Tại sao sự nhận biết của chúng ta về sự thật bị sai lầm?

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Thưa các bạn, tôi xin phép kể một câu chuyện nhỏ mà tôi được nghe từ một người thông thái. Ông ta kể:



"Có một lần tôi thấy tôi đang đi bộ trên một con đường lạ lùng ở một vùng đồng quê xa lạ. Tôi nhìn xung quanh để xem mình đang ở đâu, và thấy có hai người đàn ông đang đứng gần đó, tôi đi lại gần họ và hỏi: "Tôi đang ở đâu vậy? Và các ông là aỉ"



"Người đàn ông thứ nhất trả lời, `Đây là thế giới luân hồi, và trong thế giới này tôi là người lùn cao nhất ở đây!' Và người đàn ông khác trả lời, `Đúng, và tôi là người khổng lồ thấp nhất ở đây!'



"Cuộc gặp gỡ này làm tôi bối rối khôn cùng bởi vì, ông biết không, cả hai người đàn ông đó đều cao bằng nhau."



Tôi mở đầu câu chuyện với các bạn bằng câu chuyện nhỏ này bởi vì tôi muốn nhấn mạnh ở lúc bắt đầu rằng nó là điều rất quan trọng khi suy xét về sự cảm nhận các vật.



Lục tổ Huệ Năng (Hui Neng) và cũng là vị Tổ cuối cùng của Thiền Đạo có một lần gặp hai ông sư đang cãi nhau về một lá phướn tung bay trong gió.



Vị sư thứ nhất nói: "Phướn động."

Vị sư kia nói: "Không phải! Gió động."





Lục tổ mới khuyến cáo cả hai ông, "Thưa quý ngài, tâm của quý ngài động thì có!"



Trong thế giới luân hồi, chúng sinh phân biệt tất cả mọi thứ. Mọi vật đều có thể so sánh được. Mọi vật đều thay đổi. Chỉ có trong thế giới thật, thế giới của Niết Bàn, mới không thay đổi.



Trong Thiền Tông, công việc của chúng ta là phân biệt - không phải giữa hai cái sai mà giữa cái sai và cái thật. Sự khác biệt hình dáng ở bên ngoài thì không đáng kể. Thế giới thật ở trong chúng ta. Nó ở ngay trong tâm trí chúng ta.



Bây giờ tôi rất vui sướng làm công việc giúp các bạn tìm được cửa đi vào thế giới thật đó, thế giới không có những người lùn và những người khổng lồ và những cuộc tranh cãi vô nghĩa. Trong thế giới thật chỉ có sự an lành, sung sướng, và chân lý, và thoát khỏi lòng ham muốn những hư cảnh rắc rối.



Thưa các bạn, tất cả mọi người đều có hai bản tánh: một cái thấy được và một cái thật. Cái thấy được là tiểu ngã (cái tôi nhỏ bé) hay lòng vị kỷ của chúng ta khác với các tiểu ngã khác ở khắp mọi nơi; còn cái thật là Đại Tánh Phật giống nhau ở khắp mọi nơi. Tiểu ngã của chúng ta hiện hữu trong thế giới thấy được, thế giới của luân hồi. Tánh Phật của chúng ta hiện hữu trong thế giới thật, thế giới của Niết Bàn.



Cả hai thế giới đều ở cùng một chỗ. Trong Tâm Kinh (Heart Sutra) chúng ta đọc, "Sắc chẳng khác không và không chẳng khác sắc." Ai cũng muốn biết, "Làm sao mà Luân Hồi và Niết Bàn lại là một? Làm sao mà cảnh giả và thật lại là một? Làm sao tôi vừa là tôi và cũng vừa là Phật?" Đây là những câu hỏi thật hay. Mọi Phật tử cần nên biết câu trả lời cho những câu hỏi này.



Câu trả lời dựa trên cách chúng ta cảm nhận sự thật. Nếu chúng ta thấy sự thật trực tiếp, chúng ta thấy nó trong trạng thái Niết Bàn tinh khiết. Nếu chúng ta thấy nó gián tiếp - qua lòng vị kỷ của chúng ta - chúng ta thấy nó trong dạng bóp méo của Luân Hồi. Tại sao sự nhận biết của chúng ta về sự thật bị sai lầm?





Luân Hồi là thế giới mà cái tôi nhỏ bé của chúng ta nghĩ nó thấy và hiểu bằng những giác quan của nó. Đôi khi chúng ta làm những điều lầm lỗi. Nếu một người đang đi bộ trong rừng và thấy một sợi dây thừng trên đường mà ông ta tưởng sợi dây thừng là con rắn, ông ta sẽ bỏ chạy tức thì. Với ông ta, sợi dây thừng đó là con rắn và ông ta phản ứng tự nhiên. Khi về tới nhà, ông ta phần nhiều có lẽ sẽ kể cho mọi người rằng ông ta suýt bị một con rắn độc cắn trong rừng. Lòng sợ hãi của ông ta là thật. Lý do làm ông ta sợ thì không thật.





Tiểu ngã cũng cảm nhận sai lầm về sự thật bất cứ khi nào nó đặt sự đẹp đẽ hoặc phán đoán đạo đức lên nó. Nếu một người đàn bà thấy một người đàn bà khác đội một chiếc mũ xanh và nói, "Tôi thấy một người đàn bà đang đội một chiếc mũ xanh," chẳng có vấn đề gì cả. Nhưng nếu bà ta nói, "Tôi thấy một người đàn bà đang đội một chiếc mũ xanh xấu xí," bà ấy đang làm một phán đoán của Luân Hồi. Ai đó có thể thấy chiếc mũ đẹp. Nhưng sự thật, nó chẳng xấu mà cũng chẳng đẹp. Nó chỉ là chiếc mũ.





Cũng giống như vậy, khi một con cáo giết một con thỏ, sự kiện này, với những con thỏ con sẽ bị chết đói bởi vì mẹ chúng đã bị giết, thì là một hành động độc ác. Nhưng với những con cáo nhỏ ăn thịt thỏ do mẹ chúng tha về thì cũng cùng một sự kiện nhưng chắc chắn là tốt. Trong sự thật, sự kiện này chẳng tốt mà cũng chẳng ác. Nó chỉ là vậy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Sự thật cũng bị hiểu một cách sai lầm bởi vì cả hai người quan sát lẫn vật bị quan sát thay đổi một cách đều đặn.



Không có một khoảng chính xác nào mà một cái nụ trở thành một bông hoa, hay một bông hoa trở thành một trái, hay một trái trở thành một hạt giống, hay một hạt giống trở thành một mầm cây. Tất cả những sự thay đổi này khó thấy và có tính cách liên tục.



Chúng ta không thể bước vào cùng một giòng sông hai lần nước lúc nào cũng chẩy. Chúng ta cũng không thể là cùng một người từ phút này qua phút khác. Lúc nào chúng ta cũng tiếp nhận những dữ kiện mới và kinh nghiệm mới cùng một lúc chúng ta quên biến những dữ kiện cũ và kinh nghiệm cũ. Hôm qua chúng ta có thể nhớ đã ăn gì trong bữa cơm chiều của ngày hôm trước. Ngày mai, chúng ta sẽ không còn cái đặc ân để nhớ bữa ăn đó, dĩ nhiên là trừ phi nó là một bữa ăn thật thịnh soạn... nếu không, chúng ta luôn luôn ăn một thứ và có thể nói chắc chắn rằng, "Nó là cơm và đậu hũ."



Cảnh giả của đời sống thì ngược lại hoàn toàn với cảnh giả của cuốn phim. Trong phim, những bức hình được ghép lại chạy để tạo ra cảnh giả di động. Trong đời sống, chúng ta chặn những sự di động liên tục này, ngăn biệt và cô đọng một hình ảnh xong đặt tên và nhất định coi nó như là một vật hay sự kiện cụ thể cá nhân. Chúng ta không phải lúc nào cũng đồng ý khi nhất định một khoảng cách thời gian. Thế nào là một người đàn bà trẻ? Với một người đàn ông 90 tuổi thì có rất nhiều người đàn bà là đàn bà trẻ.



Có lẽ chúng ta đã có một ý niệm khá hơn tại sao tiểu ngã của chúng ta cảm nhận sai lầm về sự thật, nhưng chúng ta cũng tự hỏi, tại sao chúng ta có tới hai bản ngã?



Câu trả lời rất đơn giản là tại vì chúng ta là con người.



Tiểu ngã của chúng ta cung cấp giác quan nhận thức (biết) một cách liên tục về tôi là ai khiến mỗi người chúng ta ai cũng biết, "Cái tôi của ngày hôm nay là cái tôi của hôm qua và cũng sẽ là cái tôi của ngày maị" Không có nó, chúng ta chẩy. Chúng ta cũng không thể là cùng một người từ phút này qua phút khác. không thể xếp đặt những dữ kiện của cảm giác tấn công chúng ta. Không có nó, chúng ta sẽ không biết thuộc về ai hoặc liên hệ với những người khác. Chúng ta sẽ không có cha mẹ hay gia đình của chính mình, không người phối ngẫu hay con cái, không thầy hay bạn hướng dẫn hay khuyến khích chúng ta. Tiểu ngã của chúng ta cho chúng ta bản tính của con người.



Ngày càng trưởng thành, chúng ta khám phá là sợi chỉ đời sống của chúng ta không phải là một sợi chỉ dài liên tục với những sự kiện bám trên nó một cách biệt lập như những hột trên chuỗi hạt. Không, sợi chỉ tự nó đan thành một cái lưới, một mạng nút kết dựa trên nhau. Chúng ta không thể tháo một nút kết mà không ảnh hưởng tới những nút kết khác. Chúng ta không thể xóa bỏ một đường giây lịch sử của chúng ta mà không thay đổi cả lịch sử. Hệ thống tài liệu và kinh nghiệm này, của những điều kiện và liên đới, của trí nhớ và hiểu lầm, nhanh chóng trở nên phức tạp và hoang mang rối rắm; và chúng ta trở nên mù mờ về vị trí của chúng ta trong sự phối hợp của mọi vật. Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta nghĩ chúng ta là cái rốn của vũ trụ, nhưng khi chúng ta già đi, chúng ta không còn chắc chắn về vị thế của chúng ta hay chúng ta là ai. Chúng ta nghĩ, "Tôi không phải là người khi tôi 10 tuổi, nhưng tôi cũng chẳng phải là người khác." Chúng ta mau chóng tự hỏi, "Tôi là aỉ" Cái tôi vị kỷ của chúng ta đã dẫn chúng ta tới sự hỗn độn này.



Sự hỗn độn dẫn đến tai họa, và đời sống - như Đức Phật nói trong đế đầu tiên của Tứ Diệu Đế - trở nên cay đắng và đau khổ.





Làm sao chúng ta có thể làm sáng tỏ sự hỗn loạn này? Chúng ta quay nhận thức của chúng ta trở lại. Chúng ta chối bỏ cái thế giới phức tạp bên ngoài để thay bằng cái thế giới đơn giản bên trong. Thay vì tìm kiếm quyền lực và danh vọng cho tiểu ngã của chúng ta, chúng ta quay sự nhận thức vào bên trong để khám phá hào quang rực rỡ của Phật Tánh. Thay vì làm khổ chính mình khi tìm cách làm chủ người khác, chúng ta sẽ được sung sướng và bằng lòng trở thành Một với Phật Tánh của chúng ta và phục vụ những người khác.



Thưa các bạn, mục đích của việc tập Thiền là để làm sáng tỏ cái nhìn của chúng ta khiến chúng ta có thể nẩy sinh trí huệ thấy chân tướng của chúng ta. Thiền có thể giúp chúng ta vượt lên trên bản tánh con người và nhận biết Tánh Phật của chúng ta.



Cách đây nhiều thế kỷ, tông phái Thiền Tông được thành lập bởi hai vĩ nhân: Nhất Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã đến Trung Hoa từ phương Tây, và Lục Tổ Huệ Năng người Trung Hoa.





Nhờ vào hai vị này, Thiền Tông thăng hoa, rộng lan ra khắp nơi trong nước Trung Hoa và đến nhiều đất nước xa xôi khác. Bây giờ, cái gì là lời dậy quan trọng nhất của Nhất Tổ Bồ Đề Đạt Ma và Lục Tổ Huệ Năng? "Vứt bỏ lòng vị kỷ trong đầu! Giải thoát nó từ những ý nghĩ vẩn đục!"





Nếu những điều hướng dẫn này không được theo, Thiền Tập sẽ không có kết quả. Thiền Đạo nằm trước mặt bạn! Theo nó! Nó sẽ đưa bạn đến sự an lành, sung sướng, chân lý và giải thoát.


http://kythuatqgnt.net/DS_2007/Nhung_Bai_Giang.htm
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên