cái khổ, vô thủy vô chung cái khổ, không thể nghĩ chẳng thể bàn cái khổ. Thì sẽ đắc AN VUI. Mỗi lần một nhiều hơn, nâng cao hơn. Như vậy gọi là quy y TĂNG
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top