Thần Thông, Huyền Thuật....Viên Thông.

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Bài 18 - Ngũ Nhãn Thông.- Chân Thiên Nhãn (Thanh Tịnh Thiên Nhãn).

* Tướng của Thiên Nhãn:
ĐT ĐL dạy về Tướng của Thiên Nhãn:
Bồ tát dùng thiên nhãn tự mình thấy các thiện pháp, cũng dạy người, khiến họ được các thiện pháp, ở nơi các thiện pháp, Bồ tát chẳng thủ chấp, vì các thiện pháp đều là tự tánh không. Trong "không" chẳng có chỗ thủ chấp. Nếu chấp, thì sẽ thọ mùi vị, mà trong "không" thì chẳng có mùi vị vậy.
....... Bồ tát hành Bát nhã Ba- la- mật như vậy, dùng thiên nhãn quán hết thảy pháp đều là không. Vì thấy hết thảy pháp đều là không nên chẳng thủ tướng, chẳng tác nghiệp, chẳng thấy có vì người mà nói pháp ấy, chẳng thấy có tướng chúng sanh, cũng chẳng nghe danh tự chúng sanh.
....... Bồ tát dùng pháp "vô sở đắc", khởi thần thông Ba- la- mật; dùng thần thông quán chỗ nào nên làm thì làm. Thiên nhãn thù thắng hơn nhân nhãn, nên Bồ tát dùng thiên nhãn thấy được các cõi Phật trong khắp 10 phương. Thấy rồi, Bồ tát bay đến tận cùng các cõi Phật để làm lợi ích cho chúng sanh; hoặc dùng bố thí, hoặc dùng trì giới, hoặc dùng nhẫn nhục, hoặc dùng tinh tấn, hoặc dùng thiền định, hoặc dùng trí tuệ để làm lợi ích cho chúng sanh; hoặc dùng 37 phẩm trợ đạo, hoặc dùng 3 giải thoát môn, hoặc dùng pháp Thanh Văn, hoặc pháp Bồ tát, hoặc dùng pháp Phật để làm lợi ích cho chúng sanh. Gặp người xan tham thì Bồ tát nói với họ, "Các ngươi nên hành bố thí. Bần cùng là khổ não. Người bần cùng chẳng tự lợi ích cho chính mình, huống nữa là lợi ích cho người khác. Các ngươi hay siêng năng hành bố thí, khiến tự mình được vui. Các ngươi chớ nên vì bần cùng mà xâu xén hau, trộm cắp của nhau khiến chẳng xa rời được 3 đường ác". Gặp người phá giới thì Bồ tát nói với họ, "Các ngươi chớ nên phá giới, phá giới là khổ não. Người phá giới chẳng tự lợi ích cho chính mình, huống nữa là lợi ích cho người khác. Do phá giới mà phải đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; chẳng thể tựu cứu mình, huống nữa là cứu người khác. Các ngươi chớ nên tùy theo tâm phá giới; đến khi chết, các ngươi sẽ hối hận".(hết trích)
(Các Hành nghiệp khác cũng dùng Thiên nhãn mà quán như vậy, để tu trì.)

+ Thanh Tịnh thiên Nhãn .

Chân Thiên Nhãn, loại Thiên Nhãn này do các vị Bồ tát ở cõi Trời "Đệ Nhất Nghĩa Thiên" tu tập.

Kinh Đại niết Bàn. Phật dạy:

Trong thế gian có bốn loại thiên:

Một, thế gian thiên, như các vị quốc vương, tổng thống, những người có phước báo, đầy đủ vật chất cần dùng…

Hai, sanh thiên, do dụng công tu tập, cải tạo hoàn cảnh, lập chí hướng thượng như: Tứ thiên vương thiên nhẫn đến phi tưởng phi phi tưởng thiên.

Ba, tịnh thiên, những người được chứng đạo quả trong từng phần như: Tu đà hoàn, A la hán, Bích chi Phật.

Bốn, đệ nhất nghĩa thiên, những bậc thấy chân lý, hiểu rõ thực tướng của các pháp là vô tướng, như bậc thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng và thập địa. (hết trích)

Như vậy: "Thanh Tịnh thiên Nhãn " là do tu tập Đệ Nhất Nghĩa đế, tu tập Chân Đế.

Cụ thể là:

+ Về Thiền Định: Tu tập Kim cang Bát nhã Tam muội, Như Huyễn Tam muội, Viên Giác Tam muội, Không, vô tướng, vô tác Tam muội v.v...

+ Về Trí Tuệ: Tu tập: Tánh Không quán, Bất Nhị quán, Thập huyền Môn v.v...

Đây là những chân lý đệ nhất nghĩa, hành giả tu tập pháp này khi thấy chân lý, hiểu rõ thực tướng của các pháp là vô tướng, gọi là Đệ Nhất Nghĩa Thiên. (hết trích)

Do đây là được Chân Thiên Nhãn.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông Nhà Phật (5 Nhãn tt). Bài 19- Pháp Nhãn.

Định nghĩa: Pháp nhãn là con mắt "Chánh pháp" mà có công năng quán được Chân lý "Tục Đế". - Tức là pháp nhãn thấy được một phần của Thật Tướng các pháp.

Pháp Nhãn do đâu sanh ?

+ Pháp nhãn duy quán tục (tục đế).- Nghĩa là: Khi hành giả tu tập và quán sát những chân lý Tục Đế sẽ phát sanh được Pháp nhãn.


Thế nào là " Tục Đế " ?

- Tục - Là Thế tục, là những quy ước mà người thế gian cho đó là Chân lý. Đối lập nghĩa với "Tục Đế" là "Chân Đế" (chân lý tuyệt đối). Tục Đế muốn nói ở đây, là những ( chân lý tương đối ) phương tiện mà đức Phật đã dạy ở những kinh điển Nhị thừa pháp, như Tứ Diệu Đế, 12 nhân duyên v.v…


Có 2 loại Pháp nhãn của Thanh Văn duyên giác và Pháp nhãn của chư Bồ tát.

a). Pháp nhãn của Thanh Văn Duyên giác:

....... Thật tướng các pháp, có 2 phần, Phần hiện tượng và phần Bản thể. Pháp nhãn thấy được Thật tướng hiện tượng của các pháp.

+ Thí dụ: Khi hành giả quán "các pháp do duyên sanh", sẽ thấy được tính chất, vô thường, vô ngã của vạn pháp.

+ Thí dụ:
Vóc bào ảnh lắm người yêu tiếc
Yêu tiếc thân cho thiệt vì thân
Cuộc vui những ước vô ngần
Nào hay vui vẫn là nhân chác sầu!
Kiếp phù thế bóng câu cửa sổ
Chất huyển-hư giọt lộ lồng hoa
Đôi mươi trẻ, chín mươi già
Số phần yểu thọ khó qua vô-thường
Dép dưới giường, lên giường vội biệt
Sống ngày nay, dễ biết ngày mai?
Mạng người hô-hấp kinh thay
Nghĩ cơn vĩnh-biệt tuyền đài mà đau
Xót duyên kiếp vì sao ngắn-ngủi
Chấp thân chi để tủi cho thân
Da bao những thịt xương gân
Xác nầy dường thể đống phân sạch gì?
Tóc, răng, móng khác chi đất bợn
Mũi, dãi, đàm nên tởm xiết bao!
Bên ngoài rệp đốt muổi đeo
Bên trong sán, lải lẫn vào nhớp chưa?
Nỗi nóng bức ngày trưa tiết hạ
Cơn lạnh-lùng, đêm giá trời đông
Xét thân nhơ khổ vô cùng
Dứt lòng tham luyến, khởi lòng thoát-ly
Trách người thế mê chi lắm nhẽ
Sánh phong-lưu phô vẻ y-quan
Kẻ khờ cũng học đài-trang
Để lòng điên-đảo theo đàng sắc thanh
Đầu xương sọ cài trâm thắt lụa
Đảy da hôi ướp xạ xông hương
Khéo đòi nhung gấm phô-trương
Chỉ tuồng che lớp vô-thường hôi tanh
Những mãn tưởng ngày xanh muôn tuổi
Lắm cơ mưu đeo đuổi yên hoa
Ngờ đâu tai điếc, mắt lòa
Diêm-Vương sắp rước đến tòa U-minh
Làn tóc bạc đưa tin quỉ-sứ
Gốc răng long điểm chỉ qui âm
Càng tài, càng sắc, càng dâm
Càng thêm đọa lạc càng lầm mà thôi
(lượt trích sám)

- Đó là lực thấy của Pháp nhãn Thanh Văn Duyên giác.- Thấy: Vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnh v.v...


b). Pháp nhãn của Bồ tát:

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Bồ tát dùng pháp nhãn, biết rõ người tùy tín hành, người tùy pháp hành, người tùy vô tướng hành, biết rõ người hành Không giải thoát môn, người hành Vô Tướng giải thoát môn, người hành Vô Tác giải thoát môn, mà có được 5 căn; do có được 5căn mà được vô gián Tam muội, do có được vô gián tam muội mà được giải thoát trí, khiến đoạn được 3 kiết sử, đoạn được các kiến chấp, trì trai giói, được quả vị Tu-đà-hoàn
Lại biết rõ ngưòi được tư duy đạo, đã mỏng tham sân si, được quả vị Tư-đà-hàm.
Lại biết rõ ngưòi tăng tấn tư duy đạo, dứt trừ tham sân sỉ cõi dục, được quả vị A-na-hàm.
Lại biết rõ người tăng tấn tư duy đạo, dứt trừ các nhiễm cõi sắc và các nhiễm cõi Vô sắc, dửt trừ vô minh ,mạn nghi, trạo cử, được quả vị A-la-hán.
Lại biết rõ người hành 3 tam muội Không, Vô Tướng và Vô Tác mà có được 5 căn, được vô gián tam muội, được giải thoát trí. Do vậy mà biết rõ chỗ tập pháp và chỗ
diệt pháp, được quả vị Bích Chi Phật.
Như vậy gọi là Bồ tát thanh tịnh pháp nhãn.
Này Xá Lợi Phất! Bồ tát dùng pháp nhãn, biết rõ người, từ sơ phát tâm đã hành 6 pháp Ba-la-mật, thành tựu tín căn và tấn căn, được thiện căn thuần thục, rồi vì lợi ích chúng sanh mà đã thọ sanh thân vào các dòng họ lớn, như dòng Sát Đế Lợi, dòng Bà-la-môn, dòng cư sĩ, hoặc thọ sanh lên các cõi trời Tử Thiên Vương, Đao Lợi Thiên, Đâu Suất Đà Thiên, Hóa Lạc Thiên, Tha Hóa Thiên... Bồ tát ở nơi các trú xứ ấy, hành Bồ tát đạo, nhằm thành tựu chúng sanh, tùy chúng sanh cần gì thì cung cấp cho họ đầy đủ, đồng thòi cũng nhằm thanh tịnh Phật độ, cung kính cúng dường chư Phật, mãi cho đến khi được đạo Vô Thượng Bồ Đề.

Như vậy gọi là Bồ tát thanh tịnh pháp nhãn.

Này Xá Lợi Phất! Chư đại Bồ tát dùng pháp nhãn biết rõ ở nơi đạo Vô Thượng Bồ Đề, có vị Bồ tát nào thối tâm, vị Bồ tát nào chẳng có thối tâm, vị Bồ tát nào đã được thọ ký, vị Bồ tát nào chưa được thọ ký, vị Bồ tát nào đã được đầy đủ thần thông, vị Bồ tát nào chưa có đủ thần thông.
Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã được đầy đủ thần thông rồi, thường bay đến các thế giói khắp 10 phương cúng dường chư Phật Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã thanh tịnh Phật độ, vị Bồ tát nào chưa thanh tịnh Phật độ.
Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã thành tựu chúng sanh, vị Bồ tát nào chưa thành tựu chúng sanh, vị Bồ tát nào đã được thân cận chư Phật, vị Bồ tát nào chưa được thân cận chư Phật, vị Bồ tát nào đã được Phật tán thán, vị Bồ tát nào chưa được Phật tán thán Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã được thọ mạng vô lượng, vị Bô tát nào chưa được thọ mạng vô lượng.
Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào sau khi thành Phật, sẽ có chúng Tỷ-kheo nhiều hay ít, trong tăng chúng gồm toàn là Bồ tát hay chẳng có Bồ tát Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã được nhất sanh bổ xứ, vị Bồ tát nào chưa được nhất sanh bổ xứ.
Lại cũng biết rỗ vị Bồ tát nào đã được thân rốt sau (tối hậu thân), vị Bồ tát nào chưa được thân rốt sau.
Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã tọa đạo tràng, vị Bồ tát nào chưa tọa đạo tràng, vị Bồ tát nào đã phá được ma chướng, vị Bô tát nào còn bị ma chướng.(lược trích)


Này Xá Lợi Phất ! Chư đại Bồ tát dùng pháp nhãn, biết rõ ở nơi đạo Vô Thượng Bồ Đề, có vị Bồ tát nào thối tâm, vị Bồ tát nào đã được thọ ký, vị Bồ tát nào chưa được thọ ký, vị Bồ tát nào đã được đầy đủ thần thông, vị Bồ tát nào chưa có đủ thần thông.

....... Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã được đầy đủ thần thông rồi, thường bay đến các thế giới khắp 10 phương cúng dường chư Phật. Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã thanh tịnh Phật độ, vị Bồ tát nào chưa thanh tịnh Phật độ.

....... Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã thành tựu chúng sanh, vị Bồ tát nào chưa thành tựu chúng sanh, vị Bồ tát nào đã được thân cận chư Phật, vị Bồ tát nào chưa được thân cận chư Phật, vị Bồ tát nào đã được Phật tán thán, vị Bồ tát nào chưa được Phật tán thán.

....... Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã được thọ mạng vô lượng, vị Bồ tát nào chưa được thọ mạng vô lượng.

....... Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào sau khi thành Phật, sẽ có chúng Tỳ kheo nhiều hay ít, trong Tăng chúng gồm toàn là Bồ tát hay chẳng có Bồ tát.

....... Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã được nhất sanh bổ xứ, vị Bồ tát nào chưa được nhất sanh bổ xứ.

....... Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã được thân rốt sau (tối hậu thân), vị Bồ tát nào chưa được thân rốt sau.

....... Lại cũng biết rõ vị Bồ tát nào đã tọa đạo tràng, vị Bồ tát nào chưa tọa đạo tràng, vị Bồ tát nào đã phá được ma chướng, vị Bồ tát nào còn bị ma chướng.(hết trích)

Tóm lại: Pháp Nhãn của Bồ Tát thấy được Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

Như vậy gọi là pháp nhãn của Bồ Tát.
ph nhãn.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông Nhà Phật (5 Nhãn tt). Bài 20. - Huệ Nhãn.

+ Huệ Nhãn liễu Chơn Không. Nghĩa là.- Huệ Nhãn là cái thấy "Vạn Pháp giai Không", cái thấy "Bất Nhị", cái thấy về Chân Đế.

Có 2 loại huệ nhãn:
a. của thanh Văn, và
b. của Bồ tát.

a. Tướng của Thanh Văn huệ nhãn.

Luận dạy :

Tướng Huệ Nhãn:

Hỏi: Như vậy tướng của huệ nhãn như thế nào?
Đáp: Có thuyết nói rằng, trong 8 Thánh đạo thì chánh kiến là tướng của huệ nhãn. Vì sao? Vì dùng chánh kiến mới thấy được thật tướng của thọ ấm, mới phá được các chấp điên đảo.

Có thuyết nói rằng chỗ duyên Niết bàn là tướng của huệ nhãn. Vì sao? Vì chỗ duyên ấy chẳng bị phá hoại, chẳng phải là hư vọng.
Lại có thuyết nói rằng 3 giải thoát môn, tương ưng huệ là tướng của huệ nhãn. Vì sao? Vì huệ nhãn khai mở cửa Niết bàn. Có trí huệ hiện tiền, quán thật tế, thông đạt rõ ràng các pháp là tướng của huệ nhãn.
Có thuyết nói rằng thông đạt pháp tánh, trực nhập pháp tánh vô ngại là tướng của huệ nhãn.
CÓ thuyết nói rằng tâm định rõ biết hết thảy các pháp tướng là tướng của huệ nhãn.
Có thuyết nói rằng bất khả đắc không và vô pháp không là thật tướng của huệ nhãn.
Có thuyết nói rằng 18 không là tướng của huệ nhãn.

Lại có thuyết nói rằng dùng trí huệ rõ biết các pháp chẳng phải đồng cũng chẳng phải khác, như pháp thế gian chẳng phải đồng cũng chẳng phải khác với pháp xuất thế gian... Vì sao? Vì đồng và khác cũng đều là bất khả đắc cả, cho nên các quán đều diệt, các tâm hành đều dứt, các ngôn ngữ đều đoạn,
dẫn đến tướng thế gian và tướng Niết bàn chẳng có gì khác nhau. Trí huệ ấy là tướng của huệ nhãn.

Tuy rằng hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật dùng huệ nhãn cũng thây được thật tướng các pháp, nhưng huệ nhãn ấy chỉ hạn cuộc, chẳng chiếu được rộng khắp. Vi như ngọn đèn nhỏ, ít dầu, chẳng có thể tỏa ánh sáng xa rộng được vậy.
Chư Phật và chư đại Bồ tát dùng huệ nhãn chiếu rọi
thật tướng pháp đến chồ tận cùng, nên chẳng có pháp gì mà chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng biết cả. Hàng Thanh Van và Bích Chi Phật vẫn còn có chỗ biết, có chỗ không biết, nên huệ nhãn của hàng Nhị thừa chẳng có thể sánh được với huệ nhãn của chư Phật và chư đại Bồ tát.

....... Đây là tướng của Thanh Văn huệ nhãn.

b. Tướng của Bồ Tát Huệ Nhãn.

....... Đối với Bồ tát thừa, thì : " Huệ nhãn liễu tri không ".- Nghĩa là Huệ nhãn thấu rõ các pháp là tánh không.

Luận dạy : 18 Không là tướng của Huệ nhãn. (theo Bồ tát thừa).

Trong kinh Phật dạy rằng: Bồ tát ở nơi hết thảy pháp, chẳng dấy niệm có pháp hữu vi, pháp vô vi, có pháp thế gian, pháp xuất thế gian, có pháp hữu lậu, pháp vô lậu v.v...
Chẳng niệm CÓ, chẳng niệm KHÔNG mới là tướng của huệ nhãn. Vì sao? Vì nếu Bồ tát còn phân biệt thấy có pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu v.v... là rơi về chấp CÓ (hữu kiến). Còn nếu Bồ tát thấy thế gian vô vi, vô lậu, là rơi về chấp KHÔNG (vô kiến).
Phải bỏ cả hai chấp CÓ và KHÔNG, phải xa lìa các hý luận, phải lấy trí huệ mà hành trung đạo mới gọi là được huệ nhãn.
Khi đã được huệ nhãn rồi thì chẳng có pháp gì mà chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng biết cả. Vì sao? Vì có được huệ nhãn là tận phá được vô minh. Bồ tát dùng huệ nhãn rõ biết được tổng tướng cùng biệt tướng của hết thảy các pháp Đáp: Bồ tát dùng huệ nhãn rõ biết được tổng tướng và biệt tướng của hết thảy các pháp. Hàng Nhị Thừa dùng huệ nhãn chỉ thây được tổng tướng của các pháp mà thôi, ví như chỉ biêt các pháp là vô thường, là khổ, là không, là vô ngã.

Đối với "huệ nhãn" , thì thấy:

+ Phiền não không có tự tánh, chỉ là pháp duyên hợp, tận cùng của các duyên để hợp thành cái gọi là phiền não cũng là tự tánh không, nên tự tánh của phiền não tự nó ly tướng phiền não (tự tánh ly), nghĩa là chẳng phải là phiền não chỉ là danh tự phiền não mà không có thật pháp phiền não.

+ Bồ Đề tức là giác ngộ cũng vậy. Bồ đề không có tự tánh, Chỉ vì có Phiền não nên mới có pháp Bồ đề để đối trị. Nếu phiền não không có, thì Bồ đề để làm gì ?

+ Bởi vậy đối với huệ nhãn thì Phiền não tức Bồ đề, đều là tự tánh không , tự tánh ly, đều là pháp Bất Nhị.

Luận dạy:

Lại có thuyết nói rằng dùng trí huệ rõ biết các pháp chẳng phải đồng cũng chẳng phải khác, như pháp thế gian chẳng phải đồng cũng chẳng phải khác với pháp xuất thế gian... Vì sao ? Vì đồng và khác cũng đều là bất khả đắc cả, cho nên các quán đều diệt, các tâm hành đều dứt, các ngôn ngữ đều đoạn, dẫn đến tướng thế gian và tướng Niết bàn chẳng có gì khác nhau. trí huệ ấy là tướng của huệ nhãn.

....... Trong kinh Phật dạy rằng: Bồ tát ở nơi các pháp chẳng dấy niệm có pháp hữu vi, pháp vô vi; có pháp thế gian, pháp xuất thế gian; có pháp hữu lậu, pháp vô lậu v.v...

....... Chẳng niệm CÓ, chẳng niệm KHÔNG mới là tướng của huệ nhãn. Vì sao ? Vì nếu Bồ tát còn phân biệt thấy có pháp hữu vi, pháp vô vi; có pháp thế gian, pháp xuất thế gian; có pháp hữu lậu, pháp vô lậu v.v... là rơi về chấp CÓ (hữu kiến). còn nếu Bồ tát thấy thế gian vô vi, vô lậu, là rơi về chấp KHÔNG (Vô kiến).

....... Phải bỏ cả hai chấp CÓ và KHÔNG, phải xa lìa các hý luận, phải lấy trí huệ mà hành Trung Đạo mới gọi là được huệ nhãn.

....... Khi đã được huệ nhãn rồi thì chẳng có pháp gì mà chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng biết cả. vì sao ? Vì có được huệ nhãn là tận phá được vô minh. Bồ tát dùng huệ nhãn rõ biết được tổng tướng cùng biệt tướng của hết thảy các pháp.

Nghĩa là đối với Huệ nhãn thì "Vạn pháp giai không" đều là Bất Nhị.

Ngài Xá Lợi Phất thưa: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Bồ tát thanh tịnh huệ nhãn?
Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Bồ tát dùng huệ nhãn chẳng dấy niệm có pháp hữu vi, pháp vô vi; có pháp thế gian, pháp xuất thế gian; có pháp hữu lậu, pháp vô lậu.
Thế nhưng, dùng huệ nhãn, chẳng có pháp nào mà Bồ tát chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng biết cả.

Như vậy gọi là Bồ tát thanh tịnh huệ nhãn
1thuy nguyet.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông Nhà Phật (5 Nhãn tt). Bài 21. - Phật Nhãn.

Phật Nhãn là con mắt Phật. Nhưng chúng ta đừng nên hiểu là con mắt chỉ dành riêng cho Phật.- Mà bất cứ ai thấy rõ ràng Chân lý về mặt không gian, không còn sai lầm- đều là có Phật nhãn.

+ Phật nhãn thể - dụng đồng.
Nghĩa là thấy Thể và Dụng hoà hợp.

Thiền sư Thần Hội ở Ngữ Lục nói:

Thấy chẳng phải tịch, chẳng phải chiếu, gọi là Phật nhãn. (Tịch là Tịnh, Chiếu là Động)

Thấy chẳng phải tịch, chẳng phải chiếu.- Đó là NHƯ.

Phật Nhãn là cái thấy CHƠN NHƯ các Pháp, là cái Bản thể uyên nguyên của các Pháp, là cái thấy tột cùng chân lý không sai lầm về mặt Không gian .- Tổng hợp cả 4 thứ mắt trên, đó là Chân Thiên Nhãn. Từ chân Thiên Nhãn này mà thành hình được Thiên Nhãn Minh.(tức là Phật Nhãn)

Phật chứng Thiên nhãn minh là quan sát Pháp giới, ai thân ai thù, Ngài đều biết rõ nguyên nhân dẫn đến hậu quả hiện đời

Đức Phật nhờ có Thiên nhãn minh quan sát trần gian, Ngài biết người đáng độ, biết chỗ nên tới. Vì vậy, suốt 49 năm thuyết pháp giáo hóa, dù gặp khó khăn, nhưng Phật đều vượt qua được.

- Đó là ý nghĩa:

Phật nhãn thể - dụng đồng.

KINH Bát Nhã dạy:

+ Phật Nhãn và 3 Pháp.

....... Này Tu Bồ Đề ! Như Lai dùng Phật nhãn, thấy ở phương Đông có hằng sa Bồ tát vào tận chốn địa ngục, dùng 3 pháp để giáo hóa chúng sanh. Đó là: 1. Dùng thần thông - 2. Quán tâm niệm của chúng sanh - 3. Tùy chúng sanh mà thuyết pháp.

....... Bồ tát dùng lực thần thông dập tắc lửa địa ngục, làm lạnh nước đang sôi ... dùng tha tâm trí quán biết tâm niệm của chúng sanh, kế đó lại dùng "từ, bi, hỷ, xả" tùy chúng sanh thuyết pháp, khiến họ được tâm thanh tịnh. Nhờ vậy mà họ thoát khỏi cảnh địa ngục. Sau đó Bồ tát lại đem 3 thừa pháp giáo hóa chúng sanh, khiến họ dứt được các khổ sanh tử.

....... Ở khắp 10 phương đều là như vậy cả.

....... Này Tu Bồ Đề ! Như Lai dùng Phật nhãn, quán trong hằng sa cõi nước ở khắp 10 phương , thấy các Bồ tát hầu hạ, cung kính, cúng dường các đức Phật. Nếu được các đức Phật dạy bảo điều gì, thì các Bồ tát ấy liền thọ trì đầy đủ. Dẫn đến khi được Vô Thượng Bồ Đề cũng chẳng có quên sót.

....... Này Tu Bồ Đề ! Như Lai dùng Phật nhãn, quán trong hằng sa cõi nước ở khắp 10 phương , thấy các Bồ tát vì các loài chúng sanh mà xả thân mạng, tự phân cắt thân thể mình đem rải khắp nơi.

....... Súc sanh nào được ăn thịt của Bồ tát đều sanh lòng kính mến. Nhờ vậy mà họ được thoát khỏi kiếp súc sanh, được gặp Phật, được nghe pháp, được tu tập theo 3 thừa pháp, dần dần được tâm thanh tịnh,... dẫn đến có thể được vào Vô Dư Niết Bàn.

....... Như vậy, này Tu Bồ Đề ! Bồ tát làm rất nhiều việc lợi ích cho chúng sanh, giáo hóa chúng sanh, khiến họ phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, đúng như pháp tu hành ... mãi cho đến khi họ vào được Vô Dư Niết Bàn.

....... Này Tu Bồ Đề ! Như Lai dùng Phật nhãn, quán trong hằng sa cõi nước ở khắp 10 phương , thấy các Bồ tát đang trừ nỗi khổ đói khát của hàng ngạ quỷ, khiến họ sanh lòng kính mến Bồ tát. Nhờ vậy mà họ được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, được gặp Phật, được nghe pháp, được tu tập theo 3 thừa pháp, dần dần được tâm thanh tịnh,... dẫn đến có thể được vào Vô Dư Niết Bàn.

....... Bồ tát vì muốn độ chúng sanh, mà hành tâm đại bi như vậy.

....... Này Tu Bồ Đề ! Như Lai dùng Phật nhãn, quán thấy các Bồ tát ở trên cõi trời Tứ Thiên Vương, cõi trời Đao Lợi, cõi trời Dạ Ma, cõi trời Hóa Lạc, cõi trời Tha Hóa Tự Tại, vì hàng chư Thiên thuyết pháp. Chư Thiên ở các cõi trời này nghe Bồ tát thuyết pháp dần dần vào được 3 thừa đạo ... dẫn đến được diệt độ.

....... Này Tu Bồ Đề ! Trong hàng chư thiên, nếu có vị trời nào còn tham đắm 5 dục, thì Bồ tát liền nổi lửa thiêu cháy cung điện của họ, rồi vì họ thuyết rằng, "Này chư Thiên tử ! Hết thảy pháp hữu vi đều là vô thường. Chẳng có nơi nào được an ổn cả".(Kinh Pháp hoa nói câu chuyện Nhà lửa rằng ông trưởng giả vô Nhà lửa để cứu những người con ham chơi trong đó mà không hay biết sự nguy hiểm đến tính mạng. Điều này ẩn dụ nổi lửa thiêu cháy 3 cõi)

....... Này Tu Bồ Đề ! Như Lai dùng Phật nhãn, quán trong hằng sa cõi nước ở khắp 10 phương , thấy có các vị Phạm thiên chấp tà kiến, được các Bồ tát giáo hóa, khiến họ xa lìa tà kiến. Bồ tát dạy rằng. "Vì sao ở nơi các pháp hư vọng, chẳng có tự tướng, mà các ngài lại nảy sanh tà kiến ?".

....... Này Tu Bồ Đề ! Bồ tát an trú trong đại từ, vì chúng sanh thuyết pháp. Thật là hy hữu, khó có ai bì kịp.
(hết trích)

Phật Nhãn mầu nhiệm không thể nghĩ bàn.

Thần Thông, Huyền Thuật....Viên Thông. Chuaad10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông Nhà Phật (5 Nhãn tt). Bài 22. - THA TÂM THÔNG.

* THA TÂM .- Nghĩa là Tâm có đi- đến . Tha Tâm Thông là thần thông soi thấu Tâm chúng sanh chỗ đi và đến, chỗ vận hành, chỗ nhập diệt.
Kinh Bát Nhã Phật dạy: "Này Tu Bồ Đề ! Do nơi Bát nhã Ba- la- mật mà Phật biết rõ tâm chúng sanh chẳng thể thấy được.
....... Vì sao ? Vì tâm thể là vô tướng. chẳng thể dùng "5 nhãn" mà thấy được tâm chúng sanh vậy." ...
....Ví như chim chẳng có đôi cánh, chẳng thể bay cao được. Cũng như vậy, Bồ tát chẳng có các thần thông Ba- la- mật, chẳng có thể giáo hóa chúng sanh được".....
...này Tu Bồ Đề ! Chư Phật do nơi thâm Bát nhã Ba- la- mật mà biết rõ tâm niệm của vô lượng, vô biên chúng sanh."
....... Nên biết, tâm thể là vô tướng, nên chẳng có các tướng tâm như vậy.
....... Trái lại, Phật thường trú nơi tịch diệt, nên như thật biết hết thảy tâm chúng sanh.
....... Vì sao ? Vì tự tướng tâm của chúng sanh là vô tướng. Phật dùng 5 nhãn, thây rõ tâm thể của chúng sanh là vô tướng, là bất khả đắc.
....... Người dùng nhục nhãn và thiên nhãn, thì thấy có sắc pháp. Người dùng huệ nhãn, duyên niết bàn tướng, thì chẳng thấy có sắc pháp.
....... Người mới dùng pháp nhãn, thì thấy phân biệt có thiện pháp, có bất thiện pháp, có hữu lậu pháp, có vô lậu pháp, đến khi liễu đạt được thật tướng pháp rồi, thì người dùng pháp nhãn sẽ thấy rõ được các pháp đều là vô tướng, là bình đẳng, là vô phân biệt.
( Vì tâm thể là vô tướng. chẳng thể dùng "5 nhãn" mà thấy được tâm chúng sanh vậy.)
(hết trích)

Do dùng 5 nhãn không thể thấu tột Tâm của chúng sanh, nên nhằm mục đích độ Sanh, Đức Phật dạy đệ tử Phật Tha Tâm Thông.

Luận dạy:

Hỏi: Nếu tâm có chỗ thú hướng thì tâm đi và đến như thế nào? Nếu tâm cỏ đi thì như tâm người chết. Nếu tâm không đi thì căn, trần và thức chẳng có thể hòa hợp được, chẳng có duyên xúc sanh ỷ. Như vậy làm sao có thể biết được các pháp?
Đáp: Tâm chẳng có đi, chẳng có đến. Dù chẳng có đi đến (vô khứ lai), mà vẫn thường hòa hợp với các pháp. Vì sao?
Vì các pháp cũng đều chẳng có đi đến. Nếu chấp các pháp có đi đến, là đọa về thường kiến.
Hết thảy các pháp đều chẳng có định tướng. Chỉ do 6 căn, 6 trần, hòa hợp sanh ra có 6 thức, dẫn sanh có 5 ấm.
Lại có 5 ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) mà có các tâm và tâm sở pháp sanh ra vậy.
Bởi vậy nên các tâm thức đều là hư dối, là như huyễn, như hóa. Trong kinh Đại Thừa Ma Ha Diễn nói: “Hết thảy chúng sanh đều như huyễn, như hóa. Chỉ có Phật mới biết rõ tâm của hết thảy chúng sanh đều chẳng có đi, chẳng có đến”.
Ví như Tỷ-kheo hay tham cầu lợi dưỡng, dù thường được người đến cúng dường mà vẫn thấy thiếu thốn; còn Tỷ-kheo không tham cầu lợi dưỡng, chẳng bao giờ thấy thiếu thốn gì cả. Tâm của các Tỷ-kheo cũng là như vậy. Nếu phân biệt chấp tướng thì chẳng có thể rõ được Thật Tướng pháp, chẳng thông đạt được tâm của chúng sanh nên thuyết pháp chẳng có được vô ngại. Trái lại, nếu chẳng phân biệt chấp tướng thi mới có thê thông đạt được tâm các chúng sanh nên thuyết pháp được vô ngại.....

"Ví như chim chẳng có đôi cánh, chẳng thể bay cao được. Cũng như vậy, Bồ tát chẳng có các thần thông Ba- la- mật, chẳng có thể giáo hóa chúng sanh được".....
........này Tu Bồ Đề ! Chư Phật do nơi thâm Bát nhã Ba- la- mật mà biết rõ tâm niệm của vô lượng, vô biên chúng sanh.
....... Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn ! Làm thế nào Phật biết rõ như vậy ?
....... Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Phật dùng pháp tướng để biết như vậy.
....... Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn ! Phật dùng pháp tướng gì để biết ?
....... Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Trong pháp tướng chẳng có "tướng pháp tướng", huống nữa là "tướng nhiếp tâm" hay "tướng loạn tâm".
....... Phật dùng pháp tướng như vậy nên biết rõ chúng sanh nhiếp tâm hay loạn tâm. Vì sao ?
....... Vì tận tướng, vì đoạn tướng, vì tịch diệt tướng, vì ly tướng cho nên biết. nói cách khác, Phật do nơi Bát nhã Ba- la- mật mà như thật biết chúng sanh nhiếp tâm hay loạn tâm.
....... Lại nữa, này Tu Bồ Đề ! Do nơi Bát nhã Ba- la- mật mà Phật biết rõ chúng sanh có nhiễm tâm, có sân tâm, có si tâm và cũng biết rõ tâm nhiễm, tâm sân, tâm si của chúng sanh.
....... Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn ! Làm thế nào Phật biết rõ như vậy ?
....... Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Vì thật tướng của " nhiễm tâm" là "vô nhiễm tâm tướng", của "sân tâm" là "vô sân tâm tướng", của "si tâm" là "vô si tâm tướng".
....... Vì sao ? Vì ở nơi thật tướng chẳng có tướng của "tâm vương", tướng của "tâm sở", huống nữa là các tướng của "nhiễm tâm", của "sân tâm", của "si tâm", cũng như các tướng của "vô nhiễm tâm", "vô sân tâm", "vô si tâm".
....... Lại nữa, này Tu Bồ Đề ! Do nơi Bát nhã Ba- la- mật mà Phật biết rõ "quảng đại tâm" của chúng sanh.
....... Lại nữa, này Tu Bồ Đề ! Do nơi Bát nhã Ba- la- mật mà Phật biết rõ tâm chúng sanh vô lượng.
....... Lại nữa, này Tu Bồ Đề ! Do nơi Bát nhã Ba- la- mật mà Phật biết rõ tâm chúng sanh chẳng thể thấy được.
....... Vì sao ? Vì tâm thể là vô tướng. chẳng thể dùng "5 nhãn" mà thấy được tâm chúng sanh vậy.
....... Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Thế nào là thật tướng pháp ?
....... Phật dạy: Thật tướng pháp là tự tánh không, là rốt ráo không, là bất khả đắc không.
....... Bởi vậy, này Tu Bồ Đề ! Do nơi Bát nhã Ba- la- mật mà Phật biết rõ tâm chúng sanh bất khả kiến (chẳng thể thấy được) vậy.
...... Phật đã vượt qua hết thảy tướng phân biệt, hư vọng, đã an trú trong thật tướng pháp, trong tánh không, nên biết rõ hết thảy chúng sanh tâm.
....... Trái lại phàm phu trú tâm nơi hư vọng pháp, nên chẳng có thể biết được tâm niệm của kẻ khác. (hết trích)

+++++++++++++++++

Tư duy:

Vì sao Phật lại biết được tất cả tâm niệm của vô lượng vô biên chúng sanh ?

* Vì tất cả pháp đều là "tánh không".- Bản thể chúng là NHƯ. Trong tánh không, trong NHƯ không có tướng hai .- đó là Thật tướng pháp, Ở nơi thật tướng pháp tất cả pháp đều vô tướng. Vì vậy tất cả tâm niệm của chúng sanh dù là tham, sân, si v.v... bản chất đều là Chân Như rốt ráo thanh tịnh. Ví như một chất vàng ròng làm ra con sư tử vàng, thì chân sư tử hay đầu sư tử cũng là một chất vàng không khác. Do vậy khi dùng trí "Không" thì thấy được bản thể "NHƯ" và hiện tượng "HUYỄN" của tất cả tâm niệm tham, sân, si v.v...
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông Nhà Phật. Bài 23- THA TÂM THÔNG-* Do chấp tâm, chấp tướng mà phân biệt có các tâm.


LUẬN dạy:

.
.......Hỏi: Nếu tâm là chẳng thể thấy được, thì Phật làm sao có thể như thật thấy, như thật biết tâm của hết thảy chúng sanh được ?

.......Đáp: Người vào thiền định, được tâm thanh tịnh như lưu ly, nên thấy được các vọng tâm dấy khởi, người quán bạch cốt thấy tâm thứ lớp sanh, chẳng thấy tâm tại thân, cũng chẳng thấy tâm tại duyên, người duyên vô biên xứ, thấy thức vô lượng vô biên v.v...

....... Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn ! Làm thế nào Phật biết rõ như vậy ?

....... Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Hết thảy tâm số chúng sanh dù có lên xuống, dù có ra vào, thì cũng đều y cứ nơi "sắc, thọ, tưởng, hành, thức" mà sanh khởi cả. Vì sao ? Có chúng sanh y cứ nơi sắc, mà chấp thân và thế gian là thường, cho đó là sự thật, nếu trái lại là hư dối; hoặc y cứ nơi sắc, mà chấp thân và thế gian vừa là thường cũng vừa là vô thường , cho đó là sự thật, nếu trái lại là hư dối, hoặc y cứ nơi sắc, mà chấp thân và thế gian chẳng phải thường cũng chẳng phải vô thường , cho đó là sự thật, nếu trái lại là hư dối.

....... Đối với "thọ, tưởng, hành và thức" cũng lầm chấp như vậy.

* Nếu không tu tập Bát nhã Ba-la-mật thì dù có Tha Tâm Thông, cũng chỉ biết được rất ít cảnh giới, cũng chỉ biêt .được cõi Dục và cõi sắc mà chẳng có thể biết được cõi Vô Sắc, chỉ biết được tâm niệm của chúng sanh trong hiện tại, mà chẳng có thể biết được tâm niệm của chúng sanh trong .quá khứ và vị lai.

* Phải có đầy đủ 6 thần thông và phải tu tập Bát nhã Ba-la-mật mới khắp biết được tâm niệm của hêt thảy chúng sanh.

  • Hàng Thanh Văn, khi vào Tứ Thiền, có thể biết được tâm chủng sanh trong 1.000 thế giới;
  • Bích Chi Phật có thê biết được tâm chúng sanh khắp 100.000 thế giới.

Ngoài ra, phàm phu chẳng có thể biết được tâm của Thanh Văn, Thanh Văn chẳng có thể biết được tâm của Bích Chi Phật, Bích Chi Phật .chẳng có thể biết được tâm của Phật. Bởi nhân duyên vậy, nên muốn biết được tâm của hết thảy chúng sanh, thì phải tu tập Bát nhã Ba-la-mật.

Hỏi: Phải dùng trí gì để biết được tâm và tâm sở của hết thảy chúng sanh?
Đáp: Các đức Phật dùng Trí Vô Ngại Giải Thoát rõ biết tâm và tâm sở của hết thảy chúng sanh. Các đại Bồ tát mới có được tương tợ Trí Vô Ngại Giải Thoát, nên cũng đã rõ biêt được một phần tâm và tâm sở của chúng sanh.

Bởi vậy, nên các tân học Bồ tát muốn được Vô Ngại Giải Thoát của đại Bồ tát, các đại Bồ tát muốn được Vô Ngại Giải Thoát của Phật đều phải tu tập Bát nhã Ba-la-mật.

Hỏi: Người độn căn ở chốn hạ địa chẳng có thể thây được tâm của người lợi căn ở thượng địa. Như vậy làm sao Bồ tát có thể biết được tâm của chư Phật ở trong khắp 10 phương?
Đáp: Bồ tát nương theo thần lực của Phật mà thấy được như vậy. Trong kinh có nói: “Nương theo thân lực của Phật thì có thể thấy rõ được khắp các thế giói Phật trong 10 phương”.
Ngoài ra Bát Nhã Ba-la-mật là nhất như. Tâm Phật và tâm Bồ tát cũng ở thể nhất như, nên Bồ tát biêt rõ được tâm của chư Phật trong khắp cả 10 phương.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông Nhà Phật. Bài 24- THA TÂM THÔNG-* Tha Tâm Thông của Phật:

Hỏi: Vì sao gọi Phật là bậc Nhất thiết chủng trí?
Đáp: Vì Phật biết rõ tâm của hết thảy chúng sanh. Nếu chẳng biết rõ tâm của hết thảy chúng sanh thì chẳng có thể được gọi là Nhất thiết chủng trí.
+ Chấp Tâm Vô biên:
Tâm của chúng sanh vô biên nên Nhất thiết chủng trí cũng vô biên.
Hỏi: Cả hai bên “Hữu biên” và “Vô biên” đều chảng thật cỏ cả. Như vậy, vì sao ở nhiều chỗ Phật thường nói đến"Vô biên”, như nói “si, ái của chúng sanh là Vô biên”...?
Đáp: Chúng sanh vô biên, trí huệ của Phật cũng vô biên.
Thế nhưng chẳng nên chấp thủ cái tướng vô biên ấy mà khởi sanh các hý luận. Ví như Phật dạy: “Chấp thường và chấp vô thường cũng đều là điên đảo cả”. Phật thuyết vô thường chỉ nhằm phá chấp thường. Nếu nghe nói vô thường mà lại chấp .tướng vô thường, thì cũng vẫn là tà kiến, vẫn là hý luận.
Trái lại, nếu nghe nói vô thường mà chẳng châp tướng vô thường, mà biết vô thường tức là khổ, là Không, là vô ngã, rồi y nơi vô thường để quán các pháp, thì sẽ vào được pháp KHÔNG, tức là vào được Thật Tướng pháp. Như vậy là dùng pháp quán về vô thường để vào nơi Chân Đế là chân thật pháp vậy.

* Bát Nhã Ba la mật & Tha tâm thông,

Kinh dạy:
Này Xá Lọi Phất! Lại có Bồ tát do thật hành Bát nhã Ba-la-mật, mà được tha tâm thông, như thật biết tâm của chúng sanh, biết rõ những chúng sanh có tâm giải thoát, những chúng sanh có tâm chưa giải thoát. Bồ tát được tha tâm trí như vậy, mà chẳng thấy có các tâm ấy. Vì sao?
Vì tướng tâm chẳng phải là tướng tâm (tâm tướng phi tâm tướng)ẵ Tất cả các tướng tâm đều là bất khả đắc, đều là tự tướng không, tự tướng ly, tự tướng vô sanh vậy. Cho nên, Bồ tát chẳng dấy niệm rằng ta được tha tâm thông, trừ trường họp vì tâm Tát bà Nhã.
Như vậy gọi là Bồ tát thật hành Bát nhã Ba-la-mật, mà chứng được tha tâm thông trí.

* ĐT ĐL dạy Tha Tâm Thông:

Hỏi: Vì sao trước Phật nói: "Thật tướng pháp là vô tưởng, nên như thật biết được chúng sanh nhiếp tâm hay loạn tâm; rồi sau đó lại nói: “Do tướng tận, tướng đoạn, tướng tịch diệt, tướng ly, nên như thật biết được chủng sanh nhiếp tầm hay loạn tâm ”?
Đáp: Bồ tát dùng “vô thường huệ” mà biết “tướng tận”.
Do hành “vô thường huệ” mà tâm ly hết thảy nhiễm được vô nhiễm. Lại dùng hết thảy “thế gian đạo”, ngăn ngừa và diệt trừ các kiết sử. Đây là “tướng diệt”. Lại dùng “vô lậu đạo”, tận đoạn các kiết sử. Đây là “tướng đoạn”. Lại quán Niết bàn tịch diệt, ly hét thảy các tướng. Đây là “tướng tịch diệt”, “tướng ly”.
Bởi vậy nên, khi vào được nơi thật tướng pháp, trú nơi thật tướng pháp, thì biết rõ được chúng sanh nhiếp tâm, hay loạn tâm. Vì sao? Vì ở nơi thật tướng pháp, thì hết thảy các pháp đều là vô tướng cả.

Lại nữa, niệm là vô trú, là rốt ráo không, là chẳng thể biết được. Vì sao? Vì niệm quá khứ đã qua, niệm hiện tại chẳng trú,niệm vị lai chưa đến. Nếu khởi niệm là có sanh diệt rồi vậy.
Phàm phu, do chấp tướng, mới vọng chấp phân biệt có 3 thời. Trái lại, người trí biết rõ “hiện tại”, cũng là tận tướng, là rốt ráo không. Vì biết rõ tâm niệm là rốt ráo không, nên chẳng chấp trước, chẳng có gì vướng mắc cả.
Do biết rõ thời gian là vô trú, nên được đạo. Do biết rõ thật tướng các pháp là vô tướng, nên chẳng khởi sanh vọng kiến phân biệt, dẫn đến như thật biết được tâm chúng sanh nhiễm hay tịnh.
Phật dạy: Tâm tướng là tánh không. Các tướng nhiễm, tịnh, rộng, hẹp, tăng, giảm v.v... đều là bất khả đắc cả.
Do có so lường mà nói tâm có nhiễm, có tịnh, có rộng, có hẹp, có tăng, có giảm v.v... Như vậy là nói tâm có hạn lượng. Thế nhưng vì tâm duyên vô lượng chúng sanh, duyên vô lượng pháp, lại vì tâm tướng là bất khả đắc, nên tâm là vô lượng.

Ví như nhãn căn duyên nhãn trần, sanh ra nhãn thức, mà nhãn thức chẳng phải ở trong hay ở ngoài mắt, chẳng phải ở bên này hay bên kia mắt, nên là vô trú xứ, là bất khả đắc vậy.
Do vậy, nên nói các trần cảnh hiện ra trước mắt đều là như cảnh ở trong mộng, chẳng có định tướng. Thức duyên cũng như vậy, chẳng có y chỉ, chẳng có định tướng nên nói tâm là quảng đại, là vô lượng.
Hỏi: Nếu tâm ỉà chẳng thể thấy được, thì Phật làm sao có thể như thật thấy, như thật biết tâm của hết thảy chủng sanh được?
Đáp: Người vào thiền định, được tâm thanh tịnh như lưu ly, nên thấy được các vọng tâm dấy khởi, người quán bạch cốt thấy tâm thứ lớp sanh, chẳng thấy tâm tại thân, cũng chẳng thấy tâm tại duyên, người duyên vô biên xứ, thấy thức vô lượng vô biên v.v...
Nên biết, tâm thể là vô tướng, nên chẳng có các tướng tâm như vậy.
Trái lại, Phật thường trú nơi tịch diệt, nên như thật biết hết thảy tâm chúng sanh.
Vì sao? Vì tự tướng của tâm chúng sanh là vô tướng. Phật dùng 5 nhãn, thấy rõ tâm thể của chúng sanh là vô tướng, là bất khả đắc.
Người dùng nhục nhãn và thiên nhãn, thì thấy có sắc pháp. Người dùng huệ nhãn, duyên Niết bàn tướng, thì chẳng thấy có sắc pháp.
Người mới dùng pháp nhãn, thì thấy phân biệt có thiện pháp, có bất thiện pháp, có hữu lậu pháp, có vô lậu pháp, đến khi liễu đạt được thật tướng pháp rồi, thì người dùng pháp nhãn sẽ thấy rõ được các pháp đều là vô tướng, là bình đẳng,
là vô phân biệt.
Trước đây đã nói rằng “Hết thảy các pháp đều chẳng có tác giả, chẳng có tri giả, chẳng có kiến giả”. Bởi vậy nên tâm cũng như hết thảy các pháp khác, đều chẳng thể thấy được vậy.
Phật, ở nơi tịch diệt tướng, chẳng dùng sự thấy hư vọng của hàng phàm phu, cũng chẳng dùng 5 nhãn để thấy, nên mới “như thật thấy, như thật biết tâm niệm của chúng sanh” vậy.
.....Cũng như vậy, Phật dùng như thật trí huệ, mà biết được nhiễm tâm, sân tâm, si tâm v.v... của chúng sanh. Vì sao?
Vì thật tướng của nhiễm tâm, của sân tâm, của si tâm là vô nhiễm, vô sân, vô si. Nên biết chúng sanh tâm là vô lượng, là quảng đại, là bình đẳng vậy.
lục thông.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông Nhà Phật. Bài 25- THA TÂM THÔNG- * Con đường nào dẫn đến Tha Tâm Thông ?

* Phật dạy:

Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về như ý (Iddhi), về như ý túc, về tu tập như ý túc, và về con đường đưa đến tu tập như ý túc. Hãy lắng nghe.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là như ý? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thực hiện nhiều loại thần thông: Một thân hiện ra nhiều thân… có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là như ý (Iddhi).

Này các Tỷ-kheo, thế nào là như ý túc? Con đường nào, đạo lộ nào, này các Tỷ-kheo, đưa đến chứng được như ý, chứng đắc như ý. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là như ý túc.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là sự tu tập như ý túc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành… tinh tấn định… tâm định… tu tập như ý túc câu hữu với tư duy định tinh cần hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tu tập như ý túc.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến tu tập như ý túc? Ðây là Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến… chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến sự tu tập như ý túc.
(hết trích)

Trong Tương Ưng Bộ Kinh có nguyên phẩm Tương Ưng Như Ý Túc. Đây là những lời do Đức Phật trực tiếp giảng dạy lý thuyết, thực hành, kết quả hay thành tựu của Tứ Như Ý Túc mà phần lớn là những thành tựu về thần thông của Phật giáo trên con đường đi đến Niết Bàn. Tứ Như Ý Túc nằm trong về 37 Phẩm Trợ Đạo theo thứ lớp được xếp trên Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần. Tứ Như Ý Túc gồm 4 yếu tố:

Dục Như ý Túc
Tấn Như ý Túc
Tư Duy Như ý Túc
Tuệ (Trạch Quán) Như Ý Túc.

Kính các Bạn: Cả 3 loại Thần Thông Biến hoá, Giáo Hoá và Tha Tâm, đều dựa trên căn bản Định và Huệ. Định và Huệ cân bằng phát sanh thần thông. Như trong bài kinh Tứ Như Ý túc nói trên.

đến phật.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông Nhà Phật. Bài 26 - Túc Mạng Thông.

Kinh Bát Nhã. Phật dạy:

"Này Xá Lợi Phất ! Lại có Bồ Tát thật hành Bát Nhã Ba la Mật, mà được Túc Mạng Thông, nhơ biết được các Niệm của mình, tù 1 niệm dẫn đến 100 niệm, các Niệm trong 1 ngày dẫn đến trong 100 ngày, trong 1 năm dẫn đến trong 100 năm, trong 1 kiếp dẫn đến trong 100 kiếp.... Bồ tát cũng biết rõ đời trước mình có họ như vậy, có tên như vậy, có nếp sống như vậy.... Bồ tát cũng biết rõ đời trước mình thọ mạng được bao nhiêu tuổi; trên khắp các nẽo đường sanh tử, đã hưởng vui, đã thọ khổ như thế nào; biết rõ mình sanh ở đâu, chết ở đâu. Bồ tát biết rõ tất cả các tướng nhân duyên như vậy, mà chẳng sanh tâm chấp, chẳng thấy có Túc mạng thông, có sự niệm nhớ nương theo Túc mạng thông. Vì sao ? Vì biết rõ thân cùng tất cả pháp đều là Bất khả đắc, là Tự tánh không, tự tánh ly, tự tánh vô sanh vậy. Cho nên Bồ tát chẳng dấy niệm rằng ta được Túc mạng thông.- Trừ trường hợp vì Tâm Tát Bà Nhã.

Như vậy gọi là Bồ Tát Thật hành Bát Nhã Ba la mật, mà chứng được Túc mạng thông. (hết trích)

+ Túc Mạng Thông ,- biết được túc mạng của mình và của chúng sanh, sanh tử như thế nào ?

Kính các Bạn: Sanh - Diệt là giả tướng. Bất Sanh - Bất Diệt mới là Thật. Thấy có Sanh - Diệt chỉ là chạy theo ý niệm điên đão vọng tưởng. Thoát khỏi Ý niệm điên đão vọng tưởng thì liền được "Vô Sanh" cứu cánh Niết Bàn.- Đó là "Thoát ly Sanh tử".

Tóm lại: Người THẤU TRIỆT ĐƯỢC CHÂN LÝ VỀ MẶT THỜI GIAN, THÔNG SUỐT ĐƯỢC THỜI NHƯ.- ĐÓ LÀ CHỨNG ĐẮC TÚC MẠNG THÔNG.
Người ấy sẽ biết được Túc Mạng của mình và tất cả chúng sanh trong vô lượng kiếp.

Đức Phật quá Khứ Ca Diếp Như Lai (Phật thứ 3 Hiền Kiếp), có bài kệ nói về túc Mạng:

Nhất thiết chúng sanh tánh thanh tịnh, Tòng bổn vô sanh vô khởi diệt.
Tức thử Thân- Tâm thị huyễn sanh, Huyễn hóa chi trung vô tội phước.

Dịch nghĩa:

Tánh chúng sanh thảy thanh tịnh hết, Do không sanh, không diệt mà ra.
Thân, Tâm là huyễn thôi mà, Huyễn thì tội phước hóa là đều không.
(hết trích)

Kính các Bạn: Cội nguồn của Sanh mạng là VÔ SANH. Lời tực ĐT ĐL rằng: "Muôn sự muôn vật đều do sanh sanh mà được hình thành. Thế nhưng cội gốc của sanh sanh lại là vô sanh. Từ vô thi đến nay và mãi mãi về sau, tánh vô sanh ấy vẫn thường bất động. Do duyên khởi biến hóa mà giả danh có các sự các vật. Thật ra, tất cả các sự các vật đều là hư vọng, là không thật có, là vô tự tánh. Phàm phu do chìm đắm trong mê muội, mà khởi vọng chấp cho rằng các sự vật là thật có.

Kinh tứ A Hàm dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”. Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.- Chỉ có trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được Thật Tướng của các pháp. Dùng trí huệ Bát Nhã soi chiếu đến tận gốc sẽ liễu ngộ được lý siêu việt chân thường, dẫn đến chỗ tuyệt tư cảnh giới. Trái lại, nếu dùng danh tự ngôn ngữ mà diễn đạt thì sẽ trái với chỗ thậm thâm vi diệu; còn nếu dùng lý trí mà tư duy thì sẽ mất đi chỗ y chí.
Ở nơi tam tạng Pháp bảo, hàng Thanh Văn cũng không liễu tri đến chỗ thâm diệu; còn người tạp học thì phải chịu thúc thủ chăng sao bước vào được cửa Không,chỉ ví như cá muôn hóa rồng, phí công mà chăng sao được như nguyện, đành phơi mang trước cửa Long cug." (hết trích).

Bởi vậy.- Người thấu triệt được CHÂN LÝ VỀ MẶT THỜI GIAN, THÔNG SUỐT ĐƯỢC THỜI NHƯ.- ĐÓ LÀ CHỨNG ĐẮC TÚC MẠNG THÔNG.- Người ấy sẽ biết được Túc Mạng của chính mình và tất cả chúng sanh trong vô lượng kiếp.

....Dùng TÚC MẠNG THÔNG TRÍ. biết rõ đời trước của mình và tất cả chúng sanh; biết rõ danh hiệu của chư Phật và chúng đệ tử trong quá khứ.

Nếu chúng sanh nào có lòng tin, muốn nghe về quá khứ của họ, thì vì chúng sanh nói lại những việc làm của họ trong quá khứ, để rồi vì chúng sanh nói pháp, như thuyết Bố thí... dẫn đến thuyết Niết Bàn.

- Như vậy là TÚC MẠNG THÔNG TRÍ.

Thần Thông, Huyền Thuật....Viên Thông. Lhoi110
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông Nhà Phật. Bài 27 - Thần túc thông.

Kinh 42 chương. Phật dạy:

Vị A-la-hán có thể bay trên không trung, hiện hóa các phép thần thông, đời sống dài trọn kiếp. Vị ấy ở đâu thì cảm động cả đất trời. (hết trích)

Kính các Bạn. Thần thông, biến hoá là việc có thật, mà đức Phật đã dạy ở nhiều kinh điển.

Ở bài : Luyện thần thông - Trưởng lão Ưu Ba Đề Sa (Upatissa)
LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT. Có đoạn:

Hỏi rằng: Có bao nhiêu loại biến hóa và ai tu việc biến hóa? Vì sao nên khởi lên sự biến hóa ấy?
Đáp rằng: Sự biến hóa ấy có 3 loại. Đó là: Thọ trì biến; Tác biến và Ý sở tác biến.

+ Sao gọi là Thọ trì biến?
Với kẻ tọa thiền kia lấy một thành nhiều, lấy nhiều thành một. Dùng thân nầy lớn dần cho đến Phạm Thiên. Đây nghĩa là Thọ trì biến.

+ Sao gọi là Tác biến?
Kẻ tọa thiền kia xả bỏ tự tánh của thân, hiện ra thân hình của Đồng Tử; hoặc hiện thành hình của loài rồng; hoặc hiện hình của Phạm Vương, như thế v.v... Đây nghĩa là Tác biến.

+ Sao gọi là Ý sở tác biến?
Kẻ tọa thiền kia từ thân nầy hóa làm thân khác tùy ý chỗ tạo tác ra tất cả các thân phần gồm các căn đầy đủ. Đây gọi là Ý sở tác biến.

* Lại nữa biến có 7 loại: Đó là:
Tri biến, định biến, thánh biến, nghiệp quả báo sở sanh biến, công đức nhơn biến, minh thuật sở tạo biến, phương tiện biến.

- Hỏi rằng: Thế nào là tri biến?
Đáp rằng: Lấy vô thường trong hiện tại để dứt trừ về tưởng thường, trở thành tri biện biến. Như A La Hán đạo, đoạn trừ tất cả những phiền não, thành tri biện. Đây nghĩa là biến tri biện. Ví dụ như Trưởng Lão Bạt Câu La, Trưởng Lão Tăng Kiết Phiêu Giả; Trưởng Lão Bộ Khổng Đa Ba La. Đây gọi là những vị biến tri biện.

- Hỏi rằng: Thế nào là biến định biện?
Đáp rằng: Dùng sơ thiền để đoạn trừ những triền cái (che đậy) thành biến định biện. Dùng Phi tưởng Phi phi tưởng định đoạn trừ vô sở hữu biến định biện. Trưởng Lão Xá Lợi Phất Đa; Trưởng Lão Tiên Thời Bà; Trưởng Lão Côn Đàn Nhược; Uất Đa La Ưu Bá Di Sa; Ma Bà Đề Ưu Bà Di. Đây là những biến định biện.

- Hỏi rằng: Thế nào gọi là Thánh biện?
Đáp rằng: Nếu Tỳ Kheo vui nơi chẳng thể được thì sẽ trụ ở Phi Bất Nại Tưởng, trở thành trụ ở Hữu Phi Bất Nại Tưởng. Nếu Tỳ Kheo vui nơi Phi Phi Nại, sẽ trụ ở Bất Nại Tưởng, trở thành trụ ở Hữu Bất Nại Tưởng. Nếu Tỳ Kheo vui nơi Phi Bất Nại và Phi Phi Nại Tưởng thì sẽ trụ ở nơi Phi Phi Nại Tưởng, trở thành trụ ở Hữu Phi Phi Nại Tưởng. Nếu Tỳ Kheo vui nơi Bất Nại và Phi Phi Nại, sẽ trụ ở Bất Nại Tưởng, trở thành trụ ở Hữu Bất Nại Tưởng nếu chấp giữ.

- Hỏi rằng: Sao lại đối với Phi Bất Nại Bất Nại Tưởng?
Đáp rằng: Đối với ái bất niệm xứ lấy bất tịnh làm cho đầy đủ; hoặc lấy vô thường để chấp thủ.
Hỏi rằng: Vì sao lại lấy Bất nại và Phi bất nại và trụ vào Phi bất nại tưởng?
Đáp rằng: Đối với bất ái niệm và ái niệm xứ hoặc lấy lòng từ để làm cho đầy đủ. Hoặc lấy cảnh giới để chấp thủ.
- Hỏi rằng: Vì sao mà Phi bất nại và Bất nại trụ ở Bất nại tưởng?
Đáp rằng: Lấy ái niệm và bất ái niệm xứ hoặc lấy bất tịnh làm cho đầy đủ; hoặc lấy vô thường chấp giữ.
- Hỏi rằng: Thế nào là Bất nại và Phi bất nại, lìa hai câu niệm xả và biết nhớ đến hiện tại?
Đáp rằng: Tỳ Kheo lấy mắt để quán sắc, thành chẳng hoan hỷ, chẳng lo, thành xả trụ niệm hiện tại. Như thế đối với tất cả cửa. Đây gọi là Thánh Biện.

- Hỏi rằng: Vì sao gọi là từ nghiệp báo sanh biến?
Đáp rằng: Tất cả chư Thiên, tất cả các loài chim, có người cũng sanh vào loài ác thú, bay vào trong hư không mà biến hóa. Đây gọi là nghiệp báo sanh ra biến.

- Hỏi rằng: Vì sao có công đức nhơn biến?
Đáp rằng: Chuyển Luân Vương,Thụ Đề Trưởng Giả, Xà Đề Trưởng Giả, Cù Sư La Trưởng Giả, lại nói có 5 đại công đức nhơn biến. Đây gọi là hữu công đức nhơn biến.

- Hỏi rằng: Sao gọi là Minh Thuật Sở Tạo Biến?
Đáp rằng: Người giữ minh thuật là người hay đọc tụng minh thuật (chú); hay bay vào hư không; hoặc hiện ra làm voi; hoặc biến làm ngựa; hoặc biến ra xe; hoặc biến người đi bộ; hiện ra đủ các loại quân lính. Đây gọi là Minh Thuật Sở Tạo Biến.

- Hỏi rằng: Thế nào gọi là Phương Tiện Biến?
Đáp rằng: Lấy sự xa lìa đoạn tham dục; lấy con đường của La Hán, đoạn trừ tất cả những phiền não như người thợ gốm lành nghề. Lấy đó làm phương tiện chơn chánh để sinh sống. Tất cả việc đều thay đổi. Đây gọi là Phương Tiện Biến.

- Hỏi rằng: Ai là kẻ Tu Biện Biến?
Đáp rằng: Lấy hư không làm 9 loại; hoặc với hư không làm năm. Tất cả những người tạo ra sự tự tại nơi đệ tứ thiền. Đây có nghĩa là Tu Biện Biến. Lại nói sắc giới đệ tứ thiền lấy chỗ làm là hơn vậy. Đây là Tu Biện Biến. Lại nói Tứ Thiền nhị tự tại. Đây là Tu Biện Biến.

- Hỏi rằng: Vì sao lại khởi lên biến?
Đáp rằng: Tỳ Kheo nầy tu dục định thắng hành tướng ưng như ý túc, tinh tấn định, tâm định, huệ định. Như thế kẻ dục kia muốn vui, tạo ra sự biến đổi. Định nghĩa là kẻ tâm không loạn. Người tọa thiền dục loạn biến, biến ý tu hành định, giữ gìn 4 loại tinh tấn, những pháp ác bất thiện chưa sanh thì đừng làm cho sanh. Đã sanh ra ác pháp rồi thì đừng làm cho các thiện pháp bị đoạn trừ. Pháp lành chưa sanh thì làm cho sanh; đã sanh thiện pháp rồi thì làm cho tăng trưởng chẳng quên đi. Lấy đó mà khởi lên tu tập cho đầy đủ. Đây gọi là Thắng Hạnh thành tựu vậy. Tuy 3 pháp kia đầy đủ ngôn ngữ và 6 phần thành tựu như ý túc và được như ý làm đạo. Tuy pháp kia như ý túc, lại lần lượt dục, định, thắng hạnh thành tựu. Đây có nghĩa là như ý túc, được như ý. Lấy nghĩa đầu nầy để tu vậy. Tu pháp kia, tu nhiều. Đây gọi là tu dục định thắng hạnh, thành tựu như ý túc. Kẻ tọa thiền kia như là hiện đang tu; đây là phương tiện; hoặc thoái; hoặc trụ. Kẻ kia tinh tấn làm cho khởi thành tinh tấn định thắng hạnh, thành tựu như ý túc. Nếu phương tiện kia tê liệt; hoặc thoái; hoặc khủng bố. Tâm kia trì trệ tạo nên tướng xa rời. Ý hoặc tâm thoái lui tạo ra tâm định. Nếu tâm khủng bố, tạo ra tướng xả. Cái kia sẽ thành tâm định thắng hạnh, thành tựu như ý túc. Kẻ kia nếu không có tâm phiền não; hoan hỷ phân biệt lợi lạc chẳng lợi lạc, tu hành các pháp thì đây là lúc tu; lại pháp nầy chẳng tu thì kẻ kia thành phân biệt định thắng hạnh, thành tựu như ý túc. Người tọa trhiền kia tu Tứ Như Ý Túc, dùng tâm tạo ra sự tự tại. Thây nầy tùy theo tâm và tâm nầy thành theo thân. Kẻ tọa thiền kia lấy lúc ấy mà làm cho thân yên. Lấy tâm an tâm và thân đều do thân tâm biến và cũng do tâm thân thay đổi. Do thân tâm thọ trì, do tâm thân thọ trì. Hoặc lạc tưởng; hoặc khinh tưởng, đắm trước nơi thân; đối với sự dính mắc chỗ thành trụ. Kẻ tọa thiền kia như thế hiện tu trở thành thật nhẹ nhàng. Thân nầy thành tối nhuyễn, tối kham thọ trì. Như hòn sắt bị lửa thiêu đốt và tùy theo ý để tạo ra đồ vật. Như thế lấy tu tâm thành thân nhẹ. Khi nhẹ nhàng rồi, nhập vào Tứ Thiền an ổn nhớ nghĩ ra khỏi và hay phân biệt hư không. Đây là trí thọ trì. Như thế đối với hư không, thân nầy sẽ khởi lên, lấy trí thọ trì. Đối với hư không thành chỗ khởi lên, như gió thổi bông. Đối với người mới tọa thiền chẳng nên xa lìa công việc. Vì sao mà phải xem lại việc nầy? sẽ khởi lên sự sợ hãi. Nếu có sợ hãi thì thiền nầy sẽ sụt lùi. Cho nên kẻ mới tọa thiền, chẳng nên xa rời việc thực hành, lần lượt mà đi. Đầu tiên lấy cách xa một mét để quán. Lại nương vào tướng kia để tạo ra sự siêng năng trong một tầm. Như thế đây là phương tiện lần lượt tùy theo chỗ nầy mà vui, nên khởi lên.

- Hỏi rằng: Kẻ tọa thiền kia đối với hư không, hoặc từ thiền mà thoái, thì từ hư không kia chuyển lạc vào địa sao?
Đáp rằng: Chẳng phải vậy. Nghĩa là từ đây, chỗ ngồi ấy, trước đứng dậy và đi xa. Còn kẻ thối lui thì trở lại chỗ ngồi trước. Ở đây sẽ thấy chính thân mình như chỗ ngồi trước. Người có thần thông, dừng lại ở pháp nầy. Kẻ tọa thiền kia như thế lần lượt mà quán cho đến khi thọ trì tự tại. Chẳng có một loại nào lưu luyến, từ một thành nhiều và từ nhiều thành một. Hoặc ngay hiện tại vượt qua khỏi tường vách hay ngang cả núi cao. Thân di chuyển vô ngại giống như hư không. Đối với đất hoặc chưa; hoặc ra khỏi giông như trong nước. Đi trên mặt nước như đi trên mặt đất. Bay trong hư không giống như chim bay. Lấy tay sờ mó được mặt trời, mặt trăng. Đại thần thông như thế và thân nầy mạnh như thế. Cho đến cõi trời Phạm Thế, từ một biến ra nhiều và lấy một làm cho nhiều. Hoặc một ấy thành trăm, hoặc thành ngàn, hoặc thành vạn v.v... rồi nhập vào đệ tứ thiền an tường mà ra. Lần lượt lấy trí mà thọ trì. Ta đã có nhiều sẽ trở thành nhiều hơn nữa. Như những con đường nhỏ của A La Hán lấy số nhiều để trở thành một rồi muốn chuyển số nhiều ấy làm một. Dùng trí để giữ gìn. Ta sẽ chuyển đổi nhiều thành một như các vị Trưởng Lão A La Hán hoặc xuất hiện hoặc không xuất hiện để qua khỏi tường vách hay qua khỏi núi. Sự đi đứng không bị chướng ngại giống như chỗ trống. Kẻ tọa thiền kia như thế lấy sự tu hành ấy mà vào như vào chỗ trống tất cả mọi nơi. Vào đệ tứ thiền rồi an ổn xuất ra, như qua khỏi tường vách hoặc qua núi. Sự di chuyển ấy dùng trí tuệ để gìn giữ và điều nầy giống như hư không sẽ trở thành hư không. Kẻ tọa thiền kia đối với hư không cũng giống như qua khỏi tường vách và qua khỏi núi non. Sự di chuyển không bị chướng ngại giống như trong hư không.
Kẻ hiện ra với ý nghĩa gì và kẻ không hiện ra với ý nghĩa gì?
Với người tọa thiền chỗ không mở làm cho mở ra, rồi thông qua tường vách cũng giống như thông qua núi non, đi đứng không chướng ngại. Đây nghĩa là gì? - Đối với đất làm cho không có, như ở trên nước. Kẻ tọa thiền kia như thế lấy tâm tu hành làm cho tất cả vào nơi nước. Vào rồi nơi đệ tứ thiền. An ổn ra khỏi và chuyển đất ấy thành đồ gốm. Lấy trí để giữ gìn. Điều nầy nghĩa là trở thành nước mà người tọa thiền lấy đất kia để tạo nên. Ví như tánh của nước và khi đi trên nước, tâm chẳng chướng ngại giống như là đi trên mặt đất. Kẻ tọa thiền kia như thế lấy tâm tu hành để vào tất cả nơi đất. Rồi nhập vào đệ tứ thiền, an ổn ra khỏi nước để tạo nên đồ gốm. Lấy trí để giữ gìn. Điều nầy sẽ trở thành đất, khi thành đất rồi, người tọa thiền đối với nước, khi đi chẳng chướng ngại, giống như đi nơi tánh đất. Khi di chuyển trong hư không, giống như chim bay. Đây là 3 cách đi như đi bộ, đi như gió và dùng tâm để đi. Kẻ tọa thiền kia đối với tất cả đất đã vào chỗ định. Nơi hư không giữ gìn đường đi giống như đi bộ. Nếu định ấy được vào như gió thì việc thọ trì gió ấy như lấy dây cột lại để phi hành trong gió. Dùng tâm để đi, làm cho thân tâm đầy đủ. Hoặc tưởng đến niềm vui, hoặc ít tưởng đến. Đối với thân ấy nhẹ nhàng và dùng tâm để bay giống như chim bay. Như vậy đây là dùng tâm để đi, dùng tay để sờ mặt trời mặt trăng. Như thế thần thông, như thế thần lực. Với người tọa thiền nầy là có ngồi thiền và có thần thông. Tâm được tự tại. Dùng sự thực hành nầy để vào đệ tứ thiền. Yên ổn mà ra như lấy tay xoa mặt trời mặt trăng. Dùng trí để thọ trì. Điều nầy có nghĩa là gần bàn tay và vật kia sẽ trở thành bàn tay gần. Kẻ tọa thiền kia hoặc ngồi hoặc nằm như lấy tay xoa vào mặt trời mặt trăng, thân cao đến Phạm Thế. Kẻ tọa thiền kia có thần thông và tâm được tự tại. Vui chơi nơi cõi Phạm Thế như vậy là có Tứ Như Ý Túc. Việc nầy do tâm tu hành. Lấy xa đối với gần rồi lấy gần đối với xa. Hoặc lấy nhiều giữ gìn ít; hoặc lấy ít giữ gìn nhiều. Dùng thiên nhãn để thấy cõi sắc Phạm Thiên. Lấy thiên nhĩ để nghe tiếng Phạm Thiên. Lấy tha tâm trí để biết tâm của Phạm Thiên. Kẻ tọa thiền kia dùng 3 cách đi ấy và lấy 2 cách đi để vào Phạm Thế. Pháp nầy gọi là sự biến nhập vào tất cả sự thọ trì.
Lúc bấy giờ người tọa thiền muốn khởi lên ý tưởng và muốn tu Tứ Như Ý Túc. Dùng tâm được tự tại và an tâm nơi thân.Tâm an nơi thân là do lấy tâm để an nơi thân và do lấy thân để an nơi tâm và lấy thân giữ gìn tâm rồi lấy tâm giữ gìn thân. Hoặc tưởng đến vui hoặc tưởng đến sự nhẹ nhàng. Kẻ ấy là thân đã qua sự dính mắc, đã qua rồi sự dính mắc và sự dính mắc không còn nữa nên đã trụ yên. Như thế người tọa thiền hiện tu thân nầy sẽ thành thuần thục nhẹ nhàng để thọ trì. Như hòn sắt bị lửa đốt, tùy theo ý mà tạo nên vật. Như thế kẻ tọa thiền theo như thế ấy mà tu hành. Tâm ấy lần lượt trở thành thuần thục để thọ trì, làm cho đầy đủ cả thân tâm. Kẻ tọa thiền kia nếu muốn thay đổi hình tướng như hình Đồng Tử thì khi nhập vào đệ tứ thiền rồi ra khỏi, lần lượt chuyển thành hình Đồng Tử. Chuyển rồi dùng trí để thọ trì. Biết rằng ta đang thành hình Đồng Tử. Như vậy do sự tác ý mà trở thành hình Đồng Tử. Cứ như thế hình rồng, hình Phượng Hoàng, hình Dạ Xoa, hình A Tu La, hình Đế Thích, hình Phạm Vương, hình biển, hình núi,hình rừng, hình sư tử, hình hổ, hình beo, hình voi, hình ngựa, hình lính và chuyển rồi lấy trí để giữ gìn. Kế đó ta sẽ trở thành quân lính. Do sự tác ý mà trở thành quân lính.
Hỏi rằng: Sự thọ trì làm thay đổi chỗ làm. Vậy thay đổi và sự sai biệt như thế nào?
Đáp rằng: Lấy sự thọ trì thay đổi, chẳng bỏ được hình sắc ấy mà làm cho sự tạo tác thay đổi xả bỏ hình sắc. Đây nghĩa là sự sai biệt.
Lúc ấy người tọa thiền muốn khởi ý lên chỗ tạo tác biến đổi, như thế tâm được tự tại. Tu như ý túc, nhập vào trí thiền rồi an tường mà ra khỏi. Đối với thân nầy ở bên trong tác ý giống như cái bình trống. Kẻ tọa thiền kia tác ý như thế, lấy sự trống không bên trong tự thân và tùy theo chỗ vui ấy mà biến hóa. Tùy theo điều nầy mà trở thành thay đổi. Đổi rồi dùng trí thọ trì. Tùy theo điều nầy mà thành tựu. Như vậy sự tác ý nầy theo đó giống nhau và dùng phương tiện nầy để tạo ra nhiều biến hóa. Khi sự biến hóa hình thành rồi, kẻ tọa thiền kia ở nơi thân biến hóa ấy hướng đến Phạm Thiên và ở trước Phạm Thiên tức liền biến hóa và thân nầy giống như hình Phạm Thiên, tùy ý mà tạo tác.Tất cả thân hình đều đầy đủ. Các căn chẳng thiếu. Nếu người có thần thông thì có thể tiêu dao và kẻ được biến hóa ấy lại cũng mặc ý tiêu dao. Kẻ có thần thông kia lúc đi lúc nằm hiện ra hào quang hoặc hỏi hoặc đáp và chỗ người biến hóa ấy lại ngồi lại nằm, lại cũng có hào quang. Lại hỏi lại đáp. Đây chính là chỗ thần thông tạo tác biến hóa và chỗ kẻ hóa ra kia lại cũng tùy theo chỗ làm như thế v.v...
Vì sao lại tan ra rồi tạo lại hình tướng? - Cho đến lúc phân biệt lúc ấy nơi kia chẳng hiện ra. Lúc chưa đến thời phân biệt thì đối với thời gian nầy lại vui nói. Sự thọ trì kia thành chẳng hiện thật. Nếu lúc ấy chẳng làm sự phân biệt thì niệm niệm chẳng hiện. Đối với hóa nhơn thì không có đời sống. Và đồ ăn uống cũng hóa hiện ra. Việc ấy thay đổi các trí. Trở thành 9 việc. Việc lớn việc nhỏ chẳng thể nói đến việc nào. Ngay cả việc quá khứ, việc của vị lai và việc của hiện tại. Ngay cả việc trong, việc ngoài cũng như cả việc trong lẫn việc ngoài.

bay101.jpg


Đây là nói lượt về Thần Túc Thông nhà Phật, bài này liên quan đến Du Hý Thần Thông, sẽ nói tiếp sau đây.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông Nhà Phật. Bài 28. - Du Hý Thần Thông.

Kinh điển kể rằng, có lần ngoại đạo biểu diễn phép thần thông đi trên mặt nước từ bờ bên đây sang bờ bên kia sông Hằng và thách thức Đức Phật làm như vậy. Đức Phật đã ôn tồn hỏi ngoại đạo sư kia tu luyện bao lâu mà có được thần thông như thế. Ngoại đạo sư đáp rằng ông ta đã mất ba mươi năm tu luyện mới có được khả năng phi hành trên mặt nước. Đức Phật mỉm cười bảo: “Ta chỉ cần ba xu để đi đò là qua được bờ bên kia sông Hằng”.

Bỏ ra ba mươi năm tu luyện cực khổ chỉ để qua sông không cần thuyền, trong khi chỉ cần vài đồng xu thì có thể làm được điều đó, thật không đáng chút nào! (hết trích)

Vâng, Thưa các Bạn. Du Hý Thần Thông không phải là vấn đề bay cao, nhảy xa...
Mà gọi là người được Du hý thần thông là người "vô ngại tự tại bất tư nghì".
Vô ngại tự tại một cách mầu nhiệm khó hành, khó hiểu, hạng phàm phu, người tiểu quả khó tin. Bởi vì thần thông không phải bay cao, đi nhanh, chiếu sáng le lói, thoạt có thoạt không…như ảo thuật gia diễn xuất, như sự "hóa phép" của thần tiên tưởng tượng trong dân gian.
"Thần thông" của đạo Phật nói lên sức "TỰ TẠI VÔ NGẠI" trong đời sống của con người đắc đạo. Sự đắc đạo của người này đạt đến trình độ "pháp giới bất nhị", "chư pháp tương tức", "nhất đa tương dung", "nhất tức nhất thiết"…

Du hý thần thông cũng vậy. Gọi là tự tại Du hý nghĩa là qua lại 3 cõi 6 đường không bị chướng ngại.

Các loài Chim chóc, ngạ quỷ, phi thiên, dạ xoa v.v… tuy cũng có thể bay trong hư không, nhưng không phải là Du hý Thần thông.

Ở bài : Luyện thần thông - Trưởng lão Ưu Ba Đề Sa (Upatissa)
LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT. Có luận giải:

Tất cả chư Thiên, tất cả các loài chim, có người cũng sanh vào loài ác thú, bay vào trong hư không mà biến hóa. Đây gọi là nghiệp báo sanh ra biến. (hết trích)

Do vì là nghiệp báo sanh ra biến, nên không có vô ngại tự tại, mà không được coi là Du hý thần thông.

+ Sự khác nhau giữa Nghiệp Báo sanh biến & Du Hý Thần Thông: Là Nghiệp báo chỉ có Sắc Ấm bay vào hư không mà 4 Ấm kia không vào được. Trái lại Du hý Thần Thông thì 4 Ấm kia vào Hư Không, mà Sắc Ấm có thể không vào.

+ Vào hư không , chẳng phải là như phi cơ bay lên không trung, mà có nghĩa là không chấp tấc cả pháp, không trụ tất cả chỗ, thấu triệt được Tánh Không, thể nhập Chân Như.

* Du Hý Thần Thông là được tự tại lên xuống 3 cõi, 6 đường. Vậy 3 cõi (Tam giới), 6 đường (lục Đạo) là ở đâu ?

  • Tam Giới: gồm Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới.
  • Lục Đạo: Gồm Thiên, nhân, a tu la, địa ngục ,ngã quỷ, súc sanh.

Tổ Quy Sơn dạy Du Hý Thần Thông rằng: "Vãng lai tam giới chi tân, xuất một vị tha tác tắc”. - Dịch : "Làm người khách qua lại trong ba cõi, ra vào làm phép tắc cho Trời- người." (hết trích)

Nghĩa là: Dùng Thần Thông mà qua lại vui chơi làm Khách trong 3 cõi, 6 đường.

* Quan trọng ở chỗ LÀM KHÁCH.- Nghĩa là đến rồi đi, không trú chấp, không ở lại trong Tam giới, lục Đạo.

+ Dục giới: Là trong cõi Dục Lạc thế gian. Có 6 tầng Trời là: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Người tu không dính mắc trong tái, sắc, danh, thực, thuỳ của 6 Căn.

+ Sắc Giới: Là cõi Tình Cảm: vui, mừng, buồn, giận, thương, ghét, muốn. Người tu không dính mắc trong 7 tình đó.

+ Vô Sắc Giới: Là cõi Tư Tưởng biến hiện: Ông lên, bà xuống, hoang tưởng, mơ hồ v.v...

* Du Hý Thần Thông:

+ Du hý Dục giới : Là dùng 4 Pháp Quán Thân, thọ, tâm, pháp để vượt qua Dục Giới mà vào hư không.

+ Du hý Sắc Giới: Là dùng Tứ Thiền.- Sơ Thiền Ly sanh hỷ lạc địa, Nhị Thiền Định sanh hỷ lạc địa, Tam thiền Ly hỷ diệu lạc địa, tứ Thiền Xã niệm thanh tịnh địa mà vào Sắc Giới Thiên.

+ Du hý Vô Sắc Giới: Là dùng Tứ Định.- Không Vô biên xứ, Thức Vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ định mà vào Vô Sắc Giới Thiên.

* Cuối cùng vượt qua Tam giới bằng Diệt tận định, diệt thọ tưởng định - mà vào Niết Bàn.- Gọi là PHÁ TAM GIỚI, NHỊ THẬP NGŨ HỮU.
Thần Thông, Huyền Thuật....Viên Thông. Thn_th10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông Nhà Phật. Bài 29- Lậu Tận Thông & Định- Huệ .

Làm cách nào để được Lậu Tận Thông ?

Đức Phật xưa kia nhờ Thiền định và Trí Huệ mới đạt quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chúng ta ngày nay muốn có Thần Thông phải học theo Đức Phật, vì thế để đạt Lục Thông, không có gì hơn là phải tu Thiền và Trí Huệ.

Chỉ cần dẹp bỏ Tham và Sân là chúng ta đã sáng suốt lắm rồi, cái Si không còn cơ hội tồn tại nữa. Khi Tham, Sân, Si bị tiêu diệt thì Bản chất, hay Phật tính của ta hiển lộ, Bản chất của chúng ta là: Thần Thông, Từ Bi, Trí Tuệ.

- Tùy theo cảnh giới Thiền định, Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền hay Diệt thọ tưởng Định.- hành giả sẽ cảm nhận được các Thần thông lần lượt từ Thiên nhãn thông, đến Lậu Tận Thông.

a1/. Về Thiền Chỉ (Samatha):

- Tứ Thiền, Tứ Định, Diệt Tận định, Bát bối xả, Mật Tông v.v...

a2/. Về Thiền Quán (Sama bát đề): Quán nhân duyên, quán vô ngã, quán niệm Phật, Quán Âm, quán Thực tại ,Quán Tri vọng v.v...

a3/. Về Thiền Chỉ Quán (Thiền na): Kim cang Bát nhã Tam muội, Như Huyễn Tam muội, Viên Giác Tam muội, Không, vô tướng, vô tác Tam muội v.v...

+ b). Trí Tuệ (Tuệ học):

b1/. Giáo lý Tam Pháp Ấn, Tứ Pháp Ấn, Pháp Tướng Duy thức học, Pháp Tánh Không tuệ học, v.v..,

b2/. Đặc biệt là (Tuệ học) Thập huyền Môn sẽ sanh ra Siêu tuyệt Thần thông.Đó là:


* THẬP HUYỀN DUYÊN KHỞI (Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí)

Thập huyền duyên khởi tức là thập huyền diệu pháp, cùng làm duyên mà khởi phát nên gọi là thập huyền duyên khởi. Hiểu rõ trong bổn pháp này là sự vô ngại pháp giới, khi đã thông đạt ý nghĩa ấy thời có thể thâm nhập vào bể nhiệm mầu của kinh Đại Hoa Nghiêm. Cho nên gọi là Thập huyền môn, y theo hai vị đại pháp sư Trí Tướng và Huyền Thủ thì có chút bất đồng, nay theo bản huyền ký của Ngài Huyền Thủ để phân tích như dưới đây:

1. Đồng thời cụ túc tương môn: các pháp ba đời không lìa duyên khởi, mà cùng ở trong một thời gian đều đầy đủ viên mãn, giúp nhau tạo thành. Hết thảy sự vật trong mười phương thế giới sự quan hệ đó rất là vi diệu mật thiết, tóm thành một đại duyên khởi mà tồn tại, đồng một hạt bụi thời đều chịu ảnh hưởng, đấy là cục diện đầy đủ giúp nhau vang tiếng (hô ứng) gọi là đồng thời cụ túc tương ứng môn. Vì thế một môn này là tổng tướng sự vô ngại pháp, còn chín môn khác là biệt nghĩa của môn này vậy.

2. Quảng hiệp tự tại vô ngại môn: vì một pháp duyên khởi hết thảy pháp, nên lực dụng của môn pháp này không có cái gì lớn hơn nên gọi là Quảng. Song nếu đem cái bản vị pháp này chia ra rất nhỏ gọi là hiệp. Mỗi pháp đều đủ hai nghĩa rộng và hẹp mà vận dụng tự lại, không ngăn cản hay gọi là quảng hiệp tự tại môn.

3. Nhất đa tương dung bất đồng môn: y theo nghĩa quảng hiệp tự tại vô ngại trên, thời thế phận một pháp vào trong nhất thiết pháp, đồng thời thế phận nhất thiết pháp cũng vào trong một pháp, như vậy thời một và nhiều giúp nhau bao bọc mà vẫn không mất cái bản vị nhiều và một. Song một với nhiều hai tướng thực là rõ ràng không cùng, cho nên gọi là nhất đa tương dung bất đồng, đây là theo dụng mà nói vậy.

4. Chư pháp tương tức tụ tại môn: căn cứ theo nghĩa nhất đa tương dung trên, thế lực nhất pháp khi nào nhất thiết pháp thời một pháp này tức là một pháp của nhất thiết pháp. Và của thể pháp này toàn thể nhất thiết pháp, tức là ngoài nhất thiết pháp ra, không còn một pháp nào khác, đó là toàn thu hết thảy phàm đề làm thể một pháp, tức là ngoài một pháp này không còn một pháp nào khác nữa, như thế thời nhất thiết pháp là hư thể, một pháp này là thực thể. Một hư một thực như thế và một pháp là nhất thiết pháp và nhứt thiết pháp là một, mà vô ngại tự tại, cho nên gọi là chư pháp tương tức tự tại môn, đây tức là theo thể mà nói.

5. Ẩn mật hiển liễu câu thành môn: cứ như trên một pháp là nhứt thiết pháp, thời nhứt thiết pháp hiển rõ thì một pháp ẩn trái lại nhứt thiết pháp tức một pháp khi hiển rõ thì nhứt thiết pháp ẩn cả hai tướng ẩn và hiện đều thời thành tựu, như đúc vàng làm con sư tử, khi thấy thoi vàng là hiển, sư tử là ẩn mật, thấy sư tử thời sư tử hiện, vàng là ẩn mật, ẩn và hiện đồng thời thành vô ngại nên gọi là ẩn mật hiển câu thành môn.

6. Vi tế tướng dung an lập môn: nghĩa là tuy rất vi tế mà cũng hàm dung được hết thảy các pháp cho nên nói trong một mao khổng (lỗ chân lông) có vô lượng cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh rộng sâu an lập là vậy.

7. Nhân đà la võng pháp giới môn: nhân đà la dịch là thiên chúa tức là ông Thiên Đế thích. Ông ấy có lưới ngọc châu mà mỗi hạt ngọc châu ấy lại hiện ra hết thảy hình ảnh ngọc châu, đây là các mảnh hiện của trùng ấn thứ nhất. Hết thảy hình ảnh ngọc châu hiện trong mỗi hạt châu và hình tượng đều hiện trong mỗi hạt châu, đây là hình ảnh hiện lần thứ hai, trùng trùng ảnh hiện như thế mà vô cùng vô tận, mỗi một vi trần trong pháp giới lại hiện ra vô biên cõi, ở trong sát hải lại có vi trần, mỗi một vi trần hiện sát hải (nhiều cõi), như thế trùng trùng vô tận cũng như bóng sáng lưới ngọc châu của ông Thiên Đế Thích nên gọi là Nhân đa la võng pháp giới môn.

8. Thác sự hiện pháp sinh giải môn: nghĩa là tạm mượn một sự một lý để đủ lấy biểu hiện pháp môn vô tận, khiến cho sinh tín giải nên gọi là Thác sự hiện pháp sinh giải môn.

9. Thập thể cách pháp dị thành môn: là trên không gian thị hiện tướng viên dung vô ngại. Thập thể là ba đời: quá khứ, hiện tại, tương lại, mà mỗi một đời trong ba đời ấy lại có ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai nữa tức là chín đời (cửu thế), chín đời tương tức tương nhập, tổng làm một đời cộng thành mười đời ( thập thể). Cũng như trong giấc mộng hiện ra chuyện mười năm và trái lại mười năm sự việc hiện ra trong giấc mộng, ấy là thập thế cách pháp dị thành môn.

10. Chủ bạn viên minh cụ đức môn: các pháp trong mười phương ba đời thành một đại duyên khởi, thời khi một pháp sinh, các pháp cũng tùy theo sinh. Một pháp làm chủ, các pháp làm bạn, một pháp đã như thế thì các pháp khác cũng vậy, một pháp được viên môn đầy đủ hết thảy công đức như mặt trăng tròn sáng làm chủ, các ngôi sao vây quanh là bạn, nên gọi là chủ bạn viên minh cụ đức.

Thập chủng huyền môn trên đều đầy đủ ở trong một vị trần (hạt bụi) như thế thì mười phương thế giới và các vị trần khác cũng đều đầy đủ. Thập huyền môn cũng gọi là vô tận duyên khởi pháp môn.
(hết trích)

Tất cả các Pháp môn đó đều là căn bản Trí để hình thành Thần Thông nhà Phật.

* Về Trí Huệ: Đây là những chân lý đệ nhất nghĩa, hành giả tu tập các pháp này khi thấy chân lý, hiểu rõ thực tướng của các pháp là vô tướng, gọi là Đệ Nhất Nghĩa Thiên.

Chư Thiên là người dễ chứng được Ngũ Thông.

Trong thế gian có bốn loại thiên:

1. thế gian thiên, như các vị quốc vương, tổng thống, những người có phước báo, đầy đủ vật chất cần dùng…

2. sanh thiên, do dụng công tu tập, cải tạo hoàn cảnh, lập chí hướng thượng như: Tứ thiên vương thiên nhẫn đến phi tưởng phi phi tưởng thiên.

3. tịnh thiên, những người được chứng đạo quả trong từng phần như: Tu đà hoàn, Tư Đà Hàm, A na Hàm, A la hán, Bích chi Phật.

4. đệ nhất nghĩa thiên: những bậc thấy chân lý, hiểu rõ thực tướng của các pháp là vô tướng, như bậc thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng và thập địa.

Chỉ 3 hạng Chư Thiên kể sau, mới có được 5 Thần Thông (trừ lậu tận Thông Bậc A la Hán mới có).

+ Các tư tưởng Thiện từ thấp đến cao chính là các cõi Thiên, từ vật chất, tình cảm, và tư tưởng. Các cái đó được tươi nhuận bằng 10 thiện nghiệp. Thân có 3: Không sát, không đạo, không dâm, Khẩu có 4: không nói dối, không nói lời hung ác, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời thêu dệt. Ý có 3: Không tham, không sân, không si. Con mắt được bảo vệ bằng 10 thiện nghiệp, vận hành bằng 10 thiện nghiệp đó tức là Thiên nhãn.
- Thiên có 3 giới:

  • Dục giới thiên. Đó những chúng sanh làm nhiều việc thiện trong lĩnh vực vật chất.
  • Sắc giới thiên. Đó những chúng sanh làm nhiều việc thiện trong lĩnh vực tình cảm.
  • Vô Sắc giới thiên. Đó những chúng sanh làm nhiều việc thiện trong lĩnh vực tư tưởng.
Tùy theo nhân tố đã tu trì, mà hành giả cảm được quả báo thiên nhãn theo nhân đã tạo.

* Thượng hạnh- Hạ Hành.
hành ở cấp cao (thượng hạnh). Vì sao ? Vì là tợ như Niết Bàn, mà là vô sở trước, vô sở đắc. Bởi vậy nên, hành các pháp khác gọi là hành ở cấp thấp (hạ hành).
KINH:

....... Này Tu Bồ Đề ! Nếu xa rời Thần thông Ba- la- mật, thì Bồ tát chẳng có thể tùy ý chúng sanh để thuyết pháp được.

....... Bởi vậy nên, khi hành Bát nhã Ba- la- mật, Bồ tát phải khởi các thần thông Ba- la- mật mới có thể tùy ý chúng sanh thuyết pháp khiến họ được lợi ích. Ví như chim chẳng có đôi cánh, chẳng có thể bay cao được; Bồ tát chẳng có Thần thông Ba- la- mật cũng chẳng có thể tùy ý giáo hóa chúng sanh được vậy.

....... Này Tu Bồ Đề ! Bởi vậy nên khi hành Bát nhã Ba- la- mật, Bồ tát phát khởi thần thông rồi, Bồ tát mới tùy ý làm lợi ích cho chúng sanh được.

....... - Dùng thiên nhãn quán thấy chúng sanh trong hằng sa quốc độ. Quán thấy rồi, dùng lực thần thông đến với chúng sanh, vì họ thuyết pháp, khiến họ được lợi ích.

....... - Dùng thiên nhĩ nghe chư Phật trong khắp 10 phương thuyết pháp. Nghe rồi liền thọ trì, và đúng như pháp mà dạy lại cho chúng sanh.

....... - Dùng tha tâm trí biết rõ tâm trí của chúng sanh. Biết rỗi, liền tùy chỗ ưa thích của chúng sanh mà thuyết pháp; như thuyết bố thí ... dẫn đến thuyết Niết bàn.

....... - Dùng túc mạng trí biết rõ đời trước của mình, và của chúng sanh; biết rõ danh hiệu của chư Phật và của chúng đệ tử trong quá khứ. Nếu có chúng sanh nào có lòng tin, muốn nghe về đời quá khứ của họ, thì vì họ nói lại những việc làm của họ trong quá khứ, để rồi vì họ thuyết pháp, như thuyết bố thí ... dẫn đến thuyết Niết Bàn.

....... - Dùng như ý thần túc thông, đi đến vô lượng cõi Phật, cúng dường chư Phật gieo trồng thiện căn.

....... - Dùng lậu tận thông trí chứng, để tùy theo chỗ ưa thích của chúng sanh mà thuyết pháp, như thuyết bố thí ... dẫn đến thuyết Niết Bàn.

....... Như vậy, này Tu Bồ Đề ! khi hành Bát nhã Ba- la- mật, Bồ tát phát khởi những thần thông như vậy. Do các thần thông mà Bồ tát tùy ý thọ thân trong cảnh khổ, cũng như trong cảnh vui. mà chẳng bị nhiễm; ví như người hóa do Phật hóa tác ra, làm các việc khổ, việc vui, mà chẳng bị nhiễm vậy.

....... Bồ tát hành Bát nhã Ba- la- mật phải như vậy mà du hý thần thông, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh.

LUẬN:

....... Ở nơi đây, Phật dạy, "Ví như chim chẳng có đôi cánh, chẳng thể bay cao được. Cũng như vậy, Bồ tát chẳng có các thần thông Ba- la- mật, chẳng có thể giáo hóa chúng sanh được".

....... Ở nơi đây, Phật nói lên nhân duyên Bồ tát dùng thiên nhãn thấy rõ chúng sanh ở khắp 10 phương, biết rõ tâm niệm chúng sanh mới vì họ thuyết pháp được; Bồ tát lại dùng các lực thần thông, vì chúng sanh thọ các thân, mà chẳng bị khổ hay lạc làm nhiễm ô. Bồ tát hiện thân làm cha, làm mẹ, làm thầy, làm đệ tử, làm chủ, làm tớ, hoặc làm trâu, làm ngựa, làm người giàu có, làm người có oai lực quyền uy, làm người bần cùng hạ tiện v.v... Ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ địa vị nào, Bồ tát cũng chẳng bị nhiễm ô. Ví như người hóa do Phật hóa tác ra, làm đầy đủ các việc, mà chẳng bao giờ bị nhiễm ô vậy.

....... Vì sao ? Vì Bồ tát ở trong cảnh lạc chẳng sanh ái, gặp cảnh khổ chẳng sanh sân. Bồ tát tùy nơi chỗ các phiền não mà chẳng bị các phiền não trói buộc.

....... Như vậy là Bồ tát Du hý Thần thông, thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ.

.......Hỏi: Bồ tát dùng lực thần thông có nơi có chốn. Như vậy vì sao nói là du hý ?

.......Đáp: "Du" là đi qua, "hý" là như huyễn. Bồ tát dùng các thần thông cũng như nhà huyễn thuật biến hiện ra các sự vật.

....... Trong Phật pháp, hành 3 tam muội “không, vô tướng và vô tác” gọi là hành ở cấp cao (thượng hạnh). Vì sao ? Vì là tợ như Niết Bàn, mà là vô sở trước, vô sở đắc. Bởi vậy nên, hành các pháp khác gọi là hành ở cấp thấp (hạ hành).

....... Dùng các lực thần thông gọi là du hý. Vì sao ? Vì đều cốt yếu để tịnh Phật quốc độ là thành tựu chúng sanh. Như vậy, ngay khi tịnh Phật quốc độ, thì đông thời đã có tu thiện căn rồi.

Này Xá Lợi Phất! Lại có Bồ tát do thật hành Bát nhã Ba-la-mật mà được lậu tận thông. Bồ tát được lậu tận thông chẳng lạc về Nhị Thừa địa, mãi cho đến khi được Vô Thượng Bồ Đề, chẳng y nơi pháp nào khác, mà cũng chẳng chấp lậu tận thông. Vì sao? Vì biết rõ thân cùng tất cả pháp đều là bất khả đắc, là tự tướng không, tự tướng ly, tự tướng vô sanh vậy. Cho nên, Bồ tát chẳng dấy niệm rằng ta được lậu tận thông, trừ trường hợp vì tâm Tát Bà Nhã.(hết trích)


Lậu Tận Thông: Là Khả năng làm chủ bản thân tuyệt đối, ý nghĩ được kiểm soát, không còn vọng tưởng (suy nghĩ vẫn vơ), không còn nghi ngờ, không bị nhiễm ô dù trong hoàn cảnh nào, tâm thức tỉnh lặng, xóa bỏ mọi nghiệp chướng (tốt hoặc xấu).

Người đạt Lậu Tận Thông sau khi chết (gọi là Viên Tịch hoặc Tịch Diệt) sẽ không còn luân hồi sinh tử, sẽ ở trong một trạng thái vô cùng trong sáng, thoải mái, mà Phật giáo gọi là Niết bàn.

Lậu tận thông là mục đích cuối cùng của bất cứ người xuất gia theo Đạo Phật nào.


Năm thần thông kia (ngũ thông) thì quỷ (tà giáo), thần (người có phép mầu), tiên (người sống lâu), hoặc phàm phu (là chúng ta đây) chỉ cần luyện tập đều có thể đạt được. Còn bậc Thanh Văn, Bích Chi Phật, Phật Như Lai mới có Lậu Tận Thông.

Đắc ngũ thần thông thành bậc tiên cao, tuy nhiên chưa phải là rốt ráo vì chưa cắt tuyệt luyến ái, còn ở trong tam giới – lục đạo, phải đắc thêm Lậu tận thông thì tất cả phiền não hoặc nghiệp đều dứt hết và chứng đắc quả vị hoàn toàn giải thoát và chỉ riêng chư Phật và Bồ Tát bậc A La Hán mới chứng được mà thôi.

Lại có năm loại thần thông của chúng sanh khác nhau : do ba nghiệp thân khẩu ý có sự thông dụng vô ngại, có sức biến hóa một cách tự tại.

1. Đạo thông : Thần thông của đạo pháp, nhờ chứng ngộ lý Thật tướng trung đạo, người ta được thứ thần thông ấy, như sức thần thông vô ngại của hàng Bồ Tát.

2. Thần thông : Thần thông của tâm ý nhờ ngừng vọng tâm, tu thiền định mà được thứ thần thông ấy, như sức thần thông tự tại của A La Hán.

3. Y thông : Thần thông nương theo đồ vật, nhờ nương theo đồ vật như : chất thuốc, đồ ăn, bảo bối, linh phù, thần chú, mà được thứ thần thông ấy, như phép linh biến hóa tự tại của thần tiên hoặc của các đạo nhơn, của các tu sư.

4. Báo thông ( nghiệp thông ) : Thần thông của nghiệp báo, nhờ quả báo của nghiệp lực mà được thứ thần thông đó, như sự biến hóa của chư thiên sự ẩn biến của chư Thần, chư Long.

5. Yêu thông : Thần thông của yêu quái, như chồn già, cây cối lâu năm…. Thành tinh chúng có thuật biến hóa lạ lùng


Nên nhớ chỉ cần 1 trong 5 ấm (Ngũ uẩn) trỗi lên thôi là công phu của ta lui sụt tức khắc, vì thế phải biết làm chủ chính mình, đặc biệt là Dục

Lục Thông là thanh tịnh 6 căn trong kinh Phật: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.- Nên cần nương Đạo Thông (1) và Thần Thông (2) mà tu Lậu Tận Thông.

 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông Nhà Phật. Bài 30- Thiên Nhĩ Thông.

- Đây là pháp tu của Bồ Tát Quán Âm, gọi là Nhĩ căn viên thông, mà đức Phật đã nói ở kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm. Như sau:

Lúc bấy giờ, đức Bồ Tát Quán Thế Âm từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, bạch rằng:

– Bạch đức Thế Tôn! Con nhớ trong vô số hằng sa kiếp về trước, có đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm. Ở trước đức Phật ấy, con đã phát tâm bồ đề. Ngài dạy con do từ văn, tư, tu mà nhập tam-ma-địa. Ban đầu, con ở trong tánh nghe mà được vào dòng, mất tướng sở-văn. Chỗ vào đã vắng lặng, hai tướng động và tĩnh rõ ràng không sinh. Cứ như thế mà tăng tiến dần, cả năng-văn và sở-văn đều mất hết. Ngay chỗ này con vẫn không dừng lại, mà tiến lên thêm nữa, đến chỗ năng-giác và sở-giác cũng đều không. Rồi cả hai ý niệm “năng- giác - sở-giác” và “năng-giác, sở-giác đều không” đều bị dứt trừ trọn vẹn; năng-không và sở-không hoàn toàn tiêu mất. Sinh diệt đã tiêu vong thì cảnh giới tịch diệt hiện rõ trước mắt. Bỗng nhiên con vượt khỏi cả thế và xuất thế gian, mười phương sáng rỡ. Con được hai điều thù thắng: Một là, trên hợp với bản giác diệu tâm của chư Phật mười phương, cùng với chư Phật đồng một từ lực; hai là, dưới hợp với tất cả chúng sinh trong sáu nẻo mười phương, cùng với chúng sinh đồng một bi ngưỡng.

Bạch đức Thế Tôn! Do con cúng dường đức Quán Thế Âm Như Lai, được Ngài trao truyền cho pháp tu “văn-huân văn-tu như-huyễn”; con tu pháp ấy mà chứng Kim-cang tam-muội, cùng với chư Phật đồng một sức từ, khiến cho thân con thành tựu được 32 thân ứng hóa vào khắp các quốc độ.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu các vị Bồ-tát vào tam-ma-địa, tiến tu pháp vô lậu, thắng giải viên mãn, thì con hiện ra thân Phật, vì quí vị ấy mà nói pháp, khiến được giải thoát.

Nếu các hàng Hữu-học thích ở một mình nơi tịch tĩnh, cầu trí tuệ nhiệm mầu, khi trí tuệ thắng diệu sắp phát hiện viên mãn, con liền ở trước quí vị ấy, hiện thân Độc-giác, vì họ mà nói pháp, khiến được giải thoát.

Nếu các hàng Hữu-học đoạn dứt mười hai nhân duyên, hiển lộ lí tánh vô sinh, khi trí tuệ thắng diệu sắp phát hiện viên mãn, con liền ở trước quí vị ấy, hiện thân Duyên-giác, vì họ mà nói pháp, khiến được giải thoát.

Nếu các hàng Hữu-học thể hội được pháp Tứ Đế không, bước lên địa vị Tu-đạo, chứng nhập từng phần trạch diệt vô vi, khi thắng tánh sắp hiển hiện viên mãn, con liền ở trước quí vị ấy, hiện thân Thanh-văn, vì họ mà nói pháp, khiến được giải thoát.

Nếu có các chúng sinh muốn tâm được tỏ ngộ, không bị vướng vào dục trần, muốn thân thanh tịnh, con liền ở trước họ, hiện thân Phạm Vương mà vì họ nói pháp, khiến được giải thoát.

Nếu có các chúng sinh muốn làm thiên chủ để thống lãnh thiên chúng, con liền ở trước họ, hiện thân Đế Thích mà vì họ nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có các chúng sinh muốn thân được tự tại, du hành khắp mười phương, con liền ở trước họ, hiện thân trời Tự Tại mà vì họ nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có các chúng sinh muốn thân được tự tại, có thể bay đi trên hư không, con liền ở trước họ, hiện thân trời Đại Tự Tại mà vì họ nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có các chúng sinh muốn thống lãnh quỉ thần, cứu hộ các cõi nước, con liền ở trước họ, hiện thân thiên đại tướng quân mà vì họ nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có các chúng sinh muốn thống lãnh thế giới, bảo hộ chúng sinh, con liền ở trước họ, hiện thân trời Tứ-vương mà vì họ nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có các chúng sinh muốn sinh nơi thiên cung, sai khiến quỉ thần, con liền ở trước họ, hiện thân thái tử của bốn vị Thiên vương mà vì họ nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có các chúng sinh muốn làm vua cõi người, con liền ở trước họ, hiện thân vua mà vì họ nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có các chúng sinh muốn làm chủ gia tộc danh tiếng, được thế gian kính nể, con liền ở trước họ, hiện thân trưởng giả mà vì họ nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có các chúng sinh muốn đàm luận về danh ngôn kim cổ để giữ mình trong nếp sống trong sạch, con liền ở trước họ, hiện thân cư sĩ mà vì họ nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có các chúng sinh muốn trị lí quốc gia, xét đoán phân minh các việc tỉnh, quận, con liền ở trước họ, hiện thân tể quan mà vì họ nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có các chúng sinh thích dùng bói toán bùa chú để giữ thân tâm an ổn, con liền ở trước họ, hiện thân bà la môn(181) mà vì họ nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có kẻ thiện nam muốn tu học Phật pháp, bỏ tục xuất gia, hành trì giới luật, con liền ở trước người ấy, hiện thân tì kheo để nói pháp, khiến người ấy được thành tựu như ý.

Nếu có người tín nữ muốn tu học Phật pháp, bỏ tục xuất gia, hành trì giới luật, con liền ở trước người ấy, hiện thân tì kheo ni để nói pháp, khiến người ấy được thành tựu như ý.

Nếu có kẻ thiện nam muốn giữ gìn năm giới, con liền ở trước người ấy, hiện thân cận sự nam để nói pháp, khiến người ấy được thành tựu như ý.

Nếu có người tín nữ muốn giữ gìn năm giới, con liền ở trước người ấy, hiện thân cận sự nữ để nói pháp, khiến người ấy được thành tựu như ý.

Nếu có người đàn bà quyết chí lập thân nội chính để tu thân, cảm hóa gia đình và yên trị quốc gia, con liền ở trước người ấy, hiện thân hoàng hậu, phu nhân, hoặc mệnh phụ, đại cô để nói pháp, khiến người ấy được thành tựu như ý.

Nếu có người con trai không muốn nhiễm dục trần(184), con liền ở trước người ấy, hiện thân đồng nam để nói pháp, khiến người ấy được thành tựu như ý.

Nếu có người con gái muốn giữ thân trinh thục, sống đời xử nữ, không muốn lập gia đình, con liền ở trước người ấy, hiện thân đồng nữ để nói pháp, khiến người ấy được thành tựu như ý.

Nếu có thiên chúng nào muốn ra khỏi loài trời, con liền hiện thân trời mà vì nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có loài rồng muốn thoát khỏi loài mình, con liền hiện thân rồng mà vì nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có quỉ dược xoa muốn thoát khỏi loài mình, con liền ở trước họ, hiện thân dược xoa mà vì nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có thần càn thát bà muốn thoát khỏi loài mình, con liền ở trước họ, hiện thân càn thát bà mà vì nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có thần a tu la muốn thoát khỏi loài mình, con liền ở trước họ, hiện thân a tu la mà vì nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có thần khẩn na la muốn thoát khỏi loài mình, con liền ở trước họ, hiện thân khẩn na la mà vì nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có loài ma hô la già muốn thoát khỏi loài mình, con liền ở trước họ, hiện thân ma hô la già mà vì nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có các chúng sinh muốn sinh làm người và tu trì để đời đời được thân người, con liền hiện thân người mà vì họ nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Nếu có loài phi nhân, hoặc có hình sắc, hoặc không có hình sắc, hoặc có tư tưởng, hoặc không có tư tưởng, muốn thoát khỏi loài mình, con liền ở trước họ, hiện thân họ mà vì nói pháp, khiến được thành tựu như ý.

Đó là 32 ứng thân nhiệm mầu không nhiễm trước, hiện vào các cõi nước mười phương. Những thân đó đều do diệu lực vô tác của văn-huân văn-tu tam-muội mà thành tựu một cách tự tại.

QA2.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần Thông Nhà Phật. Bài 31 .- 14 thứ công đức vô úy của Đức Bồ Tát Quan Âm:

Bạch đức Thế Tôn! Con lại do diệu lực vô tác của văn huân văn tu kim cang tam muội ấy, mà cùng với tất cả chúng sinh trong sáu đường khắp mười phương ba đời, đồng một lòng bi ngưỡng, khiến cho tất cả chúng sinh, ở nơi thân tâm con, được mười bốn thứ công đức vô úy:

Một là, do con không quán âm thanh đối tượng, mà quán cái tâm năng quán của mình, khiến cho chúng sinh khổ não khắp mười phương, quán âm thanh như vậy thì được giải thoát.

Hai là, con xoay tri kiến trở lại soi chiếu nội tâm, khiến cho chúng sinh dù vào đống lửa lớn, cũng không bị lửa đốt cháy.

Ba là, con quán cái nghe xoay vào nội tâm, khiến cho chúng sinh dù bị nước lớn cuốn trôi, cũng không bị nước nhận chìm.

Bốn là, con đoạn diệt hết vọng tưởng, không còn tâm sát hại, khiến cho chúng sinh dù phải vào trong các nước quỉ, cũng không bị chúng quỉ làm hại.

Năm là, con huân tập cái nghe mà thành tựu tánh nghe chân thật; cả sáu căn đều tiêu huyễn vọng mà trở về chân tánh, đồng như cái tiếng, cái nghe; khiến cho chúng sinh lúc sắp phải bị hại, dao gãy từng khúc, binh khí chạm thân dường như chém nước, như gió thổi ánh sáng, tánh không giao động.

Sáu là, con huân tập tánh nghe tinh thuần, sáng khắp pháp giới, thì những gì đen tối không thể tồn tại, khiến cho chúng sinh, dù các loài ác quỉ như dược xoa, la sát, cưu bàn trà, tì xá già, phú đơn na, vân vân..., nếu có đứng gần cũng không thể nhìn thấy.

Bảy là, hai tánh động, tĩnh của âm thanh đều tiêu diệt hoàn toàn, con quán chiếu tánh năng văn xoay ngược vào trong, xa lìa hết các trần cảnh hư vọng, khiến cho chúng sinh, tất cả những thứ gông cùm xiềng xích đều không dính đến thân thể.

Tám là, con dứt tuyệt âm thanh, tròn vẹn tánh nghe, từ lực phát sinh cùng khắp, khiến cho chúng sinh, dù đi qua con đường nguy hiểm, cũng không bị giặc cướp làm hại.

Chín là, con huân tu tánh nghe thanh tịnh, xa lìa các trần tướng, sắc dục không thể quyến rũ, khiến cho các chúng sinh đa dâm rời xa tham dục.

Mười là, con lưu lại thuần một thật tướng của âm thanh, không còn mảy may đối tượng thanh trần, căn cảnh viên dung, không có năng sở đối đãi, khiến cho các chúng sinh nhiều nóng giận dứt bỏ sân hận.

Mười một là, con tiêu trừ vọng trần đối tượng, xoay cái nghe về tự tánh sáng suốt, từ ngoài pháp giới đến trong thân tâm trong sáng như ngọc lưu li, rỗng suốt không có gì chướng ngại, khiến cho tất cả chúng sinh ngu ngốc đần độn vĩnh viễn xa lìa si mê tăm tối.

Mười hai là, tiêu trừ hết huyễn hình tứ đại, con xoay tánh nghe trở về nơi tịch diệt bất động, hòa nhập vào thế gian mà không hủy hoại thế gian; cúng dường chư Phật nhiều như vi trần trong khắp mười phương, mỗi mỗi đức Phật con đều ở bên cạnh làm pháp vương tử, khiến cho tất cả những kẻ không có con trong khắp pháp giới, muốn cầu có con trai thì sinh được con trai phúc đức trí tuệ.

Mười ba là, sáu căn con viên thông, chiếu sáng không hai, bao trùm mười phương pháp giới, thành chiếc kính lớn tròn đầy, thành không như lai tạng, vâng lãnh các pháp môn bí mật của chư Phật nhiều như vi trần trong khắp mười phương, lãnh nhận không thiếu sót; khiến cho những kẻ không có con trong thế gian, muốn cầu có con gái, thì sinh được con gái xinh đẹp, đoan chính, phúc đức, dịu hiền, mọi người yêu kính.

Mười bốn là, trong ba ngàn đại thiên thế giới này có trăm ức mặt trời mặt trăng, các vị pháp vương tử hiện trú ở thế gian nhiều đến 62 lần số cát sông Hằng, đều tu Phật pháp, làm mô phạm, giáo hóa và tùy thuận chúng sinh, trí tuệ và phương tiện mỗi ngài mỗi khác. Vậy mà, do con đã được nhĩ căn viên thông, phát ra diệu tánh của nhĩ căn, sau đó thì thân tâm trở nên vi diệu, bao trùm cùng khắp pháp giới, cho nên có thể khiến cho người chấp trì danh hiệu của con, so với người chấp trì danh hiệu của 62 lần số cát sông Hằng các vị pháp vương tử nói trên, phước đức của hai người này ngang bằng nhau, không có gì sai khác. Bạch đức Thế Tôn! Sở dĩ một danh hiệu của con cùng với rất nhiều danh hiệu kia không khác, là do con đã tu tập và chứng được tánh viên thông chân thật.

Đó gọi là mười bốn sức vô úy thí, đem phúc lành đến khắp chúng sinh.

Bạch đức Thế Tôn! Con lại do chứng được đạo viên thông vô thượng đó, cho nên cũng có được bốn diệu đức vô tác không thể nghĩ bàn:

Một là, do ban đầu con đạt được tánh nghe chí diệu, thoát khỏi năng văn sở văn, chỉ còn cái tâm tinh thuần; bấy giờ thì các sự thấy, nghe, hay, biết của sáu căn không còn cách biệt, mà thành một tánh biết viên dung thanh tịnh. Cho nên con có thể hiện ra rất nhiều hình dạng mầu nhiệm, có thể nói ra vô biên thần chú bí mật: hoặc con hiện ra một đầu, ba đầu, năm đầu, hay bảy đầu, chín đầu, mười một đầu, cho đến một trăm lẻ tám đầu, một ngàn đầu, một vạn đầu, hay tám vạn bốn ngàn đầu kim cang bất hoại; hoặc hiện ra hai tay, bốn tay, sáu tay, tám tay, mười tay, mười hai tay, hay mười bốn, mười sáu, mười tám, hai mươi, hăm bốn, cho đến một trăm lẻ tám tay, một ngàn tay, một vạn tay, hay tám vạn bốn ngàn tay bắt ấn; hoặc hiện ra hai mắt, ba mắt, bốn mắt, chín mắt, cho đến một trăm lẻ tám mắt, một ngàn mắt, một vạn mắt, hay tám vạn bốn ngàn mắt thanh tịnh; hoặc hiện tướng từ bi, hoặc hiện tướng uy dũng, hoặc hiện tướng định tĩnh, hoặc hiện tướng trí tuệ, nhằm cứu độ chúng sinh được đại tự tại.

Hai là, do cái nghe, cái nghĩ của con đã thoát ra khỏi sáu trần, như âm thanh đi qua bức tường mà không bị ngăn ngại, cho nên diệu dụng của con có thể hiện ra nhiều hình tướng, tụng nhiều thần chú. Hình tướng ấy, thần chú ấy đều có thể đem sức vô úy bố thí cho chúng sinh. Vì vậy, các cõi nước nhiều như vi trần trong khắp mười phương đều gọi con là người “bố thí vô úy”.

Ba là, do con tu tập tánh viên thông mầu nhiệm vốn có mà được nhĩ căn thanh tịnh, nên đi du hóa đến thế giới nào cũng khiến cho chúng sinh xả bỏ tất cả những trân châu bảo vật của tự thân để cầu được con thương xót.

Bốn là, con có được tâm Phật, chứng đến chỗ rốt ráo, cho nên có thể đem các thứ trân bảo cúng dường chư Phật mười phương. Mặt khác, chúng sinh trong sáu đường khắp cùng pháp giới, ai cầu vợ được vợ, cầu con được con, cầu tam muội được tam muội, cầu sống lâu được sống lâu, cho đến cầu đại niết bàn cũng được đại niết bàn.

Nay đức Thế Tôn hỏi về nhân duyên và phương tiện chứng ngộ viên thông, con do từ cánh cửa nhĩ căn, quán chiếu tánh nghe và âm thanh đến chỗ tột cùng viên mãn mà chứng được tam-muội, tùy duyên ứng hóa, tâm được tự tại. Con đã do nơi nhĩ căn mà nhập vào dòng niết bàn, được tam-ma-địa, thành tựu đạo quả bồ đề; cho nên đối với con, nhĩ căn là phương tiện ưu việt nhất.

Thần Thông, Huyền Thuật....Viên Thông. Quan-t11

VQ cũng xưng tán Nhĩ Căn Viên Thông là ưu việt nhất, và xin đúc kết pháp tu NHĨ CĂN VIÊN THÔNG , qua bài kệ:

Screenshot (30).png
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Thần thông- Huyền Thuật- Viên Thông. Bài 32.- Phụ lục. Danh hiệu Quán Tự Tại.

Bồ-tát Quán Thế Âm vốn có tên tiếng Phạn là Avalokiteśvara. Đó là một vị Bồ-tát mà tại các nước Á châu ai cũng biết, vì Ngài có bổn nguyện từ bi cứu độ chúng sanh vô cùng rộng lớn. Trong tiếng Hán, Ngài còn được gọi với các tên như: Quán Tự Tại, Quán Thế Tự Tại, Quán Thế Âm Tự Tại, Quán Thế Tự, Khuy Âm, Hiện Âm Thanh, Quán Âm… Ngoài ra, còn gọi là Cứu Thế Bồ-tát, Cứu Thế Tịnh Thánh (Duh!-kharaksaka), hoặc Thí Vô Úy Giả (Abhayamdada), hoặc Thí Vô Úy Giả Liên Hoa Thủ (Padmapāni), Phổ Môn (Saman-tamukha), Đại Bi Thánh Giả (Mahākārunikamuni).

Trong cuốn Bát-nhã tâm kinh khu tán, quyển thượng, ngài Khuy Cơ giải thích: Quán có nghĩa là chiếu, tức là trí tuệ thấy suốt lẽ có không; tự tại có nghĩa là tự do, tức là chỉ cho cái quả giải thoát đã đạt được. Xưa hành Lục độ, nay được quả viên mãn, mà sự viên mãn đó là nhờ vào trí tuệ quán chiếu, thành tựu được mười thứ tự tại.

Mười tự tại đó là:

1. Thọ tự tại: Có thể kéo dài tuổi thọ tùy ý.

2. Tâm tự tại: Không nhiễm sanh tử.

3. Tài tự tại: Tài của dư dật, muốn là liền được, điều này do tu hạnh bố thí mà được.

4. Nghiệp tự tại: Chỉ làm việc thiện và khuyến khích người khác cùng làm.

5. Sanh tự tại: Tùy theo chỗ mong muốn mà thọ sanh, điều này do giữ giới mà được.

6. Giải thoát tự tại: Có thể tùy ý muốn mà biến hóa, do nhẫn mà được.

7. Nguyện tự tại: Muốn gì được nấy, do tinh tiến mà được.

8. Thần lực tự tại: Thần thông tối thắng, do định mà được.

9. Trí tự tại: Biết tất cả các ngôn ngữ, lời nói.

10.Pháp tự tại: Luôn khế kinh, khế lý, khế cơ, do tuệ mà được.

Ngài Khuy Cơ còn nói thêm rằng, Quán Thế Âm là một vị Bồ-tát bổ xứ, là Đẳng giác Bồ-tát, không một nơi u tối, khổ đau nào mà ánh sáng từ bi của Ngài không soi thấu, mà nói đầy đủ là Ngài có mười thứ tự tại, cho nên gọi Ngài là Bồ-tát Quán Tự Tại.
Nguồn: Thuvienhoasen.org
Thần Thông, Huyền Thuật....Viên Thông. Qa1310



Nam Mô Nhĩ Căn Viên Thông, Tự Tại - Vô Ngại Quán Âm Như Lai.

Bài viết này kết thúc tại đây.
Viên Quang kính lạy.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên