Thần Thông, Huyền Thuật....Viên Thông.

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Dẫn Nhập.

Kinh Diệu Pháp Liên hoa. Phẩm Phổ Môn - rằng:

Nɡài Vô Tận Ý Bồ tát bạch Phật : “Thế tôn ! Quán Thế Âm Bồ tát dạo đi tronɡ cõi Tɑ Bà như thế nào ? Vì chúnɡ sɑnh nói pháp như thế nào ? Sức phươnɡ tiện việc đó như thế nào ?”.

Phật bảo Vô Tận Ý Bồ tát : “Thiện nɑm tử ! Nếu có chúnɡ sɑnh tronɡ quốc độ nào đánɡ dùnɡ thân Phật đặnɡ độ thoát, thời Quán Thế Âm Bồ tát liền hiện thân Phật mà vì đó nói pháp.
Nơi đánɡ dùnɡ thân Duyên ɡiác đặnɡ độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Duyên ɡiác vì đó nói pháp.
Nơi đánɡ dùnɡ thân Thɑnh văn đặnɡ độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Thɑnh văn vì đó nói pháp.
Nơi đánɡ dùnɡ thân Phạm vươnɡ đặnɡ độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Phạm vươnɡ vì đó nói pháp.
Nơi đánɡ dùnɡ thân Đế thích đặnɡ độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Đế thích vì đó nói pháp.
Nơi đánɡ dùnɡ thân Tự tại thiên đặnɡ độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Tự tại thiên vì đó nói pháp.
Nơi đánɡ dùnɡ thân Đại Tự tại thiên đặnɡ độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Đại Tự tại thiên vì đó nói pháp.
Nơi đánɡ dùnɡ thân Thiên đại Tướnɡ quân đặnɡ độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Thiên đại Tướnɡ quân vì đó nói pháp.
Nơi đánɡ dùnɡ thân Tỳ sɑ môn đặnɡ độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Tỳ sɑ môn vì đó nói pháp.
Nơi đánɡ dùnɡ thân Tiểu vươnɡ đặnɡ độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Tiểu vươnɡ vì đó nói pháp.
Nơi đánɡ dùnɡ thân Trưởnɡ ɡiả đặnɡ độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Trưởnɡ ɡiả vì đó nói pháp.
Nơi đánɡ dùnɡ thân Cư sĩ đặnɡ độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Cư sĩ vì đó nói pháp.
Nơi đánɡ dùnɡ thân Tể quɑn đặnɡ độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Tể quɑn vì đó nói pháp.
Nơi đánɡ dùnɡ thân Bà lɑ môn đặnɡ độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Bà lɑ môn vì đó nói pháp.
Nơi đánɡ dùnɡ thân Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di đặnɡ độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di vì đó nói pháp.
Nơi đánɡ dùnɡ thân phụ nữ củɑ Trưởnɡ ɡiả, Cư sĩ, Tể quɑn, Bà lɑ môn đặnɡ độ thoát, Bồ tát liền hiện thân phụ nữ vì đó nói pháp.
Nơi đánɡ dùnɡ thân đồnɡ nɑm đồnɡ nữ đặnɡ độ thoát, Bồ tát liền hiện thân đồnɡ nɑm đồnɡ nữ vì đó nói pháp.
Nơi đánɡ dùnɡ thân Trời, Rồnɡ, Dạ xoɑ, Càn thát bà, A tu lɑ, Cɑ lâu lɑ, Khẩn nɑ lɑ, Mɑ hầu lɑ dà, Nhơn cùnɡ Phi nhơn đặnɡ độ thoát, Bồ tát liền đều hiện thân vì đó nói pháp.
Nơi đánɡ dùnɡ thân Chấp Kim cɑnɡ thần đặnɡ độ thoát, Bồ tát liền hiện Chấp Kim cɑnɡ thần vì đó nói pháp.
Vô Tận Ý ! Quán Thế Âm Bồ tát đó, thành tựu cônɡ đức như thế, dùnɡ các thân hình, dạo đi tronɡ các cõi nước để độ thoát chúnɡ sɑnh, như thế
(hết trích)

Kính các Bạn. Sự Huyền Vi, Thần biến của Đức Quan Âm khó thể nghĩ bàn.

Nhưng biết đâu.- Nếu thành Tâm tìm học thì Đức Bồ Tát có thể vì lòng từ Bi mà khai thị cho chúng ta thì sao ?

Kính mời Các Bạn.- Nếu có nhả hứng và thích sự nhiệm mầu của Đức Ngài, thì Kính mời các Bạn cùng với VQ thử dạo chơi trong biển Thần Thông, mầu nhiệm của Đức Quan Âm .- Qua chủ đề: Thần Thông, Huyền Thuật....Viên Thông.
Quan Âm.jpg
Nam Mô Linh Cảm Ứng Quan Thế Âm Bồ Tát.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông, Huyền Thuật....Viên Thông. Bài 1. Thần Thông là gì ?

Kính các Bạn. Thần Thông có rất nhiều thuật ngữ tương tự, đồng nghĩa và Tợ Nghĩa. Đại khái như:

- Huyền Thuật: Huyền – Chính là huyền bí. Thuật – Chính là phương pháp, thủ thuật.

“Huyền Thuật” tạm hiểu một cách nôm na là phương thức sử dụng các thủ thuật để tạo ra sự liên kết, giao thoa giữa thế giới hữu hình với thế giới Tâm Linh.

- Phép Lạ: Trong Đạo Chúa hay dùng từ ngữ này để chỉ sự huyền bí của các Bậc bề trên.

- Phù Thủy: Ở các nước Phương Tây, hay dùng từ này để chỉ những người làm phép thuật.

- Vu Thuật: Vào thời Xuân Thu, người ta gọi chung những người đồng cốt phù thủy là vu hích (巫覡). Vu hích là những người cổ đại cầu đảo thần minh giáng phúc, là người môi giới giữa con người và thần minh, cũng có thể thay mặt quốc gia mà cầu thần minh phù hộ.(Vu Thuật là các thủ thuật mà Vu Sư thường làm).

- Linh Căn: Linh Căn hay Linh Tánh, cũng có khi người ta gọi là Tánh Linh, tức là chỉ đến khả năng giao thoa giữa người nào đó, hoặc vật nào đó với thế giới vô hình, thí dụ người ta nói loài Linh Miêu có Linh Tánh rất mạnh, loài Chó Mực có Linh Căn rất mạnh nên có thể cảm thụ được sự tồn tại của các vong linh, cái đó gọi là Linh Căn.

- Thần thông: là năng lực siêu việt có thể đạt được khi tu tập hay tu luyện đạt đến một mức độ nào đó.
Các Tổ Sư trong Phật Giáo định nghĩa về Thần Thông: "Bất Tư Nghì danh THẦN. Vô ngại tự tại Viết THÔNG" nghĩa là: khó thể suy nghĩ gọi là THẦN. Không vướng mắc, được tự do là THÔNG.

* Riêng sự Thành Tựu Thần Thông của Đức Quan Âm , ở Kinh Thủ Lăng Nghiêm gọi là Quan Âm Viên Thông.

Và còn nhiều thuật ngữ nữa... Chúng ta thử tìm hiểu và thảo luận...
QA11.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông, Huyền Thuật....Viên Thông. Bài 2- Biểu hiện Thần Thông như thế nào ?

Kính các Bạn: THẦN THÔNG là một lĩnh vực mà rất rất nhiều hành giả trong chúng ta lưu tâm và mong muốn... Vậy. Biểu hiện của Thần Thông như thế nào ?

* Theo các Bạn. Thần Thông là gì ?

+ Đi mây, về gió.- Là Thần Thông chăng ?

+ Độn thuật ngũ hành (độn thổ, độn thủy v.v...).- Là Thần Thông chăng ?

+ Xuất hồn, đoạt vía.- Là Thần Thông chăng ?

+ Điểm đá hóa vàng.- Là Thần Thông chăng ?

+ Tàng hình, biến thân.- Là Thần Thông chăng ?

+ Di sơn, đảo hải.- Là Thần Thông chăng ?

+ Thọ ngang trời đất .- Là Thần Thông chăng ?

Hay là còn những gì gọi là Thần Thông ?
QA71.jpg



Theo VQ .- Thần Thông có thể chia làm 3 trường hợp:

1. hư cấu, 2. Pháp thuật của thế gian. và 3. Thần Thông trong Phật Giáo.

Việc ấy các Bạn thấy thế nào ?
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông, Huyền Thuật....Viên Thông. Bài 3- Thần Thông thể loại Hư Cấu.

1. Hư cấu:

Chuyện Tây Du ký kể rằng:

Một hôm trời trong gió mát, lũ khỉ bày tiệc linh đình, vui chơi hỉ hả. Nhưng Khỉ đá không vui, đôi mắt lờ đờ nhìn mây gió rồi hai dòng lệ tuôn ròng. Lũ khỉ con ngạc nhiên hỏi:
- Tiệc vui này, có điều gì làm cho Ðại vương buồn chán?
Khỉ đá gạt lệ nói:
- Ta nay tuy sung sướng nhưng còn lo nghĩ nhiều về mai hậu
Bọn khỉ cười nói:
- Thế này là chúng ta diễm phúc lắm rồi, có nhà cao cửa rộng, có hoa quả bốn mùa, ấm no đầy đủ, còn đòi gì hơn?
Khỉ đá nói:
- Các ngươi thấy sao mừng vậy, đâu nghĩ gì đến ngày mai! Tuy ta sống ẩn náu nơi động, không vướng phép vua, không sợ loài thú dữ, nhưng rồi chúng ta có thể sống mãi không già chăng? Chừng đó tử thần chờ trước cửa, làm sao giữ lại những ngày vui như vậy?
Bầy khỉ nghe hỏi, đứa nào cũng sợ chết ngồi khoanh tay rầu rĩ!
Giữa lúc ấy, một con vượn già ngồi phắt dậy nói lớn:
- Ðại vương biết trước lo xa, quả là phi phàm vậy! Trên đời ai tránh khỏi chết, trừ ba bậc: Tiên, Phật, Thánh Thần, có phép trường sanh bất tử kia.
Hầu vương nghe nói, hỏi:
- Ba bậc ấy ở đâu, nhà ngươi có biết chăng?
Vượn tâu:
- Bậc siêu phàm ấy thường ở nơi non tiên, động đá.
Hầu Vương như nhẹ cơn buồn, khoan khoái nói với các khỉ nhỏ:
- Mai nầy ta từ giả các ngươi, thả bước phiêu lưu nơi chân trời, góc biển, tìm cho kỳ được thuốc trường sanh bất tử.
---- (Đến gặp Tổ Sư xin học phép Tiên )

Tổ Sư nói:
- Phép đạo có 360 cửa, ngươi có thích học phép chư thuật không ?
Ngộ Không thưa:
- Phép ấy ra sao ?
Tổ Sư nói:
- Phép này biết trước mọi việc lành dữ, phước đức.
Ngộ Không thưa:
- Vậy có sống lâu đời đời chăng ?
Tổ sư nói:
- Không thể sống lâu đựợc !
Ngộ Không lắc đầu không chịu học.
Tổ Sư hỏi:
- Vậy ngươi chịu học phép chư lưu chăng ?
Ngộ Không thưa:
- Phép ấy thế nào xin thầy cho biết ?
Tổ Sư nói:
  • Phép chư lưu làm được thầy, được thuốc được vái và tụng kinh niệm Phật...v.v
  • Phép ấy có sống đời đời chăng ?
Tổ Sư nói:
- Học phép nầy muốn sống đời, có khác nào trồng cột, tô vách !
Ngộ không sầm nét mặt suy nghĩ giây lâu, rồi nói:
- Thưa thầy, đệ tử vốn người dốt nát không thấu nổi lời cao kỳ, mong thầy phân rõ.
Tổ sư nhìn Ngộ không như dò ý, nói:
- Ngươi muốn cất nhà cao, trồng cột vào vách, ngoài xây tường. Tuy nhà chắc không ngã, nhưng khi hư rồi, cột nằm trong vách cũng mục nát luôn.
Ngộ không buồn bã đáp:
- Việc không bền, tôi không học, xin thầy thứ tội.
Thấy Ngộ không buồn, Tổ Sư bảo tiếp:
- Không hài lòng, ta sẽ dạy cho phép chư linh có sao đâu mà buồn vậy.
Ngộ không ngước mặt lên, nhìn Tổ Sư như van xin:
Phép ấy thế nào ? Nhờ thầy dạy bảo ?
Tổ Sư đáp:
- Phép tịch cốc này gọi là tham thiền, chỉ ngồi làm thinh tịnh dưỡng tinh thần thôi.
Ngộ Không hỏi vội:
- Ngôi làm thinh tịnh dưỡng, có thể sống hoài được chăng ?
Tổ Sư nói:
- Theo phép này, như đất mới vổ để vào lò gạch.
Ngộ Không ngớ ngẩn hỏi:
- Như thế nghĩa là sao ? Xin thầy giảng rõ ?
Tổ Sư phì cười:
- Ðất tuy vổ nên hình tấm gạch, song mới để lên lò chưa nung chín, đem ra dùng gặp nước phải rả.
Ngộ Không lắc đầu ý không chịu học.
Tổ Sư bảo:
- Nếu không muốn học chữ tịnh ta lẽ dạy chữ động cho.
Ngộ Không liền cúi đầu thưa:
- Thưa thầy, bất kể động, tịnh, miển được trường sanh bất tử tôi xin thọ giáo.
Tổ Sư nghiêm nét mặt nói:
- Phép ấy, uốn mình, bẻ xương, luyện hơi thở, uống thuốc kim đơn khỏi bệnh, được sống lâu muôn thuở. Mà phép trường sanh đó chẳng khác nào trăng dưới nước !
Ngộ Không vừa mừng vừa ngại, hỏi:
- Ðó, thầy vẫn giấu mẹo hoài, đệ tử biết đường nào theo !
Tổ Sư nói:
- Trăng trên trời rọi xuống nước, tuy có bóng nhưng không có thật.
Ngộ Không ngước lên nhìn Tổ Sư thưa:
- Vật như hư, đệ tử theo học cũng hoài công vô ích !
Tổ Sư đập bàn hét lớn, tay cầm thước bước xuống ghế, chỉ vào mặt Ngộ Không nói:
- Khỉ đột, phép nào cũng chê, mà còn đòi hỏi gì ?
Dứt lời, gõ óc Ngộ không ba cái, chắp tay sau đít quay vào phòng đóng cửa....
ta_thi1.jpg
Ẩn Ý truyện:

Đoạn này ảnh hưởng tư tưởng PG:

  • Mý Hầu Vương suy nghĩ đến Sanh, già, bệnh, chết.- Đây là hình tượng Đức Phật Thích Ca khi ở cung vua du hoán 4 của thành, thấy cảnh Sanh, già, bệnh, chết và Bà la môn tu sĩ mà phát tâm đi tu để thoát khổ luân hồi.
  • 4 Châu Thiên hạ: Nam thiệm bộ châu, Tây ngưu hoa châu, Bắc cu lô châu, Đông thắng thàn châu.- Là Đức Phật đã diễn tả Hoa Tạng Pháp giới trong kinh Hoa Nghiêm.
  • Mỹ Hầu Vương tìm đến Bồ Đề Tổ Sư. Chữ Bồ Đề là tiếng Phạn Ấn Độ, mang nghĩa là giác Ngộ. Tìm sự giác ngộ chỉ ở Tâm mình, mà không thể có ở bên ngoài, nên nói Bồ Đề Tổ Sư ở động Tam tinh tà nguyệt, là chiết tự chữ Tâm của TQ.

Cần lưu ý: Phật là tại Tâm, tiên là ở Hải Đão núi Bồng Lai, Thần là ở Hang sâu, núi thẩm. Thánh là ở chỗ hòa quang đồng trần. Như Khổng tử dạy: Người được học rồi mới Thiện, là người Hiền, Không ai dạy mà Thiện gọi là Thánh. được dạy mà vẫn không thiện là phàm phu.

  • Bồ Đề tổ Sư giới thiệu 360 phép học mà không được thoát ly sanh tử vì đó là Bàng môn tả Đạo. Là học thức Thế gian, chưa phải là pháp xuất thế gian.
  • Tôn Ngộ Không tuy học được phép trường sanh bất lão (sống lâu) nhưng vẫn chưa thoát khỏi luân hồi (Hồi sau mới nói Tôn Ngộ không náo Địa Phủ, mới thoát luân hồi). Mà vẫn chịu Tam tai. Quan niệm Tam Tai Thủy- hỏa- Phong này cũng là thuyết nhà Phật. Tam Tai đại diện cho Tham (thủy)- sân (hỏa)- si (phong). là 3 nạn lớn mà người tu cũng khó tránh khỏi khi kiếp tận, nghĩa là đến lúc quả báo chín mùi.

Lời bình:
Các tác giả truyện thần thoại như Ngô Thừa Ân, đã viết nên truyện Tây Du ký. như Bồ tùng Linh, viết nên bộ Liêu trai chí dị. như truyện Phong thần, hoặc Bảng phong thần, Vũ Vương phạt Trụ ngoại sử phong thần diễn nghĩa, Phong thần truyện, Thương Chu liệt quốc toàn truyện, là một bộ tiểu thuyết được viết lại trên cơ sở cuốn Vũ Vương phạt Trụ bình thoại in đời Nguyên, rồi nhào nặn tư liệu lịch sử với thần thoại, truyền thuyết và tôn giáo mà thành, Tác giả là Hứa Trọng Lâm (giản thể: 许仲琳; phồn thể: 許仲琳), hiệu là Chung Sơn Dật Tẩu (mất 1566), người Phủ Ứng Thiên huyện Trực Lệ biên soạn. Thuyết khác lại cho rằng tác giả rất có thể là Lục Tây Tinh (giản thể: 陆西星; phồn thể: 陸西星), hiệu Trường Canh (mất 1601), người huyện Hưng Hóa, tỉnh Giang Tô viết[1].
Trong các tác phẩm đó, các nhà văn đã tự hư cấu hoặc dựa trên những thần thoại nhân gian truyền kỳ, như Thất Chơn Nhân quả truyền kỳ. Đông Du Bát tiên truyện. Hoặc các thần thoại Hy Lạp như 12 vị thần trên đỉnh Olympus. v.v...
Những thần thông ở các tác phẩm trên thuộc dạng "Hư cấu" (không thể kiểm chứng). Người học Phật không nên mê tín theo để rồi hoài công phí sức, mà không có kết quả.
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Theo VQ .- Thần Thông có thể chia làm 3 trường hợp:

1. hư cấu, 2. Pháp thuật của thế gian. và 3. Thần Thông trong Phật Giáo.

Việc ấy các Bạn thấy thế nào ?
Đồng ý với quan điểm của Thầy
Trường hợp thứ 2 là mọi người đều được trải nghiệm thần thông mà không cần tu tập
Thần thông của thế gian gồm: Máy bay, smartphone, Internet, kính viễn vọng, kính hiển vi, công nghệ máy móc, công nghệ y học, công nghệ nông nghiệp, công nghệ vũ trụ... Những thần thông này dựa vào kiến thức khoa học nên ai cũng có thể được trải nghiệm;)
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông, Huyền Thuật....Viên Thông. Bài 4. Vu Thuật.- Thần Thông của Thần Tiên ở Thế gian.

Kính các Bạn . Cũng có̀ loại thần thông của các Vị Thần Tiên ở thế gian. Thần Thông này có thể phân làm 4 loại: Vu Thuật, Khoa Học, Ão Thuật. Ninza

1). Vu Thuật: Đây là thuật đồng cốt, bùa chú.- Mật Tông gọi là Quỷ Thần Bộ (Hay Kim Cang Bộ. Là một trong năm bộ của Kim Cang Giới (Phật Bộ, Liên Hoa Bộ, Bảo Bộ, Kim Cang Bộ, Yết Ma Bộ), . Loại Thần Thông này khởi nguồn từ thời nguyên thủy, giai đoạn mà con người vẫn còn sợ hãi trước thiên nhiên và nhìn các hiện tượng tự nhiên bằng đôi mắt thần bí. Trong điều kiện như vậy, con người cầu nguyện một thứ năng lượng huyền nhiệm để chế ngự thiên nhiên và tự do tạo niềm tin cho mình. Nói một cách nghiêm túc, vu thuật là một loại hoạt động có tính chất xã hội, không vượt qua phạm vi tế lễ, khánh chúc…

+ Các hình thức vu thuật:

Sở từ của Khuất Nguyên được coi là tác phẩm văn chương sớm nhất ghi chép về vu thuật. Đến đời Chu, bản Vu Thư đầu tiên là "Kinh Dịch" chính thức xuất hiện. Từ lúc đó, vu và thuật (tức phương pháp và hình thuật) kết hợp, bắt đầu hình thành mục đích và lý luận. Về sau, nó phát triển thành một loại tôn giáo, đó là Đạo giáo.

Kinh thánh cũng từng ghi chép về vu thuật.

Thuật sĩ Ai Cập có thể dùng gậy biến thành rắn, khiến sông Nil sản sinh nhiều ếch.
(theo Mạc Thiên Y)

Theo Tiến Sĩ: Diêu Chu Huy TQ (trong tác phẩm Vu Thuật thần bí) - Vu Thuật có nhiều thể loại, như:

+ Tục cầu thần nhập xác:

1. Khêu Thần: Là cách cầu thần cổ quái do các dân tộc tin theo Tác mãn giáo, tạo ra và sử dụng trước tiên.
2. Vũ Tiên Đồng: Là một biến thể của pháp Khêu Thần. Ở đây người ta có thể thấy Tác mãn giáo múa côn, hoặc thương v.v… chiến đấu với hung thần. Vũ Tiên Đồng còn gọi là Đấu âm quyền, Mê ngưu, khêu đồng …
3. Đấu Địa Cổ Ngưu
4. Thưởng Đào viên của dân tộc Động (TQ)
5. Thỉnh Nguyệt Cô của dân tộc Choang (TQ)
6. Đương kính của dân tộc Bố Y (TQ)
7. Du Đào Nguyên động của dân tộc Dao
8. Tố cốc thần của dân tộc Miêu
9. Thỉnh Thất cô nương của dân tộc Bạch (Hồ Nam TQ)
10. Tố Thái Hoa Thần của dân tộc Miêu (Quý Châu TQ)

+ Phù Ky: tức là tục Phò Cơ Giáng bút (như đạo Cao Đài ở VN)

1. Cầu thần Rá.
2. Cầu Bát Tiên chuyển trái.
3. Cầu thần ghế
4. Cầu thần đủa
5. Cầu thần Ky

+ Thuật Viên Quang (giống như soi căn của ta) Tục Viên Quang có trong các dân tộc Hán, Dao, Nga, Tây Tạng v.v…

+ Thuật Thăng không: Các Vu Sư dùng thuật này gọi là Thăng lên trời, xuống âm phủ …

+ Thuật Khoái Hành (Đằng Vân)

+ Thuật Hành thi.

+ Thuật Thôi Miên.

(lượt trích Vu Thuật Thần bí.)

Nói chung. Vu Thuật thoát thai từ kinh dịch, từ truyền thuyết dân gian, và có ghi chép từ các kinh thư như: Vu Thư Sơn Hải kinh, Vạn pháp quy tông, Thần phù, tác phẩm để nghiêng cứu sâu và tận tường có thể xem Vu Thuật Thần bí. của Tiến sĩ Diêu Chu Huy.

Vu Thuật là một loại Thần Thông của Thế gian, Các vị thực hành Vu thuật, được gọi là Thầy Mo, Vu Sư, Thuật Sĩ, Pháp sư v.v... Các Tôn giáo kể cả Phật giáo cũng có áp dụng một phần thuật này.

Có nhiều hiện tượng hiện nay được mọi người cho đó là huyền bí, là văn hóa tâm linh như “cầu Thần nhập xác”, “lên đồng hầu bóng”, “hồn cô bóng cậu”, “đấu âm quyền”, “thôi miên”, “nhân điện”, “bùa mê thuốc lú” v.v…

Thí dụ: Thuật Thăng không: TỬ CÔ MƯỢN XÁC (Các Vu Sư dùng thuật này gọi là Thăng lên trời, xuống âm phủ …)

Việc mượn hồn như “cầu Thần nhập xác” để bay lơ lửng lên trời, nghe thây hoang đường nhưng mọi người tin là có thật. Trong nhóm Nghĩa Hòa Đoàn thời cuối nhà Thanh, đã có những cô gái biết bay tức học được thuật “thăng không” (bay lên trời). Nhưng thuật này theo tương truyền đã có từ đời nhà Tống.

Thông thường vào ngày rằm tháng giêng, hay vào những ngày âm khác, các cô gái trẻ còn trinh trăng thường chiêu hồn Tử cô về nhập xác. Nhưng vào ngày tết Nguyên Tiêu, các “Tử cô” thường về nhập xác để vân du (cưỡi mây) hơn những ngày âm trong năm.

Câu chuyện về cầu “Tử cô” (cô gái còn trinh chết non) nhập xác cưỡi mây (thăng không) như sau :

– Đời Cảnh Hựu (1034-1037) có viên quan tên Vương Luân, có cô con gái thích vào ngày rằm lập đàn tràng đón tử cô về nhà. Thường khi nhập xác Tử cô hay phán truyên cho biêt những chuyên vị lai, hay dẫn xác bay lơ lững trên không, làm xác rât thích thú. Tử cô liền nhập vào xác cô con gái họ Vương, tự xưng đang là cung nữ sống trong hậu cung của Giao Trì Vương Mẫu, còn tự khoe là tiên nữ nên rất đẹp người, giỏi thơ văn đàn họa. Khoe xong và để chứng minh, Tử cô liền viết ngay một bài thơ khiến Vương Luân mới tin là đúng, vì con gái ông không biết làm thơ, lại thêm nét chữ rồng bay phượng múa mà con ông chưa hề viết đẹp đến thế.

Tử cô còn nói với Vương Luân :

– Trước đây ngài là bạn thân của cha tôi, còn tôi cũng thân với con gái của ngài.

Bấy giờ Vương Luân nhìn lại con gái, thấy hình dáng đã thay đổi, mặt rất giống đứa con gái của người bạn xưa, nhưng chỉ thấy từ phần bụng trở lên. Rồi Tử cô lại nói tiếp :

– Tôi có thể đưa con gái ngài cưỡi mây cùng tôi dạo chơi hay không ?

Vương Luân liền gật đầu đồng ý, thế là trước đàn tràng đùn đùn toàn mây trắng thoát ra, Tử cô mượn xác con gái của Vương Luân nhập hồn, liền đi đến ngồi lên, nhưng mây không bay lên được. Ông lại nghe có giọng nói từ trong mây vang vọng ra rằng :

– Dưới gót hài nàng mang có đất bẩn, cần phải bỏ đi.

Tử cô nghe theo liền thoát bỏ đôi hài, đi chân không trèo vào mây, người nhẹ như bông. Đám mây trắng đưa thân xác cô gái bay lên, một khắc sau đã đáp xuống. Theo lời kể của cô con gái, lúc cưỡi mây tâm hồn cô thấy nhẹ tênh, lâng lâng niềm sảng khoái, thấy bầu trời bao la đầy cảnh đẹp tựa bài thơ ca tụng cảnh bồng lai.

Tử cô mới nói với Vương Luân :

– Tôi trở về cung Vương Mẫu đây, đi chơi lâu quá rồi xin hẹn lại lần sau.

Con gái Vương Luân còn mời Tử cô về nhà được mấy lần nữa, lần nào cũng được Tử cô cho “đi mây về gió”, đến khi cô gái đi lấy chồng Tử cô không nhập về nữa.

Có người nói Tử cô chỉ nhập xác với người hợp tuổi, hợp vía và hãy còn đồng trinh, khi thành đàn bà không còn sự trong trắng bản thân, Tử cô không mượn xác nhập hồn mà vân du nữa.

Có thể chuyện trên chỉ thuộc loại thần thoại hoang đường, nhưng vào thời văn minh cận đại, một tổ chức của Nghĩa Hòa Đoàn có tên Hồng Đăng Chiếu, từng dùng chiêu “cầu Thần nhập xác thăng không” để truyền bá giáo phái.

Tổ chức Hồng Đăng Chiếu chỉ dùng các cô gái khoẻ đẹp, không lớn quá 18 và không nhỏ quá tuổi 12, mặc quần áo, giày vớ đỏ, đầu quấn khăn đỏ; một tay cầm quạt đỏ, một tay cầm khăn đỏ. Mỗi khi muốn bay lên không, liền đốt ba nén nhang miệng niệm chú, tay vẩy quạt, là có thể bay lên khoảng không đến mấy thước.

Người của Hồng Đăng Chiếu thường dạy các cô gái như sau, khi mới luyện chờ đêm khuya thanh vắng, các cô dùng một chậu bằng đồng chứa đầy nước, rồi nhìn vào thau đồng đọc bùa chú, một lúc thì đứng được trên miệng chậu, đoạn dùng hai tay phe phẩy quạt và khăn là có gió nổi lên, thế là các cô gái từ từ bay lên. Tập như vậy chỉ năm, mười bữa là thuần, có thể bay lơ lửng lên không đến mười thước.
(nguồn trích dẫn https://thienviet.wordpress.com/2012/05/27/nhung-mon-vu-thuat/
đồng bóng.jpg
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông, Huyền Thuật....Viên Thông. Bài 5- Ninja Nhật Bản.

Thần Thông thế gian còn có thuật Ninja Nhật Bản.

Ninja thường được gắn với các năng lực siêu nhiên vượt trội hơn tất cả mọi người. Một trong số những truyền thuyết gắn liền với ninja là khả năng bay như chim, tàng hình, biến hình thành mọi con vật, triệu hồi động vật hoặc kiểm soát 5 nguyên tố tự nhiên.

Theo sử gia Michael Turnbull, những năng lực kì diệu này xuất phát từ thời Edo trong các hình thức nghệ thuật như vẽ tranh hay thơ văn. Turnbull cũng cho rằng đây là một hình thức phát tán thông tin về những năng lực siêu nhiên của ninja.

Tác giả Nakagawa Shoshujin trong tác phẩm Okufuji Monogatari khẳng định ông có năng lực biến thành chim và các loài thú khác nhau. Truyền thuyết kể lại rằng Nikki Danjo, một ninja khét tiếng tàn ác có khả năng biến một phần cơ thể thành chuột. Nikki sẽ sử dụng khả năng này để đánh nhau với đối phương. Các tranh khắc gỗ của họa sĩ Kunisada năm 1857 cũng mô tả lại năng lực kì lạ này của Nikki.

Khả năng điều khiển 5 nguyên tố tự nhiên gồm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ cũng thường được nhắc tới trong các tác phẩm truyền thống. Nhờ việc làm chủ 5 kĩ năng mà ninja được gắn với nhiều truyền thuyết khó tin.

Trong thực chiến, ninja cũng sử dụng kĩ thuật điều khiển thiên nhiên để lẩn trốn kẻ thù, bao gồm độn thủy, độn hỏa, độn mộc, độn kim và độn thổ. Độn thổ là kĩ năng phổ biến nhất, trong đó ninja đột ngột biến mất trước mặt kẻ thù. Thực chất, họ đã đào trước một chiếc hố và sẽ nhảy vào đó trong đêm tối. Màu sắc của quần áo và bóng đêm giúp họ ẩn mình nhanh chóng.

Độn thủy là kĩ thuật cũng tương đối phổ biến khi cần chạy trốn với dụng cụ quan trọng là một ống sậy. Ninja khi cần lẩn tránh kẻ thù truy đuổi gắt gao sẽ nhảy xuống ao, hồ và dùng ống sậy để thở. Họ có thể ở dưới nước trong 1,2 tiếng liên tục mà không bị phát hiện. Ninja thường thở ở nơi có nhiều bèo tấm để tránh gây xao động mặt nước.

Độn mộc được dùng khi ninja áp sát người vào thân cây và dùng miếng vải tối màu che hết thân mình. Lợi dụng bóng đêm, ninja sẽ tránh bị quân thù phát hiện. Dù vậy, kĩ thuật này mức độ thành công không cao và thường đẩy ninja vào tình thế bị động.

Độn hỏa và độn kim ít được sử dụng nhất, trong đó ninja sẽ ném pháo cầm tay để làm đối phương bất ngờ rồi nhanh chân tẩu thoát. Kĩ thuật này rất tốn thời gian để kích nổ pháo tay và có thể gây ra những vết thương chí mạng nếu dây cháy chậm quá ngắn. Độn kim là cách ninja ném…tiền ra đằng sau để những kẻ đuổi theo dừng lại và nhặt tiền thay vì truy đuổi ninja. Cách này có xác suất thành công thấp nhất và thường chỉ xuất hiện trong tranh vẽ chứ không có ninja nào thực hiện ngoài đời.

Nhiều sử gia khẳng định kĩ thuật phân thân thành trăm người chỉ là hư cấu.

Việc ninja sử dụng diều để do thám và lẩn trốn cũng thường được đề cập. Tác giả Draeger trong cuốn “Toàn tập võ thuật cổ truyền châu Á” khẳng định ninja thường dùng diều để bay tới các địa hình hiểm trở và ném bom vào quân địch. Đôi lúc, diều được dùng vào mục đích truyền tin giữa các địa điểm xa xôi.

Sử gia Turnbull nhấn mạnh rằng diều lớn có thể nhấc người khỏi mặt đất, tuy nhiên việc dùng diều để bay lượn như chim rồi tấn công quân địch “chỉ có trong tưởng tượng”.

Phân thân thành trăm người

Đáng chú ý và nhận được sự quan tâm nhiều nhất là năng lực phân thân thành trăm người khác nhau để chiến đấu với quân thù hoặc đánh lạc hướng. Để kích hoạt năng lực này, tranh vẽ truyền thống mô tả ninja phải dùng thuật đan tay kuji-kiri để hội tụ sức mạnh của các vị thần rồi phân tách cơ thể thành hàng trăm người.

Ninja Nhật có kĩ thuật chiến đấu rất tốt nhưng cũng chỉ là người bình thường.

Dù truyền thuyết này rất được ưa chuộng nhưng sử gia Turnbull phủ nhận và nói đây chỉ là điều tưởng tượng trong thế giới ninja để tăng thêm tính huyền bí.

Thuật kuji-kiri là kĩ thuật đan tay vào nhau hay được các chiến binh Aryan Hindu thực hiện. Từ kuji (nghĩa là “cửu cách”) có xuất xứ từ đạo Lão ở Trung Quốc, cho rằng ninja có thể triệu hồi sức mạnh của thuật phân thân bằng cách đọc thần chú 9 từ, theo tác giả David Waterhouse trong cuốn “Tôn giáo Nhật Bản – mũi tên lên thiên đường”.

David nói rằng ninja Nhật tin tưởng vào sức mạnh siêu nhiên sau khi đọc xong thần chú vì một vị thần sẽ được triệu hồi. Thuật kuji-kiri truyền vào Nhật thông qua Phật giáo và phát triển nở rộ dưới thời Shugendo (thế kỷ thứ 7). Đến nay, trong nhiều bộ phim hay truyện tranh, thuật đan tay kuji-kiri vẫn được thực hiện như một niềm tin vào việc triệu hồi năng lực siêu nhiên.

___________
Ông được xem là ninja Nhật duy nhất còn sống giữa thế kỷ 21. Với kĩ năng luyện tập từ nhỏ, ninja này có thể giết một người chỉ bằng vết rạch nhỏ như đốt tay.

theo: http://danviet.vn/the-gioi/su-that-ninja-nhat-don-tho-phan-than-thanh-tram-nguoi-741850.html

Thần Thông, Huyền Thuật....Viên Thông. Ninza10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông, Huyền Thuật....Viên Thông. Bài 6- Khoa học Ứng dụng:

* Ngoài những loại thần thông kể trên ra: Khoa học cũng là loại thần thông trong thế gian.

+ Khoa học ứng dụng.


Cũng như Bạn Hoàng có nhận thức: Đồng ý với quan điểm của Thầy
Trường hợp thứ 2 là mọi người đều được trải nghiệm thần thông mà không cần tu tập
Thần thông của thế gian gồm: Máy bay, smartphone, Internet, kính viễn vọng, kính hiển vi, công nghệ máy móc, công nghệ y học, công nghệ nông nghiệp, công nghệ vũ trụ... Những thần thông này dựa vào kiến thức khoa học nên ai cũng có thể được trải nghiệm;) (hết trích)

+ Khoa Học ứng dụng là một loại thần thông của thế gian. Nhà khoa học miệt mài tư duy, học hỏi gần 20 năm trên mớ kiến thức ở ghế nhà trường.- Đó là giai đoạn Thiền Định. Sau đó đem những điều học được, những định lý, những công thức, những kiến thức cô động lại.- Đó là Trí Tuệ thế gian. Họ sẽ phát minh ra những sãn phẩm Thần Thông, như: Cổ máy biết bay (Đằng vân tập thể), Máy bay tàng hình (tàng hình tập thể), Tiềm thủy đỉnh (độn thủy), bom đạn, súng ống (bửu bối hại người), máy đọc ý nghĩ (tha tâm thông) v.v... và v.v... Đó cũng là một loại thần thông đó.

vkg.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông, Huyền Thuật....Viên Thông. Bài 7- Thuật Thôi Miên- Ão Thuật.
+ Ão Thuật cũng là một loại Thần Thông ở thế gian. Do Thuật thôi miên cộng với sự kiên trì luyện tập mà thành tựu.

* Luyện thuật thôi miên

Phương pháp thực hành.

Thôi miên là làm ngủ, thôi miên là làm một người nào đó áp dụng những biện pháp thích ứng như vuốt (nhân điện), nói (dẫn dụ), ngó (khích thích giác quan). Để đưa người ấy (gọi đồng tử) vào giấc ngủ thôi miên, không khác giấc ngủ thường, nhưng hiện ra nhiều trạng thái đặc biệt, mỗi trạng thái sẽ sảy ra những hiện tượng lạ, đâm không biết đau, nhắm mắt ngủ vẫn trông thấy mọi vật quanh ta.

Người điều kiển là thôi miên.
Người bị ảnh hưởng là đồng tử.

Bất cứ ai củng có thể thôi miên được.
Thôi miên không bạc đải một ai, bất cứ ngừòi nào củng có thể học thôi miên được. Trừ hạng người bệnh hoạn suy nhược (kém từ lực), hoặc ngững người đoản trí ngu xuẩn (không biết điều kiển hành động của mình).

Luyện tập thôi miên căn cứ theo mấy phép như sau.
1- luyện sức khỏe.
2- luyện tinh thần, ý chí.
3- luyện cặp nhản, giọng nói.
4- luyện bộ điệu và cách thức làm ngủ.

Điều cần nhất là phải có sức khỏe, thôi miên là bên mạnh lúc nào củng thắng bên yếu, so sánh con người như một bình phát điện, sức khỏe do tập luyện có chứ không phải dùng thuốc men hổ trợ.

Phép thở là cốt yếu cho luyện thôi miên,
Thở ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh hệ, thần kinh hệ là nơi sản xuất chứa từ lực.
Cách hợp lý nhất là thở cách tự nhiên, thở chậm thở dài hơi, hít vô đầy ngực và thở ra cho hết hơi cặn.

Cặp mắt là môt lợi khí công hiệu, gọi là bửu bối của nhà thôi miên, cặp mắt là nơi phát xuất luồn từ lực mạnh nhất, kế là 10 đầu ngón tay.

Những nhà thôi miên ít đùa giởn và nói chuyện nhiều, bỡi sợ phân tâm và nói nhiều phung phí luồn từ lực chứa trong mình đến lúc thôi miên không hiệu quả.

Thôi miên gồm 4 trường phái khác nhau.

1- Nhân điện.
2- Khích thích giác quan.
3- Ám thị.
4- Thần giao cách cảm.

Hướng dẫn tự thôi miên

Thẳng người. Ngồi thoải mái.
Tập trung chú ý vào một điểm khi đó đếm thầm số 5 ba lần khi thở ra. Nhắm mắt lại.
Thở sâu đếm thầm số 4 ba lần khi thở ra. Khi đến số 4 tưởng tượng ra số 4.
Thở sâu thêm lần nữa lặp lại tiếp số 3, số2, số1 liên tiếp.

Hãy tưởng tượng rằng sự thư giãn lan toả khắp người bạn tựa như bạn được đắp lên người một chiếc chăn ấm vậy. Một sự ấm áp, dễ chịu nhẹ nhàng lan toả đến tận mỗi ngón chân bạn.
Đếm ngược từ 10 đến 1.
Khi đếm đến 1 tự đưa ra dẫn dụ cho bản thân: tôi sẽ luôn bình tĩnh. Tôi không muốn ăn vặt gì từ giờ cho đến bữa tối.
Hãy nghĩ đến chấm màu đỏ mà bạn đã được nhìn trước đó. Tưởng tượng chấm đỏ đó trôi dần về phía bạn đến đầu bạn cùng với lời dẫn dụ. Hãy quên lời dẫn dụ đó, như vậy trong não của bạn sẽ thu nhập dẫn dụ đó.
Đếm từ 1-5 và và cảm nhận tác dụng của lời dẫn dụ.
Lưu ý
Dành đủ thời gian để thân chủ đọc 2 bản tài liệu, trả lời đầy đủ các câu hỏi của thân chủ. Nên tự trang bị một số kiến thức cần thiết vè dinh dưỡng. Nhiều thân chủ không biết biết rõ về dinh dưỡng và sẽ hỏi các thuật ngữ như chất đạm.
Cùng thân chủ đọc to phần hướng dẫn thôi mien, giải thích rõ từng đoạn.Nhấn mạnh rằng những gì tôi đưa ra để thân chủ tự thực hiện cũng hiệu quả tương tự như khi được thôi miên ở đây.
Điều quan trọng là thân chủ hiểu là cần phải luyện tập hàng ngày Vì 2 lý do sau:
Một là, trí óc đã quen với những thói quen của thân chủ trước đó. Trí óc sẽ thường tự làm theo những gì đã được lập trình sẵn trước đó. Nếu muốn trí óc thực hiện theo hướng khác thì đòi hỏi phải luyện tập thường xuyên.Bạn sẽ không thuyết phục được trí óc của mình nếu bạn chỉ tập luyện bữa đực bữa cái. Não sẽ làm theo thói quen ăn nhiều mà bạn đã tạo lập trước kia và làm chúng ta béo lên. Nay bạn muốn điều ngược lại bạn cần phải tập luyện hàng ngày đưa lệnh khác vào trí óc đến khi bạn thuyết phục được trí óc bạn đổi thói quen.Và trí óc sẽ có các lệnh kìm hãm bớt chế độ ăn, làm giảm bớt thể trọng… làm bạn thấy dễ chịu hơn, …trông gọn gàng hơn. Cũng may là không cần mất nhiều thời gian để tự thôi miên bản thân thay đổi thói quen ăn uống. Thôi miên có tác dụng khá nhanh thậm chí là ngay lập tức. Thường thì sau vài ngày hoặc vài tuần chỉ rất ít trường hợp kéo dài vài tháng. Nhưng bạn phải kiên trì thực hiện cho đến khi gặt hái được một số thành công.
Hai là, lời dẫn dụ không có tác dụng mãi. Thời gian hiệu lực của dẫn dụ tuỳ theo mỗi thân chủ. Có một số người lời dẫn dụ chỉ có tác dụng trong vài giờ đồng hồ hoặc là một ngày. Đối với vài người thì lời dẫn dụ có thể có tác dụng trong 1 tuần hoăc 2 tuần. Đó là lý do tại sao than chủ phải duy trì bằng luyện tập hang ngày cho đến khi đạt được hiệu quả nhất định.

Khả năng điều khiển của thôi miên

Thuật thôi miên và những bí ẩn trong thế giới tiềm thức
Thuật thôi miên thực sự là một môn nghệ thuật kì lạ bởi khả năng điều khiển tâm trí của nó. Người bị thôi miên sẽ nghe hoàn toàn theo những lời các nhà thôi miên nói. Nhưng nhiều người lại không biết rằng có những người dễ bị thôi miên hơn người khác. Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy khả năng bị thôi miên của từng người là khác nhau. Nhóm tuổi dưới 12 tuổi thường dễ bị thôi miên hơn bởi chu trình xử lý của não bộ chưa được hoàn chỉnh. Trong khi đó có khoảng 20% người lớn rất khó bị thôi miên. (theo: Hoaibui2395 )

thôi miên1.jpg

Khi trầm tư trong các pháp Thần Thông, chúng ta sẽ nghiệm ra: Các phép Thần Thông hình thành là do tổng hợp của Thiền Định và Trí Tuệ. Thiền Định Tà ác, cộng Trí Tuệ bàng môn thì sanh ra Thần Thông hại người (như Ninja), Thiền Định Thiện lương, cộng với Trí Tuệ Nhân quả thì sanh ra Thần Thông cứu giúp người (như pháp Thôi miên làm thành Vu Thuật).

Tất cả những thứ loại Thần Thông thế gian đã nói. Khác xa với loại Thần Thông mà đức Phật truyền đạt.- Bởi vì Thần Thông trong nhà Phật hình thành từ Chánh Định và Chánh Huệ (mà VQ sẽ giới thiệu ở phần sau).
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông Nhà Phật. Bài 8- Bất tư nghì ?

* Vấn đề Thần Thông trong Nhà Phật.

* THẦN THÔNG là thuật ngữ ở Phật giáo. Nội hàm.- Bất tư nghì danh THẦN. Vô ngại tự tại danh THÔNG.

Nghĩa là:

Gọi là người được thần thông là người "vô ngại tự tại bất tư nghì".

Vô ngại tự tại một cách mầu nhiệm khó hành, khó hiểu, hạng phàm phu, người tiểu quả khó tin. Bởi vì thần thông không phải bay cao, đi nhanh, chiếu sáng le lói, thoạt có thoạt không…như ảo thuật gia diễn xuất, như sự "hóa phép" của thần tiên tưởng tượng trong dân gian.

"Thần thông" của đạo Phật nói lên sức "TỰ TẠI VÔ NGẠI" trong đời sống của con người đắc đạo. Sự đắc đạo của người này đạt đến trình độ "pháp giới bất nhị", "chư pháp tương tức", "nhất đa tương dung", "nhất tức nhất thiết"…

+ Thế nào là Bất tư nghì ?

Trong kinh Duy Ma Cật Sở thuyết, nói về sự Bất Tư Nghì, như sau:

Duy Ma Cật nói: "Thưa ngài Xá Lợi Phất, chư Phật và Bồ tát có pháp giải thoát tên là Bất Khả Tư Nghì. Nếu Bồ tát trụ pháp giải thoát đó, lấy núi Tu Di nhét vào trong hột cải vẫn không thêm bớt. Hình núi Tu Di vẫn y nguyên, mà Trời Tứ Thiên vương và Đao Lợi không hay, không biết đã vào đấy. Chỉ có những người đáng độ mới thấy núi Tu Di vào trong hột cải. Đó là pháp môn "Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát”.

"Lại lấy nước bốn biển lớn cho vào trong lỗ chân lông, không có khuấy động các loài thủy tộc mà các biển lớn kia vẫn y nguyên. Các loài Rồng, Quỷ, Thần, A tu la, v.v… đều không hay, không biết mình đi vào đấy và các loài ấy cũng không có loạn động.

"Lại nữa, thưa ngài Xá Lợi Phất, bao nhiêu thế giới trong mười phương, Bồ tát có thể hút vào trong miệng mà thân không hề tổn hại, những cây cối bên ngoài cũng không xiêu ngã, v.v…

"Lại nữa, thưa ngài Xá Lợi Phất, Bồ tát trụ cảnh Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát hay dùng thần thông hiện làm thân Phật, hoặc hiện thân Bích chi Phật, thân Thanh văn, Đế Thích, Phạm vương, Chuyển luân Thánh vương. Các thứ tiếng ở cõi nước mười phương đều biến thành tiếng Phật nói pháp vô thường, khổ, không, vô ngã và những pháp của chư Phật mười phương nói ra làm cho khắp tất cả đều được nghe.

"Ngài Xá Lợi Phất, nay tôi chỉ lược nói thần lực giải thoát bất khả tư nghì của Bồ tát như thế. Nếu nói cho đủ, đến cùng kiếp cũng không hết được”. (trích Kinh Duy Ma Cật )
duy_ma11.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông Nhà Phật. Bài 9 - Vô ngại tự tại ?

Vô ngại tự tại.- Là ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không bị ràng buộc.
Thiền Sư Viên minh có pháp thoại như sau:
BỊ TỰ DO NGĂN NGẠI
" Một thiền sinh mới nhập môn quen sống phóng túng theo kiểu “thiền du hí” của anh từ lâu, nên không thể nào chấp nhận luật lệ quá nghiêm cẩn của thiền viện. Anh nói:
- Thiền là tự do giải thoát. Thiền giải phóng con người ra khỏi mọi ràng buộc, vì sao thiền viện này giới luật khắt khe như vậy?
Sư nói:
- Người thật sự tự do thì có thể ung dung trong ràng buộc, cho nên ràng buộc tuy có mà không. Còn người không chịu nổi ràng buộc, vì chưa đủ sức tự tại vô ngại, cho nên ràng buộc vốn không bỗng trở thành ngăn ngại. Tiếc thay, chính anh đã bị tự do ngăn ngại mất rồi!" (hết trích)
Lời góp ý:
Có hai thứ ngăn ngại:
  • Ngăn ngại bên trong là những sợi dây tự mình ràng buộc như chấp ngã, hoài nghi, thủ trước, dục ái, hữu ái, phi hữu ái, sân hận, trạo cử, vô minh, tật đố, xan tham, lười biếng v.v...
  • Ngăn ngại bên ngoài là những ràng buộc trong điều kiện đời sống, hoàn cảnh xã hội, không gian thời gian và những luật lệ khuôn phép v.v...
Cũng có hai loại tự do:
  • Tự do nội tại là tự do của người tự mình giải thoát ra khỏi những ràng buộc của chính mình (loại ngăn ngại thứ nhất), không để cho vô minh, ái dục và bản ngã sai sử, buộc ràng và ngăn ngại.
  • Tự do ngoại tại là thứ tự do không muốn bị ràng buộc bởi điều kiện xã hội, bất chấp luật lệ, tự tung tự tác, phóng túng tùy tiện.
Đối với những người đã được tự do bên trong thì những ràng buộc bên ngoài không còn là điều kiện ngăn ngại, nên đối với họ “tự do là ung dung trong ràng buộc”. Đó chinh là tự tại vô ngại vậy.
Nhưng đối với người mơ ước một đời sống tự do phóng túng bên ngoài thì tất cả mọi điều kiện thực tế của cuộc sống đều trở nên ngăn ngại. Những luật lệ khuôn phép đúng với hoàn cảnh xã hội thường không phải là ràng buộc mà chính là tạo điều kiện cho một đời sống tương đối tự do. Tự do bên ngoài luôn luôn là tự do tương đối, cho nên mơ ước một sự tự do quá tuyệt đối giữa cuộc đời tương đối chính là tự ràng buộc mình thêm.
Ví như một người tự lấy giây trói chặt mình (loại ngăn ngại thứ nhất) rồi lại muốn mang nguyên những trói buộc như thế mà đi lại tự do thì càng bị ý muốn tự do đó hành hạ thêm. Đó là hạng người bị tự do ngăn ngại vậy!
http://trungtamhotong.org/Noi.../ThuVien/ViTieu/ViTieu03.htm

Thần Thông, Huyền Thuật....Viên Thông. Vao-ch11

Người xưa có nói 10 điều Tâm Niệm:

1. Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bị bệnh, vì không bệnh thì tham dục dễ sinh.- Tham dục sanh thì phá giới thối Đạo.
2. Ở đời hay xử thế thì đừng cầu không gặp hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì cao ngạo nổi dậy. Khi cao ngạo nổi dậy thì chưa được nói được, chưa chứng nói chứng, thành Đại vọng ngữ.
3. Cứu xét tâm tính thì đừng cầu không bị khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học sẽ không thấu triệt.
4. Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không ma chướng thì chí nguyện không vững chải.
5. Hoạch định công việc thì đừng mong dễ thành, vì thành công dễ thì tâm sinh khinh thường và kiêu ngạo. Khi lòng cao ngạo nổi lên thì khinh dễ chèn lấn mọi người.
6. Giao tiếp thì đừng cầu lợi ích cho mình, vì lợi mình thì mất đạo lý và thất nghĩa.
7. Đối đãi với mọi người thì đừng mong tất cả thuận chìu theo ý mình, vì thuận chìu ý mình thì tâm sinh kiêu căng. Kiêu căng thì mất Đạo Hạnh.
8. Làm việc nhân đức thì đừng cầu sự đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có ý mưu đồ.
9. Thấy lợi lộc thì đừng mong chạm vào, vì chạm vào lợi thì tâm si mê phải động, mà mất Đạo nghĩa.
10. Bị oan ức thì không cần thanh minh, vì thanh minh thì là hen nhác mà oán hận càng tăng.
Bởi vậy, Đức Phật dạy :
Lấy bịnh khổ làm thuốc thần,
Lấy hoạn nạn làm giải thoát,
Lấy khúc mắc làm thú vị,
Lấy ma quân làm bạn đạo,
Lấy khó khăn làm thích thú,
Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đở,
Lấy người chống đối làm nơi giao du,
Coi thi ân như đôi dép bỏ,
Lấy sự xả lợi làm vinh hoa,
Lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh.

Nếu chấp nhận trở ngại thì lại thông suốt, mà cầu thông suốt thì sẽ bị trở ngại.
Trích luận Bảo Vương Tam Muội

Người xưa có câu: "Tự do là ung dung trong ràng buộc, giải thoát là tự tại trước khổ đau"

- Vô ngại tự tại là thế.- Biến Ta Bà thành Cực Lạc, biến bệnh khổ làm hạnh tu, Tự do tự tại, không bị các Pháp trói buộc.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông Nhà Phật. Bài 10 - Tiểu & Đại thừa PG với vấn đề Thần Thông.

Đức Phật có: Tam Thân, Tứ Trí, Ngũ nhãn, lục Thông, Vô lượng bá thiên đà la ni môn ....Những cái đó chính là Thần Thông.
Trong PG có 2 hệ Tiểu Thừa và Đại Thừa.
* Tiểu thừa căn cứ vào hệ kinh điển Nikaya, nói về.- Tư Như ý túc, nói về Thập trí lực của Phật.
+ Tứ Như Ý túc gồm:

Dục Như ý túc
Tinh tấn Như ý túc
Nhất tâm Tứ Như ý túc
Quán Như ý túc.
Sở dĩ Dục, Tinh tấn, Nhất tâm và Quán đều được gọi là như ý túc, vì chúng ta là những thứ để cho tất cả công đức tu hành, thần lực nương vào đó mà phát sanh,
+ 10 Trí lực là:
Thập lực (zh. 十力, sa. daśabala, pi. dasabala) chỉ mười năng lực hiểu biết siêu nhiên, mười trí đặc biệt của một vị Phật. Thập lực bao gồm:
1.Tri thị xứ phi xứ trí lực (zh. 知是處非處智力, sa. sthānāsthānajñāna, pi. ṭhānāṭhāna-ñāṇa): Biết rõ tính khả thi và tính bất khả thi trong mọi trường hợp;
2.Tri tam thế nghiệp báo trí lực (zh. 知三世業報智力, sa. karmavipākajñāna, pi. kammavipāka-ñāṇa): Biết rõ luật nhân quả, quả báo, tức là Nghiệp nào tạo quả nào;
3.Tri nhất thiết sở đạo trí lực (zh. 知一切所道智力, sa. sarvatragāminīpratipajjñāna, pi. sabbattha-gāminī-paṭipadāñāṇa): Biết rõ nguyên nhân nào dẫn đến con đường tái sinh nào;
4.Tri chủng chủng giới trí lực (zh. 知種種界智力, sa. anekadhātu-nānādhātujñāna, pi. anekadhātu-nānādhātu-ñāṇa): Biết rõ các thế giới với những yếu tố thành lập của chúng;
5.Tri chủng chủng giải trí lực (zh. 知種種解智力, sa. nānādhimukti-jñāna, pi. nānādhimuttikatāñāṇa): Biết rõ cá tính của chúng sinh;
6.Tri nhất thiết chúng sinh tâm tính trí lực (zh. 知一切眾生心性智力, sa. indriyapārapara-jñāna, pi. indriyaparopariyatta-ñāṇa): Biết rõ căn cơ học đạo cao thấp của mọi chúng sinh;
7.Tri chư thiền giải thoát tam-muội trí lực (zh. 知諸禪解脫三昧智力, sa. sarvadhyāna-vimokṣa-…-jñāna, pi. jhāna-vimokkha-…-ñāṇa): Biết tất cả các cách thiền định;
8.Tri túc mệnh vô lậu trí lực (zh. 知宿命無漏智力, sa. pūrvanivāsānusmṛti-jñāna, pi. pubbennivāsānussati-ñāṇa): Biết rõ các tiền kiếp của chính mình;
9.Tri thiên nhãn vô ngại trí lực (zh. 知天眼無礙智力, sa. cyutyupapādajñāna, pi. cutūpapāta-ñāṇa): Biết rõ sự tiêu huỷ và tái xuất của chúng sinh;
10.Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực (zh. 知永斷習氣智力, sa. āsravakṣayajñāna, pi. āsavakkhaya-ñāṇa): Biết các lậu hoặc (sa. āsrava) sẽ chấm dứt như thế nào.
Ba lực 8, 9, 10 được Phật nhắc đến khi thuật về đêm đạt Bồ-đề của mình (xem thêm Tất-đạt-đa Cồ-đàm). Chúng được gọi chung là Tam minh.
- Các cái đó chính là Thần Thông.

* Đại thừa các kinh: Thủ Lăng Nghiêm nói về Viên Thông, Duy Ma Cật nói về Bất tư nghì. Đại Bát Nhã nói về Ngũ Nhãn , Lục Thông, Pháp Hoa nói về Lực phương tiện của Đức Quan Thế Âm, Pháp Hoa nói về Như Lai thần lực. Kim Cang nói về Trường Thọ của Phật v.v...Các cái đó chính là Thần Thông.

Các kinh thường có bài thần chú.- Biểu hiện của Thần Thông , Đặc biệt Mật Tông PG lại chuyên về Thần Thông.

thế mà lại có một số người căn cứ vào cái lý luận thô thiển của các học giả Tiểu Thừa mà bác bỏ Thần Thông, hạ thấp Tam Bảo cho Đức Phật thành phàm phu vô trí, bất lực.

Để nhắc nhở, đính chính các quan điểm sai lầm.- Có các lời bình giải như sau:

* Kinh Phật (Trường Bộ Kinh cuốn II) phân biệt có ba loại thần thông:
1. Thần túc thông: đi đứng như bay, xuyên qua mọi vật, không gì có thể ngăn ngại được.
2. Tha tâm thông: biết rõ mọi tâm niệm, ý nghĩ của người khác.
3. Giáo hóa thần thông: nói đạo lý, thuyết pháp để giáo hóa người.

Đối với các học giả Tiểu Thừa mà bác bỏ Thần Thông, hạ thấp Tam Bảo .- họ tự tạo ra "Ngụy Kinh" phán một câu (bậy bạ):
"Phật Thích Ca đề cao “phép thần thông” để giáo hóa chúng sinh, và răn không nên dùng “phép lạ” để thuyết phục, vì dễ sinh ra tâm lý tìm tòi điều quái dị.".

Kính các Bạn:
Đấy là một sự lệch lạc, cố chấp "Phi Pháp" của người thô thiển trong việc học Phật. Họ do thiểu trí mà vô tình hạ thấp cho Tam Bảo thành phàm phu vô trí, bất lực.- Trong khi đó Ngài Mục Kiền Liên Tôn Giả, được xưng tụng là 1 trong 10 vị Đại Đệ tử Phật, Vị Thần Thông Đệ Nhất, được hầu cận hai bên Đức Phật, đắc lực hoằng pháp lợi sanh trợ giúp Phật và xếp ngang hàng với ngài Xá lợi Phất, là Trí Tuệ Đệ Nhất.

Lại nữa. Trong Phật Giáo cũng có Chân Ngôn Tông, Mật Tông v.v... nghiêng cứu, học hỏi, hoằng truyền các Pháp Thần Thông trong Phật giáo.
Su-tich-ngay-le-Vu-Lan-Bao-Hieu.jpg
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông Nhà Phật. Bài 11 - Giáo Hoá Thần Thông.

Đức Phật có Tam Thân, Tứ Trí, Ngũ Nhãn, Lục Thông, Thập Lực, vô lượng Đà la Na Môn... và Đức Phật cũng dạy các Thần Thông đó cho Chúng Đệ Tử .

Thần Thông có thể tạm xếp vào các nhóm sau:

1/. Giáo Hoá Thần Thông.
2/. Biến hoá Thần thông.
3/. Tha Tâm thần thông.
4/. Du hý thần thông.
5/. túc mạng thần thông.
6/. Ngũ Nhãn thần thông.
7/. Lậu Tận Thần thông.

Thế nào là: Giáo Hoá Thần Thông ?
Phật thường hiển dụng hai thứ thần thông. Đó là:
  • Thần thông khi còn tại thế.- Đó là Phật dùng Tứ Tất Đàn, để giáo hoá chúng sanh.
  • Thần thông sau khi đã nhập vào Niết bàn, lưu giáo pháp (kinh điển) lại ở thế gian để độ chúng sanh.

Giáo hóa thần thông, là năng lực và phương tiện nhằm giáo hóa, đưa con người từ mê đến ngộ, từ kẻ xấu thành người tốt, từ đau khổ đến an lạc, xây dựng con người, xây dựng đời sống tốt, giúp phàm phu trở thành hiền thánh.

Để thực hiện thần thông này, Đức Phật dùng Tứ Tất Đàn (4 phương pháp): 1. Thế gian tất đàn 2. Vị nhân tất đàn 3. Đối trị tất đàn 4. Đệ nhất nghĩa tất đàn.

Thế gian tất đàn và Vị nhân tất đàn. Nghĩa là trên Thế gian người ta mong muốn điều gì, Đức Phật trước sẽ vì sự mong muốn của con người mà thoả mãn như cầu của họ, sau đó dùng Trí để đưa họ vào Đệ nhất nghĩa tất đàn (chân lý tối hậu).- Cô đọng bằng câu: TRƯỚC DÙNG DỤC CÂU DẮT, SAU DÙNG TRÍ ĐỂ ĐỘ.
Đối với Đức Phật, những lời thuyết pháp của Ngài chứa đựng yếu tố thần thông, vì nó có khả năng tối thượng, kỳ diệu vô cùng.
Trong các bài kinh Pháp Hoa và Kinh Di Đà, biểu hiện rõ nét loại thần thông Giáo Hoá này.
Ở kinh Bát Nhã Phật dạy cách Giáo hóa:

+ Có 2 hạng chúng sanh:
  • Hạng xuất gia.
  • Hạng tại gia.
  • Đối với hạng xuất gia thì phải thị hiện thân Thanh Văn, Bích Chi Phật để hóa độ họ.
  • Đối với hạng tại gia thì dạy họ tu thiện đạo, sống chung với họ, cùng chia sẻ dục lạc với họ mà phương tiện giáo hóa họ.(hết trích)


+ Vài thí dụ trong 4 Tất Đàn:Trích các đoạn kinh Pháp Hoa, thể hiện sự biến hoá, lực Thần Thông của Phật, như sau:

Trong ánh sáng lớn từ Đức Phật phóng ra, soi sáng hiện ra tất cả cõi và các chúng sanh “từ địa ngục A-tỳ, trên đến trời Hữu Đảnh”. Trong đó có người của ba thừa:

Nếu người bị khổ
Chán già bệnh chết
Phật nói Niết-bàn
Dứt hết các khổ.
Nếu người có phước
Từng cúng dường Phật
Chí cầu thắng pháp
Nói cho Duyên giác…
Tôi thấy cõi kia
Hằng sa Bồ-tát
Các thứ phương tiện
Mà cầu Phật đạo.
Có vị bố thí
Đủ thứ châu báu
Hồi hướng Phật đạo
Nguyện đắc thừa ấy.
(Phẩm Tựa, thứ 1).

Thừa ấy là Nhất thừa, và Nhất thừa là Phật thừa: “Xá-lợi-phất! Vì nhân duyên ấy nên phải biết các Phật nơi lực phương tiện, trong một Phật thừa phân biệt nói thành ba”. (Phẩm Thí dụ, thứ 3).

Trong cõi Phật mười phương
Chỉ có pháp nhất thừa
Không hai cũng không ba
Trừ Phật phương tiện nói
(Phẩm Phương tiện, thứ 2).

Ba thừa Thanh văn, Duyên giác và Bồ-tát đều nằm trong Một thừa, Một thừa ấy là Phật thừa. Một thừa Phật thừa ấy được biểu lộ bằng ánh sáng Phật soi chiếu trùm khắp tất cả các chúng sanh và các thừa:

Ta dùng tướng trang nghiêm
Ánh sáng chiếu thế gian
Bậc vô lượng chúng trọng
Nói ra thật tướng ấn.
(Phẩm Phương tiện, thứ 2).

Một thừa ấy chính là Phật tánh mà tất cả chúng sanh đều có và đều ở trong ấy, được biểu lộ bằng một ánh sáng của Phật trùm khắp các cõi và các chúng sanh. Một thừa hay ánh sáng của Phật tánh ấy chũng chính là “thật tướng ấn” mà Đức Phật đang nói ra cho tất cả chúng hội.

Một thừa này chính là một vị, một vị ấy chính là “thật tánh của các pháp”. (Phẩm Dược thảo dụ, thứ 5).

Phật bình đẳng nói
Như mưa một vị
Thảy thảy ngôn từ
Diễn nói một pháp.

Một pháp ấy là “thật tướng của tất cả các pháp: tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, gốc ngọn trước sau rốt ráo như vậy. (Phẩm Phương tiện, thứ 2).

Tất cả các pháp đều chỉ một vị, một vị ấy là “gốc ngọn trước sau rốt ráo như vậy”. Tất cả các pháp đều chỉ một vị, vị ấy là Phật tánh.

Người chưa thấu đạt cái một vị, một thừa, một Phật tánh này thường hay lầm lẫn cho rằng các pháp môn thì khác nhau và đạt đến các quả khác nhau. Các pháp môn là các phương tiện mà hình thức thì khác nhau nhưng nội dung chỉ có một vị, một thừa, một Phật tánh. Các pháp môn, tức là các cửa pháp, thì có nhiều cửa mà hình thức khác nhau, nhưng đều đưa vào một thừa, một vị, tức là Phật tánh. (hết trích)

Đây là các phẩm Hóa Thành Dụ, là dụ hóa Thành, tức là Thành biến hóa ra thôi. Có câu hóa thành bảo sở.
  • Bảo Sở: là chỗ quý báu chân thật.
  • Hóa thành: là chỗ hóa ra chưa phải thật.

Tức là ở đây muốn nhắc chỗ này không phải chỗ dừng ở lâu, không phải chỗ ở vĩnh viễn mà còn phải bỏ nó để đi tới. Phẩm này vì sao gọi là hóa thành? Bởi vì nhân ở phẩm trước, năm vị đệ tử lớn của Phật đã được thọ ký như Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Đại Ca Diếp, Ngài Tu Bồ Đề, Ngài Ca Chiên Diên, Ngài Đại Mục Kiền Liên, năm vị đó được thọ ký rồi, các Ngài đã nói lên thí dụ như là mưa chỉ một vị, còn cỏ thuốc thì có lớn có nhỏ, có thượng, trung, và hạ. Để chỉ cho pháp Phật chỉ có một vị thôi, chứ không có thứ lớp. Cuối phẩm thọ ký này thì Phật đã gồm thọ ký cho năm trăm đệ tử hết rồi, nhưng sợ có nhiều vị tập khí còn yếu kém, chưa dám tự tin vững, có thể là thoái tâm trên đường Bồ Đề. Bởi vì nghe nói thành Phật lâu xa, nghĩ là Phật đạo phải tu lâu ba vô số kiếp, phải thờ bao nhiêu đức Phật, trải qua bao nhiêu số kiếp như vậy, thì thôi ngay đây chứng Niết Bàn an ổn hơn. Tâm còn yếu kém sợ lâu xa, nên Phật mới nói nhân duyên xưa để nhắc lại cho mọi người có lòng tin mạnh hơn. Nghĩa là các vị ở đây đã từng được Phật giáo hóa rồi, hôm nay đã chín mùi, Ngài mới thọ ký cho. Như vậy để rõ cái Niết bàn tịch diệt đó mà các Ngài đã chứng, là chỗ tạm dừng chân thôi, còn phải phát tâm rộng lớn, lâu xa để vượt ngoài thời gian, vượt ngoài không gian. Tức phải có tâm rộng lớn, không còn kẹt trong thời gian, không còn kẹt trong không gian, không còn thấy có lâu có mau nữa, mà mình ngộ lại cái nhân xa xưa sẵn có của mình, cái đó mới là bảo sở, mới là vĩnh viễn lâu dài. Còn chỗ Niết Bàn mà tâm mình tạm yên đây, chỗ đó chưa phải là chỗ dừng lâu dài của mình, phải nhận cho rõ ông Phật chính mình, chỗ này mới là chỗ bảo sở, là chỗ để mình nương tựa vĩnh viễn. Cho nên hễ còn chỗ để dừng là chưa phải.

* Kinh Di Đà cũng thế. - PHẬT QUẢ MỚI LÀ ĐÍCH ĐẾN. CÁC CẢNH GIỚI DÙ LÀ PHẬT QUỐC CHỈ LÀ SỰ BIẾN HOÁ (HOÁ THÀNH) CỦA PHẬT- ĐỂ TRƯỚC DÙNG DỤC CÂU DẮT- SAU DÙNG TRÍ ĐỂ ĐỘ.

Tóm lại:

Giáo hóa thần thông là dùng NĂNG LỰC GIÁO DỤC giúp đối tượng chuyển hóa thân tâm theo chiều hướng tích cực, làm thay đổi ngoạn mục chính con người ấy như thể có phép mầu.

Đôi khi mình tu học Thiền tông, nên mình tấn công Tịnh độ; mình tu học Tịnh độ thì mình tấn công Thiền; mình tu học Mật tông thì lại tấn công Thiền, tấn công Tịnh độ; tu học theo Hiển giáo lại tấn công Mật giáo hay mình tu theo phương pháp theo dõi hơi thở, thì mình tấn công người niệm Phật. Như vậy rõ ràng là mình đã không hiểu về giáo pháp của Đức Phật, không hiểu về phương pháp Đối trị tất đàn.

Các anh/chị/em đã từng nghe câu chuyện người mù rờ voi. Có mấy người mù rờ voi, người rờ được cái đuôi thì họ nói con voi giống cái chổi; người rờ được cái chân thì nói con voi giống cái chày; người rờ được lỗ tai, thì nói con voi giống cái quạt. Người rờ cái đuôi và nói rằng, con voi giống cái chổi, người ấy nói không sai, nhưng lại không phải đúng hoàn toàn. Người ấy chấp một bộ phận con voi thành toàn thể. Chỉ có người mắt sáng mới biết tất cả những gì người mù ấy nói không sai, nhưng cũng không đúng, vì người mù đã chấp một bộ phận của con voi là toàn thể con voi. Sai là sai ở chỗ đó. Mặc dù người mù có xúc chạm con voi, bằng chính bản thân họ, nhưng vì xúc chạm bằng đôi mắt mù lòa, nên vẫn không thấy được thực tại của voi là gì.

Phật tử chúng ta cũng vậy. Nếu chúng ta tu học mà không có tuệ giác, chúng ta kẹt vào từng pháp môn, từng đối tượng, từng trường phái của mình là mình chưa có sự toàn giác, chưa đi đúng hướng của Phật pháp. Vì vậy mà trong Phật giáo chia bè, chia nhóm. Nhóm này nói xấu nhóm kia, nhóm kia tấn công nhóm này. Cuối cùng là thân thể của Phật Pháp, thân thể đạo Phật bị phanh, bị xẻ, mà không ai khác hơn, chính là "sư tử trùng trung, thực sư tử nhục".
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông Nhà Phật. Bài 12 - Biến hóa thần thông:

Biến Hóa Thần Thông là năng lực biến hóa siêu nhiên khó thể nghĩ bàn. Điển hình như tích Tôn Giả Mục Kiền Liên.

Mục Kiền Liên được Phật khen ngợi là thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử Phật. Ngài thường sử dụng biến hoá thần thông để hóa độ chúng sinh.

Với Tam ma địa như ý túc, hay trong Thiền định, Mục Kiền Liên đã vận dụng tâm một cách kỳ diệu, nên Ngài đi lại hoàn toàn tự tại trong các thế giới, gọi là sử dụng được thần thông lực đến tuyệt đỉnh, nên Ngài mới được tôn danh là bậc Thần thông đệ nhất.

Tôn giả Mục Kiền Liên thường xuất hiện trong hình ảnh mặc y vấn, tay phải cầm tích trượng, tay trái không cầm gì. Nếu có cầm thì ngài thường cầm bình bát ngụ ý để mang cơm dâng cho mẹ đang thọ khổ ở dưới địa ngục.

Ngài không ngồi mà luôn ở thế đứng, như để sẵn sàng đi xuống cõi âm dâng “bát cơm đầy vạn ước mong” tỏ lòng hiếu kính mẹ. Mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên là bà Thanh Đề, lúc còn sống bà chẳng những không tin Tam bảo lại còn hủy báng, phá hoại Tam bảo, nói Tam bảo không tốt, không đáng để tin. Cho nên sau khi chết bà liền bị đọa xuống địa ngục.

Mục Kiền Liên chứng quả vị La Hán, đắc được lục thông, liền quan sát khắp các cõi giới để tìm mẹ. Vì tôn giả đã khai mở được Phật nhãn, pháp nhãn, huệ nhãn, đắc được ngũ căn lục thông nên nhìn thấy được mẹ mình đang đọa lạc nơi địa ngục thống khổ, cơm cũng không có để ăn. Tôn giả liền mang một bát cơm đến cho mẹ.

Vào đến địa ngục, tôn giả dâng bát cơm cho mẹ. Bà Thanh Đề lúc còn sống vì tâm tham quá nặng nề, nên dù bị đọa làm ngã quỷ vẫn không dứt bỏ được tâm tham. Bà một tay đỡ lấy bát, dùng vạt áo của tay kia che lại, rồi vội vàng chạy đến chỗ không có các ngã quỷ, đem bát cơm lén ăn một mình. Nhưng vì nghiệp chướng quá sâu dày nên cơm vừa đưa lên miệng thì hóa thành hòn than đỏ rực.

Tôn giả Mục Kiền Liên tuy là thần thông đệ nhất nhưng không thể giúp được mẹ, nên đã đến thưa với đức Phật Thích Ca. Đức Phật nói: “Vì mẹ của ông hủy báng Tam bảo, tội nghiệp quá nặng. Bây giờ sức của mình ông không thể nào giải cứu được đâu. Muốn cứu được mẹ ông thì vào ngày rằm tháng bảy, là ngày chư Phật hoan hỷ, cũng là lúc chư tăng Tự tứ, ông hãy thiết lễ Vu Lan Bồn, đây là lễ cúng “giải đảo huyền”, giải cứu cái khổ bị treo ngược.

Phật dạy:

Trước tiên, ông hãy cúng dường mười phương Tăng, khi mười phương Tăng chưa thọ dụng những thức ăn này thì ông cũng chưa được dùng. Ông trước hết phải cúng Phật, Pháp và Tăng, sau đó mới có thể thọ dụng những phẩm vật dâng cúng. Vào ngày này, ông thiết trai cúng dường Tam bảo thì mẹ của ông sẽ lìa khổ được vui!”.

Tôn giả Mục Kiền Liên làm y theo lời Phật dạy, ngày rằm tháng bảy năm đó, thân mẫu của ngài được thoát nạn. Mục Kiền Liên cảm kích ân Phật, khuyến khích người thế gian hàng năm rằm tháng bảy tổ chức lễ Vu Lan, cúng dường tăng chúng mười phương hội về, tụng kinh Vu Lan Bồn báo hiếu cho cha mẹ và cửu huyền thất tổ (Trích từ quyển Thập đại đệ tử).

Sau này, hình ảnh Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ nơi địa ngục đã trở thành hình tượng hiếu đạo trong Phật giáo, nhắc tới đạo hiếu là nói đến ngài Mục Kiền Liên. Nương theo câu chuyện của ngài, đức Phật đã dạy chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ hãy làm theo cách của ngài là Vu Lan Bồn Pháp. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.
mục liên1.jpg



Mục Kiền Liên Bồ Tát là một trong mười đại đệ tử của đức Phật Thích Ca. Ngài là người xuất hiện trên cõi đời này bằng xương, bằng thịt lúc đức Phật còn tại thế. Ngài thường song hành với Tôn giả Xá Lợi Phật, là một người thần thông đệ nhất, vô cùng quảng đại. Sau khi xuất gia được 7 ngày, ngài đã đoạn trừ hết các lậu hoặc, chứng quả A La Hán. (hết trích)
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Bài 13 - Cảnh Biến hóa thần thông có thật hay không ?
Có nghi vấn rằng: Các sự vật biến hóa vậy có thật chăng ?
Đáp: ĐT ĐL dạy:

Lại nữa, tâm tướng chẳng có chỗ trú xứ, nên Bồ tát có thể biến hóa trong thành ngoài, ngoài thành trong, xa thành gần, gần thành xa, lớn thành nhỏ, nhỏ thành lớn v.v... một cách vô ngại.
Lại nữa, do có định lực thâm hậu, nên Bồ tát có thể chỉ trong một niệm bién hóa từ một thân thành vô lượng thân, đi khắp 10 phương thế giới.
Các vị Long Thần còn có thô thân mà đã tự biến thân có 1.000 đầu, 1.000 miệng, 2.000 tai, 2.000 mắt... huống nữa là Bồ tát đã chứng được thanh tịnh pháp thân.
Lại nữa, người vào thâm thiền định có các lực chẳng thể nghĩ bàn được, có thể từ một thân biến thành vô lượng thân, có thể đi xuyên vách đá chẳng có gì ngăn ngại cả. Vì sao? Vì đất đá... cũng đồng như hư không, đều là tự tướng không cả. Bởi vậy đối với Bồ tát thì khai và họp chẳng có gì ngăn ngại nhau cả.

* Các pháp không có định tướng- nên biến hóa là thật.


LUẬN:

.......Hỏi: Cả hai định đều có công năng biến hóa. Như vậy các sự vật được biến hóa ra đó là thật hay giả ? Nếu là thật thì làm sao có thể tin được rằng đất biến thành nước, nước biến thành đất, đồng trở thành vàng... ? Nếu là giả thì vì sao các bậc Thánh Hiền lại làm những việc chẳng thật như vậy ?

.......Đáp: Tất cả các sự biến hóa ấy đều là thật cả. Các Bậc Thánh hiền đã đoạn tận phiền não kiết sử nên thấy rõ các pháp đều chẳng có định tướng. Do vậy mà có thể biến chuyển đất thành nước, nước thành đất v.v... ví như nước lỏng, khi gặp khí lạnh kết thành băng đá, khi được đun sôi lại biến thành hơi, lại như vàng là chất rắn, khi được nung lên ở nhiệt độ cao biến thành vàng lỏng v.v... Như vậy các sự biến hóa vàng thành đồng, đồng thành vàng v.v... cũng có thể có được vậy.

....... Lại nữa, tâm thức của một người luôn luôn biến đổi, tùy theo cảnh sở duyên. Một người có lúc ác, có lúc thiện, có lúc vui, có lúc buồn, có lúc thương, có lúc ghét... cho nên tâm thức của chúng sanh cũng như hết thảy các pháp đều chẳng có định tướng.

....... Vì các pháp chẳng có định tướng, nên các bậc Thánh Hiền mới có thể dùng sức thần thông biến hóa ra các sự vật. Các sự biến hóa như vậy chẳng phải là không thật. Vì sao ? Vì các bậc Thánh Hiền đã được thần thông, nên ở nơi 6 trần đều được tự tại, đều có thể tùy ý biến hiện, do tất cả đều bình đẳng. Bồ tát do hành tâm xả nên quán hết thảy các pháp với tâm bình đẳng. Xấu tốt, thương ghét, khen chê v.v... tất cả đều bình đẳng, chẳng có phân biệt.
Chỉ có Phật mới có thần thông, còn Bồ tát thì trong ba phần mới chỉ có một hoặc hai mà thôi.

....... Ví như Bồ tát có thể dùng "khinh thân" đi đến các cõi Phật mà chưa thể nghe hết các âm thanh cực nhỏ của các côn trùng.


Lại nữa, tâm tướng chẳng có chỗ trú xứ, nên Bồ tát có thể biến hóa trong thành ngoài, ngoài thành trong, xa thành gần, gần thành xa, lớn thành nhỏ, nhỏ thành lớn v.v... một cách vô ngại.
Lại nữa, do có định lực thâm hậu, nên Bồ tát có thể chỉ trong một niệm bién hóa từ một thân thành vô lượng thân, đi khắp 10 phương thế giới.
Các vị Long Thần còn có thô thân mà đã tự biến thân có 1.000 đầu, 1.000 miệng, 2.000 tai, 2.000 mắt... huống nữa là Bồ tát đã chứng được thanh tịnh pháp thân.
Lại nữa, người vào thâm thiền định có các lực chẳng thể nghĩ bàn được, có thể từ một thân biến thành vô lượng thân, có thể đi xuyên vách đá chẳng có gì ngăn ngại cả. Vì sao? Vì đất đá... cũng đồng như hư không, đều là tự tướng không cả. Bởi vậy đối với Bồ tát thì khai và họp chẳng có gì ngăn ngại nhau cả.

Biến Hóa Thần Thông là như thế, chỉ nói sơ lượt thiểu phần mà thôi....
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Bài 14 - Ngũ Nhãn Thần Thông. + Bài kinh Nikaya nói về Thiên nhãn.

“Thiên nhãn thông (dibbacakkhu)”theo nghĩa đen là Thiên Nhãn. Dưới đây là chứng cứ xác định ý nghĩa trên. Điều này gồm rất nhiều đoạn trích từ Navakanipāta thuộc bộ Tăng Chi Bộ Kinh (Aṇguttaranikāya) .

“Đã có thời, khi Đức Phật đang lưu lại tại thảo nguyên trên đỉnh một ngọn núi Gāyāsīsa gần ngôi làng Gayā, ngài nói với các tỳ khưu.

“Hỡi chư vị tỳ khưu, trước khi được giác ngộ. Khi đó ta vẫn còn là một Bồ Tát, ta chỉ có thể xác định được ánh sáng nhưng chưa có thể nhìn ra “cảnh sắc” (quang cảnh) của thứ ánh sáng đó. Một tư tưởng vội nẩy sanh ra trong tâm ta. Nếu như ta có thể xác định được cả luồng ánh sáng đó lẫn cảnh tượng thì thiên nhãn của ta sẽ phải được thanh tịnh nhiều hơn.

“Chính vì thế, sau này cộng với nhiều nỗ lực tập luyện ta đã chú ý đến điều đó, và cố gắng đem hết cố gắng của mình. Sau đó ta đã thành công nhìn thấy cả ánh sáng lẫn cảnh vật. Nhưng ta vẫn chưa có thể lưu lại nhập thiền (đủ lâu) để tiếp chuyện với những chúng sanh trong cảnh thần tiên đó. Một ý tưởng lại xuất hiện trong tâm ta, nếu như ta có thể xác định luồng sáng đó và nhìn thấy cả cảnh tượng diễn ra đồng thời nhập thiền đủ lâu để có thể đàm đạo với các chúng sanh trong cảnh thần tiên đó, thì thiên nhãn của ta sẽ phải được thanh tịnh nhiều hơn.

“Chính vì thế, sau này với nhiều khổ luyện ta đã tập trung chú ý. Cố gắng đem hết sức bình sinh của mình ra tập luyện. Thế rồi sau đó ta có thể nhập thiền lâu hơn để có thể đàm đạo với được với các chúng sanh nơi cảnh thần tiên, nhưng vẫn chưa biết được các chúng sanh đó từ cõi nhàn cảnh nào xuất hiện…

“Rồi sau này… ta đã có thể… biết được cõi nhàn cảnh thần tiên nào các chúng sanh đó xuất hiện. Nhưng vẫn không thể biết được nơi nào mỗi vị thần tiên cá biệt đó từ giã cõi đó (chết) sẽ tái sanh vào cõi nào và thông qua những thành quả nghiệp chướng nào của họ.

“Rồi sau này ta lại có thể… biết được nơi nào các vị thần tiên cụ thể đó đã tái sanh và thông qua những kết quả nghiệp chướng nào, nhưng vẫn chưa biết được thứ thức ăn nào mỗi chư thiên đó đã sử dụng để duy trì cuộc sống ở đó và niềm vui và đau khổ nào họ đang cảm nghiệm được nơi cõi đó.

“Rồi sau này… ta lại có thể… .biết được thực phẩm mỗi chúng sanh đó đã sử dụng để tồn tại. Và niềm hạnh phúc cũng như đau khổ họ đang cảm nghiệm được nơi cõi đó. Nhưng vẫn không thể biết được tuổi thọ tối đa bình quân và của từng người họ được hưởng.

“Rồi lại nữa… ta lại có thể… biết được tuổi thọ tối đa bình quân của một chư thiên đó kéo dài trong bao lâu. Nhưng vẫn chưa có thể biết được ta có được sống với họ trong quá khứ hay không.

“Sau này, với nhiều tập luyện ta đã biết được, tận dụng nhiều cố gắng hơn, ta đã có thể xác định được.

1- Xác định được nguồn ánh sáng.

2- Thấy ra “cảnh Sắc”

3- Có thể đàm đạo với Chư thiên đó.

4- Biết được họ từ nhàn cảnh nào mà đến.

5- Biết được nơi nào chư thiên đó “diệt” khỏi cõi đó, và rồi tái “sanh” vào một cõi khác ở đâu – những cõi đó là do kết quả nghiệp chướng tạo thành.

6- Biết được chư thiên đó sống bằng thứ thực phẩm nào, niềm hạnh phúc và đau khổ nào họ đang phải trải qua.

7- Biết được tuổi thọ tối đa của mỗi chư thiên đó kéo dài trong bao lâu nơi cõi đó.

8- Rồi biết luôn ta đã từng chung sống với họ trong quá khứ như thế nào.

“Hỡi các vị tỳ khưu, cho đến khi nào tám giai đoạn Thiên Nhãn của ta được gọi là Adhidevañāṇadassanaṃ (tuệ giác siêu vượt hơn hẳn tuệ giác của chư thiên) chưa được thanh tịnh, thì ta chưa thể khẳng định được mình đã đạt đến Vô Thượng Chánh Đẳng Giác trên cõi đời này, ở cõi Ma-vương (Māra) nơi cõi Phạm Thiên (Brahma), và nơi cõi thuộc các chúng sanh có tri thức, kể cả các Sa môn, các vị Bà la môn, và chư thiên và loài người nữa.

“Hỡi các vị tỳ khưu, nếu như đến thời điểm này, tám giai đoạn thiên nhãn của ta đã được thanh tịnh, ta có thể tuyên bố là đã đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Giác. (với những kết quả như đã nói ở trên.) lúc này thì Thiên Nhãn đã lộ rõ nơi ta khiến cho tâm của ta được giải thoát vĩnh viễn – cuộc sống này trở thành kiếp sống chung cuộc của ta, và ta chẳng còn phải tái sanh nữa.”

Những trích đoạn trên đây cho thấy từ Ñāṇādassana (all kinds of seeings) chắc chắn ngụ ý đến “Thiên Nhãn” hay là từ Pali gọi là Thiên Nhãn Thông (dibbacakkhu).

con mắc.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Bài 15 - Ngũ Nhãn Thông.- Lượt giải Ngủ nhãn.

Để lược giải nghĩa Ngủ nhãn, có bài kệ rằng:

Thiên nhãn thông phi ngại,
Nhục nhãn ngại phi thông.
Pháp nhãn duy quán tục,
Huệ nhãn liễu tri không.
Phật nhãn như thiên nhật,
Chiếu dị thể hoàn đồng.

Dịch nghĩa:

Thiên nhãn thông, chẳng ngại,
Nhục nhãn ngại, chẳng thông.
Pháp nhãn hay quán tục (tục đế),
Huệ nhãn thấu rõ không (chơn đế).
Phật nhãn như ngàn nhật (mặt trời),
Chiếu dị (khác) thể vẫn đồng.

1. Nhục nhãn ngại phi thông ( Nhục Nhãn ngại, chẳng thông )

Nhục nhãn là nhìn thấy trong ánh sáng chẳng thấy trong tối tăm, thấy vẻ ngoài chẳng thấy bên trong. Nhục nhãn ví như mặt kính của máy ảnh, nhân tâm ví như phim âm bản; lục trần duyên ảnh thế giới muôn màu muôn vẻ thâu nhiếp đến nội tâm qua sự phân biệt mà sản sanh sự yêu ghét lấy xả và chấp trước; nếu dựa theo lục thức mà tạo tác thì lúc thiện lúc ác, do những chấp trước thói quen hình thành lâu ngày của lũy kiếp làm che lấp tự tánh lương tri lương năng, vì thế mà xử lí sự vụ đều chẳng tỏ thông ( chẳng rõ ràng thông đạt ).

2. Thiên nhãn thông phi ngại (Thiên Nhãn thông, chẳng ngại) :

Thiên nhãn thông, là một trong lục thông, nhãn căn mà nhìn thấy những hình sắc xa, gần, thô, tế và sự chết bên này sanh bên kia của chúng sanh trong sáu nẻo, thông đạt vô ngại.
Phật dạy: Thiên Nhãn có 3 loại:

a. Giả hiệu Thiên nhãn.- Thiên Nhãn Thần Thông này Do phước báo đời trước, mà có được, cùng với Thiền định và Quang minh.- Do công đức tu hành ở hiện đời mà có được.- Thiên Nhãn của các vị Chuyển Luân Thánh Vương mới chỉ là Giả hiệu Thiên Nhãn.

b. Sanh Thiên Nhãn : Thiên Nhãn của các vị trời, từ Tứ thiên vương cho đến Phi tưởng phi phi tưởng thiên là Sanh Thiên Nhãn.

c. Chân Thiên Nhãn (còn gọi là Thanh Tinh Thiên Nhãn): loại Thiên Nhãn này do các vị Bồ tát ở cõi Trời "Đệ Nhất Nghĩa Thiên" tu tập.

3. Tuệ nhãn liễu chơn không (Huệ Nhãn rõ chơn không)

Tuệ nhãn là một trong ngũ nhãn, tuệ có thể quán chiếu nhìn soi, do vậy gọi là nhãn, con mắt trí tuệ quán xét tánh “ không ”, có thể nhìn thấu triệt được thật tướng chơn không của các pháp, các pháp đều Không.

Trí tuệ quán chiếu, thấu tỏ trong ngoài, thông thấu hữu vô; chơn công phu của tâm hành này, tâm kinh cũng có chứng minh : “ quán tự tại bồ tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách ”. Phật cũng nói rằng : “ nhìn thấy các tướng chẳng phải tướng thì là nhìn thấy Như Lai ”, cái nhìn thấy này cũng là chỉ Bát nhã quán chiếu đến mức thâm áo ẩn vi, soi thấy căn trần chiếu sáng lẫn nhau, có thể nhìn hiểu thấu triệt các pháp Không Tướng, tức nhìn thấy phật Như Lai của tự tánh. Tu đạo thường làm công việc phản tỉnh, có thể sửa bỏ thói hư tật xấu, thế nhưng những ngã chấp ngã kiến vô minh của tầng sâu đều phải mượn trợ công phu của bát nhã quán chiếu, thâm nhập biển tánh nguồn tâm, phá mê chuyển ngộ. Cái trí bát nhã tự tánh vốn có đầy đủ chẳng do cầu ở bên ngoài; khi đối mặt với cảnh sự vật, từ thể khởi dụng, nhìn hiểu phân tích giải thích thấu triệt, duyên tụ thì sanh, duyên tận thì diệt, vạn pháp chẳng có thật tướng, tức thấy chơn không thật tướng, còn gọi là tuệ nhãn liễu chơn không.

4. Pháp nhãn duy quán tục (Pháp Nhãn quán tục đế ). Bồ tát vì độ chúng sanh, trí tuệ chiếu kiến tất cả các pháp môn.
"Tục đế" tức là những tình hình của thế gian nói chung.

5. Phật nhãn như thiên nhật (Phật Nhãn, ngàn mặt trời)

Phật gọi là giác, con mắt của bậc giác là con mắt hiểu thấy thấu triệt thật tướng của các pháp.

Phật nhãn ví như sự quang minh chiếu sáng của cả nghìn mặt trời vậy, hiển thị sự viên mãn trí đức giác hạnh của bậc giác, phóng vô lượng quang, tựa như nghìn mặt trời soi sáng tam thiên đại thiên thế giới, chẳng có chỗ xa nào không đến được, chẳng có lỗ nhỏ nào mà không vào được. Linh quang của người tu đạo có cái đại phóng quang minh, có cái không sáng tỏ lắm; quang ( ánh sáng ) có dài có ngắn, thì ra là sự biểu trưng của trí đức giác hạnh nội ngoại công; nếu đến mức giác hành viên mãn thì vạn luồng kim quang, đương nhiên là Tiên Phật Thánh thật sự thừa nguyện lại đến, diệu hạnh vô tánh, thông thường là dẹp trừ đi bổn tướng ( bổn lai diện mục, chơn tướng, nguyên hình ), giấu kĩ chẳng lộ, hợp quang hỗn tục, gần gũi dân chúng, độ hóa chúng sanh. Đạo trưởng lúc còn trụ thế, có lần thân thể sinh bệnh mà phải ở viện, các Tiền Hiền càn đạo thay phiên nhau thủ hộ, có vị đàn chủ nhìn thấy Sư Mẫu đến thăm bệnh mà bán tín bán nghi. Sư Mẫu đến thăm bệnh lần hai hiển hiện pháp thân kim sắc chói lọi, lúc bấy giờ mới chịu tin sâu, thầy trò đồng tâm, tâm tư cảm giác có thể cảm ứng tương thông. Do đó nếu từng nhìn thấy kim thân của phật bồ tát, thế nhưng chẳng phải là bạn thật sự có thiên nhãn thần thông thì là tiên phật đặc biệt gia trì, trời đất chẳng có lời nói, phải mượn người hoằng đạo.

6. Chiếu dị thể hoàn đồng (Khác tánh, thể vẫn đồng)

Bậc giác của xưa nay đều khéo ở việc khải phát tiềm năng vô tận của tự tánh, từ thể khởi dụng tự tánh giác chiếu, còn gọi là quán chiếu, ngoại quán nội chiếu, chỗ dùng tuy khác nhau, có cách gọi khác nhau của thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn, phật nhãn, nhưng đều do bổn thể khởi ở vạn dụng, cùng ra từ diệu dụng của bổn giác tự tánh.

Kim Cang Kinh Lục Tổ khẩu quyết nói rằng : “ Tất cả mọi người thảy đều có ngũ nhãn, vì bị mê che lấp nên chẳng thể tự thấy. Do vậy Phật dạy chúng sanh trừ đi tâm mê, tức ngũ nhãn khai thông mở mắt.”(lượt soạn )

phật nhãn 2.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Bài 16 - Ngũ Nhãn Thông.- 1. Thanh tịnh Nhục Nhãn.

Năm nhãn tức là 5 loại mắt, gồm:
1- Nhục nhãn.
2- Thiên nhãn.
3- Huệ nhãn.
4- Pháp nhãn.
5- Phật nhãn.

Ở Kinh Bát Nhã và Đại Trí Độ Luận dạy về tu Ngũ Nhãn, như sau:

+ Trước Tu thanh tịnh nhục nhãn.

Ngài Xá Lọi Phất thưa: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Bồ tát thanh tịnh nhục nhãn?
Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Có Bồ tát dùng nhục nhãn thấy xa cả 100 do tuần, có Bồ tát thấy xa được 200 do tuần, có Bồ tát thấy khắp cỗi Diêm Phù Đề, có Bồ tát thấy khắp một tiểu thiên thế giới, có Bồ tát thấy khắp một trung thiên thế giói; có Bồ tát thấy khắp một đại thiên thế giới.- Như vậy gọi là Bồ tát thanh tịnh nhục nhãn.

Bồ tát khi đã thanh tịnh được nhục nhãn rồi, thì có thể thấy cùng khắp cả đại thiên thế giới mà chẳng có gì ngăn ngại cả.
Có thuyết nói có 2 nguyên nhân làm cho Bồ tát có được thiên nhãn:
  • Do tu tập thiền định mà có được thiên nhãn.
  • Do nghiệp quả báo đời trước mà đời nay có được thiên nhãn.
Thiên nhãn thường phát sanh ngay nơi nhục nhãn, khiến nhục nhãn có thể thấy cùng khắp cả đại thiên thế giới mà chẳng có gì ngăn ngại cả. Nhờ có thiên nhãn khai thông các chướng ngại, nên nhục nhãn có thể thấy được thông suốt như vậy.
Trong trường hợp được quả báo sanh làm Tròi, thì liền có thiên nhãn, chẳng cần phải nhiếp tâm mà vẫn thấy thông suốt được.
(hết trích)

Tư duy:

+ Các tư tưởng Thiện từ thấp đến cao chính là các cõi Thiên, từ vật chất, tình cảm, và tư tưởng. Các cái đó được tươi nhuận bằng 10 thiện nghiệp. Thân có 3: Không sát, không đạo, không dâm, Khẩu có 4: không nói dối, không nói lời hung ác, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời thêu dệt. Ý có 3: Không tham, không sân, không si. Con mắt được bảo vệ bằng 10 thiện nghiệp, vận hành bằng 10 thiện nghiệp đó tức là Thiên nhãn.

- Thiên có 3 giới:

  • Dục giới thiên. Đó những chúng sanh làm nhiều việc thiện trong lĩnh vực vật chất.
  • Sắc giới thiên. Đó những chúng sanh làm nhiều việc thiện trong lĩnh vực tình cảm.
  • Vô Sắc giới thiên. Đó những chúng sanh làm nhiều việc thiện trong lĩnh vực tư tưởng.

Tùy theo nhân tố đã tu trì, mà hành giả cảm được quả báo thiên nhãn theo nhân đã tạo.

+ Bồ tát dùng thiên nhãn thấy chúng sanh, chết đây, sanh kia, chẳng có gì ngăn ngại cả.?
- Nghĩa là Những tư tưởng tỉnh giác sẽ quán sát và biết được mỗi ý niệm sanh khởi như vậy, sẽ tồn tại như vậy và sẽ hoại diệt như vậy, xuyên qua lăng kính 10 thiện nghiệp.

+ Thế nào là Bồ tát thanh tịnh nhục nhãn ?

- Nhục nhãn là con mắt thịt của chúng ta, nhưng nếu ta dùng để nhìn ngó không chân chánh thì liền bị dính mắt vào 6 trần, nên phải bị ô nhiễm. Do bị ô nhiễm mà chướng ngại cho 5 nhãn kia phát huy tác dụng. Do đó trước khi tu 5 nhãn kia thì phải dùng con mắt thịt nhìn ngó chân chánh, không tà vạy, đó là Thanh tịnh nhục nhãn.

+ Thấy rõ được thấy khắp một tiểu thiên thế giới, có Bồ tát thấy khắp một trung thiên thế giới, có Bồ tát thấy khắp một đại thiên thế giới.v.v...
- Tức là thấy biết được trong tâm thức mỗi mỗi ý niệm lay động sanh khởi, biến dịch .v.v...

+ Đại thiên thế giới có cả trăm ức núi Tu Di và núi Thiết Vi, lại có vô lượng các chướng ngại vật khác ?
- tức là trong tâm thức có bao nhiêu rào sắt (thiết vi) của 5 dục, của tham ái v.v... làm chướng ngại cho đạo nghiệp.

Nhục nhãn chỉ thấy được gần. Thiên nhãn do nhân duyên 4 Đại thanh tịnh hòa hợp, nên gần xa đều thấy cả. Huệ nhãn thây rõ thật tướng của hết thảy pháp đều là KHÔNG, là vô tướng, là vô tác. Pháp nhãn phân biệt các phương tiện lợi sanh. Phật nhãn mới thấy được khắp tất cả. Ở nơi hết thảy pháp, Phật nhãn thường chiếu, vô ngại.

Như vậy là Hành giả tu THANH TỊNH NHỤC NHÃN (làm nhân tố để hình thành thiên Nhãn)
con_mc10.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Bài 17 - Ngũ Nhãn Thông.- (2) Thiên Nhãn thông.

Thiên Nhãn Thông là sự thấy "Bất tư nghì- Vô ngại tự tại".
Thông thường khi nói đến "Thiên nhãn", người thế gian thường liên tưởng đến người có "con mắt đặc biệt", còn được tưởng tượng là "con mắt thứ 3 nằm giữa trán". (Như Dương Tiễn trong truyện Phong thần bảng).
Thật ra Thiên Nhãn Thông nhà Phật.- Không cần có con mắt nào hết.- Mà vẫn thấy, Như câu chuyện Thập đại đệ tử Phật. Tôn Gỉả A Na Luật .- ANIRUDHA bị mù hai mắt, mà vẫn có Thiên Nhãn Đệ Nhất.

Vâng. Thưa các Bạn. Thiên nhãn thông là cái thấy không phải bằng con mắt. Nhất là không phải người "Dị tướng" có 3 con mắt. Bằng chứng là khi Phật còn tại thế. Đức Phật và 1250 vị A la hán đệ tử không ai là không có thiên nhãn, mà không ai có 3 hay 4 con mắt cả.

Có bài kệ tán tán Thiên nhãn:

Mấy ai đã vào vòng.
Thiền định và an tịnh.
Cảm thông được cái thấy,
Không phải bằng con mắt.
Là cái thấy chân thật...
(Tín- Tâm- Minh nghĩa giải)
Screenshot (29).png

ĐT ĐL dạy:
Hỏi: Sao gọi là Thiên Nhãn thông?
Đáp: Thiên Nhãn thông là do con mắt được cấu tạo bởi sắc thanh tịnh của 4 đại. Người có Thiên Nhãn thông, có khả năng thấy được Tự Địa, tức là cõi mình đang ở và thấy Hạ Địa, tức là cõi dưới, thấy được chúng sanh trong cả 6 đường, thấy được các vật, từ xa đến gần, từ thô đến tế. Hết thảy các sự vật, dù ẩn dù hiện, Thiên Nhãn đều chiếu thấu cả. Thiên Nhãn có hai thứ. Đó là:

1* Do phước báo đời trước, mà có được, cùng với Thiền định và Quang minh.- Do công đức tu hành ở hiện đời mà có được.
2* Có thuyết nói “chư Bồ tát đã được Vô Sanh Pháp Nhẫn rồi, chẳng còn ở trong 6 đường chúng sanh nữa, nhưng vì hạnh nguyện hóa độ chúng sanh, mà thị hiện sanh thân khắp mười phương thế giới”.
Bồ tát được công đức thù thắng hơn các vị A-la-hán, mà Thiên Nhãn chỉ là công đức nhỏ. Vi sao lại chắng tán thán Huệ Nhãn, Pháp Nhãn, Phật Nhãn, mà lại tán thán Thiên Nhãn của Bồ tát?

- Nên biết Thiên Nhãn có 3 thứ, đó là: Giả hiệu Thiên Nhãn, Sanh Thiên Nhãn và Thanh tịnh Thiên Nhãn.

Thiên Nhãn của các vị Chuyên Luân Thánh Vương mới chỉ là Giả hiệu Thiên Nhãn.
Thiên Nhãn của các vị trời, từ Tứ thiên vương cho đến Phi tưởng phi phi tưởng thiên là Sanh Thiên Nhãn.
Thiên Nhãn của chư Phật pháp Thân và chư Bồ tát là Thanh tịnh Thiên Nhãn. Phải ở nơi Thanh tịnh thiên mà tu được Thanh tịnh Thiên Nhãn mới được gọi là Thiên Nhãn thông.

Chư Phật pháp thân và chư Bồ tát Pháp thân mới có được Thanh tịnh Thiên Nhãn, phàm phu, Ngoại đạo, chưa ly dục, chăng có thể được Thiên Nhãn này.

Tư duy:
+ Các tư tưởng Thiện từ thấp đến cao chính là các cõi Thiên, từ vật chất, tình cảm, và tư tưởng. Các cái đó được tươi nhuận bằng 10 thiện nghiệp. Thân có 3: Không sát, không đạo, không dâm, Khẩu có 4: không nói dối, không nói lời hung ác, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời thêu dệt. Ý có 3: Không tham, không sân, không si. Con mắt được bảo vệ bằng 10 thiện nghiệp, vận hành bằng 10 thiện nghiệp đó tức là Thiên nhãn.
- Thiên có 3 giới:
  • Dục giới thiên. Đó những chúng sanh làm nhiều việc thiện trong lĩnh vực vật chất.
  • Sắc giới thiên. Đó những chúng sanh làm nhiều việc thiện trong lĩnh vực tình cảm.
  • Vô Sắc giới thiên. Đó những chúng sanh làm nhiều việc thiện trong lĩnh vực tư tưởng.
Tùy theo nhân tố đã tu trì, mà hành giả cảm được quả báo thiên nhãn theo nhân đã tạo.

+ Bồ tát dùng thiên nhãn thấy chúng sanh, chết đây, sanh kia, chẳng có gì ngăn ngại cả.?
- Nghĩa là Những tư tưởng tỉnh giác sẽ quán sát và biết được mỗi ý niệm sanh khởi như vậy, sẽ tồn tại như vậy và sẽ hoại diệt như vậy, xuyên qua lăng kính 10 thiện nghiệp. (hết trích)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên