Sự tích Đạt Ma Sư Tổ

doctruyen88

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 8 2022
Bài viết
14
Điểm tương tác
1
Điểm
3

Đạt Ma Sư Tổ là ai ?


Đạt Ma Sư Tổ là người Ấn Độ, Ông là người sáng lập ra Thiền học. Ông cũng là người sáng tạo ra phương pháp rèn luyện thân thể và truyền thụ cho các nhà sư chùa Thiếu Lâm, là ông tổ của võ học Thiếu Lâm.

Đạt Ma Sư Tổ có tên thường gọi là Bồ Đề Đa La, Ngài là con trai thứ 3 của Hoàng Đế nước Hương Chí, nam Thiên Chúc, từ nhỏ đã có đặc tài về hùng biện.

Vị tổ thứ 27 của Thiền tông (Ấn độ) trong một lần đến nước Hương Chí và gặp Bồ Đề Đa La và chợt nhận ra những nét đặc biệt trên con người ngài, Tổ mới bảo Đạt Ma cùng hai anh của mình bàn luận về chữ Tâm. Tổ 27 thấy Bồ Đề Đa La là người có ngộ tính cao, đã có thể nói ra được những điểm mấu chốt của chữ Tâm bèn nhận Bồ Đề Đa La làm đệ tử và đặt cho cái tên là Đạt Ma – nghĩa là rộng lớn, quảng đại. Kể từ đó hoàng tử có tên là Đạt Ma, xuất gia và bái Tổ thứ 27 làm thầy.

Với ngộ tính và sự thông minh tuyệt đỉnh, Bồ Đề Đạt Ma được chọn là người kế thừa của Thiền tông và trở thành vị Tổ thứ 28 của Thiền tông.

Sau khi thầy qua đời, nghe lời sư phụ dặn rằng hãy đợi 60 năm sau khi mình chết thì mới được qua Trung Thổ. Đạt Ma Sư Tổ xuất dương đi truyền bá tư tưởng đạo Phật khắp nơi, mãi tới khi tuổi đã cao mới xuống thuyền qua Đông Thổ - khoảng năm 520 sau Công Nghuyên, thời Vũ Đế nhà Lương.

Vũ Đế là vị vua sùng Phật, thời đó ông cho xây dựng rất nhiều chùa chiền, ưu đãi các nhà sư. Nghe tin Bồ Đề Đạt Ma là vị cao tăng từ Thiên Trúc tới truyền giáo, Vũ Đề mời Ngài đến kinh đô để gặp mặt và bàn luận Phật Pháp, sau này có giai thoại về Vũ Đế đối đáp với Đạt Ma Sư Tổ ... (sẽ được kể về sau)

Nhiều nghiên cứu cho rằng, Bồ Đề Đạt Ma thọ tới 150 tuổi và bị chết do đầu độc. Chuyện kể rằng, tại đất Trung thổ có một vị sư tên là Bồ Đề Lưu Chi rất ghen ghét vì danh tiếng của Ngài nên tìm mọi cách để hãm hại. Lưu Chi đã đầu độc Đạt Ma tới 7 lần, có lần sau khi Đạt Ma ăn cơm có độc của Lưu Chi thì nôn ra một con rắn và mọi độc tố đều tiêu tan. Mỗi lần, Đạt Ma đều cam tâm chiu độc và tìm cách hóa giải nên không hề hấn gì. Cho tới lần thứ 7, sau khi tìm được Huệ Khả làm người kế thừa, Ngài cho rằng công việc truyền bá của mình tại Đông Thổ đã hoàn thành, Ngài không tự tìm cách cứu mình nữa nên sau khi ăn cơm có độc của Lưu Chi thì không có con rắn nào chui ra, Ngài ngồi thiền và an nhiên tịch diệt. Sau khi Đạt Ma viên tịnh, các đệ tử cho an táng tại chùa Định Lâm.

Đạt Ma Sư Tổ Sinh năm bao nhiêu ?


Cho tới nay, tư liệu về năm sinh cụ thể của Đạt Ma Sư Tổ không rõ ràng. Có những nghiên cứu cho rằng Ngài có mặt ở Trung Hoa vào năm 420 hặc 486, cũng có những giả thuyết Ngài đến Trung Quốc vào năm 420-479, 502-557 hoặc 386-534.

Sự tích chiếc dày của Đạt Ma Sư Tổ


Truyện kể rằng, sau ba năm Đạt Ma viên tịnh, có một vị quan nhà Ngụy tên là Tống Vân đi sứ qua núi Thôn Lĩnh thì gặp một vị sư trên vai có quảy một chiếc giày đi như gió về hướng Tây hình dáng giống hệt Đạt Ma. Tống Vân tin rằng đây là Đạt Ma Sư tổ bèn hỏi rằng: “Thưa đại sư, ngài đi đâu đấy ?”

Đạt Ma Tổ sư đáp rằng : “Tôi đi Tây thiên”.

Ngài đáp thêm rằng: “Về tới kinh thành rồi ông chớ nói là gặp tôi kẻo mang họa”

Về tới kinh thành, cho rằng Đạt Ma chỉ là nói đùa, Tống Vân đem câu chuyện tâu lại nhà vua. Cho rằng Tống Vân khoác lác và cho lệnh tống giam vào ngục tối. Một thời gian sau, khi thẩm vấn lại thì Tống Vân vẫn thuật lại câu chuyện y như trước, nhà vua mới đem lòng ngờ vực ra lệnh khai quật mộ Đạt Ma lên để kiếm chứng. Khi mở nắp quan tài, bên trong không có gì cả ngoài một chiếc giày. Lúc ấy, nhà vua mới tin lời Tống Vân bèn ra lệnh phóng thích Tống Vân và đưa chiếc giày còn lại của Đạt Ma về chùa Thiếu Lâm, đồng thời đổi tên chùa Định Lâm vốn là nơi xây tháp thờ Đạt Ma thành chùa Không Tướng – tức không có hình tướng để lưu lại câu chuyện này cho hậu thế.

Câu chuyện Đạt Ma Sư Tổ và Lương Vũ Đế


Câu chuyện được lưu truyền lại như sau:

Lương Vũ Đế như đã nói ở trên là một vị vua sùng đạo Phật, ông đã cho xây dựng trong nước mình rất nhiều chùa chiền, bảo tháp, ưa thích đàm đạo với các vị cao tăng đắc đạo. Một lần, Vũ Đế cho mời Đạt Ma Sư Tổ và cung và hỏi rằng :

“Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?”

Đạt Ma sư tổ thưa rằng : “Không có công đức.”

Vũ Đế hỏi lại : “Tại sao không công đức.”

Đạt Ma đáp: “Bởi vì những việc ngài làm là nhân “hữu lậu”, chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật.”

Vũ Đế hỏi tiếp: “Vậy công đức chân thật là gì?”

Đạt Ma đáp: “Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian mà cầu được.”

Vũ Đế lại hỏi : “Nghĩa tối cao của thánh đế là gì?”

Đạt Ma đáp : “Một khi tỉnh rõ, thông suốt rồi thì không có gì là thánh.”

Vũ Đế hỏi tiếp: “Ai đang đối diện với trẫm đây?”

Đạt Ma đáp : “Tôi không biết.”

Biết rằng, ngộ tính về Phật giáo của nhà vua khác với mình, Đạt Ma Đại Sư cáo từ. Ngài bứt một chiếc lá ném xuống làm thuyền, băng như gió qua sông Giang Bắc, qua nước Ngụy tới núi Tung Sơn.

Về sau, khi thấu hiểu được ý nghĩa của những lời của Đạt Ma Đại Sư thì Vũ Đế vô cùng nuối tiếc vì đã không có duyên ngộ đạo cùng Đạt Ma, có sai người đi thỉnh nhưng Đạt Ma đã không quay trở lại, bèn ngậm ngùi soạn văn bái như sau :

“Hỡi ôi!

Thấy như chẳng thấy

Gặp như chẳng gặp

Ðối mặt như chẳng đối mặt

Xưa đâu nay đâu

Oán bấy hận bấy . ”

9 năm quay mặt vào tường thiền định


Câu chuyện lưu truyền rằng, khi đến chùa Thiếu Lâm, Đạt Ma Đại Sư ngồi quay mặt vào vách đá thiền định suốt 9 năm không ăn, không uống và không nói gì. Người đời bấy giờ gọi ông là “Quán bích Bà la môn” – nghĩa là ông sư nhìn tường.

Có ý kiến rằng, trong 9 năm thiền này, Đạt Ma có sáng tạo ra Dịch Cân Kinh – dạy cách co duỗi gân, có nơi gọi là Đạt Ma Dịch Cân Kinh hay còn gọi là Dịch cân tẩy tủy kinh. Là cuốn sách võ thuật dạy cách thổ nạp chân khí, nhằm cường thân kiện thể, trường sinh.

Trong thời gian ấy, chuyện kể rằng có một nhà sư ở núi Tung Sơn tên là Thần Quan, phật pháp uyên thâm, nghe danh tiếng của Đạt Ma nên đến xin bái kiến. Đạt ma vẫn quay mặt vào tường và không nói gì. Thần Quang kiên trì nhủ rằng: “Người xưa cầu đạo, đều phải trải qua gian nan thử thách, chịu những điều người thường không chịu được”.

Giữa đem, trời đầy tuyết, Thần Quang đứng chờ kiên trì bên ngoài cửa động, sáng ra tuyết đã quá đầu gối rồi. Đạt Ma bấy giờ mới hỏi: “Ngươi đứng mãi ở đây chờ gì vậy ?”. Thần Quang thưa rằng: “Chỉ mong được Ngài truyền đạo”. Để khẳng định cho quyết tâm của mình, Thần Quang rút dao tự chặt đứt cánh tay trái của mình. Lúc này, Đạt Ma mới đồng ý nhận Thần Quang làm môn đồ, đặt pháp danh là Huệ Khả. Huệ Khả sau này trở thành Tổ thứ hai của dòng Thiên tông ở Trung Quốc.

Câu chuyện Đạt Ma và các đệ tử


Một hôm, khi biết mình sắp tịch diệt, Ngài cho goi các đệ tử đến mà rằng: “Giờ ta sắp ra đi, vậy mỗi người hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình”.

Đệ tử Đạo Phó thưa : “Theo chỗ thấy của con, muốn thấy đạo phải chẳng chấp văn tự, mà cũng chẳng lìa văn tự.”

Đạt ma đáp rằng : "Con được lớp da của ta rồi."

Đệ tử Ni Tổng Trì nói rằng : “Chỗ giải của tôi như cái mừng vui thấy nước Phật (tâm) bất động, thấy được một lần, sau không thấy lại nữa.”

Đạt Ma nói rằng : “Con đã được phần thịt của ta”

Đệ tử Đạo Dục cho rằng : “Bốn đại vốn không, năm uẩn chẳng phải thật có, vậy chỗ thấy của tôi là không một pháp nào khả được.”

Đạt ma đáp rằng “Con có được bộ xương của ta rồi.”

Đệ tử cuối cùng tên Huệ Khả chỉ lễ bái rồi đứng yên một chỗ.

Đạt Ma nói rằng : “ConNgươi đã được phần tuỷ của ta.”, rồi tiếp lời: “Xưa Như Lai trao 'Chánh pháp nhãn tạng' cho Bồ tát Ca Diếp, từ Ca Diếp chánh pháp được liên tục truyền đến ta. Ta nay trao lại cho ngươi; nhà ngươi khá nắm giữ, luôn với áo cà sa để làm vật tin. Mỗi thứ tiêu biểu cho một việc, ngươi nên khá biết.”

Huệ Khả thưa : “Thỉnh sư phụ chỉ bảo cho”

Đạt Ma nói rằng : “Trong, truyền pháp ấn để khế chứng tâm; ngoài, trao cà sa để định tông chỉ. Đời sau, trong cảnh cạnh tranh, nếu có người hỏi ngươi con cái nhà ai, bằng vào đâu mà nói đắc pháp, lấy gì chứng minh, thì ngươi đưa bài kệ của ta và áo cà sa ra làm bằng. Hai trăm năm sau khi ta diệt rồi, việc truyền y dừng lại. Chừng ấy, đâu đâu người hiểu đạo và nói lý rất nhiều, còn người hành đạo và thông lý rất ít, vậy ngươi nên cố xiển dương đạo pháp, đừng khinh nhờn những người chưa ngộ. Bây giờ hãy nghe bài kệ của ta:” Bài kệ của Đạt Ma như sau :

“Ta đến đây với nguyện

Truyền pháp cứu người mê

Một hoa nở năm cánh

Nụ trái trổ ê hề.”

Đạt ma lại nói thêm : “Ta có bộ kinh Lăng Già bốn cuốn, nay cũng giao luôn cho ngươi, đó là đường vào tâm giới, giúp chúng sanh mở được cửa kho tri kiến của Phật. Ta từ Nam Ấn sang đến phương Đông này, thấy Xích Huyện Thần Châu có đại thừa khí tượng, cho nên vượt qua nhiều nơi, vì pháp tìm người. Nhưng bao nhiêu cuộc gặp gỡ không làm ta mất lòng, bất đắc dĩ phải ừ hử vậy thôi. Nay được ngươi để truyền thọ y pháp, ý ta đã toại!”

Sau này, Huệ Khả trở thành vị Tổ thứ 2 của Thiền tông Trung Quốc, nối tiếp tư tưởng Phật giáo của Đạt Ma Bồ Đề.

Kệ ngộ thiền của tổ Bồ Đề Đạt Ma


Mời các bạn nghe bài Kệ ngộ thiền của tổ Bồ Đề Đạt Ma

Ý nghĩa của việc đặt tượng Bồ Đề Đạt Ma trong nhà


Việc đặt tượng Đạt Ma Bồ Đề trong nhà sẽ giúp ngăn chặn những luồng khí xấu, mang lại bình an cho gia đình rất hiệu quả. Bên cạnh đó, tượng Bồ Đề Đạt Ma còn mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Hiện nay, có rất nhiều hình dáng tượng Bồ Đề Đạt Ma với các ý nghĩa khác nhau :

  • Tượng Bồ Đề Đạt Ma mang 1 chiếc giày : Có ý nghĩa nói rằng, con người cũng chỉ là một hình thái tồn tại, khi ra đi sẽ vẫn còn dấu vết bằng cách này hay cách khác, nhắc nhở chúng ta rằng hãy cố gắng tu tập để đạt được các cảnh giới giác ngộ và siêu thoát.
  • Tượng Đạt Ma Sư Tổ Quá Hải : Như đã đề cập ở trên, khi từ biệt Vũ Đế, Ngài bứt một cọng cỏ ném xuống xông làm thuyền và lướt đi như bay. Thể hiện cho sự kiên định hướng đạo.
  • Tượng Đạt Ma Bồ Đề Khất thực: Khất thực là một hình thức nuôi thân của các nhà sư, đồng thời hóa duyên cho những người bố thí. Nhắc nhở chúng ta nên sống tu thân tích đức.
  • Tượng Bồ Đề Đạt Ma múa võ: Như chúng ta đã biết, Ngài được biết đến là tổ sư của võ học Thiếu Lâm, khuyến khích chúng ta rèn luyện thân thể, khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người.
  • Tượng Bồ Đề Đạt Ma ngồi thiền : Tương truyền rằng, khi ngồi thiền có một loài chim đã bay đến làm tổ trên người Ngài nhưng người không hay biết.

Ngày vía Đạt Ma Sư Tổ


Ngày mồng 5 tháng 10 được coi là ngày vía Đạt Ma (ngày giỗ Sư Tổ Đạt Ma), lời niệm như sau :

“Nam Mô Tây Thiên Đông Độ lịch đại tổ sư,

Nam Mô Đông Độ truyền giáo truyền giới chư vị Tổ sư,

Nam Mô Đông Độ truyền thừa thiền tông sơ tổ, Đạt Ma đại lão Tổ sư. ”


Nguồn : https://truyencoiam.com/su-tich-dat-ma-su-to/
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên