Tầm quan trọng của pháp lục hòa nhà Phật

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
Tầm quan trọng của Pháp lục hòa nhà Phật

kienthuc_logo.png
- Trong cuộc sống nếu mọi người không biết cách hành xử với nhau rất dễ dẫn đến sự bất hòa, chia rẽ. Để tránh điều này, đức Phật đã chế ra pháp lục hòa cho hàng đệ tử theo đó mà tu học.


<table class="image center" align="center" cellpadding="3" cellspacing="0" width="350"> <tbody> <tr> <td>
images985408_Tam_15920121.jpg
</td> </tr> <tr> <td class="image_desc" align="center">Đức Phật chế ra pháp lục hòa nhằm giúp các đệ tử cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.</td> </tr> </tbody> </table>
Tại sao có Pháp lục hòa

Trong giáo lý nhà Phật có ghi câu chuyện đức Phật chế pháp Lục hòa: "Một hôm La Hầu La đi khất thực về, gương mặt có vẻ không vui.

Phật bèn kêu lên gạn hỏi thì La Hầu La phàn nàn rằng, trong đoàn khất thực của mình chỉ có Trưởng Lão Xá Lợi Phất và các Tỳ Kheo lớn tuổi mới được tín thí cúng dường các vật thực bổ béo còn hàng Sa Di như La Hầu La thì chỉ được Tăng cho một tý xíu xác mè ép và rau đồng luộc trộn với cơm; ăn uống như thế thì làm sao đủ sức khỏe tu hành".

Phật rầy La Hầu La không nên có niềm đố kỵ ấy, dạy La Hầu La lui rồi cho mời Xá Lợi Phất đến bảo rằng: Hôm nay ông ăn phải thức ăn bất tịnh, ông có biết không?

Xá Lợi Phất giật mình, vì chính hôm ấy sau khi ăn xong ông đã bị ói mửa ra hết. Xá Lợi Phất càng ngạc nhiên hơn, không hiểu vì sao đức Phật lại biết được điều ấy. Riêng Xá Lợi Phất cũng đã tự xét chưa bao giờ làm trái hay thi hành lệch lạc luật khất thực của Phật.

Nhân cơ hội này đức Phật chế ra pháp Lục Hòa.

<table class="image center" align="center" cellpadding="3" cellspacing="0" width="500"> <tbody> <tr> <td align="center"> </td> </tr> <tr> <td class="image_desc" align="center">Người xuất gia ngoài việc hoằng pháp cũng cần chú ý đến vấn đề lục hòa trong Tăng đoàn (ảnh minh họa)</td> </tr> </tbody> </table>
Thực hiện Pháp Lục hòa như thế nào?

Theo cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, nếu làm được 6 điều dạy trên đây, thực hiện một cách triệt để thì trong gia đình, Cha Mẹ vợ chồng, anh em, đều được hòa thuận yên vui, gia nghiệp mỗi ngày một thịnh đạt; quốc gia được hùng cường thịnh trị, thế giới được hòa bình an lạc.

Riêng giới Phật tử chúng ta, nếu áp dụng đúng đắn pháp lục hòa, thì sự tu học của chúng ta mau được tiến bộ, con đường giải thoát được gần hơn, và cảnh giới Cực lạc không phải chỉ là một ước vọng.

Sáu Pháp lục hòa là: Thân hòa đồng trú, Khẩu hòa vô tránh, Ý hòa đồng duyệt, Giới hòa đồng tu, Lợi hòa đồng quân, Kiến hòa đồng giải.

Trong đó thân hòa đồng trú có nghĩa là hãy chung sống với nhau một cách hòa hợp, hãy chung lưng đấu cật, đùm bọc nhau, chứ không nên dùng võ lực để đàn áp nhau.

<table class="image center" align="center" cellpadding="3" cellspacing="0" width="500"> <tbody> <tr> <td align="center">
images985406_Tam_15920123.jpg
</td> </tr> <tr> <td class="image_desc" align="center">Đem pháp lục hòa áp dụng vào cuộc sống sẽ giúp cho mọi người hòa thuận và yên vui (ảnh minh họa)</td> </tr> </tbody> </table>
- Khẩu hòa vô tránh nghĩa là hãy nói năng với nhau một cách dịu dàng, hòa nhã; nếu có điều gì thắc mắc cần bàn cãi, thì cũng phải bàn cãi trong ôn hòa, lễ độ.

- Ý hòa đồng duyệt nghĩa là hãy nuôi dưỡng ý tốt đẹp đối với nhau, hãy trau dồi đức hỷ xả; đừng bao giờ thù hiềm, ganh tỵ nhau.


- Giới hòa đồng tu nghĩa là hãy giữ đúng giới luật như nhau, hãy lấy kỷ luật làm đầu. Vô kỷ luật thì không một đoàn thể nào có thể tồn tại được.


- Lợi hòa đồng quân nghĩa là hãy giải bày những sự hiểu biết, những ý kiến của mình cho người chung quanh. Người thông hiểu nhiều, phải có bổn phận chỉ bày cho người hậu tiến và dắt họ đi kịp mình.


- Kiến hòa đồng giải nghĩa là hãy chia đồng đều tài lợi thu thập được cho những người cùng sống chung với mình, để mọi người đều được thỏa mãn, vui vầy.


Minh Thiện
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
Ý nghĩa lục hòa và chuyện quả cam

Ý nghĩa Lục hòa và chuyện Quả cam

Ghế thì ít mà người muốn ngồi thì nhiều, nên tổ chức Đại hội xong, Phật giáo ở một số tỉnh thành chia năm xẻ bảy, tinh thần “lục hoà”, tín tâm của người Phật tử bị tổn thương lâu dài, không dễ hàn gắn.
<table class="image center" align="center" cellpadding="3" cellspacing="0" width="400"><tbody><tr><td>
images987014_Hoathuong_kienthuc.net.vn.jpg
</td> </tr> <tr> <td class="image_desc" align="center">Hoà thượng Thích Nhất Hạnh và Hoà thượng Thích Thanh Từ nắm tay nhau</td> </tr> </tbody> </table> “Trọng tâm của người tu, dù không giỏi nhưng khéo sống đúng với tinh thần lục hòa của đạo Phật thì việc tu tập sẽ được tiến triển đều, đồng thời giúp cho tín tâm Phật tử ngày càng sâu đối với Tam bảo, nhất là Tăng bảo. Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ hay mãn hạ rồi, luôn cố gắng tập sống theo tinh thần lục hòa. Dù chưa trọn vẹn nhưng chúng ta cố tập, từ từ cũng sẽ được hoàn bị. Có thế việc tu mới lợi lạc. Nếu chúng ta không tập sống lục hòa thì sự tu chỉ có hình thức thôi, niềm an vui lợi lạc không được bao nhiêu. Đó là lời nhắc nhở của tôi nhân ngày mãn hạ”.
Lời nhắc nhở về tinh thần lục hoà được dẫn trong ngoặc kép trên là của Hoà thượng Thích Thanh Từ. Báo Giác Ngộ đã chạy tít “Lục hoà”, đăng kèm theo hình ảnh Hoà thượng Thích Nhất Hạnh và Hoà thượng Thích Thanh Từ nắm tay nhau cùng bước đi, và dòng chú thích “Lục hoà là lối sống căn bản của Tăng đoàn”.
Người viết chợt nhớ đến câu chuyện mà các vị Hoà thượng thường truyền tai nhau về đạo tình của các Tổ ngày xưa qua mấy quả cam. Chuyện như sau, ở thời đất nước khó khăn, có một tín chủ dâng vị Hoà thượng đạo cao đức trọng kia một đĩa cam quý.
Hoà thượng hoan hỷ nhận lấy, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thấy mình không xứng đáng ăn những quả cam ngon như vậy, bèn sai chú tiểu đem dâng cúng một vị hoà thượng khác.
Hoà thượng khác nhận được mấy quả cam ngon, cũng tự nghĩ như thế, lại cho người đem dâng Hoà thượng khác nữa, rồi Hoà thượng khác nữa cũng tự nghĩ như vậy… cho đến khi mấy quả cam kia trở về với vị Hoà thượng ban đầu.
Lục hoà của chư Tổ là sự hài hòa, tương kính, là nghĩ mình đức mỏng, nghiệp dày, còn có những chư tôn đức Tăng Ni, thậm chí cư sĩ xứng đáng hơn mình.
Chư Tổ khéo sống lục hoà như thế nên luôn có sự an lạc, chẳng cần phải đại hội, nhiệm kỳ, ghế to ghế nhỏ, mà người đời sau nghe được câu chuyện ấy vẫn không kìm được sự xúc động từ sâu thẳm lòng mình. Y phục xứng kỳ đức thêm nhiều ý nghĩa chính từ những câu chuyện giản dị như thế, nào phải ngôn từ gì cao siêu.
Trong hoàn cảnh này, Hoà thượng Thích Thanh Từ nhắc lại một bài học căn bản không giới hạn tuổi tác, địa vị, chức sắc ấy. Cụm từ “dù không giỏi nhưng khéo sống đúng với tinh thần lục hoà…” mà Hoà thượng sử dụng đã nói lên trọng tâm thực sự của việc tu, của cả đời tu.
Hiện nay có những “trọng tâm” đầy sức hấp dẫn khác như học vị thạc sĩ, tiến sĩ, chức vụ quyền hành cao, quản lý nhiều cơ sở vật chất, đạt nhiều danh hiệu, kỷ lục… Đạt được những điều này được xem là “giỏi”, là “tài ba”...
“Giỏi” như thế cũng có những lợi ích cụ thể nào đó, không ai có thể phủ nhận được. Nhưng những ai chưa “giỏi” để đạt được những điều như trên thì cũng không có gì mà phải “cố giỏi” (bằng mọi cách), vì nếu… “không tập sống lục hòa thì sự tu chỉ có hình thức thôi, niềm an vui lợi lạc không được bao nhiêu”.
Nhiều cái “giỏi” như thế nhưng cũng chỉ là những cái tô điểm thêm cho hình thức bên ngoài mà thôi. Cứ nhìn vào thực tế “cuộc đua” nhân sự đại hội Phật giáo ở một số tỉnh thành năm 2012 này mới thấm thía hết những lời Hoà thượng Thích Thanh Từ nhắc nhở.
Ghế thì ít mà người muốn ngồi thì nhiều, nên tổ chức Đại hội xong, Phật giáo ở một số tỉnh thành chia năm xẻ bảy, tinh thần “lục hoà”, tín tâm của người Phật tử bị tổn thương lâu dài, không dễ hàn gắn.
Trước tình hình xã hội, tôn giáo phức tạp như hiện nay, mong sao chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội công tâm, khách quan, kịp thời điều chỉnh, giữ vững sự ổn định, hài hòa tại các địa phương, nhằm thúc đẩy Phật sự phát triển. Không thể tiếp tục để các quan hệ có tính chất “trong họ ngoài làng”, biến các nhiệm kỳ đại hội Phật giáo trở thành nơi để tranh danh đoạt lợi như thế tục.
Không bao lâu nữa Đại hội Phật giáo Toàn quốc sẽ diễn ra. Để bắt đầu một nhiệm kỳ mới với nhiều kỳ vọng, người Phật tử chỉ mong được nghe và được thấy thêm nhiều hơn những câu chuyện đầy đạo tình như thế để giữ trọn niềm tin.
Thích Thanh Thắng
Phattuvietnam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên