- Tham gia
- 4/6/15
- Bài viết
- 139
- Điểm tương tác
- 34
- Điểm
- 28
Chương II các cetasika hay tâm sở
14 BẤT THIỆN TÂM SỞ
I. PÀLI VĂN.
- 4) Moho, ahirikam, anottappam, uddhaccam, lobho, ditthi, màno, doso, issà, macchariyam, kukkuccam, thìnam, middham, vicikicchà ceti cuddasime cetasikà akusalà nàma.
II. THÍCH VĂN.
- Moho: Si, Ahirikam: Vô tàm. Anottappam: Vô quý. Uddhacca: Trạo cử. Lobho: Tham. Ditthi: Tà kiến. Màno: Mạn. Doso: Sân. Issà: Tật. Macchariyam: Xan. Kukkuccam: Hồi. Thìna: Hôn trầm. Middha: Thụy miên. Vicikicchà: Nghi. Cuddasa: 14.
III. VIỆT VĂN.
- 4) Si, vô tàm, vô quý, trạo cử, tham, tà kiến, mạn, sân, tật, xan, hối, hôn trầm, thụy miên, nghi, 14 tâm sở này gọi là bất thiện tâm sở.
IV. THÍCH NGHĨA.
- 1) Moha, từ ngữ căn Muh, bị sửng sốt, bị mê mờ. Moha là một trong ba căn bản phiền não và hiện hạnh trong tất cả bất thiện tâm. Chính Moha trở ngại sự hiểu biết lý nghiệp báo và lý Tứ Ðế.
2) Ahirika: Vô tàm là không biết hổ thẹn khi làm các điều ác. Một người có lòng tàm sẽ thối lui không làm điều ác như lông con gà trống thối lui trước lửa đỏ. Một người không có Hiri có thể làm tất cả các pháp mà không do dự.
3) Anottappa: Vô quý. Na + ava + tapp: bị đau khổ, bứt rứt. Ottappa: Là sự sợ hãi làm điều ác, sợ kết quả các điều ác. Anottappa được ví như một con bướm, cánh bị cháy xém nên rất sợ lửa. Một người không có tàm quý có thể làm tất cả điều ác. Tàm và quý thường đi đôi với nhau. Tàm là sự hổ thẹn đối với lương tâm của mình, còn quý là sự sợ hãi người ngoài chê cười và kết quả của việc ác mình làm. Tàm dựa trên lòng hổ thẹn, Quý dựa trên lòng sợ hãi. Khi có lòng Tàm, người ta suy ghĩ đến danh giá địa vị đời sống của mình, của thầy giáo mình, của bạn bè mình. Khi có lòng Quý, người ta thấy sợ hãi vì tự hối, vì chỉ trích của người, vì hình phạt, vì hậu quả đến đời sau v.v... Tàm và Quý được xem là hai yếu tố căn bản cho một xã hội văn minh.
4) Uddhacca: Trạo cử từ ngữ căn U (trên) + Dhu, dao động nổi lên, được ví như trạng thái của một đống tro bị hòn đá ném phải. Chính là trạng thái dao động của tâm trí. Trạo cử thuộc về một trong ngũ cái (nìvarana) và được Sukha (lạc) thay thế trong đệ nhứt thiền. Trong một vài trường hợp đặc biệt, Uddhacca được dùng với nghĩa kiêu mạn, 4 tâm sở Si, vô tàm, vô quý và trạo cử bao giờ cũng hiện hành với 12 bất thiện tâm nên gọi là Bất thiện biến hành tâm sở.
5) Lobha (tham) từ ngữ căn Ludh nghĩa là ôm ấp, bíu lấy. Khi nào có vật gì tốt đẹp thời tham tâm khởi lên.
6) Ditthi: Tà kiến, từ ngữ căn Dis nghĩa là thấy, nhận thức. Moha (si) và Ditthi (tà kiến) khác nhau. Si che phủ đối tượng, còn Ditthi là quan điểm, ý kiến của mình, đây là sự thật, đây là thiện v.v... Ditthi tương phản với Nàna (trí). Trí thấy sự vật đúng với thể tánh của nó, còn Ditthi thời bác bỏ thể tánh và có những ý kiến sai lạc, lầm lẫn.
7) Màna (mạn) từ ngữ căn man nghĩa là suy nghĩ, kiêu ngạo, tự đắc tự tại.
8) Dosa (sân) từ ngữ căn dus nghĩa là phật ý, không bằng lòng.
9) Issà: (Tật) từ ngữ căn i + su, nghĩa là ganh ghét. Thấy người khác giàu sang và thành công sanh lòng đố kỵ.
10) Macchariyam nghĩa là xen lẫn, dầu kín sự giàu sang của mình.
11) Kukkucca: Hối tiếc kukatassa bhàvo, trạng thái khi đã làm một sự gì sai lầm. Hối quá việc ác đã làm và tiếc nuối việc thiện không làm.
12) Thìna: Hôn trầm, từ ngữ căn the nghĩa là co lại, rút lại, trạng thái của tâm co rút lại như lông con gà trước ngọn lửa.
13) Middha từ ngữ căn Middha nghĩa là không hoạt động, không có khả năng. Middha là trạng thái muội lược hèn yếu của các tâm sở. Thìna và Middha thường đi đôi với nhau và là một trong ngũ cái và được tâm sở Vitakka (tầm) trừ diệt. Thìna được xem là sự đau yếu của tâm thức (citta) và Middha được xem là sự đau yếu của thân thế (Kàya-gelannà), nhưng chữ Kàya đây không có nghĩa là thân thể mà là sự tổng hợp của các tâm sở (Vedanà, sannà và sankhàrà: Thọ, tưởng và Hành).
14) Vicikicchà. Vici nghĩa là tìm hiểu. Kicchati là chán nản, mệt mỏi, chán nản vì tìm hiểu không có kết quả. Lại có nghĩa Vi là không có, Cikicchà: thuốc đối trị, thiếu thuốc đối trị của hiểu biết.
14 BẤT THIỆN TÂM SỞ
I. PÀLI VĂN.
- 4) Moho, ahirikam, anottappam, uddhaccam, lobho, ditthi, màno, doso, issà, macchariyam, kukkuccam, thìnam, middham, vicikicchà ceti cuddasime cetasikà akusalà nàma.
II. THÍCH VĂN.
- Moho: Si, Ahirikam: Vô tàm. Anottappam: Vô quý. Uddhacca: Trạo cử. Lobho: Tham. Ditthi: Tà kiến. Màno: Mạn. Doso: Sân. Issà: Tật. Macchariyam: Xan. Kukkuccam: Hồi. Thìna: Hôn trầm. Middha: Thụy miên. Vicikicchà: Nghi. Cuddasa: 14.
III. VIỆT VĂN.
- 4) Si, vô tàm, vô quý, trạo cử, tham, tà kiến, mạn, sân, tật, xan, hối, hôn trầm, thụy miên, nghi, 14 tâm sở này gọi là bất thiện tâm sở.
IV. THÍCH NGHĨA.
- 1) Moha, từ ngữ căn Muh, bị sửng sốt, bị mê mờ. Moha là một trong ba căn bản phiền não và hiện hạnh trong tất cả bất thiện tâm. Chính Moha trở ngại sự hiểu biết lý nghiệp báo và lý Tứ Ðế.
2) Ahirika: Vô tàm là không biết hổ thẹn khi làm các điều ác. Một người có lòng tàm sẽ thối lui không làm điều ác như lông con gà trống thối lui trước lửa đỏ. Một người không có Hiri có thể làm tất cả các pháp mà không do dự.
3) Anottappa: Vô quý. Na + ava + tapp: bị đau khổ, bứt rứt. Ottappa: Là sự sợ hãi làm điều ác, sợ kết quả các điều ác. Anottappa được ví như một con bướm, cánh bị cháy xém nên rất sợ lửa. Một người không có tàm quý có thể làm tất cả điều ác. Tàm và quý thường đi đôi với nhau. Tàm là sự hổ thẹn đối với lương tâm của mình, còn quý là sự sợ hãi người ngoài chê cười và kết quả của việc ác mình làm. Tàm dựa trên lòng hổ thẹn, Quý dựa trên lòng sợ hãi. Khi có lòng Tàm, người ta suy ghĩ đến danh giá địa vị đời sống của mình, của thầy giáo mình, của bạn bè mình. Khi có lòng Quý, người ta thấy sợ hãi vì tự hối, vì chỉ trích của người, vì hình phạt, vì hậu quả đến đời sau v.v... Tàm và Quý được xem là hai yếu tố căn bản cho một xã hội văn minh.
4) Uddhacca: Trạo cử từ ngữ căn U (trên) + Dhu, dao động nổi lên, được ví như trạng thái của một đống tro bị hòn đá ném phải. Chính là trạng thái dao động của tâm trí. Trạo cử thuộc về một trong ngũ cái (nìvarana) và được Sukha (lạc) thay thế trong đệ nhứt thiền. Trong một vài trường hợp đặc biệt, Uddhacca được dùng với nghĩa kiêu mạn, 4 tâm sở Si, vô tàm, vô quý và trạo cử bao giờ cũng hiện hành với 12 bất thiện tâm nên gọi là Bất thiện biến hành tâm sở.
5) Lobha (tham) từ ngữ căn Ludh nghĩa là ôm ấp, bíu lấy. Khi nào có vật gì tốt đẹp thời tham tâm khởi lên.
6) Ditthi: Tà kiến, từ ngữ căn Dis nghĩa là thấy, nhận thức. Moha (si) và Ditthi (tà kiến) khác nhau. Si che phủ đối tượng, còn Ditthi là quan điểm, ý kiến của mình, đây là sự thật, đây là thiện v.v... Ditthi tương phản với Nàna (trí). Trí thấy sự vật đúng với thể tánh của nó, còn Ditthi thời bác bỏ thể tánh và có những ý kiến sai lạc, lầm lẫn.
7) Màna (mạn) từ ngữ căn man nghĩa là suy nghĩ, kiêu ngạo, tự đắc tự tại.
8) Dosa (sân) từ ngữ căn dus nghĩa là phật ý, không bằng lòng.
9) Issà: (Tật) từ ngữ căn i + su, nghĩa là ganh ghét. Thấy người khác giàu sang và thành công sanh lòng đố kỵ.
10) Macchariyam nghĩa là xen lẫn, dầu kín sự giàu sang của mình.
11) Kukkucca: Hối tiếc kukatassa bhàvo, trạng thái khi đã làm một sự gì sai lầm. Hối quá việc ác đã làm và tiếc nuối việc thiện không làm.
12) Thìna: Hôn trầm, từ ngữ căn the nghĩa là co lại, rút lại, trạng thái của tâm co rút lại như lông con gà trước ngọn lửa.
13) Middha từ ngữ căn Middha nghĩa là không hoạt động, không có khả năng. Middha là trạng thái muội lược hèn yếu của các tâm sở. Thìna và Middha thường đi đôi với nhau và là một trong ngũ cái và được tâm sở Vitakka (tầm) trừ diệt. Thìna được xem là sự đau yếu của tâm thức (citta) và Middha được xem là sự đau yếu của thân thế (Kàya-gelannà), nhưng chữ Kàya đây không có nghĩa là thân thể mà là sự tổng hợp của các tâm sở (Vedanà, sannà và sankhàrà: Thọ, tưởng và Hành).
14) Vicikicchà. Vici nghĩa là tìm hiểu. Kicchati là chán nản, mệt mỏi, chán nản vì tìm hiểu không có kết quả. Lại có nghĩa Vi là không có, Cikicchà: thuốc đối trị, thiếu thuốc đối trị của hiểu biết.