V

Thắc mắc kinh Pháp Hoa, ph1

  • Người khởi tạo VQ6
  • Ngày bắt đầu
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,926
Điểm tương tác
780
Điểm
113
Cám ơn Thầy đã tận tình giải đáp, thật ra 3 câu hỏi đó là một câu hỏi mà con diễn đạt bằng nhiều cách.

Ý con hỏi là "Có nhất thiết phải trãi qua quá trình:...., hữu tình chúng sanh, tu học, thành Phật, nhập diệt,.....?"

Như Thầy trả lời ở trên: điều A Là do điều B. Con sẽ lại hỏi điều B do dâu? Thầy trả lời điều C, con sẽ lại hỏi điều C từ đâu sanh ra?.............. đến khi mọi người thành Phật hết rồi, do sự từ bi của Thầy mà con và Thầy vẫn còn hỏi và đáp.

KÍNH!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,337
Điểm tương tác
963
Điểm
113
Cám ơn Thầy đã tận tình giải đáp, thật ra 3 câu hỏi đó là một câu hỏi mà con diễn đạt bằng nhiều cách.

Ý con hỏi là "Có nhất thiết phải trãi qua quá trình:...., hữu tình chúng sanh, tu học, thành Phật, nhập diệt,.....?"

Như Thầy trả lời ở trên: điều A Là do điều B. Con sẽ lại hỏi điều B do dâu? Thầy trả lời điều C, con sẽ lại hỏi điều C từ đâu sanh ra?.............. đến khi mọi người thành Phật hết rồi, do sự từ bi của Thầy mà con và Thầy vẫn còn hỏi và đáp.

KÍNH!

Đạo hữu Vô Nhất Bất Nhị mến,

_ Bậc xuất gia khi hỏi đáp thì y pháp Như Thị Ngã Văn mà nói pháp; pháp tướng đó không là kiến thức tích tập nên không là sở thuyết vì nguyên là Lời Đức Phật Dạy; cũng không phải là ngôn thuyết vì nương nghi tâm mà chỉ rõ chỗ đối đãi để hóa giải nghi tâm nhằm hiển lộ ngôn thuyết. Do vậy, theo Trừng Hải thì các bài trên đã giải đáp rõ ràng chỗ nghi vấn về pháp vô sanh rồi vậy.

_ Vô Sanh tánh bao hàm cả sự lẫn lý.
Về sự thì tánh vô sanh là để chỉ các pháp hữu vi đều là do nhân duyên cấu thành tức vô tánh. Vô tánh thì làm gì có SANH!!!
Về lý thì vô sanh tánh dùng để chỉ Hư Không, vốn là tự tại nên cũng VÔ SANH.

Hữu vi pháp thì tất nhiên phải có cao-thấp, rộng-hẹp...tức Giai Vị tu học, tu hành từ Phàm phu - A la hán - Bồ tát bát địa - Phật Đà.
Hư không tuy Thường mà Vô Tác, nên cũng phải nương các phép thiền na (Cảnh sở quán) mà Hành Tu Đạo đắc Đạo Quả, lần lượt là Thánh giả - Bồ tát - Phật Đà Chánh Đẳng Giác.

Mến, trừng hải
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,926
Điểm tương tác
780
Điểm
113
Kính chào đạo hữu trừng hải,


Về sự thì tánh vô sanh là để chỉ các pháp hữu vi đều là do nhân duyên cấu thành tức vô tánh. Vô tánh thì làm gì có SANH!!!

Như chỗ cấu thành thì thành ra hiện hữu, tức là sanh (mặc dù là tạm bợ) sao lại gọi vô sanh?.

Về lý thì vô sanh tánh dùng để chỉ Hư Không, vốn là tự tại nên cũng VÔ SANH.

Hữu vi pháp thì tất nhiên phải có cao-thấp, rộng-hẹp...tức Giai Vị tu học, tu hành từ Phàm phu - A la hán - Bồ tát bát địa - Phật Đà.
Thế nào là tất nhiên? Có căn cứ hay không? Nếu có thì không còn gọi là tất nhiên. Nếu không thì làm gì ai tin nhận!

Hư không tuy Thường mà Vô Tác, nên cũng phải nương các phép thiền na (Cảnh sở quán) mà Hành Tu Đạo đắc Đạo Quả, lần lượt là Thánh giả - Bồ tát - Phật Đà Chánh Đẳng Giác.
Mến, trừng hải
Vô Tác này là sẵn có hay do qua quá trình tu tập mà có? Nếu sẵn có thì cần gì tu tập. Nếu do tu tập thì hư không hóa ra tu tập chuyển hóa không phải thường.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,337
Điểm tương tác
963
Điểm
113
Kính chào đạo hữu trừng hải,


Như chỗ cấu thành thì thành ra hiện hữu, tức là sanh (mặc dù là tạm bợ) sao lại gọi vô sanh?.


Thế nào là tất nhiên? Có căn cứ hay không? Nếu có thì không còn gọi là tất nhiên. Nếu không thì làm gì ai tin nhận!


Vô Tác này là sẵn có hay do qua quá trình tu tập mà có? Nếu sẵn có thì cần gì tu tập. Nếu do tu tập thì hư không hóa ra tu tập chuyển hóa không phải thường.

Kính chào đạo hữu Vô Nhất Bất Nhị

1, Thế gian pháp tức Pháp hữu vi do nhân duyên mà cấu thành chớ không phải "như thật sanh". Chúng sanh phàm phu do bởi vô tri, mới lầm gọi vật được cấu thành do nhân duyên là SANH, được chư cổ đức gọi là "vô sanh mà sanh", trong đó hai chữ VÔ SANH là PHI HỮU (Trung quán) hay GIẢ HỮU (Duy thức) hay VÔ MINH HÀNH HỮU (Nguyên thủy).

Như lửa không sanh lửa, hay gần gủi với kinh luận hơn thì trái xoài không sanh ra trái xoài, trái xoài vốn là do cây + Ô xy + nước + ánh mặt trời + ...theo duyên mà thành trái xoài vậy vậy.

2, "Tất nhiên" có nghĩa là nhân duyên thời tiết, bốn mùa hoa trái...nơi thế giới mà hữu tình sanh sống, được thế gian gọi là "sự thật hiển nhiên". Như "thấy núi là núi, sông là sông", núi thì có núi cao nủi nhỏ, sông thì có sông dài sông ngắn....

3, Theo giáo pháp Đại thừa Trung quán thì Tánh của Hư Không là Thường và Vô tác.
Tánh Vô Tác nguyên xuất phát từ Lời Đức Phật Dạy trong Bát Nhã Kinh, "không ô nhiễm mà cũng không rủ sạch ô nhiễm", nên đúng cả hai chiều thuận nghịch tức tiến hóa-thoái hóa, thường được cổ đức Trung quán tông diễn giảng là "hư không thì không chướng ngại các pháp mà do các pháp làm cho chướng ngại", được các bậc thiền giả xưa dùng làm hoạt cú "dùng kiếm báu chém hư không" vì dù có chém bao nhiêu nữa thì hư không vẫn vậy tức VÔ TÁC, mà hư không dù có bị chém bao nhiêu nữa thì cũng không hữu ích gì đối với hành giả nên cũng là VÔ TÁC .

* Trên chỉ là những lời diễn giải đơn thuần về Danh-Tướng (+ Chánh trí), cũng là chỗ "nghi ngại" thường thấy ở các Phật tử "trì hoãn" việc tu học, tu hành do cho rằng chuyện GIẢI THOÁT sẽ được "giải quyết" ở đời sau, như hành giả Tịnh độ tông vãng sanh về Cực Lạc mới tu học, tu hành Gia Hành Vị - Kiến Đạo Vị. Nhưng lại là chỗ trầm tư lâu dài của Phật tử Quy Y Tam Bảo, Trì giới, Niệm Danh tinh tấn dũng mãnh với tín tâm chí thành chí thiết ngang mực bất thối về Pháp Giới (Pháp Trụ-Pháp Vị, Vô Ngại Giải Đạo Pháp,...hay Thuyết thông-Tông thông về Lưu chú-Phần đoạn hay Bổn Tôn-Phương Tiện, hay chư pháp Phi Hữu-Phi Vô, hay...v,v...v,v...), hề hề

Mến, Trừng Hải
 

Đức Trí

Registered
Phật tử
Reputation: 11%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
87
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Phẩm Ngũ Bá Ðệ Tử Lảnh Ký Thứ 8.

Xin Quí Ngài cho hỏi:

Biện tài vô ngại, là gì ?

Viên chứng nhị không, là gì ?

Xin cảm ơn.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113


Biện tài vô ngại, là gì ?


Bạn Đức Trí mến.

theo Phật học từ điển:

BIỆN TÀI


Tài biện thuyết, tài giảng luận về đạo lý không ai bằng, tài ăn nói hùng hồn, xảo diệu, khiến ai nấy đều tín thọ.

Tài biện thuyết của Phật và Bồ Tát không trở ngại, không có sức chi chống ngăn nổi, không có ai phản đối được, kêu là biện tài vô ngại giải. Phật và Bồ Tát có đủ bốn biện tài, tứ vô ngại biên, tứ vô ngại giải, tứ vô ngại trí:

+ Pháp vô ngại biện. Biện tài về pháp lý không trở ngại, thông thuộc hết các danh từ.

+ Nghĩa vô ngại biện.Biện tài về nghĩa lý không trở ngại.

+ Từ vô ngại biện.Biện tài về văn từ không trở ngại, lời ăn nói rất hoạt bát.

+ Nhạo thuyết vô ngại biện. Biện tài vui thuyết không trở ngại, vì biết căn tánh của chúng sanh, nói cho họ rất vừa ý, ưa nghe.

Lại có bảy tài biện luận: Thất biện tài như dưới đây:

Tiệp biện: Mau mắn mà luận biện. Như có ai hỏi thì đáp lại liền hằng cần phải chần chờ.

Vô đoạn biện: Trong khi thuyết pháp, hết giảng phần nầy đến phần khác, diễn giải một cách khéo léo, không đứt đoạn.

Tấn biện: Tài nói lưu loát. Trong khi minh hiểu sự lý, lời ăn, tiếng nói lanh lẹ, trôi chảy như dòng nước.

Tùy ứng biện: ứng hạp với thời cơ, lời nói ra không sai lạc.

Vô mậu biện: Trong khi giảng kinh thuyết pháp, không có lầm lộn.

Phong nghi vị biện: Biện giải ra vô số lý sự một cách đầy đủ và có ý vị.

Nhứt thiết thế gian tối thượng diệu biện: Sự biện luận cao trổi hơn hết, huyền diệu hơn hết. Tài biện thuyết nầy có năm đức tánh:

Tiếng sâu xa như sấm.

Tiếng trong trẻo nghe rất xa.

Tiếng có đủ sự thương mến, nhã nhặn như tiếng chim ca lăng tần già.

Khiến cho chúng sanh đem vào tâm và ái kính.

Khiến cho kẻ nghe vui vẻ không chán.

Lại có tám biện tài dưới đây:

Bất tê hát biện: Sự biện luận chẳng có la hét.

Bất mê loạn biện: Sự biện luận chẳng có mê loạn.

Bất bố úy biện: Sự biện luận chẳng có sợ sệt.

Bất kiêu mạn biện: Sự biện luận chẳng có lòng tự cao, khinh dể.

Nghĩa cụ túc biện: Sự biện luận có đủ nghĩa lý.

Vị cụ túc biện: Sự biện luận có đủ ý vị.

Bất chuyết sáp biện: Sự biện luận lưu thông, chẳng vụng về, dính, rít.

Ứng thì phân biện: Sự phân biện nhằm thời phải lúc.


Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,926
Điểm tương tác
780
Điểm
113
Kính chào đạo hữu Vô Nhất Bất Nhị

1, Thế gian pháp tức Pháp hữu vi do nhân duyên mà cấu thành chớ không phải "như thật sanh". Chúng sanh phàm phu do bởi vô tri, mới lầm gọi vật được cấu thành do nhân duyên là SANH, được chư cổ đức gọi là "vô sanh mà sanh", trong đó hai chữ VÔ SANH là PHI HỮU (Trung quán) hay GIẢ HỮU (Duy thức) hay VÔ MINH HÀNH HỮU (Nguyên thủy).

Như lửa không sanh lửa, hay gần gủi với kinh luận hơn thì trái xoài không sanh ra trái xoài, trái xoài vốn là do cây + Ô xy + nước + ánh mặt trời + ...theo duyên mà thành trái xoài vậy vậy.

Vô sanh sanh ra trái xoài? Các pháp nhân -duyên, rốt ráo do dâu sanh?(hạn chế kiến thức hàn lâm chữ nghĩa hán việt làm rối hơn)

2, "Tất nhiên" có nghĩa là nhân duyên thời tiết, bốn mùa hoa trái...nơi thế giới mà hữu tình sanh sống, được thế gian gọi là "sự thật hiển nhiên". Như "thấy núi là núi, sông là sông", núi thì có núi cao nủi nhỏ, sông thì có sông dài sông ngắn....
Đạo hữu chưa trả lời về căn cứ!

3, Theo giáo pháp Đại thừa Trung quán thì Tánh của Hư Không là Thường và Vô tác.
Tánh Vô Tác nguyên xuất phát từ Lời Đức Phật Dạy trong Bát Nhã Kinh, "không ô nhiễm mà cũng không rủ sạch ô nhiễm", nên đúng cả hai chiều thuận nghịch tức tiến hóa-thoái hóa, thường được cổ đức Trung quán tông diễn giảng là "hư không thì không chướng ngại các pháp mà do các pháp làm cho chướng ngại", được các bậc thiền giả xưa dùng làm hoạt cú "dùng kiếm báu chém hư không" vì dù có chém bao nhiêu nữa thì hư không vẫn vậy tức VÔ TÁC, mà hư không dù có bị chém bao nhiêu nữa thì cũng không hữu ích gì đối với hành giả nên cũng là VÔ TÁC .
Đạo hữu chưa trả lời Vô Tác này là sẵn có hay do tu tập? (Hạn chế nói dài dòng và kiến thức hàn lâm)


* Trên chỉ là những lời diễn giải đơn thuần về Danh-Tướng (+ Chánh trí), cũng là chỗ "nghi ngại" thường thấy ở các Phật tử "trì hoãn" việc tu học, tu hành do cho rằng chuyện GIẢI THOÁT sẽ được "giải quyết" ở đời sau, như hành giả Tịnh độ tông vãng sanh về Cực Lạc mới tu học, tu hành Gia Hành Vị - Kiến Đạo Vị. Nhưng lại là chỗ trầm tư lâu dài của Phật tử Quy Y Tam Bảo, Trì giới, Niệm Danh tinh tấn dũng mãnh với tín tâm chí thành chí thiết ngang mực bất thối về Pháp Giới (Pháp Trụ-Pháp Vị, Vô Ngại Giải Đạo Pháp,...hay Thuyết thông-Tông thông về Lưu chú-Phần đoạn hay Bổn Tôn-Phương Tiện, hay chư pháp Phi Hữu-Phi Vô, hay...v,v...v,v...), hề hề

Không nên xem thường chúng sanh, thiếu phương tiện độ hóa! Thiện tay!

Ở đây là chuyên đề thắc mắc Kinh Pháp Hoa, có lẽ VNBN cũng không tiện xen vào nữa. VNBN cũng xin phép nói rõ là VNBN rất hay hỏi để bắt bí người khác đến chỗ tận cùng, không phải chứng tỏ VNBN hay ho gì mà là để làm sáng tỏ vấn đề, chứ không phải hễ nghe thấy thuận tai xuôi mắt là gật gù đồng ý! Không học thì thôi, đã học thì phải tới chỗ im hơi lặng tiếng! Có gì thấy phiền toái thì quý vị cứ nói, VNBN sẽ dừng, he, he, he..........

Xin phép nhường chỗ lại cho Thầy Viên Quang!
Trân trọng!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Tóm lượt pháp vô sanh

Kính Quí ĐH.

Trong kinh Bách dụ có đoạn sau:

Một ngày kia, đức Phật ở thành Vương Xá, trong vườn Thước Phong Trúc, cùng với các vị đại Tỳ kheo, Bồ tát ma ha tát, và Thiên long bát bộ ba vạn sáu ngàn người chung hợp.

Bấy giờ trong chúng hội có 50 vị học phạm, liền từ tòa đứng dậy bạch Phật rằng:

- Bạch ngài, tôi nghe Phật đạo sâu xa, không đạo nào sánh kịp, cho nên lại đây hỏi đạo, xin ngài vui lòng nói cho.

- Rất hay ! ngươi cứ hỏi.

- Bạch ngài, nhân sanh có hay không?

- Cũng có cũng không.

- Bạch ngài, như nay thấy có, làm sao nói không?

Như nay không thấy, làm sao nói có?

- Sanh cho nên có, tử cho nên không.

- Bạch ngài, người từ đâu sanh?

- Người từ lúa sanh.

- Bạch ngài, năm giống lúa từ đâu sanh?

- Từ bốn đại: nước, lửa, gió, đất v.v… sanh.

- Bạch ngài, bốn đại: đất, nước, lửa, gió v.v… từ đâu sanh?

- Từ hư không sanh.

- Bạch ngài, hư không từ đâu sanh?

- Từ vô sở hữu sanh.

- Bạch ngài, vô sở hữu từ đâu sanh?

- Từ tự nhiên sanh.

- Bạch ngài, tự nhiên từ đâu sanh?

- Từ nê hoàn sanh.

- Bạch ngài, nê hoàn từ đâu sanh?

- Những điều ngươi hỏi hôm nay, muốn đi sâu tới mức nào nữa? Nê hoàn là pháp không sanh, không diệt.....

Như vậy, chúng ta thấy rằng:

* Vô sanh là đặc tính của Nê Hoàn, hay Niết Bàn.

* Vô sanh là đặc tính của Chơn Như, của Vô Tâm.


Như vậy Vô sanh là pháp rốt ráo của đệ nhất nghĩa đế. Pháp này vượt khỏi sự suy lường của ý thức, của ngữ ngôn, văn tự.

* Không, vô tướng, vô tác là của ngỏ để vào Vô sanh.

Vô sanh là VÔ NGÔN TUYỆT LỰ vậy.

Kính.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,337
Điểm tương tác
963
Điểm
113
Vô sanh sanh ra trái xoài? Các pháp nhân -duyên, rốt ráo do dâu sanh?(hạn chế kiến thức hàn lâm chữ nghĩa hán việt làm rối hơn)


Đạo hữu chưa trả lời về căn cứ!


Đạo hữu chưa trả lời Vô Tác này là sẵn có hay do tu tập? (Hạn chế nói dài dòng và kiến thức hàn lâm)




Không nên xem thường chúng sanh, thiếu phương tiện độ hóa! Thiện tay!

Ở đây là chuyên đề thắc mắc Kinh Pháp Hoa, có lẽ VNBN cũng không tiện xen vào nữa. VNBN cũng xin phép nói rõ là VNBN rất hay hỏi để bắt bí người khác đến chỗ tận cùng, không phải chứng tỏ VNBN hay ho gì mà là để làm sáng tỏ vấn đề, chứ không phải hễ nghe thấy thuận tai xuôi mắt là gật gù đồng ý! Không học thì thôi, đã học thì phải tới chỗ im hơi lặng tiếng! Có gì thấy phiền toái thì quý vị cứ nói, VNBN sẽ dừng, he, he, he..........

Xin phép nhường chỗ lại cho Thầy Viên Quang!
Trân trọng!

Chào đạo hữu Vô Nhất Bất Nhị

Lời trên không phải là lời đàm luận về cửa vào lý bất nhị, mà chỉ là lời của kẻ ngủ mê mong cầu mơ mộng đẹp (bắt bí người khác). Thật không may, hề hề, mộng đẹp không phải chỗ cầu mà thấy được.
Câu hỏi "các pháp nhân duyên, rốt ráo do đâu sanh"? thiệt là mơ ngủ, nhân duyên pháp vốn là luân hồi được chư cổ đức ví như vòng tròn quá khứ-hiện tại-tương lai nên không khởi đầu cũng không kết thúc (vô thủy vô chung), lại đi hỏi chỗ khởi đầu tức rốt ráo sanh???
Lại nữa, cái đã gọi là "sự thật hiển nhiên" tức "ipso facto" như hết ngày đến đêm, đông tàn thì xuân đến...được chư cổ đức gọi là "nhân duyên thời tiết" tức luật vũ trụ-Niyama lại yêu cầu chứng minh "căn cứ"!!!
...

Khi chưa am tường ngôn ngữ Phật Học, phải tự mình học lại Phật Học phổ thông (Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa), để có căn bản mà thảo luận cho hết rối ở những đề mục như Pháp Vô Sanh!!! Với Trừng Hải thì PHẬT PHÁP vốn là PHÁP BẢO quý giá còn hơn cả trân bảo tuyệt bích vô tỳ, không dễ phô bày.

Cầu cho chúng sanh thường an lạc, đắc giải thoát đáo Niết Bàn
trừng hải
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,926
Điểm tương tác
780
Điểm
113
Kính chào đạo hữu trừng hải,

Câu hỏi "các pháp nhân duyên, rốt ráo do đâu sanh"? thiệt là mơ ngủ, nhân duyên pháp vốn là luân hồi được chư cổ đức ví như vòng tròn quá khứ-hiện tại-tương lai nên không khởi đầu cũng không kết thúc (vô thủy vô chung), lại đi hỏi chỗ khởi đầu tức rốt ráo sanh???


He he, VNBN đang mơ ngủ mà đạo hữu, trong mộng nói việc mộng! Nhân có nhiều loại nhân, duyên có nhiều loại duyên. Gom tất cả nhân duyên vào hai chữ luân hồi thì thành ra luân hồi là khởi đầu vạn pháp, và luân hồi không có kết thúc. Luân hồi không kết thúc thì chẳng có sự việc giải thoát!

Nếu tất thảy nhân duyên đều là luân hồi thì chư Phật nhập diệt là kết thúc mọi nhân duyên. Tuy nhiên chư Phật quá khứ vẫn thường thị hiện độ chúng sanh đó thôi!



Lại nữa, cái đã gọi là "sự thật hiển nhiên" tức "ipso facto" như hết ngày đến đêm, đông tàn thì xuân đến...được chư cổ đức gọi là "nhân duyên thời tiết" tức luật vũ trụ-Niyama lại yêu cầu chứng minh "căn cứ"!!!
...

"Tất nhiên" không phải là vô căn cứ, vì không phải vô duyên vô cớ mà nói "tất nhiên". Nhưng nếu nói có căn cứ thì đâu còn là tất nhiên! Bởi vậy, các pháp hữu vi có cao thấp không phải tất nhiên, là do định nghĩa ra thôi: các pháp đối tượng cho các thức gọi là hữu vi pháp.

Khi chưa am tường ngôn ngữ Phật Học, phải tự mình học lại Phật Học phổ thông (Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa), để có căn bản mà thảo luận cho hết rối ở những đề mục như Pháp Vô Sanh!!! Với Trừng Hải thì PHẬT PHÁP vốn là PHÁP BẢO quý giá còn hơn cả trân bảo tuyệt bích vô tỳ, không dễ phô bày.
Cầu cho chúng sanh thường an lạc, đắc giải thoát đáo Niết Bàn
trừng hải

Điều này không đúng với người không biết chữ.

Trân trọng!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113

Viên chứng nhị không, là gì ?

* Nhị Không, là 2 cái không:

1/. Ngã không: Là không còn chấp ngã.

2/. Pháp không: Là không còn chấp Pháp.

Chúng sanh do vô minh che tâm, nên thủ chấp Ngã và Pháp. Vì thứ chấp này mà bị vô minh sai sử.

* Chấp Ngã có 2 thứ. Đó là tinh thần và sắc thân, gọi chung là 5 uẩn.- sắc,(thuộc về sắc thân), thọ, tưởng, hành, thức (thuộc về tinh thần)..

* Chấp Pháp cũng có 2 thứ. Đó là:

+ Về vật chất là các vật sở hữu của ta, như nhà, cửa, xe cộ v.v...

+ Về tinh thần như bảo thủ ý kiến, bảo thủ tư tưởng v.v...

Viên chứng nhị không là trạng thái tâm của người đã không còn các chấp, đã hiểu được tận cùng chân lý.

Mến.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,926
Điểm tương tác
780
Điểm
113
Thưa Thầy, cho phép con được nhiều lời:

Kính Quí ĐH.

Trong kinh Bách dụ có đoạn sau:



Như vậy, chúng ta thấy rằng:

* Vô sanh là đặc tính của Nê Hoàn, hay Niết Bàn.

* Vô sanh là đặc tính của Chơn Như, của Vô Tâm.

1) Niết Bàn có một đặc tính là Vô Sanh hay còn đặc tính nào khác? Nếu là nhiều đặc tính thì Niết Bàn có bao nhiêu đặc tính và có sự phân chia thì làm sao vô sanh? Nếu là một đặc tính duy nhất thì Vô Sanh = Niết Bàn, là chính nó, sao gọi là "của"?

2) Vô Sanh là điểm chung của Chơn Như và Niết Bàn, cũng như với Vô Tâm. Vậy Chơn Như, Niết Bàn, Vô Tâm là ba thứ? Nếu không phải ba thì sao còn phân tách ra?


Như vậy Vô sanh là pháp rốt ráo của đệ nhất nghĩa đế. Pháp này vượt khỏi sự suy lường của ý thức, của ngữ ngôn, văn tự.
3. Vậy không dùng ý thức, ngữ ngôn, văn tự để biết? Chúng sanh chẳng biết được về Vô Sanh?

* Không, vô tướng, vô tác là của ngỏ để vào Vô sanh.

Vô sanh là VÔ NGÔN TUYỆT LỰ vậy.

Kính.
4. Tại sao Không, Vô Tướng, Vô Tác là cửa ngõ vào Vô Sanh? Ngoài ra còn cửa ngõ nào khác. Như VNBN biết Vô Sanh đệ nhất nghĩa này độc tôn, chẳng có cửa ngõ, làm gì có vào - ra, xuất - nhập!?

 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,337
Điểm tương tác
963
Điểm
113
Kính chào đạo hữu trừng hải,


He he, VNBN đang mơ ngủ mà đạo hữu, trong mộng nói việc mộng! Nhân có nhiều loại nhân, duyên có nhiều loại duyên. Gom tất cả nhân duyên vào hai chữ luân hồi thì thành ra luân hồi là khởi đầu vạn pháp, và luân hồi không có kết thúc. Luân hồi không kết thúc thì chẳng có sự việc giải thoát!

Nếu tất thảy nhân duyên đều là luân hồi thì chư Phật nhập diệt là kết thúc mọi nhân duyên. Tuy nhiên chư Phật quá khứ vẫn thường thị hiện độ chúng sanh đó thôi!





"Tất nhiên" không phải là vô căn cứ, vì không phải vô duyên vô cớ mà nói "tất nhiên". Nhưng nếu nói có căn cứ thì đâu còn là tất nhiên! Bởi vậy, các pháp hữu vi có cao thấp không phải tất nhiên, là do định nghĩa ra thôi: các pháp đối tượng cho các thức gọi là hữu vi pháp.



Điều này không đúng với người không biết chữ.

Trân trọng!

Chào đạo hữu Vô Nhất Bất Nhị

1, Nói nhân duyên pháp là Luân Hồi vô thủy vô chung nguyên do bởi đạo hữu hỏi về chỗ "rốt ráo sanh" tức khởi đầu của cái không có khởi đầu y người mê ngủ, hề hề

Bây giờ đạo hữu lại nói "luân hồi mà không có kết thúc thì không có sự việc giải thoát" thì lại chứng tỏ không biết "tê mô răng rứa" gì về đạo lộ giải thoát lẫn tịch tĩnh của cả hai thừa Nam, Bắc tông. Vậy thì e rằng ngay cả giáo pháp Vãng Sanh cũng không biết gì ngoài việc khẩu xướng niệm Phật???!!!
VNBN ơi là đạo hữu, hề hề, muốn GIẢI THOÁT theo LỜI PHẬT ĐÀ DẠY thì trước hết phải VIỄN LY LUÂN HỒI tức đắc Thánh Đạo (nguyên thủy) hay nhập chánh tánh ly sanh vị Gia Hành - Kiến Đạo (phát triển) hay ở biệt giáo Tịnh Thổ tôn thì vãng sanh về Cực Lạc nơi có sanh mà không có chết.
(Đại Từ Bi Tâm Phật Đà Chánh Đẳng Giác không liên quan gì đến đề mục thảo luận nên không đề cập)

2, "Tất nhiên" nghĩa là "y như tự nhiên" tức vật hiện hành là do tri giác (như "sanh là có, chết là không" trong bản kinh Bách Dụ mà Thầy Viên Quang dẫn chứng) cũng chính là nền tảng nhận thức đối với con người tại quả địa cầu trải qua quá trình "tiến hóa" hay như của em bé, bước đầu là tri giác thế giới chung quanh, rồi mới hình thành tri giác về bản thân và cứu cánh (xa và gần). Vì vậy nhận thức này chính là PHÂN BIỆT, phân biệt thì phải có trước-sau, cao-thấp, nhỏ-lớn...nên mới nói là "tất nhiên".
(Lời trên thật ra vốn là tri thức căn bản không có gì gọi là hàn lâm, nhưng do có những lỗ hổng kiến thức nên thành ra cái gọi là hàn lâm, hề hề)

3, Người không biết chữ thì sẽ có Giáo Pháp dành cho người không biết chữ vì Phật Pháp Vô Biên, nhưng trong cuộc thảo luận này hỏi "ai là người không biết chữ"???

* Nếu vẫn còn nhã hứng thì xin tập trung chớ có thảo luận lan man theo kiểu gió lớn, tượng to...lọ tương, hề hề.

Cầu cho chúng sanh an lạc, đắc giải thoát đáo Niết Bàn
Trừng Hải

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Phân biệt phi ý.

Kính ĐH VO-NHAT-BAT-NHI.

VQ sẽ trả lời câu hỏi của Bạn theo thứ tự sau đây:

Vậy không dùng ý thức, ngữ ngôn, văn tự để biết ? Chúng sanh chẳng biết được về Vô Sanh ?

(đối với câu này VQ sẽ dùng câu từ như sau: )

1/. Vậy nếu không dùng ý thức, ngữ ngôn, văn tự thì " lấy cái gì " để biết ? Và nếu không dùng ý thức, thì chúng sanh làm sao biết được Vô sanh ?

2/. Tại sao " Không, Vô Tướng, Vô Tác" là cửa ngõ vào Vô Sanh ? Ngoài ra còn cửa ngõ nào khác. Như VNBN biết Vô Sanh đệ nhất nghĩa này độc tôn, chẳng có cửa ngõ, làm gì có vào - ra, xuất - nhập ! ?

3/. Vô Sanh là điểm chung của Chơn Như và Niết Bàn, cũng như với Vô Tâm. Vậy Chơn Như, Niết Bàn, Vô Tâm là ba thứ? Nếu không phải ba thì sao còn phân tách ra?

4/. Niết Bàn có một đặc tính là Vô Sanh hay còn đặc tính nào khác ? Nếu là nhiều đặc tính thì Niết Bàn có bao nhiêu đặc tính và có sự phân chia thì làm sao vô sanh ? Nếu là một đặc tính duy nhất thì Vô Sanh = Niết Bàn, là chính nó, sao gọi là "của" ?

Rất mong Các Bạn cùng thảo luận.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,926
Điểm tương tác
780
Điểm
113

1, Nói nhân duyên pháp là Luân Hồi vô thủy vô chung nguyên do bởi đạo hữu hỏi về chỗ "rốt ráo sanh" tức khởi đầu của cái không có khởi đầu y người mê ngủ, hề hề

Luân hồi của một chúng sanh là không khởi đầu không kết thúc? Nếu đúng như vậy thì luân hồi là thường, chẳng có pháp giải thoát luân hồi? Nếu luân hồi của một chúng sanh có sự bắt đầu thì trước đó, chúng sanh ấy hình dạng gì?
 
  • Like
Reactions: VQ6

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Phân biệt phi ý.

* Pháp thoại.- Huyền giác tham vấn Lục Tổ.

VÔ-NHẤT-BẤT-NHỊ hỏi:

1/. Vậy nếu không dùng ý thức, ngữ ngôn, văn tự thì " lấy cái gì " để biết ? Và nếu không dùng ý thức, thì chúng sanh làm sao biết được Vô sanh ?

Mời các Bạn xem thêm pháp thoại này:

LaHan16.png

Khi đến, Huyền Giác nhiễu Tổ ba vòng, chống tích trượng mà đứng. Tổ bảo:

Phàm là Sa-môn phải đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Đại đức từ phương nào đến, sanh đại ngã mạn?

Huyền Giác thưa:

Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng.

Tổ bảo:

Sao chẳng thể nhận cái vô sanh, liễu không mau ư?

Huyền Giác thưa:

Thể tức là vô sanh, liễu vốn không có mau.

Tổ bảo: Như thế, như thế!

Huyền Giác mới đầy đủ oai nghi lễ bái, trong chốc lát liền cáo từ. Tổ bảo:

Trở về chóng vậy?

Huyền Giác thưa:

Vốn tự không động, há có mau ư?

Tổ bảo: Ai biết chẳng động ?

Huyền Giác thưa: Nhân giả tự sanh phân biệt.

Tổ bảo: Ông rất được cái ý vô sanh.

Huyền Giác thưa: Vô sanh há có ý sao ?

Tổ bảo: không ý, thì ai , phân biệt ?

Huyền Giác thưa: Phân biệt cũng không phải ý.

Tổ bảo: Lành thay! Hãy dừng lại một đêm.
Đó là pháp thoại Huyền giác tham vấn Lục Tổ trong kinh Pháp Bảo Đàn.

Các Bạn nên lưu ý những chữ tô đậm: Ý, AI , PHÂN BIỆT

Như pháp thoại trên, thì Tổ dạy:

* Trong Pháp Vô sanh không có Ngã tướng (AI), không có Ý ( thức)

* Sự PHÂN BIỆT có thể có ở ngoài Ý Thức. (mà Ý thức là mẹ đẻ ra ngữ ngôn, ngữ ngôn là mẹ của văn tự)


(bài sau chúng ta sẽ nói sâu về vấn đề này)
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,926
Điểm tương tác
780
Điểm
113

* Sự PHÂN BIỆT có thể có ở ngoài Ý Thức. (mà Ý thức là mẹ đẻ ra ngữ ngôn, ngữ ngôn là mẹ của văn tự)

Điều này không đúng. Thật vậy, nếu sự phân biệt ở ngoài ý thức thì chúng sanh chẳng thể nào giác ngộ lẽ phân biệt vô phân biệt (Viên Giác). Trong pháp thoại trên, chú ý chữ "cũng" trong câu "Phân biệt cũng không phải ý". Nghĩa là cũng như vô sanh chẳng phải ý, phân biệt này cũng chẳng phải ý. Đoạn đầu Tổ kiểm tra về Thể Tánh (Lý), đoạn sau Tổ kiểm tra Dụng tánh (Sự). Thể với Dụng dung nạp chẳng nghi ngại, thế Tổ mời lại dừng một đêm chí hữu gặp nhau.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Phân biệt phi ý.

" Mấy ai đã vào Vòng.
Thiền Định và an tịnh.
Cảm thông được "cái Thấy...
Không phải bằng con mắt".
Là cái thấy chân thật,
Thấy được chiếc xe trâu,
Sẽ đưa mình về đâu...."


Thưa các Bạn.

có những cái thấy, không phải bằng con mắt, có những cái nghe, không phải bằng đôi tai, có những cái biết không phải bằng Ý thức...

Đó là những nghịch lý có thật.

V/Q xin dùng câu chuyện QUẢ TÁO NIU-TƠN để thuyết minh về cái thấy không phải bằng con mắt.Các bạn hãy liên tưởng và nhìn về kiểu tư duy của Đạo Phật về cái Thấy Chân thật .nhé...

Theo câu chuyện nổi tiếng do nhà văn Pháp Voltaire kể lại: một lần đi dạo trong vườn nhà ở dinh thự Woolsthorpe, Newton bị một quả táo rơi trúng đầu và từ đó nảy ra thuyết “Vạn vật hấp dẫn”. Kỳ thực lúc đó, Newton đang ngồi trong nhà nhìn ra ngoài cửa sổ thì nhìn thấy táo rơi.

apple-newton.png


Các bạn ơi.

-Ai cũng có thể thấy được Quả Táo rơi.-Đó là cái thấy bằng con mắt.

-Nhà Bác học Niu-tơn nhìn thấu qua quả táo rơi mà thấy được Định luât "Vạn Vật tương hấp",đó là cái thấy không phải bằng con mắt.

Thưa các Bạn Đến Nhị Thiền mới diệt tầm tứ, diệt tầm tứ chỉ mới ngưng được ý thức nói riêng nói chung là mới ngưng sáu thức,-.- Không thể nói .- Vì dừng nghỉ Ý thức mà chư Thiên Sắc giới không còn phân biệt.

Bởi vậy PHÂN BIỆT DIỆC PHI Ý là có thật đó.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,926
Điểm tương tác
780
Điểm
113

Thưa các Bạn Đến Nhị Thiền mới diệt tầm tứ, diệt tầm tứ chỉ mới ngưng được ý thức nói riêng nói chung là mới ngưng sáu thức,-.- Không thể nói .- Vì dừng nghỉ Ý thức mà chư Thiên Sắc giới không còn phân biệt.

Bởi vậy PHÂN BIỆT DIỆC PHI Ý là có thật đó.


Theo con thì ra khỏi nhị thiền, trở lại bình thường thì các vị ấy vẫn còn khởi bám các ý thức. Chỉ từ bậc A LA HÁN trở lên mới chân chánh chấm dứt ý thức phân biệt yêu ghét. Ngay cả toàn bộ chư thiên phàm phu từ sắc giới cho đến vô sắc giới, nếu ở tại cõi dục này đều chưa thể dứt bặt ý thức! Các chư thiên này các thức thô tuy không sanh khởi nhưng vi tế vẫn có dưới dạng mầm móng, thực sự chưa dừng nghỉ.

Ngoài tai mắt mũi lưỡi thân ý, phiền não thì chẳng có đạo để cầu. Đạo mà nằm bên ngoài các pháp thì là đạo chẳng giúp gì cho giải thoát.

Nếu chúng sanh dùng ý thức mà muốn cầu đạo thì giống như tìm lông rùa sừng thỏ, muốn nấu đá thành cơm. Thế thì không dùng ý thức sao? Chẳng phải dùng hay chẳng dùng, mà ngay nơi các thức hiểu rõ bản chất của chúng vốn hư ngụy, là các pháp nhân duyên, là huyễn hoặc, rốt ráo không, tâm tướng hữu vi theo đó tự diệt thì chân tướng vô vi tự hiển bày.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Thắng Tri và Liễu Tri.

Cảm ơn Bạn VO-NHAT-BAT-NHI, đã nói sâu vào Thánh giới.

VÔ-NHẤT-BẤT-NHỊ hỏi:

2/. Tại sao " Không, Vô Tướng, Vô Tác" là cửa ngõ vào Vô Sanh ? Ngoài ra còn cửa ngõ nào khác. Như VNBN biết Vô Sanh đệ nhất nghĩa này độc tôn, chẳng có cửa ngõ, làm gì có vào - ra, xuất - nhập ! ?
Với câu này, VQ thấy Hòa Thượng Thích Từ Thông, có bài kệ rất hay để diễn tả về Ý THỨC để dẫn nhập, như sau:

Ngủ nhắm mắt, cảnh vật hoàn toàn không, thấy có: MỘNG

Thức mở mắt, cảnh vật giả có, thấy thực có: TƯỞNG

Thấy do MỘNG TƯỞNG là thấy ĐIÊN ĐẢO

Viễn ly MỘNG TƯỞNG ĐIÊN ĐẢO, tức thân Thành Phật

Rong chơi chốn chốn Niết bàn


Thưa Các Bạn.

- Biết bằng THỨC . Đó là phân biệt bằng ý thức. Phân biệt bằng Ý thức là mộng tưởng điên đảo. Sự phân biệt này chỉ thấy được PHÁP SANH DIỆT.

- Biết bằng Trí.- Đó là viễn ly MỘNG TƯỞNG ĐIÊN ĐẢO. Phân biệt bằng Trí, mới có thể thấy được PHÁP VÔ SANH.

Thế nào là Phân biệt bằng Trí ?

Đó là xoay chuyển Ý THỨC thành DIỆU QUAN SÁT TRÍ.

* Có 3 tầng bậc của sự thấy biết , nhận thức phân biệt (TRI) . Đó là :

1/. Tưởng Tri: Sự phân biệt, thấy biết bằng Ý thức. Thức tri thường sai lầm, do bị vô minh che.

2/. Thắng Tri: Sự phân biệt, thấy biết bằng quán trí, thiền định. Thắng tri thù thắng siêu việt hơn.

3/. Liễu Tri: Sự phân biệt, thấy biết bằng Tri Huệ Bát Nhã. Nhận chân được thật tướng pháp, nên mới thấy được PHÁP VÔ SANH.

* Nhận thức phân biệt các pháp bằng TƯỞNG TRI.- Đó là phân biệt bằng Ý Thức.

* Nhận thức phân biệt các pháp bằng THẮNG TRI và LIỄU TRI. Đó là phân biệt bằng DIỆU QUAN SÁT TRÍ. và BÁT NHÃ TRÍ.

Phương pháp có thể xoay chuyển Thức Thành Trí, đó là 3 giải thoát môn " Không, Vô Tướng, Vô Tác" .

Vì nhờ 3 giải thoát môn, mà được DIỆU QUAN SÁT TRÍ. và BÁT NHÃ TRÍ. Có DIỆU QUAN SÁT TRÍ và BÁT NHÃ TRÍ. nên thấy được các Pháp Vô Sanh, nên gọi là " cửa ngõ vào Vô Sanh" .


p1110930_500.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top