So sánh Vô vi pháp và bản lai diện mục.

Halo

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2022
Bài viết
2
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Thưa quý đạo hữu! xin chỉ dạy cho con: Vô vi pháp của Câu Xá Tông và Bản lai diện mục của Thiền tông có điểm tương đồng dị biệt gì ạ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Ngài Thế Thân, Tông chủ tông Câu Xá, trong Luận đại thừa bách pháp minh môn có dạy:
" Thứ năm, Vô vi pháp lược gồm có sáu:
1. Hư Không Vô Vi,
2. Trạch Diệt Vô Vi,
3. Phi Trạch Diệt Vô Vi,
4. Bất Động Diệt Vô Vi,
5. Tưởng Thọ Diệt Vô Vi,
6. Chân Như Vô Vi."

Lược nói thì:
5 cái đầu thuộc Tam giới, Tam giới lại chẳng lìa Phật tánh.
Cái thứ 6 là Phật tánh sẵn sàng của mỗi chúng sanh, cũng là mặt mũi thật sự xưa nay của chính chúng ta, là "bản lai diện mục" mà Thiền Tông nói đến.

-------------------------------

/* Anan ! Ngươi còn chưa rõ tất cả tướng huyễn hóa (gồm đủ Tam Giới) nơi tiền trần, tùy nơi nhân duyên sanh ra, theo nơi nhân duyên diệt mất, thể tánh của tướng huyễn hóa hư vọng này vốn là diệu giác sáng tỏ (Phật tánh)...cũng gọi là diệu minh thường trụ, bất động chu viên (cùng khắp chẳng động), diệu tánh chơn như, nơi tánh chơn thường tìm sự khứ lai, mê ngộ, sanh diệt đều bất khả đắc (không thể được). Trích: Kinh Lăng Nghiêm, quyển 2 */

/* , A Nan và đại chúng được sự khai thị vi diệu của Phật, thân tâm phẳng lặng, chẳng còn ngăn ngại, mỗi mỗi tự biết tâm thức cùng khắp mười phương, thấy mười phương hư không như xem các vật trong bàn tay; tất cả vật tượng trên thế gian đều vốn là tánh Bồ Đề sáng suốt của diệu tâm. Tâm tánh tròn đầy, cùng khắp mười phương, xem lại cái thân của cha mẹ sanh ra, như mảy bụi lửng lơ trong mười phương hư không thoạt còn thoạt mất; như một bọt nước trôi trong biển cả, chẳng biết sanh diệt từ đâu. Rõ ràng tự biết được cái bổn lai thường trụ chẳng diệt của diệu tâm, được pháp chưa từng có. Trích: Lăng Nghiêm, quyển 3 */

/* ..muốn dùng lời nói của thế gian để nhập Tri Kiến Phật ("kiến tánh"), đâu có thể được ! Trích: Lăng Nghiêm, quyển 4.*/

/* Nếu ngươi chẳng duyên theo thế gian, nghiệp quả, chúng sanh, ba thứ phân biệt này xoay chuyển liên tục, ba duyên đã diệt thì ba nhân chẳng sanh, tánh điên...trong tâm ngươi tự dứt, dứt tức là Bồ Đề. Vậy diệu tâm sáng tỏ vốn khắp pháp giới, chẳng từ người khác mà được, chẳng nhờ nhọc nhằn tu chứng mà có.

- Ví như có người, nơi áo mình có hạt châu như ý mà chẳng tự biết, nghèo nàn rách rưới, ăn xin nơi phương xa. Người ấy dù nghèo, hạt châu chưa từng mất, bỗng được người trí chỉ ra hạt châu, liền thành giàu sang tùy theo ý muốn, mới ngộ bảo châu chẳng từ bên ngoài mà có. Trích: Lăng Nghiêm, quyển 4*/

/* A Nan! Người giữ giới trong sạch, tâm chẳng tham dâm thì chẳng dong ruổi theo lục trần bên ngoài, do sự chẳng dong ruổi tự xoay về bản tánh, đã chẳng duyên theo cảnh trần thì lục căn chẳng chỗ nương tựa, ngược dòng về Nhất, lục dụng chẳng thành, mười phương quốc độ sáng suốt trong sạch. Trích: Lăng Nghiêm, quyển 8 */

/* A Nan! Nay ngươi muốn cho Kiến, Văn, Giác, Tri khế hợp với tứ đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh của Như Lai, trước hết phải lọc bỏ cội gốc sanh tử, dựa theo tánh trong lặng chẳng sanh diệt của diệu tâm, để xoay các thứ sanh diệt hư vọng trở về bản giác. Được tánh chẳng sanh diệt của bản giác làm cái tâm nhân địa, rồi mới viên thành sự tu chứng của quả địa. Như lắng nước đục trong đồ đựng nước, để yên mãi chẳng lay động, đất cát tự chìm và nước trong hiện ra, ấy gọi là bắt đầu uốn dẹp được khách trần phiền não; gạn bùn hết sạch, chỉ còn nước trong, gọi là dứt hẳn căn bản vô minh, tướng minh thuần nhất thì tất cả biến hiện đều chẳng gây ra phiền não, và đều hợp với diệu đức trong sạch của Niết Bàn. Trích: Lăng Nghiêm, quyển 4. */

/* Bạch Thế Tôn! Nay con đã ngộ pháp môn thành Phật, theo đó tu hành, chẳng còn nghi hoặc. Con thường nghe Như Lai nói: tự mình chưa ngộ mà độ người khác trước, ấy là chỗ phát tâm của Bồ Tát; Tự Giác đã trọn, hay giác ngộ người khác, ấy là sự độ thế của Như Lai. Con dù chưa được ngộ, nhưng nguyện độ tất cả chúng sanh trong đời mạt pháp. Trích: Lăng Nghiêm, quyển 6*/

/* A Nan liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:
- Chúng con ngu độn, ham được đa văn, chưa cầu thoát ly nơi tâm phiền não, nhờ Phật từ bi dạy bảo, tu theo chánh pháp, được lợi ích lớn, thân tâm an lạc. Trích: Lăng Nghiêm, quyển 7 */
 
Last edited:

thaidt

Registered
ĐÃ TIẾN CÚNG
NV KỸ THUẬT
Tham gia
28 Thg 6 2019
Bài viết
169
Điểm tương tác
93
Điểm
28
Địa chỉ
c:\Windows\
Bài viết này có thể di chuyển đến mục nào cho hợp lý được ạ?
Kính mong @Ba Tuần di chuyển tới danh mục hợp lý ạ. Để sau này có thành viên nào có câu hỏi tương tự có thể tìm thấy, đỡ phải hỏi lại ạ
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Chí đạo vô nan

Duy hiềm giảng trạch.

đản mạc tắng ái

-> đồng nhiên --> minh bạch
- Tín Tâm Minh, Tăng Xán

cho nên ... NÉT TƯƠNG ĐỒNG [smile] ... nhiều ít [smile] ... là có NGUYÊN NHÂN [smile]


cho nên ... VÔ VI LUẬN của LUẬN CÂU XÁ có bao nhiêu điểm tương đồng với THIỀN TÔNG [smile]

thì cũng coi thử xem ... cái gọi [smile]

- CHƠN TÂM trong VÔ VI LUẬN = của LUẬN CÂU XÁ

--> có phải là TRỰC CHỈ CHƠN TÂM của THIỀN TÔNG hay không ? [smile]



để nói rõ vấn đề VÔ VI... và sự ĐẢN MẠC TẮNG ÁI này
.. chúng ta xem thử THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN nhé [smile]

(i) VÔ MINH --> HÀNH ( hành vi .. .chuyển động trong thân khẩu ý ... nói theo DUY THỨC .. đó là chuyển động của tất cả 49 trong 51 tâm sở .. ngoại trừ thọ tâm sở .. và tưởng tâm sở)

cũng do cái chữ VI đó .. mà có hiện tượng TAM GIỚI --> bởi vì THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN

tới THỨC --> SANH (lục đạo luân hồi) .. thì chữ SANH vốn đã là khởi đầu của LỤC ĐẠO LUÂN HỒI ... là TAM GIỚI [smile]

như vậy thì .. chúng ta nên XEM VI và VÔ VI ở đâu [smile] .. trong khi .. DỤC VỌNG .. TAM GIỚI ... bắt đầu [smile] ...

--> nẻo về ... của DÒNG Ý THỨC [smile] ... do tập quán "HÀNH VI" của chính nó mang đến cho nó [smile]

Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ như sau:

“Thức này

xoay trở lui lại, (HÀNH ... VI ) ...

từ nơi danh sắc,

không vượt khỏi danh sắc.
(Tập quán của HÀNH ... VI )

--> Chỉ như thế này, con người được sanh ra hay trở thành già, hay bị chết, hay từ biệt cõi này, hay sanh lại ở cõi khác,

nghĩa là do duyên danh sắc, thức sanh; do duyên thức, danh sắc sanh; do duyên danh sắc, lục nhập sanh; do duyên lục nhập, xúc sanh; do duyên xúc, thọ sanh; do duyên thọ, ái sanh; do duyên ái, thủ sanh; do duyên thủ, hữu sanh; do duyên hữu, sanh sanh; do duyên sanh, lão, tử, sầu bi, khổ ưu não sanh.

Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này”.
- Kinh Trường Bộ

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:
Bên trên