Sám Quy Mạng.

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2011
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Trong bài Sám Quy Mạng nguyên âm có những từ Hán không hiểu được. Vậy kính xin quý Thầy và các Phật tử am tường Hán tự từ bi giải đáp giùm. Gọi là "quảng tác phước huệ, phổ lợi trần sa".

1/ Nguyện tứ từ bi ai nhiếp thọ. Tứ từ bi là như thế nào?

2/ Thập triền, thập sử, tích thành hửu lậu chi nhơn. Thập triền là gì? Thập Sử là gì? "Nhơn" là con người hay là nguyên nhân?

3/ Thứ kỳ:
lụy thế oan thân,
hiện tồn quyến thuộc,
xuất tứ sanh chi cốt một
(nghĩa của câu này ?)
Xãvạn kiếp chi ái triền.

Kính lể.

















 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Trong bài Sám Quy Mạng nguyên âm có những từ Hán không hiểu được. Vậy kính xin quý Thầy và các Phật tử am tường Hán tự từ bi giải đáp giùm. Gọi là "quảng tác phước huệ, phổ lợi trần sa".

1/ Nguyện tứ từ bi ai nhiếp thọ. Tứ từ bi là như thế nào?

Chào đạo hữu Hý Luận và các bạn.

Vì Ngọc Quế như con ếch ở hang sâu, lâu lâu mới bò ra khỏi miệng hang để hít thở vài hơi cái không khí trong lành, xảy đâu gặp câu hỏi của đ/h Hý Luận, già xin thưa thốt vài lời để gọi là Giao Lưu Tư Tưởng.
(Hề hề ....! Ngọc Quế có biết chữ nho, chữ nhỏ gì, nhưng giao lưu thì nói đại cho vui.)

Chữ TỨ là ban bố, câu "Nguyện tứ từ bi ai nhiếp thọ" có nghĩa là : Xin rủ lòng từ bi chứng giám cho con.

2/ Thập triền, thập sử, tích thành hữu lậu chi nhơn. Thập triền là gì? Thập Sử là gì? "Nhơn" là con người hay là nguyên nhân?

Câu này nghĩa là :

Mười triền mười sử, chứa thành nguyên nhân của nghiệp hữu lậu. (Chữ nhân này là "nguyên nhân, nhân quả", chớ không phải là "người")
Nghiệp hữu lậu là nghiệp sanh tử luân hồi, nghiệp vô lậu là nhân của Giải Thoát.


Thập triền là 10 thứ phiền não trói buộc chúng ta trong sanh tử luân hồi:

-Vô tàm: Không biết hổ thẹn.
-Vô quý: Không biết hổ thẹn đối với những tội lỗi do mình tạo ra khi bị người khác thấy biết.
-Tật: Tâm đố kỵ đối với những việc hưng thịnh của người khác.
-San: Bỏn sẻn, keo kiệt.
-Hối: Hối hận vì những lỗi xấu của mình đã làm, khiến tâm bất an.
-Miên: Mê ngủ khiến tâm mờ tối, mất sáng suốt.
-Điệu cử: Thân dao động khiến tâm không yên, không thể nào thành tựu các thiền quán.
-Hôn trầm: Thần thức u mê, thân tâm không có năng lực an trụ trong thiện pháp.
-Phẫn: Đối với cảnh trái ý mình thì sinh tâm tức giận, đánh mất chánh niệm.
-Phú: Che đậy tội lỗi của mình.

Thập sử là 10 thứ sai khiến chúng ta, khiến chúng ta mãi sống trong phiền não :

1. Tham, 2. Sân, 3. Si, 4. Mạn, 5. Nghi,

6. Thân kiến, 7. Biên kiến, 8. Tà kiến, 9. Kiến thủ, 10. Giới cấm thủ.
(5 thứ này đều nằm trong Ác kiến)

3/ Thứ kỳ :
lũy thế oan thân,
hiện tồn quyến thuộc,
xuất tứ sanh chi khốt một
(nghĩa của câu này ?)
Xả vạn kiếp chi ái triền.

4 câu này nghĩa là :

Kế đến,
Nguyện nhiều kiếp kẻ oán người thân,
Cùng hiện tiền bà con quyến thuộc,
Thoát khỏi khổ bốn loài chìm nổi,
Dứt dây ái muôn kiếp buộc ràng.



Nếu có gì sai xin các bậc cao minh chỉ dạy lại.

Kính !
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Rất hay, cám ơn!

tiếp tục thắc mắc:

1/ Bất phùng bát nạn, "bát nạn" là gì ?

2/ Bất khuyết tứ duyên, "tứ duyên" là duyên nào, duyên nào?

Kính lể!
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Rất hay, cám ơn!

tiếp tục thắc mắc:

1/ Bất phùng bát nạn, "bát nạn" là gì ?

2/ Bất khuyết tứ duyên, "tứ duyên" là duyên nào, duyên nào?

Kính lể!

Kính chú Quay Lại !

Cháu thấy 2 câu này chú đã biết rõ mà còn hỏi, ắt là lòng tốt muốn cho chúng ta cùng nhau ôn lại Phật pháp đây thôi.

Thưa chú và quý trưởng bối, cháu xin trả bài :

1. Bát nạn là gì ?

Là 8 cái nạn mà một Phật tử muốn né tránh, vì vương vào những nạn này thì không thể nào tu học Phật pháp gì được.

  1. Nạn địa ngục (zh. 地獄, sa. naraka): chúng sanh do tạo nghiệp ác, nên phải chiêu cảm quả báo đọa vào địa ngục, chịu khổ không ngừng, không còn tâm trí đâu để nghe Phật pháp.
  2. Nạn ngạ quỷ (zh. 餓鬼, sa. preta): Tức là hóa sinh vào loài quỷ đói. Luôn bị cảm giác đói khát hành hạ nên dù có thánh nhân, Bồ Tát hay Phật thuyết pháp cũng không nghe lọt lỗ tai.
  3. Nạn súc sanh (zh. 畜生, sa. tiryañc): Sanh vào loài này thì chỉ số IQ rất thấp, đâu có thể nghe hiểu Phật pháp được.
  4. Nạn sanh lên cõi trời Trường thọ (zh. 長壽天, sa. dīrghāyurdeva) : Cõi trời nầy thọ mạng dài lâu, sanh lên cõi này thì không thấy cảnh khổ, không biết sợ sanh tử, cho nên không có lập chí tu học Phật pháp. Sanh về Bắc Cu Lô Châu cũng thế, hoàn cảnh quá sung sướng cũng làm băng hoại tâm hồn người Phật tử.
  5. Nạn sinh nơi biên địa nên khó gặp được Phật pháp, nếu có gặp thì sự khốn khó của cuộc sống cũng bó chặt tâm hồn ta, khiến cho không thể nào phát tâm tu hành được.
  6. Nạn đui điếc câm ngọng liệu (zh. 根缺, sa. indriyavaikalya) : Tuy sanh được làm người nhưng sáu căn của họ không được vẹn toàn, nên cũng không được thấy nghe học hỏi Phật pháp. Vả lại người khuyết tật thường mang nhiều mặt cảm tự ti, hoặc luôn nghĩ đến chuyện vượt lên số phận. Cái khuyết tật của thân thể đã làm thui chột tâm hồn.
  7. Nạn Thế trí biện thông (zh. 雅見, sa. mithyādarśana) : hạng người nầy, tuy họ rất thông minh lanh lợi, đọc nhiều hiểu rộng nhưng thường tự cao tự mãn (như ly nước đầy thì không thể châm thêm Phật pháp vào được).
  8. Nạn sanh trước Phật và sau Phật (zh. 如來不出生, sa. tathāgatānām anutpāda), : Dĩ nhiên sanh ra đời không được gặp Phật hay những bậc Giác Ngộ là một thiệt thòi lớn cho Phật tử. (Được uống nước tận nguồn bao giờ cũng tinh khiết, bổ dưỡng hơn là nước lợ gần cửa biển)
Thế Hùng chỉ xin đóng góp ý kiến bao nhiêu đó !
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
2/ Bất khuyết tứ duyên, "tứ duyên" là duyên nào, duyên nào?

Kính lể!

Kính chú Quay lại !

Ngọc Tuấn có sưu tầm được bài này, xin mời chú và các bạn "thưởng lãm" :

Theo luật duyên sinh thì bất cứ một sự vật nào trong vũ trụ cũng đều do nhiều sự vật khác hợp lại sinh ra. Những sự vật khác đó gọi là “DUYÊN” – nghĩa là điều kiện. Theo Duy Thức Học thì có bốn loại điều kiện tất cả:


chuabavang__full_14032013_030305.jpg




1. Nhân duyên, là điều kiện chính, là chủng tử, là cái nhân để sinh ra một vật. Hạt lúa là điều kiện chính để sinh ra cây lúa; chánh niệm là điều kiện chính để phát sinh trí tuệ, v.v...

2.Tăng thượng duyên, là điều kiện phụ giúp. Dù hạt lúa là điều kiệnchính, nhưng nó không phải là điều kiện duy nhất và đầy đủ, vì nếu chỉ một mình nó không thôi, cũng không thể làm nẩy sinh ra cây lúa, mà phải nhờ đến nhiều điều kiện khác như đất, nước, phân bón, ánh sáng mặt trời, sức người, sức vật, máy móc v.v..., những thứ này là tăng thượng duyên của hạt lúa. Những điều kiện phụ giúp này cũng có thuận và có nghịch, cho nên chúng có thể phân làm hai loại: những điều kiện giúp cho điều kiện chính phát sinh và tiến triển cho đến khi có được thành quả mĩ mãn, thì gọi là "thuận tăng thượng duyên”; ngược lại, những điều kiện đe dọa, ngăn cản, phá hoại, làm cho hạt giống không thể phát sinh được, thì gọi là "nghịch tăng thượng duyên”. Có điều nên chú ý, không phải lúc nào thuận tăng thượng duyên cũng là tốt và nghịch tăng thượng duyên cũng là xấu, mà cũng có trường hợp ngược lại. Nếu có những điều kiện thuận lợi nào đó đã giúp cho một tâm niệm độc ác phát sinh thành hành động gây đau khổ thì đó là những thuận tăng thượng duyên xấu; trái lại, khi một ý tưởng xấu vừa khởi lên mà người tu học biết dùng những phương pháp hữu hiệu dập tắt liền, không để cho phát hiện thành hành động, thì đó là những nghịch tăng thượng duyên tốt.

3.Sở duyên duyên, là điều kiện đối tượng của nhận thức. Danh từ "sở duyên duyên” gồm có hai danh từ nhập lại: "sở duyên”"duyên”. "Sở duyên” nghĩa là đối tượng của nhận thức; và "duyên” nghĩa là điều kiện. Duy Thức Học nói, "nhận thức luôn luôn bao gồm chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức”. Biết thì không thể biết suông, mà phải là biết cái gì; nhận thức luôn luôn phải là nhận thức một đối tượng, cho nên, không có đối tượng thì không có nhận thức. Vì vậy, sở duyên là điều kiện thiết yếu cho thức, tức là điều kiện thiết yếu để vạn pháp có mặt.

4.Đẳng vô gián duyên, là điều kiện tiếp nối liên tục, không gián đoạn của vạn pháp. Trong dòng sống của vạn pháp cần có sự liên tục, nếu gián đoạn thì sẽ không có gì được hình thành cả. Nếu tôi của phút thứ nhất mà không có tôi của giây thứ hai tiếp nối thì sẽ không còn gì là tôi cả! Vì vậy, đẳng vô gián cũng là một điều kiện vô cùng quan trọng cho sự hiện hữu của sự vật.
Bốn điều kiện trên đây đã hợp lại mà làm nên sự vật. Chúng chính là nội dung của đạo lí "Duyên Sinh”, theo đó, vạn pháp trong vũ trụ, không có sự vật nào có thể tự mình sinh ra, không có tự ngã riêng biệt, cũng không thể tồn tại một mình. Sự sinh thành và hoại diệt của một sự vật luôn luôn tùy thuộc vào sự sinh thành và hoại diệt của vạn pháp; vì vậy, Duy Thức Học nói, tự tính của vạn pháp là y tha khởi.


http://www.chuabavang.com.vn/phat-hoc/phat-hoc-can-ban/bon-dieu-kien-tu-duyen/
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Kính chú Quay lại !

Ngọc Tuấn có sưu tầm được bài này, xin mời chú và các bạn "thưởng lãm" :

Theo luật duyên sinh thì bất cứ một sự vật nào trong vũ trụ cũng đều do nhiều sự vật khác hợp lại sinh ra. Những sự vật khác đó gọi là “DUYÊN” – nghĩa là điều kiện. Theo Duy Thức Học thì có bốn loại điều kiện tất cả:


chuabavang__full_14032013_030305.jpg




1. Nhân duyên, là điều kiện chính, là chủng tử, là cái nhân để sinh ra một vật. Hạt lúa là điều kiện chính để sinh ra cây lúa; chánh niệm là điều kiện chính để phát sinh trí tuệ, v.v...

2.Tăng thượng duyên, là điều kiện phụ giúp. Dù hạt lúa là điều kiệnchính, nhưng nó không phải là điều kiện duy nhất và đầy đủ, vì nếu chỉ một mình nó không thôi, cũng không thể làm nẩy sinh ra cây lúa, mà phải nhờ đến nhiều điều kiện khác như đất, nước, phân bón, ánh sáng mặt trời, sức người, sức vật, máy móc v.v..., những thứ này là tăng thượng duyên của hạt lúa. Những điều kiện phụ giúp này cũng có thuận và có nghịch, cho nên chúng có thể phân làm hai loại: những điều kiện giúp cho điều kiện chính phát sinh và tiến triển cho đến khi có được thành quả mĩ mãn, thì gọi là "thuận tăng thượng duyên”; ngược lại, những điều kiện đe dọa, ngăn cản, phá hoại, làm cho hạt giống không thể phát sinh được, thì gọi là "nghịch tăng thượng duyên”. Có điều nên chú ý, không phải lúc nào thuận tăng thượng duyên cũng là tốt và nghịch tăng thượng duyên cũng là xấu, mà cũng có trường hợp ngược lại. Nếu có những điều kiện thuận lợi nào đó đã giúp cho một tâm niệm độc ác phát sinh thành hành động gây đau khổ thì đó là những thuận tăng thượng duyên xấu; trái lại, khi một ý tưởng xấu vừa khởi lên mà người tu học biết dùng những phương pháp hữu hiệu dập tắt liền, không để cho phát hiện thành hành động, thì đó là những nghịch tăng thượng duyên tốt.

3.Sở duyên duyên, là điều kiện đối tượng của nhận thức. Danh từ "sở duyên duyên” gồm có hai danh từ nhập lại: "sở duyên”"duyên”. "Sở duyên” nghĩa là đối tượng của nhận thức; và "duyên” nghĩa là điều kiện. Duy Thức Học nói, "nhận thức luôn luôn bao gồm chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức”. Biết thì không thể biết suông, mà phải là biết cái gì; nhận thức luôn luôn phải là nhận thức một đối tượng, cho nên, không có đối tượng thì không có nhận thức. Vì vậy, sở duyên là điều kiện thiết yếu cho thức, tức là điều kiện thiết yếu để vạn pháp có mặt.

4.Đẳng vô gián duyên, là điều kiện tiếp nối liên tục, không gián đoạn của vạn pháp. Trong dòng sống của vạn pháp cần có sự liên tục, nếu gián đoạn thì sẽ không có gì được hình thành cả. Nếu tôi của phút thứ nhất mà không có tôi của giây thứ hai tiếp nối thì sẽ không còn gì là tôi cả! Vì vậy, đẳng vô gián cũng là một điều kiện vô cùng quan trọng cho sự hiện hữu của sự vật.
Bốn điều kiện trên đây đã hợp lại mà làm nên sự vật. Chúng chính là nội dung của đạo lí "Duyên Sinh”, theo đó, vạn pháp trong vũ trụ, không có sự vật nào có thể tự mình sinh ra, không có tự ngã riêng biệt, cũng không thể tồn tại một mình. Sự sinh thành và hoại diệt của một sự vật luôn luôn tùy thuộc vào sự sinh thành và hoại diệt của vạn pháp; vì vậy, Duy Thức Học nói, tự tính của vạn pháp là y tha khởi.


http://www.chuabavang.com.vn/phat-hoc/phat-hoc-can-ban/bon-dieu-kien-tu-duyen/
Kính, thành thật bái phục trình độ Phật Học của các vị.
Và. Theo tôi thì bốn duyên là : 1/Quân, 2/ Sư, 3/ Phụ, 4/ Đàn na thí chủ.

1/ Quân: Ở đây không có nghĩa Vua, mà còn có nghĩa chế độ chính trị ở quốc gia đang ở. Nếu quốc gia có chế độ tự do tín ngưỡng, tôn trọng tín ngưỡng thì là thuận duyên, còn ngược lại là khuyết duyên.

2/ Sư : Là Thầy dạy cho ta, nếu gặp minh sư là thuận duyên, còn không thì khuyết duyên. Mình là Từ Bi mà gặp Thầy "Trí tuệ" hay Thầy "Hộ Pháp" thì ... trớt quớt.

3/ Phụ : Là nói về ân nghĩa sanh thành, chín chử (không nhớ) cù lao, khuyết duyên là cha mẹ bất hòa, hoặc là khuyết danh cha hoặc mẹ.(không biết cha/mẹ là ai)

4/ Đàn na thí chủ: Là công ơn của người làm ra hạt gạo, cây bông, ươm tơ dệt vải, v.v. ... đó là những đàn na thí chủ. Đừng tưởng rằng có tiền là có tất cả, sai lầm và là "cử uổng thố trực"...

Kính, có gì sai kính xin quý Thầy và thiện hữu tri thức chỉ dạy.

Hắc phong xóa bớt một câu "nhiễm chính trị"
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
<iframe width="420" height="315" src="//www.youtube.com/embed/K-fUGFBC9lk" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên