Thắc Mắc của VoVi

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
vovi đã viết:
Vì vọng-động cho nên mới có thấy, nghe, hay, biết là năng phân-biệt. Bởi có năng phân-biệt, nên mới có cảnh bị phân-biệt là ba cõi muôn vật. Đến khi năng phân-biệt hết, thì cảnh bị phân-biệt cũng tiêu, lúc bấy giờ chơn-tánh hiện-bày. Cũng như vì bị mắt nhặm nên mới thấy hoa đốm; đến khi nhặm hết, thì hoa đốm không còn, thì chỉ còn con mắt trong sáng.
VoVi không hiểu lắm!
BT có thể chỉ giáo thêm không?
Vovi kính !
Thưa ! Xin Vovi hoan-hỷ nói rõ chỗ Vovi không hiểu, để chúng ta cùng nhau suy gẩm, và cũng để chúng ta cùng cầu thỉnh các bậc trên trước chỉ dạy thêm cho chúng ta nhé Vovi . Ngoài ra phần "LƯỢC GIẢI" trong Đại-Cương Kinh Lăng-Nghiêm là do Thầy Thích-Thiện-Hoa từ-bi lược dịch, chớ hoàn-toàn không phải của bangtam hihi!
Thưa ! bangtam cũng xin Vovi thông cảm cho bangtam trong việc di-chuyển bài của Vovi vào trang này nhe ! Tại vì thảo luận nơi trang đó không tiện cho bangtam ấn tống sau này .

Kính
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vovi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2012
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Thắc mắc của VOVI là;
thấy, nghe, hay, biết là năng phân-biệt
Đến khi năng phân-biệt hết có nghĩa là thấy, nghe, hay, biết hết
Như vậy có bao nhiêu trường hợp thấy, nghe, hay, biết hết?
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Vovi kính !
Thưa ! Vovi đã hỏi thì bangtam xin cố gắng hết sức mà trả lời vậy.
thấy, nghe, hay, biết là năng phân-biệt
Thưa ! thấy, nghe, hay, biết không phải là năng phân-biệt.

Đến khi năng phân-biệt hết có nghĩa là thấy, nghe, hay, biết hết
Thưa! Đến khi năng phân-biệt hết, có nghĩa là thấy, nghe, hay, biết không hết.

Như vậy có bao nhiêu trường hợp thấy, nghe, hay, biết hết?

Thưa! Nếu có trường hợp thấy, nghe, hay, biết hết thì Vovi lấy gì để tu-hành .
Kính xin Vovi chỉ dạy thêm cho bangtam.

Kính
bangtam
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Vovi kính !
Thưa ! Vovi đã hỏi thì bangtam xin cố gắng hết sức mà trả lời vậy.

Thưa ! thấy, nghe, hay, biết không phải là năng phân-biệt.


Thưa! Đến khi năng phân-biệt hết, có nghĩa là thấy, nghe, hay, biết không hết.


Thưa! Nếu có trường hợp thấy, nghe, hay, biết hết thì Vovi lấy gì để tu-hành .
Kính xin Vovi chỉ dạy thêm cho bangtam.

Kính
bangtam

Thắc mắc của đạo hữu VoVi và câu trả lời của mod Đạo hữu Băng Tâm.

Sâu xa quá, mình chẳng biết gì hết trơn, hết trụi. Hai vị cho mình tham gia chơi chung. hé,,, hoan hỉ...!?

Thật sự cp cũng không hiểu rõ ý của đ/h VoVi nói...không có chủ đề, không tiêu đề, không nghi vấn, cũng không phải khảo đạo, và cũng không phải là luận Pháp...Hay mở đầu về nhân, về ngã. về pháp hữu vi hay pháp vô vi v.v...? khó khó.
================================================
================================================
Chào đ/h Băng Tâm,

Mình có đọc qua bộ kinh này lâu lắm rồi, bây giờ thì không nhớ cái gì thô cái gì tế, cái gì học trước trong kinh này, cái gì học sau.v.v.

Của Cố HT Thích Thiện Hoa đã viết dưới đây...

Kinh Lăng Nghiêm là một bộ kinh quý báu vô cùng, chỉ đường lối tu hành một cách rành mạch, nào là giáo lý, hạnh quả đều rõ ràng. Người tu phải trải qua bao nhiêu địa vị, trong khi tu gặp những đều nguy hiểm thế nào, mà phải làm sao mới tránh khỏi những điều nguy hiểm ấy, thì trong Kinh-Lăng-Nghiêm dạy hết sức rõ ràng. (T.T.H)

Thỉnh giáo, thỉnh giảng, thỉnh thỉnh, Thiện tri, thiện hữu, giúp giúp.
 

vovi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2012
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Thưa ! thấy, nghe, hay, biết không phải là năng phân-biệt.
Như vậy là vọng động là năng phân biệt rồi
VOVI xin hỏi "thấy nghe hay biết" và "vọng động" có gì khác nhau?
Mong bạn BangTam chỉ giao thêm cho
 

Nhuận Tâm

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
7 Thg 10 2012
Bài viết
271
Điểm tương tác
115
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Như vậy là vọng động là năng phân biệt rồi
VOVI xin hỏi "thấy nghe hay biết" và "vọng động" có gì khác nhau?
Mong bạn BangTam chỉ giao thêm cho
Vì còn ở trong vòng mê nên gọi là các giác quan: thấy, nghe, hay, biết; đến khi ngộ rồi thì các giác quan này trở lại thành bốn đức Niết bàn: thường, lạc, ngã, tịnh.
Trong lúc còn mê lầm tâm vọng động làm theo bản năng vì không rõ đâu là thiện là ác, đâu là chánh là tà nên dễ bị đọa lạc. Sau khi giác ngộ định tâm thấy rõ lẽ thật các pháp, tà ác dẹp, chánh thiện làm để lợi ích nhân sinh, nên nói là dụng của trí tuệ.
Vọng là cái sinh diệt chợt có, chợt không, còn chân là an định sáng suốt bất động, giống như cái bóng trong gương từ gương mà có. Gương thì sáng suốt bất động, còn bóng luôn chao động thay đổi. Cho nên chúng ta phải rõ cái nào giả dối, cái nào chân thật. Nhưng khi đã thể nhận và sống được với cái chân thật thì một thể vắng lặng sáng suốt chớ không còn thấy có chân vọng gì cả.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Diển Đàn!
Cho CT góp vui chút chút!

Vọng động là "năng phân biệt" mà thường gọi là "tâm phân biệt" chẳng dính dáng gì tới "thấy, Nghe, Hay, Biết" mà thường gọi là "Kiến, Văn, Giác, Trí". Băng Tâm trả lời rất hay "Năng phân biệt hết mà kiến văn giác tri không hết" và Sư Cô trả lời hay hơn là "ngộ thì chuyển thành thường lạc ngã tịnh"

Ở tầng đơn giản Kinh dạy rằng "như hoa đốm ở hư không, như người nhặm mắt", đó là nói cho dể hiểu dể nắm bắt, và củng dạy rằng do thấy nghe hay biết sanh ra phân biệt, hay phân biệt, thường phân biệt gọi chung là năng phân biệt. Chúng ta thì đọc một lèo rồi quy kết "tội" là do thằng "thấy, nghe, hay, biết" vậy thì oan quá. Thật ra là ở chổ "Sanh".

Những gì "nhớ nghĩ tưởng" + "thấy nghe hay biết" mới sanh ra phân biệt. Như người đàn bà sanh con rồi con có chuyện gì là quy tội người đàn bà ấy mà quên rằng có người đàn ông mới có con! Củng vậy, có "nhớ, nghĩ, tưởng" thì mới có phân biệt. Cái này hình như gọi là "Câu Sa Hoặc"
(đây là phân biệt giửa "thấy, nghe, hay, biết" và "năng phân biệt" giống giống như mẹ và con, hi hi)

Sâu xa hơn, vọng động gần gủi và trước mắt, không như hoa đốm giửa hư không,không giống như người nhặm mắt, mà ngay từng sát na lúc nào cũng sanh ra phân biệt từ thấy nghe hay biết. Bởi vì vậy Phật, Tổ khuyên nên Thiền.


Chuyện vui ...toan nói
(CT, nhơ mang máng một câu chuyện thiền. Có ông tăng đến hỏi thiền sư (???): Pháp không thì lấy gì để nói, để dạy ?. Thiền sư quắc lại cho gần hơn, khi vị Tăng bước đến gần, Thiền Sư quất phất trần vào miệng, vị Tăng toan mở miệng nói thì Thiền Sư tiếp tục quất... toan nói thì bị quất ... bổng nhiên vị tăng thoắt ngộ)
 
Last edited by a moderator:

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Vọng động là "năng phân biệt" mà thường gọi là "tâm phân biệt" chẳng dính dáng gì tới "thấy, Nghe, Hay, Biết" mà thường gọi là "Kiến, Văn, Giác, Trí". Băng Tâm trả lới rất hay "Năng phân biệt hết mà kiến văn giác tri không hết" và Sư Cô trả lời hay hơn là "ngộ thì chuyển thành thường lạc ngã tịnh"

Hí luận của cp đang nghĩ đây. Một bài học công án thấy còn dể học hơn là khảo chữ như thế này đây.
======================
Vọng động là "năng phân biệt" mà thường gọi là "tâm phân biệt" chẳng dính dáng gì tới "thấy, Nghe, Hay, Biết" hít,,,

Kiến, Văn, Giác, Trí là cái gì? (Tuệ !) cớ sao không dính liếu gì tới lục trần ?

"ngộ thì chuyển thành thường lạc ngã tịnh" Tu như thế nào mới ngộ...! ? Làm sao để nhận biết là thường hay lạc...?


Cầu Pháp chỉ hỏi chớ không phải là khảo, hít... Đạo hữu nào có thương cp thì xin bật mí. hi hi.


Thân.
 

vovi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2012
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Trong lúc còn mê lầm tâm vọng động làm theo bản năng vì không rõ đâu là thiện là ác, đâu là chánh là tà nên dễ bị đọa lạc.
Sau khi giác ngộ định tâm thấy rõ lẽ thật các pháp, tà ác dẹp, chánh thiện làm để lợi ích nhân sinh, nên nói là dụng của trí tuệ.
Sư Cô Nhuận Tâm
Giải nghĩa
vọng động và thấy nghe hay biết theo cách trên thì thấy hai cái vẫn giống nhau chẳng có gì khác, vẫn thấy sự phân biết trong đó thì làm sao có thường, lạc, ngã, tịnh.

Đạo hữu CT giảng cũng rất đầy đủ!
"nhớ nghĩ tưởng" + "thấy nghe hay biết" mới sanh ra phân biệt.(năng phân biệt hoặc vọng động)


"thấy, nghe, hay, biết" và "năng phân biệt" giống giống như mẹ và con


vọng động gần gủi và trước mắt,... ngay từng sátna lúc nào củng sanh ra phân biệt từ thấy nghe hay biết.
Nhưng theo VOVi Thấy
"nhớ nghĩ tưởng" + "thấy nghe hay biết" chưa chắc sanh ra phân biệt.
Đức Phật ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Đề đã nhớ lại được vô số nhiêu đại kiếp trước và Chứng ngộ quả vị Phật
Có nghĩa là:
"nhớ nghĩ tưởng" + "thấy nghe hay biết" có th sanh ra tuệ giác.(cái này mật tông hay dùng quán tưởng)
Như vậy cái gì làm cho chúng ta vọng động phân biệt thưa ĐH ChieuThanh.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113


Hí luận của cp đang nghĩ đây. Một bài học công án thấy còn dể học hơn là khảo chữ như thế này đây.
Kính Hiền Huynh Cầu Pháp!
Thưa, nếu thấy một bài công án dể học hơn thì Huynh nên học công án, điều này có lợi ích rất nhiều, hơn là trò chơi chử với nghĩa.

Và, thưa hiền Huynh, học công án là phãi triệt ngộ, như Hiền Huynh bảo là dể học thì cái dể của huynh là học 10 biết 10, công án thứ 11 thì chưa biết vì chưa học??? (giống hồi nhỏ tiểu đệ học cửu chương) Đó là điều lầm lẩn tai hại.




Kiến, Văn, Giác, Trí là cái gì? (Tuệ !) cớ sao không dính liếu gì tới lục trần ?

Thưa hiền Huynh, kiến, văn, giác, tri là chử Hán Nôm (3 Tàu), nghĩa là thấy nghe hay biết chẳng dính liếu gì "Tuệ" và càng không dính dáng gì tới lục trần là sắc thinh hương vị xúc pháp. Vì có dính thì tất sanh, đó là vọng động, năng phân biệt.

"ngộ thì chuyển thành thường lạc ngã tịnh" Tu như thế nào mới ngộ...! ? Làm sao để nhận biết là thường hay lạc...?

Thưa Hiền Huynh, "ngộ" là chử dùng của phàm phu, của thế gian, chứ còn người triệt ngộ rồi thì chẳng có chử nào, chẳng còn chử nào để tự xưng, và bốn chử Thường, lạc, ngã, tịnh củng giống như chử "Ngộ" vậy thôi.

Nhưng chử nghĩa thế gian củng có ý nghĩa cũa nó. Thí dụ như chử "Thường" có nghĩa là cái gì thường còn vỉnh cửu, mà thật ra chẳng có gì thường còn vỉnh củu với tâm địa thế gian, nhưng với tâm địa của bậc triệt ngộ là vỉnh cửu thừong tồn.

Thế mà tâm bậc "triệt ngộ" ( có ngoặc kép) mà thấy "thường" thì đấy là tâm địa thế gian chứ chẳng phải tâm của bậc triệt ngộ và củng bị vô thường như phàm phu vậy thôi!

Chử Lạc củng vậy.


Cầu Pháp chỉ hỏi chớ không phải là khảo, hít... Đạo hữu nào có thương cp thì xin bật mí. hi hi.


Thân.

Thưa, Đạo hửu nào củng thương, củng quý Cầu Pháp. Cả đạo tràng "diển đàn" chẳng có bí pháp, "bí" là ở Hiền Huynh đấy thôi!

Kính
CT
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Thưa Hiền Huynh, "ngộ" là chử dùng của phàm phu, của thế gian, chứ còn người triệt ngộ rồi thì chẳng có chử nào, chẳng còn chử nào để tự xưng, và bốn chử Thường, lạc, ngã, tịnh củng giống như chử "Ngộ" vậy thôi.

Kính ĐH Chiếu Thanh , huynh Cầu Pháp và quý vi
Pha lê sưu tầm được bài nói về NGỘ sau đây , xin post lên

Người ta bảo rằng Thiền sư danh tiếng Triệu Châu mãi đến lúc tám mươi tuổi mà vẫn còn đi hành cước học thiền. Mặt khác Huệ Trung Quốc Sư đời nhà Đường, ẩn cư trong núi suốt bốn mươi năm, Trường Khánh tham thiền hai mươi năm, , ngồi mòn hết bảy tấm tọa cụ! Đó là những thí dụ cụ thể về những sinh hoạt hiện thực của Thiền . Những thiền sư này không phải là những kẻ điên . Họ biết tất cả những phản đối kịch liệt quan hệ đến cái “bây giờ và ở đây “, cái “đốn ngộ” , cái “bình thường tâm“. Nhưng họ vẫn kiên trì tham thiền suốt cả đời . Tại sao vậy ?Bởi vì họ biết từ kinh nghiệm trực tiếp rằng : Thiền giống như một đại dương mênh mông , một kho tàng bất tận đầy những của cải và bảo vật. Người ta có thể chiêm ngưỡng kho tàng này, đạt đến nó ,ngay cả chiếm lấy nó ,mà vẫn không sử dụng hoặc thụ hưởng nó trọn vẹn ngay lập tức .Thường là phải mất khá lâu người ta mới học được cách sử dụng khôn ngoan một gia sản bao la , ngay dù sau khi đã làm chủ nó trong một thời gian . Điều này cũng đúng trong việc tham thiền . Thiền chỉ bắt đầu vào cái giây phút mà người ta thoạt ngộ,; trước khi đó người ta chỉ đứng ngoài và nhìn thiền bằng trí thức . Trong một ý nghĩa sâu hơn, ngộ chỉ là khởi đầu chứ không phải là kết cuộc của thiền. Điều này được chứng tỏ rõ ràng trong các pháp ngữ của Thiền sư Bác Sơn và luận thuyết về”Ngộ Thiền “ ,
Ngộ nói chung là một kinh nghiệm của sự thức tỉnh về Chân Lý Bát Nhã .Người đạt được kinh nghiệm này có thể không có khả năng đầy đủ để chế phục ,đào sâu , và thành thục nó .Cần phải tu luyện rất nhiều để khôi phục cái tâm Bát Nhã bao la khôn dò này trước khi nó khai mở viên mãn. Trước khi đạt được toàn thiện, phải mất nhiều thời gian mới vứt bỏ được những tư tưởng nhị nguyên , vị kỷ ,và theo thói quen, đã bắt rễ sâu xa phát sinh từ những tham dục . Điều này được biểu lộ rõ rệt trong nhiều truyện ký Thiền , và trong châm ngôn Thiền sau đây , chẳng hạn :

" Lý tuy đốn Ngộ , sự ( sự thành tựu viên mãn )phải tiệm Tu "
( Thiền Đạo Tu Tập - Trương Trừng Cơ - trang 88, 89, 248 )
 

vovi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2012
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Thưa, nếu thấy một bài công án dể học hơn thì Huynh nên học công án, điều này có lợi ích rất nhiều, hơn là trò chơi chử với nghĩa.

Và, thưa hiền Huynh, học công án là phãi triệt ngộ, như Hiền Huynh bảo là dể học thì cái dể của huynh là học 10 biết 10, công án thứ 11 thì chưa biết vì chưa học??? (giống hồi nhỏ tiểu đệ học cửu chương) Đó là điều lầm lẩn tai hại.

Đạo Hữu ChieuThanh đã ngộ ra học công án là không phải học cửu chương như vậy đã triệt ngộ chưa?
Đây có một công án để ĐH ChieuThanh triệt ngộ đó!
cái gì làm cho chúng ta vọng động phân biệt thưa ĐH ChieuThanh?
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kính gửi, Đạo hữu Chiếu Thanh,

Cầu Pháp thật là cảm ơn những đạo từ chân thật và đầy ý nghĩa của đạo hữu dành cho cộng đồng diễn đàn và cp nói riêng.
"Đạo hữu Chiếu Thanh đã viết": Và, thưa hiền Huynh, học công án là phãi triệt ngộ, như Hiền Huynh bảo là dể học thì cái dể của huynh là học 10 biết 10, công án thứ 11 thì chưa biết vì chưa học??? (giống hồi nhỏ tiểu đệ học cửu chương) Đó là điều lầm lẩn tai hại.

Đoạn trích dẫn trên, theo sự hiểu của cp thế này, Phật pháp không phải là một bài học bảng cửu chương. Nếu như là bảng cửu chương thì kẻ có trí, người giàu có, khôn lanh thì họ bỏ chút thời gian để có một cái bằng Phật học là được rồi, điều đó thì không có thể! - Thưa, có phải là ý của Đạo hữu.

Học 10 biết 10, tới công án thứ 11 thì chưa biết vì chưa học? - Thưa, quả đúng vậy, nếu không hiểu công án thứ 11 nói gì, tức là không thể nào vào cửa thiền rồi.

Do đó, nhiều bài chứng ngộ ca, truyện thiền công án, cho tới Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tổ Ca Diếp. Làm được, nói lên điều đó "Chánh pháp nhãn tạng". Như vậy, Bát Nhã như vậy, Kinh Kim Cang cũng như vậy.

Mà người đời thấy sao quá dể, nhưng khi thực hành thì ô thôi, Nhân ngã bỉ thử còn y nguyên. Thì có khác nào là em bé học bảng cửu chương.

Đạo hữu nói không sai "Đó là điều lầm lẩn tai hại."

Tóm lại những truyện thiền công án là của chư liệt tổ, để kỷ niệm và tán thán, hoặc giả noi rương theo những điều hay lẽ phải trong giáo lý. Nhưng đó là những công án chết theo chư liệt tổ thánh tăng. Nó không còn là một công án thiết thực cho một hành giả tu thiền, ngày nay.

Một công án sống thì không phải ai cũng giống nhau! Và không thể kể rằng tôi nói anh sẽ hiểu. Hoặc giả nhờ người dạy lại.v.v.

Có khi một hành giả chuyên trì kinh cũng là công án.
Chuyên niệm Phật cũng là một công án.
Cho đến việc đi đứng nằm ngồi trong chánh niệm, cũng là một công án.
Truyện Bồ-tát Thường Bất Khinh trong kinh Pháp Hoa hay Phẩm Phổ hiền Bồ Tát. Hoặc Phẩm Phổ môn. Quán Âm cũng là một công án...

Nhưng mặc dầu người có trí! học công án 10 biết 10 thì cũng tốt hơn kẻ hiểu nhiều kinh sách mà không có được một niệm "Từ" trong vô lượng tâm. Riêng người học 10 mà thực hành 1 thôi. Lâu ngày thì cũng nhiều. Như vậy người cũng không có tệ, bởi vì gió chướng của 8 phong vẫn còn mạnh lắm. Tu từ từ cho chắc ăn.

===========
Trở lại vấn đề:

Những hành giả thực hành giáo lý Phật giáo không phải là như bảng cửu chương thì người đó đã thấy cửa giáo lý mình đi! - Nhưng con đường còn xa vạn dặm đầy chông gai hiểm trở. Làm một kiếp người không phải dể, mà ta thấy mà không thực hành thì là lỗi tại ta, chớ không phải tại thầy tổ.

Bài viết của đ/h Suongphale đã post
Thiền sư danh tiếng Triệu Châu mãi đến lúc tám mươi tuổi mà vẫn còn đi hành cước học thiền. Mặt khác Huệ Trung Quốc Sư đời nhà Đường, ẩn cư trong núi suốt bốn mươi năm, Trường Khánh tham thiền hai mươi năm...
về những danh tăng tu hành còn như vậy, đời thường ngày nay quả thật tu đâu phải dể.


Mong rằng nhận được hồi âm của quí vị độc giả, thiện hữu tri thức chia sẽ thêm những bài Pháp hay thực tiển như là đ/h Chiếu Thanh viết và đ/h Suongphale soạn tập.


Thành tâm và đãnh lễ hai vị đã khai tâm cho cp.
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Mong rằng nhận được hồi âm của quí vị độc giả, thiện hữu tri thức chia sẽ thêm những bài Pháp hay thực tiển như là đ/h Chiếu Thanh viết và đ/h Suongphale soạn tập.


Thành tâm và đãnh lễ hai vị đã khai tâm cho cp.


Kính huynh Cầu Pháp
Xin huynh CP đừng nói vậy. Pha Lê không thể nhận sự đảnh lễ của huynh CP và không thể khai tâm cho CP , như huynh đã nói .Điều này thì đơn giản để hiểu thôi .

Kính Diễn Đàn

chiếu thanh đã viết:
cầu pháp đã viết:
ngộ thì chuyển thành thường lạc ngã tịnh" Tu như thế nào mới ngộ...! ? Làm sao để nhận biết là thường hay lạc...?
Thưa Hiền Huynh, "ngộ" là chử dùng của phàm phu, của thế gian, chứ còn người triệt ngộ rồi thì chẳng có chử nào, chẳng còn chử nào để tự xưng, và bốn chử Thường, lạc, ngã, tịnh củng giống như chử "Ngộ" vậy thôi.


Nhân đọc câu hỏi của huynh CP và câu trả lời của đh CT, pha lê post lên đây một đoạn trong sách thiền nói về Ngộ chân lý Bát Nhã để quý vị tư duy ,quán xét. Thật ra , danh từ gốc Hán "ngộ" dùng trong Phật giáo cần được giải minh nghĩa .
Còn như ĐH CT nói :" đó là danh từ do phàm phu dùng, còn đã triệt ngộ thì không còn danh từ nữa," thì thiết nghĩ chỉ thích hợp với những bậc thượng căn trí tuệ
Còn đối với những người trung, hạ căn nếu nói như vậy e họ không thể lý giải minh định về Phật pháp, do đó mà pha lê mới đem sách vở ra nói bằng chữ nghĩa , ý thức về chữ "ngộ",để quý vị này có sự minh giải :
Ngay tại điểm đầu tiên của "thoạt ngộ", người ta cần có sự nỗ lực tiếp theo ( bằng nhiều phương tiện ) cho đến đạt đến sự viên mãn về trí Bát Nhã (vốn không phải trí phàm ).
Và nếu đã giải minh như trên thì cũng nói :Người ta ngộ nhiều bậc , nhiều bậc ... rồi mới khai mở một cách viên mãn trí Bát nhã .
Bởi vì :" sự Ngộ thiền biến thiên rất nhiều , từ cái nhìn thoáng, nông cạn ,được Tâm , Tính, của những người sơ học , cho đến Phật quả viên mãn được thành tựu bởi đức Phật ."
Và chữ "Ngộ " thì : " có phần ám chỉ cái kinh nghiệm thức tỉnh trong ý nghĩa lập tức của nó , trong khi "Giác "( Chứng ) thì là biểu thị sự NGỘ thường trực và viên mãn , như đức Phật được gọi là Đại Giác."
Mong huynh CP , ĐH CT và quý vị thông cảm và được ý với lời lẽ thô sơ vắn tắt diễn tả điều mà pha lê đã đọc được .
Kính chúc phước trí tinh tấn
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Nhưng theo VOVi Thấy
"nhớ nghĩ tưởng" + "thấy nghe hay biết" chưa chắc sanh ra phân biệt.
Đức Phật ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Đề đã nhớ lại được vô số nhiêu đại kiếp trước và Chứng ngộ quả vị Phật
Có nghĩa là:
"nhớ nghĩ tưởng" + "thấy nghe hay biết" có th sanh ra tuệ giác.(cái này mật tông hay dùng quán tưởng)
Như vậy cái gì làm cho chúng ta vọng động phân biệt thưa ĐH ChieuThanh.
[color = blue]Kinh DH Vovi !

Nho nghi tuong cua chung sanh la nhung ky uc, thoi quen, tap quan, ... tich chua lau dan Kinh dien goi la Nga.

"Nho Nghi Tuong " CHU PHAT nhu tam guong sang hien canh ra vo quai ngai Kinh dien goi la Minh

DH Vovi kheo lay vi du va so sanh giua chung sanh va CHU PHAT, Nhung phai thay cho tuong tan,

Chung sanh luon Bi lop mu nhu suong nhu bui, nang hon nhu lop cau ban, nang hon nua, nhu lop son den tat ca bao phu tren tam guong von trong sang.
CHU PHAT 10 phuong nhu tam guong trong suot luon sang to
[/color]
 

vovi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2012
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
ĐH ChieuThanh viết:
Nho nghi tuong cua chung sanh la nhung ky uc, thoi quen, tap quan, ... tich chua lau dan Kinh dien goi la Nga.

"Nho Nghi Tuong " CHU PHAT nhu tam guong sang hien canh ra vo quai ngai Kinh dien goi la Minh
như vậy Nho nghi tuong có vọng động không ĐH ChieuThanh?

thoi quen, tap quan, ...
có vọng động không ĐH ChieuThanh?
Có vẻ công án này ĐH ChieuThanh chưa ngộ ra thì phải?
Có ngộ ra thì ĐH ChieuThanh mới tu khá lên được!
ĐH phải tham cho thấu đáo trước khi trả lời nhé!
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Đạo hữu Cầu Pháp thử trả lời câu này xem sao
Như vậy cái gì làm cho chúng ta vọng động phân biệt thưa ĐH ChieuThanh.
<!-- END TEMPLATE: bbcode_quote -->
Chào các bạn,

Mình không thể trả lời được, khi câu hỏi không rõ chủ đề.
Ví dụ vọng động về thân, thế nào? hay Vọng động về ngũ uẩn tuy rằng thân và ngũ uẩn bản thể thì giống nhưng có khác nhau về sự phân tách trong Phật học.v.v.

Hy vọng các bạn cho chủ đề câu hỏi dể một chút.

Thân.
 

vovi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2012
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Ví dụ vọng động về thân, thế nào? hay Vọng động về ngũ uẩn tuy rằng thân và ngũ uẩn bản thể thì giống nhưng có khác nhau về sự phân tách trong Phật học.v.v.
Tâm Cầu Pháp bị buộc vào nhiều thứ quá!
Hãy tham cho đến khi nào nhận ra mới thôi.
Đọc kinh sách có tác dụng định hướng nhưng đến khi sung chận thì lại quên bén không nhận ra.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên