- Tham gia
- 26/6/15
- Bài viết
- 257
- Điểm tương tác
- 181
- Điểm
- 43
SAU ĐAU KHỔ TẬN CÙNG LÀ GÌ?
Là giác ngộ viên mãn! Quý Vị nhìn lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bậc toàn giác ở cỏi ta đang sống. Ngài thấy cảnh sanh, già, bệnh, tử lòng đau khổ vì biết rằng: Ta và mọi người rồi sẽ đi qua.
Như vậy có khổ không Quý Vị ? Khổ lắm, nhất là Ngài ở trong hoàng cung được vua cha lo lắng đến 4 mùa trôi qua của 1 năm, không hề có thay đổi. Việc gì lần đầu cũng khổ, lại là nhận ra vô thường thì khổ tận cùng. Từ đó Ngài luôn tự hỏi làm sao thoát khỏi sanh lão bệnh tử. Và chúng ta đã biết đáp án.
Sư Tổ của hệ Khất Sĩ: Minh Đăng Quang cũng thế,
sanh ra không bao lâu thì mẹ mất, có hiếu với cha nên Ngài lập gia đình và sanh con. Trong 1 thời gian ngắn vợ con lại ra đi. Cùng tột của khổ đau rồi đúng không Quý Vị? Không gì đau khổ bằng thương yêu xa lìa. Và Ngài đã khai sáng ra hệ Khất Sĩ Trung Đạo Chánh Đẳng Chánh Giác ở Việt Nam, ngày nay nhân rộng ra toàn Thế Giới.
Trò suy ra, Đức Phật đầu tiên, khi chưa đắc đạo, Ngài cũng đau khổ đến đỉnh của đỉnh. Do đau khổ con người sẽ tìm đường kháng lại, con đường đó là giải thoát. Đã là đầu tiên thì làm gì có đường lối giáo lý. Nên nói do Ngài tự ngộ. Nói đến đây Quý Vị biết tất cả các Đức Phật tại sao thọ ký cho chúng sanh là Phật đang thành và sẽ thành, lời ấy rất chắc thật đúng không ạ?
Tối qua, muốn chống lại cơn buồn ngủ. Trò đã tìm truyện để đọc. Trong đó có:
Thằng con theo cha học nghề ăn trộm. Khi nạn nhân phát hiện, thằng trộm mới tập sự sợ quá chạy vào bụi tre gai, rồi đứng yên không thể làm gì được. Lúc này người cha ở ngoài giúp con, nên la lớn: Thằng trộm nó vào bụi tre rồi đây...- Mọi người chạy về hướng bụi tre, thằng trộm hoảng quá từ bụi tre thoát được ra ngoài. Nó hớn hở hỏi cha: Con đã thạo nghề chưa cha? - Chưa.- người cha đáp. Rồi cha nó dẫn đến nhà 1 người quen bảo nó vào. Khi nó vừa lọt vào nhà, cha nó lại la: Nhà có trộm. Nó hoảng sợ mở tủ quần áo chui vào. Nghe tiếng động, chủ nhà tay cầm đèn, tay cầm gậy xong ra. Sau tìm kiếm hồi lâu, không thấy gì khả nghi, nhưng để phòng hộ chủ nhà khoá cửa tủ quân áo lại, rồi vào ngủ tiếp. Tên trộm vừa bị ngộp không khí, vừa lo chủ nhà sẽ nhận ra nó là láng giềng. Thế là nó nghĩ ra 1 kế là giả tiếng chuột kêu, chủ nhà nghe thấy sợ chuột cắn quần áo, nên soi đèn mở tủ tìm. Từ trong tủ, nó đã gom sạch quần áo, lại còn dùng chiếc áo hoa rực rở dùng che mặt. Nó thổi tắt đèn chủ nhà và ung dung xách chiến lợi phẩm bước ra. Cha nó đã chờ với câu nói: Con chính thức thành nghề.
Câu truyện vui thôi, nhưng ta thấy nếu người cha không đẩy con vào tình huống nguy hiểm thì người con có thoát khỏi bụi tre đầy gai không? Nếu bà chủ nhà không là người quen, không khoá ngây cánh cửa mà nó đang ẩn, thì chưa chắc nó được cha nó cấp bằng.
Quý Vị cứ yên tâm, trước sau gì chúng ta cũng thành Phật. Nhưng trước lúc thành, trò và Quý Vị đều vào lò luyện đau khổ với lực tác động là vô cực {hi...}, sợ không? Sợ thì lâu giải thoát lắm. Vì phải rớt xuống đáy của đau khổ chúng ta mới tìm đường đi lên đỉnh của Bồ Đề An Lạc.
Là giác ngộ viên mãn! Quý Vị nhìn lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bậc toàn giác ở cỏi ta đang sống. Ngài thấy cảnh sanh, già, bệnh, tử lòng đau khổ vì biết rằng: Ta và mọi người rồi sẽ đi qua.
Như vậy có khổ không Quý Vị ? Khổ lắm, nhất là Ngài ở trong hoàng cung được vua cha lo lắng đến 4 mùa trôi qua của 1 năm, không hề có thay đổi. Việc gì lần đầu cũng khổ, lại là nhận ra vô thường thì khổ tận cùng. Từ đó Ngài luôn tự hỏi làm sao thoát khỏi sanh lão bệnh tử. Và chúng ta đã biết đáp án.
Sư Tổ của hệ Khất Sĩ: Minh Đăng Quang cũng thế,
sanh ra không bao lâu thì mẹ mất, có hiếu với cha nên Ngài lập gia đình và sanh con. Trong 1 thời gian ngắn vợ con lại ra đi. Cùng tột của khổ đau rồi đúng không Quý Vị? Không gì đau khổ bằng thương yêu xa lìa. Và Ngài đã khai sáng ra hệ Khất Sĩ Trung Đạo Chánh Đẳng Chánh Giác ở Việt Nam, ngày nay nhân rộng ra toàn Thế Giới.
Trò suy ra, Đức Phật đầu tiên, khi chưa đắc đạo, Ngài cũng đau khổ đến đỉnh của đỉnh. Do đau khổ con người sẽ tìm đường kháng lại, con đường đó là giải thoát. Đã là đầu tiên thì làm gì có đường lối giáo lý. Nên nói do Ngài tự ngộ. Nói đến đây Quý Vị biết tất cả các Đức Phật tại sao thọ ký cho chúng sanh là Phật đang thành và sẽ thành, lời ấy rất chắc thật đúng không ạ?
Tối qua, muốn chống lại cơn buồn ngủ. Trò đã tìm truyện để đọc. Trong đó có:
Thằng con theo cha học nghề ăn trộm. Khi nạn nhân phát hiện, thằng trộm mới tập sự sợ quá chạy vào bụi tre gai, rồi đứng yên không thể làm gì được. Lúc này người cha ở ngoài giúp con, nên la lớn: Thằng trộm nó vào bụi tre rồi đây...- Mọi người chạy về hướng bụi tre, thằng trộm hoảng quá từ bụi tre thoát được ra ngoài. Nó hớn hở hỏi cha: Con đã thạo nghề chưa cha? - Chưa.- người cha đáp. Rồi cha nó dẫn đến nhà 1 người quen bảo nó vào. Khi nó vừa lọt vào nhà, cha nó lại la: Nhà có trộm. Nó hoảng sợ mở tủ quần áo chui vào. Nghe tiếng động, chủ nhà tay cầm đèn, tay cầm gậy xong ra. Sau tìm kiếm hồi lâu, không thấy gì khả nghi, nhưng để phòng hộ chủ nhà khoá cửa tủ quân áo lại, rồi vào ngủ tiếp. Tên trộm vừa bị ngộp không khí, vừa lo chủ nhà sẽ nhận ra nó là láng giềng. Thế là nó nghĩ ra 1 kế là giả tiếng chuột kêu, chủ nhà nghe thấy sợ chuột cắn quần áo, nên soi đèn mở tủ tìm. Từ trong tủ, nó đã gom sạch quần áo, lại còn dùng chiếc áo hoa rực rở dùng che mặt. Nó thổi tắt đèn chủ nhà và ung dung xách chiến lợi phẩm bước ra. Cha nó đã chờ với câu nói: Con chính thức thành nghề.
Câu truyện vui thôi, nhưng ta thấy nếu người cha không đẩy con vào tình huống nguy hiểm thì người con có thoát khỏi bụi tre đầy gai không? Nếu bà chủ nhà không là người quen, không khoá ngây cánh cửa mà nó đang ẩn, thì chưa chắc nó được cha nó cấp bằng.
Quý Vị cứ yên tâm, trước sau gì chúng ta cũng thành Phật. Nhưng trước lúc thành, trò và Quý Vị đều vào lò luyện đau khổ với lực tác động là vô cực {hi...}, sợ không? Sợ thì lâu giải thoát lắm. Vì phải rớt xuống đáy của đau khổ chúng ta mới tìm đường đi lên đỉnh của Bồ Đề An Lạc.