Thắc mắc kinh Pháp Hoa, ph1

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,094
Điểm tương tác
682
Điểm
113
Luân hồi của một chúng sanh là không khởi đầu không kết thúc? Nếu đúng như vậy thì luân hồi là thường, chẳng có pháp giải thoát luân hồi? Nếu luân hồi của một chúng sanh có sự bắt đầu thì trước đó, chúng sanh ấy hình dạng gì?

Chào đạo hữu VNBN, càng trao đổi Trừng Hải càng ngạc nhiên với lối suy tư "kỳ lạ" bởi những tri kiến xa lìa nhân sanh quan Phật giáo nơi đạo hữu!!!

Luân Hồi là vòng tái sanh của tập hợp pháp luôn luôn chuyển dịch theo duyên, sanh diệt rồi lại sanh diệt, các pháp này là vô thường sao lại đặt vấn đề "luân hồi là thường"???

Luân Hồi là chữ chuyển ngữ của chư cổ đức từ chữ Phạn, Samsara- vòng tái sanh; Luân có nghĩa là vòng tròn, nơi một vòng tròn làm sao xác định được đâu là điểm khởi đầu đâu là điểm kết thúc??? Hồi là dòng nước luôn luôn chuyển dịch, mô tả tánh hữu-bhava tức diễn tiến có cứu cánh, được ngài Cưu ma la thập chuyển nghĩa là CHÚNG SANH, tức tập hợp các pháp sanh ra rồi diệt, lại được ngài Huyền trang chuyển ngữ là HỮU TÌNH, tập hợp các pháp chuyển biến theo xu hướng ái dục và vọng tưởng; không hề có nghĩa là con người, nên không có vấn đề "luân hồi của một chúng sanh" với nghĩa chúng sanh = con người!!!

Cầu cho chúng sanh an lạc, đắc giải thoát đáo Niết Bàn
Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,094
Điểm tương tác
682
Điểm
113

Theo con thì ra khỏi nhị thiền, trở lại bình thường thì các vị ấy vẫn còn khởi bám các ý thức. Chỉ từ bậc A LA HÁN trở lên mới chân chánh chấm dứt ý thức phân biệt yêu ghét. Ngay cả toàn bộ chư thiên phàm phu từ sắc giới cho đến vô sắc giới, nếu ở tại cõi dục này đều chưa thể dứt bặt ý thức! Các chư thiên này các thức thô tuy không sanh khởi nhưng vi tế vẫn có dưới dạng mầm móng, thực sự chưa dừng nghỉ.

Ngoài tai mắt mũi lưỡi thân ý, phiền não thì chẳng có đạo để cầu. Đạo mà nằm bên ngoài các pháp thì là đạo chẳng giúp gì cho giải thoát.

Nếu chúng sanh dùng ý thức mà muốn cầu đạo thì giống như tìm lông rùa sừng thỏ, muốn nấu đá thành cơm. Thế thì không dùng ý thức sao? Chẳng phải dùng hay chẳng dùng, mà ngay nơi các thức hiểu rõ bản chất của chúng vốn hư ngụy, là các pháp nhân duyên, là huyễn hoặc, rốt ráo không, tâm tướng hữu vi theo đó tự diệt thì chân tướng vô vi tự hiển bày.

Chào đạo hữu VNBN

_ Với chư vị đệ tử Phật Đà đắc tứ thiền thiên, khởi đầu là nhập lưu là đã an trú Thánh Đạo, nơi Thánh Đạo này các pháp duyên sanh tức hữu vi sinh diệt đã đình chỉ tức pháp nhẫn và tiến hóa theo pháp vô sanh cho đến lúc đắc Niết Bàn vô thượng;
Thánh Đạo hoàn toàn không liên quan gì đến nhận thức luận của thế gian bởi là "ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt" huống hồ là bám chấp vào Ý Thức.

_ "Phật Pháp nơi thế gian không lìa thế gian giác", thế gian giác có nghĩa là ở trong Chánh Trí tức Giác mà thông đạt thế gian pháp:

1, Là vô phân biệt mà phân biệt Thiện-Ác mà viễn ly trần cấu đắc thân tâm thanh tịnh lên đường "giải thoát tri kiến" (Giới Định Huệ, Giải thoát và Giải thoát tri kiến)

2, Hay thông đạt các pháp thế gian là mộng, huyễn, bào, ảnh, như lộ, diệc như điện đều là Phi Hữu Pháp mà trở về bổn tánh bản lai không nhập pháp giới thậm thâm của Mười Phương Chư Phật là Phi Vô Pháp.

_ Ý thức thì bất khả tư nghì Niết Bàn, nhưng Ý thức tức trí khôn của con người vẫn có thể am tường Phật Pháp tức Giới Định Huệ là đạo lộ đến bờ kia.

* Xin hỏi đạo hữu VNBN một câu: Theo Lời Đức Phật Dạy thì "THỨC là gì?"

Cầu cho chúng sanh an lạc, đắc giải thoát đáo Niết Bàn
trừng hải

 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Chào đạo hữu VNBN, càng trao đổi Trừng Hải càng ngạc nhiên với lối suy tư "kỳ lạ" bởi những tri kiến xa lìa nhân sanh quan Phật giáo nơi đạo hữu!!!

Luân Hồi là vòng tái sanh của tập hợp pháp luôn luôn chuyển dịch theo duyên, sanh diệt rồi lại sanh diệt, các pháp này là vô thường sao lại đặt vấn đề "luân hồi là thường"???

Nhân sinh quan hay thế giới quan gì cũng đều là Phật Pháp.
Sự kiện chúng sanh luân hồi cũng là pháp, hơn nữa là pháp sanh diệt. Pháp luân hồi diệt tức là Phật Quả, nhân duyên khởi sanh luân hồi được chư Phật triệt để rốt ráo nhưng với chúng ta chưa thể biết. Khi vừa thành đạo, Đức Thích Ca Mâu Ni đã nói những lời đầu tiên:“Ta lang thang trong vòng luân hồi trải qua bao kiếp sống. Ta đi tìm mãi mà không gặp kẻ làm nhà. Cứ lập đi lập lại đời sống quả thật phiền muộn. Này hỡi kẻ làm nhà, nay ta đã khám phá ra ngươi, Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy đổ, kèo cột bị phá tan. Mọi ái dục Như lai đã đoạn trừ. Như lai đã chứng quả Vô sanh Bất diệt.” ( Kinh Pháp cú)


* Xin hỏi đạo hữu VNBN một câu: Theo Lời Đức Phật Dạy thì "THỨC là gì?"

Chữ nghĩa đạo hữu rành hơn VNBN sao lại hỏi vậy? VNBN không nhớ rõ Đức Phật dạy trong Kinh nào nên không thể nói theo lời Phật dạy.

6 căn tiếp xúc 6 trần sanh ra sáu thức, trong đó thức thứ 6 (ý-thức) là thủ lĩnh cho 5 thức còn lại. Ngoài ra Bắc Tông thì đưa ra thêm 2 thức nữa là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức. Khi chúng ta chết, 6 thức đầu tan rã nhưng 2 thức Mạt Na Thức (7) và A Lại Da thức (8) vẫn còn, và khởi đầu cho một kiếp sống mới. 5 thức đầu tiên và thưc 8 không có tính phân biệt, thức thứ 6 và 7 có tính phân biệt. Các thức cũng là pháp sanh diệt, nhân -duyên khởi. Chúng là phương tiện để tâm nhận biết, phân biệt và nhận thức thế giới xung quanh, cũng như nhận thức về bản thân.

Duy Thức học chuyên nói về các thức này. Các chi tiết sâu xa bên trong luận này VNBN chưa nghiên cứu.
 
  • Like
Reactions: VQ6

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,094
Điểm tương tác
682
Điểm
113
Nhân sinh quan hay thế giới quan gì cũng đều là Phật Pháp.
Sự kiện chúng sanh luân hồi cũng là pháp, hơn nữa là pháp sanh diệt. Pháp luân hồi diệt tức là Phật Quả, nhân duyên khởi sanh luân hồi được chư Phật triệt để rốt ráo nhưng với chúng ta chưa thể biết. Khi vừa thành đạo, Đức Thích Ca Mâu Ni đã nói những lời đầu tiên:“Ta lang thang trong vòng luân hồi trải qua bao kiếp sống. Ta đi tìm mãi mà không gặp kẻ làm nhà. Cứ lập đi lập lại đời sống quả thật phiền muộn. Này hỡi kẻ làm nhà, nay ta đã khám phá ra ngươi, Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy đổ, kèo cột bị phá tan. Mọi ái dục Như lai đã đoạn trừ. Như lai đã chứng quả Vô sanh Bất diệt.” ( Kinh Pháp cú)



Chữ nghĩa đạo hữu rành hơn VNBN sao lại hỏi vậy? VNBN không nhớ rõ Đức Phật dạy trong Kinh nào nên không thể nói theo lời Phật dạy.

6 căn tiếp xúc 6 trần sanh ra sáu thức, trong đó thức thứ 6 (ý-thức) là thủ lĩnh cho 5 thức còn lại. Ngoài ra Bắc Tông thì đưa ra thêm 2 thức nữa là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức. Khi chúng ta chết, 6 thức đầu tan rã nhưng 2 thức Mạt Na Thức (7) và A Lại Da thức (8) vẫn còn, và khởi đầu cho một kiếp sống mới. 5 thức đầu tiên và thưc 8 không có tính phân biệt, thức thứ 6 và 7 có tính phân biệt. Các thức cũng là pháp sanh diệt, nhân -duyên khởi. Chúng là phương tiện để tâm nhận biết, phân biệt và nhận thức thế giới xung quanh, cũng như nhận thức về bản thân.

Duy Thức học chuyên nói về các thức này. Các chi tiết sâu xa bên trong luận này VNBN chưa nghiên cứu.

Này đạo hữu VNBN,

_ Thảo luận về Phật Pháp thì phải nương theo LỜI ĐỨC PHẬT DẠY đồng chánh vị, mới thấy rõ đâu là vọng, đâu là chơn.
Nói pháp sanh diệt tương ưng với pháp luân hồi diệt là Phật Quả là đã sa vào chỗ vọng kiến vì lập nhân đối đãi giữa sanh diệt và tịch diệt, nên chưa thấy cửa vào vô môn vậy.

_ "Pháp nào cũng là Phật Pháp" vốn là lời biểu đạt giáo pháp "Vạn Pháp Nhất Như" của Hoa Nghiêm tôn đối với bậc hành giả xuất thần nhập diệu Pháp Giới Thể Tánh Trí; chớ nên khinh xuất thốt ra lời mà thành kẻ tăng thượng mạn.

_ Cũng đồng với ý trên, bài hoan hỉ kệ đạo hữu trích dẫn vốn là lời của Phật Đà Chánh Đẳng Giác sau khi chứng đắc Tam Diệu Minh mà hàng Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát còn chưa viên thông huống hồ là kẻ chưa vào cửa hay nói đúng hơn là chưa thấy cửa vào vô môn.

_ Sáu hay tám thức mà đạo hữu đề cập ở trên chỉ là tri kiến về TÊN GỌI thiếu sót CÂU, VĂN nên vô dụng trong việc minh bạch chỗ vận hành của THỨC y theo LỜI ĐỨC PHẬT DẠY trong tương quan với Chánh trí và Như như; mà khi trao đổi đã được Thầy Viên Quang dẫn giải là "Tưởng tri, Liễu tri và Thắng tri".

* Xin Thầy Viên Quang tiếp tục "dẫn dắt" đại chúng vào cửa vô môn: Không, Vô tướng, Vô tác.

Cầu cho chúng sanh an lạc, đắc giải thoát đáo Niết Bàn
trừng hải
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Không tam muội

VO-NHAT-BAT-NHI : 6 căn tiếp xúc 6 trần sanh ra sáu thức, trong đó thức thứ 6 (ý-thức) là thủ lĩnh cho 5 thức còn lại. Ngoài ra Bắc Tông thì đưa ra thêm 2 thức nữa là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức. Khi chúng ta chết, 6 thức đầu tan rã nhưng 2 thức Mạt Na Thức (7) và A Lại Da thức (8) vẫn còn, và khởi đầu cho một kiếp sống mới. 5 thức đầu tiên và thưc 8 không có tính phân biệt, thức thứ 6 và 7 có tính phân biệt. Các thức cũng là pháp sanh diệt, nhân -duyên khởi. Chúng là phương tiện để tâm nhận biết, phân biệt và nhận thức thế giới xung quanh, cũng như nhận thức về bản thân.

ĐH VO-NHAT-BAT-NHI phân tích về "Thức" chỉ mới đúng ở pháp Sanh diệt. Đối với pháp Vô Sanh, thì phải thấy thêm như vầy mới hợp:

+ 6 căn, là do duyên hợp nên thật tế là không có.

+ 6 trần, là do duyên hợp nên thật tế là không có.

+ 6 căn tiếp xúc 6 trần sanh ra sáu thức, là do duyên hợp nên thật tế là không có.

* Từ nhãn thức, cho đến ý thức, từ nhãn thức giới, cho đến ý thức giới thật tế là không có.

* Như vậy, 8 thức không có, chỉ có danh tự "Thức", cũng không có Ý thức để chuyển thành Diệu quan sát trí.

Kinh Bát nhã dạy: Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.

* Trí biết Ý Thức , Diệu quan sát trí. Là không, chỉ là danh tự,

* Biết tất cả là không có, là giả, là danh tự gọi là Bát Nhã Trí.


Trung quán Luận dạy:

Nhân duyên sở sanh pháp
Ngã thuyết tức thị không
Diệc danh vi giả danh
Diệc danh trung đạo nghĩa.
nghĩa:
Nhân duyên sanh các pháp
Ta nói tức là không
Cũng gọi là giả danh
Cũng gọi nghĩa Trung Đạo.


* Đây là đáp án câu thứ 3:

3/. Vô Sanh là điểm chung của Chơn Như và Niết Bàn, cũng như với Vô Tâm. Vậy Chơn Như, Niết Bàn, Vô Tâm là ba thứ? Nếu không phải ba thì sao còn phân tách ra?

Nghĩa là Chơn Như, Niết Bàn, Vô Tâm.- Chẳng phải một, vì do giả danh phân biệt các khía cạnh để dạy chúng sanh biết các công đức của "Tâm".

Do vì là giả danh tự tướng nên chẳng phải 3, vì tất cả đều là KHÔNG.

* Biết tất cả pháp là không.- Đó là Không Tam muội (1 trong 3 giải thoát môn để vào Vô sanh).
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Xin vô vàn cảm ơn Bạn VO-NHAT-BAT-NHI , đã nêu lên những câu hỏi rất hay.

Bác Trừng Hải và Thầy Viên Quang, có cơ hội để giải bày.

Kính
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
ĐH VO-NHAT-BAT-NHI hỏi:

4/. Niết Bàn có một đặc tính là Vô Sanh hay còn đặc tính nào khác ? Nếu là nhiều đặc tính thì Niết Bàn có bao nhiêu đặc tính và có sự phân chia thì làm sao vô sanh ? Nếu là một đặc tính duy nhất thì Vô Sanh = Niết Bàn, là chính nó, sao gọi là "của" ?

Như trên chúng ta đã thấy: "Tất cả pháp đều là KHÔNG".

Tất cả pháp đều là KHÔNG, thì đều là Nhất tướng, là Vô tướng, là Không có tướng.

Vì thấy được các pháp Thật tướng là vô tướng, nên vào được Vô tướng giải thoát môn. Luận dạy: Ly hết thảy các tướng, ly các tướng trần cảnh, các tướng Nam Nữ, các tướng sanh, trú, diệt... là được Vô Tướng Tam Muội....Trú trong không chẳng vấy niệm tham, sân, si, mạn, nghi, kiến... là được Vô Tác Tam Muội.

* Niết Bàn có vô lượng đức tính, mà Không, Vô tướng, Vô Tác là những đức tính có trong đó. Vô sanh cũng là một đức tính. - Có 8 đức tính thường nói . Đó là: Vô sanh, vô diệt, vô cấu, vô tịnh, vô tăng, vô giảm, vô khứ , vô lai.

* Thật ra những đức tính nói ra đó, là do đức Phật tạm phân biệt để cho chúng sanh có ngỏ mà vào Vô Sanh, Niết Bàn.

Tất cả những pháp đó, chỉ là ngón tay của Như Lai, dùng để chỉ mặt trăng Niết Bàn.

Nếu trú chấp vào ngón tay, thì không thể thấy được trăng, nhưng nếu không nương nhờ ngón tay, thì mặt trăng cũng không thể thấy được vậy.

* Bởi vậy nên dù " có sự phân chia mà vẫn là vô sanh" , vì đây là phương tiện không thể nghĩ bàn của đức Phật đó.

Kính chúc quý ĐH nhanh đến được 3 giải thoát môn, đáo Niết Bàn.

Mến.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113


Như trên chúng ta đã thấy: "Tất cả pháp đều là KHÔNG".

Tất cả pháp đều là KHÔNG, thì đều là Nhất tướng, là Vô tướng, là Không có tướng.


1. Thưa Thầy, KHÔNG này là cái nào sau đây:
- không có gì cả?
- không thật có?
- cái thật sự của mọi pháp ?

2. Niết Bàn là gì? Niết Bàn có tới chỗ KHÔNG chưa?

Xin mời quý vị cùng lý giải và thí dụ cụ thể!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
1. Thưa Thầy, KHÔNG này là cái nào sau đây:
- không có gì cả?
- không thật có?
- cái thật sự của mọi pháp ?

2. Niết Bàn là gì ? Niết Bàn có tới chỗ KHÔNG chưa ?



Cảm ơn ĐH VO-NHAT-BAT-NHI, đã hỏi.

Trước khi nói đến "cái Không" của Niết Bàn. Chúng ta sẽ khảo sát về 4 "cái không" mà dẫn nhập. Đó là:

1/. Ngoan Không. Cái không này là hư vô không có gì cả, ví như lông con rùa, sừng con thỏ vĩnh viễn không bao giờ có. Ngoan không không thể sinh được bất cứ cái gì cả.

2/. Sắc - không đối đãi. Là CÓ đối đãi với KHÔNG, Thí dụ như tôi có thấy và tôi không thấy.- Cái không này là do ý thức vọng tưởng mà thấy ra.

3/. Sắc - Không bất dị. Là cái không, do quán trí mà thấy là Sắc chẳng khác không, không chẳng khác Sắc. Cái không này Kinh Luận triển khai thành 18 Không.

4/. Sắc- Không tuyệt đãi. Là cái "chơn không diệu hữu", cái không này là căn bản duyên sanh các pháp là Chơn Như, là Niết Bàn, là Vô sanh mà sanh.

Ở trên chúng ta nói về "Tất cả pháp KHÔNG". Đó là quán trí, chiếu kiến vạn pháp bằng 18 Không.

Về câu hỏi của bạn:

- không có gì cả ?

+ Tương ưng với Hư vô - ngoan không.

- không thật có ?

+ Tương ưng với 1 trong 18 không, đó là: Nội, ngoại không. nghĩa là quán thấy vạn pháp ở trong ta, cũng như ở ngoài ta, là do nhân duyên giả hợp, không thật có.

- cái thật sự của mọi pháp ?

+ Tưng ưng với 4/. Sắc- Không tuyệt đãi. Là "chơn không diệu hữu", cái không này là căn bản duyên sanh các pháp là Chơn Như, là Niết Bàn, là Vô sanh mà sanh.

Mến.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113

Ở trên chúng ta nói về "Tất cả pháp KHÔNG". Đó là quán trí, chiếu kiến vạn pháp bằng 18 Không.

Thưa Thầy, KHÔNG này là sanh diệt hay vô sanh? Quán trí, chiếu kiến bằng 18 không thành tựu gì? Cái thành tựu đó sanh diệt hay vô sanh, có nhân duyên hay không nhân duyên? Nếu còn quán trí, chiếu kiến thì làm sao thâm nhập Vô Sanh?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Không Tam muội



Thưa Thầy,

1. KHÔNG này là sanh diệt hay vô sanh ?

2. Quán trí, chiếu kiến bằng 18 không thành tựu gì ?

3. Cái thành tựu đó sanh diệt hay vô sanh, có nhân duyên hay không nhân duyên ?

4. Nếu còn quán trí, chiếu kiến thì làm sao thâm nhập Vô Sanh ?

Kính thưa Bạn VO-NHAT-BAT-NHI:

1. KHÔNG.- thì có cái gì đâu để sanh ? Có cái gì đâu để diệt ?

2. Quán trí, chiếu kiến bằng 18 không thì thành tựu "Không Tam muội". Vì tu Quán là Tam ma Bát đề một trong
ba pháp thiền định (samtha, Tam ma Bát đề , Thiền na).

3. Thành tựu Tam muội, là thành tựu cái Không, nên cũng vô sanh.

4. Có 4 giai đoạn là KHAI, THỊ, NGỘ, NHẬP. Khai, thị là việc của Phật. Ngộ, nhập là việc của hành giả. Quán trí, chiếu kiến là ở trong giai đoạn "Ngộ Vô Sanh".

Mến.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113


4. Có 4 giai đoạn là KHAI, THỊ, NGỘ, NHẬP. Khai, thị là việc của Phật. Ngộ, nhập là việc của hành giả. Quán trí, chiếu kiến là ở trong giai đoạn "Ngộ Vô Sanh".

Mến.

Thưa Thầy, Vô Sanh có thứ lớp chăng mà có khai, thị, ngộ, nhập? Nhập là cái gì nhập? Thế nào gọi là ngộ vô sanh? Ngộ vô sanh thì vượt ba cõi? Vượt ba cõi thì đã ngộ vô sanh? Vô sanh có bao nhiêu loại hay một loại?



1. KHÔNG.- thì có cái gì đâu để sanh ? Có cái gì đâu để diệt ?
Không có cái gì hết, có lẽ rơi vào ngoan không?

Mời xem tiếp ph2.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên