Một kết quả của mưu toan cắt rời thiền ra khỏi Phật giáo

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Một kết quả của mưu toan cắt rời thiền ra khỏi Phật giáo
18/03/2013 17:36:00 Minh Thạnh
<!--<vte:include file="templates/xhtml/box/font_size.tpl" />--><!-- style="width:360px;" -->
thumbnail.php

Trong một bài viết trước đây, chúng tôi đã có dịp nói đến mưu toan cắt rời thiền ra khỏi Phật giáo, xóa bỏ dấu ấn Phật giáo trong thiền, xem thiền hoàn toàn không có liên hệ gì đến Phật giáo, thậm chí coi thiền là hoạt động của một tôn giáo khác.

Mưu toan này là nhằm loại trừ ảnh hưởng Phật giáo, triệt tiêu một trong những giá trị hàng đầu của Phật giáo là thiền, tước đoạt giá trị của Phật giáo, hạn chế sự truyền bá Phật giáo, gồm cả việc đi đến cải đạo tín đồ Phật giáo bằng cách thu hút họ sang tôn giáo khác bằng chính những giá trị đã chiếm đoạt bất minh từ Phật giáo.

Hoạt động này đã có một số kết quả. Những bản tin về thiền nhưng không nói gì về đạo Phật, từ nhiều nước trên thế giới, đã bắt đầu trở nên quen thuộc. Thiền bắt đầu được tiếp nhận độc lập, như một đại lượng ngoài đạo Phật, như một thứ thể dục trí não.

Báo chí đưa tin thủy quân lục chiến Mỹ ngồi thiền, thượng nghị sĩ Mỹ ngồi thiền, mà không nói gì đến Phật giáo, là một dạng của cung cách này.Trong những trường hợp như vậy, người ta đã thành công khi cắt thiền ra khỏi đạo Phật, dấu hẳn đạo Phật đi, chỉ còn để lại thiền.

Cũng tiêu biểu cho kiểu làm này là thiền Minh triết của Duy Tuệ. Duy Tuệ nhận thứ thiền đó của mình, rồi vừa mạt sát Đức Phật, người khai sáng thiền, vừa cao giọng giảng dạy thiền.
Thiền của Thanh Hải cũng là một kiểu thiền ăn cướp như vậy. Thanh Hải dạy thiền Phật giáo, nhưng nói do bà ta khai ngộ ra.
Họ làm vậy, nhưng ảnh hưởng tới đâu thì chưa xác định được.

Nhưng mới đây, khi đọc đến mục “Thiền” trong Từ điển Tâm lý học, biên soạn Viện Tâm lý học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, GS. TS Vũ Dũng chủ biên (nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội xuất bản, 2008) thì quả là đáng quan tâm.
Đây là hiện tượng đã có những nhà khoa học Việt Nam bị đầu độc bởi luận điệu cướp đoạt thiền Phật giáo.
Chúng tôi xin dẫn lại dưới đây nội dung định nghĩa “Thiền” của quyển từ điển nói trên, để bạn đọc tham khảo về nguy cơ đã trở thành hiện thực tiêu cực trong thực tế.
Định nghĩa thiền nhưng các tác giả quyển từ điển (gồm đến 30 nhà tâm lý học ở các trường, viện, bệnh viện, cơ sở thực nghiệm tâm lý) đã không nhắc gì đến Phật giáo cả mà lại nhắc tới… “Chúa trời”.
Việc dẫn lại ở đây xin coi là việc báo động hiện tượng Phật giáo bị ăn cướp giá trị của mình.

THIỀN
Sự phong tỏa mạnh mẽ vào vật thể bằng trí tuệ, bằng ý tưởng, diễn ra bên trong suy tưởng, có thể đạt được bằng cách tập trung tối đa vào một khách thể và loại trừ mọi yếu tố gây xao nhãng sự chú ý, cả các yếu tố bên ngoài (tiếng ồn, ánh sáng) và các yếu tố bên trong (các căng thẳng về thể lực, cảm xúc và những căng thẳng khác).

Thiền là một hình thức luyện tập tâm lý, đã ứng dụng những hình thức khác nhau, phụ thuộc vào bối cảnh văn hóa – lịch sử. Thiền được ứng dụng nhiều ở các nước phương Đông như: Ấn Độ, Trung Quốc và các nước có nền văn hóa tương đồng khác ở khu vực này. Kiểu thiền của phương Đông (bao gồm tất cả các hình thức Yoga của Ấn Độ, Đạo giáo ở Trung Quốc) có giả định rằng sự hòa tan mang tính tôn giáo thần bí của ý thức cá nhân trong cái tuyệt đối vô bản ngã, tương tự như đại dương-tình huống được thực hiện bằng hình ảnh của con bươm bướm đã bị ánh lửa của ngọn nến thiêu cháy hoặc con búp bê muối bị hòa tan trong nước biển. Một khuynh hướng tôn giáo thần bí khác của thiền, được sùng bái bởi Ki tô giáo, đã lý giải thiền như sự dung hợp của 2 nhân cách: con người và Chúa Trời.
Trong thế kỷ XX, các phương pháp thiền được phát triển ở một số trường phái của phân tâm học, và của tâm lý học phân tích, cũng như hệ thống luyện tập tâm vật lý, có tính đến hiệu quả trị liệu và không liên quan đến bất cứ một tư tưởng tôn giáo thần bí nào (ví dụ: hệ thống “mối liên hệ sinh học ngược)”. MT http://www.phattuvietnam.net/dienda...mưu-toan-cắt-rời-thiền-ra-khỏi-phật-giáo.html
***
**
*
Đọc qua bài của Tác-gải Minh Thạnh, mình thấy tư tưởng "Thiền Phật Giáo'' và Thiền ngoại đạo bị đồng quá quá nhiều. Ít khi tìm hiểu cho chính xác.

Thiền Phật Giáo khác với Thiền ngoại đạo như thế nào... Mưu toan cắt rời thiền ra khỏi Phật giáo như ý Tác-giả, thế nào là đúng và thế nào là không đúng ý của Tác-giả?




- Các bạn chỉ cần bỏ một thời gian tra cứu là hiểu ngay. Nhưng sự hiểu và thực hành thiền là một vấn đề rất lớn. Không giống nhau.



Tu thiền để sửa thân giữ gìn sức khỏe, tu thiền để an tâm. và cao thêm một bước tiến nửa Tu thiền là để Tu Tâm sửa Tánh. Nhưng trong giáo lý kinh điển dạy về ''Giới Định Huệ'' của Phật Giáo không dừng ở một mứt cố định, mà tu thiền là để đạt đỉnh cao siêu tột cùng của trí tuệ. "Giác ngộ, giải thoát đau khổ, và tự mình thoát khỏi 3 đường ác...


Như vậy thì Thiền Phật Giáo thấy dể thiền như người ngoại đạo thấy hay sao, còn thực hành Thiền đúng như lời Phật dạy thì không phải dể, và cũng không phải giống như Thiền Trung Hoa, hay Thiền Minh Sát (Thái Lan) của Chánh Pháp Phật Giáo. Là chỉ cần học một vài bộ kinh Thiền là đủ hành thiền rồi. Sao dể và đơn giản quá...

Riêng cp nghĩ thật không đơn giản chúc nào. Điều này Đạo Huynh Thu Tử, Tuấn Tú, chị Vân Nhi, chị Diệu Đức có như vậy hay không...?

Thân CP
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Kính các bác, theo Thế Hùng :
_ Tác giả đã lầm.
Chỉ có Thiền Đông độ (Zen) là đặc trưng của Phật pháp, còn Thiền định tâm, sổ tức, quán hơi thở , ....... rèn luyện sức khỏe thì rất nhiều giáo phái Ngoại đạo thành thục môn này, thậm chí Yoga (Ấn giáo) có 6000 năm lịch sử lựn.
Ngồi Thiền để xả "trét", để thành công hơn trong cuộc sống là điều tốt, nên tán dương. Đây là phương tiện hữu hiệu để hành giả lần làm quen với Phật giáo.
Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Một vài suy nghĩ:

Khi nói đến "cắt rời" nghĩa là có một lảnh vực chung "bị" cắt ra thành hai lảnh vực riêng biệt.
"Thiền" và "Phật Giáo".

Đừng sợ, đừng lo lắng gì cả, bởi vì "Thiền" là danh tự, và Phật Giáo củng chỉ là danh tự. Thật sự lo lắng là "cứu cánh cuối cùng" có đồng "NHƯ" hay không mà thôi!

Ngồi kiết già, mắt nhắm hờ, lưng thẳng, hai tay để trên chân tay trái nằm trên tay phải, hơi thở chậm, đều ... đó chưa phải là "Thiền Phật giáo". và "Thiền Phật Giáo" củng không khác như vậy.

"Thiền Phật Giáo" không phải xã street, không trao dồi thể lực, không bồi dưởng thần kinh nhưng "Thiền Phật Giáo" còn có thêm công năng xã street, thể lực bình ổn, trí tuệ minh mẩn.

Nhưng cái quan trọng nhất là :"Thiền Phật Giáo" là "ngoài Lìa Tướng, trong không Động", "Thấy tánh là Thiền, giử tâm bình đẳng là Định".

Còn Thiền ngoại đạo, đâu cần bàn tới, bàn cho thêm vọng động. Hì Hì
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Riêng cp nghĩ thật không đơn giản chúc nào. Điều này Đạo Huynh Thu Tử, Tuấn Tú, chị Vân Nhi, chị Diệu Đức có như vậy hay không...?
Á...ch xì, á...ch xì!! Chú Cầu Pháp nhắc làm tôi nhảy mũi, nên phải vào nói ý kiến của mình. Xin thưa rằng: "Đèn nhà ai nấy rạng! Tôi thích ăn cơm nhà an toàn và ngon hơn".

Mời chú Cầu Pháp xem bài viết ==>Bốn loại Thiền



Kính.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
"Thiền Phật Giáo" không phải xã street, không trao dồi thể lực, không bồi dưởng thần kinh nhưng "Thiền Phật Giáo" còn có thêm công năng xã street, thể lực bình ổn, trí tuệ minh mẩn.

Nhưng cái quan trọng nhất là :"Thiền Phật Giáo" là "ngoài Lìa Tướng, trong không Động", "Thấy tánh là Thiền, giử tâm bình đẳng là Định".

Còn Thiền ngoại đạo, đâu cần bàn tới, bàn cho thêm vọng động. Hì Hì<!-- BEGIN TEMPLATE: level_postbit_info --> <!-- Level & Class System v3.0 - Show EXP & SP gained -->



Vui thiệt,
Từ ngày gia nhập diễn đàn thỉnh thoảng, nhận được bài hồi âm của Đạo hữu Chiếu Thanh, nói gì cũng hợp ý, cp rất tán thán và cảm ơn vô cùng. Hy vọng chúng ta thường gặp nhau như thế này hoài. hi hi.

"ngoài Lìa Tướng, trong không Động", "Thấy tánh là Thiền, giử tâm bình đẳng là Định". Đúng là Thiền Phật Giáo rồi. Nhưng tu tới mức độ lìa các pháp tướng, và trong tâm không động thì hiện nay cp chưa đạt được. Đ/h CT có thể cho biết thêm về sự vận hành như thế nào. Xin hoan hỉ nào.

Thí dụ về người Cư-sĩ tại gia:

Gặp gái đẹp không động, có thể nào là đồng tính...? - Nếu không phải đồng tính thì làm sao biết mình lìa sắc ?

Hay uống rượu mà không say, thì có thể là lìa tướng...? - Nếu không say thì cũng có thể do căn tánh bẩm sinh...? Khó, khó quá. Hi hi.


Thân, CP


 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Cầu Pháp,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Bạn nói rất đúng. Thiền Phật giáo không phải dễ. Vì nếu không đủ trí huệ nhận ra các ma sự thì rất là nguy hiểm - như lời đức Phật giảng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm. Cho nên, d/đ không chọn phương tiện “ngồi” để tu Thiền. Đợi khi nào đến giai đoạn tu nhập đnh - d/đ mới "Ngồi".

Còn những cách Thiền mà tác giả Minh Thạnh cho là mưu toan cắt rời Thiền ra khỏi Phật giáo - vốn dĩ không phải là Thiền Phật giáo.

d/đ chỉ hiểu đơn giản như vậy.
[FONT=&quot]Thân [/FONT]<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
Một kết quả của mưu toan cắt rời thiền ra khỏi Phật giáo
18/03/2013 17:36:00 Minh Thạnh
<!--<vte:include file="templates/xhtml/box/font_size.tpl" />--><!-- style="width:360px;" -->
Đọc qua bài của Tác-gi Minh Thạnh, mình thấy tư tưởng "Thiền Phật Giáo'' và Thiền ngoại đạo bị đồng hóa quá nhiều. Ít khi tìm hiểu cho chính xác.

Riêng cp nghĩ thật không đơn giản chúc nào. Điều này Đạo Huynh Thu Tử, Tuấn Tú, chị Vân Nhi, chị Diệu Đức có như vậy hay không...?

Thân CP
Đệ Quảng Hòa thân mến ! Pháp môn tu Thiền nói thì dễ nhưng khi thực hành thì vô cùng khó khăn , riêng cá nhân BVN thường bị tạp niệm lúc ngồi thiền vì trót mang "phiền nảo trược" nên càng cố gắng hành trì càng bị nghịch chuyển và bất an nên BVN đổi qua niệm Phật và Thiền Tịnh song tu .

Trong giai đoạn một của thiền định, hành giả buông xả lòng tham dục và các pháp bất thiện, nhờ chuyên tâm suy tưởng mà đạt đến. Trong cấp này, hành giả có một cảm giác hỉ lạc. Trong giai đoạn hai, tâm suy tưởng được thay thế bằng một nội tâm yên lặng, tâm thức trở nên sắc sảo bén nhọn vì bao hàm nhân tố chú tâm quán sát. Hành giả tiếp tục ở trong trạng thái hỉ lạc. Qua giai đoạn ba, tâm hỉ lạc giảm, tâm xả bỏ hiện đến, hành giả tỉnh giác, cảm nhận sự nhẹ nhàng khoan khoái. Trong giai đoạn bốn, hành giả an trú trong sự xả bỏ và tỉnh giác.
Thời gian thử thách lòng kiên nhẫn nên BVN bây giờ đã tìm được sự lợi lạc khi biết buông bỏ dần những tư duy ràng buộc .
Kính chúc quý Đạo hữu thân tâm thường an lạc
BVN
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113


Vui thiệt,
Từ ngày gia nhập diễn đàn thỉnh thoảng, nhận được bài hồi âm của Đạo hữu Chiếu Thanh, nói gì cũng hợp ý, cp rất tán thán và cảm ơn vô cùng. Hy vọng chúng ta thường gặp nhau như thế này hoài. hi hi.

"ngoài Lìa Tướng, trong không Động", "Thấy tánh là Thiền, giử tâm bình đẳng là Định". Đúng là Thiền Phật Giáo rồi. Nhưng tu tới mức độ lìa các pháp tướng, và trong tâm không động thì hiện nay cp chưa đạt được. Đ/h CT có thể cho biết thêm về sự vận hành như thế nào. Xin hoan hỉ nào.

Thí dụ về người Cư-sĩ tại gia:

Gặp gái đẹp không động, có thể nào là đồng tính...? - Nếu không phải đồng tính thì làm sao biết mình lìa sắc ?

Hay uống rượu mà không say, thì có thể là lìa tướng...? - Nếu không say thì cũng có thể do căn tánh bẩm sinh...? Khó, khó quá. Hi hi.


Thân, CP


Kính Huynh Quảng Hòa!

CT củng chỉ là Chúng Sanh mới tu tập đạo, lời CT trình bày như gió thoảng qua, chỉ mong rằng có người còn nóng nực thì một chút gió củng là công đức.

Thưa, chẳng có sự vận hành nào cả, chiếc xe chạy thì đang vận hành, chiếc xe đứng im không nhúc nhích là không vận hành. Vâng, củng giống vậy, khi mắt nhìn thấy gái đẹp, tự hỏi rằng "đang vận hành hay đang đứng im" Nếu đứng im thì chẳng có gì phải bàn cải. Gọi là Thiền củng được mà gọi là Tịnh củng xong hay gọi là Mật củng "OK", cái chính là "Tâm thức của mình có "Vận Hành" hay không?".

Tất cả các Phương tiện (Thiền, Tịnh, Mật) Nhà Phật chủ đích là "Dừng Tâm thức" của chúng ta mà thôi. Và Tâm thức vô cùng quan trọng, Thành hay không do ở tâm thức này. (Tội vi khôi, công vi thủ)

CT nay củng bày đặt học theo các Huynh Tỷ dịch thơ "Chứng Đạo Ca".

Trích diệp tầm chi, ngã bất năng.

 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Đệ Quảng Hòa thân mến ! Pháp môn tu Thiền nói thì dễ nhưng khi thực hành thì vô cùng khó khăn , riêng cá nhân BVN thường bị tạp niệm lúc ngồi thiền vì trót mang "phiền nảo trược" nên càng cố gắng hành trì càng bị nghịch chuyển và bất an nên BVN đổi qua niệm Phật và Thiền Tịnh song tu .

Trong giai đoạn một của thiền định, hành giả buông xả lòng tham dục và các pháp bất thiện, nhờ chuyên tâm suy tưởng mà đạt đến. Trong cấp này, hành giả có một cảm giác hỉ lạc. Trong giai đoạn hai, tâm suy tưởng được thay thế bằng một nội tâm yên lặng, tâm thức trở nên sắc sảo bén nhọn vì bao hàm nhân tố chú tâm quán sát. Hành giả tiếp tục ở trong trạng thái hỉ lạc. Qua giai đoạn ba, tâm hỉ lạc giảm, tâm xả bỏ hiện đến, hành giả tỉnh giác, cảm nhận sự nhẹ nhàng khoan khoái. Trong giai đoạn bốn, hành giả an trú trong sự xả bỏ và tỉnh giác.
Thời gian thử thách lòng kiên nhẫn nên BVN bây giờ đã tìm được sự lợi lạc khi biết buông bỏ dần những tư duy ràng buộc .
Kính chúc quý Đạo hữu thân tâm thường an lạc
BVN
"Thời gian thử thách lòng kiên nhẫn nên BVN bây giờ đã tìm được sự lợi lạc khi biết buông bỏ dần những tư duy ràng buộc ."
Cảm ơn chị Vân Nhi cho biết về sự tu tập Thiền Tịnh song tu.

Bài chị viết làm đệ nghĩ tới mình cũng tương tự như vậy. Nhưng khi duyên theo trần cảnh (Nghịch cảnh duyên) thì sở tri chướng và phiền não chướng nó dấy động. Lúc đó đệ biết chớ, nhưng trể rồi.

Như vậy là vẫn còn thiếu Tỉnh Giác, tức là chưa tu cái gì hết...?


Vậy làm thế nào, để trắc nghiệm tu đúng hay không, hoặc ngăn ngừa cái bệnh

"Tôi biết đó là Pháp bất thiện, nhưng duyên với trần cảnh thì trể rồi..."


Thân kính, cp.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên