Kính Mọi Người 1 ly trà [smile]
Wow ... trong đây làm gì mà sôi nổi quá [smile] ... nhưng trước tiên vấn câu nói đó --> ĐỪNG NGHI LỜI HÒA THƯỢNG TRONG THIÊN HẠ [smile] ... và vẫn câu nói đó với thày VQ [smile]
i. Sự và Lý Tịnh Độ [smile]
KLL thấy thầy mượn phẩm Hóa Thành Dụ đem ra công thức Tịnh Độ theo trình tự Sự và Lý rất hay [smile]
Bối cảnh của Kinh Pháp Hóa ... là bối cảnh Đức Phật thấy đệ tử của mình có nhiều người không đủ TRÍ TUỆ học hỏi phật pháp 1 lần là xong... nên ngài khéo léo phương tiện đặt ra những nơi gọi là "HÓA THÀNH" để họ tới đó .. nghỉ ngơi .. rùi từ đó ... được 1 bước rùi .. bước thêm bước thứ hai
Bởi vì đức Phật ý thức được rằng, đối với 1 người tu hành con đường tu thành Chánh Đẳng Chánh Giác rất là dài, rất là khổ cực ... nên ngài lập ra những chặng nghỉ ngơi gọi là Hóa Thành (trang 364-365):
- 1 phật thừa .. thì hóa ba thừa ... bi giờ còn có luôn ngũ thừa phật [smile)
- 1 Niết Bàn thì nói hai (2 món Niết Bàn .. trang 366) và khi tới chỗ do SỨC PHƯƠNG TIỆN mà đức Phật hóa ra để nghỉ ngơi rùi .. thì đi tiếp [smile]
Ta cũng lại như vậy Đạo-Sư của tất cả Thấy những người cầu đạo --> Giữa đường mà lười bỏ --> Không thể vượt đường dữ -->Sanh tử đầy phiền não Nên dùng sức phương tiện --> Vì nghỉ nói Niết-bàn. --> Rằng các ngươi khổ diệt --> Chỗ làm đều đã xong --> Đã biết đến Niết-bàn --> Đều chứng A-la-hán
Giờ mới nhóm đại chúng Vì nói pháp chân thật Sức phương tiện các Phật Phân biệt nói ba thừa Chỉ có một Phật thừa Vì nghỉ nên nói hai ( 15) Vì các ngươi nói thật Các ngươi chưa phải diệt, Vì nhứt-thiết-trí Phật Nên phát tinh tấn mạnh (trang 375-376) Ngươi chứng nhứt-thiết-trí --> Mười lực các Phật Pháp. Đủ băm hai tướng tốt Mới là chân thật diệt, Các Phật là Đạo-Sư Vì nghỉ nói Niết-bàn Đã biết ngơi nghỉ rồi Dẫn vào nơi huệ Phật
*** và đức Phật nói có 1 nguyên nhân lớn .. ngài làm ra những NƠI HÓA THÀNH NỮA --> vì các ĐỆ TỬ --> LƯỜI BIẾNG và HAY NẢN LÒNG [smile]
ii. Kinh Tạp A Hàm - Kinh 684 - Thập Lực
Kinh này chỉ rõ sự khác biệt giữa HÓA THÀNH và BẢO SỞ ... cũng là sự khác biệt giữa A LA HÁN và CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC Phật bảo các Tỳ-kheo: “Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ! Ta sẽ vì các ông mà nói.
Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đối với pháp trước kia chưa nghe, thì có thể tự giác tri, ngay trong đời hiện tại tự thân chứng ngộ, thành Chánh giác[/B]; đối với đời vị lai có thể giảng nói Chánh pháp, giác ngộ các Thanh văn; tức là, bốn Niệm xứ, bốn Chánh đoạn, bốn Như ý túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác phần, tám Thánh đạo phần. Đó gọi là Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đối với pháp chưa chứng đắc thì có thể sẽ chứng đắc; phạm hạnh chưa chế có thể chế; có thể khéo biết đạo, khéo nói đạo, vì chúng sanh mà dẫn đường.
Sau đó, Thanh văn thành tựu tùy thuận pháp, tùy thuận đạo, --> vui thích vâng lời giáo giới, giáo thọ của Đại Sư, nên khéo thâm nhập Chánh pháp.
Đó là những sự sai khác giữa Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác và A-la-hán tuệ giải thoát.
Thập Lực Như Lai:
Như Lai biết như thật về xứ, phi xứ, đó gọi là lực thứ nhất của Như Lai. --> có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng, rống lên tiếng rống sư tử.
Như Lai biết như thật về việc thọ quả tạo nhân báo của nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại; đó gọi là lực thứ hai của Như Lai. --> có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử.
Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác biết như thật về nhiễm ác, thanh tịnh, xứ tịnh, của các thiền, giải thoát, tam-muội, chánh thọ, đó gọi là lực thứ ba của Như Lai --> có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử.
Như Lai biết như thật những sai biệt căn tánh khác nhau của tất cả các loài chúng sanh; đó gọi là lực thứ tư của Như Lai --> có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử.
Như Lai biết như thật về tất cả mọi ý giải của chúng sanh; đó gọi là lực thứ năm của Như Lai -->> có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử.
Như Lai biết như thật về tất cả các giới loại khác nhau của thế gian chúng sanh; đó gọi là lực thứ sáu của Như Lai --> có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử.
Như Lai biết như thật về tất cả chí xứ đạo, đó gọi là lực thứ bảy của Như Lai --> có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử. Như Lai biết như thật về túc mạng, nhớ những sự khác nhau trong đời sống, từ một đời cho đến trăm, ngàn đời, từ một kiếp cho đến trăm, ngàn kiếp; --> có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử. “
Lại nữa, Như Lai bằng thiên nhãn hơn mắt người thường, thấy chúng sanh lúc sanh lúc chết, đẹp, xấu, thua, hơn, hướng về đường ác, hướng về đường thiện, theo nghiệp mà thọ báo, tất cả biết như thật; chúng sanh này do nghiệp ác của thân thành tựu, do nghiệp ác của miệng, ý thành tựu, hủy báng Hiền thánh, sẽ mắc nghiệp tà kiến, vì nhân duyên này, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ đọa vào đường ác, sanh vào trong địa ngục; chúng sanh này, thân làm việc thiện, miệng, ý làm việc thiện, không hủy báng Hiền thánh, sẽ lãnh nghiệp chánh kiến, vì nhân duyên này, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh về đường thiện cõi trời; tất cả biết như thật; đó gọi là lực thứ chín của Như Lai. Nếu thành tựu được lực này, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ, có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử. “
Lại nữa, Như Lai đã dứt sạch các lậu, tâm giải thoát vô lậu, tuệ giải thoát, hiện tại tự chứng tri, thân tác chứng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh kiếp sau nữa.’ Đó gọi là lực thứ mười của Như Lai. Nếu thành tựu được lực này, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đạt được trí tối thắng xứ như Phật quá khứ, có thể chuyển Phạm luân, ở giữa đại chúng rống lên tiếng rống sư tử.
“Mười lực này chỉ có Như Lai mới thành tựu. Đó chính là những sự khác biệt giữa Như Lai và Thanh văn.”
Cho nên .... vấn đề thày VQ nói rằng .. A LA HÁN dừng nơi hóa thành ... sự khác biệt giữa hóa thành và bảo sở .. là chỗ ĐÓ [smile]
iii. Công Thức Tịnh Độ và Công Thức Giải Thoát của Kinh Nguyên Thủy
Cái đoạn kinh Pháp Cú Thày nói về 1 Câu mà hiểu thật ra cũng rất hay [smile]
Bối cảnh câu kinh này là ngày xưa có 1 người có khả năng trí nhớ và học hỏi rất dở tên là Tiểu Lộ, dù có lòng cầu phật mà học hoài chẳng được gì . rút cuộc đức Phật tặng ông 1 câu: về giữ gìn THẬP NGHIỆP THÂN KHẨU Ý [smile] --> và nói rằng .. chỉ hiểu được bằng ấy .. cũng có ngày giác ngộ
đó là vì Chúng Ta đều nhìn thấy mô hình của "TÂM NGŨ UẨN" ... bao hàm sự khơi dậy của Hành Uẩn - Tâm Sở Tác Ý --> tác động lên các loại hành động của Ý, Thân và Khẩu
cho nên việc nhìn quán sát rõ ràng thập nghiệp cũng là con đường dẫn đến sự nhàm chán các tác nhân sinh ra Thức --> Thức Sinh Danh Sắc
Trong Kinh Trường Bộ, ngày xưa Bồ Tát Vipassi nhờ quán sát hiện tượng này mà ... khám phá ra toàn bộ khổ uẩn .. đắc Pháp Nhãn, Thiên Nhã ....
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây:
“Do danh sắc có mặt, thức mới có mặt.
Do duyên danh sắc, thức mới phát sanh”.
19. Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ như sau:
“Thức này xoay trở lui lại, từ nơi danh sắc, không vượt khỏi danh sắc. Chỉ như thế này, con người được sanh ra hay trở thành già, hay bị chết, hay từ biệt cõi này, hay sanh lại ở cõi khác, nghĩa là do duyên danh sắc, thức sanh; do duyên thức, danh sắc sanh; do duyên danh sắc, lục nhập sanh; do duyên lục nhập, xúc sanh; do duyên xúc, thọ sanh; do duyên thọ, ái sanh; do duyên ái, thủ sanh; do duyên thủ, hữu sanh; do duyên hữu, sanh sanh; do duyên sanh, lão, tử, sầu bi, khổ ưu não sanh. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này”.
*** Hay Kinh Trung Bộ .. Tiểu Kinh Giáo Giới La Hầu La, đức Phật dạy con .. cũng là dạy quán sát lòng lưu chuyển hành uẩn ấy [smile]
Nhìn vào Sự và Lý của Tịnh Độ .. thì chúng ta cũng nhìn thấy Công Thức Tịnh Độ cũng bắt đầu từ việc nhàm chán cái thân uế trước, nhiệp thân khẩu ý không khác gì các Kinh Nguyên Nguyên .. chỉ khác 1 tí xíu là các hành giả tịnh độ họ sử dụng "PHƯƠNG TIỆN TỊNH ĐỘ" ... hay nói đúng hơn là được "các Tịnh Độ Sứ Giả" đến tiếp dẫn bằng cách trao cho họ những phương tiện tịnh độ, tạo dựng ra không gian để đáng được sự tin tưởng và để cho họ có thể an tâm trì hành các phương tiện tịnh độ ... mà được vãnh sanh vào 1 nơi hóa thành [smile] --> ở đó cho KHỎE ... --> rùi lại ĐI TIẾP [smile]
Nhưng phần lớn những người chúng ta không nhìn SANH TỬ ... là SANH TỬ --> đến từ "những SANH MẠNG" do VÔ MINH, HÀNH, THỨC sinh ra ..
cho nên .. Ý THỨC về SANH TỬ cũng thường bị giới hạn ...
Ý + Trần --> Pháp [smile] cho nên .. hiện tượng Vạn Pháp cũng là từ Ý tiếp xúc với những những hình ảnh, tư tưởng, cảnh trần mà có ... mà cũng ở đó có luôn những sinh mạng ... được sinh ra .. nhưng hiện tượng này xảy ra liên tục, rất nhiều và rất lẹ .. đâu có phải chỉ là 1 đời người chỉ có 1 lần [smile]
Cho nên ... KLL nghĩ rằng .. muốn hiểu sâu hơn về TỊNH ĐỘ thì cũng là hiểu sâu hơn .... "ĐÃ BAO NHIÊU LẦN" ... tụng trì tịnh độ có thể "ĐỘ ĐƯỢC MÌNH"
- tại sao mà CẦN ĐƯỢC TỊNH ĐỘ ?
- và TỊNH ĐỘ là áp dụng ở những khoảng khắc nào ... lúc nào .. khi nào và nhiều bao nhiêu ? [smile]
và cũng vì "Ý THỨC" không nhận biết ra được "những lần sinh tử" ... những lần các pháp sinh diệt đó .. cho nên .. cũng không nhận ra ... --> "CƯ TƯỞNG LÀ XƯA NAY VẪN CHỈ CÓ --> MỖI 1 NGƯỜI Ở ĐÓ THẤY HOÀI HOÀI"--> như vậy lại là THƯỜNG KIẾN [smile]
Đại Trí Độ có viết:
phật pháp như biển cả .. có thể nương vào bằng tín
có thể vượt qua bằng trí
Cho nên .. nếu không CÓ TRÍ QUÁN như ngài TỲ BÀ THY thì cũng được, không có trí quán sâu thì cũng không sao ...
nhưng không như là
Thanh văn thành tựu tùy thuận pháp, tùy thuận đạo, --> hỏng vui thích vâng lời giáo giới, giáo thọ của Đại Sư, nên khéo thâm nhập Chánh pháp --> thì cũng chẳng được TIẾP DẪN [smile]
--> thì cũng chắc chắn là hỏng xong [smile]
mạc đạo Tây Phương cận
tây phương vạn thập trình
Di Đà thùy tiếp dấn
vô tử diệc vô sanh
KLL